Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Gia Lai: Chuẩn bị cho Kỳ thi THPT năm 2015 một cách chu đáo | Giáo dục

Posted: 06 Mar 2015 08:06 AM PST

Một buổi tư vấn tuyển sinh được tổ chức tại Gia Lai.Một buổi tư vấn tuyển sinh được tổ chức tại Gia Lai.

Để chuẩn bị cho kỳ thi được diễn ra thành công và thí sinh trong tỉnh có kết quả cao, Sở GD&ĐT Gia Lai đang gấp rút các công tác chuẩn bị. 

Do thời gian không còn nhiều, ngành giáo dục Gia Lai đang tích cực phổ biến các kỹ năng cho các học sinh khi làm bài thi. Phối hợp với phụ huynh để tạo điều kiện tốt cho việc học, ôn tập của học sinh. 

Các trường sẽ thông báo thường xuyên cho các phụ huynh về kết quả học tập cho của các học sinh lớp 12, đặc biệt là học sinh có học lực còn yếu.

Sở cũng yêu cầu các trường nhắc nhở các em lớp 12 bổ sung đầy đủ hồ sơ cá nhân, nhất là các giấy ưu tiên, giấy khuyến khích…theo quy chế. Không để các em gần ngày thi phải lo bổ sung hồ sơ, hoặc thiếu giấy tờ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các em.

Đối với các em không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước, có nguyện vọng năm nay thi thì được các nhà trường tổ chức học và kiểm tra cuối năm các môn học để có đủ điều kiện tham dự thi. 

Các Phòng GDĐT tạo điều kiện cho các thí sinh chỉnh sửa nội dung trên văn bằng tốt nghiệp THCS của học sinh (khi có sai sót), cấp bản sao bằng THCS khi có yêu cầu của học sinh theo quy định.

Các thầy cô đồng thời tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp nhằm chuẩn bị cho học sinh tâm thế tốt nhất trước khi bước vào kỳ thi.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam – Đan Mạch | Giáo dục

Posted: 06 Mar 2015 06:59 AM PST

Tại buổi hội đàm, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận hoan nghênh sự hỗ trợ và hợp tác của Chính phủ Đan Mạch, Bộ Giáo dục Đan Mạch, Bộ Khoa học, Đổi mới và Giáo dục Đại học Đan Mạch, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam. Sự hợp tác giữa hai bên đã mang lại những kết quả tích cực ban đầu. 

Cụ thể như Dự án "Hỗ trợ giáo dục mỹ thuật cấp tiểu học giai đoạn 2011 – 2015" do Bộ GD&ĐT chủ trì, sau 5 năm triển khai đã đạt được những kết quả quan trọng: Các phương pháp sư phạm mới được phát triển trong dự án sẽ được thể hiện trong sách giáo khoa mới dành cho học sinh tiểu học; tài liệu về phương pháp giảng dạy mỹ thuật phát triển trong dự án được sử dụng tại các trường tiểu học trong cả nước; giáo viên tại các trường được tập huấn về phương pháp mới; 

Chương trình hợp tác đào tạo giữa Trường kinh doanh Niels Brock Copenhagen và Đại học Zealand với đối tác Việt Nam là Trường Đại học Ngoại thương có kết quả đào tạo chất lượng được giới hàn lâm hai nước đánh giá cao…

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác giáo dục toàn diện hơn nữa giữa ngành Giáo dục hai nước cả về ngắn hạn và dài hạn. 

Bộ GD&ĐT Việt Nam mong muốn Chính phủ Đan Mạch tiếp tục hỗ trợ và mở rộng các dự án hỗ trợ giáo dục mỹ thuật ở cấp tiểu học và phát triển lên ở cấp THCS và THPT; đồng thời, các chuyên gia GD Đan Mạch sẽ tiếp tục phối hợp với các chuyên gia GD Việt Nam xây dựng chương trình các môn học trong đó có môn Mỹ thuật; tạo điều kiện cho giảng viên đại học Việt Nam được sang học tập, trải nghiệm tại các cơ sở đào tạo của Đan Mạch… 

Về chiến lược dài hạn, Bộ GD&ĐT mong các chuyên gia GD của Đan Mạch – đặc biệt là các chuyên gia trong chương trình phát triển GD phổ thông – giúp đỡ, phối hợp với các chuyên gia GD Việt Nam xây dựng việc nghiên cứu, phát triển chương trình GD phổ thông giai đoạn sau năm 2015 đến năm 2030.

Kỳ vọng mối quan hệ hợp tác bền chặt trong tương lai

Bà Bộ trưởng Christine Antorini vui mừng thông báo với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận về những hoạt động tại Việt Nam. Bà đã tiếp kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; tham dự Hội thảo Giáo dục Việt Nam – Đan Mạch; thăm trường Trung học Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), ngôi trường đặc biệt mang lại cơ hội học tập cho học sinh yếu kém; thăm hai trong số nhiều công ty Đan Mạch thực hiện tốt chính sách xã hội của doanh nghiệp là Esoftflow ở Hà Nội và Colorclub ở TPHCM; tham gia hội chợ việc làm cho SV Việt Nam tham gia chương trình Cử nhân Tài chính do Trường Kinh doanh Niels Brock Copenhagen Đan Mạch liên kết đào tạo với Trường Đại học Ngoại thương Việt Nam; hội đàm với Chủ tịch UBND TPHCM.

Đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả của phía Việt Nam, Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch nhận định đã có sự giao lưu, trao đổi năng động giữa hai quốc gia trong lĩnh vực giáo dục nhiều năm qua. 

Bà Christine Antorini kỳ vọng một sự hợp tác tốt đẹp giữa ngành GD hai quốc gia trên cơ sở Đan Mạch có những thế mạnh riêng trong lĩnh vực đào tạo nghề, đào tạo kinh doanh bậc trên THCS, đào tạo kỹ thuật và các lĩnh vực khác. 

Bà Antorini cho biết các cơ sở GD Đan Mạch có truyền thống cũng như luôn tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp giáo dục độc đáo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với cơ sở đó, Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch hy vọng giao lưu, hợp tác giáo dục sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. 


Trong khuôn khổ chuyến thăm Đan Mạch của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 10/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì cùng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ký kết Bản ghi nhớ với Bộ Khoa học, Đổi mới và Giáo dục đại học và Bộ Giáo dục của Đan Mạch về hợp tác trong giáo dục và đào tạo. 

Bản ghi nhớ này tập trung vào những lĩnh vực hai bên ưu tiên hợp tác: giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, giáo dục về kinh doanh ở bậc trung học phổ thông, thẩm định và xây dựng chương trình phổ thông, giáo dục người lớn, giáo dục suốt đời và giáo dục đại học.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tỷ phú gốc Việt lừng danh đất Mỹ từng 15 lần xin việc thất bại

Posted: 06 Mar 2015 04:43 AM PST

Tỷ phú gốc Việt Chính Chu từng 15 lần xin việc thất bại đã trở thành một
người nổi tiếng tại phố Wall sở hữu khối tài sản khoảng một tỷ USD ở tuổi 48.
Hiện ông là giám đốc điều hành cao cấp và là đồng Chủ tịch Ủy ban đầu tư vốn cổ
phần của Blackstone.

Chính Chu chia sẻ, khi còn đi học ông không bao giờ nghĩ có
thể tham gia lĩnh vực tài chính ở Phố Wall.

  Tỷ phú, gốc Việt, Mỹ, xin việc, thất bại

Tỷ phú gốc Việt Chính Chu từng 15 lần xin việc thất bại đã trở thành một
người nổi tiếng tại phố Wall sở hữu khối tài sản khoảng một tỷ USD ở tuổi 48

Chính E. Chu (Chính Chu) sinh năm 1966 tại Việt Nam. Năm 1975, cha và mẹ của
Chính Chu sang Mỹ cùng 6 người con, với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Cuộc sống vô
cùng khó khăn nhưng cả gia đình đều quyết tâm là phải nỗ lực để thành công. Vừa
đi học, ông Chu vừa đi bán sách lẻ và giao đến tận nhà.

Chính Chu chia sẻ, khi còn đi học ông không bao giờ nghĩ có thể tham gia lĩnh
vực tài chính ở Phố Wall, cũng vì tốt nghiệp từ ngôi trường không mấy tên tuổi
trong ngành tài chính nên ông gặp không ít khó khăn khi xin việc. Ông nói ông
nộp 15 bộ hồ sơ vào các công ty thành phố Wall và nhận lại 15 thư từ chối. Nhưng
điều này không khiến ông bỏ cuộc mà làm Chu thêm hứng thú với lĩnh vực này vì
những khó khăn khi tham gia. Ông kết luận: “Trong cuộc sống, bạn cần có tính
kiên trì để theo đuổi mục tiêu của mình”.

Nhận xét về vị tỷ phú này, James Barlett, Phó chủ tịch TeleTech nói: “Tôi may
mắn được làm việc cùng Chính. Ông có khả năng phân tích sâu sắc và nhạy bén về
tài chính, nơi mà để thành công phải có tài nổi trội”.

Trước khi gia nhập Blackstone vào năm 1990, Chính Chu từng làm việc tại bộ
phận mua bán và sáp nhập của công ty Salomon Brothers từ năm 1988. Hiện tại
Chính E.Chu đang là giám đốc cấp cao của tập đoàn đầu tư tài chính Blackstone (Mỹ).
Ông được giới chuyên gia nhận xét là người có khả năng phân tích sâu sắc và nhạy
bén về tài chính.

Ông được đánh giá là một trong những thương nhân châu Á thành công nhất. Dưới
bàn tay đạo diễn của Chính Chu, Blackstone đã hoàn thành nhiều vụ đầu tư sinh
lãi với giá hàng tỷ USD như hợp vốn mua hãng dược Nycomed và Catalent Pharma
Solutions (3,3 tỷ USD), DJ Orthopedics (1,6 tỷ USD)…

Báo giới biết đến ông nhiều hơn kể từ khi vén bức màn về “một thương nhân ẩn
danh” chi 34,3 triệu USD để mua trọn tầng 89, một nửa tầng 90 tại tháp Trump
World Tower do tỷ phú Donald Trump đầu tư vào cuối năm 2007. Sau cố gắng bất
thành để mua nốt nửa tầng còn lại, Chính Chu bỏ thêm 5 triệu USD để tăng không
gian trên tầng mái tòa nhà, nâng tổng chi phí lên 39,3 triệu. Năm 2013, ông là “tổng
chỉ huy” của chiến dịch mua lại Tập đoàn máy tính Dell với giá khoảng 25 tỷ USD.

Đằng sau sự thành công của người tỷ phú gốc Việt Chính Chu là ca sĩ Hà Phương
(cô em gái của ca sĩ Cẩm Ly, chị gái của ca sĩ Minh Tuyết). Chính Chu gặp vợ lần
đầu khi vốn tiếng Việt còn rất tệ nên không hiểu hết những gì Hà Phương hát. Nữ
ca sĩ tiết lộ, quen nhau được 3 tháng thì Chính Chu ngỏ lời yêu. Hai năm sau đó
(2002) cả hai người thành thân.

Hà Phương luôn tự nhận mình là người may mắn khi có cuộc sống hôn nhân rất
viên mãn ở Mỹ. Họ đã có với nhau hai cô công chúa vô cùng xinh xắn. Cô chia sẻ
rằng chồng mình là người hiểu vợ và yêu con. Khi Hà Phương tỏ ý muốn trở lại với
nghệ thuật sau một thời gian dài chăm lo cho gia đình, Chính Chu sẵn sàng đầu tư
cho vợ số tiền rất lớn để thực hiện bộ phim “Forbidden Love” theo chuẩn
Hollywood. Những lúc có thời gian rảnh rỗi, ông thường đi xem vợ diễn.

Thành công trong kinh doanh, Chính Chu còn cùng vợ tổ chức và điều hành các
hoạt động từ thiện. Hiện gia đình ông có 2 quỹ là Vietnam Relief Effort (do ông
cùng chị gái Kathy Chu lập nên) và Ha Phuong Foundation (do vợ sáng lập).

Cả gia đình định cư tại Mỹ nhưng mỗi năm, Hà Phương đều dành thời gian về làm
từ thiện tại Việt Nam. Sự thành công của Chính Chu là minh chứng có sự cần cù và
kiên trì theo đuổi con đường mà ông đã chọn ở ngay chính giữa thiên đường kinh
doanh của đất nước sở tại.

(Theo Khánh Đan/Gia đình Việt Nam)



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nữ tiến sĩ ‘điểm mặt’ dư lượng kháng sinh trong thực phẩm

Posted: 06 Mar 2015 04:10 AM PST

- Những nghiên cứu của TS Dương Hồng Anh – Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (ĐHQG Hà Nội) – và cộng sự đã đem lại những thông số thực tế của dư lượng các dược phẩm
trong môi trường, thực phẩm như nước, nước thải, đất, cá tôm, thịt gia
súc gia cầm…, cũng như ảnh hưởng của chúng đến môi trường và đời sống
của con người.

Nhóm của chị Hồng Anh thực hiện nghiên cứu về dư lượng của nhóm kháng sinh floquinolon, trước tiên trong môi trường nước và bùn, khá sớm, từ những năm 2005. Chị Hồng Anh cho biết đây là nhóm kháng sinh thế hệ mới, cũng chỉ được sử dụng ở Việt Nam trước đó vài năm.

Dương Hồng Anh, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội
TS Dương Hồng Anh

"Tại thời điểm đó, tất nhiên là chúng tôi có phát hiện thấy dư lượng của các hợp chất này trong nguồn thải điển hình nhất là nước thải bệnh viện (có xử lý hoặc không), và một số mẫu nước thải – bùn thải lấy tại các kênh thoát nước Hà Nội. Mức độ dư lượng được đánh giá tương đương như tại một số quốc gia khác".

Cũng với nhóm chất này, nhóm thực hiện nghiên cứu tại khu vực nuôi tôm tại Nam Định. Mẫu nước lợ, bùn lấy tại đầm nuôi, kênh dẫn nước, rừng ngập mặn phía ngoài, cũng như tôm thành phẩm. Trong tôm không phát hiện thấy dư lượng floquinolon, còn trong một số mẫu bùn và nước có thấy xuất hiện các chất này nhưng ở nồng độ rất thấp và không có quy luật.

Dư lượng kháng sinh trong nước, bùn thải có thể gây nên biến đổi làm tăng tính kháng kháng sinh của vi khuẩn trong môi trường và lan truyền xa các vi khuẩn kháng thuốc…

"Tất nhiên chúng tôi cũng hiểu rằng việc sử dụng có hay không, nhiều hay ít các kháng sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là tùy vụ tôm, nếu có dịch bệnh lớn hay không" – chị Hồng Anh cho biết về kết quả nghiên cứu.

Từ 2008 tới 2010, nhóm tự thực hiện, cũng như kết hợp với một nhóm nghiên cứu Nhật Bản xác định dư lượng của nhiều nhóm kháng sinh như quinolon, sunfonamit, betalactam trong nước thải chăn nuôi lợn quy mô nhỏ, nước hồ ao nuôi cá và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn.

"Vì hầu hết đây không phải các loại thuốc cấm trong chăn nuôi nên ít nhiều chúng cũng để lại dư lượng trong môi trường nước xung quanh".

Còn một đối tượng nghiên cứu khác của nhóm, mà trong mắt những "người bình thường" là kinh khủng, là dư lượng các thuốc kháng sinh trong môi trường nước thải bệnh viện.

"Trong bệnh viện, khi người bệnh sử dụng kháng sinh, một phần kháng sinh và các sản phẩm chuyển hóa sẽ được thải khỏi cơ thể chủ yếu qua nước tiểu, đi vào hệ thống nước thải bệnh viện" – chị Hồng Anh nói về là nguồn gốc của dư lượng dược phẩm trong nước thải bệnh viện.

Theo quy định, nước thải bệnh viện trước khi thải ra môi trường cần có xử lý và trong các công đoạn này có xử lý bằng vi sinh, nếu dư lượng kháng sinh rất cao chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh tức là ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình xử lý. "Đây chính là điều đầu tiên mà các nhà công nghệ quan tâm".

Áp lực và sự chia sẻ trên đường dài

Trong hóa học môi trường, nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ thuộc diện "xài sang" vì cần có các công cụ hiện đại, kinh phí hóa chất tiêu hao cao, con người phải được đào tạo. Điều mà chị Hồng Anh cho là may mắn, đó là có cơ hội được hợp tác với các nhà khoa học quốc tế từ khá sớm, nên có điều kiện học tập và thực hiện những nghiên cứu đầu tiên có tính tiên phong về ô nhiễm hữu cơ trong môi trường ở Việt Nam.

"Sau đó, khi đã có những uy tín nhất định thì quan hệ khoa học quốc tế sẽ mở rộng và sẽ tìm được bạn mới, vấn đề nghiên cứu mới, nguồn tài trợ mới" – chị Hồng Anh cho biết.

Dẫn chứng là các công trình nghiên cứu của chị và cộng sự được trích dẫn với số lượng tương đối cao, nhất là trong thời gian 3 năm gần đây. Điều này khẳng định trước tiên là công trình có tính tiên phong tại Việt Nam, các số liệu đủ tính tin cậy, điều thứ hai chứng tỏ đối tượng nghiên cứu bắt đầu trở nên "hot" nên nhận được mối quan tâm của nhiều người.

Để có thể tiếp tục tiến bước lâu dài trên con đường khoa học cần nuôi dưỡng lòng nhiệt huyết với công việc và duy trì sự cân
bằng trong tâm hồn.

Với chị Hồng Anh, đây là sự tự hào, vui mừng nhưng là áp lực cần phải tiến lên, tiếp cận vấn đề theo các hướng liên ngành mới hoặc hướng tới các đối tượng mới, không được tụt hậu, nhất là khi hỗ trợ quốc tế đã suy giảm, các nhà khoa học Việt Nam phải tự đứng trên đôi chân của mình.

"Tới hiện nay, tôi cũng bắt đầu đảm nhận phụ trách một nhánh trong nhóm nghiên cứu lớn của GS Phạm Hùng Việt, trách nhiệm, công việc, nỗi lo và tất nhiên cả niềm vui cũng tăng dần".  

Trước một câu hỏi "rất cũ" nhưng mọi người vẫn luôn muốn đặt ra cho một người phụ nữ thành công trong sự nghiệp – "Chị làm thế nào để có sự cân bằng giữa công việc và gia đình?", chị Hồng Anh "tính toán": "Là phụ nữ, trong công việc để nhận được thành công như nam giới thì đầu tư về thời gian và công sức thường cần ít ra là gấp rưỡi, ai cũng biết vậy. Với tôi, để tự đánh giá thì ít hơn một chút, chắc là gấp 1,2 lần thôi, vì tôi là người may mắn". Sự may mắn này là "Khi chưa lập gia đình, bố mẹ tôi cũng là nhà giáo của khối chuyên trường tổng hợp luôn ủng hộ việc đi học, đi làm tại trường. Còn hiện nay, chồng tôi cũng sẵn sàng chia sẻ công việc nhà và thông cảm với việc hàng ngày tôi ra khỏi nhà vào lúc hơn 8h sáng và trở về cũng gần giờ đó buổi tối".  

"Tôi cho rằng với cá nhân mình để có thể tiếp tục tiến bước lâu dài trên con đường khoa học thì ngoài những yếu tố thuận lợi bên ngoài, cần nuôi dưỡng lòng nhiệt huyết, tôi không dám nói tới từ "đam mê" đâu nhé, với công việc và duy trì sự cân bằng trong tâm hồn" – chị chia sẻ về cách bước tiếp trên con đường dài phía trước.

Ngày 6/3, cùng với PGS.TS. Đỗ Thị Hương Giang (Trường ĐH Công nghệ), TS Dương Hồng Anh được ĐHQG Hà Nội vinh danh và trao thưởng cho 2 nữ cán bộ có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học.

Được biết, năm 2014, ĐHQG Hà Nội công bố 265 bài báo trong hệ thống tạp chí quốc tế ISI, chiếm hơn 10% tổng số các bài báo của cả nước với số lần trích dẫn ngày càng tăng. Tính trung bình trong 10 năm gần đây, các công trình khoa học của ĐHQG Hà Nội đã được cộng đồng khoa học quốc tế trích dẫn gần 10 nghìn lần, chỉ số trích dẫn trung bình của mỗi bài báo là 6,3; chỉ số h-index bằng 38.  Trong số các công trình trích dẫn cao, có công trình nghiên cứu của TS Dương Hồng Anh (số lần trích dẫn 88) và PGS.TS. Đỗ Thị Hương Giang (số lần trích dẫn 20). 

Ngân Anh



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Việt Nam lần đầu tiên sẽ có trường ĐH tư nhân phi lợi nhuận | Giáo dục

Posted: 06 Mar 2015 03:25 AM PST

Đại sứ Mỹ - Ted Osius trong buổi tới thăm và nói chuyện với sinh viên ĐHQGHNĐại sứ Mỹ – Ted Osius trong buổi tới thăm và nói chuyện với sinh viên ĐHQGHN

Trong bài phát biểu 30 phút của mình, Đại sứ Ted Osius nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giáo dục trong quan hệ hai quốc gia.

Đại sứ cho biết: Không có biểu tượng nào về mức độ tiến xa mà chúng ta đã và có thể sẽ đạt được lớn hơn Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP). Chương trình Fulbright vừa mới chào mừng năm thứ 20 đổi mới phương thức giảng dạy kinh tế và chính sách công tại Việt Nam.

1.100 người đã tốt nghiệp chương trình Fulbright hiện đang đảm nhiệm những vai trò quan trọng tại tất cả các cấp và trong mọi lĩnh vực tại các thành phố lớn và các tỉnh. Chương trình Fulbright sẽ chuyển đổi thành một tổ chức hoàn chỉnh có tên là trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV).

Đại học Fulbright sẽ là trường đại học tư nhân phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam, tạo ra một cơ chế nhân tài được điều hành minh bạch và một diễn đàn cho các khuyến nghị chính sách tâm huyết.

Chúng tôi đã thúc đẩy nhiều mối quan hệ đối tác công – tư. Chương trình Hợp tác Liên minh Giáo dục Đại học Ngành Kỹ thuật đã thu hút hàng triệu USD tài trợ từ sáu doanh nghiệp đối tác, cùng với trang thiết bị và kiến thức chuyên ngành kỹ thuật.

Chương trình đó đang biến đổi phương thức giáo dục kỹ thuật ở Việt Nam và tạo ra nguồn nhân lực sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực sẵn sàng làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao đang phát triển mạnh của đất nước.

Chúng ta cũng đã phát triển một chương trình đối tác tương tự để thúc đẩy tăng cường năng lực của những người làm công tác xã hội ở Việt Nam, với sự hợp tác của trường Đại học bang San Jose. Gần đây chúng tôi đã công bố khoản tài trợ đáng kể mới cho các chương trình đối tác giáo dục đại học.

Và chúng tôi tiếp tục mở rộng mạng lưới trên toàn quốc của những người đã tham gia các chương trình trao đổi giáo dục, và nâng cao khả năng giảng dạy tiếng Anh. Việt Nam hiện là quốc gia xếp thứ nhất ở Đông Nam Á về số lượng sinh viên du học tại Hoa Kỳ. Tôi khuyến khích tất cả các bạn cân nhắc các cơ hội du học tại Hoa Kỳ và tới thăm Trung tâm Hoa Kỳ của chúng tôi tại Hà Nội để tìm hiểu thêm.

Ngoài ra, Đại sứ cũng cho biết, chính phủ Mỹ sẽ tăng cường việc đưa giáo viên dạy tiếng Anh sang Việt Nam để tăng cường khả năng tiếng Anh cho học sinh, sinh viên Việt Nam.

Với những kế hoạch trong năm 2015, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có những chuyến thăm cấp cao quan trọng để mối quan hệ này sẽ kéo dài 20 năm và xa hơn nữa.

Sắp tới, Giáo dục Việt Nam sẽ có trường Đại học tư nhân phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam – Trường Đại học Fulbright Việt Nam.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Lịch thi, hướng dẫn dự thi vào ĐH Quốc Gia HN năm 2015 | Giáo dục

Posted: 06 Mar 2015 02:30 AM PST

TPO – Theo thông tin mới nhất từ Đại học Quốc gia Hà Nội, kỳ thi đánh giá năng lực đại học chính quy năm 2015 sẽ diễn ra vào 2 đợt, mỗi đợt diễn ra trong 2 ngày và sẽ có 2 ngày dự phòng.

1. Lịch thi












Đợt thi

Ngày thi

Buổi thi

Môn thi

Đợt 1

30/5/2015

Từ 7h00

Bài thi ĐGNL

Ngoại ngữ

Từ 13h00

Bài thi ĐGNL

 

31/5/2015

Từ 7h00

Bài thi ĐGNL

 

Từ 13h00

Bài thi ĐGNL

 

01/6/2015 và 02/6/2015

Dự phòng

Đợt 2

01/8/2015

Từ 7h00

Bài thi ĐGNL

Ngoại ngữ

 

Từ 13h00

Bài thi ĐGNL

 

02/8/2015

Từ 7h00

Bài thi ĐGNL

 

Từ 13h00

Bài thi ĐGNL

 

03/8/2015 và 04/8/2015

Dự phòng

2. Đối tượng và điều kiện dự thi

- Người đã học hết chương trình THPT trong năm 2015; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp;

- Các đối tượng dự thi không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; ĐKDT và nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí ĐKDT theo quy định.

3. Hồ sơ đăng ký dự thi

Phiếu ĐKDT được đăng tải trên website của Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN tại địa chỉ: http://www.cet.vnu.edu.vn, mục "Đăng ký trực tuyến".

4. Thời gian đăng ký dự thi

- Đợt 1: từ ngày 25/3/2015 đến ngày 15/4/2015.

- Đợt 2: từ ngày 20/6/2015 đến ngày 10/7/2015.

5. Lệ phí đăng ký dự thi

- Lệ phí ĐKDT bài thi ĐGNL: 100.000đ/thí sinh/lượt thi.

- Lệ phí ĐKDT bài thi Ngoại ngữ: 35.000đ/thí sinh/lượt thi.

6. Hình thức đăng ký dự thi và cách thức nộp lệ phí thi

Thí sinh ĐKDT theo một trong các hình thức sau:

- Đăng ký trực tuyến theo địa chỉ: http://www.cet.vnu.edu.vn, mục "Đăng ký trực tuyến".

- Nộp hồ sơ ĐKDT trực tiếp tại Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN, Tầng 3, Tòa nhà C1T, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

- Gửi hồ sơ theo hình thức thư bảo đảm chuyển phát nhanh qua đường bưu điện về địa chỉ: Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN, Tầng 3, Tòa nhà C1T, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội; Điện thoại: 04.66759258.

Thời hạn nhận hồ sơ tính từ thời gian gửi bưu điện (theo dấu bưu điện).

Xem chi tiết về hướng dẫn dự thi đánh giá năng lực đại học chính quy năm 2015 của ĐH Quốc gia HN tại http://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C2097/N17609/Lich-thi-va-Huong-dan-du-thi-danh-gia-nang-luc-dai-hoc-chinh-quy-o-dHQGHN-nam-2015.htm



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đẩy mạnh công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục ĐH, TCCN – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 06 Mar 2015 02:10 AM PST

Theo văn bản, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường tiếp tục thành lập và kiện toàn đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng giáo dục, đảm bảo đủ số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn để triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng và khảo thí của nhà trường; tạo điều kiện cho các cán bộ, giáo viên, giảng viên và nhân viên tham gia các khóa tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về khảo thí, tự đánh giá, đánh giá ngoài, các khóa đào tạo kiểm định viên…

Phấn đấu tại mỗi đơn vị chuyên trách: đến cuối năm 2015, có ít nhất một cán bộ đã hoàn thành khóa đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục và được cấp chứng chỉ; đến cuối năm 2016, có ít nhất một cán bộ được cử đi đào tạo thạc sĩ đo lường đánh giá giáo dục hoặc đào tạo tiến sĩ với đề tài luận án liên quan đến đảm bảo chất lượng và khảo thí.

Hằng năm, xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng của nhà trường và triển khai thực hiện kế hoạch đề ra, trong đó chú trọng công tác tự đánh giá, cải tiến chất lượng, đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục; đổi mới thi – kiểm tra, đánh giá trong nhà trường. Kế hoạch phải nêu được những công việc cần triển khai, thời gian thực hiện, biện pháp và nguồn lực, trách nhiệm của đơn vị chuyên trách đối với công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, hướng tới mục tiêu từng bước hình thành văn hóa chất lượng bên trong nhà trường.

Bên cạnh đó, các trường tiếp tục triển khai công tác tự đánh giá cơ sở giáo dục; cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo; đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau: Đối với 194 trường đại học, 197 trường cao đẳng và 118 trường trung cấp chuyên nghiệp đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá (tính đến 31/01/2015): cần khẩn trương rà soát, cập nhật, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá và đăng ký kiểm định chất lượng với các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được Bộ GD-ĐT cấp phép hoạt động (trước mắt là Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Đảm bảo đến hết năm 2016 tất cả các trường này được kiểm định chất lượng giáo dục.

Đối với các trường chưa hoàn thành báo cáo tự đánh giá (khoảng 8% số trường đại học, cao đẳng và 41% số trường trung cấp chuyên nghiệp): cần khẩn trương hoàn thành báo cáo tự đánh giá trong năm 2015, gửi về Bộ GD-ĐT để báo cáo và đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục trong các năm 2016, 2017.

Khuyến khích các trường, cơ quan chủ quản của các trường, các hiệp hội, các sở giáo dục và đào tạo (có các trường trung cấp chuyên nghiệp đóng trên địa bàn) tổ chức các hoạt động đánh giá chéo nhau để giúp từng trường nâng cao chất lượng tự đánh giá cũng như để hoàn thiện báo cáo tự đánh giá. Coi hoạt động này như bước tập dượt trước khi chính thức liên hệ với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.

Ngoài ra, trong quá trình đánh giá, các trường cần lưu ý sử dụng các văn bản hợp nhất về các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng số 06/VBHN-BGDĐT, 08/VBHN-BGDĐT, 07/VBHN-BGDĐT ngày 4/3/2014 của Bộ GD-ĐT và các văn bản hướng dẫn của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (KTKĐCLGD) để đảm bảo tính cập nhật, tránh sai sót. Bộ GD-ĐT tiếp tục theo dõi, kiểm tra để các trường hoàn thiện báo cáo tự đánh giá và đăng ký kiểm định với các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Danh sách các trường hoàn thành hoặc cập nhật báo cáo tự đánh giá được định kỳ cập nhật trên website: www.moet.gov.vn.

Khuyến khích các trường triển khai công tác tự đánh giá chương trình đào tạo theo quy định tại Thông tư số 38/2013/TT-BGDĐT đối với một số ngành đào tạo, tiếp cận đánh giá theo tiêu chuẩn của các tổ chức khu vực và quốc tế như AUN, ABET, AACSB…

Ngoài ra, tiếp tục thực hiện việc báo cáo hiện trạng công tác đảm bảo chất lượng và cập nhật cơ sở dữ liệu về kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường theo hướng dẫn hằng năm của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.

Nguyễn Hùng



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Dấu ấn của Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch trong chuyến thăm Việt Nam – Giáo dục 24h

Posted: 06 Mar 2015 02:01 AM PST

Từ ngày 4 đến ngày 6/3/2015, Bộ trường Giáo dục Đan Mạch, bà Christine Antorini đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chuyến thăm đã đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt là củng cố hơn nữa sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực giáo dục giữa Việt Nam và Đan Mạch ở cấp độ chính phủ đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết nối và hợp tác cụ thể giữa các cơ sở giáo dục Việt Nam và Đan Mạch. 

Bộ trưởng Christine Antorini cho biết bà đã có những cuộc gặp hiệu quả đem lại cho bà ấn tượng tốt về Việt Nam – một xã hội năng động đang phát triển nhanh. Đồng thời những cuộc gặp cũng đề cập đến giải pháp làm thế nào để thiết lập mối quan hệ và hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong Giáo dục.

"Các cơ sở giáo dục Đan Mạch có truyền thống cũng như vai trò mạnh mẽ trong việc cung cấp các giải pháp giáo dục và học tập độc đáo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sẽ là một sự hợp tác tốt đẹp giữa những thách thức và nhu cầu giáo dục của Việt Nam và thế mạnh độc đáo của Đan Mạch trong lĩnh vực  đào tạo nghề, đào tạo kinh doanh bậc trên trung học cơ sở, đào tạo kỹ thuật và các lĩnh vực khác", Bộ trưởng Christine Antorini kết luận trong cuộc gặp báo chí. 

Trước đó, thỏa thuận Đối tác Toàn diện giữa Việt Nam và Đan Mạch được ký kết trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Đan Mạch vào năm 2013. Trong thỏa thuận này, Giáo dục được đặt ra như một nội dung ưu tiên quan trọng.

Đã có những dự án trong lĩnh vực giáo dục được thiết lập thành công với sự tham gia của các cơ sở giáo dục Đan Mạch và đối tác Việt Nam.

Một ví dụ là dự án phát triển chương trình giảng dạy với sự tham gia của  Đại học Aarhus.

Một ví dụ khác là dự án đang tiến triển giữa Trường kinh doanh Niels Brock Copenhagen và Đại học Zealand với các đối tác Việt Nam (theo thứ tự lần lượt) là Đại học Ngoại thương và Đại học Dược Hà Nội.

Một số các dự án đang được hình thành, trong đó bao gồm ý tưởng hỗ trợ các công ty Đan Mạch tại Việt Nam trong nỗ lực nâng cao kỹ năng và hiệu suất làm việc cho các nhân viên của công ty. Một dự án thí điểm đầy hứa hẹn đang được khởi động với sự tham gia của một số công ty Đan mạch hoạt động tại Việt Nam như Esoftflow, ColorClub và các công ty khác trong lĩnh vưc đồ họa tại Việt Nam.

Một số hình ảnh của Bộ trưởng Christine Antorini trong chuyến thăm Việt Nam: 



Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch và Hiệu trưởng GS Hoàng Văn Châu tại Hội chợ việc làm cho sinh viên ĐH Ngoại thương TP Hồ Chí Minh



Bộ trưởng lắng nghe sinh viên tham gia phỏng vấn với công ty Đan Mạch tại hội chợ việc làm



Bộ trưởng lắng nghe sinh viên tham gia phỏng vấn với công ty Đan Mạch tại hội chợ việc làm



Bộ trưởng phát biểu tại Hội chợ việc làm



Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch tiếp kiến Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh



Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch và Đại sứ Đan Mạch chụp ảnh lưu niệm trước trụ sở UBND TP Hồ Chí Minh



Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch và Đại sứ Đan Mạch tại buổi họp báo kết thúc chuyến thăm

Hỗ trợ phát triển của Đan Mạch dành cho Việt Nam

Kể từ năm 1994 Đan Mạch đã hỗ trợ phát triển VN với khoản tiền hơn 1,3 tỉ đô la Mỹ. Thông qua sự hỗ trợ này, Đan Mạch đã đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ bao gồm sự tăng trưởng về kinh tế đang diễn ra ở Việt Nam.

Trong năm 2014-2015 Đan Mạch sẽ giải ngân 90 triệu đô la Mỹ viện trợ không hoàn lại dành cho Việt Nam.

Đan Mạch cho đến nay là đất nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho VN trong số các quốc gia thành viên cộng đồng châu Âu. Số tiền viện trợ không hoàn lại của Đan Mạch chiếm gần 25% tổng số tiền viện trợ không hoàn lại của cộng đồng châu Âu.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chính thức: Đề thi ngoại ngữ kì thi THPT quốc gia có phần thi viết – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 06 Mar 2015 01:52 AM PST

Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, năm 2014, đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ đã có phần trắc nghiệm và phần viết. Năm nay ở kì thi THPT quốc gia sẽ tiếp tục kế thừa những thành công, ưu điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm trước, chuyển hướng theo đánh giá năng lực thí sinh. Chính vì thế Bộ GD-ĐT vẫn quyết định có phần thi viết ở trong đề thi môn Ngoại ngữ.

Đề thi môn Ngoại ngữ ở kì thi THPT quốc gia có phần thi trắc nghiệm và phần thi viết.

Đề thi môn Ngoại ngữ ở kì thi THPT quốc gia có phần thi trắc nghiệm và phần thi viết.

Về cách thức thi môn Ngoại ngữ sẽ thực hiện như kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Nghĩa là, thí sinh sẽ làm phần thi trắc nghiệm trước, sau khi hết thời gian làm phần trắc nghiệm sẽ tiếp tục được phát phần câu hỏi đề thi viết thì thí sinh làm tiếp.

Tuy nhiên, ở kì thi THPT quốc gia năm nay sẽ nhằm hai mục đích, vừa dùng để xét công nhận tốt nghiệp vừa làm cơ sở để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Chính vì thế, phần thi viết sẽ nằm ở phần câu hỏi dành để xét tốt nghiệp hay dùng để phân loại thí sinh lại chưa được tiết lộ. Được biết, ở kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014, phần trắc nghiệm được tính tổng 7,5 điểm còn phần thi viết là 2,5 điểm (tổng điểm bài thi tính trên thang điểm 10).

Liên quan đến đề thi THPT quốc gia, PGS.TS Trần Văn Nghĩa cho hay, phạm vi đề thi năm 2015 nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Đề thi có 2 nhóm câu hỏi trộn lẫn vào nhau, không tách biệt phần dùng để xét tốt nghiệp và phần để phân hóa xét tuyển vào ĐH, CĐ. Thí sinh phải đọc hết cả đề thi để biết câu hỏi nào dễ và câu hỏi nào có để bố trí thời gian làm bài hợp lý.

Nhóm câu hỏi một có độ khó tương tự như kì thi tốt nghiệp THPT và GDTX của năm 2014. Bộ sẽ cân nhắc đến khối GDTX, đảm bảo thí sinh lực học trung bình, thậm chí hơi yếu nhưng có sự cố gắng thì hoàn toàn làm được và đủ điều kiện để xét tốt nghiệp.

Nhóm câu hỏi hai là nhằm phân hóa kết quả thi, nhờ đó mới xét tuyển ĐH-CĐ và giống đề thi ĐH-CĐ 2014. Mẫu thi có mẫu câu hỏi cơ bản và nâng cao. Các môn khoa học xã hội nhân văn tiếp tục câu hỏi mở, vận dụng kiến thức thực tế, liên môn để làm bài. Giảm yêu cầu học sinh học thuộc. Điều này đã được thể hiện rõ nét ở các đề thi năm 2014.

Nguyễn Hùng

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đại sứ Hoa Kỳ nói chuyện với 500 sinh viên Việt Nam – Giáo dục 24h

Posted: 06 Mar 2015 01:37 AM PST

Buổi nói chuyện nằm trong chuỗi các hoạt động kỉ niệm 20 năm thiết lập và bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam, Hoa Kỳ, với sự tham gia của tập thể giảng viên, sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trong khuôn khổ chương trình, ông Ted Osius đã điểm lại khái quát những thành tựu trong quá trình hợp tác thuộc tất cả các lĩnh vực giữa 2 nước.

Trong 20 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ, năm 2013, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Obama đã xác lập quan hệ đối tác toàn diện, trong đó xác định và chú trọng những lĩnh vực như ngoại giao, kinh tế thương mại, an ninh, khoa học và công nghệ, môi trường, y tế và đặc biệt là giáo dục.

Nhấn mạnh quan hệ hợp tác giáo dục giữa 2 quốc gia, ông Ted Osius tuyên bố: "Được nói chuyện như thế này tại trường Đại học Quốc gia là điều hân hạnh. Nó cũng có nghĩa là tôi không cần phải thuyết phục các bạn rằng hợp tác giáo dục là quan trọng trong quan hệ của chúng ta".



Ảnh: Đại sứ Hoa Kì Ted Osius nói chuyện với các sinh viên về quan hệ hai bên trên nhiều phương diện. Ảnh Thu Ngà

Ông cũng đưa ra bằng chứng xác thực cho mức độ tiến xa vượt bậc mà 2 bên đã và có thể sẽ đạt được – Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright (FETP).

Chương trình Fullbright vừa mới chào mừng năm thứ 20 đổi mới phương thức giảng dạy kinh tế và chính sách công tại Việt Nam.

Có tất cả 1100 người đã tốt nghiệp chương trình học này, hiện đang đảm nhiệm những vai trò quan trọng tại tất cả các cấp, trong mọi lĩnh vực tại các thành phố lớn và tỉnh thành trên cả nước.

Về kế hoạch phát triển Fullbright trong thời gian tới, Đại sứ quán Hoa Kì cũng cho biết, chương trình sẽ chuyển đổi thành một tổ chức hoàn chỉnh có tên trường Đại học Fullbright Việt Nam (FUV).

Đây sẽ là trường đại học tư nhân, mang tính phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam, tạo ra một cơ chế nhân tài được điều hành minh bạch và một diễn đàn cho các khuyến nghị chính sách tâm huyết.

Bên cạnh đó, nói về những thành tựu đã gặt hái được về giáo dục trong chặng đường 20 năm bắt tay hợp tác, ông Ted Osius không quên nói tới việc thúc đẩy nhiều mối quan hệ hợp tác công – tư.

Chương trình Hợp tác Liên minh giáo dục Đại học Ngành Kĩ thuật đã thu hút hàng triệu USD tài trợ từ sáu doanh nghiệp đối tác, cùng với trang thiết bị và kiến thức chuyên ngành kĩ thuật.

Chương trình kể trên cũng đang dần biến đổi phương thức giáo dục kĩ thuật ở Việt Nam và tạo ra nguồn nhân lực có trình độ đạt chất lượng, sẵn sàng làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao đang phát triển mạnh của đất nước.

Việt Nam, Hoa Kỳ đã phát triển một chương trình đối tác tương tự để thúc đẩy tăng cường năng lực của những người làm công tác xã hội ở Việt Nam, với sự hợp tác của trường Đại học San Jose.



Ảnh: Ông Ted Osius trồng cây cùng lãnh đạo Đại học Quốc gia sáng 06/03. Ảnh Thu Ngà

Phía Hoa Kì cũng tiếp tục mở rộng mạng lưới trên toàn quốc của những người tham gia các chương trình trao đổi giáo dục, và nâng cao khả năng dạy tiếng Anh, đồng thời hỗ trợ giảng viên và mong Việt Nam đồng ý việc Đoàn Hòa bình Hoa Kì đưa các tình nguyện viên vào giảng dạy.

Ông Ted Osius không ngừng khẳng định mục tiêu hợp tác về giáo dục giữa hai quốc gia không chỉ ngắn hạn trong vài năm mà hi vọng sẽ kéo dài trong nhiều thập kỉ, nhằm thúc đẩy hoạt động giáo dục ở Việt Nam.

Ở những lĩnh vực khác, như chính trị – ngoại giao, hai nước cũng đã chứng kiến nhịp độ đáng phấn khởi các chuyến thăm cấp cao, mang giá trị biểu tượng và thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Toàn diện.

Về kinh tế, kim ngạch thương mại hàng năm giữa Hoa Kì và Việt Nam đạt con số 35 tỷ USD – mức gia tăng cao gấp 7 lần trong vòng 20 năm qua. Nhiều dự án kinh tế của Hoa Kì giúp Việt Nam thực hiện chương trình cải cách kinh tế, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Hoạt động hợp tác khoa học và công nghệ cũng là một ví dụ tuyệt vời về phương thức hai bên cùng làm việc, với thành tựu đỉnh cao là việc ký kết hiệp định 123 về năng lượng hạt nhân dân sự, tạo tiền đề cho Việt Nam mở rộng các nguồn năng lượng của mình.

Quan hệ đối tác về thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu cũng đang đi vào chiều sâu với những chương trình, kế hoạch ý nghĩa và thiết thực.

Trong lĩnh vực sức khỏe, Hoa Kì đã đầu tư nhiều tại Việt Nam, chi gần 700  triệu USD để chống HIV/AIDS hay đầu tư đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm cũng như khắc phục hậu quả của chiến tranh.

Trong nội dung buổi gặp gỡ, ông Ted Osius còn dành thời gian cho hoạt động trồng cây lưu niệm tại sân trường Đại học Quốc gia.

Buổi nói chuyện của Đại sứ Hoa Kì tại Việt Nam với thế hệ sinh viên là hoạt động vô cùng ý nghĩa, góp phần khẳng định sâu sắc mối quan hệ hợp tác đang trên đà phát triển giữa Việt Nam – Hoa Kì mang tính toàn diện, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments