Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Công khai, miễn phí thông tin “Những điều cần biết về tuyển sinh 2015 – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 30 Mar 2015 09:12 AM PDT

Các thông tin về
tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015, được tập hợp trên cơ sở thông tin do
các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ cung cấp, chịu trách nhiệm về tính chính
xác và được cập nhật đến ngày 30/3/2015.

Thông tin về tuyển
sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015 bao gồm những nội dung cơ bản sau: Tên và kí
hiệu trường; địa chỉ, điện thoại, email và wesite liên hệ của nhà trường; mã
quy ước của ngành học, tổ hợp môn xét tuyển/môn thi;

Thời gian xét tuyển/
thời gian thi; vùng tuyển sinh; điều kiện xét tuyển và các thông tin cần thiết
khác liên quan đến tuyển sinh ĐH, CĐ của trường.

Bên cạnh đó, những
thông tin này được chia thành 9 khu vực trên toàn quốc để thí sinh có thể dễ dàng
tra cứu, bao gồm: Các trường đóng trên địa bàn TP Hà Nội; các trường đóng trên
địa bàn TP Hồ Chí Minh;

Các trường đóng trên
địa bàn Vùng núi phía Bắc (gồm 14 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện
Biên, Hà Giang, Hoà Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái)

Các trường đóng trên
địa bàn Vùng Đồng bằng Sông Hồng (gồm 10 tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải
Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc).

Các trường đóng trên
địa bàn Vùng Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng trị,
Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế)

Các trường đóng trên
địa bàn Vùng Nam Trung Bộ (gồm 8 tỉnh, thành phố: Bình Định, Bình Thuận, Đà
Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi).

Các trường đóng trên
địa bàn Vùng Tây Nguyên (gồm 4 tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng).

Các trường đóng trên
địa bàn Vùng Đông Nam Bộ (gồm 4 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình
Phước, Đồng Nai, Tây Ninh).

Các trường đóng trên
địa bàn Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (gồm 13 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre,
Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền
Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long).

Các thông tin trên được công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT,
được truy cập miễn phí tại địa chỉ http://www.moet.edu.vn và cổng thông tin thi
và tuyển sinh tại địa chỉ http://thi.moet.edu.vn.

Thông tin tuyển sinh
ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015 của mỗi khu vực được ghi vào một tập tin pdf riêng
biệt và các Sở GD&ĐT, các trường THPT ở những vùng có khó khăn truy cập
internet có thể tải các tập tin liên quan đến các trường ở những khu vực mà thí
sinh quan tâm để cung cấp thông tin, giúp đỡ thí sinh trong việc đăng ký dự
thi.

Việc Bộ GD&ĐT
đăng tải công khai thông tin trên trang thông tin điện tử và cổng thông tin thi
và tuyển sinh của Bộ nhằm giảm chi phí cho thí sinh, gia đình và tăng hiệu quả
của việc tra cứu, sử dụng thông tin chi tiết về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy
năm 2015.

PV



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ban giám hiệu tự ý cho chặt hạ cây lâu năm trong trường – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 30 Mar 2015 08:55 AM PDT

Ban giám hiệu tự quyết việc chặt cây

 

Theo phản ánh của phụ huynh, vào ngày 20/3, tại Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, hiệu trưởng nhà trường đã cho người đến đào 3 cây phượng được trồng cách đây mấy chục năm để bán lấy tiền.

 

Có mặt tại hiện trường, chúng tôi tận mắt chứng kiến trên sân trường có 3 hố đất vừa được đào, đường kính hố khoảng 2 – 3m. Được biết, trước đây là khu vực trồng 3 cây phượng lâu năm, nay đã bị đào, nhà trường làm thành hố để… đốt rác, mặc cho sân trường chói chang vì nắng.

 

Cây phượng hàng chục năm bị đào tận gốc nằm trơ trọi giữa sân trường

Cây phượng hàng chục năm bị đào tận gốc nằm trơ trọi giữa sân trường.

 

Về vấn đề này, ông Nguyễn Bình Xuyên – Phó hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ cho biết, lý do nhà trường đào 3 gốc phượngmấy chục năm tuổi này đi bởi vào mùa khô phượng đã rụng hết lá, không tạo được bóng mát cho trường nên đã họp Ban giám hiệu (BGH) và chặt cây đi để thay thế cây khác vào.

 

"Chúng tôi định sẽ thay thế các cây khác để tạo bóng mát cho các em học sinh lúc học ngoài trời, nhà trường nghĩ là chuyện nhỏ nên đã không báo lên chính quyền địa phương và Phòng GD", ông Xuyên cho hay.

 

Phó hiệu trưởng còn cho biết, 3 cây phượng này trường đã… cho 1 người trên địa bàn xã đến đào. Riêng tiền mua cây mới, qua họp thống nhất hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và công đoàn sẽ bỏ tiền để trồng cây mới.

 

Nằm sát vách trường THCS Nguyễn Trường Tộ, Trường tiểu học Y Jút cũng lâm phải tình trạng tương tự, khi 4 cây xà cừ lâu năm bỗng dưng bị chặt không thương tiếc. Trong đó, có đến 3 cây với đường kính 40 – 60 cm, cao trên 10m được trồng khoảng 20 năm. Nhiều giáo viên trong trường, không khỏi tiếc nuối, xót xa khi cây bị chặt hạ như vậy.

 

Một cô giáo (xin giấu tên) tâm sự: "Những cây này được trồng trên 20 năm, chúng tôi và học sinh thường xuyên chăm sóc cây che nắng cho trường, tạo bóng mát cho học sinh trong lúc học thể dục hay ngoại khóa, nay bị chặt chúng tôi rất bức xúc vì không thấy ai thông báo việc này cho giáo viên biết".

 

Tập thể giáo viên nhà trường, đã kiến nghị BGH nhà trường phải làm rõ ai là người đã chặt hạ cây và chặt cây với mục đích gì.

 

Ông Y Dhiu – Hiệu trưởng Trường TH Y Jút cho rằng: "Vì 3 cây cà xừ này nằm sát tường rào, sợ sẽ bị đổ ảnh hưởng tới học sinh nên BGH đã họp bàn thống nhất cho người chặt cây, nên đã có thỏa thuận miệng bán cây này cho ông Tuấn (người mua cây – PV), nhưng chưa quyết định thời gian chặt thì ông Tuấn đã cho người vào trường chặt vào ngày 16/3 mà chưa hề báo cáo trước với nhà trường".

 

Ông Y Dhiu - Hiệu trưởng Trường TH Y Jút cho biết 5 cây xà cư bị chặt vì sợ sẽ làm… đổ tường rào

Ông Y Dhiu – Hiệu trưởng Trường TH Y Jút cho biết 5 cây xà cư bị chặt vì sợ sẽ làm… đổ tường rào.

 

Cũng theo ông Y Dhiu, nhà trường đã thỏa thuận bán 3 cây xà cừ giá 1,5 triệu đồng cho ông Tuấn, nhưng không hiểu sao ông lại cho người tới chặt đến 4 cây. Sau khi phát hiện cây bị chặt, BGH nhà trường đã tiến hành lập biên bản vụ việc. Đồng thời, hiệu trưởng nhà trường cho rằng do đây là chuyện nội bộ nên cũng đã không báo cáo lên chính quyền các cấp về vụ việc này.

 

Ông Y Dhiu - Hiệu trưởng Trường TH Y Jút cho biết 5 cây xà cư bị chặt vì sợ sẽ làm… đổ tường rào

Ông Y Dhiu – Hiệu trưởng Trường tiểu học Y Jút cho biết người đến chặt cây không báo trước với trường.

 

Chính quyền địa phương không hề hay biết

 

Ngày 30/3, trao đổi về vụ việc ông Trần Văn Đạo – Chủ tịch xã Ea H'Đing cho biết, cả 2 trường chặt cây đều không hề có báo cáo nào lên xã về vụ việc này, sau khi nhận được thông tin, xã đã báo công an đến lập biên bản và báo lên huyện về vụ việc này.

 

"Trường học về chuyên môn do Phòng GD huyện quản lý, về quản lý hành chính, hoạt động xây dựng, thay đổi hạ tầng là do xã quản lý nhưng nhà trường không hề có báo cáo nào là sai quy định, qua báo cáo phát hiện trường THCS Nguyễn Trường Tộ đã chặt 3 cây, trường tiểu học Y Jút chặt 5 cây", ông Đạo nhấn mạnh.

 

Đồng thời, ông Đạo cho biết sắp tới xã sẽ mời các bên liên quan lên để xem cây bị chặt với mục đích gì, cá nhân hay tập thể để đề xuất cấp trên để xử lý và sẽ thông tin tới báo chí sau khi có kết quả.

 

Ông Lê Hữu Quynh – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cư M'gar cho biết: Cây xanh tại các trường học nhưng tài sản này là do chính quyền địa phương quản lý, theo nguyên tắc trường chặt phải báo cáo lên xã, nhưng đã tự ý chặt là vi phạm và Phòng cũng chưa hề nhận được báo cáo của 2 trường về sự việc này.

 

"Sắp tới chúng tôi sẽ cử đoàn để làm việc, xác minh mức độ vi phạm đến đâu, hậu quả gây ra như thế nào, những cây đã chặt đã  thông qua hội đồng nhà trường để chặt hay chưa, số cây chặt để bán hay sử dụng ra sao, nếu bán phải thông qua định giá để nộp ngân sách, có giấy tờ hợp lệ không để đề nghị ủy ban hội đồng kỷ luật huyện xử lý theo thẩm quyền", lãnh đạo Giáo dục huyện Cư M'gar cho hay.

 

Trương Nguyễn

 

 

Thông tin, bài viết về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học sinh TPHCM giành 2 giải Nhất Olympic Tài năng tiếng Anh – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 30 Mar 2015 08:23 AM PDT

Kết thúc cuộc thi Olympic "tài năng tiếng Anh" cấp toàn quốc thi tại khu vực miền Nam, có 6 thí sinh đạt giải Nhất ở 3 khối lớp (lớp 5, lớp 9 và lớp 11). Đặc biệt, TPHCM có 2 thí sinh đạt giải Nhất ở lứa tuổi lớp 5 và lớp 9.

Thí sinh lứa tuổi lớp 5 thi vòng thi

Thí sinh lứa tuổi lớp 5 thi vòng thi "Vào cuộc" tại khu vực miền Nam.

Cụ thể, giải nhất lứa tuổi lớp 5 thuộc về Phạm Hiền Nhi, học sinh Trường tiều học Lê Văn Sỹ (TPHCM) và Trần Duy Bảo, học Trường tiểu học Hồng Bàng (Kiên Giang). Giải Nhất lứa tuổi lớp 9 thuộc về Nguyễn Trương Hoàng Thu, học Trường THCS Nguyễn Du (TPHCM) và Bùi Vũ Duy, học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (Đồng Nai). Còn giải Nhất lứa tuổi lớp 11 thuộc về em Chung Tử Anh, học Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng (Cần Thơ) và Trần Thái Đình Khương, học Trường THPT Long Xuyên (An Giang).

Ông Nguyễn Song Hùng  - chuyên viên Bộ GD-ĐT cho biết, năm nay đề thi được ra theo hướng giúp học sinh  nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh, để các em không chỉ sử dụng thành thạo về mặt ngữ âm, từ vựng mà cả phương diện kỹ năng nghe nói đọc viết như một công cụ giao tiếp hoàn chỉnh. 

Sáu thí sinh đạt giải nhất tại khu vực miền Nam được trao thưởng.

Sáu thí sinh đạt giải nhất tại khu vực miền Nam được trao thưởng.

Đánh giá về kết quả năm nay tại khu vực phía Nam, ông Hùng cũng cho rằng kết quả phản ánh đúng thực lực của thí sinh. "Chúng tôi ghi nhận sự nổi trội của học sinh các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, TPHCM, Bình Dương cũng như sự "trỗi dậy" bất ngờ của các tỉnh thuộc khu vực miền Tây, Tây Ninh, Long An, An Giang, Tiền Giang. Nhưng điều làm chúng tôi bất ngờ hơn cả là các thí sinh ở Sóc Trăng, một tỉnh vốn đã khó khăn trong vấn đề dạy và học tiếng Việt. Đáng mừng năm nay các em học sinh của Sóc Trăng đã thể hiện rất tốt ở 2 lượt thi đầu và cả khi vào vòng chung kết".

Có mặt và trao giải cho học sinh khu vực phía Nam, ông Nguyễn Trọng Hoàn – Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) khẳng định đây là một sân chơi trí tuệ bổ ích, tạo động lực để các em học sinh phấn đấu sau này.

Tính luôn cả khu vực miền Bắc và miền Trung, cuộc thi năm nay thu hút tổng cộng 314 thí sinh thuộc 45 tỉnh thành trong cả nước tham dự. Các thí sinh phải trải qua ba vòng gồm vòng "vào cuộc": xem hình ảnh, đoán chủ đề và trả lời câu hỏi trên phiếu; vòng "trải nghiệm": xem clip và trả lời các câu hỏi tình huống. Những thí sinh có điểm cao phần thi này mới được tiếp tục bước vào vòng chung kết với tên gọi "Khẳng định mình": bốc thăm, trình bày theo chủ đề và trả lời các câu hỏi của hội đồng giám khảo. Những thí sinh vào vòng cuối này đã thể hiện khả năng thuyết trình bằng tiếng Anh hết sức lưu loát và ứng đáp thông minh, trôi trải.

Lê Phương

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Xuân Bắc chia sẻ thời đi học thường bị bạn bắt nạt – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 30 Mar 2015 08:08 AM PDT

Chiều nay (30/3), Hội đồng
đội Trung ương đã phối hợp cùng trường THCS Kiến Hưng (Hà Đông, Hà Nội) thực
hiện chuyên đề về "Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường". Trước
nhiều vụ việc học sinh đánh nhau gây nhức nhối trong thời gian vừa qua, buổi
chuyên đề nhằm mục đích đưa tới cho các em học sinh những thông tin bổ ích về
cách hành xử.

Tại buổi chuyên đề, Tiến sĩ
Nguyễn Trọng An – Giám đốc trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng
chia sẻ, qua những sự việc mà báo chí phản ánh và những clip lan truyền trên
mạng, có thể thấy học sinh đánh nhau bây giờ khác ngày xưa, dùng cả chồng ghế
đánh, quá dã man, mang tính "vùi dập".

Buổi sinh hoạt về vấn nạn bạo lực học đường
Buổi sinh hoạt về vấn nạn bạo lực học đường

Trong thời đại công nghệ
thông tin, các gia đình cần tránh cho các con xem phim, tranh ảnh, game bạo
lực, các thầy cô cũng cần quan tâm sát sao đến các em học sinh, không thể sự
việc học sinh đánh nhau trong lớp đến 2 tháng sau mới biết như vụ nữ sinh ở Trà
Vinh vừa qua.

Cũng theo Tiến sĩ An, bên
cạnh việc thực hiện định hướng chung của Bộ giáo dục, điều quan trọng nhất để
các em học sinh tránh được nạn bạo lực học đường là sự quan tâm kịp thời của
gia đình và nhà trường.

Nghệ sỹ Xuân Bắc chia sẻ với các em học sinh cấp 2 về nhiều thông điệp ý nghĩa
Nghệ sỹ Xuân Bắc chia sẻ với các em học sinh cấp 2 về nhiều thông điệp ý nghĩa

Cùng chia sẻ tại buồi trò
chuyện, nghệ sỹ Xuân Bắc kể rằng, thời còn đi học cũng thường bị bắt nạt, cũng
có những xích mích nhưng bạn bè đánh nhau không theo kiểu "vùi dập" mà chỉ đánh
như kiểu đánh "đòn cù".

"Hồi bé có lần anh định đánh
một bạn trong lớp tên Thắng chỉ vì mất chiếc bút chì, sau khi nhìn thấy thấp
thoáng trong cặp Thắng có chiếc bút chì, anh liền gọi đồng bọn trong lớp đến và
nói rằng Thắng là kẻ ăn cắp. Lúc đó Thắng rất sợ và nói rằng đó là chiếc bút
được anh trai mua tặng, không tin lời Thắng, anh liền cùng nhóm bạn kiểm tra
cặp của Thắng thì phát hiện đó là chiếc bút chì còn mới nguyên của Thắng chứ
không phải là của mình. Sau chuyện đó anh rất hối hận vì đã nghi ngờ và còn
định đánh oan bạn mình, mãi đến khi lớn chuyện đó vẫn là một điều làm anh phải
suy nghĩ", Xuân Bắc tâm sự với các em học sinh trường THCS Kiến Hưng.

Một kỷ niệm khác thời đi học của
Xuân Bắc khiến các em học sinh chăm chú lắng nghe, Một lần Xuân Bắc bị bạn
trong lớp tên Chính làm rơi ghế vào chân, chảy máu phải băng bó. Đến tối hôm
đó, Chính chạy vào trong bệnh viện khóc nấc lên nhận lỗi với Xuân Bắc đến mức
các cô y tá trong phòng cảm động quá cũng rơi cả nước mắt.

Biết Xuân Bắc không đi học
được Chính liền đòi được mỗi sáng đến chở Xuân Bắc đi học. "Lúc đó anh nghĩ đau
chân mà có người đèo đi học thế này thì đau mãi cũng được", Xuân Bắc hài hước
nói với các em học sinh.

Thông qua các kỷ niệm thời
cắp sách tới trường của mình, Xuân Bắc khuyên các em học sinh khi có chuyện
xích mích, mâu thuẫn nhỏ thì nên chia sẻ với nhau, tuyệt đối không nên đánh
nhau theo kiểu ghét bỏ. Đặc biệt, khi có chuyện mâu
thuẫn nên chia sẻ với cô giáo ngay lập tức để thầy cô có biện pháp kịp thời.

Ông Nguyễn Long Hải – Bí thư
ban chấp hành Trung Ương đoàn, Chủ tịch hội đồng đội Trung Uơng cho hay, khi
xem hình ảnh trong các clip về bạo lực học đường thời gian gần đây tôi rất đau
lòng, trong clip đó có nhiều bạn mặc đồng phục và còn mang trên mình khăn quàng
đỏ nhưng không ai nghĩ rằng mình đang mang trên mình hình ảnh đẹp đó và vô tư
đánh nhau một cách tàn bạo. Vậy nên chúng ta cần có những hoạt động tích cực,
cổ vũ xây dựng tình bạn đẹp và nói không với bạo lực học đường".

Lê Tú



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đồng Tháp: Hai nữ sinh tham gia đánh bạn bị hạ hạnh kiểm yếu – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 30 Mar 2015 07:52 AM PDT

Theo đó, cô Hoàng cho biết, sau khi xem xét lại hành vi rủ bạn bên ngoài
vào trường đánh hai em Võ Ngọc Đoan P. và em Nguyễn Thị Ngọc M. (cùng học lớp 9A1) vào hôm 20/3 của em Trần Thị Mỹ D.
(HS lớp 9A2) là vi phạm đạo đức học sinh, ảnh hưởng đến nhà trường nên Hội đồng
kỷ luật nhà trường thống nhất kỷ luật em Mỹ D. bằng hình thức khiển trách toàn
trường và hạ hạnh kiểm em D. trong tháng 3 xuống loại yếu và cho thử thách đến
cuối tháng 4.

 

Giải thích về mức kỷ luật "mềm" này, cô Hoàng cho biết, do mức độ sự việc
không nghiêm trọng, hơn nữa em Mỹ D. đang là học sinh cuối cấp, do vậy trên nền
tảng giáo dục là chính nên Hội đồng kỷ luật nhà trường cho em D. cơ hội sửa sai
và tự rèn luyện phấn đấu trong một tháng. 
Nếu em D. phấn đấu tốt hơn thì em sẽ được xét tốt nghiệp lớp 9. Còn nếu
em không biết sửa sai, hạnh kiểm giữ nguyên thì em không được xét tốt nghiệp lớp
9.

Đồng Tháp: Hai nữ sinh tham gia đánh bạn bị hạ hạnh kiểm yếu

Hiện hai nữ sinh tham gia đánh em M. đã có hình thức kỷ luật. Riêng trách nhiệm của BGH nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đang được dư luận quan tâm

 

Riêng trường hợp em Đặng Thị Minh L. (lớp 10 trường THPT Châu Thành) tham
gia đánh em M. vào ngày 20/3, cô Hoàng cũng thông tin, BGH trường THPT Châu
Thành đã tiến hành kỷ luật em Minh L. bằng hình thức cảnh cáo và hạ hạnh kiểm em
Minh L. học kỳ 2 xuống hạnh kiểm yếu. Tuy nhiên, BGH nhà trường cũng cho em
Minh L. cơ hội sửa sai là tự rèn luyện, phấn đấu trong tháng hè, nếu em Minh L.
phấn đấu tốt thì hạnh kiểm được nâng lên. Còn đối với em Nha – học sinh đã nghỉ
học đã được Công an địa phương mời em và phụ huynh lên nhắc nhở và viết cam kết
không tái phạm.

 

Dù sự việc em M. và em P. bị 2 bạn nữ 
(có một nữ sinh trường THPT Châu Thành) bên ngoài vào tận lớp học đánh
hội đồng xảy ra tại trường THCS Phú Long đã hơn một tuần trôi qua nhưng đến nay
thông tin chính thức vụ việc cũng như vấn đề dư luận quan tâm xung quanh trách
nhiệm của BGH trường THCS Phú Long và giáo viên chủ nhiệm lớp 9A1, 9A2 vẫn chưa
được lãnh đạo Phòng GD –ĐT huyện Châu Thành cũng như lãnh đạo Sở GD –ĐT tỉnh
Đồng Tháp thông tin chính thức cho báo chí.

 

Trao đổi với PV Dân trí nội
dung này, bà Trần Thị Thái – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Tôi
mới đi công tác về nhưng tôi đã yêu cầu Sở GD –ĐT gửi báo cáo ngay.  Cấp THCS thuộc phân cấp thẩm quyền của UBND huyện nên tôi đã chỉ đạo huyện, phòng giáo dục làm rõ vụ việc này. Do đó, phóng viên có thể đến UBND huyện Châu Thành
để nắm thêm thông tin".

 

Nguyễn
Hành

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ GD&ĐT công khai thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015 | Giáo dục

Posted: 30 Mar 2015 06:27 AM PDT

Dữ liệu này được tập hợp trên cơ sở thông tin do các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ cung cấp, chịu trách nhiệm về tính chính xác và được cập nhật đến ngày 30/3/2015.

Thông tin về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015 bao gồm những nội dung cơ bản sau: Tên và kí hiệu trường; địa chỉ, điện thoại, email và wesite liên hệ của nhà trường; mã quy ước của ngành học, tổ hợp môn xét tuyển/môn thi;

Thời gian xét tuyển/ thời gian thi; vùng tuyển sinh; điều kiện xét tuyển và các thông tin cần thiết khác liên quan đến tuyển sinh ĐH, CĐ của trường.

Đồng thời, những thông tin này được chia thành 9 khu vực trên toàn quốc để thí sinh có thể dễ dàng tra cứu, bao gồm: Các trường đóng trên địa bàn TP Hà Nội; các trường đóng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh;

Các trường đóng trên địa bàn Vùng núi phía Bắc (gồm 14 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hoà Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái)

Các trường đóng trên địa bàn Vùng Đồng bằng Sông Hồng (gồm 10 tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc).

Các trường đóng trên địa bàn Vùng Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng trị, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế)

Các trường đóng trên địa bàn Vùng Nam Trung Bộ (gồm 8 tỉnh, thành phố: Bình Định, Bình Thuận, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi).

Các trường đóng trên địa bàn Vùng Tây Nguyên (gồm 4 tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng).

Các trường đóng trên địa bàn Vùng Đông Nam Bộ (gồm 4 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh).

Các trường đóng trên địa bàn Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (gồm 13 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long).

Thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015 của mỗi khu vực được ghi vào một tập tin pdf riêng biệt và được truy cập miễn phí. Các Sở GD&ĐT, các trường THPT ở những vùng có khó khăn truy cập internet có thể tải các tập tin liên quan đến các trường ở những khu vực mà thí sinh quan tâm để cung cấp thông tin, giúp đỡ thí sinh trong việc đăng ký dự thi.

Việc Bộ GD&ĐT đăng tải công khai thông tin trên trang thông tin điện tử và cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ nhằm giảm chi phí cho thí sinh, gia đình và tăng hiệu quả của việc tra cứu, sử dụng thông tin chi tiết về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015.

Bộ GD&ĐT khuyến khích các Sở GD&ĐT, các trường THPT, các trường ĐH, CĐ, các cơ quan truyền thông và các đơn vị liên quan khai thác, sử dụng và thông báo thông tin rộng rãi tới thí sinh, gia đình và xã hội, đặc biệt là các vùng khó khăn, để bảo đảm tính công khai, công bằng, thuận lợi cho tất cả các thí sinh trên cả nước.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nâng bước học sinh vùng khó đến trường | Giáo dục

Posted: 30 Mar 2015 06:04 AM PDT

Nỗi lo chuyên cần

Khi nói về những khó khăn trong đảm bảo chất lượng giáo dục, ông Nguyễn Hồng Hoa – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) – một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước – từng trăn trở:

Kết quả học tập của học sinh Kỳ Sơn nói riêng nhìn chung còn thấp đều xuất phát từ nguyên nhân các em đi học không chuyên cần.

Toàn huyện có 20 xã, 1 thị trấn với 5 dân tộc anh em sinh sống, trong đó, 4,2% là dân tộc Kinh và Hoa, dân tộc Thái chiếm 26,5%, dân tộc H'Mông chiếm 37%, dân tộc Khơ Mú chiếm 32,3%.

Học sinh THCS đi học đa phần theo kiểu "đâm gạo", bữa đi, bữa bỏ. Có em chỉ đi học một vài bữa đầu, rồi nghỉ suốt tuần, thậm chí là hàng tháng, chỉ khi thầy cô đến vận động thì mới đi học lại một thời gian, rồi lại nghỉ. Với cách học như vậy việc nâng cao chất lượng có thể nói là một nhiệm vụ bất khả thi.

Riêng với học sinh tiểu học, dù trường tiểu học mở đến tận các bản, khoảng cách từ nhà đến trường không xa lắm, có thể đi học và trở về nhà trong ngày; tuy nhiên tình trạng đi học không chuyên cần vẫn xảy ra, nhất là học sinh không đi các buổi học "tăng buổi", ảnh hưởng đến chất lượng học tập.

Nguyên nhân của tình trạng học sinh tiểu học không đi học chuyên cần, theo ông Nguyễn Hồng Hoa, trước hết do điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn. Phụ huynh không có tiền đóng tiền ăn, mua các vật dụng cần thiết để con ở bán trú… nên hầu hết các trường tiểu học ở Kỳ Sơn không tổ chức được bán trú.

Học sinh học xong buổi sáng, buổi chiều theo bố mẹ lên nương rẫy, có ít thời gian dành cho việc học. Do bố mẹ rất ít quan tâm đến việc học của con, bỏ mặc cho nhà trường, rất ít phụ huynh về nhà kiểm tra việc học của con nên ngoài thời gian học trên lớp, hầu hết học sinh không có thói quen học ở nhà.

"Theo thống kê, học sinh tiểu học Việt Nam, thời gian học trên lớp thấp hơn so với học sinh tiểu học các nước trong khu vực, chưa nói đến các nước tiên tiến trên thế giới. Riêng học sinh miền núi trong đó có Kỳ Sơn, thời gian này lại càng ít hơn. Nhưng tình hình này đã được cải thiện rất nhiều từ khi các trường tiểu học tham gia Chương trình đảm bảo chất lượng trường học – SEQAP" – ông Nguyễn Hồng Hoa cho biết.

Nâng bước học sinh đến trường

Hiện nay, huyện Kỳ Sơn có 18 trường tiểu học với 5.214 học sinh (trong đó có 5.200 học sinh dân tộc thiểu số) tham gia SEQAP

Các trường tham gia SEQAP được hỗ trợ tiền ăn trưa cho khoảng 35% tổng số học sinh toàn trường, mỗi tuần 2 bữa, mỗi bữa 15.000 đồng từ nguồn kinh phí của Quỹ phúc lợi học sinh.

Từ nguồn kinh phí của quỹ này, các trường tổ chức nấu ăn cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn; số còn lại mang cơm đến trường ăn và ở lại trường học buổi chiều. Đó là điều kiện quan trọng giúp những trường này bước đầu có thể tổ chức cho học sinh bán trú để học cả ngày.

Bên cạnh đó, SEQAP cũng hỗ trợ các trường tham  gia chương trình một số kinh phí; như Quỹ giáo dục nhà trường, hỗ trợ mua sắm thêm sách giáo khoa, dụng cụ học tập…; kinh phí hỗ trợ giáo viên dạy quá giờ quy định (đối với các trường có định mức giáo viên dưới 1,3 giáo viên/lớp).

Ghi nhận sự đóng góp quan trọng, mang tính nền tảng của SEQAP, ông Nguyễn Hồng Hoa cho biết: Sau một thời gian triển khai, kinh phí từ Quỹ phúc lợi học sinh đã hỗ trợ ăn trưa cho học sinh mỗi tuần 2 bữa, một số trường như Trường Tiểu học Mỹ Lý 1, Trường Tiểu học Mỹ Lý 2… đã vận động phụ huynh đóng góp tiền ăn trưa cho học sinh các buổi còn lại để học sinh được học cả ngày suốt cả tuần.

Hàng loạt những công việc được các trường nghiêm túc triển khai để tổ chức được ăn trưa, bán trú cho học sinh. Trong đó, về công tác tuyên truyền, các trường đều tổ chức họp phụ huynh từng điểm bản, mời già làng, trưởng bản cùng tham dự họp hội đồng để thống nhất hình thức tổ chức ăn trưa, bán trú cho HS, động viên giáo viên dạy các điểm trường tranh thủ thời gian nấu thức ăn để phân phát cho học sinh, thay phiên nhau quản lý học sinh vào buổi trưa mang tính tự nguyện.

"Kỳ Sơn đã thống kê chất lượng giáo dục và tỷ lệ học sinh chuyên cần của các trường SEQAP và các trường không tham gia SEQAP từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2013 – 2014.

Theo thống kê này, các trường tham gia SEQAP có số lượng học sinh giỏi (18,4%) và khá (26,8%), cao hơn hẳn các trường không tham gia Chương trình (giỏi: 15,7%, khá: 24,3%).

Tỷ lệ học sinh chuyên cần của trường tham gia SEQAP đạt 96,5%, trong khi các trường không tham gia, tỷ lệ này là 93,5%.

Chúng tôi hy vọng, sau khi chương trình kết thúc, học sinh đã có thói quen, nền nếp ăn trưa và tham gia các hoạt động giáo dục tại trường để học cả ngày; từ đó phụ huynh có ý thức, nấu cơm cho học sinh mang đến trường ăn cùng các bạn, hoặc tốt hơn nữa là đóng góp tiền để nhà trường nấu ăn tập trung cho học sinh khi không còn sự hỗ trợ của chương trình" – ông Nguyễn Hồng Hoa chia sẻ.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

“Đội lốt” Học viện Quốc tế lừa tiền học viên | Giáo dục

Posted: 30 Mar 2015 05:34 AM PDT

Thầy giáo mất hút

Mấy tháng nay, nhiều sinh viên của Học viện Công nghệ thông tin Quốc tế Talentedge (tại Hà Nội) dở khóc dở cười vì không tìm được giáo viên phụ trách và ban giám hiệu nhà trường. Đến trung tâm thì biển hiệu vẫn còn đó, nhưng người cho thuê mặt bằng thì bảo, trung tâm đã giải tán từ lâu rồi.

Sinh viên Phạm Minh Phương học chuyên ngành "chuyên viên quản trị và bảo mật mạng" cho biết: "Bọn em nhập học từ năm 2011, theo thông báo thì thời gian học chỉ 2 năm, nhưng xong 2 năm thì trung tâm lại kéo dài thêm một năm nữa. Đến năm 2014 thì hoàn tất nhưng đến bây giờ trung tâm giải tán. Không ai biết giáo viên đi đâu mất rồi".

Theo sinh viên Phương, thời gian đào tạo được chia ra làm 4 kỳ với tổng số tiền học phí là 28 triệu đồng chưa kể tiền phát sinh. Thời gian này, Học viện KaRrox Ấn Độ có địa chỉ tại 239 Cầu Giấy (Hà Nội), nhưng sau đó không hiểu vì lý do gì mà các sinh viên phải chuyển sang địa điểm mới số 18 Nguyễn Chí Thanh để học tập.



4 kỳ học, mất gần 30 triệu đồng học phí nhưng không biết lấy bằng ở đâu.

Đổi tên, gia hạn và lại… chuyển

Theo đơn gửi Báo KH&ĐS, một số sinh viên trường Học viện Công nghệ thông tin Quốc tế Talentdge cho biết, tên trường bị đổi từ KaRrox thành Talentedge sau khi chuyển ra 18 Nguyễn Chí Thanh. Toàn bộ hồ sơ và con dấu được thay đổi, đồng thời hồ sơ sinh viên bị nhà trường giữ không chịu trả.

"Họ gia hạn thời gian học của chúng tôi thêm một năm rồi lại chuyển địa điểm tới tòa nhà Viện Âm nhạc Việt Nam tại khu đô thị mới Mỹ Đình, đường Mễ Trì (Từ Liêm). Thời gian ở địa điểm mới này, lãnh đạo học viện lại xảy ra tranh chấp với nhau. Và kết quả là nhà trường cho sinh viên nghỉ 2 tháng với lý do nâng cấp, sửa chữa mạng lưới điện", sinh viên Phương cho hay.

Sinh viên Nguyễn Như Ngọc cho biết: "Trước và trong khi nhập học, nhà trường hứa với chúng tôi rất nhiều điều tốt đẹp. Nào là cơ sở tốt nhất, đào tạo chuyên nghiệp tiến bộ nhất, rồi khi ra trường sẽ được giới thiệu việc làm, lương cao… Tuy nhiên, đến bây giờ chúng tôi đã học xong cả năm trời mà không lấy được bằng. Mà có muốn lấy cũng không biết lấy ở đâu vì nhà trường đã giải tán".

Liệu có phải Học viện CNTT Quốc tế Talentedge "treo đầu dê, bán thịt chó", thậm chí "đội lốt" học viện Quốc tế để lừa đảo sinh viên, thu tiền tuyển sinh trái pháp luật? Chúng tôi sẽ tiếp tục về vấn đề này.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

“Tôi hy vọng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên sẽ gây ảnh hưởng…”

Posted: 30 Mar 2015 05:18 AM PDT

- Nói về việc trường ĐH đầu tiên tham gia kiểm định chất lượng cấp khu vực,  TS. Phạm Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) hy vọng việc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tham gia kiểm định của AUN sẽ gây ảnh hưởng tới các trường đại học Việt Nam khác.

Nếu chúng ta chấp nhận để cho họ chỉ ra những khiếm khuyết của mình, sau đó mình khắc phục, hoàn thiện, chắc chắn các trường sẽ mạnh hơn và có chất lượng hơn, từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế” - ông Thanh nêu quan điểm.

Bên lề Hội nghị thường niên cán bộ chủ chốt mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á về đảm bảo chất lượng, diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 30, 31/3, TS. Phạm Xuân Thanh cho biết: Hiện nay có 23 chương trình đại học của Việt Nam được Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) đánh giá và công nhận đạt yêu cầu của AUN. Ngoài ra một số chương trình kinh tế, kỹ thuật và công nghệ của các trường khác cũng đã được các tổ chức quốc tế công nhận.

kiểm định, Phạm Xuân Thanh, Cục Khảo thí, ĐHQG Hà Nội, AUN
TS. Phạm Xuân Thanh

- Chúng tôi nghĩ thế này: Hầu như tất cả các trường ĐH dù yếu hay mạnh cũng có một chương trình tương đối mạnh, họ có thể đăng ký đánh giá bởi bộ tiêu chuẩn của AUN hay của quốc tế. Việc có một hoặc một vài chương trình đạt chuẩn khu vực sẽ khuyến khích cho các khoa, trường, các chương trình đấy học tập và noi theo.

Chỉ tính riêng với AUN, ông có cho rằng Việt Nam "đi" hơi chậm khi từ năm 2006 đến nay mới có 23 chương trình được đánh giá?

- Nếu so với các nước khác, con số 23 chương trình của Việt Nam không phải là ít. Chúng ta là một trong những nước tích cực với việc này. Có những nước mới chỉ có 1, 2 chương trình được đánh giá.

Vậy ông nhận xét như thế nào về việc ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) là trường đầu tiên của Việt Nam đăng ký kiểm định chất lượng cấp đơn vị vào năm nay?

- Khi triển khai đánh giá, các tổ chức bao giờ cũng cân nhắc làm gì trước –  đánh giá các trường hay chương trình trước? Mỗi nơi có một cách tiếp cận, mỗi cái có một ưu thế riêng.

AUN đã lựa chọn triển khai đánh giá chương trình trước, vì chiến lược của họ là tập trung cải tiến các chương trình bên trong chất lượng đào tạo.

Đó là lý do mà từ năm 2006 đến nay chúng ta có 23 chương trình nhưng chưa có trường nào được AUN đánh giá.

Năm nay, ngoài việc tiếp tục đánh giá chương trình, AUN bắt đầu triển khai đánh giá nhà trường.

Tôi hy vọng việc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tham gia kiểm định của AUN sẽ gây ảnh hưởng tới các trường đại học Việt Nam khác, sẽ có nhiều trường hơn trở thành thành viên của các tổ chức đảm bảo chất lượng khu vực và quốc tế.

Nếu chúng ta chấp nhận để cho họ chỉ ra những khiếm khuyết của mình, sau đó mình khắc phục, hoàn thiện, chắc chắn các trường sẽ mạnh hơn và có chất lượng hơn, từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Còn nếu vẫn làm như trước đây, tự khen mình mà không biết bên ngoài đánh giá mình như thế nào thì không thể nào tốt được.

Đánh giá 90% chương trình đại học

Khó khăn và yếu kém của các trường đại học Việt Nam là gì khi tham gia đánh giá theo bộ tiêu chuẩn khu vực và thế giới, thưa ông?

- Việt Nam đào tạo đại học đã được một trăm năm, nhưng có điểm yếu là chúng ta không có các báo cáo, minh chứng về những việc đã làm. Các báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm không lưu trữ đầy đủ.

Các trường trên thế giới có thể không có những báo cáo như của chúng ta, thế nhưng văn hóa tự đánh giá đòi hỏi nhà trường phải định kỳ triển khai tự đánh giá. Và muốn thấy sự phát triển của trường nào, chỉ cần xem hệ thống báo cáo tự đánh giá của nhà trường.

Trong hơn 10 năm qua, với việc các trường đại học Việt Nam triển khai và tham gia đánh giá trong và ngoài nước, đã dần hình thành văn hóa minh chứng, đòi hỏi nhà trường lưu trữ lại tất cả hoạt động của mình. Và nếu như chúng ta làm được việc này, thì bản thân nhà trường cũng nhìn thấy được lộ trình triển khai, có động cơ để điều chỉnh hoạt động và các chương trình đào tạo để mạnh hơn.

Ông có thể nói rõ hơn về ảnh hưởng của kiểm định đến việc nâng cao chất lượng dạy và học?

- Có 2 loại đánh giá chính mà thế giới quan tâm, áp dụng, là đánh giá nhà trường và chương trình.

Hoạt động của một nhà trường rất rộng, nên khi đánh giá chỉ tập trung vào cách thức tổ chức, điều hành và hệ thống đảm bảo chất lượng.

Nhưng khi đánh giá chương trình cụ thể, thì rõ ràng là tập trung vào vấn đề dạy và học, xoay quanh sinh viên, giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất, học liệu, mức độ áp dụng kiến thức vào thực tiễn… Từ đó, các chuyên gia có ý kiến để nhà trường điều chỉnh.

Cách AUN lựa chọn triển khai đánh giá chương trình trước là hợp lý.

Nhưng tôi chắc rằng bạn sẽ có câu hỏi "Tại sao ở trong nước thời gian vừa rồi chúng ta tập trung đánh giá nhà trường mà không tập trung đánh giá chương trình", phải không?

Đúng vậy. Xin ông trả lời câu hỏi đó!

- Thực ra chúng ta mới bắt đầu làm công việc này từ năm 2002. Khi đó, nhân lực thiếu, chưa có nhiều kinh nghiệm, hơn 200 trường đại học có gần 3.000 chương trình. Vì những lý do này, và với mục đích yêu cầu các trường nhanh chóng đi vào guồng để xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng, chúng tôi đã lựa chọn trước việc xây dựng bộ tiêu chuẩn của nhà trường và yêu cầu các trường tự đánh giá.

Với cách này, chúng tôi tác động tới cả hệ thống hơn 400 trường ĐH và CĐ. Tuy nhiên, dù cách tiếp cận này hiệu quả nhưng chưa đạt chất lượng như chúng tôi mong muốn.

Trong vài năm qua, chúng tôi đã ban hành 3 bộ tiêu chuẩn kiểm định chương trình. Hiện nay, chúng tôi đang trình ban hành bộ tiêu chuẩn dùng chung cho tất cả các chương trình giáo dục đại học. Và theo như thế hoạch đưa ra từ 2010, thì mục tiêu giai đoạn 2015 – 2020 sẽ có 90% số chương trình giáo dục đại học trong cả nước được đánh giá theo chuẩn này. Đây là mục tiêu rất lớn, nhưng rất cần thiết, nếu chúng ta muốn thay đổi chất lượng dạy và học trong nhà trường hiện nay.

Xếp hạng không phải để đề cao hay làm mất uy tín

Là người làm công tác kiểm định, ông hy vọng Việt Nam sẽ có trường xếp hạng cao trong khu vực không?

- Mục đích của chúng tôi là khuyến khích các trường đảm bảo chất lượng. Chúng tôi hy vọng và tin tưởng rằng chúng ta sẽ nhanh chóng có được nhiều chương trình đạt được chuẩn quốc gia, của khu vực và sau đấy nữa là chuẩn quốc tế.

Chúng tôi chú trọng tới vấn đề cải tiến chất lượng chứ không phải xếp hạng.

Còn với sự quan tâm của bạn tới xếp hạng, tôi có quan điểm thế này: Thực ra xếp hạng là sự ghi nhận thành tích mà các đơn vị đạt được. Nhưng họ chỉ ghi nhận thành tích tại thời điểm đấy thôi, và không để ý quá trình trước đấy nhà trường phải đầu tư bao nhiêu công sức, thời gian để đạt mức chất lượng cao đấy. Chúng tôi quan tâm giai đoạn đầu, tức là giúp họ đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Khi họ vươn lên được rồi, chắc chắn họ sẽ được ghi nhận một cách dễ dàng.

Sau khi bản dự thảo dự thảo lần 1 Nghị định về phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học được đưa ra để lấy ý kiến đầu tháng 10/2014, thì đến thời điểm này, công việc đã thực hiện đến giai đoạn nào, thưa ông?

- Bộ GD-ĐT đã có văn bản trình thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Nghị định chưa ban hành. Nhưng điều đáng nói là ở đây, mục tiêu của việc phân tầng, xếp hạng là thúc đẩy quá trình cải tiến chất lượng, thúc đẩy các trường từng bước phấn đấu vươn lên, chứ không phải phân loại trường này tốt, trường kia xấu để đề cao hay làm mất uy tín của một số trường.

Xin cảm ơn ông.

Ngân Anhthực hiện



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bé 10 tháng bắt chước bố làm ‘fan’ cuồng ngộ nghĩnh

Posted: 30 Mar 2015 05:03 AM PDT

Ngồi chơi trên đùi bố, nhưng mỗi khi thấy bố hát bài hát cổ vũ đội bóng yêu thích là Nottingham Forest, cậu bé ngay lập tức giơ tay lên, vỗ tay nhiệt tình, miệng thì cười toe toét. 

Dường như được bố huấn luyện rất kỹ nên cứ mỗi lần bố cất tiếng hát là bé lại làm động tác reo hò, cổ vũ rất chuyên nghiệp.

Clip đáng yêu khiến người xem rất thích thú.

  • Nguyễn Thảo (Theo Dailymail)



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments