Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nhiều điều bổ ích từ hội trại “Bé làm khoa học” | Giáo dục

Posted: 12 Apr 2015 08:12 AM PDT

Đây cũng là hội trại cuối cùng của Dự án Bé làm khoa học do nhóm các cựu sinh Mỹ tại Việt Nam cùng Học Viện Khám Phá tổ chức.

Được thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2015, Dự án Bé làm khoa học đã tổ chức 96 buổi học cho 100 em ở nội thành Hà Nội, mỗi buổi học kéo dài 90 phút xung quanh một chủ đề như vật lý, hóa học, môi trường, không gian, địa lý và sinh học.

Ngoài ra, 4 trại khoa học dành cho khoảng 1.000 học sinh tại 4 tỉnh lân cận Hà Nội là Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam và Bắc Ninh. Mỗi trại khoa học cũng được thực hiện trong 90 phút, gồm 5 – 6 hoạt động mà nội dung chính là các bài giảng rút ngắn từ chương trình của khóa học khoa học.

Thông qua tổ chức và thực hiện các khóa học khoa học ngắn hạn và các trại khoa học theo bản quyền của High tough – High tech, Bé làm khoa học đã mang lại cho các em cái nhìn mới mẻ về thế giới xung quanh cũng như tình yêu với khoa học.



 Các học sinh trường tiểu học An Viên (Tiên Lữ- Hưng Yên) tại hội trại

Nếu như trước đây, khoa học là những điều xa vời, thì nay khoa học trở nên gần gũi, có thể ứng dụng ngay trong cuộc sống xung quanh các em.

Việc vận dụng lý thuyết và thực hành tích hợp trong dự án đã giúp giờ học khoa học sống động hơn, hấp dẫn hơn, từ đó các em sẽ yêu thích, hứng thú và say mê với khoa học, cũng như giảm bớt sự khô khan của môn học.

Hội trại có 6 hoạt động khoa học là các thí nghiệm với các chủ đề: Dấu chân Carbon, Hãy thắp sáng lên, Nhà Manila, Động cơ phản lực, Nhà làm phim thông thái, Góc sáng tạo.

Việc trực tiếp tham gia các thí nghiệm khoa học không chỉ giúp các em hiểu được một số kiến thức khoa học, nắm bắt được kỹ năng một nhà khoa học cần có, mà các em còn có cơ hội trực tiếp làm ra những sản phẩm hữu dụng trong cuộc sống từ những vật liệu đơn giản.

Nằm trong khuôn khổ cuộc thi Quỹ sáng kiến kết nối cựu sinh toàn cầu do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức, Dự án Bé làm khoa học là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào 50 dự án xuất sắc nhất.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trải nghiệm thú vị của nữ sinh khi làm thực tập sinh cho Chanel

Posted: 12 Apr 2015 07:26 AM PDT

Phương Ngân (Aline Phạm) vẫn không thể nào ngờ được chính công việc part-time chuyên viên trang điểm đã mang đến cho mình cơ hội thực tập tại Chanel.

thực tập sinh Chanel

Là sinh viên năm thứ hai tại Học viện Đào tạo Kĩ thuật Trang điểm Paris, vậy nên bên cạnh công việc bán thời gian quen thuộc với du học sinh xa nhà như làm nhân viên thu ngân cho một siêu thị, Phương Ngân còn kiêm thêm "nghề tay trái" thú vị: chuyên viên trang điểm tự do. Tháng 12/2014, Phương Ngân trở thành thực tập sinh cho Chanel trong vòng 1 tháng.

thực tập sinh Chanel 

Làm thế nào để trở thành thực tập sinh của Chanel?

Phương Ngân chia sẻ rằng động lực để nộp đơn vào Chanel của bạn ấy xuất phát từ mong muốn được trải nghiệm, thử thách bản thân ở nhiều môi trường đa dạng khác nhau. Ngay từ những ngày đầu theo nghiệp trang điểm, cô nàng đã luôn chủ động nộp đơn xin thực tập cho nhiều công ty lớn nhỏ ở Paris để chủ động "đón đầu cơ hội".

thực tập sinh Chanel

"Trong bộ hồ sơ gửi đến nhà tuyển dụng Chanel, mình chắt lọc những thông tin thực sự quan trọng như chuyên ngành đang theo học, mô tả kinh nghiệm cùng những nơi đã thực tập trước đó. Nhiều khả năng nhà tuyển dụng chú ý đến việc mình từng là thực tập sinh trang điểm cho chương trình "The voice tour", bởi hôm phỏng vấn mình để ý phần đó được bộ phận tuyển dụng in đậm hơn so với những kinh nghiệm khác.” – Phương Ngân chia sẻ.

Các ứng viên phải trải qua hai vòng sau khi lọc hồ sơ. Vòng một – phỏng vấn 1-1 và vòng hai – test kĩ năng trang điểm cùng mắt quan sát, độ nhanh nhạy, cẩn thận chu đáo của ứng viên.

thực tập sinh ChanelỞ vòng một, Ngân khá run khi một mình "đối mặt" với người quản lý. Ông ấy hỏi Ngân bằng cả hai thứ tiếng Pháp và Anh, về một vài kinh nghiệm thực tập, về những kiến thức trang điểm và hiểu biết về mỹ phẩm Chanel. "Sau khi nghe câu trả lời 70% đồ mỹ phẩm mình từng dùng đều là của Chanel, ông ấy tỏ vẻ gật gù". Còn vòng hai đối với Ngân đơn giản hơn, bởi cô bạn cũng đã khá thành thục kĩ năng thực hành trang điểm và quan sát.

Công việc chính khi làm thực tập sinh là gì?

Phương Ngân được nhận vào vị trí thực tập sinh của Chanel (mảng nước hoa, mỹ phẩm Chanel khu vực châu Âu). Công việc chính bao gồm thực tập trang điểm thử cho những người mẫu của Chanel trước các minishow, đồng thời bán hàng và chăm sóc tư vấn về mỹ phẩm cho khách hàng.

thực tập sinh Chanel

Trước khi chính thức vào thực tập, Ngân còn được tham gia khóa tập huấn ngắn hạn về nước hoa của Chanel. Bạn ấy được tìm hiểu về lịch sử, thành phần của nước hoa Chanel, được thưởng thức hương thơm quyến rũ của dòng nước hoa công ty đã dừng sản xuất ở thời điểm hiện tại,…

"Mình học được bài học về tác phong, tinh thần và thái độ làm việc ở một công ty tầm cỡ thế giới như Chanel.

"Cát-xê" giá trị nhất với mình chính là những kinh nghiệm trang điểm, kinh nghiệm giao tiếp ứng xử với khách hàng, những mối quan hệ mới và những kỷ niệm đáng nhớ.  

thực tập sinh Chanel

Vì kinh nghiệm chưa nhiều, vẫn còn là sinh viên và thực tập sinh nên Ngân thường kết hợp với các photographer và stylist khác để phục vụ khách hàng trong những buổi chụp ảnh. Lương cơ bản của cô nàng là 9,61 euro/giờ, sau khi trừ thuế còn khoảng 7,68 euro.

 Với mình, hãy cứ làm việc chăm chỉ trong yên lặng mà thôi, sự thành công sau đó mới chính là tiếng nói của bạn ("Work hard in silence, let your success be your noise" – Frank Ocean) – Ngân chia sẻ.

Theo Tri Thức Trẻ




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sách Kỷ lục Thái Lan trao chứng nhận cho một thanh niên Việt Nam

Posted: 12 Apr 2015 07:10 AM PDT

– Dương Anh Vũ (sinh ngày 24/2/1988) là một thanh niên Việt Nam đã khiến cho người Thái Lan phải nể phục vì trí nhớ.

Ngày 26/3, tại Trường ĐH Chulalongkorn (Bangkok, Thái Lan) sau buổi trình diễn trí nhớ trong hơn 2 giờ, Sách Kỷ lục Thái Lan đã trao bằng chứng nhận xác lập kỷ lục trí nhớ cho Dương Anh Vũ.

kỷ lục Thái Lan, Dương Anh Vũ

Nội dung của bằng chứng nhận kỷ lục này là: Dương Anh Vũ, xác lập kỷ lục về trí nhớ, với việc ghi nhớ 108 cột dữ liệu về 206 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm 22.248 mục dữ liệu về kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội. Ngoài ra còn tiến hành ghi nhớ và định vị địa danh trên bản đồ thế giới.

Được biết, Dương Anh Vũ là người nước ngoài thứ hai được vinh danh trong sách kỷ lục Thái Lan, và là người nước ngoài duy nhất được vinh danh về trí nhớ trong sách kỷ lục này.

kỷ lục Thái Lan, Dương Anh Vũ

Dương Anh Vũ là người Ninh Thuận. Những thông tin ít ỏi về chàng trai này là từng học rất bình thường, từng lưu ban, thi lại, cấp 2 học bán công, cấp 3 học bổ túc tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Phan Rang (Nnh Thuận). Hiện giờ, Dương Anh Vũ đã tốt nghiệp cao học.

  • Trần Anh Khoa(sinh viên Khoa Truyền thông, ĐH Chulalongkorn, Thái Lan)




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cuộc sống MC “Ở nhà chủ nhật” Thu Thuỷ bây giờ ra sao?

Posted: 12 Apr 2015 05:23 AM PDT

Từng làm nên thương hiệu với chương trình “Ở nhà chủ nhật” nhưng MC Thu Thủy bất ngờ vắng bóng trên truyền hình.

Linh hồn của chương trình “Ở nhà chủ nhật”

MC Bùi Thu Thủy là người chèo lái một trong những show dành cho gia đình hút khách nhất một thời là Ở nhà chủ nhật vào 12h30 trưa chủ nhật hàng tuần.  

Những trò chơi kết nối giữa tình cảm các thành viên trong gia đình, những kiến thức hay mẹo vặt bổ ích dành cho các bà nội trợ đã khiến cho chương trình này trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu vào mỗi buổi trưa chủ nhật.

Ở nhà chủ nhật, MC Thu Thủy, du học Úc

Với những trò chơi đòi hỏi tính đoàn kết, đồng lòng của tất cả các thành viên trong gia đình, chương trình như một sợi dây nối liền tình thân quen thuộc của nhiều khán giả VTV3 thời ấy.

Với lối dẫn tự nhiên, thông minh, nữ MC Thu Thủy, người đồng hành của Ở nhà chủ nhật suốt 9 năm được xem là linh hồn của chương trình này.

Chia sẻ về bí quyết được yêu mến tại Ở nhà chủ nhật, chị cho biết: “Tôi là một người có tính cách vui vẻ và rất thích cách dẫn chương trình của người nước ngoài.

Sau 9 năm làm MC Ở nhà chủ nhật, Thu Thủy vẫn gắn bó với kênh VTV3 với vai trò Phó trưởng ban thể thao, giải trí và thông tin kinh tế của Đài truyền hình Việt Nam.

Chị phụ trách chỉ đạo sản xuất một số chương trình như: "Hãy chọn giá đúng", "Ô cửa bí mật", "Đối mặt", "Chiếc nón kỳ diệu", "Đường lên đỉnh Olympia", "Rung chuông vàng"… Ngoài ra MC Thu Thủy ngày nào còn phụ trách mảng đào tạo của cơ quan.

Theo đuổi ước mơ du học từ thời sinh viên

Từ khi còn là sinh viên, Thu Thủy đã có mơ ước được đi du học để học tập những kiến thức mới mẻ từ các nền giáo dục nước ngoài.

Giữa năm 2011, chị sang Úc du học sau khi nhận được học bổng Thủ tướng Úc dành cho ứng viên châu Á trong khuôn khổ học bổng Endeavour.

Ở nhà chủ nhật, MC Thu Thủy, du học Úc

Tính đến nay MC Thu Thủy đã rời Việt Nam 4 năm để tới Brisbane, thủ phủ tiểu bang Queensland, Úc để học Tiến sĩ.

Ban đầu chị sang Úc cùng mẹ và 2 con còn chồng ở lại Việt Nam làm việc. Tuy nhiên, đến năm thứ 3 tại Úc thì ông xã của MC Thu Thủy phải sang Úc để hỗ trợ vợ khi mẹ về Việt Nam.

Mặc dù không xuất hiện trên truyền hình nữa nhưng MC Thu Thủy vẫn luôn là một phần của VTV3. Việc nghiên cứu sinh tại nước ngoài giúp MC Thu Thủy tích lũy được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho công việc của mình.

Ở nhà chủ nhật, MC Thu Thủy, du học Úc
MC Thu Thủy và con trai

Tại nước Úc xa xôi, MC Thu Thủy vẫn thường xuyên hướng về quê hương bằng cách tham gia rất nhiều hoạt động tình nguyện tại nước ngoài.

Chị là một trong những người sáng lập chương trình "Cơm có thịt Australia". Ở Úc, nghe tin quỹ “Cơm có thịt” cần viện trợ, chị đã lên Facebook kêu gọi mọi người đóng góp vào tài khoản của mình rồi tìm cách chuyển về Việt Nam.

Ở nhà chủ nhật, MC Thu Thủy, du học Úc

Cũng nhờ ý tưởng của chị mà Cơm Có Thịt quốc tế không chỉ dừng lại ở Úc mà ở hơn 10 nước khác.

Theo Tri Thức Trẻ




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Quán quân Bước nhảy Hoàn vũ từng học giỏi toán, lịch sử

Posted: 12 Apr 2015 05:08 AM PDT

Quán quân Bước nhảy Hoàn vũ năm 2015 – Ninh Dương Lan Ngọc – từng có một thời học sinh bình yên, với các môn học giỏi nhất là Anh văn, Toán, Lịch sử.

Học sân khấu điện ảnh vì… mẹ thích

Ninh Dương Lan Ngọc từng chia sẻ với báo chí rằng cô thi sân khấu điện ảnh vì mẹ Ngọc thích nghề này. Sau khi tốt nghiệp THPT, Lan Ngọc còn thi cả vào ngành công an nữa. "Ngọc đậu bên trại giam nhưng lại thích ngành giao thông, thế là thôi qua học diễn xuất".

quán quân Bước nhảy hoàn vũ, Ninh Dương Lan Ngọc

Lan Ngọc nhận cúp quán quân Bước nhảy Hoàn vũ 2015

Lúc còn nhỏ, Lan Ngọc tham gia văn nghệ ở nhà văn hóa thiếu nhi, đi diễn với các bạn suốt, nên chuyện yêu thích nghề diễn là điều rất tự nhiên. Ngọc nhớ đi thi "Ngọc được yêu cầu hát, đọc thơ mà Ngọc thì hát dở, đọc thơ cũng tè le, thầy Tường Phương và cô chấm thi tiếng nói sửa hoài đến nản luôn nhưng được cái, đến khi diễn thì ổn".

Thời học sinh của Ngọc diễn ra yên bình. Cô chỉ chơi chung với mấy người bạn thân. Một tiết lộ của Lan Ngọc có thể sẽ khiến khá nhiều bạn trẻ ngạc nhiên, là "trong suốt thời gian đó, Ngọc chưa hề biết đến việc đi chơi Tết, chơi Noel hay Trung thu gì hết, chỉ ở nhà thôi. Chỉ có khi lên lớp 12 là thể hiện quậy quậy xíu, để lưu giữ thời học sinh". Bạn bè từ hồi ấy đến giờ vẫn thân thiết với Ngọc như những người trong gia đình.

Tự nhận rằng "tính Ngọc hơi khùng khùng, thích bày trò cho các bạn vui", tuy nhiên lên học đại học mới là lúc Ngọc thực sự phát huy… tính khùng của mình.

Sau thời gian bị stress, tính Ngọc có trầm hơn chút xíu nhưng bạn đại học vừa là đồng nghiệp vừa là những người thân nên có thể chia sẻ nhiều vấn đề với nhau.

Học từ nhân vật

Cho đến lúc này, có lẽ Lan Ngọc là một trường hợp hiếm gặp của điện ảnh Việt Nam: Tham gia vai diễn đầu tiên khi đang là sinh viên năm thứ ba của Trường CĐ Sân khấu và Điện ảnh, rồi với vai diễn này – vai Nương trong phim Cánh đồng bất tận – vụt sáng trở thành một diễn viên trẻ sáng giá.

quán quân Bước nhảy hoàn vũ, Ninh Dương Lan Ngọc

Lan Ngọc trong một buổi tập ép dẻo

Trước khi đến với vai Nương, Ngọc từng bị bố ngăn cản và cô phải nhờ đến ông nội thuyết phục để được thể hiện nhân vật này.

Tạm chia tay cuộc sống êm đềm trong một gia đình gia giáo, Lan Ngọc theo đoàn phim về miền Tây.

Nhìn lại 2 tháng xa nhà, Ngọc đúc kết: "Thời gian đó, Ngọc đều phải tự làm tất cả, tự suy nghĩ và tự mình đứng dậy trước những áp lực của công việc. Khi trở về nhà Ngọc đã biết tự giặt đồ, khiến mọi người trong nhà ai cũng ngạc nhiên".

Lan Ngọc cũng chia sẻ, trước đây cô hay nản chí, trước một khó khăn, cô chưa bao giờ đối diện với nó mà thường có những suy nghĩ tiêu cực. "Ngoài những trải nghiệm thú vị về bắt cá, ôm vịt, lội ruộng và chèo thuyền, bài học lớn nhận mà Ngọc nhận được sau hai tháng sống ở miền Tây là không bao giờ nản lòng. Điều lớn nhất mà Ngọc nhận được sau quãng thời gian tham gia phim này là cảm thấy mình lớn và mạnh mẽ hơn".

Một nhân vật nữa mà theo Lan Ngọc, cô cũng học được rất nhiều, là vai Vy trong bộ phim ngắn Hành trình của đạo diễn Cường Ngô. Nhân vật Vy là một cô bé 17 tuổi sống tại một vùng núi cao nguyên và bị bệnh tim bẩm sinh. Bên cạnh Vy là một người chị gái thương em hết lòng, luôn chấp nhận khó khăn để giành sự sống cho em.

"Trước đây, Ngọc thường có những lời than vãn mỗi lần gặp chuyện không vừa ý. Nhưng từ khi thể hiện nhân vật cô bé Vy, và nhất là khi được gặp em Hùng Vỹ – nguyên mẫu của nhân vật, Ngọc nhận ra những thất bại của mình chưa là gì hết" – Ngọc tâm sự.

"Trong khi các em luôn có nghị lực để vượt qua bệnh tật, còn mình là một người lành lặn, có gia đình đầy đủ mà lúc nào cũng suy nghĩ tiêu cực. Chính nhân  vật Vy đã cho Ngọc bài học về ý chí và nghị lực vượt qua những khó khăn trong cuộc sống".

Nhưng theo Ngọc, việc sang Hàn Quốc đóng phim F21 – bộ phim kể về cuộc sống của cô dâu Việt tại Hàn Quốc – mới là dấu mốc quan trọng khiến cô hoàn toàn thay đổi cuộc sống và định hướng nghề nghiệp của mình.

"Khi mới qua, Ngọc đã bị sock. Lúc đầu, Ngọc chỉ nghĩ là cần cố gắng nhưng qua mấy ngày đầu thì thấy không chỉ có vậy. Nhịp làm việc ở đoàn làm phim Hàn Quốc cũng rất nhanh. Ngày đầu tiên Ngọc vào, đoàn dừng hết. Ngày thứ 2 cũng vậy, Ngọc chưa thể bắt nhịp kịp.

Cái khó đầu tiên là thoại, vì 100% tiếng Hàn mà Ngọc chỉ có hơn 1 tháng làm quen. Ngọc từng bị đạo diễn mắng tơi bời vì làm ông ấy thất vọng khi đã mất công sang tận Việt Nam để tìm. Ngọc đã phải cố gắng hết sức để ông ấy nhìn thấy sự chuyển biến…"

Hai tháng xa nhà, tách hẳn khỏi đời sống hào nhoáng của showbiz, không khí chuyên nghiệp và dễ chịu của đoàn làm phim, chứng kiến ngay cả bạn nghề nước ngoài cũng có những khó khăn nhất định mà hầu như bất kỳ ai bước chân vào nghề này cũng đều vướng phải…, Ngọc thấy như bỗng chốc mình được cởi trói.

Chuyến đi đã thức tỉnh đam mê và cả nghị lực của Ngọc. Và nhờ thế, Ngọc trân trọng hơn những gì mình đang có.

Phương Chitổng hợp




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Apr 2015 04:28 AM PDT

Thông tin được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết tại chương trình tập huấn một số vấn đề về đối với chương trình và sách giáo khoa (SGK) cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và GDTX diễn ra trong hai ngày 11 và 12/4 tại TPHCM.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển (

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển (giữa) cho hay, sắp tới các trường có thể chủ động lựa chọn SGK trong dạy học, miễn sao đảm bảo được chuẩn chương trình chung.

Trước băn khoăn của các nhà quản lý giáo dục về SGK, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho hay SGK sẽ có nhiều bộ để các trường lựa chọn, miễn sao phải đảm bảo được mục tiêu giáo dục theo chuẩn chương trình chung để người học có thể đáp ứng được việc kiểm tra, đánh giá theo chuẩn.

Ông Hiển cũng nhấn mạnh, SKG chỉ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy đảm bảo theo chuẩn chương trình. Quan trọng nhất là người dạy cần nắm được quá trình phát triển năng lực của học trò, đặc biệt là quá trình phát triển năng lực tự giác.

Điều này phù hợp với nội dung cốt lõi của đổi mới là chuyển mạnh từ quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học, đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở và xây dựng xã hội học tập.

Ngoài chuyên đề về đổi mới chương trình, SGK, chương trình tập huấn cũng báo cáo về các chuyên đề như đổi mới giáo dục trung học; đổi mới giáo dục thường xuyên; đổi mới về quản lý chất lượng giáo dục; đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Hoài Nam

 




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Về nơi học sinh không biết chữ vẫn lên tới… lớp 7 – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Apr 2015 04:12 AM PDT

Thực tiễn cho thấy, bấy lâu nay việc giáo dục ở vùng cao còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập và đáng suy ngẫm. Để vận động được học sinh đến trường, thầy cô phải xuống tận từng bản, kết hợp với chính quyền địa phương để thuyết phục các em đi học. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh do nhận thức còn hạn chế nên chưa hiểu được ý nghĩa của việc giáo dục. Cùng với đó, nhiều học sinh vì ham chơi, lêu lỏng, xem việc đến trường như… đi chơi. Có lẽ rằng, suy nghĩ "thích thì học, không thích thì nghỉ" đã trở nên khá phổ biến đối với không ít học sinh vùng cao. Chính điều này mới dẫn đến việc các em có lên lớp nhưng chẳng thu thập được kiến thức là bao.

Bên cạnh đó, nhiều trường dù biết rõ năng lực của học sinh nhưng vẫn "nhắm mắt" cho qua, không xử lý quyết liệt đối với các học sinh này nên đã tạo ra "lỗ hổng" rất lớn về mặt kiến thức. Phải chăng, các thầy cô cũng tỏ ra bất lực với các trường hợp này? Tuy nhiên, việc học sinh đã học lên lớp 4, 5, thậm chí lên đến lớp 7, nhưng không biết chữ khiến không ít người phải băn khoăn.

“Thấy con cắp sách ra khỏi nhà nhưng không biết đi đâu?”

Cùng anh Hồ Tria, trưởng bản Kỳ Nơi (xã A Túc, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đi tìm gặp các em Hồ Văn Thế, Hồ Văn Thùy (con của anh Hồ Văn Đức và chị Y Thư, trú tại bản Kỳ Nơi), chúng tôi cảm thấy bất ngờ vì các em đã học đến lớp 4, 5 nhưng chưa biết chữ. Để kiểm chứng, chúng tôi yêu cầu các em viết ra tên họ của mình, nhưng sau một hồi hí hoáy, em Thế chỉ viết được họ, còn Thùy cũng chỉ viết được những chữ O, A  nhưng rất nguệch ngoạc. Hiện Thế đang học lớp 5, còn Thùy học lớp 4 Trường Tiểu học A Túc. Cả Thế và Thùy đều cho rằng, các em chỉ biết xem mẫu và chép lại chứ không thể tự viết được.

Sau một hồi hí hoáy, em Hồ Văn Thùy (con chị Thư) chỉ viết được vài chữ cái.

Sau một hồi hí hoáy, em Hồ Văn Thùy (con chị Thư) chỉ viết được vài chữ cái.

Chị Thư, mẹ cháu Thế cho biết: "Thường ngày vợ chồng tui đi rẫy, còn các cháu theo bạn đến trường. Vì bận bịu với công việc nên không giám sát được các con có đến trường hay không. Khi về nhà cũng không hề thấy chúng lấy sách vở ra ôn bài. Vợ chồng tui không biết chữ nên không thể bày cho con được, chủ yếu là anh em tự bày cho nhau".

Chúng tôi tiếp tục tìm gặp em Hồ Văn Thắng, học sinh lớp 7 Trường THCS A Dơi (xã A Dơi). Vừa thấy chúng tôi, em Thắng bỏ chạy một mạch lên rẫy để… trốn, mặc dù cha mẹ em đã nhiều lần ra thuyết phục nhưng em nằng nặc không chịu quay về. Anh Hồ Văn Liên (bố em Thắng) cho biết, Thắng rất nhát và sợ gặp người lạ.

Nói về chuyện học tập của con, anh Liên buồn bã: "Tui đi rẫy suốt ngày nên không biết con học hành thế nào. Nhiều lần bảo con viết chữ nhưng nó bảo không biết viết, hai vợ chồng cũng không biết làm gì hơn". Lý giải về việc cháu Thắng không biết viết chữ, anh Liên cho hay, cháu bị khiếm khuyết ở tai nên không nghe được lời của người khác nói.

Vợ chồng anh Liên bất lực trước việc học tập của con trai.

Vợ chồng anh Liên bất lực trước việc học tập của con trai.

Chị Hồ Thị Bừ (mẹ em Thắng) tiếp lời: "Vợ chồng tui không biết chữ nên mọi sự đều nhờ các thầy cô ở trường dạy dỗ. Nguyện vọng của gia đình là mong sao các con biết được cái chữ, nhưng không hiểu sao học đến lớp 7 mà cháu không biết cái gì".

Em Hồ Văn Nhờ (bạn học của Thắng) cho hay, Thắng không thường xuyên đến trường mà chỉ tìm đến chơi ở các quán gần trường. Khi thấy bạn đi học về thì Thắng về theo, thỉnh thoảng lên lớp cũng không tập trung học. Thầy cô nhiều lần khuyên nhủ nhưng Thắng vẫn không nghe.

Cháu Hồ Niêm Tuân, học sinh lớp 4 T

Em Hồ Niêm Tuân, học sinh lớp 4 Trường Tiểu học A Túc biết viết nhưng rất chậm chạp.

Qua tìm hiểu, chúng tôi phát hiện ra một số học sinh khác như em Hồ Niêm Tuân, Hồ Văn Thái (đều là học sinh lớp 4, Trường Tiểu học A Túc) cũng không thể viết được chữ nếu không có sự chỉ dẫn của người khác. Em Tuân viết được chữ nhưng còn khá chậm chạp. Bên cạnh đó, những phép toán đơn giản các em cũng không tự làm được.

Nhà trường thiếu quyết liệt, nhẹ tay với học sinh

Theo anh Tria: “Việc nhiều học sinh không biết chữ có một phần lỗi rất lớn là do phụ huynh không quan tâm gì đến việc học tập của con cái. Nhiều người suốt ngày đi rẫy để kiếm sống, không cần biết con cái học tập ra sao. Hơn nữa, do không biết chữ nên cũng không thể bày cho con. Chính vì vậy, việc học tập của con cứ phó mặc cho thầy, cô ở trường. Nhưng tui cũng thắc mắc không biết vì sao các cháu không biết chữ mà vẫn được nhà trường cho lên lớp?”.

Rất nhiều phụ huynh Vân Kiều thiếu sự quan tâm đến việc học của con cái, phó mặc cho nhà trường.

Nhiều phụ huynh nơi đây thiếu sự quan tâm đến việc học của con cái, phó mặc cho nhà trường.

Lý giải về việc học sinh không biết chữ, ông Bùi Công Minh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học A Túc cho rằng, những em này bị khiếm khuyết, thuộc dạng cá biệt. Việc cho các cháu lên lớp hay ở lại cũng không có ý nghĩa, bởi nếu ở lại lớp thì các em sẽ chán nản rồi bỏ học, ra bên ngoài phá phách. Đưa các em vào lớp cũng là cách để quản lý các em, ngăn không để các em làm việc xấu.

Dường như, sự thiếu quyết liệt từ các thầy, cô và nhà trường đã tạo cho các học sinh này không còn ý thức tự phấn đấu. Bên cạnh đó, làm cho các em mất đi kiến thức căn bản, xem việc lên lớp cho đủ chỗ, còn kết quả thế nào phụ thuộc vào nhà trường?

Ông Minh nói: "Lên lớp các thầy, cô cũng quan tâm kèm cặp, chỉ bảo cho học sinh nhưng các em này rất ham chơi, có lúc ngủ gật trong lớp mà không chịu chú tâm học hành".

Trường Tiểu học A Túc (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), nơi có nhiều học sinh không biết chữ.

Trường Tiểu học A Túc (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), nơi có nhiều học sinh không biết chữ.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Tuận, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Hướng Hóa, thừa nhận có nhiều học sinh không biết chữ, biết đọc thành thạo, nhưng nếu có người chỉ bảo thì các em vẫn có thể viết được. Ông Tuận cũng cho rằng đó chỉ là số ít, bởi những em này thuộc diện khuyết tật, kỹ năng tiếp thu bài rất chậm, phần vì ham chơi lêu lỏng.

Nói về việc học sinh không biết chữ nhưng vẫn được lên lớp, ông Tuận giải thích rằng đó là kết quả của từng quá trình học và đã được liệt kê rõ trong học bạ. "Vừa qua, khi nhận được thông tin phản ánh, đoàn kiểm tra đã vào tận trường nơi các em đang theo học để xác minh. Những em không biết chữ đều rơi vào dạng khuyết tật, đọc và viết chậm nhưng không đến mức viết không được tên. Sắp tới, Phòng Giáo dục sẽ tổ chức khảo sát lại chất lượng học tập ở những trường này" – ông Tuận nói.

Đăng Đức

 

Thông tin, bài viết về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học sinh được nghỉ 6 ngày dịp 30/4

Posted: 12 Apr 2015 03:05 AM PDT

- Đây là thông báo của Sở GD-ĐT Hà Nội về việc nghỉ dịp Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5 tới các đơn vị, trường học.

Các đơn vị trường học thực hiện lịch nghỉ cố định hai ngày/tuần vào ngày thứ Bảy và Chủ nhật được nghỉ sáu ngày, từ ngày 28/4 (thứ Ba, 10/3 âm lịch) đến hết ngày 3/5 (Chủ nhật), đi làm bù vào ngày 25/4 (thứ Bảy) để nghỉ ngày 29/4 (thứ Tư).

nghỉ học, 30/4

HS Hà Nội chuẩn bị các hoạt động chia tay năm học. Ảnh: Zing

Các đơn vị, trường học không thực hiện lịch nghỉ cố định hai ngày thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần, hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kế hoạch cụ thể của đơn vị để chủ động bố trí lịch nghỉ phù hợp, bảo đảm các hoạt động dạy và học của nhà trường thực hiện theo đúng kế hoạch thời gian năm học của Bộ GD-ĐT.

Sở GD-ĐT yêu cầu sau đợt nghỉ lễ cần nhanh chóng ổn định nề nếp dạy và học để khẩn trương thực hiện nhiệm vụ cuối năm học 2014-2015.

Song Nguyên




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Khoa có nhiều đóng góp cho đời sống văn hóa, giáo dục | Giáo dục

Posted: 12 Apr 2015 01:40 AM PDT

Tiết mục văn nghệTiết mục văn nghệ"Tôi yêu tiếng nước tôi" như một hành trình xuyên của những người văn khoa trong suốt 40 nam qua

Khoa Văn học và ngôn ngữ (trước kia là khoa Ngữ văn, Ngữ văn và báo chí) bắt đầu giảng dạy khóa đầu tiên là lớp Ngữ văn bổ túc từ năm 1975, ngay sau ngày miền Nam giải phóng – thống nhất đất nước. 

40 năm qua, khoa đã đào tạo được 11.000 sinh viên, học viên cao học, tiến sĩ đang làm việc ở nhiều lĩnh vực: văn hóa, giáo dục, báo chí, kinh tế, chính trị… trên khắp mọi miền đất nước.

Đúc kết lại 3 giá trị truyền thống của khoa trong 40 năm qua, PGS.TS Đoàn Lê Giang – Trưởng khoa, cho rằng: Một là truyền thống đoàn kết, yêu thương, tôn trọng nhau; Hai là truyền thống chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, có tư cách đạo đức và cách sống trong sạch; Ba là truyền thống học thuật, có thể gọi là ”học phong” của khoa.

"Khoa Văn học và ngôn ngữ chủ trương một chương trình giáo dục căn bản, có tính khia phóng, tôn trọng tư duy và phong cách cá nhân, tránh áp đặt. 

Chương trình này dựa trên căn bản dân tộc, nhưng lại luôn đổi mới theo xu hướng hiện đại của khoa học ngữ văn trong nước và quốc tế. 

Chính chương trình giáo dục ấy đã phát huy tối đa được tư duy và tài năng cá nhân, giúp sinh viên có thể dễ dàng thích ứng và thành công ở nhiều môi trường công việc khác nhau" – PGS.TS Đoàn Lê Giang phát biểu.

40 năm qua, rất nhiều những thế hệ sinh viên của khoa đang là trụ cột của các cơ quan đơn vị, nhiều người được xã hội biết đến. Về thơ có thể kể: Thái Thăng Long, Hà Thiên Sơn, Lệ Bình, Trần Quê Hương (bút danh của hòa thượng Thích Giác Toàn), Nguyễn Bính Hồng Cầu, Vũ Xuân Hương, Lê Minh Quốc, Trương Nam Hương, Phan Hoàng, Song May, Ngô Thị Hạnh, Phạm Ý… 

Về văn xuôi có: Huỳnh Dũng Nhân, Bích Ngân, Nguyễn Thu Loan, Vũ Hồng, Nguyễn Hồng Lam, Trần Nhã Thụy, Nguyễn Thiên Ngân, Nguyễn Trần Thiên Lộc… 

Hầu hết các tờ báo lớn tại TPHCM đều có sự tham gia của cựu sinh viên khoa trong vai trò là Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập, Ủy viên Ban biên tập, Thư ký toà soạn, Trưởng Phó ban, biên tập viên, phóng viên… 

Ở lĩnh vực điện ảnh có nhiều đạo diễn có tiếng: Dương Cẩm Thúy, Hồ Ngọc Xum, Nguyễn Tường Phương, Lê Hữu Lương, Phạm Ngọc Châu, Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Mộng Long…

Nhiều cựu sinh viên phụ trách vị trí quan trọng của các hội, ngành, tổ chức như: Dương Cẩm Thúy (Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh VN, Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM), Phạm Quốc Ca (Chủ tịch Hội Văn nghệ Lâm Đồng), Nguyễn Viết Ngoạn (Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn), Võ Danh Hải (Tổng thư ký liên đoàn Vovinam), Trương Nguyễn Ánh Nga (Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật TPHCM), Nguyễn Thị Thu Trang (Phó hiệu trường Trường Đại học Phú Yên)…




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cập nhật mới nhất thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ 2015 | Giáo dục

Posted: 12 Apr 2015 01:19 AM PDT

Nội dung thông tin do các trường cung cấp, chịu trách nhiệm về tính chính xác.

Thông tin tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015 được chia thành 9 khu vực trên toàn quốc để thí sinh có thể dễ dàng tra cứu, bao gồm:

1. Các trường đóng trên địa bàn TP Hà Nội.

2. Các trường đóng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

3. Các trường đóng trên địa bàn Vùng núi phía Bắc (gồm 14 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hoà Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái)

4. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Đồng bằng Sông Hồng (gồm 10 tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc).

5. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng trị, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế)

6. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Nam Trung Bộ (gồm 8 tỉnh, thành phố: Bình Định, Bình Thuận, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi).

7. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Tây Nguyên (gồm 4 tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng).

8. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Đông Nam Bộ (gồm 5 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh).

9. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (gồm 13 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long)

Thông tin chi tiết xem: 

Uploaded/nhungnt/2015_04_12/tt685thongtintuyensinhcapnhat1042015_PQRS.zip

Thông tin cụ thể về Đề án tuyển sinh riêng, chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, chuyên ngành đào tạo và các thông tin tuyển sinh đào tạo liên thông, vừa làm vừa học,chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài,… thí sinh và gia đình tham khảo tại địa chỉ Trang thông tin điện tử chính thức của các trường.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments