Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường cấm “Thầy trò yêu nhau”: Phạm luật, xâm phạm đời tư | Giáo dục

Posted: 10 Apr 2015 08:41 AM PDT

TPO – Trường cao đẳng nghề Việt- Mỹ TPHCM vừa có quy định nghiêm cấm các mối quan hệ yêu đương giữa cấp trên và nhân viên trực tiếp; giữa sinh viên và giáo viên…Trường hợp nào vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức kỉ luật sa thải.

Quy định trên có tên “Quan hệ yêu đương và quấy rối tình dục” được trường cao đẳng Nghề Việt Mỹ đưa vào văn bản Quy định về Tư cách Đạo đức Nhân viên. Theo quy định, nhà trường nghiêm cấm các mối quan hệ yêu đương giữa cấp trên và nhân viên trực tiếp; giữa sinh viên và giáo viên đang làm việc, giảng dạy trong trường.

Các nhân viên, giáo viên được khuyến khích thông báo ngay lập tức cho phòng nhân sự, hoặc tự nguyện làm đơn xin tạm dừng công việc để chờ quyết định từ các cấp quản lý khi có quan hệ yêu đương với các đối tượng trên.

Bất kì mối quan hệ yêu đương nào vi phạm luật hôn nhân hoặc dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn sẽ bị áp dụng hình thức kỉ luật sa thải.

Trao đổi với PV, ông Hoàng Anh Tuấn Kiệt- Hiệu trưởng trường cao đẳng Nghề Việt Mỹ cho biết: "Quan điểm chính của nhà trường khi ban hành quy định này là để bảo vệ các em sinh viên, duy trì môi trường giáo dục trong sạch".

Để duy trì một môi trường làm việc đạo đức, trong sáng, trường nghiêm cấm các mối quan hệ yêu đương giữa cấp trên và nhân viên trực tiếp, giữa sinh viên và giáo viên đang học tập và làm việc, giảng dạy tại đây.

Theo ông Kiệt, việc làm này có những chuẩn mực trong việc giao tiếp và đào tạo giảng dạy các sinh viên.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TPHCM cho rằng, việc trường cao đẳng Nghề Việt Mỹ đưa ra quy định cấm thầy trò yêu nhau như thế là sai luật, là vượt quá chức năng, quyền hạn của mình, xâm phạm đời tư của công dân.

Theo ông Hậu, trường cao đẳng Nghề Việt Mỹ đã vi phạm điều 14 của Hiến pháp, quy định các quyền của con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa- xã hội… đều phải được tôn trọng, công nhận, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật. 

"Việc cấm giáo viên không được yêu sinh viên chưa có luật nào quy định để hạn chế điều này. Do đó, việc cấm trên là vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Việt Nam, vi phạm quyền công dân"- ông Hậu khẳng định.

Ông Hậu nói rằng thay vì tập trung dạy tốt kỹ năng cho sinh viên về nhận biết yêu sớm, ảnh hưởng thế nào đến tương lai thì trường lại quy định phạm luật.

Còn luật sự Nguyễn Tri Đức, Giám đốc Công Ty Luật 360 (Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết, quy định này có khả năng nhiều người sẽ lấy đây làm cái cớ để tố cáo lẫn nhau, gây mất đoàn kết.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tôi đã viết đơn rút con khỏi… đội tuyển học sinh giỏi – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 10 Apr 2015 08:24 AM PDT

Cả 10 học sinh giỏi
đạt giải nhì, giải ba Học sinh giỏi quốc gia đi thi đại học không đủ điểm sàn
(15 điểm)! Câu chuyện mà Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội đưa ra mới đây đã phần
nào cho thấy "mặt trái của tấm huy chương" – hệ quả từ học tủ, học lệch của học
sinh trường chuyên, lớp chọn.

Áp lực trên vai những
chú gà chọi

Cháu trai của tôi thi
đậu vào lớp Hóa của một trường chuyên tại TP HCM, gia đình rất phấn khởi, còn
cháu thì đầy hào hứng. Thế nhưng, chỉ sau khi nhập học vài ngày, cháu về ỉu
xìu. Lý do bởi ngay từ những ngày đầu năm học, thày cô đã trao đổi về cách làm
sao để có thể theo học lớp chuyên ở trường mà xét ra thì rất nhiều áp lực.

Đó mới chỉ là mở màn.
Học sinh các lớp chuyên luôn gánh trên vai hàng loạt các áp lực khác. Nào là
trải qua các cuộc sát hạch trình độ hàng tuần, hàng tháng để lọc ra đội tinh
binh sẵn sàng cho các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Chiến thắng những cuộc sát
hạch đầy căng thẳng này nào có dễ dàng.

Sau khi lọt qua khe
cửa hẹp, các "chú gà chọi" còn lại sẽ phải đối mặt với hàng loạt kỳ thi học
sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố, cấp quốc gia và ai may mắn sẽ vào được đội tuyển
Olympic quốc tế. Khi càng lọt vào các vòng trong thì càng phải cố, chưa kể áp
lực từ bạn bè, từ gia đình và đặc biệt từ chính thày cô đang ngày đêm "luyện"
các em mong năm nay thành tích nhiều, tốt, mạnh hơn năm trước. Học bù đầu mà
còn phải lo đạt "chỉ tiêu" giải thưởng.

Chính vì vậy mà học
sinh giỏi chỉ còn biết học và học, tập trung vào môn chuyên để có cơ đoạt giải.
Ngoài học đội tuyển còn có cả học thêm để tăng thêm sức nặng cho thành tích khi
thi thố. Áp lực và lo lắng khiến các em khó lòng cân đối thời gian và năng
lượng cho các môn học, cũng như hoạt động khác.

Chỉ cần nhìn khối
lượng kiến thức mà các em phải "mang vác", nhiều thày cô các môn học ngoài môn
chuyên thường cũng sẽ "nhân nhượng", "giảm tải" khi có lời ngỏ của học
sinh, của thày cô môn chuyên, thậm chí của lãnh đạo trong trường. Bởi việc thi
học sinh giỏi là màu cờ sắc áo, là bảng vàng thành tích, là tiếng vang, danh
tiếng của trường v.v… Chính vì thế, chuyện học sinh học chuyên, nhất là các môn
tự nhiên thường dở các môn xã hội và ngoại ngữ là chuyện bình thường. Tệ hơn,
có những em chỉ môn chuyên là học khá, các môn khác đều ở tình trạng vô cùng
làng nhàng, thậm chí tệ.



Một buổi thi
  Olympic Toán quốc tế. Ảnh:

Một buổi thi
Olympic Toán quốc tế. Ảnh: Vnmath.com

Trượt đại học, lỡ du
học

10 em từng đoạt giải
học sinh giỏi toàn quốc thi vào trường Y không đủ 15 điểm sàn chỉ là một phần
câu chuyện. Nhiều em còn lo ngay ngáy vì học chuyên bận quá chưa chắc đã có cơ
tốt nghiệp trung học cho đàng hoàng. Ngay cả các học sinh giỏi Việt Nam đoạt
giải Olympic quốc tế, vốn có nhiều cơ hội đạt học bổng du học mà phải ở lại
trong nước, có nguy cơ "chậm chân" hơn các bạn khác không đoạt giải gì cũng
đang là một thực tế. Lý do vì kết quả học ngoại ngữ của các em này kém xa yêu
cầu, hoặc giả muốn đi thì phải bỏ công một hai năm để đèn sách môn tiếng Anh,
hy vọng xoay chuyển tình thế.

Có thể tìm thấy trên
báo chí, truyền thông những trường hợp như vậy. Chẳng hạn, em Đinh Ngọc Hải,
đoạt huy chương Vàng kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế năm 2012 đã được tuyển thẳng
vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội có dự định phải học thêm tiếng Anh để có thể đi
du học tại trường ĐH Quốc gia Singapore. Em Đậu Hải Đăng, huy chương Vàng
Olympic Toán quốc tế, cựu học sinh lớp 12 toán trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà
Nội cho biết phải bắt đầu học tiếng Anh vì chưa có thời gian đầu tư cho môn này
khi tham gia đội tuyển. Em hy vọng 2 năm sau có thể đi du học.

Còn emNguyễn
Việt Hoàng, huy chương Bạc môn Hóa, cho biết cũng chính vì tập trung tham gia
đội tuyển nên dự kiến đi du học của nhiều thành viên đội tuyển chậm hơn so với
các bạn cùng lớp. Lớp phổ thông của em có hơn 10 bạn đi du học, nhiều bạn đã
tìm kiếm được học bổng cá nhân từ lớp 11, 12 thay vì chờ đến khi thi xong đại
học. Thế nên giờ đây Hoàng phải lao vào học tiếng Anh…

Nhưng sâu xa hơn cả
việc trượt đại học hay lỡ du học này chính là áp lực trên vai "gà chọi" đã làm
cho nhiều học sinh học chuyên mất sự cân bằng, khó thành công trong cuộc sống
sau này, do những hạn chế về giao tiếp, hoạt động tập thể, văn nghệ, thể thao
và hòa nhập với cộng đồng…

Xin ra khỏi đội tuyển
để con không phải thi… học sinh giỏi

Một bà mẹ có con từng
lọt vào Đội tuyển học sinh giỏi THCS đi thi Tin học cấp TPHCM đã tâm sự với
tôi: Chính vì nhìn thấy những gánh nặng và áp lực của học sinh giỏi, mà kết quả
sau này cũng chưa biết sao nên gia đình chị đã làm đơn cho cháu ra khỏi đội
tuyển. Thật may chỉ một năm sau đó, nhờ tập trung học tập đều các môn, cháu đã
có học bổng đi du học Mỹ.

Chị cho biết thêm:
"Giờ cháu rất thành công trong học tập ở trường bên Mỹ. Và điều quan trọng là
con tôi có thời gian học văn hóa, chơi thể thao, văn nghệ, hoạt động xã hội.
Tôi thực sự muốn con được phát triển toàn diện chứ không phải là gà công
nghiệp, sau này ra đời ngơ ngơ ngác ngác. Học là một chuyện, để thành công
trong cuộc sống còn cần nhiều kỹ năng khác ngoài học".

Bản thân tôi, cũng là
một phụ huynh có con sắp bước qua những ngưỡng cửa học tập quan trọng, tin rằng
câu chuyện thi đậu học sinh giỏi toàn quốc mà vẫn trượt đại học sẽ chấm dứt nếu
như việc đào tạo gà chọi, gà công nghiệp lệch lạc này thay đổi. Nhất là khi
chính các bậc cha mẹ và học sinh lớp chuyên đã thấy những hậu quả, thiệt thòi
từ việc chạy theo thành tích quá mức này.

Theo Nguyễn Anh Thi/ Vietnamnet




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thủ tướng phê duyệt đề án đổi mới chương trình, SGK phổ thông | Giáo dục

Posted: 10 Apr 2015 08:18 AM PDT

Phát huy khả năng tự học 

Chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng theo hướng coi trọng dạy người với dạy chữ, rèn luyện, phát triển cả về phẩm chất và năng lực; chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, nhân cách, lối sống; phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu và định hướng nghề nghiệp cho mỗi học sinh; tăng cường năng lực ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng sống, làm việc trong điều kiện hội nhập quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng, phát huy thành quả khoa học công nghệ thế giới, nhất là công nghệ giáo dục và công nghệ thông tin.

Chương trình mới, sách giáo khoa mới lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; tăng cường tính tương tác trong dạy và học giữa thầy với trò, trò với trò và giữa các thầy giáo, cô giáo.

Áp dụng chương trình, SGK mới từ năm học 2018 – 2019

Chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng, biên soạn theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học, cấp học trên. 

Đồng thời, chương trình mới, sách giáo khoa mới đáp ứng yêu cầu và góp phần tạo động lực đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; phải xác định cụ thể nội dung và yêu cầu cần đạt đối với mỗi môn học, lớp học, cấp học nhưng không quá chi tiết để căn cứ vào chương trình biên soạn được nhiều sách giáo khoa.

Theo Quyết định phê duyệt, Đề án trên được thực hiện trong 3 giai đoạn từ năm 2015-2023. Cụ thể, từ năm học 2018-2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình mới, sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học sinh đầu trần đến trường, xử hiệu trưởng | Giáo dục

Posted: 10 Apr 2015 08:01 AM PDT

Từ 10/4, CSGT Hà Nội ra quân xử lý học sinh, phụ huynh không đội mũ bảo hiểm (MBH) cho con ngay tại cổng trường, đồng thời gửi danh sách về nhà trường để trường tổ chức phê bình.

Phó GĐ Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống trao đổi việc tăng cường kiểm tra, xử lí học sinh và phụ huynh không đội mũ bảo hiểm đến trường.

Ông Nguyễn Hiệp Thống cho biết: Đây là việc làm nhân văn, liên quan trực tiếp đến an toàn tính mạng cho học sinh, cần được toàn xã hội ủng hộ. Bởi hàng năm có hàng ngàn trẻ chết vì tai nạn giao thông với 50% lí do đến từ việc không đội mũ bảo hiểm là con số hết sức đau lòng.

Tại Hà Nội, từ năm học 2012-2013, chúng tôi đã ký quy chế phối hợp giữa giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, giám đốc CA TP Hà Nội và giám đốc sở GTVT Hà Nội, bí thư thành đoàn về phối hợp giáo dục pháp luật, an toàn giao thông giai đoạn 2013-2018, trong đó có nội dung yêu cầu học sinh đội mũ khi tham gia giao thông.

Sau này có thêm quy định học sinh từ 6 tuổi trở lên đội MBH. Hiện Hà Nội có khoảng 1,1-1,2 triệu em/1,6 triệu học sinh nằm trong diện phải đội MBH. Với Hà Nội, chỉ cần 1% trong số học sinh không thực hiện đã có 10.000 học sinh không chấp hành.

Việc sở GD-ĐT phối hợp với CSGT để xử phạt các trường hợp không đội MBH có mục đích duy nhất là đảm bảo an toàn tính mạng cho các con.

Với phụ huynh, chúng tôi tha thiết mong cha mẹ học sinh cùng đồng hành. Đã đến lúc không thể chậm chễ mà phải quyết liệt, ráo riết thực hiện việc này.

- Ngoài xử lý học sinh, ngành GD-ĐT Hà Nội còn quy trách nhiệm cho nhà trường. Trong khi các vi phạm ở bên ngoài nhà trường. Điều này có tạo áp lực cho thầy cô, thưa ông?

- Vi phạm ATGT nói chung và cụ thể là trò không đội mũ bảo hiểm chúng ta đã ghi rõ trách nhiệm nhà trường trong tuyên truyền giáo dục, nhắc nhở….

Với học sinh nếu vi phạm lần một, nhắc nhở công khai tại trường và thông báo cho gia đình; vi phạm lần 2 làm kiểm điểm có chữ ký của gia đình; vi phạm các lần tiếp theo, tùy mức độ vi phạm sẽ hạ hạnh kiểm từ trung bình đến yếu.

Với nhà trường khi trò vi phạm thì đánh giá thi đua không thể không tính tới. Việc này sẽ có khó khăn nhưng phải làm vì tính nhân văn.

Chuyện trò vi phạm, xử lý trách nhiệm nhà trường cũng giống như ở một tỉnh dù xe nơi khác đến gây tai nạn, chủ tịch tỉnh đó cũng bị Thủ tướng nhắc nhở, phê bình.

Nhà trường ở đây có trách nhiệm khi giáo dục chưa thấu đáo, chưa phối hợp tốt với phụ huynh trong nhắc nhở con em đội MBH nên cần phải quy trách nhiệm cụ thể, rõ ràng.

CSGT cùng các cơ quan chức năng cũng sẽ tích cực phối hợp để thực hiện nội dung này.


CSGT ghi nhật ký và nhắc nhở phụ huynh đội MBH cho con. Ảnh chụp sáng 9/4.


– Sau 10/4, với tuần lễ cao điểm xử lý vi phạm giao thông học sinh không đội MBH đến trường, Hà Nội có biện pháp gì để việc này đi vào nề nếp?

- Mong muốn 100% học sinh chấp hành việc đội MBH có thêm hôm nay, ngày mai làm tốt nhưng chỉ cần chút lơ là có thể trò sẽ quên ngay. Cao điểm là cần thiết nhưng cần phải làm thường xuyên, liên tục: giáo dục tuyên truyền song cần có xử phạt, răn đe để tạo nề nếp. Cũng như ngày trước ta quen với việc không yêu cầu đội mũ bảo hiểm nay đã không đội thì thấy thiếu gì đó và không an toàn.

Với riêng ngành giáo dục, dịp cuối năm nay sẽ có việc để bàn về chuyện đánh giá, xếp loại thi đua của các trường và cơ sở giáo dục.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Báo điện tử Tiền Phong

Posted: 10 Apr 2015 07:44 AM PDT

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội – Điện thoại: (84-4) 39431250 – Fax: (84-4) 39430693 – Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Gần 800 tỷ đồng cho Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 10 Apr 2015 07:25 AM PDT

Theo Đề án được phê duyệt, chương trình (CT) mới, sách giáo khoa (SGK) mới được xây dựng theo hướng coi trọng dạy người với dạy chữ, rèn luyện, phát triển cả về phẩm chất và năng lực; chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, nhân cách, lối sống; phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu và định hướng nghề nghiệp cho mỗi học sinh; tăng cường năng lực ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng sống, làm việc trong điều kiện hội nhập quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng, phát huy thành quả khoa học công nghệ thế giới, nhất là công nghệ giáo dục và công nghệ thông tin.

CT mới, SGK mới lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; tăng cường tính tương tác trong dạy và học giữa thầy với trò, trò với trò và giữa các thầy giáo, cô giáo.

CT mới, SGK mới được xây dựng, biên soạn theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp
CT mới, SGK mới được xây dựng, biên soạn theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp
học dưới và phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên

CT mới, SGK mới đảm bảo tính tiếp nối, liên thông giữa các cấp học, các lớp học, giữa các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Bảo đảm yêu cầu giảm tải, tính thiết thực. Cập nhật với xu thế giáo dục hiện đại trên thế giới và gắn với chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường.

Kế thừa ưu điểm của CT, SGK hiện hành đồng thời tham khảo tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển, đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế. Thực hiện một CT, nhiều SGK. CT mới được xây dựng, thẩm định và ban hành trước làm cơ sở cho việc biên soạn SGK.

CT mới được thực hiện thống nhất trong toàn quốc, trong đó quy định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh sau mỗi cấp học, nội dung và thời lượng giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh, đồng thời có một phần thích hợp để các cơ sở giáo dục chủ động vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Khuyến khích các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân biên soạn SGK. Nhà trường, giáo viên chủ động lựa chọn SGK.

Chú trọng phát huy sự đóng góp của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý… và toàn xã hội trong quá trình xây dựng, biên soạn và triển khai thực hiện CT mới, SGK mới.

CT, SGK mới được định hướng xây dựng như thế nào?

Đề án cũng cho biết, CT mới, SGK mới đáp ứng yêu cầu của giai đoạn giáo dục cơ bản là bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện và thực sự cần thiết; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp phù hợp với năng lực, nguyện vọng và chủ động chuẩn bị tốt cho giai đoạn giáo dục sau phổ thông.

CT mới, SGK mới được xây dựng, biên soạn theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên. Các lớp học, cấp học dưới thực hiện lồng ghép, kết hợp những nội dung liên quan với nhau ở mức độ hợp lý để tạo thành các môn học tích hợp. Thực hiện giảm hợp lý số môn học, tránh chồng chéo nội dung và những kiến thức không hoặc chưa cần thiết đối với học sinh. Ở cấp THPT, ngoài các môn học bắt buộc chung, có các môn học, chuyên đề học tập dành cho học sinh tự chọn.

CT mới, SGK mới phải đáp ứng yêu cầu và góp phần tạo động lực đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Được xây dựng, biên soạn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và tạo động lực cho giáo viên nghiên cứu, khai thác tư liệu giáo dục, tìm hiểu thực tiễn để chuẩn bị tốt bài giảng; tăng cường tương tác, phát huy tính tích cực, chủ động và tạo cảm hứng học tập cho học sinh; tạo điều kiện cho học sinh dần nâng cao năng lực tự học hỏi, tìm tòi, hiểu biết môi trường, cuộc sống xung quanh và rèn luyện các kỹ năng sống, làm việc; tạo điều kiện thuận lợi và tạo động lực để đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học; thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

CT mới, SGK mới được xây dựng, biên soạn đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi thực hiện đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; bảo đảm trung thực, khách quan, thiết thực, tiết kiệm, giảm áp lực cho xã hội và khắc phục bệnh thành tích hình thức, cục bộ. Thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục phải dựa vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực học sinh được quy định trong CT; phối hợp đánh giá quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học, đánh giá của nhà trường với đánh giá gia đình và của xã hội; thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục ở cấp quốc gia, địa phương và đánh giá theo chương trình quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục.

CT mới phải xác định cụ thể nội dung và yêu cầu cần đạt đối với mỗi môn học, lớp học, cấp học nhưng không quá chi tiết để căn cứ vào CT biên soạn được nhiều SGK. SGK phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cho phép sử dụng, xuất bản. Việc lựa chọn SGK thuộc thẩm quyền của nhà trường và được thực hiện công khai, minh bạch căn cứ điều kiện thực tiễn, có tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh.

Áp dụng chương trình, SGK mới từ năm học 2018-2019

Cũng theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, CT mới phải thể hiện rõ mục tiêu giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục của từng cấp học, môn học; quy định yêu cầu cần phải đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh cuối mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.

Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng CT mới được thực hiện công khai, minh bạch. CT phải được lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân và được thực nghiệm nhằm bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính khả thi và độ tin cậy.

CT mới phải được Hội đồng quốc gia thẩm định CT thẩm định trước khi phê duyệt, ban hành. Tiêu chí lựa chọn thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định CT, tiêu chí đánh giá và quy trình thẩm định CT phải được công khai, minh bạch.

Bộ GD-ĐT tổ chức thực hiện biên soạn một bộ SGK mới đủ các môn học ở các lớp học, bảo đảm tiến độ theo lộ trình của Đề án. Việc tổ chức biên soạn SGK phải huy động được đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo có năng lực tham gia; tiêu chí, quy trình lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn được công khai, minh bạch. SGK phải được lấy ý kiến rộng rãi và được thực nghiệm nhằm bảo đảm sự phù hợp với chương trình, tính khoa học, tính sư phạm, tính khả thi và độ tin cậy.

SGK do Bộ GD-ĐT, các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân biên soạn phải được Hội đồng quốc gia thẩm định SGK thẩm định trước khi phê duyệt cho phép sử dụng đảm bảo tính khoa học, công bằng. Tiêu chí lựa chọn thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, tiêu chí đánh giá và quy trình thẩm định SGK phải được công khai, minh bạch.

Việc biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương phải được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định cấp tỉnh và được Bộ GD-ĐT phê duyệt.

Theo Quyết định phê duyệt, Đề án trên được thực hiện trong 3 giai đoạn từ năm 2015-2023. Cụ thể, từ năm học 2018-2019, bắt đầu triển khai áp dụng CT mới, SGK mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Đề án này cũng đưa ra hướng tăng cường các điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện có hiệu quả CT, SGK mới. Cụ thể, các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động tiến hành điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường đáp ứng yêu cầu của CT mới, SGK mới; ưu tiên bố trí phòng học bộ môn, phòng thực hành, thí nghiệm; rà soát danh mục tối thiểu hiện hành, chỉ bổ sung những thiết bị thực sự cần thiết, trang bị thiết bị giáo dục ứng dụng kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm chi phí.

778,8 tỷ đồng để thực hiện đề án


Theo đề án, Nhà nước bố trí 778,8 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ: xây dựng, thử nghiệm chương trình; Biên soạn, thử nghiệm một bộ sách giáo khoa (do Bộ GD-ĐT tổ chức thực hiện), trong đó có SGK song ngữ (tiếng Việt – tiếng một số dân tộc ít người đối với một số môn học ở cấp tiểu học; biên soạn thử nghiệm SGK điện tử.


Thẩm định CT và thẩm định SGK; Tập huấn, bồi dưỡng cho người tham gia xây dựng, biên soạn, thẩm định CT mới, SGK mới; xây dựng hệ thống tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng; tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện CT mới, SGK mới.


Cung cấp SGK cho các trường vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, học sinh khuyết tật.

Nguyễn Hùng

 

 




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

3 năm tới, học theo chương trình và SGK mới

Posted: 10 Apr 2015 07:08 AM PDT

– Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án đổi
mới chương trình, sách giáo khoa (CT, SGK) mới với kinh phí 778,8 tỷ đồng và sẽ
áp dụng triển khai áp dụng từ năm học 2018-2019 với hình thức cuốn chiếu.

 Phát huy khả năng tự học

CT, SGK mới được xây dựng theo hướng coi trọng
dạy người với dạy chữ, rèn luyện, phát triển cả về phẩm chất và năng lực; chú
trọng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, nhân cách, lối
sống; phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu và định hướng nghề nghiệp cho mỗi học
sinh;

năm học ; SGK mới

Ảnh minh họa. Ảnh: Văn Chung

Tăng cường năng lực ngoại ngữ, tin học và các kỹ
năng sống, làm việc trong điều kiện hội nhập quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng, phát
huy thành quả khoa học công nghệ thế giới, nhất là công nghệ giáo dục và công
nghệ thông tin.

CT, SGK mới lấy học sinh làm trung tâm, phát huy
tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; tăng cường tính
tương tác trong dạy và học giữa thầy với trò, trò với trò và giữa các thầy giáo,
cô giáo.

Một chương trình, nhiều bộ sách

CT, SGK mới được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo
tính tiếp nối, liên thông giữa các cấp học, các lớp học, giữa các môn, chuyên đề
học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

CT mới, SGK mới đảm bảo yêu cầu giảm tải, tính
thiết thực, cập nhật xu thế giáo dục hiện đại trên thế giới và gắn với CT bồi
dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chát, kỹ
thuật của nhà trường.

CT, SGK mới kế thừa ưu điểm của CT, SGK hiện hành
đồng thời tham khảo tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước có nền giáo
dục phát triển, đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế.

Thực hiện một CT, nhiều SGK. Trong đó, Bộ GD-ĐT
thực hiện biên soạn một bộ SGK mới đủ các môn học ở các lớp học, đảm bảo tiến độ
theo lộ trình của đề án.

CT mới được xây dựng, thẩm định và ban hành trước
làm cơ sở cho việc biên soạn SGK.

CT mới được thực hiện thống nhất trong tòa quốc,
trong đó quy định những yêu cầu cần đạt được về phẩm chất và năng lực của học
sinh sau mỗi cấp học, nội dung và thời lượng giáo dục bắt buộc với tất cả học
sinh, đồng thời có một phần thích hợp để các cơ sở giáo dục chủ động vận dụng
với điều kiện cụ thể của địa phương. Khuyến khích các nhà xuất bản, tổ chức, cá
nhân biên soạn SGK.

Chú trọng phát huy sự đóng góp của các tổ chức xã
hội nghề nghiệp, các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý,…và toàn xã hội
trong quá trình xây dựng, biên soạn và triển khai thực hiện CT, SGK mới.

CT, SGK mới được xây dựng, biên soạn theo hướng
tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học, cấp học
trên; đáp ứng yêu cầu và góp phần tạo động lực đổi mới phương pháp dạy và học,
thi-kiểm tra đánh giá.

Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình

Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng
CT mới được thực hiện công khai, minh bạch. CT phải được lấy ý kiến rộng rãi của
các tổ chức, cá nhân và được thực nghiệm nhằm đảm bảo tính khoa học, tính sư
phạm, tính khả thi và độ tin cậy.

CT mới phải được Hội đồng quốc gia thẩm định CT
thẩm định trước khi phê duyệt, ban hành. Tiêu chí chọn thành viên Hội đồng này
phải được công khai, minh bạch.

CT mới, SGK mới được xây dựng, biên soạn theo
hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học, cấp
học trên.

Đồng thời, CT mới, SGK mới đáp ứng yêu cầu và góp
phần tạo động lực đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới thi, kiểm
tra, đánh giá chất lượng giáo dục; phải xác định cụ thể nội dung và yêu cầu cần
đạt đối với mỗi môn học, lớp học, cấp học nhưng không quá chi tiết để căn cứ vào
CT biên soạn được nhiều SGK.

Áp dụng CT, SGK mới từ năm học 2018-2019

Theo Quyết định phê duyệt, Đề án trên được thực
hiện trong 3 giai đoạn từ năm 2015-2023. Cụ thể, từ năm học 2018-2019, bắt đầu
triển khai áp dụng CT mới, SGK mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp
tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

778,8 tỷ đồng thực hiện

Nhà nước bố trí 778,8 tỷ đồng để thực hiện nhiệm
vụ xây dựng, thử nghiệm CT; Biên soạn, thử nghiệm một bộ SGK do Bộ GD-ĐT thực
hiện, trong đó có SGK song ngữ (tiếng Việt-tiếng một số dân tộc ít người) đối
với một số môn học ở cấp tiểu học, biên soạn và thử nghiệm SGK điện tử.

Số tiền trên cũng dùng cho thẩm định CT, SGK. Tập
huấn, bồi dưỡng cho người tham gia xây dựng, biên soạn, thẩm định CT, SGK mới;
xây dựng hệ thống tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng; tập huấn, bồi dưỡng
giáo viên để thực hiện CT, SGK mới.

Cung cấp SGK cho các trường vùng miền núi, hải
đảo, đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, học
sinh khuyết tật.

Huy động kinh phí của các nhà xuất bản, tổ chức,
cá nhân biên soạn SGK (ngoài bộ SGK do Bộ GD-ĐT biên soạn) và triển khai các
hoạt động của Đề án không sử dụng kinh phí của Nhà nước.

Việc lựa chọn SGK thuộc thẩm quyền của nhà
trường
và được thực hiện công khai, minh bạch căn cứ vào điều kiện thực
tiễn, có tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh và phụ huynh.

Văn Chung




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thủ tướng phê duyệt đề án đổi mới chương trình, SGK phổ thông

Posted: 10 Apr 2015 06:52 AM PDT

Theo quyết định của Thủ tướng, chương trình mới, sách giáo khoa mới sẽ được xây dựng theo hướng coi trọng dạy người với dạy chữ, rèn luyện, phát triển cả về phẩm chất và năng lực; chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu… cho mỗi học sinh.

Chương trình mới, sách giáo khoa mới sẽ lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự học của học sinh; tăng cường tính tương tác trong dạy và học giữa thầy với trò, trò với trò và giữa các thầy giáo, cô giáo.

[Caption]

Sách giáo khoa mới sẽ bắt đầu được sử dụng từ năm học 2018-2019.

Chương trình cũng tiếp nối, liên thông giữa các cấp học, môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo; đồng thời đảm bảo giảm tải, thiết thực, kế thừa ưu điểm của chương trình hiện hành và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của các nước giáo dục phát triển, đảm bảo hội nhập quốc tế.

Thủ tướng cũng đồng ý sẽ có một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa. Sau đó, nhà trường, giáo viên sẽ lựa chọn những bộ sách phù hợp.

Thủ tướng nhắc nhở, chương trình mới, sách giáo khoa mới phải đáp ứng yêu cầu của giai đoạn giáo dục cơ bản, trang bị tri thức phổ thông nền tảng toàn diện và thực sự cần thiết. Giai đoạn giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo học sinh tiếp cận nghề nghiệp phù hợp với năng lực, nguyện vọng và chủ động tiếp cận nghề nghiệp phù hợp với năng lực, nguyện vọng và chủ động chuẩn bị tốt cho giai đoạn giáo dục sau phổ thông.

Chương trình mới, sách giáo khoa mới được biên soạn theo hướng tích hợp các cấp học, cấp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên; đáp ứng yêu cầu và góp phần tạo động lực đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới thi, kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục.

Theo Quyết định phê duyệt, Đề án trên được thực hiện trong 3 giai đoạn từ năm 2015-2023. Cụ thể, từ năm học 2018-2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình mới, sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Hoàng Thùy




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Nội hướng dẫn các trường xét tuyển vào lớp 6 | Giáo dục

Posted: 10 Apr 2015 06:34 AM PDT

TPO – Thời gian tuyển sinh, các trường mầm non, tiểu học và THCS bao gồm cả tuyển sinh vào lớp 6 sẽ bắt đầu tuyển sinh vào ngày 1/7 đến hết ngày 15/7. Các trường không được phép tuyển trước thời gian quy định.

Ngày 10/4, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn các trường thực hiện việc tuyển sinh vào các lớp đầu cấp. Trong đó, hướng dẫn cụ thể phương thức tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6 năm nay bằng phương thức xét tuyển. 

Đối với những trường có số lượng học sinh đăng ký đầu vào lớp học nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, các trường tự xây dựng phương án tuyển sinh trình Phòng GD&ĐT và UBND quận, huyện, thị xã, báo cáo Sở GD&ĐT để có phương án xử lý. Hạn để các trường gửi chốt phương án là ngày 14/4. 

Thời gian tuyển sinh, các trường mầm non, tiểu học và THCS bao gồm cả tuyển sinh vào lớp 6 sẽ bắt đầu tuyển sinh vào ngày 1/7 đến hết ngày 15/7. Các trường không được phép tuyển trước thời gian quy định. Sau ngày 15/7, nếu trường nào chưa tuyển đủ chỉ tiêu, các phòng GD&ĐT sẽ căn cứ tình hình thực tế để tiếp tục cho phép tuyển sinh đủ chỉ tiêu trước ngày 19/7.

Trước quy định cấm thi tuyển đầu vào lớp 6 và văn bản hướng dẫn xét tuyển của Sở GD&ĐT Hà Nội, hiện các trường đang đau đầu nghĩ phương án để xét tuyển sao sao cho hợp lý vừa phải phù hợp với thông tư 30 của Bộ GD&ĐT về việc đánh giá học sinh tiểu học không qua chấm điểm.

Tại hội nghị, đại diện các trường đã bày tỏ băn khoăn xoay quanh việc không thi tuyển sẽ phải xét tuyển theo phương thức nào, nếu vi phạm sẽ bị xử lý ra sao?

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, ông Phạm Văn Đại khẳng định, thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các trường năm nay không được tổ chức thi tuyển đầu vào lớp 6 dưới mọi hình thức. Nếu nơi nào vi phạm, các trưởng phòng phải chịu trách nhiệm. 

Riêng các trường mầm non, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường công khai chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian tuyển sinh ở từng độ tuổi để phụ huynh hiểu rõ, tránh gây áp lực cho công tác tuyển sinh. 

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, những năm gần đây, số lượng trẻ tăng lên nhanh chóng trong khi đó cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, trường hợp số trẻ đăng ký học tại trường vượt quá khả năng tiếp nhận, trường phải ưu tiên tiếp nhận trẻ 5 tuổi, trẻ thuộc tuyến tuyển sinh được giao. Các trường mầm non tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ. 

Phấn đấu huy động số trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ đạt 35%, mẫu giáo đạt trên 90% và 65% trẻ khuyết tật nhẹ trong độ tuổi mầm non được học hòa nhập. Thực hiện phổ cập tiểu học, trung học đúng độ tuổi và đảm bảo 100% trẻ 6 tuổi đủ sức khỏe được vào lớp 1.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cấm thầy yêu trò để không xảy ra thiên vị – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 10 Apr 2015 06:17 AM PDT

TS Trần Vinh Dự - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường CĐ Nghề Việt Mỹ. (Ảnh: NVCC)

TS Trần Vinh Dự – Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường CĐ Nghề Việt Mỹ. (Ảnh: NVCC)

Trao đổi với Dân trí, TS Trần Vinh Dự cho biết tại trường quy định cấm giảng viên yêu sinh viên trong trường đã có từ lâu chứ không phải mới xuất hiện gần đây. Theo TS Dự, trường là một phân hiệu của Broward College (Mỹ) tại Việt Nam, phải làm theo quy định của cơ sở chính.

Hơn nữa, việc này sẽ tạo ra môi trường an toàn, lành mạnh cho sinh viên học tập. Giảng viên cũng sẽ ý thức và có trách nhiệm hơn với công việc. Trường chỉ cấm giảng viên yêu sinh viên khi còn học tại trường. Nếu chuyện đó xảy ra, giảng viên sẽ bị sa thải. Cũng theo quy định này thì giảng viên trong trường không được hẹn hò đi ăn trưa, ăn tối với sinh viên. Khi tiếp sinh viên trong phòng làm việc, thầy cô không được đóng cửa phòng.

Theo TS Dự, ở trường có một số quy định chặt chẽ như sinh viên không được chạy điểm hoặc quà cáp cho giảng viên… Bên cạnh đó, quy định cấm giảng viên có tình cảm vượt quá tình thầy trò cũng là một yếu tố để tạo ra môi trường an toàn, lành mạnh cho sinh viên học tập. "Trường không quy định suông mà áp dụng rất chặt chẽ. Hàng năm, các giáo sư phía trường bên Mỹ vẫn thường xuyên sang thẩm định về chương trình, quản lý đội ngũ giáo viên.. để xem có đúng theo những quy định của trường chính hay không. Do đó, không thể nào để xảy ra những chuyện sai phạm" – ông Dự chia sẻ.

TS Dự cũng cho biết, chỉ một vài sinh viên của trường không thích còn lại đa số đều thoải mái với quy định này của trường. "Trong một lớp có thể có chuyện sinh viên này yêu thầy giáo nhưng phần đông số sinh viên còn lại thì không. Vì vậy nếu xảy ra chuyện đó trong lớp thì sẽ có nhiều người cảm thấy không thoải mái. Phần đông đều có suy nghĩ chắc chắn giảng viên này sẽ ưu ái, thiên vị sinh viên đó. Như vậy việc cấm ngay từ đầu sẽ tạo được môi trường học tập lành mạnh và bình đẳng hơn", ông Dự cho biết.

Ông Dự cũng nói thêm rằng quy định cấm này chỉ dành cho giảng viên. Việc sinh viên có cảm tình đơn phương với giáo viên cũng là chuyện bình thường nhưng vấn đề là trách nhiệm của các thầy cô phải xử lí làm sao khéo léo để không làm ảnh hưởng đến người học. Do đó nếu có quy định rõ ràng thì các thầy cô sẽ dễ dàng xử lý hơn trong tình huống sinh viên bày tỏ tình cảm.

Trước nhiều ý kiến cho rằng quy định này vi phạm luật thì TS Trần Vinh Dự khẳng định "điều này hoàn toàn không vi phạm". Ngay trong hợp đồng lao động bao giờ cũng nêu ra những điều khoản quy định, những quy chuẩn của đơn vị, tổ chức nếu người lao động chấp nhận khi vào làm thì họ phải tuân thủ theo nội quy đó.

Hơn nữa, quy định này được tất cả giảng viên của trường đồng thuận. "Giảng viên trong trưởng đa số là người nước ngoài hoặc những người đã học và làm việc ở nước ngoài nên hiểu những giá trị và tôn trọng nó ngay từ đầu. Họ cảm thấy đó là điểu bình thường chứ không có vấn đề gì cả. Mọi người sẽ rất ngạc nhiên nếu trong trường xảy ra chuyện yêu đương giữa thầy trò mà không có điều tiếng gì", ông Dự nói.

Tuy nhiên, khi hỏi ý kiến về việc này thì một nữ sinh viên năm 3 của trường này cho biết không tán đồng với quy định cấm này. Theo nữ sinh này thì yêu đương là quyền tự do của mỗi người hơn nữa sinh viên đã trên 18 tuổi nên sẽ biết tự chủ trong hành động của mình.

Lê Phương




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments