Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Giám đốc Sở GD&ĐT lưu ý về kỳ thi THPT quốc gia | Giáo dục

Posted: 07 Mar 2015 05:42 AM PST

Quy chế thi THPT Quốc gia có nhiều điểm mới nên giáo viên, học sinh và cả phụ huynh cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng và nắm thật chắc chắn, chính xác những thông tin liên quan như môn thi, ngày thi, đối tượng dự thi… Ông Minh cũng lưu ý, phụ huynh, học sinh cần chọn những nguồn thông tấn, báo chí đáng tin cậy.

Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia sẽ tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn trong các môn thi còn lại. 

Riêng với thí sinh dự thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ, ngoài 4 môn kể trên, sẽ đăng ký dự thi thêm các môn phù hợp với tổ hợp các môn thi để xét tuyển sinh do trường ĐH, CĐ quy định.

Ông Minh nhắc nhở: Các thí sinh phải tự xác định mình thuộc đối tượng dự thi nào: dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT; vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển vào ĐH, CĐ hay đã có bằng tốt nghiệp THPT chỉ sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Rút kinh nghiệm nhiều năm trước, các hồ sơ đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ luôn mắc lỗi, nhất là các đối tượng ưu tiên, mã trường thi, địa chỉ liên lạc không rõ ràng… 

Việc chỉnh sửa đôi khi gặp nhiều khó khăn, thậm chí không còn cơ hội điều chỉnh. Năm nay với nhiều điểm mới, phụ huynh và học sinh phải hết sức lưu ý khi làm hồ sơ. Dù hạn chót đến 30.4.2015 nhưng không vì thế mà chủ quan.

Cũng theo ông Minh, một trong những điều phải hết sức quan tâm là môn thi tự chọn. "Tôi biết vẫn đang có rất nhiều thí sinh chưa xác định được môn tự chọn của mình. Giờ là lúc các em phải làm việc đó. 

Ngoài việc tự đánh giá năng lực bản thân có thể tham khảo ý kiến thầy cô, bạn bè, cha mẹ. Các trường THPT, trung tâm GDTX, GDTX-HN cần triển khai ngay kế hoạch ôn tập; giáo viên giúp học sinh định hướng môn thi", ông Minh nhắn nhủ.

"Sở sẽ liên tục cập nhật những thông tin liên quan đến kỳ thi THPT Quốc gia và sẽ kịp thời có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh và cả phụ huynh yên tâm, tự tin đến với kỳ thi mới mẻ này", ông Minh cam kết.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

10 bạn trẻ thế hệ 9X giàu nhất thế giới năm 2014

Posted: 07 Mar 2015 05:15 AM PST

Trang Richest Lifestyle công bố danh sách 10 triệu phú trẻ giàu nhất thế giới năm 2014. Tài năng giúp họ có được khoản thu nhập khổng lồ dù chưa qua tuổi 18.

9x, giàu

1. Nick D'Aloisio – 18 tuổi; tổng tài sản: 30 triệu USD. Không phải ngôi sao giải trí, cũng không phải là người thừa kế danh giá, Nick D'Aloisio là một triệu phú tự lực. Thần đồng công nghệ trẻ tuổi kiếm được 30 triệu USD sau khi bán ứng dụng Summly của mình cho Yahoo! Sản phẩm này giúp anh chiến thắng giải thưởng thiết kế của Apple tại WWDC 2014. Nick là tấm gương sáng cho tất cả doanh nhân trẻ trên thế giới.

9x, giàu

2. Abigail Breslin – 18 tuổi; tổng tài sản: 12 triệu USD. Nữ diễn viên nổi tiếng người Mỹ bắt đầu sự nghiệp từ năm 2002 với vai diễn trong bộ phim Signs của đạo diễn M. Night Shyamalan. Cô được công chúng biết đến nhiều hơn qua các bộ phim Hollywood như Zombieland, The Call.

9x, giàu

3. Jaden Smith – 16 tuổi; tổng tài sản: 8 triệu USD. Jaden Smith là con trai của diễn viên Will Smith và Jada Pinket Smith. Doanh thu của anh đến từ lĩnh vực điện ảnh và âm nhạc. Năm 2006, lần đầu tiên anh tham gia diễn xuất trong bộ phim The Pursuit of Happiness. Anh nhận giải "Diễn xuất đột phá" của MTV Movie Awards năm 2007. Năm 2010, Jaden bỏ túi 5 triệu USD cho vai chính trong bộ phim The Karate Kid, đóng cùng huyền thoại Jakie Chan.

9x, giàu

4. Chloe Grace Moretz – 15 tuổi; tổng tài sản: 8 triệu USD. Nữ diễn viên trẻ người Mỹ nổi tiếng từ bộ phim 500 days of Summer. 

9x, giàu

5. Elle Fanning – 16 tuổi; tổng tài sản: 5 triệu USD. Elle Fanning khởi nghiệp diễn viên với một vai nhỏ trong phim I am Sam cùng chị gái. Năm 4 tuổi, Elle gây ấn tượng khi diễn xuất trong loạt phim hài Daddy day care.

9x, giàu

6. Willow Smith – 13 tuổi: tổng tài sản: 5 triệu USD. Willow Smith là con gái của Will Smith và Jada Pinket Smith. Vai diễn đầu tay của cô là vai Marley Neville trong phim I am Legend (2007).

9x, giàu

7. Cody Simpson – 17 tuổi; tổng tài sản: 4,5 triệu USD. Năm 12 tuổi, Cody Simpson ký hợp đồng với hãng đĩa Atlantic Records. Mới đây, anh hoàn thành tua diễn đầu tiên quảng bá cho album ngắn.

9x, giàu

8. Jackie Evancho – 14 tuổi; tổng tài sản: 2,5 triệu USD. Mùa hè năm 2010, ca sĩ nhí tài năng Jackie Evancho tham gia chương trình America's Got Talent. Cô được nhiều người yêu thích bởi khả năng ca hát, chơi piano và violin.

9x, giàu

9. Bella Thorne – 17 tuổi; tổng tài sản: 2 triệu USD. Bella Thorne là một nghệ sĩ đa tài. Cô có thể hát, nhảy, diễn xuất và làm người mẫu. Sự nghiệp của cô bắt đầu năm 6 tuổi, làm mẫu nhí cho tạp chí Parents. Từ đó, cô xuất hiện trên nhiều ấn phẩm, báo chí quốc gia và quốc tế.

9x, giàu

10. Lorde – 17 tuổi; tổng tài sản: 2 triệu USD. Ca sĩ, nhạc sĩ người New Zealand Lorde tham gia biểu diễn tại các rạp hát từ năm 5 tuổi. Cô ra mắt album ngắn đầu tiên năm 2012.

Hồng Nhung/ Theo Zing



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nghệ An: Hai phương thức tuyển sinh vào 10 năm học 2015 – 2016 | Giáo dục

Posted: 07 Mar 2015 04:18 AM PST

Theo đó, chỉ tuyển học sinh có hộ khẩu thường trú trong địa bàn tỉnh Nghệ An; Hoc sinh chuyển từ địa phương khác đến phải được sự chấp thuận của Sở GD&ĐT.

Nghệ An thực hiện thi tuyển đối với các trường có số học sinh đăng ký tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu vào trường. Xét tuyển đối với các trường có số học sinh đăng ký tuyển sinh không vượt quá chỉ tiêu vào trường.

Đối với trường THPT DTNT: Lấy kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT để tuyển sinh. Nếu thí sinh đăng ký tuyển sinh vào một trường THPT và có nguyện vọng vào học trường THPT DTNT, nhưng trường THPT đó không tổ chức thi, thì thí sinh phải tham gia thi tuyển sinh vào lớp 10 tại một trường THPT do Sở GD&ĐT qui định.

Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình giáo dục thường xuyên có độ tuổi được quy định theo Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp hục.

Môn thi: Toán, Ngữ văn và môn thứ 3; môn thứ 3 được chọn trong số những môn học còn lại, phù hợp cho các đối tượng tuyển sinh theo quy định.

Thí sinh sẽ làm bài thi viết, cụ thể: Môn toán, Ngữ văn: 120 phút/môn thi; môn thi thứ 3 :60 phút.

Thời gian tổ chức thi tuyển: Ngày 9, 10 tháng 6 năm 2015.

Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích tối đa không quá 5 điểm vào tổng điểm của bài thi.

Điểm thi tuyển là tổng điểm ba bài thi đã tính theo hệ số và điểm cộng thêm cho đối tượng ưu tiên, khuyến khích. Thí sinh trúng tuyển không có bài thi nào bị điểm.

Nội dung đề thi trong phạm vi chương trình THCS do Bộ GD&ĐT, chủ yếu ở lớp 9. Đề thi phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, không sai sót, phân hoá được trình độ học sinh, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Các trường đại học liệu có công bố điểm chuẩn trước

Posted: 07 Mar 2015 04:10 AM PST

- Bộ Giáo dục nói rằng năm nay thí sinh sẽ thuận lợi hơn vì biết kết quả mới đăng ký vào các trường phù hợp, vậy các trường đại học có công bố điểm chuẩn trước để thí sinh biết, từ đó lựa chọn trường phù hợp không?

- Sau khi hoàn thiện chấm thi THPT quốc gia, Bộ Giáo dục sẽ căn cứ vào kết quả thi, chỉ tiêu tuyển sinh, đối tượng ưu tiên… để xây dựng và công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học, cao đẳng. Trên cơ sở đó, các trường xây dựng phương án xét tuyển sao cho điểm trúng tuyển không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng nói trên.

Các trường không công bố điểm chuẩn trước mà lấy điểm từ cao xuống thấp. Tuy nhiên, các trường lại công bố chỉ tiêu xét tuyển và cứ 3 ngày một lần lại cập nhật và sắp xếp danh sách thí sinh theo điểm từ cao xuống thấp. Vì vậy, dù không công bố trước điểm chuẩn trước nhưng dựa vào thông tin được công bố thường xuyên, thí sinh vẫn biết được khả năng mình đỗ hay không thông qua số lượng thí sinh hơn điểm mình so với số lượng chỉ tiêu. 

- Theo quy chế thì mỗi thí sinh năm nay có 4 giấy chứng nhận kết quả, học sinh nên sử dụng như thế nào để có nhiều cơ hội vào đại học nhất?

– Mỗi giấy chứng nhận có thể đăng ký vào 4 ngành khác nhau của một trường, như vậy thí sinh có 16 cơ hội vào đại học. Tuy nhiên, ở đợt xét tuyển đầu tiên, thí sinh cần cân nhắc kỹ, chọn những ngành, trường phù hợp với điểm số của mình thông qua kênh tham khảo là điểm trúng tuyển những năm trước. Bên cạnh đó, 4 ngành của trường đó phải đăng ký theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Không nên chọn ngành không muốn học vì nếu trúng tuyển nguyện vọng 1 thì sẽ không được quyền tham gia xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Trong thời gian 20 ngày của đợt xét tuyển nguyện vọng 1, thí sinh có thể điều chỉnh lại nguyện vọng đã đăng ký hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác nếu thấy cơ hội đỗ vào trường thấp. Nếu cân nhắc kỹ càng thì khả năng trúng tuyển nguyện vọng 1 rất lớn.

- Thí sinh có được đăng ký cụm thi THPT quốc gia không?

– Thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT sẽ thi tại trường hoặc liên trường THPT của tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, có sự phối hợp của các trường đại học. Thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng sẽ thi tại cụm thi do trường đại học chủ trì. Thí sinh tự do có thể đăng ký dự thi tại cụm do các trường đại học chủ trì, ở những nơi thuận tiện.

Như vậy, thí sinh chỉ phải di chuyển trong khoảng cách ngắn hơn so với những năm trước đây khi các em dự thi tại trường đại học, cao đẳng trong cả nước hoặc chỉ tại bốn cụm thi quốc gia ở Hải Phòng, Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ.

Lan Hạ



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

8/3 của các nam sinh giữa ‘rừng hoa’

Posted: 07 Mar 2015 03:34 AM PST

Nếu các trường khối ngành kỹ thuật luôn trong cảnh "dương thịnh, âm suy" thì ngược lại, các trường khối ngành khoa học xã hội nhân văn các nam sinh viên thường hiếm hoi và là "mỳ chính cánh". Cùng nghe chia sẻ của các bạn trong ngày 8/3.

 Giữa "rừng hoa"

"Lần đầu tiên bước vào lớp, 20 bạn, duy chỉ có mình là nam thấy cũng lo lắng lắm. Mình lo sẽ phải cư xử với các nàng thế nào, lo cả chuyện vào lớp thế nào thấy mình là "mỳ chính cánh" thầy cô cũng sẽ soi rồi hỏi han bài vở đầu tiên,vv" –Nguyễn Đức Trọng, sinh viên năm 2 lớp Chất lượng cao ngành Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ.

Đam mê môn Ngữ văn và nghề giáo nhưng Đức Trọng lại mất một năm học ở Học viện Hành chính quốc gia theo ý muốn của gia đình. Sau khi kiên trì thuyết phục, nêu ý kiến của bản thân Đức Trọng đã được thi vào chuyên ngành mình yêu thích tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Tương tự, lớp CLCk64- Chất lượng cao ngành Ngữ văn (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) của Lương Văn Thịnh cũng trong tình cảnh "âm thịnh dương suy" với 3/22 thành viên là nam.

"Thời gian đầu vì chưa quen mọi người, lớp lại ít con trai nên mình cũng bị hẫng một chút. Nhưng khi làm quen với không khí lớp học và các thành viên thì mọi chuyện thấy rất thuận lợi" – Thịnh cho biết.

nam giới, phụ nữ, 8/3

Lớp CLCk64 của Lương Văn Thịnh (Ảnh: NVCC).

Là dân khối D (chuyên tiếng Anh), năm 2014 Thịnh chọn thi vào khối A1 của Trường ĐH Điện Lực và khối C của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Điểm đỗ vào khối A1 của Thịnh là 23, cao hơn khối C nhưng bạn vẫn quyết định theo nghề giáo sau khi nhận được sự ủng hộ của bố mẹ, gia đình.

Trong khi đó, Thế Anh-sinh viên năm 3 ngành Kĩ thuật công nghệ (Trường CĐ Sư phạm TƯ) lại thực tế hơn khi chọn ngành học phù hợp với khả năng học tập và năng khiếu của mình. Lớp bạn đang học hiện cũng chỉ có 4/28 thành viên là nam.

"Cũng không ít ý kiến nói mình theo ngành nghề này sau ra trường khó xin việc, lại nghèo nhưng gia đình luôn động viên và bản thân mình thấy gắn bó với ngành học nên không có gì phải nuối tiếc cả" – Thế Anh chia sẻ.

Không chỉ học tập tốt, điểm chung của cả ba chàng sinh viên này còn là sự năng động, nhiệt tình với công việc chung của trường của lớp

Đức Trọng hiện đang là bí thư của lớp. Ngày trước bạn còn được tin tưởng giao đảm nhiệm cùng lúc vai trò lớp trưởng, nay vì nhiều việc nên công việc này được san sẻ cho các bạn. Văn Thịnh hiện cũng được các thành viên trong lớp tín nhiệm bầu làm lớp trưởng của lớp. Còn Thế Anh là thành viên không thể thiếu trong hầu hết các hoạt động tình nguyện của lớp, khoa và của trường

Các chàng chuẩn bị gì cho ngày của chị em?

Luôn được các nàng tôn trọng và động viên trong công việc chung của lớp nên mỗi dịp 20/10, 20/11 hay 8/3 Đức Trọng luôn tự mình thiết kế chương trình, chuẩn bị quà chu đáo cho các thành viên nữ.

Như dịp 20/10 năm ngoái, cậu đặt cửa hàng hoa chuẩn bị cho mỗi người một đóa hoa hồng để tranh thủ giữa giờ tặng cho mọi người kèm thêm bài hát. 20/11 Đức Trọng lên kế hoạch đi chơi, chụp ảnh cho các thành viên hay 8/3 là một lọ hoa xinh xắn kèm 19 cây kẹo mút cho các nàng. Tết đến, chàng lại chuẩn bị những bao lì xì nho nhỏ tặng mọi người.

nam giới, phụ nữ, 8/3

Đức Trọng chụp chung với các bạn cùng lớp. (Ảnh: NVCC).

Mùng 8/3 năm nay rơi vào cuối tuần nên Đức Trọng chia sẻ: "Mình đang chuẩn bị những tấm thiệp xinh xắn cho các bạn ấy cũng như luyện giọng cho thật hay để gửi tặng mọi người."

Còn Văn Thịnh chia sẻ: "Mình dự định sang tuần sẽ tập hợp lớp đến nhà cô chủ nhiệm để tổ chức liên hoan và sinh hoạt văn nghệ. Đây là dịp để mọi người gần gũi và chia sẻ cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó".

Trong khi đó, Thế Anh lại đang tất bật cho đêm văn nghệ với chủ đề "Gửi lời yêu thương" sẽ diễn ra vào tối 7/3 dành cho các bạn trong một số câu lạc bộ tình nguyện của trường. Từ đêm qua, Thế Anh đã ra chợ hoa Quảng Bá để chọn những bông hoa đẹp nhất dành tặng các nàng. Một kế hoạch với những bài hát trao gửi yêu thương cũng đã được chàng lên kế hoạch cho đêm 7/3 đầy ý nghĩa này.

"Nếu các bạn nữ chỉ có những ngày như 8/3, 20/10 là những ngày đặc biệt thì với mình mỗi ngày đến lớp đều là những ngày đặc biệt. Mình muốn nói rằng mình rất hạnh phúc khi ở giữa 19 bông hoa xinh đẹp, học giỏi lại cực kỳ quý mến mình" – Đức Trọng bộc bạch.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Quy chế thi THPT Quốc gia đáp ứng nguyện vọng của học sinh | Giáo dục

Posted: 07 Mar 2015 02:51 AM PST

* Bà Triệu Thị Chính – Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang: Chủ động bắt tay vào việc

Những quy định được thể hiện trong Quy chế thi THPT Quốc gia năm nay chính là nguyện vọng của chúng tôi cũng như là các em học sinh.

Với đặc thù là tỉnh miền núi, đường sá đi lại khó khăn, thậm chí có nhiều đoạn đường còn heo hút, hiểm trở, khi Bộ quyết định tổ chức thành các cụm thi như trong Quy chế nêu, anh, chị em chúng tôi cảm thấy rất vui và thở phào nhẹ nhõm vì những băn khoăn lo lắng về vấn đề đi lại của các em như trước đây đã được giải tỏa.

Theo Quy chế, Sở sẽ chủ trì cụm thi dành cho các thí sinh có nguyện vọng xét tốt nghiệp THPT và có sự phối hợp với các trường đại học được giao chủ trì ở cụm thi dành cho thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Vì thế, ngay sau khi Bộ chính thức công bố Quy chế thi, chúng tôi đã bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị.

Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng kế hoạch chi tiết và các phương án tổ chức để trình UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời dự trù kinh phí hỗ trợ để tổ chức kỳ thi.

Chúng tôi cũng đang tính đến phương án các trường thuê xe ô tô cho các em ở cụm thi cho các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ). Qua đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh và đảm bảo an toàn cho các em.

Đối với cụm thi cho các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, hiện chúng tôi đang dự thảo phương án tổ chức mỗi huyện một có một Hội đồng thi.

Đồng thời bắt tay ngay vào công tác khảo sát số lượng thí sinh, chuẩn bị về cơ sở, vật chất, trường lớp, phòng thi và lập kế hoạch về việc huy động nhân lực như: giám thị coi thi, thanh tra, cán bộ chấm thi và tiếp tục làm công tác phối hợp với các lực lượng liên ngành như: Công an, y tế, điện lực, đoàn thanh niên v.v… nhằm tổ chức kỳ thi thực sự nghiêm túc và thành công trên mọi phương diện.

* Bà Phạm Thị Hằng – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa: Phấn khởi trước Quy chế thi

 Bà Phạm Thị Hằng – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa


Quy chế thi THPT Quốc gia mà Bộ GD&ĐT vừa công bố đã tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh và các trường. Qua nắm bắt dư luận, hầu hết các trường của tỉnh Thanh Hóa đều rất phấn khởi và tin tưởng vào Quy chế lần này.

Bản thân tôi và các thầy, cô giáo đều rất vui khi Bộ quyết định tổ chức theo cụm thi như trong Quy chế đã nêu. Với cách tổ chức này đã mang lại nhiều lợi ích cho các thí sinh, nhất là đối với những thí sinh chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp THPT.

Trước đây, chúng tôi đã từng đề kiến việc tổ chức cụm thi dành cho các thí sinh có nguyện vọng xét tốt nghiệp theo hướng thi tại trường hoặc liên trường phổ thông của tỉnh, do Sở GD&ĐT chủ trì.

Nay Bộ GD&ĐT đã quyết định tổ chức thi theo hướng này và nguyện vọng của chúng tôi đã được đáp ứng. Đây cũng chính là mong mỏi của các em học sinh và các bậc phụ huynh.

Một điểm khác của quy chế mà tôi khá hài lòng đó là: Bộ đã quyết định giữ nguyên thang điểm 10 như những năm trước. Với quyết định này cho thấy, Bộ rất lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ cơ sở, từ chính các thầy, cô giáo và các em học sinh. Qua đó cho thấy, Bộ rất cầu thị và luôn muốn mang đến những gì có lợi nhất cho các em.

Hiện nay, chúng tôi đã và đang bắt tay vào xây dựng kế hoạch và phương án tổ chức cụm thi do Sở chủ trì. Quan điểm của chúng tôi là chủ động, sẵn sàng, kế thừa và phát huy thành công của năm trước.

Trước mắt, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra, khảo sát cơ sở vật chất tại các đơn vị. Với những trường có cơ sở vật chất xuống cấp, hoặc hư hỏng nặng chúng tôi sẽ đề nghị nhà trường tu sửa hoặc thay thế.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng yêu cầu các trường chủ động về nhân lực cả về cán bộ coi thi, chấm thi nhằm sẵn sàng đáp ứng khi có yều cầu phục vụ cho kỳ thi này.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Xót xa chuyện học ở Mồ Dề – Mù Cang Chải – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 07 Mar 2015 02:41 AM PST

Rợn người con đường đến trường

Một ngày mùa đông giá lạnh, chuyến đi công tác đưa tôi đến với xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải của Tỉnh Yên Bái. Đây là một trong những xã nghèo và nằm cheo leo trên những ngọn núi cao hút tầm mắt.

Nhờ sự giúp đỡ của ông chính quyền xã Mồ Dề, chúng tôi mượn được mấy chiếc xe máy để cả đoàn có phương tiện đi lên các lớp học vùng cao. Sau khi đã chỉ rõ cho chúng tôi con đường độc đạo duy nhất để đi lên tới nơi, người chỉ đường không quên dặn đi dặn lại "các bạn đi chậm thôi, chỗ nào dốc cao thì cho người ngồi sau xuống xe không là bị trôi dốc hoặc bốc đầu xe, nguy hiểm lắm".

Nghe nói thế vài người trong đoàn cũng thấy rờn rợn nhưng không một ai có ý định chùn bước, nối đuôi nhau chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình đi lên điểm trường Mí Háng thuộc trường PTDTBT TH & THCS Mồ Dề, một trong những điểm trường xa nhất của xã.

Có là người đi thực tế trên con đường lên núi này mới thấy sự cực nhọc vất vả đến nhường nào, dốc nối dốc dài tưởng chừng vô tận, đường đi toàn đất xen lẫn đá lở giăng ngập lối, bên cạnh là những vực sâu hun hút không thấy đáy, không có rào chắn.

Nhiều đoạn dốc không thể đi nổi, người ngồi sau phải xuống đẩy xe cho người ngồi trước lái, mặc dù xe đã về số 1 để tải dốc. Sau một hồi vượt qua sự trắc trở của địa hình, chúng tôi cũng đặt chân tới điểm lớp học vùng cao Mí Háng. 

Do không có điều kiện xây trường, xây lớp, thế nên, các lớp học nơi đây chính là các nhà sàn, hoặc các lều được lợp bằng phên, nứa sơ sài, bên trên phủ mái tranh hoặc mái xi măng. Điểm trường Mí Háng lúc chúng tôi tới thăm có khoảng 30 em học sinh tiểu học và khoảng 36 em mẫu giáo. Đa số trẻ em ở đây đều thuộc đồng bào dân tộc Mông, đời sống còn lạc hậu, kinh tế nhiều khó khăn. 

Hằng ngày các em đều đi bộ tới trường, ở bán trú tại lớp học, cùng ăn trưa với thầy, cô giáo. Mỗi điểm trường được bố trí khoảng 2 – 4 giáo viên dạy học cho các em. Do đường xa và khó đi nên các thầy cô phẩn lớn là ở nội trú tại các điểm trường để tiện cho việc dạy học.

Lớp học sơ sài được dựng bằng phên, nứa của các em học sinh tiểu học trên Mù Cang Chải (Yên Bái)
Lớp học sơ sài được dựng bằng phên, nứa của các em học sinh tiểu học trên Mù Cang Chải (Yên Bái)

 Mì tôm là “sơn hào hải vị”

Bước chân gần đến một lớp học, tôi nghe thấy thứ âm thanh đang đánh vần con chữ từ trong vọng ra, có thể đoán được đang là một giờ tập đọc của các học sinh tiểu học.

Lớp học của các em cực kì thiếu thốn về cơ sở vật chất so với các lớp học dưới đồng bằng. Những chiếc bàn cũ kĩ được xếp trên nền đất của căn nhà sàn, bảng viết không có tường chắc để treo, được dựng tạm lên trên bàn gỗ.

Các em học sinh không có cặp, sách vở mang theo được cho vào những chiếc túi ni lông hoặc cầm tay đến trường. Nhìn xuống phía dưới chân bàn, những đôi chân lấm lem bùn đất, nứt nẻ vì thời tiết giá lạnh. Nhiều em còn không có giầy dép, đi bộ chân đất đi học.

Đang đứng lớp giảng bài là thầy giáo Sùng A Chống, một người dân bản địa, nhà dưới huyện Mù Cang Chải, đã có 16 năm đứng lớp dạy học cho các em học sinh dân tộc nơi đây.

Mặc dù mới vừa bước qua cái tuổi 30 chưa lâu, nhưng gương mặt thầy Chống đã già nua hơn rất nhiều so với tuổi, tóc đã điểm bạc, làn da cháy sạm thành màu nâu đất, đủ thấy sự vất vả của người thầy vùng cao này. Khẽ đặt viên phấn rời khỏi tay, thầy Chống tâm sự: "Ở đây thiếu thốn đủ thứ, muốn lo cho các em học sinh đầy đủ cơ sở vật chất để học tập là một điều cực kỳ khó khăn.

Thêm nữa các thầy cô mỗi ngày đi dạy cũng hết sức vất vả. Hầu hết đều nhà xa, phải dậy từ sáng sớm, đường đi gập ghềnh nguy hiểm, ngày nắng còn đi được xe, chứ đến ngày mưa các thầy phải đi bộ, leo hết quãng đường trơn trượt để đi dạy học."

Không ít thầy cô từng bị ngã xe khi phải vượt qua những con dốc ngoằn nghèo, trắc trở khi đi dạy học. “Mới đợt 20/11 vừa qua, một thầy giáo đang trên đường về nhà, dốc cao quá, bóp phanh rồi, nhưng xe trượt bánh, thầy bị rơi xuống vực, chiếc xe nát tan tành, may sao người mắc vào cành cây nên mới thoát chết", thầy Chống bàng hoàng kể lại cho tôi nghe.

Quả thật việc chấp nhận đi lên tận đây để dạy học không khác gì một sự liều mạng, nguy hiểm luôn tiềm ẩn đối với các thầy cô giáo nơi đây. Đó là còn chưa kể đến những khó khăn về đời sống, khi tôi sang phòng nghỉ của các thầy cô, thấy trên bàn để vài đĩa đựng toàn bánh giầy dán và một bát đường, tôi được một cô giáo mời ăn và cho biết "đây là bữa trưa của các thầy cô trên này đấy".

Câu nói của cô giáo làm tôi xót xa quá, thật khó có thể hình dung ra được sự thiếu thốn đến mức như vậy, cô còn nói thêm, các thầy cô nhiều bữa còn toàn ăn ngô, chứ cơm gạo và thức ăn ở đây cực kì khan hiếm và không có chỗ bán để mua về nấu nướng.

Món canh được nấu bằng gia vị mỳ tôm dành cho bữa trưa của thầy và trò
Món canh được nấu bằng gia vị mỳ tôm dành cho bữa trưa của thầy và trò

Vừa nói chuyện, tôi vừa thấy cô cầm vài gói gia vị mỳ tôm đổ vào một xong nước trắng, tôi tò mò hỏi cô đang nấu món gì hay sao thì mới hay đó chính là món canh của bữa ăn, cô giáo đang nấu để lát đến giờ ăn đem cho cả mấy em học sinh ăn trưa.

Tiếng trống vang lên, đến giờ nghỉ trưa, các em học sinh mỗi người mang phần cơm của mình do bố mẹ chuẩn bị sẵn, được đựng trong chiếc cặp lồng xách tay theo đặt lên bàn để bắt đầu bữa ăn.

Cứ vài ba em thành một nhóm đem hộp cơm ra ăn chung với nhau, đảo mắt quanh một vòng tôi không khỏi nhói lòng trước bữa cơm của các em, ngoài cơm trắng, chỉ có một ít rau cải luộc và măng đốt rừng và vài miếng thịt ít ỏi. Ăn uống thiếu thốn như vậy, bảo sao những đứa trẻ ở đây, gầy gò hốc hác, nhiều đứa lớp 5 mà bé tí tẹo như đứa lớp một.

Thấy một em nhỏ đang hờ hững bên bữa cơm của mình, tôi khẽ hỏi "cơm có ngon không cháu", đôi mắt ngây thơ, trong veo ấy nhìn vào tôi, chép chép miệng em nói "ăn nhiều rau cải và măng rừng đắng lắm", ngay giây phút ấy, cả đoàn chúng tôi chỉ ước sao có thật nhiều món ăn ngon ngọt để mang cho các em.

Đang ăn, cô giáo bê bát nước canh gia vị mỳ tôm vào chia cho các bàn ăn, những cánh tay thoăn thoắt múc từng thìa uống ừng ực tưởng như đang ăn một món sơn hào hải vị nào vậy.

Bữa ăn thiếu thốn của học sinh vùng cao
Bữa ăn thiếu thốn của học sinh vùng cao

Nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng

Những người chứng kiến cảnh sống khó khăn của các em học sinh không khỏi ứa nước mắt xót xa cho cuộc sống nghèo khổ nơi miền sơn cước này. Nhiều em nhà chuẩn bị cho ít cơm quá, ăn hết vẫn còn đói, các cô giáo phải xem ai có cơm thừa ăn không hết, đem chia sẻ, để các em đủ sức theo học tiếp, rồi còn đi bộ một quãng đường xa về nhà. Các thầy cô nơi đây cho biết, đối với lớp mầm non hàng tháng vẫn được nhà nước hỗ trợ bữa ăn trưa, còn đối với lớp tiểu học được hỗ trợ 15kg gạo/tháng.

Đau lòng hơn nữa, khi tôi nhận ra dù đã là mùa đông, lại trên cao hút này, gió thổi rét buốt đến nhức nhối, nhưng mấy em nhỏ ở đây chỉ có mỗi chiếc áo mỏng manh, nhiều em áo rách lung tung khắp nơi, trông đến khổ sở. Cô giáo Sùng Thị Súa còn kể cho chúng tôi nghe nhiều em nhà có mỗi cái quần dài để mặc đi học, đến hôm giặt, không có quần mặc, phải nghỉ học ở nhà chờ quần khô mới lại dám đến trường.

Thầy Hà Trần Hồng – Hiệu trưởng của trường chia sẻ rằng, công cuộc dạy chữ ở nơi vùng cao này vô cùng cực khổ, đòi hỏi các thầy cô phải có tâm huyết và cả sức chịu đựng. Nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng, cơ sở vật chất đang được nâng cao dần nhưng vấn đề khó khăn nhất chính là đường xá đi lại. “Hiện tại còn 2 điểm trường Háng Phù Loa và điểm Mồ Dề vẫn đang gặp khó khăn vì cơ sở dạy và học nghèo nàn, thiếu thốn”, thầy Hồng nói.

Vất vả, cực nhọc là thế nhưng cả thầy và trò nơi vùng sơn cước luôn cố gắng dạy và học tốt, Ông Mùa A Rùa – Chủ tịch xã Mồ Dề cho biết; “Mặc dù đã được nhà nước hỗ trợ nhiều nhưng cuộc sống của người dân nơi đây vẫn rất khó khăn. Với lòng yêu nghề, mến trẻ, các thầy cô đã không quản vất vả để đứng lớp dạy chữ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương”.

Cũng theo lãnh đạo xã Mồ Dề, cuối năm 2014 vừa qua, nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng, những điểm trường khó khăn như Mí Háng, Chống Màng Mủ đã được xây dựng được phòng học mới bằng tôn ghép giúp các em học sinh và thầy cô có điều kiện học tập và dạy học tốt hơn. Nhiều tổ chức nhân ái cũng vượt đường xá xa xôi đem quần áo ấm trao tặng cho các em học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điểm trường lớp học vẫn sơ sài, đường xá ghập ghềnh gây khó khăn cho thầy cô.

Lê Tú



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hầu hết trường ĐH, CĐ tại Hà Tĩnh không tuyển đủ chỉ tiêu chính quy | Giáo dục

Posted: 07 Mar 2015 02:29 AM PST

Theo thông báo này, năm 2014 – 2015, công tác tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ trên địa bàn có chuyển biến tích cực. Trường ĐH Hà Tĩnh tuyển sinh được 2276/3140 đạt 72,4%; Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh đã tuyển được 610/800 đạt tỉ lệ 76,2%; Trường CĐ VH-TT&DL Nguyễn Du tuyển được 63/ 300 đạt tỉ lệ 21%.

Tuy nhiên, cũng theo thông báo này, dù đã làm tốt công tác tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp, tổ chức các chương trình tư vấn tuyển sinh, tư vấn hướng nghiệp, nhưng hầu hết các trường vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu tuyển sinh chính quy được giao.

Ngoài ra, một số đơn vị chưa thật tích cực chuẩn bị các điều kiện để chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ theo lộ trình chung của Bộ GD&ĐT; việc đào tạo kỹ năng mềm cho HSSV chưa thật quyết liệt và hiệu quả.

Các trường chưa gắn kết được các chương trình đào tạo với các chủ trương lớn của tỉnh (đào tạo nhân lực xây dựng nông thôn mới; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu kinh tế của tỉnh…)

Tính ứng dụng của các đề tài sau khi nghiệm thu chưa cao, các đề tài đa phần nhỏ lẻ, chưa giải quyết được những vấn đề khoa học lớn. Chưa có nhiều đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp bộ và cao hơn, số giáo trình xuất bản chưa nhiều; các công trình khoa học, bài báo đăng trên các tạp chí quốc gia và quốc tế còn hạn chế.

Cơ sở vật chất (giảng đường, thư viện, hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm, nhà xưởng …) còn nhiều bất cập cho tổ chức đào tạo các mã ngành mới đặc biệt các ngành về Kỹ thuật – Công nghệ.

Vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp khó khăn, ảnh hưởng đến tâm lí học sinh, sinh viên trong quá trình học tập.

Ngoài những tồn tại cần khắc phục nói trên, thông báo cũng nêu rất chi tiết những kết quả đã đạt được của các trường, trên các phương diện: Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cuộc vận động của Ngành; về cơ sở vật chất;

Việc thực hiện quy chế công khai; công tác tuyển sinh; hoạt động liên kết đào tạo; quá trình tổ chức đào tạo và các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo; công tác quản lý học sinh, sinh viên.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đòn roi vẫn tồn tại ở trường học Hàn Quốc – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 07 Mar 2015 02:22 AM PST

Học sinh trung học Hàn Quốc học 16 tiếng mỗi ngày

Học sinh trung học Hàn Quốc học 16 tiếng mỗi ngày

Áp lực học tập ở Hàn Quốc
là vô cùng nặng nề. Hầu hết tất cả các em học sinh đều hướng đến mục tiêu vào
được một trường Đại học danh tiếng nên sự cạnh tranh là vô cùng khắc nghiệt. Trung
bình, một học sinh trung học ở Hàn phải học từ 8h sáng đến 9h30 hoặc 10 giờ tối,
tổng cộng là khoảng 16 tiếng mỗi ngày, cả học chính lẫn học thêm.

Các trung tâm dạy thêm ở
Hàn có tên gọi hagwon được tổ chức chặt chẽ và nghiêm ngặt không khác gì một
trường học thực thụ. Đối với nhiều học sinh thì những hagwon này là nơi duy nhất
để các em có thể giao tiếp xã hội, gặp gỡ bạn bè. Chính vì học đến tận 9-10h tối
nên nhiều học sinh phải ăn tối luôn tại trung tâm dạy thêm và về đến nhà khi đã
gần nửa đêm

Đi học từ thứ 2 đến thứ 7

Học sinh Hàn Quốc thậm
chí còn không có ngày cuối tuần để nghỉ ngơi. Đến năm 2010, sau rất nhiều ý kiến
phản đối, lịch học mới được thay đổi và học sinh được nghỉ hai ngày thứ 7 mỗi
tháng.

Cực kỳ tôn trọng giáo viên

Ở Hàn Quốc, có câu nói rằng
"Thầy cô là thần thánh". Do đặc thù văn hoá, so với các quốc gia khác thì vị thế
của giáo viên ở Hàn rất cao và nghề nghiệp này cực kỳ được coi trọng, nhất là
những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Dạy học cũng giống như kinh doanh

Hàn Quốc là một quốc gia
coi trọng vẻ bề ngoài. Ngay cả giáo viên cũng được kỳ vọng phải ăn mặc đẹp và
phong cách khi dạy học như sơ mi cùng vest, tuyệt đối không được xuề xoà. Trong
phòng học luôn có đầy đủ các công cụ high-tech như máy chiếu, máy tính, màn
hình TV LCD và các giáo viên thường xuyên sử dụng những công cụ này để hỗ trợ
truyền tải bài học một cách chuyên nghiệp.

Giáo viên làm việc theo nhiệm kỳ 5 năm

Ở Hàn Quốc, tất cả giáo viên, kể cả ban giám hiệu đều phải
chuyển trường sau mỗi 5 năm. Việc chọn trường được thực hiện ngẫu nhiên như
quay xổ số. Điều này khiến cho các trường học thường xuyên được "thay máu" và
các giáo viên cũng có cơ hội bình đẳng được làm việc cả ở những ngôi trường tốt
và những ngôi trường cá biệt. Ngoài ra, còn có một hệ thống đánh giá dành cho
giáo viên, tính điểm dựa trên các kỳ thi, các đợt tập huấn, thành tích của học
sinh và của trường…vv.. để dựa vào đó
phân công công tác.

Hình phạt đòn roi vẫn tồn tại

Nếu như ở phương Tây, đặc biệt là Mỹ, giáo viên đánh học sinh
hoặc chỉ cần có dấu hiệu xâm phạm thân thể thôi đã có thể bị khởi kiện thì ở
Hàn Quốc và nhiều quốc gia Châu Á khác, hình phạt đòn roi vẫn tồn tại. Các bậc
phụ huynh đa phần cảm thấy bình thường với cách thức dạy dỗ này, miễn là nó
không đi quá xa. Nhiều giáo viên có sẵn trong phòng học một cây gậy thường được
gọi là "đũa phép" để đánh học sinh mỗi khi các em phạm lỗi.

Xu hướng "tên tiếng Anh"

Người Hàn sẽ rất tự hào nếu có tên tiếng Anh, dù cho cái tên ấy
nhiều khi hơi "quê mùa" trong mắt người phương Tây, chẳng hạn như Lola, Alice,
Angelina… Thực ra, nhiều người Hàn quan niệm rằng có một cái tên tiếng Anh thì
tương lai sẽ rộng mở hơn, sẽ thuận lợi hơn khi đi du học, làm việc với công ty
nước ngoài..vv.., vậy nên các giáo viên ngoại ngữ ở trường và ở trung tâm dạy
thêm thường được yêu cầu đặt tên tiếng Anh cho học sinh.

Học sinh chịu trách nhiệm giữ trường lớp sạch sẽ

Mặc dù trường học vẫn có nhân viên vệ sinh nhưng những công
việc như lau dọn lớp học, hành lang, cầu thang, quét và đổ rác dưới sân trường
đều do các em học sinh phân công nhau đảm nhiệm và phải được thực hiện xong trước
giờ vào học buổi sáng.

Bỏ giày khi vào lớp

Người Hàn Quốc không bao giờ đi cả giày vào trong nhà, họ
cũng hiếm khi nào đi chân không mà thường đi một đôi dép lê thoải mái. Thói
quen này được áp dụng cả ở trường học, nơi học sinh thường cất giày vào ngăn đủ
để đồ và thay sang một đôi dép đi trong nhà khi bước vào phòng học.

Thuỳ Linh Hà ( theo Grrrltraveler )



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phì cười với những kẻ lười có một không hai

Posted: 07 Mar 2015 12:38 AM PST

Có lẽ câu nói của Bill Gates hoàn toàn đúng cho những trường hợp này: “Tôi sẽ chọn những người lười biếng làm những công việc khó khăn, bởi vì họ sẽ tìm ra cách làm nó nhanh nhất”.
hài hước, lười, ảnh vui

Sáng kiến cho đỡ mỏi tay

hài hước, lười, ảnh vui

 Máy cắt cỏ chạy vòng tròn

hài hước, lười, ảnh vui

 Bảo vệ thông minh quá!

hài hước, lười, ảnh vui

 Sành điệu nhưng vẫn lười

hài hước, lười, ảnh vui

hài hước, lười, ảnh vui

 Thà ngồi lên hộp cho nhanh, còn hơn bóc hộp lấy ghế

hài hước, lười, ảnh vui

 Vẫn đúng kiểu nến cắm bánh sinh nhật!

hài hước, lười, ảnh vui

 Bay… nhờ

hài hước, lười, ảnh vui

 Cứ trừ đi 1 giờ là chuẩn nhé!

hài hước, lười, ảnh vui

 Bố đảm

hài hước, lười, ảnh vui

 Nhặt áo rơi bằng máy hút bụi

hài hước, lười, ảnh vui

 Vừa tắm nắng vừa giải khát

hài hước, lười, ảnh vui

 Dắt chó đi dạo kiểu mới

hài hước, lười, ảnh vui

 Sáng kiến tuyệt vời từ băng dính

hài hước, lười, ảnh vuiGame thủ trong chăn

  • Nguyễn Thảo(tổng hợp)

hài hước, lười, ảnh vui

 

 

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments