Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Rộn ràng hội thi “Bé yêu biển đảo Việt Nam” – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 10 Mar 2015 09:21 AM PDT

Tham gia hội thi có 12 đội đến từ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Sóc Trăng. Mỗi đội có 6 thành viên là trẻ từ 5- 6 tuổi đang học ở các trường mầm non trong tỉnh.

Nội dung hội thi gồm có 3 phần: Phần thi văn nghệ, mỗi đội biểu diễn một tiết mục có sự kết hợp giữa múa minh họa, ca hát, nhạc kịch với nội dung xoay quanh chủ đề biển đảo Tổ quốc; phần thi "Thử tài của bé" được thể hiện qua hình thức mỗi đội có một bộ tranh cắt rời, các cháu dự thi sẽ ghép các tấm tranh rời thành một bức tranh hoàn chỉnh, sau đó các cháu sẽ phát biểu ý nghĩa, thông điệp mang tính giáo dục, tuyên truyền cho mọi người về công tác giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước qua bức tranh của đội mình; phần thi thứ ba là "Hiểu ý nhau", các cháu sẽ bốc thăm tên giám khảo để giám khảo đó công bố đề thi của đội đó và các đội phải trả lời 5 câu hỏi khi ban tổ chức (BTC) đưa ra 5 từ có chủ đề về biển, đảo. Một thành viên trong đội sẽ giải thích bằng các động tác, cử chỉ, gợi ý mà không liên quan đến các từ đã có sẵn của BTC.

Sau một ngày thi sôi nổi, hấp dẫn, đầy ý nghĩa, kết quả, đội TP Sóc Trăng xuất sắc giành giải Nhất, đơn vị huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị đạt giải Nhì và Ba. Ngoài ra, BTC còn trao 3 giải phụ xuất sắc gồm giải về tiết mục văn nghệ thuộc về đội TP Sóc Trăng, tiết mục trò chơi xuất sắc thuộc về đơn vị Thị xã Ngã Năm và phần thi "Hiểu ý nhau" được trao cho đội đến từ  huyện Cù Lao Dung.

Các em học sinh biểu diễn văn nghệ.

Các em học sinh biểu diễn văn nghệ.

Tại Bạc Liêu, ngày 10/3, Phòng GD-ĐT huyện Giá Rai cũng tổ chức hội thi "Giai điệu tuổi hồng" dành cho học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn huyện. Các em học sinh đến từ các trường tranh tài qua các phần thi hát, múa trong không khí hết sức sôi nổi. 

Cao Xuân Lương – Huỳnh Hải

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trao giải Nhất cuộc thi ‘Vui cùng Chủ Nhật Đỏ’ | Giới trẻ

Posted: 10 Mar 2015 09:05 AM PDT

TPO – Chiều 10/3, tại Văn phòng Đoàn trường Đại học Cần Thơ, đại diện báo Tiền Phong đã trao giải Nhất cuộc thi "Vui cùng Chủ Nhật Đỏ 2015" cho bạn Lê Trung Thiên Nghi, sinh viên Đại học Cần Thơ với phần thưởng là chiếc điện thoại Samsung Galaxy.

Bạn Thiên Nghi, sinh viên năm 2 ngành Hóa học của trường Đại học Cần Thơ tham gia Chủ nhật Đỏ do báo Tiền Phong phối hợp với Thành Đoàn Cần Thơ tổ chức ngày 1/2.

Đến nhận giải thưởng cao nhất của cuộc thi, bạn Thiên Nghi vui mừng nói: "Em rất vui mừng và cám ơn báo Tiền Phong đã tổ chức cuộc thi. Mong rằng thời gian tới báo sẽ tổ chức nhiều cuộc thi có ý nghĩa để tuyên truyền và khuyến khích thêm nhiều bạn tham gia". 

"Đây là lần thứ 3 em tham gia hiến máu với mong muốn giọt máu của mình sẽ giúp được nhiều người bệnh đang cần máu", bạn Thiên Nghi cho biết thêm.

Thiên Nghi (áo trắng) chụp ảnh cùng cán bộ Đoàn trường. Ảnh: Hòa Hội


Anh Nguyễn Thanh Duy, Phó Bí thư Đoàn trường Đại học Cần Thơ cho biết, Đoàn trường luôn tạo điều kiện và khuyến khích sinh viên tham gia Chủ Nhật Đỏ và những việc làm có ích cho xã hội. Đối với việc hiến máu nhân đạo thì sinh viên rất tích cực tham gia, mỗi năm hiến gần 5.000 đơn vị máu (chiếm gần 25% lượng máu hiến của toàn thành phố).

Trước đó, tất cả cá nhân tham gia hiến máu tình nguyện tại Chủ Nhật Đỏ được nhận 1 phiếu tham gia chương trình "Vui cùng Chủ Nhật Đỏ 2015" thông qua Facebook với mã số dự thưởng in trên phiếu. Sau đó, BTC bốc thăm ngẫu nhiên để trao giải.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đang điều tra vụ nữ sinh đánh hội đồng ở Trà Vinh – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 10 Mar 2015 08:49 AM PDT

Sau khi xác minh, ban giám hiệu nhà trường cho biết, sự việc xảy ra vào ngày 13/1/2015 tại lớp 7/5 Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh). Tuy nhiên, mãi đến ngày hôm qua (9/3) khi đoạn clip được tung lên mạng, nhà trường mới biết sự việc.

Thầy Phan Thanh Nguyên, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Sự việc xảy ra ngày 13/1 nhưng các học sinh đã giấu sự việc đến khi clip tung lên mạng nhà trường mới hay”. Sau khi sự việc xảy ra, nhà trường đã có thông tin đến các thành viên Ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm lớp 7/5, 7/4, 7/13, Tổ Phòng chống học sinh vi phạm pháp luật trong nhà trường, Ban Phụ trách Đội, Ban Chấp hành Chi Đoàn và các bộ phận liên quan, thông báo đến Công an Phường 1, TP Trà Vinh, báo cáo vụ việc lên Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT… Thông báo đến phụ huynh học sinh liên quan, mời và tiếp phụ huynh. Sau khi làm sáng tỏ và đầy đủ vụ việc, Hiệu trưởng sẽ triệu tập Hội đồng kỉ luật để xử lí kỷ luật những học sinh trực tiếp tham gia hoặc có liên quan.

Theo xác minh của nhà trường, vào ngày 13/1, nữ lớp trưởng của lớp 7/5 tên là V. cho rằng em N.T.H.P. không nghe lời lớp trưởng nên vào giờ ra chơi đã kêu mấy bạn trong lớp đánh em P. Sự việc được một em học sinh lớp 7/4 ghi hình lại.

Nữ sinh trường THCS Lý Tự Trọng đánh hội đồng (ảnh cắt từ clip).

Nữ sinh trường THCS Lý Tự Trọng đánh hội đồng (ảnh cắt từ clip).

Tối ngày 10/3, liên hệ với phóng viên qua điện thoại, thầy Nguyễn Huệ Minh, Phó Bí thư đoàn trường THCS Lý Tự Trọng cho biết: “Hiện tại cơ quan công an đang vào cuộc điều tra, hội đồng kỷ luật cũng đang trong quá trình xử lý”.

Thầy Diệp Thanh Phong, Phó phòng GD-ĐT TP Trà Vinh xác nhận: “Sự việc xảy ra tại Trường THCS Lý Tự Trọng, hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ và có hình thức xử lý”.

Hiện cộng đồng mạng cho rằng em nữ sinh tên P. bị đánh đến u não, điếc tai. Tuy nhiên, ban giám hiệu nhà trường khẳng định hiện em P. vẫn đi học bình thường.

 

Minh Giang

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Quy định mới về tiêu chuẩn danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 10 Mar 2015 08:32 AM PDT

Đối tượng áp dụng là nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục bao gồm:
Giáo viên, giảng viên (nhà giáo) trực tiếp làm nhiệm
vụ nuôi dạy, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, nhà trường và
các cơ sở giáo dục khác.

Người đứng đầu, cấp phó của
người đứng đầu các cơ sở giáo dục; viên chức làm nhiệm vụ quản lý tại các
phòng, ban, viện, trung tâm (không có chức năng đào tạo), văn phòng thuộc các
cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cán bộ, công chức Phòng
Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo; công chức
chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề Phòng Lao động – Thương binh và Xã
hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; cán bộ, công chức chuyên trách công
tác quản lý giáo dục các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (Bộ);
nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được điều động, bổ nhiệm làm cán bộ công đoàn
giáo dục (cán bộ quản lý giáo dục).

Nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với
năm xét tặng. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo
hiểm xã hội tiếp tục giảng dạy, quản lý cơ hữu tại các cơ sở giáo dục ngoài
công lập.

Nghị định nêu rõ, việc xét
tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân", "Nhà giáo Ưu tú" phải chú trọng tới nhà
giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; nhà giáo là nữ; nhà giáo công tác tại vùng
có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Danh hiệu "Nhà giáo Nhân
dân", "Nhà giáo Ưu tú" được xét tặng ba năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm
ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

Tiêu chuẩn danh hiệu
“Nhà giáo ưu tú”

Danh hiệu "Nhà giáo Ưu tú"
được xét tặng cho các đối tượng nêu trên và đạt 5 tiêu chuẩn:

1- Trung thành với Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa
phương nơi cư trú.

2- Có phẩm chất đạo đức
tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu
biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học,
đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục,
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng,
hiệu quả cao.

3- Đã 7 lần được tặng danh
hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" hoặc 7 lần được tặng danh hiệu giáo viên, giảng
viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 7 lần được tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở"
và giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị
xét tặng; 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bộ hoặc danh
hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; 1 lần được tặng Bằng khen cấp
tỉnh, bộ.

Đối với nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó
khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng
có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: Đã 5 lần được tặng danh hiệu
"Chiến sĩ thi đua cơ sở" hoặc 5 lần được tặng danh hiệu giáo viên dạy giỏi cùng
cấp hoặc 5 lần được tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" và giáo viên dạy
giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng.

4- Tài năng sư phạm, sáng
kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được quy định cụ thể với từng đối tượng.

5- Nhà giáo có thời gian
trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có
thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong09 đó có 10 năm trở lên
trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Danh hiệu "Nhà giáo Nhân
dân" được xét tặng cho các đối tượng nêu trên đã được phong tặng danh hiệu "Nhà
giáo Ưu tú" và đạt các tiêu chuẩn cụ thể như: Đã được 1 lần tặng danh hiệu
"Chiến sĩ thi đua" cấp tỉnh, bộ hoặc giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh,
bộ; được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên (riêng đối với giáo
viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có 2 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh,
bộ trở lên); nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở
lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở
lên, trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy;…

Hồng Hạnh



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề thi lạ ở Vũng Tàu – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 10 Mar 2015 08:15 AM PDT

Ngày 5/3/2015, Sở
GD-ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức kỳ thi  chọn học sinh giỏi Olympic 27/4 (27/4/1975
là ngày giải phóng hoàn toàn tỉnh).

Đề thi môn Ngữ văn
nhận được nhiều ý kiến khác nhau.



Đề thi lạ ở Vũng Tàu

Đề thi dành cho học sinh lớp 10

 



Đề thi lạ ở Vũng Tàu

Đề thi dành cho học sinh lớp 11

Cùng một bố cục (câu
hỏi nghị luận xã hội 8 điểm, câu hỏi nghị luận văn học 12 điểm), các đề thi này
còn được người ra đề “sinh động hóa” bằng các hình ảnh.

Một giáo viên dạy văn
cho biết, đây là nỗ lực làm mới cách ra đề thi – một chủ trương đang được ngành
giáo dục khuyến khích.

Tuy nhiên, anh băn
khoăn ở một vài chi tiết.

Cụ thể, ở đề thi dành
cho học sinh lớp 10, câu hỏi số 2 (12 điểm) chưa thật sự chuẩn xác. Gắn chữ Hán
trong đề thi (chữ này có nghĩa là Trần) với biểu trưng “một giai đoạn lịch
sử hào hùng của dân tộc” là hơi khiên cưỡng.

Còn ở đề thi dành cho
học sinh lớp 11, câu hỏi số 1 (8 điểm), cách hỏi có thêm chú thích “Tham
khảo gợi ý: Tại sao không phải thanh gươm hay khẩu súng mà là ngọn bút”

cho thấy đề thi còn rườm rà.

Trên diễn đàn Học
văn – Văn học
có nhiều thảo luận về các đề thi này.

đề thi dành cho
học sinh lớp 10,
một số ý kiến thắc mắc đề thi có chữ Hán như vậy “có
tính đánh đố”. Tuy nhiên, trong sách giáo khoa lớp 10, phần chú thích, các
em đã được biết đến hình ảnh của chữ Hán đó, khi học bài về văn học thời Lý -
Trần. Chữ “Trần” khi chiết tự ra có nghĩa là Đông A, gợi liên tưởng
về “hào khí Đông A”.

Ở câu hỏi số 1 trong đề
thi dành cho học sinh lớp 11
, thành viên Nguyễn Trường Kha liên
tưởng ngay tới vụ biếm họa của tòa soạn báo Charlie Hebdo (Pháp) xảy ra
cuối năm 2014.

Tuy nhiên, không phải
ai cũng biết tới sự kiện này. Thành viên Noridomi Mèo trình bày:

“Nếu theo cách
hiểu thông thường của mình, thì bức tranh đem đến hình ảnh: Hôm qua, hôm nay
và ngày mai.
Hình ảnh này gửi gắm thông điệp và ý nghĩa tốt đẹp.Về gợi ý:
Gợi ý là ngọn bút, thì có lẽ hoặc là để chúng ta bàn về tác phẩm văn học. Hoặc
là bàn về quá trình sáng tạo, tự hoàn thiện mình của người viết, của nhà văn.

Nhưng nếu làm bài như
vậy thì mình không thích lắm, vì vấn đề bó hẹp, trong khi nếu không có gợi ý là
ngọn bút thì ta có thể nói nhiều thứ hơn nữa.

Thứ ba: Đọc kĩ đề, ta
thấy người ra đề ghi là: “bức ảnh biếm họa” tức là nói đến cái gì đó
nhức nhối, không tốt. Vì vậy, giả thiết đưa ra ở điều thứ nhất và điều thứ hai
của mình là không hợp lí”. 

Theo
Hạ Anh (
Báo
Vietnamnet)

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Những tiêu chuẩn để đạt danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 10 Mar 2015 07:27 AM PDT

Đối tượng áp dụng là nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục bao gồm:
Giáo viên, giảng viên (nhà giáo) trực tiếp làm nhiệm
vụ nuôi dạy, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, nhà trường và
các cơ sở giáo dục khác.

Người đứng đầu, cấp phó của
người đứng đầu các cơ sở giáo dục; viên chức làm nhiệm vụ quản lý tại các
phòng, ban, viện, trung tâm (không có chức năng đào tạo), văn phòng thuộc các
cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cán bộ, công chức Phòng
Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo; công chức
chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề Phòng Lao động – Thương binh và Xã
hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; cán bộ, công chức chuyên trách công
tác quản lý giáo dục các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (Bộ);
nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được điều động, bổ nhiệm làm cán bộ công đoàn
giáo dục (cán bộ quản lý giáo dục).

Nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với
năm xét tặng. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo
hiểm xã hội tiếp tục giảng dạy, quản lý cơ hữu tại các cơ sở giáo dục ngoài
công lập.

Nghị định nêu rõ, việc xét
tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân", "Nhà giáo Ưu tú" phải chú trọng tới nhà
giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; nhà giáo là nữ; nhà giáo công tác tại vùng
có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Danh hiệu "Nhà giáo Nhân
dân", "Nhà giáo Ưu tú" được xét tặng ba năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm
ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

Tiêu chuẩn danh hiệu
“Nhà giáo ưu tú”

Danh hiệu "Nhà giáo Ưu tú"
được xét tặng cho các đối tượng nêu trên và đạt 5 tiêu chuẩn:

1- Trung thành với Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa
phương nơi cư trú.

2- Có phẩm chất đạo đức
tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu
biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học,
đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục,
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng,
hiệu quả cao.

3- Đã 7 lần được tặng danh
hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" hoặc 7 lần được tặng danh hiệu giáo viên, giảng
viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 7 lần được tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở"
và giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị
xét tặng; 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bộ hoặc danh
hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; 1 lần được tặng Bằng khen cấp
tỉnh, bộ.

Đối với nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó
khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng
có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: Đã 5 lần được tặng danh hiệu
"Chiến sĩ thi đua cơ sở" hoặc 5 lần được tặng danh hiệu giáo viên dạy giỏi cùng
cấp hoặc 5 lần được tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" và giáo viên dạy
giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng.

4- Tài năng sư phạm, sáng
kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được quy định cụ thể với từng đối tượng.

5- Nhà giáo có thời gian
trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có
thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong09 đó có 10 năm trở lên
trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Danh hiệu "Nhà giáo Nhân
dân" được xét tặng cho các đối tượng nêu trên đã được phong tặng danh hiệu "Nhà
giáo Ưu tú" và đạt các tiêu chuẩn cụ thể như: Đã được 1 lần tặng danh hiệu
"Chiến sĩ thi đua" cấp tỉnh, bộ hoặc giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh,
bộ; được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên (riêng đối với giáo
viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có 2 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh,
bộ trở lên); nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở
lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở
lên, trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy;…

Hồng Hạnh



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học sinh đánh bạn bằng ghế: Hiệu trưởng nói gì? | Giáo dục

Posted: 10 Mar 2015 06:37 AM PDT

Cộng đồng mạng đang xôn xao với clip học sinh THCS ở Trà Vinh đánh hội đồng bạn bằng ghế. Chiều 10/3, phóng viên đã đến trường học này để tìm hiểu sự việc.

Khoảng 21 giờ ngày 8/3, trên các trang mạng xã hội xuất hiện clip cảnh nhiều học sinh vây đánh dã man một nữ sinh. Ngay sau đó, clip trên được cho là xảy ra tại Trường THCS Lý Tự Trọng, TP.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

Chiều 10/3, phóng viên đã đến ngôi trường trên gặp trực tiếp lãnh đạo nhà trường để tìm hiểu sự việc. Ông Phan Thanh Nguyên, hiệu trưởng nhà trường thừa nhận, đúng là vụ hành hung được ghi hình trong clip xảy ra ở Trường THCS Lý Tự Trọng.

"Trường đã xem xét và bước đầu xác minh: Sự việc xảy ra vào giờ chơi ngày 13/1/2015 tại lớp 7/5. Tuy nhiên sau đó, các em học sinh đã giấu kín và vụ việc chỉ bị phát hiện khi video clip được tung lên mạng, sau đó phụ huynh và thầy cô nhà trường xem được mới hay", ông Nguyên nói.

Sau khi video clip được tung lên mạng với những hành động đánh đập bạn dã man bằng tay, chân, những chiếc ghế mủ, thậm chí ném cả chồng ghế vào đầu bạn, ngay lập tức đã làm dậy sóng cộng đồng mạng. 

Ông Phan Thanh Nguyên cho biết thêm, sau khi clip được thầy cô trong trường và phụ huynh phát hiện, đến sáng 9/3 ban giám hiệu nhà trường hay tin và tiến hành cho mời tất cả học sinh của lớp 7/5 lên làm việc, đồng thời mời phụ huynh các em có mặt trong video clip.

Qua buổi làm việc này, trường đã bước đầu xác minh như sau: Vào ngày 13/1, em D.T.V là lớp trưởng của lớp 7/5 cho rằng em N.T.H.P không nghe lời của lớp trưởng nên vào giờ ra chơi, V. kêu các bạn trong lớp đánh P. và em N.T.D lớp 7/4 quay phim lại. Sau khi đánh bạn xong, V. và các bạn tiếp tục hăm dọa nên P. không dám kể lại sự việc với thầy cô và gia đình.

Trường THCS Lý Tự Trọng – nơi xảy ra vụ việc.

Còn gia đình P. khi phát hiện P. sau khi đi học về bị sưng mặt, trầy đầu, bầm lưng gặng hỏi thì em nói bị té cầu thang. Sau đó, gia đình dẫn P. đi bệnh viện cũng như bác sĩ tư và có kết luận khám là chấn thương phần mềm. Sự việc cứ thế trôi đi cho đến ngày bất ngờ video clip được đăng trên mạng xã hội.

Ông Phan Thanh Nguyên cho biết, nhà trường cũng như cơ quan chức năng đang vào cuộc tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân xảy ra vụ việc. Sau khi điều tra rõ nguyên nhân nhà trường sẽ có hướng xử lý thích đáng.

Cũng theo ông Nguyên, những học sinh tham gia vụ đánh nhau trong video clip đều có học lực khá giỏi, hiện tại thì các em đi học bình thường và quan điểm nhà trường là không tạo áp lực cũng như những ảnh hưởng tâm lý đến việc học của các em.

Trong khi đó, ông N.P.T là cha của em P. cho biết: Sự việc cũng đã xảy ra rồi, mong nhà trường và cơ quan chức năng sớm giải quyết cho công bằng đừng để tình trạng này xảy ra nữa làm mất uy tín nhà trường.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tiêu chuẩn danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” – Giáo dục 24h

Posted: 10 Mar 2015 05:53 AM PDT

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân", "Nhà giáo Ưu tú". Đối tượng áp dụng là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bao gồm:

Giáo viên, giảng viên (nhà giáo) trực tiếp làm nhiệm vụ nuôi dạy, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác.

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; viên chức làm nhiệm vụ quản lý tại các phòng, ban, viện, trung tâm (không có chức năng đào tạo), văn phòng thuộc các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cán bộ, công chức Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo; công chức chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; cán bộ, công chức chuyên trách công tác quản lý giáo dục các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (Bộ); nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được điều động, bổ nhiệm làm cán bộ công đoàn giáo dục (cán bộ quản lý giáo dục).

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng.

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội tiếp tục giảng dạy, quản lý cơ hữu tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Nghị định nêu rõ, việc xét tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân", "Nhà giáo Ưu tú" phải chú trọng tới nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; nhà giáo là nữ; nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.



Nhà giáo Lưu Xuân Giới, người xung phong lên xã vùng cao Minh Cầm, huyện miền núi Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân năm 2014. ảnh: vnn.

Tiêu chuẩn danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”

Danh hiệu "Nhà giáo Ưu tú" được xét tặng cho các đối tượng nêu trên và đạt 5 tiêu chuẩn:

1- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.

2- Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.

3- Đã 7 lần được tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" hoặc 7 lần được tặng danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 7 lần được tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" và giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng; 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bộ hoặc danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; 1 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ.

Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: Đã 5 lần được tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" hoặc 5 lần được tặng danh hiệu giáo viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 5 lần được tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" và giáo viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng.

4- Tài năng sư phạm, sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được quy định cụ thể với từng đối tượng.

5- Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong09 đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân" được xét tặng cho các đối tượng nêu trên đã được phong tặng danh hiệu "Nhà giáo Ưu tú" và đạt các tiêu chuẩn cụ thể như: Đã được 1 lần tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua" cấp tỉnh, bộ hoặc giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên (riêng đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có 2 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ trở lên); nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tiền đề cho hoạt động sáng tạo của tuổi trẻ | Giáo dục

Posted: 10 Mar 2015 05:31 AM PDT

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trao giải cho các thí sinh có đề tài đoạt giải Nhất toàn cuộcThứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trao giải cho các thí sinh có đề tài đoạt giải Nhất toàn cuộc

Cuộc thi thành công rực rỡ

Đại diện cho Ban Giám khảo – PGS. TS Mai Sỹ Tuấn – cho biết: Cuộc thi năm nay có quy mô lớn hơn năm ngoái, ở các tỉnh phía Bắc có tất cả 31 đơn vị dự thi, với 205 đề tài thuộc 14 lĩnh vực khoa học – kỹ thuật (trong 7 nhóm) và sự tham gia của 371 thí sinh. 

Nếu tính cả những vòng thi ở cấp trường, cấp tỉnh thì số lượng các bạn trẻ tham gia nghiên cứu khoa học là khá lớn – tạo nên một phong trào rộng rãi trong toàn quốc, và có thể đó là tiền đề cho hoạt động sáng tạo của tuổi trẻ.

Tuy vậy, thành công của cuộc thi không chỉ là số lượng đề tài mà là sự nhiệt tình, tính chủ động, sự say mê với nghiên cứu khoa học của các em học sinh. Nhiều nhà khoa học cho rằng chính sự nhiệt tình, tự tin của các em đã truyền cảm hứng cho các nhà khoa học, nhiều học sinh và nhiều dự án đem lại sự thích thú cho các thành viên Ban Giám khảo.

Sau vòng chấm thi lĩnh vực, trong tổng số 205 dự án tham gia dự thi, Ban tổ chức đã chọn 118 dự án trao giải, trong đó có 16 giải nhất, 27 giải nhì, 37 giải ba và 38 giải khuyến khích. Ban giám khảo đã chọn ra 43 dự án có kết quả cao tham gia vòng toàn cuộc thi.

Ở vòng toàn Cuộc thi, Ban giám khảo đã chấm và chọn 3 giải Nhất, 19 giải nhì, 21 giải ba. Trong 43 dự án thi vòng toàn Cuộc thi, có 26 dự án đăng ký vòng sát hạch năng lực tiếng Anh. Nhiều nhóm học sinh đã thể hiện năng lực tiếng Anh khá tốt.

"Qua cuộc thi, chúng tôi thấy rõ sự nhiệt tình và công sức của các thầy cô giáo, phụ huynh và các nhà khoa học đã tham gia tư vấn và hướng dẫn các em. Có được những người thầy và người cô nhiệt tình như vậy là một niềm hạnh phúc lớn với mỗi học sinh. Sự tham gia của các nhà khoa học trợ giúp trong việc thực hiện ý tưởng của chính các em cũng là một thành công của cuộc thi" – PGS.TS Mai Sỹ Tuấn bày tỏ.

Tất cả học sinh đều chiến thắng

Phát biểu tại buổi lễ tổng kết và trao giải, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Trong khuôn khổ Cuộc thi, Ban tổ chức đã tổ chức Hội thảo về "Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo KHKT trong trường trung học".

Hội thảo đã đánh giá hoạt động NCKH và tổ chức cuộc thi KHKT của các địa phương; xác định phương hướng thực hiện hoạt động NCKH của học sinh trung học trong thời gian tới để nâng cao chất lượng hoạt động này; đồng thời tổ chức giao lưu giữa nhưng học sinh đã dự thi Cuộc thi quốc gia, quốc tế với các nhà quản lý, các thầy cô giáo và các em học sinh. Hội thảo đã thu hút hàng trăm nhà quản lý, nhà khoa học, các thầy cô giáo, các em học sinh tham dự.

Trong điều kiện làm việc khẩn trương, các thành viên trong Ban chỉ đạo và các bộ phận thường trực đã làm việc rất nhiệt tình, trách nhiệm cao, nghiêm túc, khoa học. Nhờ vậy, tất cả các khâu đều được thực hiện đúng kế hoạch, đúng quy chế với chất lượng và hiệu quả cao. Các buổi khai mạc, giao lưu và bế mạc cuộc thi đều được tổ chức trang trọng vui tươi theo các nghi thức của cuộc thi và phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học.

"Cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh phổ thông  năm 2015 khu vực phía Bắc đã khép lại. Mặc dù có em đoạt giải và có em chưa đoạt giải, nhưng tất cả các em học sinh dự thi đều chiến thắng, vì chúng ta đã vượt lên chính mình, luôn khát khao vươn lên để đạt được tầm cao tri thức nhân loại" – Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh.

Ban Tổ chức đã trao 3 giải Nhất, 19 giải Nhì, 21 giải Ba toàn cuộc và nhiều giải thưởng lĩnh vực cho các thí sinh. 

Trong đó 3 giải cao nhất toàn cuộc được trao cho: 

Đề tài "Quy trình xanh chuyển hóa phế phụ phẩm nông nghiệp thành nhựa sinh học" của nhóm học sinh Đinh Bảo Ngọc, Lê Minh Hiếu đến từ trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội; 

Đề tài "Thiết bị đưa nước lên cao dùng sức nước" của nhóm học sinh Nguyễn Tuấn Hùng, Trần Ngọc Vũ đến từ trường THPT Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình); 

Đề tài "Tuyển chọn chủng vi khuẩn Bacillus từ ruột tôm để tạo chế phẩm probiotic giúp nâng cao chất lượng và sản lượng tôm của nhóm học sinh Nguyễn Minh Quang, Trần Văn Anh đến từ trường THPT chuyên KHTN (ĐHKHTN-ĐHQGHN).



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Tĩnh: Giữ vững và tăng số lượng học sinh học bán trú | Giáo dục

Posted: 10 Mar 2015 05:10 AM PDT

Trong đó có ít nhất 70% số học sinh lớp 2 và trên 85% số học sinh lớp 1 được học bán trú. Đồng thời, duy trì số học sinh các lớp 1, 2, 3, 4 đã tham gia bán trú trong năm học 2014 – 2015 tiếp tục đăng kí ăn bán trú trong năm học 2015 – 2016.

Để thực hiện mục tiêu này, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh yêu cầu các phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường tiểu học, các trường phổ thông có cấp tiểu học đưa công tác xây dựng bán trú vào kế hoạch năm học 2015 – 2016 của trường mình.

Với các trường, Sở yêu cầu xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí cho công tác xây dựng bán trú. Vận động phụ huynh học sinh và tham mưu với chính quyền địa phương tập trung các nguồn lực để tổ chức học bán trú cho học sinh.

Đối với các trường đã tổ chức bán trú cho học sinh trong năm học 2014 – 2015, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thêm các đồ dùng, trang thiết bị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để duy trì số học sinh đã ăn bán trú trong năm học 2014 – 2015 và đón thêm các em học sinh lớp 1 năm học 2015 – 2016.

Sở cũng yêu cầu hoàn thành quy hoạch nhà trường, trong đó chú trọng xây dựng khu bán trú hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với phòng bếp, phòng ăn, phòng ngủ và phòng học riêng biệt.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments