Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


1.700 học sinh đội nắng làm bài thi giữa sân trường | Giáo dục

Posted: 13 Apr 2015 06:17 AM PDT

Hàng ngàn học sinh của một trường trung học ở Trung Quốc đã lần đầu tiên tham gia kỳ thi ngoài trời gây tranh cãi được tổ chức ngày 11-4 vừa qua.

Tờ South China Morning Post ngày 13-4 cho biết có hơn 1.700 học sinh ở Trường Trung học Nghi Xuyên ở quận Nghi Xuyên, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc tham dự kỳ thi thử nghiệm trên sân trường.

Huashang News dẫn lời đại diện trong ban giám hiệu: "Ý tưởng này bắt nguồn từ hội đồng học sinh. Chúng tôi nghĩ rằng đây không phải ý tưởng tồi và đã được chấp thuận của ban giám hiệu sau khi xem xét thời tiết và các yếu tố khác".

Trước giờ thi diễn ra, một đội ngũ học sinh đã làm công việc sắp xếp bàn ghế sao cho tất cả các sĩ tử đều có đủ ánh sáng để làm bài.

Một học sinh cho biết em cảm thấy thú vị khi tham gia làm bài thi trong một không khí trong lành, mới mẻ. Tuy nhiên, một học sinh khác cho rằng việc làm bài ngoài trời khiến em không thể tập trung.

Sự đổi mới trong khâu tổ chức thi cử này được cư dân mạng Trung Quốc quan tâm. Có nhiều người gọi đây là nỗ lực của ban giám hiệu nhằm nâng cao chất lượng thi cử, giúp hạn chế tiêu cực khi làm bài thi nhưng có người cho rằng đây chỉ là hành động nhất thời, giúp nhà trường thu hút sự chú ý của dư luận.

Năm 2014, một trường trung học ở Trung Quốc cũng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng sau khi tổ chức kỳ thi… trong rừng.

Lo lắng học sinh không thể làm bài cuối kỳ tốt với thời tiết oi bức, những giáo viên tại Trường Trung học Chengfeng, TP Cẩm Châu, tỉnh Hồ Bắc đã chuyển hết bàn ghế học sinh ra rừng để các em làm bài kiểm tra.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học lớp 5 không biết đọc, nghỉ triền miên vẫn có… giấy khen | Giáo dục

Posted: 13 Apr 2015 05:59 AM PDT

Tại trường Tiểu học A Túc (Quảng Trị), hai học sinh lớp 5 và một học sinh lớp 4 không đọc được, chỉ viết được một vài chữ đơn giản. Cá biệt có học sinh thường xuyên không đến trường nhưng cuối năm vẫn được nhà trường tặng giấy khen đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.


Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đoàn công tác cùng với đại diện Sở Giáo dục Quảng Trị, Phòng Giáo dục huyện Hướng Hóa để xác minh tình trạng một số học sinh đang học tại trường Tiểu học A Túc, trường Tiểu học & Trung học cơ sở A Dơi, huyện Hướng Hóa không biết đọc, biết viết.


Qua làm việc trực tiếp với Ban giám hiệu, giáo viên, cha mẹ học sinh và kiểm tra thực tế, Bộ Giáo dục xác nhận tình trạng một số học sinh không biết đọc, biết viết là có thật. Cụ thể, tại trường Tiểu học A Túc, ba học sinh Hồ Văn Thế, Hồ Văn Quyền (lớp 5) và Hồ Văn Thùy (lớp 4) không đọc được, chỉ viết được một vài chữ đơn giản.


Tuy nhiên, phòng khám khu vực vùng Lìa và Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa có giấy chứng nhận đây là ba học sinh khuyết tật; các em được học hòa nhập. Trong đó, em Hồ Văn Thùy và Hồ Văn Thế có vấn đề về thần kinh, ảnh hưởng đến học tập và em Hồ Văn Quyền bị điếc bẩm sinh, khó khăn về nói, thần kinh chậm phát triển, xếp sức khỏe loại 5.


Học sinh Hồ Xuân Luật năm học 2013-2014 thực tế không bỏ học, nhưng thường xuyên không đến trường. Tuy nhiên cuối năm học em Luật vẫn được nhà trường tặng giấy khen đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.


Tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở A Dơi, ba học sinh Hồ Văn Thăng, Hồ Văn Nhơ và Hồ Văn Hơn (lớp 7) khả năng đọc, viết, tính toán rất hạn chế, chỉ làm được những bài toán cộng, trừ đơn giản; chưa đảm bảo được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của học sinh ở trình độ lớp 7.


Theo Bộ Giáo dục, để xảy ra tình trạng trên, trách nhiệm trước hết thuộc về các giáo viên dạy và đánh giá học sinh qua từng năm học. Họ đã thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện đúng các quy chế chuyên môn, không báo cáo thật chất lượng giáo dục và trình độ của học sinh với Ban giám hiệu nhà trường, không có giải pháp khắc phục tình trạng yếu kém của học sinh.


Mặt khác, Sở và Phòng Giáo dục cũng như Ban giám hiệu các trường đã buông lỏng quản lý, thiếu sâu sát thực tế, không thực hiện đầy đủ quy định về quản lý chất lượng giáo dục. Cụ thể, trường Tiểu học A Túc không có hồ sơ giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật, không có giải pháp riêng phù hợp với đặc điểm sức khoẻ và khả năng nhận thức của các em, cũng không có biện pháp phối hợp với gia đình để theo dõi, giúp đỡ các em này.


Cả hai nhà trường đều không thực hiện việc nghiệm thu bàn giao chất lượng học sinh từ giáo viên dạy năm học trước (lớp dưới) cho giáo viên dạy năm học sau (lớp trên), từ tiểu học lên trung học cơ sở. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hướng Hóa, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng trị cũng không chỉ đạo nghiêm túc việc này.


Bộ Giáo dục kết luận, công tác thanh, kiểm tra hàng năm của các cấp quản lý giáo dục địa phương không phát hiện được hoặc đã bỏ qua những thiếu sót của giáo viên và nhà trường trong nhiệm vụ dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh.


Để khắc phục và không tái diễn tình trạng trên, Bộ Giáo dục yêu cầu Sở Giáo dục tỉnh Quảng Trị chỉ đạo trường Tiểu học A Túc, Trường Tiểu học & Trung học cơ sở A Dơi khắc phục ngay tình trạng học sinh "ngồi nhầm lớp". Hiệu trưởng hai trường cần nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân liên quan, chấn chỉnh công tác quản lý và xây dựng kế hoạch cụ thể để giúp đỡ những học sinh đang "ngồi nhầm lớp".


Các trường cần bố trí giáo viên có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm tham gia phụ đạo, kèm cặp từng học sinh, bù đắp kiến thức thiếu hụt, giúp các em sớm đáp ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng; cuối năm học tổ chức bàn giao chất lượng giáo dục theo đúng quy định.


Bộ yêu cầu phòng Giáo dục huyện Hướng Hóa kiểm tra, đôn đốc và hỗ trợ các nhà trường trong việc tổ chức phụ đạo, kèm cặp, giúp đỡ những học sinh đang "ngồi nhầm lớp", định kỳ báo cáo cụ thể bằng văn bản về chất lượng giáo dục của các học sinh trên với Sở, chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, đánh giá học sinh trong năm học, cuối học kỳ, cuối năm học.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học lớp 5 không biết đọc, nghỉ triền miên vẫn có… giấy khen | Giáo dục

Posted: 13 Apr 2015 05:44 AM PDT

Tại trường Tiểu học A Túc (Quảng Trị), hai học sinh lớp 5 và một học sinh lớp 4 không đọc được, chỉ viết được một vài chữ đơn giản. Cá biệt có học sinh thường xuyên không đến trường nhưng cuối năm vẫn được nhà trường tặng giấy khen đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.


Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đoàn công tác cùng với đại diện Sở Giáo dục Quảng Trị, Phòng Giáo dục huyện Hướng Hóa để xác minh tình trạng một số học sinh đang học tại trường Tiểu học A Túc, trường Tiểu học & Trung học cơ sở A Dơi, huyện Hướng Hóa không biết đọc, biết viết.


Qua làm việc trực tiếp với Ban giám hiệu, giáo viên, cha mẹ học sinh và kiểm tra thực tế, Bộ Giáo dục xác nhận tình trạng một số học sinh không biết đọc, biết viết là có thật. Cụ thể, tại trường Tiểu học A Túc, ba học sinh Hồ Văn Thế, Hồ Văn Quyền (lớp 5) và Hồ Văn Thùy (lớp 4) không đọc được, chỉ viết được một vài chữ đơn giản.


Tuy nhiên, phòng khám khu vực vùng Lìa và Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa có giấy chứng nhận đây là ba học sinh khuyết tật; các em được học hòa nhập. Trong đó, em Hồ Văn Thùy và Hồ Văn Thế có vấn đề về thần kinh, ảnh hưởng đến học tập và em Hồ Văn Quyền bị điếc bẩm sinh, khó khăn về nói, thần kinh chậm phát triển, xếp sức khỏe loại 5.


Học sinh Hồ Xuân Luật năm học 2013-2014 thực tế không bỏ học, nhưng thường xuyên không đến trường. Tuy nhiên cuối năm học em Luật vẫn được nhà trường tặng giấy khen đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.


Tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở A Dơi, ba học sinh Hồ Văn Thăng, Hồ Văn Nhơ và Hồ Văn Hơn (lớp 7) khả năng đọc, viết, tính toán rất hạn chế, chỉ làm được những bài toán cộng, trừ đơn giản; chưa đảm bảo được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của học sinh ở trình độ lớp 7.


Theo Bộ Giáo dục, để xảy ra tình trạng trên, trách nhiệm trước hết thuộc về các giáo viên dạy và đánh giá học sinh qua từng năm học. Họ đã thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện đúng các quy chế chuyên môn, không báo cáo thật chất lượng giáo dục và trình độ của học sinh với Ban giám hiệu nhà trường, không có giải pháp khắc phục tình trạng yếu kém của học sinh.


Mặt khác, Sở và Phòng Giáo dục cũng như Ban giám hiệu các trường đã buông lỏng quản lý, thiếu sâu sát thực tế, không thực hiện đầy đủ quy định về quản lý chất lượng giáo dục. Cụ thể, trường Tiểu học A Túc không có hồ sơ giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật, không có giải pháp riêng phù hợp với đặc điểm sức khoẻ và khả năng nhận thức của các em, cũng không có biện pháp phối hợp với gia đình để theo dõi, giúp đỡ các em này.


Cả hai nhà trường đều không thực hiện việc nghiệm thu bàn giao chất lượng học sinh từ giáo viên dạy năm học trước (lớp dưới) cho giáo viên dạy năm học sau (lớp trên), từ tiểu học lên trung học cơ sở. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hướng Hóa, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng trị cũng không chỉ đạo nghiêm túc việc này.


Bộ Giáo dục kết luận, công tác thanh, kiểm tra hàng năm của các cấp quản lý giáo dục địa phương không phát hiện được hoặc đã bỏ qua những thiếu sót của giáo viên và nhà trường trong nhiệm vụ dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh.


Để khắc phục và không tái diễn tình trạng trên, Bộ Giáo dục yêu cầu Sở Giáo dục tỉnh Quảng Trị chỉ đạo trường Tiểu học A Túc, Trường Tiểu học & Trung học cơ sở A Dơi khắc phục ngay tình trạng học sinh "ngồi nhầm lớp". Hiệu trưởng hai trường cần nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân liên quan, chấn chỉnh công tác quản lý và xây dựng kế hoạch cụ thể để giúp đỡ những học sinh đang "ngồi nhầm lớp".


Các trường cần bố trí giáo viên có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm tham gia phụ đạo, kèm cặp từng học sinh, bù đắp kiến thức thiếu hụt, giúp các em sớm đáp ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng; cuối năm học tổ chức bàn giao chất lượng giáo dục theo đúng quy định.


Bộ yêu cầu phòng Giáo dục huyện Hướng Hóa kiểm tra, đôn đốc và hỗ trợ các nhà trường trong việc tổ chức phụ đạo, kèm cặp, giúp đỡ những học sinh đang "ngồi nhầm lớp", định kỳ báo cáo cụ thể bằng văn bản về chất lượng giáo dục của các học sinh trên với Sở, chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, đánh giá học sinh trong năm học, cuối học kỳ, cuối năm học.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học sinh Vĩnh Long thi tại 2 cụm thi Cần Thơ và Trà Vinh | Giáo dục

Posted: 13 Apr 2015 05:39 AM PDT

Theo đó, cụm thi Cần Thơ do Trường ĐH Cần Thơ chủ trì gồm thí sinh các khu vực:

Thị xã Bình Minh với các trường THPT: Bình Minh, Hoàng Thái Hiếu và TTGDTX Thị xã Bình Minh.

Huyện Bình Tân với các trường THPT: Tân Quới, Tân Lược, Mỹ Thuận và TTGDTX huyện Bình Tân.

Huyện Trà Ôn với các trường THPT: Trà Ôn, Lê Thanh Mừng, Vĩnh Xuân, Hòa Bình, Hựu Thành và TTGDTX huyện Trà Ôn.

TP Vĩnh Long với các trường THPT: Lưu Văn Liệt, Nguyễn Thông, chuyên Nguyễn Bình Khiêm, Trưng Vương, Vĩnh Long, Năng khiếu TDTT và TTGDTX TP Vĩnh Long.

Cụm thi Trà Vinh do Trường ĐH Trà Vinh chủ trì gồm các trường THPT, các trung tâm GDTX của các huyện sau:

Huyện Long Hồ: Trường THPT Phạm Hùng, Phú Quới, Hòa Ninh và TTGDTX huyện Long Hồ.

Huyện Mang Thít: Trường THPT Mang Thít, Nguyễn Văn Thiệt, Mỹ Phước và TTGDTX huyện Mang Thít.

Huyện Vũng Liêm: Trường THPT: Võ Văn Kiệt, Nguyễn Hiếu Tự, Hiếu Phụng, Hiếu Nhơn và TTGDTX huyện Vũng Liêm.

Huyện Tam Bình: Trường THPT: Trần Đại Nghĩa, Tam Bình, Long Phú, Phú Thịnh, Phan Văn Hòa, PT Dân tộc nội trú và TTGDTX huyện Tam Bình.

Về nơi nộp hồ sơ, thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên tại các huyện Bình Tân, Trà Ôn, thị xã Bình Minh và thành phố Vĩnh Long sẽ dự thi tại cụm thi do Trường ĐH Cần Thơ chủ trì.

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc các huyện Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình sẽ dự thi tại cụm thi do Trường ĐH Trà Vinh chủ trì.

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại trường mình đang học. Với thí sinh tự do, chọn điểm nhận hồ sơ thuận tiện nhất để nộp hồ sơ trong số các trường THPT và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

Theo ông Lý Đại Hồng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long, Sở GD&ĐT sẽ tổ chức các điểm thi cho thí sinh chỉ dự thi để xét tốt nghiệp tại Trường THPT Nguyễn Thông, Mang Thít và Bình Minh.

"Tuy nhiên, nếu các thí sinh này có nguyện vọng, vẫn có thể đăng ký dự thi tại cụm thi do 2 trường ĐH nói trên chủ trì" – ông Lý Đại Hồng cho hay.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Nội sẽ trưng cầu ý kiến về tuyển sinh vào lớp 6 – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 13 Apr 2015 05:25 AM PDT

Sở
GD-ĐT đã có những hướng dẫn cụ thể về việc tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2015-2016
cho các trường THCS. Theo đó, việc tuyển sinh sẽ theo phương thức xét tuyển.
Tuy nhiên, chỉ còn hơn 2 tháng nữa, các trường THCS có số lượng hồ sơ đăng ký
nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh sẽ bắt đầu tuyển sinh đầu năm học nhưng đến
thời điểm này, Sở GD-ĐT Hà Nội chưa đưa ra phương án khả thi nhất đối với các
trường này.

Để
tìm hiểu hơn về cách thức tuyển sinh và những giải pháp nhằm khắc phục tình
trạng quá tải tại các trường THCS có số lượng hồ sơ đăng ký lớn, ông Phạm Văn
Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh
vấn đề này.

Hà Nội: Ngày
16/4 sẽ chốt phương án tuyển sinh vào lớp 6

Hà Nội: Ngày
16/4 sẽ chốt phương án tuyển sinh vào lớp 6

PV: Năm nay, Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa
phương, trường học tuyệt đối không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6.Trong
quá trình tìm kiếm phương án khả thi nhất cho các trường THCS có số lượng hồ sơ
đăng ký nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh, Sở GD-ĐT Hà Nội gặp phải những khó
khăn gì, thưa ông?

Ông
Phạm Văn Đại:
Tất nhiên là khi làm
một cái gì mới thì chúng ta bao giờ cũng gặp những khó khăn nhất định. Đặc biệt
là Sở GD-ĐT Hà Nội phải thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT là yêu cầu tất
cả các trường THCS tuyệt đối không được tổ chức thi tuyển đầu cấp trong điều
kiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đào tạo.

Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội

Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội

Để
tuyển được những học sinh đủ năng lực, trí tuệ có thể phát triển ở cấp học sau
nhưng không được trái với các văn bản, quy định của Bộ GD-ĐT và UBND TP Hà Nội,
Sở GD-ĐT Hà Nội phải suy nghĩ kỹ lưỡng, tìm giải pháp hiệu quả nhất chứ không
thể nóng vội.

Sở
GD-ĐT Hà Nội đang yêu cầu tất cả các trường ở Hà Nội tuyển sinh vào lớp 6 có
lượng hồ sơ đăng ký lớn so với chỉ tiêu tuyển sinh phải có phương án gửi về Sở
vào ngày 14/4. Đến ngày 16/4, Sở sẽ yêu cầu các trường THCS chốt phương án
tuyển sinh vào lớp 6 để báo cáo lên các cấp có thẩm quyền xem xét.

Để
có phương án tuyển sinh khả thi, hiệu quả, an toàn trên toàn thành phố, Sở
GD-ĐT Hà Nội sẽ mời các nhà khoa học, các nhà giáo, quản lý giáo dục đánh giá
cũng như dư luận xã hội đóng góp ý kiến.

Không
có phương án ngoại lệ

PV: Thưa ông, trong các phương án tuyển
sinh vào lớp 6 mà các trường THCS có lượng hồ sơ đăng ký nhiều so với chỉ tiêu
tuyển sinh sẽ trình lên Sở GD-ĐT tới đây, liệu Sở có đưa ra phương án "ngoại
lệ" cho những trường đặc thù hay không?

Ông
Phạm Văn Đại:
Những trường THCS có
lượng hồ sơ đăng ký nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh sẽ phải trình phương
án tuyển sinh lên Sở GD-ĐT Hà Nội và các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt
rồi mới được tiến hành thực hiện.

Mỗi
một mô hình trường có những đặc điểm khác nhau nên Sở GD-ĐT Hà Nội không đưa ra
phương án cứng nhắc bắt các trường phải thực hiện. Tuy nhiên, trong các phương
án mà các trường gửi lên, Sở sẽ chọn ra phương án tối ưu nhất cho mô hình hoạt
động của trường đó và đảm bảo được sự công bằng chung cho tất cả các trường.
Điều này có nghĩa là Sở tôn trọng các phương án đa dạng trong sự thống nhất, ổn
định chung.

Nhiều
giải pháp để giảm áp lực tuyển sinh đầu cấp

PV: Để giảm áp lực đối với những trường mà
phụ huynh cho là có chất lượng tốt muốn cho con vào học, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ
thực hiện những giải pháp hữu hiệu nào, thưa ông?

Ông
Phạm Văn Đại:
Trước khi vào mùa
tuyển sinh, Sở GD-ĐT Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện phải khảo sát, dự báo số
lượng học sinh tăng bao nhiêu trong 1 năm. Theo đó, các quận, huyện phải thống
kê số lượng học sinh có hộ khẩu và đang cư trú tại địa phương để căn cứ vào đó
xây dựng tuyến cho phù hợp. Nếu ở một phường có nhiều khu chung cư thì các
quận, huyện phải tính đến việc thay đổi lại quy mô và tuyến cho phù hợp nhằm
tránh hiện tượng quá tải khi nhiều học sinh cùng học 1 trường.

Sở
GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các quận, huyện phải giành được quyền chủ động trong
tuyển sinh đầu cấp như: kiểm soát được trường hợp sắp đến mùa tuyển sinh đầu
cấp có gia đình nhờ công an nhập hộ khẩu cho con vào ở địa chỉ mà có trường
THCS được đánh giá là chất lượng tốt.

Hiện
nay, quy mô dân số của Hà Nội tăng lên rất nhanh nên cơ sở vật chất trường học
tại địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng đó. Để đáp ứng nhu cầu học tập
của người dân, Sở GD-ĐT Hà Nội đang kiến nghị với các Bộ, ngành, cơ quan chức
năng khác quan tâm đến việc cải tạo các trường học bị xuống cấp, hoàn thiện
những trường đang xây dựng dở dang cũng như tăng cường bổ sung thêm cơ sở vật
chất.

Đối
với những trường THCS đã được trang bị cơ sở vật chất tốt nhưng không tuyển
được học sinh, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ có giải pháp luân chuyển đội ngũ cán bộ, đội
ngũ giáo viên để trường học đó trở thành trường có cơ sở vật chất tốt và giáo
viên giỏi. Có như vậy, phụ huynh sẽ đưa con học ở những trường này; đồng thời
góp phần giảm áp lực đối với những trường có số lượng đơn vượt chỉ tiêu tuyển
sinh cũng như được đánh giá là có chất lượng tốt hơn các trường khác.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Theo VOV




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Lưu ý riêng cho thí sinh Bình Định đăng ký dự thi THPT quốc gia | Giáo dục

Posted: 13 Apr 2015 05:19 AM PDT

Thí sinh tự do mua hồ sơ ĐKDT tại Sở GD&ĐT Bình Định trong ngày 10.4.Thí sinh tự do mua hồ sơ ĐKDT tại Sở GD&ĐT Bình Định trong ngày 10.4.

5 phần quan trọng

Hồ sơ ĐKDT kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 gồm có 1 túi đựng hồ sơ và 2 phiếu ĐKDT. Mặt trước túi đựng hồ sơ là phiếu khai thông tin ĐKDT của thí sinh (TS), mặt sau là những điểm cần lưu ý khi khai hồ sơ.

Phiếu ĐKDT số 1 gồm các nội dung giống như mặt trước của túi đựng hồ sơ. Phiếu ĐKDT số 2 có mặt trước cũng gồm các nội dung giống như mặt trước của túi đựng hồ sơ, còn mặt sau là hướng dẫn cách ghi phiếu ĐKDT. Như vậy, TS chỉ cần điền thật đầy đủ và chính xác thông tin vào túi đựng hồ sơ; sau đó chỉ việc chép thông tin từ túi sang 2 phiếu ĐKDT.

Túi đựng hồ sơ gồm có 5 phần: phần A, B, C, D, E. Phần A yêu cầu TS khai báo những thông tin cá nhân. Phần này cơ bản giống như hồ sơ những năm trước. Phần B đề cập đến những thông tin đăng ký dự thi. TS sẽ đánh dấu vào các ô trống để lựa chọn mục đích tham dự kỳ thi (xét tốt nghiệp THPT hay xét tuyển ĐH, CĐ hoặc cả hai), chọn cụm thi (liên tỉnh hay tỉnh), đăng ký thi những môn nào.

Phần C là những thông tin cần thiết để xét công nhận tốt nghiệp THPT. TS phải đánh dấu vào 4 môn thi để xét tốt nghiệp. Phần D là những thông tin dùng để xét chế độ ưu tiên trong tuyển sinh ĐH, CĐ. Nội dung phần này cơ bản giống như năm ngoái. Phần E là phần TS cam đoan, các đơn vị liên quan xác nhận hồ sơ cho TS và chữ ký của TS.

Khi đi nộp hồ sơ ĐKDT, ngoài túi đựng hồ sơ ĐKDT và 2 phiếu ĐKDT, TS còn phải nộp bản photo 2 mặt chứng minh nhân dân trên 1 mặt của tờ giấy A4;

3 ảnh 4×6 chụp không quá 6 tháng, phía sau mỗi ảnh ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, huyện, tỉnh, mã ĐKDT và số CMND, trong đó 2 ảnh đựng trong 1 phong bì nhỏ, 1 ảnh để riêng; 2 phong bì dán sẵn tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại cùng các giấy tờ hưởng ưu tiên, khuyến khích (nếu có).

Cán bộ thu hồ sơ sẽ giữ lại túi hồ sơ, phiếu số 1, bản photo chứng minh nhân dân và 2 ảnh, trả lại phiếu số 2 cho TS sau khi đã ký và đóng dấu xác nhận. TS giữ phiếu số 2 này để trình ra khi nhận giấy báo thi, giấy chứng nhận kết quả thi.

Những nội dung cần lưu ý

Mã của từng trường, từng trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) đã được Sở GD&ĐT quy định cụ thể. Khi làm hồ sơ, TS hỏi cán bộ, giáo viên nơi mình đang theo học để điền vào cho chính xác.

Đối với môn Ngoại ngữ, TS được quyền đăng ký thi ngoại ngữ khác với môn đang học ở trường, hoặc có quyền sử dụng chứng chỉ môn ngoại ngữ khác để xin được miễn thi. Danh sách chứng chỉ Bộ GD&ĐT cho phép TS dùng để nộp xin miễn thi đã được đăng tải trên website của Bộ (www.moet.gov.vn)

Ông Nguyễn Đình Hùng, Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT) lưu ý: "TS được miễn thi môn ngoại ngữ sẽ được nhận điểm 10 để xét tốt nghiệp THPT. Nhưng để xét tuyển vào các ngành của trường ĐH, CĐ yêu cầu có điểm môn này, TS vẫn phải đăng ký thi".

Năm nay Bộ GD&ĐT cho phép các TS chưa tốt nghiệp THPT năm ngoái, được bảo lưu những môn từ 5 điểm trở lên. Điểm bảo lưu chỉ dành để xét tốt nghiệp THPT; còn muốn xét tuyển vào ĐH, CĐ, TS phải đăng ký thi đầy đủ các môn trong tổ hợp môn mà trường ĐH, CĐ đó quy định. Thí sinh vẫn có thể vừa đăng ký bảo lưu các môn để xét tốt nghiệp, vừa đăng ký môn thi để xét tuyển ĐH, CĐ.

Liên quan đến việc làm hồ sơ ĐKDT, tại chương trình giao lưu trực tuyến về kỳ thi do Sở GD&ĐT phối hợp với Sở TT-TT tổ chức, đã có không ít sinh viên đang học ĐH năm thứ nhất nhận ra rằng mình đã chọn sai ngành, muốn thi ĐH lại, hỏi hồ sơ cần những gì? 

Bà Nguyễn Thị Hoàng, Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp – thường xuyên (Sở GD&ĐT) tư vấn: "Đây là diện TS tự do. Ngoài số giấy tờ giống như học sinh phổ thông phải làm, TS tự do cần nộp thêm bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp. Túi hồ sơ có chữ ký xác nhận của trường THPT đã học hoặc công an phường nơi cư trú".

"TS sẽ được cán bộ thu hồ sơ cấp cho 1 mật khẩu để truy cập vào website đăng tải thông tin ĐKDT của mình. TS phải nhớ là thường xuyên vào website này và kiểm tra thật kỹ lưỡng thông tin liên quan đến mình. Trường hợp phát hiện sai sót, phải nhanh chóng phản hồi cho đơn vị thu hồ sơ để điều chỉnh kịp thời" – Trưởng Phòng Khảo thí Nguyễn Đình Hùng lưu ý.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

24.000 tiến sĩ của Việt Nam hiện đang làm gì? | Giáo dục

Posted: 13 Apr 2015 05:02 AM PDT

Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học.

Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Vậy 15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?

Nhiều quan chức

Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Đó là tiết lộ của TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia khi nói về sự kiện 8 chủ tịch Tỉnh bị Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm do báo cáo sai thiệt hại do thiên tai năm 2012.

Cách đây không lâu, Hà Nội công bố "chiến lược cán bộ công chức" với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ. Theo đó, 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.

Lãnh đạo các tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp… trên danh thiếp hầu hết đều kèm hai chữ TS.

Và tiến sĩ cho dù có đang làm gì đi nữa, thì công tác nghiên cứu khoa học đối với họ chắc chắn không phải là việc trọng yếu. Bởi, hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế.

Theo thống kê của Bộ Khoa học – Công nghệ (KH-CN), cả nước có 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.

PGS-TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: "Số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới”.

Tiến sĩ rởm "bị lộ" đã từng làm việc ở những đâu?

Có đến 21 trường đại học đã và đang có mặt tại Việt Nam không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ.

Chắc chắn không ít lãnh đạo các tập đoàn, cơ quan Nhà nước có bằng Thạc sỹ của Đại học Irvine và bằng Tiến sĩ của Đại học Nam Thái Bình Dương. Cả hai trường Đại học này đều là trường rởm (degree-mill) bị báo chí phanh phui suốt mấy năm qua.

Đầu tháng 6/2010, dư luận tỉnh Phú Thọ xôn xao khi được biết ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ đã có học vị tiến sĩ với đề tài "Vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ".

Với tấm bằng cử nhân tại chức kinh tế – quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì), không biết tiếng Anh, ông Ân nâng cấp cho mình bằng tấm bằng tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Mỹ.

"Tiến sĩ" Nguyễn Văn Ngọc, thời điểm còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, cũng lấy bằng Tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương chỉ trong 6 tháng với 17.000 USD.

Đang đình đám là "tiến sĩ kinh tế" Dương Chí Dũng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Dương Chí Dũng chọn con đường đi xuất khẩu lao động ở Cộng hòa dân chủ Đức vào những năm cuối thập niên 1980. Đầu năm 1994, ông Dũng về Việt Nam và làm cán bộ Liên hiệp Các xí nghiệp nạo vét và sau đó làm phó giám đốc cho Công ty nạo vét sông 1.

Trong thời gian này, ông đã đi học lớp tại chức tại ĐH Hàng hải, tiếp đó học lấy bằng thạc sĩ, rồi tiến sĩ kinh doanh thương mại. Đến tháng 9.2003, ông Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng cty Xây dựng đường thủy (Vinawaco). Hậu quả mà vị "tiến sĩ kinh tế" này để lại cho các đơn vị ông ta từng công tác đến nay ai cũng rõ.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học bổng 500 triệu đồng cho học sinh thi vào lớp 10 | Giáo dục

Posted: 13 Apr 2015 04:46 AM PDT

Trường THPT FPT vừa công bố quỹ học bổng nửa tỷ đồng dành cho các học sinh thi vào lớp 10 năm học 2015-2016.

Quỹ học bổng trị giá 500 triệu đồng với các suất học bổng 30%-50%-70% vừa được trường công bố là bước đầu trong lộ trình quy tụ, tập hợp và phát triển các ứng viên tài năng, xuất sắc trong học tập, cũng như kỹ năng sống độc lập.

Theo đó, năm học 2015 – 2016, học sinh có cơ hội nhận các suất học bổng trị giá 30%-50%-70% học phí. Học sinh thuộc diện xét học bổng là các em đạt giải Ba trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương năm học lớp 9; giải Nhất trong kỳ thi Giải toán trên internet – ViOlympic và Olympic Tiếng Anh trên internet (IOE) cấp quốc gia năm học lớp 9.

Đặc biệt, học bổng này còn giành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong kỳ kiểm tra năng lực tư duy đầu vào do trường THPT FPT tổ chức.

Năm 2015, trường THPT FPT tuyển sinh 320 chỉ tiêu, trong đó 250 chỉ tiêu dành cho học sinh có hộ khẩu tại khu vực Hà Nội và 70 chỉ tiêu cho học sinh ở các tỉnh lân cận. Để trúng tuyển vào trường, học sinh cần có học lực và hạnh kiểm năm lớp 9 đạt loại khá trở lên đồng thời vượt qua bài kiểm tra năng lực tư duy của nhà trường được tổ chức vào ngày 24/5/2015.

Bài kiểm tra đầu vào bao gồm 60 câu chia thành hai phần: Trắc nghiệm Toán và Tư duy logic, được thực hiện trong 90 phút. Trong đó, có 35 câu hỏi kiểm tra kỹ năng tính toán và 25 câu hỏi kiểm tra năng lực tư duy logic.

Nội dung kiến thức bài kiểm tra được gói gọn trong các nội dung về năng lực toán học và tư duy logic cần thiết cho học sinh theo học cấp Trung học phổ thông theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục – Đào tạo, cũng như các chương trình học tập mở rộng theo chuẩn quốc tế của trường THPT FPT.

Bài kiểm tra trắc nghiệm toán và tư duy logic mà trường THPT FPT áp dụng đánh giá đồng thời các kỹ năng tính toán, tư duy nhanh, cũng như kiểm tra được khả năng tư duy lập luận, khả năng tư duy sáng tạo của học sinh – những kỹ năng và tố chất cần thiết để học sinh theo học tốt tại trường THPT FPT.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trò lớp 7 không viết nổi tên mình

Posted: 13 Apr 2015 04:29 AM PDT

 – Câu chuyện học sinh ở Quảng Trị đi học 7 năm không viết nổi tên mình khiến nhiều người "không thể hiểu nổi" chuyện gì đang xảy ra. Qua xác minh, Bộ GD-ĐT khẳng định thông tin báo chí phản ánh là đúng.

không biết đọc, 7 năm

Trường TH A Túc, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. (Ảnh: NTNN)

Báo Nông thôn ngày nay số ra 1/4/2015 đưa tin về việc không chỉ một mà nhiều học sinh đang theo học tại các trường tiểu học và THCS tại huyện Hướng Hóa, Quảng Trị đi học nhiều năm không biết viết, dù chỉ là tên mình.

Thông tin trên báo cũng cho biết mặc dù địa phương đã lên tiếng phản đối nhưng nhà trường vẫn có giấu sự thực và học sinh vẫn được lên lớp bình thường.

Chia sẻ với báo chí, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội giật mình nói "không thể hiểu nổi sự việc".

Trước vấn đề đặt ra, Bộ GD-ĐT đã cử đoàn công tác vào làm việc và cùng với đại diện Sở GD-ĐT Quảng Trị và phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa trực tiếp đến Trường Tiểu học A và Trường TH&THCS A Dơi để xác minh.

Qua làm việc trực tiếp với Ban giám hiệu, giáo viên, cha mẹ học sinh và kiểm tra thực tế đã khẳng định nội dung thông tin báo chí nêu đã phản ánh đúng sự thật.

Cụ thể, tại Trường Tiểu học A Túc: ba em H.V.T, H.V.Q (lớp 5) và H.V.T (lớp 4) không đọc được, chỉ viết được một vài chữ đơn giản. Phòng khám khu vực vùng Lia và BV Đa khoa huyện Hướng Hóa có giấy chứng nhận đây là ba học sinh khuyết tật. Các em được học hòa nhập.

Trong đó, có em H.V.T và H.V.T có vấn đề về thần kinh, ảnh hưởng đến học tập và em H.V.Q bị điếc bẩm sinh, khó khăn về nói, thần kinh chậm phát triển-xếp loại sức khỏe loại 5.

Học sinh H.V.L, năm học 2013-2014 thực tế không bỏ học nhưng thường xuyên không đến trường. Tuy nhiên, cuối năm học em L. vẫn được nhà trường tặng giấy khen đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.

Tại Trường TH&THCS A Dơi: Ba em H.V.Th, H.V.H (lớp 7) khả năng đọc, viết, tính toán rất hạn chế, chỉ làm được những bài toán cộng, trừ đơn giản. Chưa đảm bảo được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh ở trình độ lớp 7.

Có buông lỏng thực tế

Công văn ký ngày 10/4 của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển gửi Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Trị kết luận: Để xảy ra tình trạng trên trách nhiệm trước hết thuộc về các giáo viên dạy và đánh giá học sinh từng năm học đã thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện đúng các quy chế chuyên môn, không báo cáo thật chất lượng và trình độ của học sinh với Ban giám hiệu nhà trường. Thầy cô cũng không có giải pháp khắc phục tình trạng yếu kém của học sinh.

Về phía sở, phòng và nhà trường – Bộ GD-ĐT cho rằng, có sự buông lỏng quản lý chỉ đạo, thiếu sâu sát thực tế, không thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng giáo dục.

Bởi, Trường Tiểu học A Túc không có hồ sơ giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật, không có giải pháp riêng phù hợp với đặc điểm sức khỏe và khả năng nhận thực của các em cũng không có biện pháp phối hợp với gia đình để theo dõi, giúp đỡ học trò.

Cả hai nhà trường đều không thực hiện việc nghiệm thu bàn giao chất lượng học sinh từ giáo viên dạy năm học trước (lớp dưới) cho giáo viên dạy năm học sau (lớp trên), từ tiểu học lên THCS. Phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng trị không chỉ đạo nghiêm túc việc này.

Công tác thanh, kiểm tra hàng năm của các cấp quản lý giáo dục địa phương không phát hiện được hoặc đã bỏ qua những thiếu sót của giáo viên và nhà trường trong nhiệm vụ dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh.

Khắc phục ngay tình trạng “ngồi nhầm lớp”

Bộ GD-ĐT yêu cầu Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị khẩn trương triển khai chỉ đạo Trường Tiểu học A Túc và Trường TH & THCS A Dơi khắc phục ngay tình trạng học sinh "ngồi nhầm lớp".

Hiệu trưởng hai trường cần nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân liên quan, chấn chỉnh công tác quản lí chỉ đạo dạy và học của giáo viên, học sinh; xây dựng kế hoạch cụ thể để giúp đỡ những học sinh đang "ngồi nhầm lớp"…

Phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa kiểm tra, đôn đốc và hỗ trợ các nhà trường trong việc tổ chức phụ đạo, kèm cặp, giúp đỡ những học sinh đang "ngồi nhầm lớp". Định kỳ báo cáo cụ thể bằng văn bản về chất lượng giáo dục của các học sinh trên với sở GD-ĐT.

Lãnh đạo ngành giáo dục Quảng Trị cũng cần chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, đánh giá học sinh trong năm học, cuối học kỳ, cuối năm học; tất cả các trường trong tỉnh rà soát trình độ học sinh, phân loại và có biện pháp kịp thời giúp đỡ để học sinh đều có thể đạt yêu cầu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, không để xuất hiện thêm những học sinh "ngồi nhầm lớp".

Sở, phòng và nhà trường cùng giáo viên cần rút kinh nghiệm, triển khai các giải pháp nhằm tăng cường sự phối hợp thường xuyên giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Bộ GD-ĐT đề nghị Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị chỉ đạo, triển khai tốt các yêu cầu trên và báo cáo bằng văn bản về Bộ.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bài toán lớp 5 làm ‘hại não” người lớn

Posted: 13 Apr 2015 04:10 AM PDT

Một bài toán tiểu học đang làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận gay gắt trên các mạng xã hội.

Bài toán về logic này được chia sẻ bởi người dẫn chương trình truyền hình Kenneth Kong trên Facebook và được hơn 2.000 nghìn lượt chia sẻ kể từ ngày 11/4.

"Bài toán này là lý do tôi và vợ tranh cãi… Đó là một bài toán lớp 5" – anh nói.

Bài toán không chỉ thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng Singapore. Hiệp hội sinh viên quốc tế Australia cũng chia sẻ bài toán trên trang Facebook của hội, và nó lại được đăng tải lại trên trang reddit và Diễn đàn triết học.

  bài toán, lớp 5, Singapore

Nội dung bài toán:

Albert và Bernard là bạn của Cheryl và họ muốn biết ngày sinh của cô ấy. Cheryl đưa cho họ một danh sách gồm 10 ngày sinh trong đó có ngày sinh của cô.

15/5           16/5         19/5

17/6          18/6

14/7         16/7

14/8         15/8          17/8

Sau đó Cheryl nói riêng với Albert và Bernard tháng sinh và ngày sinh của cô. Cô nói với Albert tháng sinh và nói với Bernard ngày sinh.

Albert: Mình không biết ngày sinh của Cheryl nhưng mình biết là Bernard cũng không biết.

Bernard: Lúc đầu mình không biết nhưng bây giờ thì mình biết rồi.

Albert: Vậy thì mình cũng biết ngày sinh của Cheryl rồi.

Hỏi Cheryl sinh ngày nào?

Chương trình toán học của Singapore được biết là tập trung mạnh vào kỹ năng giải quyết vấn đề và sử dụng cách giải toán bằng mô hình. Phương pháp này được áp dụng ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, Mỹ, thậm chí là Nam Mỹ.

Tuy nhiên, phụ huynh nước này lo ngại rằng con em mình đang phải chịu những áp lực nặng nề ở trường học.

  • Nguyễn Thảo (Theo Strait Times)




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments