Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Lịch thi và hướng dẫn dự thi vào ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2015 – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 05 Mar 2015 07:40 AM PST

Bài thi đánh giá năng lực trên máy tính
Bài thi đánh giá năng lực trên máy tính

Đối tượng và điều kiện dự
thi
: Người đã học hết chương trình THPT trong
năm 2015; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp; Các đối
tượng dự thi không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; ĐKDT và nộp đầy đủ, đúng
thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí ĐKDT theo quy định.

Hồ sơ đăng ký dự thi: Phiếu
ĐKDT được đăng tải trên website của Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN tại địa chỉ:
http://www.cet.vnu.edu.vn, mục "Đăng ký trực tuyến".

Lịch thi cụ thể như sau:












Đợt thi

Ngày thi

Buổi thi

Môn thi

Đợt 1

30/5/2015

Từ 7h00

Bài thi ĐGNL

Ngoại ngữ

Từ 13h00

Bài thi ĐGNL



31/5/2015

Từ 7h00

Bài thi ĐGNL



Từ 13h00

Bài thi ĐGNL



01/6/2015 và 02/6/2015

Dự phòng

Đợt 2

01/8/2015

Từ 7h00

Bài thi ĐGNL

Ngoại ngữ



Từ 13h00

Bài thi ĐGNL



02/8/2015

Từ 7h00

Bài thi ĐGNL



Từ 13h00

Bài thi ĐGNL



03/8/2015 và 04/8/2015

Dự phòng

Thời gian đăng ký dự thi

- Đợt 1: từ ngày 25/3/2015
đến ngày 15/4/2015.

- Đợt 2: từ ngày 20/6/2015
đến ngày 10/7/2015.

Lệ phí đăng ký dự thi:

Lệ phí ĐKDT bài thi ĐGNL:
100.000đ/thí sinh/lượt thi.

Lệ phí ĐKDT bài thi Ngoại
ngữ: 35.000đ/thí sinh/lượt thi.

Thí sinh ĐKDT theo một
trong các hình thức sau:

Đăng ký trực tuyến theo địa
chỉ: http://www.cet.vnu.edu.vn, mục "Đăng ký trực tuyến".

Nộp hồ sơ ĐKDT trực tiếp
tại Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN, Tầng 3, Tòa nhà C1T, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy,
Hà Nội.

Gửi hồ sơ theo hình thức
thư bảo đảm chuyển phát nhanh qua đường bưu điện về địa chỉ: Trung tâm Khảo thí
ĐHQGHN, Tầng 3, Tòa nhà C1T, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội; Điện thoại:
04.66759258. Thời hạn nhận hồ sơ tính từ thời gian gửi bưu
điện (theo dấu bưu điện).

Bài thi tổng hợp đánh giá năng lực chung của ĐHQGHN gồm 03 phần với
tổng số câu hỏi là 140 câu tương ứng 140 điểm, tổng thời gian làm bài
195 phút với hai phần thi bắt buộc là Tư duy định lượng – Toán học (50
câu hỏi, thời gian làm 80 phút) và Tư duy định tính – Ngữ văn (50 câu
hỏi, thời gian làm 60 phút); phần Tự chọn (40 câu hỏi, thời gian làm 55
phút), thí sinh được lựa chọn một trong hai phần là Khoa học tự nhiên
(Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo
dục công dân).

Các thí sinh sẽ làm lần lượt từng phần thi theo thời gian quy định
riêng cho mỗi phần và bấm nút "Hoàn thành" khi kết thúc. Mỗi phần thi
chỉ được làm một lần duy nhất và khi ấn nút hoàn thành thì không được
làm lại phần thi đó. Nếu hoàn thành sớm thì thời gian còn lại của phần
thi đó không được cộng dồn sang các phần thi tiếp theo.

Ngay sau khi hoàn thành cả ba phần, thí sinh sẽ được xem kết quả thi
của mình hiển thị trên trang kết quả gồm tổng điểm, tổng số câu hỏi làm
đúng, tổng thời gian làm bài, số câu hỏi làm đúng từng phần, chi tiết
điểm từng phần, thời gian làm bài mỗi phần; phần xem chi tiết từng phần
thi mà các em đã làm và đáp án đúng.

 Hồng Hạnh




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nâng cao hiệu quả dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài | Giáo dục

Posted: 05 Mar 2015 07:38 AM PST

Cùng đó xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả việc triển khai chương trình dạy tiếng Việt cho NVNONN, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong năm 2015.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Hội liên lạc với NVNONN và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến (online), phù hợp nhu cầu của người Việt Nam ở từng quốc gia, địa bàn, khu vực; đẩy mạnh xã hội hóa, đặc biệt là các chương trình do các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và Hội liên lạc với NVNONN biên soạn, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trọng tháng 4/2015.

Đồng thời phối hợp với Bộ Ngoại giao hướng dẫn khai thác, sử dụng miễn phí hai bộ sách học Tiếng Việt “Tiếng Việt vui” và “Quê Việt”.

Bên cạnh đó thúc đẩy việc vận động chính quyền các nước sở tại có đông NVNONN đưa tiếng Việt và văn hóa, lịch sử Việt Nam vào chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục thông qua Thỏa thuận hợp tác giáo dục với các nước sở tại, trước mắt với Cộng hòa Pháp và các nước có đề xuất.

Phó Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai việc dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở Lào và Campuchia, trong đó lưu ý về nhu cầu giáo viên dạy tiếng Việt và nhu cầu học tiếng Việt, đề xuất giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Bộ Ngoại giao đôn đốc các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phổ biến, hướng dẫn việc khai thác, sử dụng miễn phí hai bộ sách học Tiếng Việt “Tiếng Việt vui” và “Quê Việt”.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề án tuyển sinh riêng Trường Đại học Tiền Giang | Giáo dục

Posted: 05 Mar 2015 06:22 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

70 học bổng về năng lượng nguyên tử tại Nga | Giáo dục

Posted: 05 Mar 2015 06:17 AM PST

TPO – Bộ GD&ĐT vừa thông báo tuyển sinh đi học đại học về lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Liên bang Nga năm 2015 với tổng số có 70 chỉ tiêu học bổng đi học toàn khóa đại học.

Thời gian học: từ 5 đến 6 năm học, bao gồm 01 năm học dự bị tiếng Nga tại Liên bang Nga và 04 năm học chương trình đại học hệ cử nhân hoặc 05 năm học chương trình đại học hệ kỹ sư/chuyên gia, dự kiến bắt đầu từ tháng 9/2015.

Ứng viên trúng tuyển sẽ được Chính phủ Liên bang Nga miễn học phí, cấp học bổng hàng tháng và bố trí chỗ ở trong ký túc xá với chi phí áp dụng theo quy định của Chính phủ Liên bang Nga; Chính phủ Việt Nam cấp vé máy bay một lượt đi và về, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa, bảo hiểm y tế và cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng theo chế độ hiện hành đối với lưu học sinh học bổng Hiệp định.

Ngoài học bổng của Chính phủ Liên bang Nga và Việt Nam, ứng viên trúng tuyển đi học về lĩnh vực năng lượng nguyên tử ký hợp đồng và cam kết sau khi tốt nghiệp về nước chấp hành sự phân công công tác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ được Tập đoàn Điện lực Việt Nam cấp bổ sung thêm 200 USD/tháng.

Ứng viên dự tuyển đăng ký ngành học theo danh mục dự kiến gửi đi đào tạo về năng lượng nguyên tử tại Liên bang Nga năm 2015 đính kèm theo thông báo này và phía Liên bang Nga sẽ xem xét khả năng tiếp nhận đúng hoặc có điều chỉnh về chuyên ngành tùy thuộc vào khả năng bố trí đào tạo của cơ sở tiếp nhận.

Dự kiến ứng viên trúng tuyển sẽ đến học tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Nghiên cứu về hạt nhân (MIFI), Trường Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông, Trường Đại học Năng lượng Moscow, Trường Đại học Nghiên cứu Quốc gia Bách khoa Tomsk, Trường Đại học Tổng hợp Liên bang Ural và Trường Đại học Bách khoa Saint Petersburg theo sự bố trí tiếp nhận của phía Nga.

Ứng viên không được tự ý thay đổi ngành học, cơ sở đào tạo sau khi đã đăng ký dự tuyển, trúng tuyển đi học theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Liên bang Nga và cơ sở đào tạo tại Liên bang Nga.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề án tuyển sinh riêng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh | Giáo dục

Posted: 05 Mar 2015 05:12 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chuyên gia tâm l‎ý nói gì về clip học sinh hát ‘Chắc ai đó sẽ về’? | Giáo dục

Posted: 05 Mar 2015 04:53 AM PST

Không chỉ cư dân mạng, phụ huynh mà các chuyên gia tâm lý, giáo dục cũng cảm thấy việc hàng trăm học sinh tiểu học hát "Chắc ai đó sẽ về" đặt ra lo ngại tình trạng trẻ con "học theo" người lớn ngày càng phổ biến.

Sau khi clip ghi lại cảnh hàng trăm học sinh Trường Tiểu học Đông Thái (quận Tây Hồ, Hà Nội) cùng "đồng ca", hưởng ứng bài hát "Chắc ai đó sẽ về" được đưa lên mạng internet đã gây xôn xao dư luận, nhiều ‎ý kiến cho rằng bài hát này không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, sẽ có tác động không tốt với các em.

Trao đổi với phóng viên Báo Gia đình & Xã hội, TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Khoa học Tâm l‎ý – Giáo dục Hà Nội cho biết: “Đây cũng là một hiện tượng phản ánh cái chung, cái đang diễn ra trong xã hội, người lớn thực hiện và trẻ em nghe được, thấy được nên mới làm theo. Sự việc cho thấy trẻ em hiện nay thấy thiếu bài hát, do đó trẻ học, nghe bài hát "Chắc ai đó sẽ về" thông qua gia đình, các em nghe nó thấy thích, rồi thuộc luôn bài hát của người lớn”.

Cũng theo TS Lâm, hiện nay nhu cầu tinh thần của trẻ em là rất lớn, nên công tác giáo dục, truyền thông đã chưa đáp ứng được nhu cầu đó, thậm chí là ngày càng ít dần chương trình, tiết mục cho thiếu nhi. Qua sự việc, đối với cấp độ nhà trường cần phải rút kinh nghiệm, chúng ta không thể thấy con trẻ thích mà "chiều" theo, lại càng không nên kích thích con trẻ tham gia, hưởng ứng những thứ không phù hợp với lứa tuổi các em. Trong giáo dục, yếu tố gương mẫu được được đặt lên hàng đầu, cái gì phù hợp thì tăng cường giáo dục, còn cái gì chưa phù hợp cần tuyên truyền để loại bỏ.

Về tác động tâm lý đối với học sinh, TS. Nguyễn Tùng Lâm đánh giá: "Ở đây, chúng ta chưa thể thống kê hay "đo" được mức độ tác động của bài hát "Chắc ai đó sẽ về" đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, nhưng một bài hát với những ca từ ủy mị, đầy lời lẽ yêu đương, day dứt như thế sẽ khơi gợi, đến lúc nào đó ăn sâu trong suy nghĩ, hành động khiến cho trẻ lớn hơn tuổi. Qua sự việc, cần phát huy vai trò của nhà trường, gia đình trong giáo dục con cái, tạo môi trường trong lành theo đúng lứa tuổi, phù hợp và có chọn lọc".

Trước đó, một đoạn clip dài khoảng 2 phút rưỡi của hàng trăm học sinh trường Tiểu học Đông Thái (Hà Nội) hát theo bài "Chắc ai đó sẽ về" giữa sân trường đã "gây bão" trong cộng đồng mạng. Hầu hết các em tỏ ra rất thích thú, hát và giơ tay hưởng ứng rất nhiệt tình. Nhà trường sau đó đã lên tiếng xác nhận thông tin, đồng thời hứa sẽ rút kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại trường.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề án tuyển sinh riêng Trường CĐSP Trung ương Nha Trang | Giáo dục

Posted: 05 Mar 2015 04:08 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Xuất bản cuốn sách kinh điển “Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ” bằng Tiếng Việt

Posted: 05 Mar 2015 04:02 AM PST

Voloshinov (1895 – 1936), mất khi mới năm 41 tuổi, nhưng đã kịp để lại một sự nghiệp đáng kể, trong đó hai cuốn "Chủ nghĩa Freud: Một phác thảo phê phán" (1927) và "Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ" đã trở thành những công trình kinh điển.

Ra mắt lần đầu tiên năm 1929, cuốn sách "Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ", cùng với các tác phẩm khác của Voloshinov, đặc biệt là "Chủ nghĩa Freud: Một phác thảo phê phán" (1927) ảnh hưởng lớn đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn thế kỷ 20, đặc biệt là đối với chủ nghĩa Hậu hiện đại.

Voloshinov, Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ, Ngô Tự Lập 

 "Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ" gồm có ba phần. Phần I của cuốn sách, "Tầm quan trọng của triết học ngôn ngữ đối với chủ nghĩa Marx", là nỗ lực đầu tiên vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng để nghiên cứu ngôn ngữ, xây dựng một cơ sở của ký hiệu học.

Trong phần II, "Những hướng đi của triết học ngôn ngữ Marxist", Voloshino tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản của triết học ngôn ngữ như sự hình thành ngôn ngữ, tương tác lời nói, sự hiểu, ngữ nghĩa… và đặc biệt là vấn đề về thực tại của các hiện tượng ngôn ngữ mà theo ông là vấn đề trung tâm của khoa học về ngôn ngữ.

Phần III của tập sách, "Tiến tới một lịch sử hình thức phát ngôn trong các cấu trúc ngôn ngữ", khảo sát một vấn đề rất thú vị chưa từng ai nghĩ đến: sự truyền đạt phát ngôn của kẻ khác…

Có một thời gian, cùng với các tác phẩm quan trọng nhất của Voloshinov và Medvedev, “Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ” bị gán vô căn cứ cho Bakhtin. Tuy nhiên, việc khảo sát tư liệu sau khi Liên Xô sụp đổ cho thấy Voloshinov và Medvedev thực sự là tác giả của các công trình mà họ ký tên.

Tác phẩm "Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ" của V.N.Voloshinov, do Ngô Tự Lập dịch từ tiếng Nga, được Nhà xuất bản Lokid Premium xuất bản tại Moskva, Liên bang Nga năm 2014. Hiện sách đã có mặt tại Việt Nam.

N.A



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề án tuyển sinh riêng Đại học Quốc gia Hà Nội | Giáo dục

Posted: 05 Mar 2015 03:40 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ Giáo dục chưa quyết định thi tự luận môn Ngoại ngữ

Posted: 05 Mar 2015 03:24 AM PST

Chiều 9/9/2014, ông Phạm Ngọc Phương, Chánh văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án đổi mới căn bản thi cử, trong đó các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, thí sinh thi tự luận với thời gian 180 phút. Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ thi trắc nghiệm, thời gian 90 phút.

Tuy nhiên, sau khi Bộ Giáo dục công bố quy chế thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng, Cục trưởng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Mai Văn Trinh lại cho biết dự kiến môn Ngoại ngữ sẽ có thêm phần thi tự luận. Rất nhiều học sinh và phụ huynh thể hiện sự băn khoăn với thay đổi bất ngờ này. 

DSC-4640-4452-1425551452.jpg

Nhiều giáo viên cho rằng cần bổ sung phần tự luận vào thi môn Ngoại ngữ. Ảnh minh họa: Quý Đoàn.

Vốn tập trung học khối A ngay từ khi vào lớp 10, không có nhiều thời gian dành cho những môn khác nên Ngoại ngữ luôn là nỗi lo đối với Hoàng Thanh Hà (Quỳnh Phụ, Thái Bình). “Em dịch Ngoại ngữ khá hơn viết nên nếu thi trắc nghiệm sẽ có lợi thế hơn. Với quy định được Bộ Giáo dục thông báo năm ngoái, em lại càng tập trung rèn bài tập trắc nghiệm. Giờ Bộ lại bảo thêm phần thi tự luận trong khi thời gian chỉ còn 3 tháng để ôn bổ sung, mà rất nhiều môn thi khác cũng cần phải học khiến em rất lo lắng”, Hà tâm sự.

Cùng nỗi lo này, hiệu trưởng một trường dân lập ở quận Đống Đa (Hà Nội) nhận xét, dự kiến thay đổi hình thức thi môn Ngoại ngữ là quá đột ngột. Nhiều tháng qua, giáo viên tiếng Anh của trường đã tập trung ôn tập cho học sinh phương pháp cũng như các dạng bài thi trắc nghiệm.

“Tự luận là phần khó, học sinh không thể tiếp thu trong ngày một ngày hai. Bây giờ trường thiết kế thêm chương trình ôn tập cho học sinh dạng bài này e rằng kết quả cũng không cao. Vì thế, nếu Bộ quyết định thi thêm tự luận, chúng tôi sẽ mạnh dạn khuyên những em có học lực trung bình trở xuống bỏ qua phần bài thi này, và tập trung tổ chức ôn thi cho những em khá, giỏi”, vị hiệu trưởng chia sẻ.

Bên cạnh những ý kiến băn khoăn thì nhiều học sinh, giáo viên ngoại ngữ bày tỏ sự đồng tình với phương án này. Lan Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, trong quá trình học em đã được thầy cô dạy viết tự luận nên không quá bất ngờ nếu đề thi có phần này. Tuy nhiên, so với các dạng đề khác, tự luận yêu cầu cao hơn nên Lan Anh đã chủ động điều chỉnh, tăng thêm giờ tự học viết luận và nhờ thầy cô hỗ trợ thêm.

Trưởng phòng Đào tạo Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) Hà Lê Kim Anh cho rằng bổ sung vào đề thi Ngoại ngữ phần tự luận là phù hợp với mục tiêu tìm kiếm học sinh có khả năng ngoại ngữ và tư duy tốt. Phần thi tự luận chỉ chiếm phần rất nhỏ nên chỉ có tác dụng chọn lọc chứ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả thi của thí sinh.

“Khi học trong trường phổ thông, song song với học từ vựng, các em vẫn được học ngữ pháp, viết luận… Vì vậy, nếu nói là bất ngờ thì không đúng vì luận vẫn là thi viết, các em đã làm quen rồi. Nếu bổ sung thi nghe, nói để tuyển sinh vào đại học thì lúc này các em mới sốc, vì đây là điểm yếu nhất của học sinh Việt Nam hiện nay”, cô Kim Anh nói.

Theo vị trưởng phòng đào tạo thì có thể khi sát đến thời điểm thi, lại nghe thông báo thay đổi nên học sinh lo lắng. Tuy nhiên, về cơ bản đề thi vẫn là học gì thi nấy, nên cô Kim Anh khuyên học trò bình tĩnh để ôn thi cho tốt.

Cũng cho rằng thi luận là hoàn toàn bình thường, đã được áp dụng trong các đề thi Ngoại ngữ từ lâu, thầy Nguyễn Việt (Đại học Ngoại ngữ) cho rằng cần thiết bổ sung dạng bài thi tự luận vào đề thi. Thầy phân tích, viết bài tự luận thể hiện khá toàn diện khả năng tư duy ngôn ngữ bằng ngoại ngữ, mức độ nhuần nhuyễn về vận dụng kiến thức ngữ pháp, độ rộng về từ vựng, kiến thức về tu từ và khả năng tư duy logic trong cách cấu tứ bài viết của thí sinh. Vì vậy, bài tự luận cho cái nhìn tổng thể hơn về trình độ của thí sinh.

“Bên cạnh đó, các dạng đề thi chứng chỉ quốc tế đều có phần tự luận nên Việt Nam bổ sung nội dung này cũng phù hợp với kết cấu đề thi thông thường của thế giới. Trước đây, khi bỏ phần này đi tôi cũng thấy không hợp lý”, thầy Việt nói.

Mang câu chuyện này hỏi ý kiến sinh viên của mình, thầy Việt thu được kết quả bất ngờ. Học trò của anh cho biết, trước đây vì chỉ luyện thi trắc nghiệm, không luyện diễn đạt, nên khi lên đại học các em bị yếu về môn viết. Vì thế, sinh viên cho rằng cần bổ sung thêm tự luận. Còn phần nghe, nói, vì hiện nay đề thi không có nên cơ bản là học sinh, sinh viên bị yếu. 

Trao đổi với VnExpress chiều 5/3, Cục phó Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Trần Văn Nghĩa cho biết, dự định đưa phần tự luận vào đề thi cũng là tiếp thu ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục, nhằm chọn lọc những thí sinh có năng lực vào đại học. “Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tiếp tục lắng nghe ý kiến để cân nhắc và thông báo chính thức trong hướng dẫn thi được công bố vào khoảng giữa tháng 3″, ông Nghĩa cho hay.

Năm 2014, thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh có phần tự luận chiếm 2,5 điểm, còn lại là trắc nghiệm. Đề thi đại học tiếng Anh lại chỉ có 80 câu trắc nghiệm.

Lan Hạ



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments