Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đà Nẵng: Trao 19 tỷ đồng học bổng du học tại Nhật | Giáo dục

Posted: 29 Mar 2015 08:55 AM PDT

Những HS Đà Nẵng lần đầu tiên nhận được học bổng của tập đoàn SOSHI.
Những HS Đà Nẵng lần đầu tiên nhận được học bổng của tập đoàn SOSHI.

57 học sinh này phải tham gia một cuộc thi viết trong 90 phút với 3 phần thi: Trắc nghiệm tiếng Anh hoặc tiếng Nhật, Toán và viết luận. Đã có 2.500 học sinh trên 9 tỉnh, thành phố tham gia thi tuyển, trong đó có 88 HS Đà Nẵng.

Theo đó, các HS tốt nghiệp lớp 12 tại các trường THPT Việt Nam sẽ có cơ hội nhận học bổng 30%, 50% và 100% học phí, tương đương với 240.000 JPY/năm, 400.000JPY/năm và 800.000JPY/năm cho toàn khóa học ĐH 4 năm tại Nhật Bản.

Được biết, thời gian tới, tập đoàn SOSHI sẽ tiếp tục hợp tác với Sở GD&ĐT Đà Nẵng với các dự án trao đổi viên tiếng Anh, tiếng Nhật, các chương trình giao lưu văn hóa cho HS và giáo viên.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

TPHCM nhân rộng mô hình trường tiểu học mới – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 29 Mar 2015 06:43 AM PDT

Năm học 2014 – 2015, TPHCM có 52 trường tiểu học thuộc 5 huyện ngoại thành áp dụng toàn phần mô hình VNEN và 103 trường tiểu học nhân rộng từng phần của mô hình với các mức độ khác nhau.

Việc tiếp tục nhân rộng sẽ thực hiện theo hai hình thức: toàn phần mô hình hoặc từng phần của mô hình VNEN.

Mô hình trường học VNEN tiếp tục được nhân rộng ở TPHCM (Ảnh minh họa)

Mô hình trường học VNEN tiếp tục được nhân rộng ở TPHCM (Ảnh minh họa)

Để thực hiện, Phòng Giáo dục các huyện ngoại thành tổ chức tổng kết, đánh giá những thuận lợi, ưu điểm của việc thực hiện mô hình trong năm học 2014 – 2015; tổng hợp số liệu số học sinh, số lớp, số trường sẽ tham gia thực hiện nhân rộng toàn phần trong năm học mới.

Đồng thời, vào dịp hè các trường xây dựng kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1 lên lớp 2, chuẩn bị tốt cho các em các kỹ năng đọc, nói, nghe, viết khi theo học mô hình.

Các trường các quận có nhu cầu áp dụng mô hình tiến hành đăng ký theo quy định.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM cho hay, trường học cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh học sinh về mô hình trường học mới VNEN để tạo tâm lý cho phụ huynh.

Ngoài ra, định hướng việc mua tài liệu cho HS (do phụ huynh chi trả). Các em học theo tài liệu VNEN không phải mua sách giáo khoa đại trà (trừ một số môn như Hát nhạc, Mỹ thuật, Thủ công lớp 1, 2, 3 và Âm nhạc, Kỹ thuật lớp 4, 5).

Hoài Nam

 

Thông tin, bài viết về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Kỷ luật nữ sinh dùng chổi đánh bạn trong lớp học | Giáo dục

Posted: 29 Mar 2015 06:22 AM PDT

TPO – Phó Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An Nguyễn Trọng Hoàn ngày 29/3 cho biết, đầu tuần tới, Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (phường Hà Huy Tập, TP Vinh) sẽ họp kiểm điểm, kỷ luật nữ sinh đánh nam sinh trong lớp học vừa xảy ra tại trường này.

Trước đó một đoạn video clip lan truyền trên mạng Internet với tựa đề "Nam sinh ĐH Vinh bị đánh dã man vì sờ ngực bạn", quay cảnh nữ sinh lôi một bạn nam cùng lớp từ ngoài sân vào phòng học, sau đó dùng tay đánh tới tấp vào đầu người này. 

Chưa hả cơn giận, nữ sinh còn dùng chổi đánh liên tiếp vào đầu nam sinh. Tuy nhiên, sự việc không phải xảy ra tại ĐH Vinh như tiêu đề, mà là ở Trường THPT Nguyễn Trường Tộ. 

Clip do một học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ đưa lên mạng Internet ngày 27/3. Các nhân vật xuất hiện trong clip với đồng phục học sinh THPT.

Được biết, trước đó nữ sinh H.M.D lớp 10A4  đăng một tấm ảnh lên trang Facebook cá nhân. Nam sinh H.Đ.M. T comment chê "đã xấu còn hay tự sướng". 

Hai học sinh lời qua tiếng và thách đố nhau. Đầu giờ học buổi sáng 27-3, nữ sinh D đến lớp học túm tóc, giật áo, lên gối, dùng chổi đánh túi bụi vào đầu T. 

Ông Nguyễn Trọng Hoàn cho hay Sở GD-ĐT Nghệ An đã yêu cầu Ban giám hiệu nhà trường mời các học sinh liên quan viết bản tường trình. Trường THPT Nguyễn Trường Tộ sẽ sớm có hình thức kỷ luật đối với học sinh vi phạm.

"Sở GD-ĐT Nghệ An yêu cầu nhà trường xử lý nghiêm, tránh những trường hợp tương tự tái diễn!", ông Hoàn nói. 

Hai học sinh này cùng học lớp 10A4 và nghe nói hạnh kiểm xếp loại tốt.

XEM Clip Nữ sinh lên gối đánh tới tấp nam sinh trong lớp



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường học tự ý trảm cây chục năm tuổi

Posted: 29 Mar 2015 03:51 AM PDT

- Việc tự ý “trảm” cây cổ thụ ở Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trường Tộ và Tiểu học Y Jút (xã Ea H'Đing, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk) đang khiến dư luận ngỡ ngàng.

Theo phản ánh, từ ngày 20/3 nhiều phụ huynh và người dân xung quanh Trường THCS Nguyễn Trường Tộ đều ngỡ ngàng khi 3 cây phượng hồng cổ thụ trong sân trường bỗng dưng không cánh mà bay…

  Trường học, chặt cây, cổ thụ,

Các hố nham nhở trong sân Trường THCS Nguyễn Trường Tộ…

Sáng ngày 27/3 có mặt tại trường chúng tôi ghi nhận được, trên sân trường có 3 hố lớn, đường kính mỗi hố từ 1 – 3 m, mới được đào bới còn nham nhở. Cả một khu vực sân chơi trống trải, nắng chiếu chói chang.

Ông Nguyễn Bình Xuyên, hiệu phó nhà trường cho biết, trong sân trường có 5 cây phượng, đều là giống phượng hoa đỏ, do các đời hiệu trưởng trước trồng lưu niệm từ hàng chục năm trước để lại. Do cây phượng thường xuyên không có lá, không che được bóng mát nên mới đây ban giám hiệu nhà trường đã họp, thống nhất phương án là chặt bỏ để trồng cây khác thay thế.

Và ban giám hiệu gồm hiệu trưởng, hiệu phó và chủ tịch công đoàn sẽ tự bỏ tiền túi mua cây cảnh mới phù hợp về trồng lại vào hố phượng đã đào” – lời ông Xuyên.

Ba cây phượng sau đó được hiệu trưởng "cho" một chủ cây cảnh trên địa bàn đến đào bứng đem đi đâu không rõ. Việc "cho" 3 cây phượng này, chỉ ban giám hiệu họp thống nhất mà không họp hội đồng nhà trường. Hội phụ huynh học sinh cũng không được hỏi ý kiến….

Chặt cây cổ thụ vì sợ cây đổ?

Tương tự, Trường Tiểu học Y Jút nằm sát cạnh cũng có 5 cây cổ thụ xà cừ chục năm tuổi, cao cả chục mét cũng bị "trảm". Trong 5 cây này, có 4 cây có đường kính gốc từ 40 – 60 cm bị "trảm" sát tận gốc.

  Trường học, chặt cây, cổ thụ,

Gốc cây xà cừ đường kính 60cm bị đốn hạ tại Trường Tiểu học Y Jút.

  Trường học, chặt cây, cổ thụ,

Trường Tiểu học Y Jút tự ý cho "trảm" xà cừ cổ thụ

Khi chúng tôi đến tìm hiểu sự việc, ban giám hiệu trường đều tỏ ra hết sức ngỡ ngàng, cho biết trường cũng không biết cây chặt lúc nào. Ngay lập tức, trường này đã triệu tập một cuộc họp liên tịch hội đồng nhà trường kéo dài từ hơn 9 giờ sáng đến gần 12 giờ trưa cùng ngày.

Sau khi kết thúc, ban giám hiệu trường đã thông tin, mới đây lãnh đạo trường nhận thấy hàng cây xà cừ cổ thụ mọc sát tường rào, sợ cây có nguy cơ gãy đổ làm hư hại tường rào nên đã thống nhất sẽ chặt bỏ.

Ngày 15/3, một người dân trên địa bàn đã vào khuôn viên trường dùng cưa lốc cắt hạ 4 cây xà cừ cổ thụ mang đi. Lãnh đạo trường khẳng định, chỉ thống nhất cho chặt 3 cây, và người chặt trả cho trường 500.000 đồng/cây. Tuy nhiên, khi vào trường, người này đã tự ý cắt thêm một cây mà không hề báo cáo với nhà trường.

Ban giám hiệu Trường Tiểu học Y Jút biện minh, việc cắt bỏ các cây xà cừ xuất phát từ ý nghĩ tốt, đó là lo sợ cây to sẽ gãy đổ ảnh hưởng đến tường rào vào học sinh. Việc cắt bỏ cũng không được báo lên phòng giáo dục cũng như lãnh đạo xã Ea H'Đing.

  Trường học, chặt cây, cổ thụ,

Các giáo viên tại Trường Tiểu học Y Jút bức xúc vì cây bị đốn hạ

  Trường học, chặt cây, cổ thụ,
 

Công an xã Ea H'Đing lập hiện trường vụ chặt cây tại Trường Tiểu học Y Jút

Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Văn Đạo, chủ tịch xã Ea H'Đing cho rằng, cả 2 trường khi đào, cắt bỏ cây xanh trong trường đều không có báo cáo hay xin phép chính quyền.

"Về nguyên tắc, cấp tiểu học và THCS, chuyên môn, con người thuộc phòng giáo dục quản lý. Tuy nhiên, về hành chính, xã quản lý. Mọi hoạt động về xây dựng, thay đổi kết cấu hạ tầng đều phải hỏi ý kiến, xin phép chính quyền…” – ông Đạo nói.

Trùng Dương



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Quảng Bình: Bế mạc cuộc thi Olympic “Tài năng tiếng Anh” | Giáo dục

Posted: 29 Mar 2015 02:40 AM PDT

GD&TĐ – Chiều 28/3, tại TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Bộ GD&ĐT phối hợp với Sở GD&ĐT Quảng Bình, Công ty cổ phần Giáo dục Đại Trường Phát, tổ chức lễ bế mạc cuộc thi Olympic "Tài năng tiếng Anh" (OTE) cấp toàn quốc lần thứ II, Khu vực miền Trung – Tây Nguyên sau hai ngày tranh tài sôi nổi.

Kết quả, Ban tổ chức trao 6 giải nhất, 12 giải nhì, 18 giải ba và 14 giải khuyến khích cho các thí sinh xuất sắc tại vòng thi chung kết.

Các học sinh đạt giải được nhận giấy chứng nhận của Bộ GD&ĐTcùng phần thưởng; riêng các em đạt giải ba trở lên được trao huy chương vàng, bạc, đồng.

Ngoài ra, tất cả học sinh tham gia cuộc thi Olympic "Tài năng tiếng Anh" cấp toàn quốc lần thứ II đều được trao giấy chứng nhận tham gia cuộc thi OTE cấp toàn quốc do Trưởng ban tổ chức của khu vực cấp.

Trong đó, đoàn học sinh Quảng Bình (đơn vị chủ nhà) có 6 em tham gia cuộc thi và có 4 em đoạt giải: 2 giải ba (khối tiểu học và THPT), 1 giải nhì (khối THPT) và em Trang Nguyễn Tịnh Vũ, học sinh Trường THCS Đồng Phú (TP Đồng Hới) xuất sắc giành giải nhất.

Bên cạnh việc tìm kiếm "Tài năng tiếng Anh" thì Ban tổ chức còn có nhiều hoạt động giao lưu phong phú giữa các đoàn về tham gia cuộc thi và tổ chức cho các em học sinh đến Vũng Chùa – Đảo Yến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng tài ba của dân tộc Việt Nam.

Tại lễ tổng kết, Bộ GD&ĐT và đơn vị chủ nhà Quảng Bình đã trao cờ đăng cai cho TP Đà Nẵng, đơn vị sẽ tổ chức cuộc thi Olympic "Tài năng tiếng Anh" cấp toàn quốc lần thứ III, khu vực miền Trung – Tây Nguyên, năm học 2015-2016.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường học tự ý trảm cây cổ thụ chục năm tuổi

Posted: 29 Mar 2015 01:56 AM PDT

- Việc tự ý “trảm” cây cổ thụ ở Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trường Tộ và Tiểu học Y Jút (xã Ea H'Đing, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk) đang khiến dư luận ngỡ ngàng.

Theo phản ánh, từ ngày 20/3 nhiều phụ huynh và người dân xung quanh Trường THCS Nguyễn Trường Tộ đều ngỡ ngàng khi 3 cây phượng hồng cổ thụ trong sân trường bỗng dưng không cánh mà bay…

  Trường học, chặt cây, cổ thụ,

Các hố nham nhở trong sân Trường THCS Nguyễn Trường Tộ…

Sáng ngày 27/3 có mặt tại trường chúng tôi ghi nhận được, trên sân trường có 3 hố lớn, đường kính mỗi hố từ 1 – 3 m, mới được đào bới còn nham nhở. Cả một khu vực sân chơi trống trải, nắng chiếu chói chang.

Ông Nguyễn Bình Xuyên, hiệu phó nhà trường cho biết, trong sân trường có 5 cây phượng, đều là giống phượng hoa đỏ, do các đời hiệu trưởng trước trồng lưu niệm từ hàng chục năm trước để lại. Do cây phượng thường xuyên không có lá, không che được bóng mát nên mới đây ban giám hiệu nhà trường đã họp, thống nhất phương án là chặt bỏ để trồng cây khác thay thế.

Và ban giám hiệu gồm hiệu trưởng, hiệu phó và chủ tịch công đoàn sẽ tự bỏ tiền túi mua cây cảnh mới phù hợp về trồng lại vào hố phượng đã đào” – lời ông Xuyên.

Ba cây phượng sau đó được hiệu trưởng "cho" một chủ cây cảnh trên địa bàn đến đào bứng đem đi đâu không rõ. Việc "cho" 3 cây phượng này, chỉ ban giám hiệu họp thống nhất mà không họp hội đồng nhà trường. Hội phụ huynh học sinh cũng không được hỏi ý kiến….

Chặt cây cổ thụ vì sợ cây đổ?

Tương tự, Trường Tiểu học Y Jút nằm sát cạnh cũng có 5 cây cổ thụ xà cừ chục năm tuổi, cao cả chục mét cũng bị "trảm". Trong 5 cây này, có 4 cây có đường kính gốc từ 40 – 60 cm bị "trảm" sát tận gốc.

  Trường học, chặt cây, cổ thụ,

Gốc cây xà cừ đường kính 60cm bị đốn hạ tại Trường Tiểu học Y Jút.

  Trường học, chặt cây, cổ thụ,

Trường Tiểu học Y Jút tự ý cho "trảm" xà cừ cổ thụ

Khi chúng tôi đến tìm hiểu sự việc, ban giám hiệu trường đều tỏ ra hết sức ngỡ ngàng, cho biết trường cũng không biết cây chặt lúc nào. Ngay lập tức, trường này đã triệu tập một cuộc họp liên tịch hội đồng nhà trường kéo dài từ hơn 9 giờ sáng đến gần 12 giờ trưa cùng ngày.

Sau khi kết thúc, ban giám hiệu trường đã thông tin, mới đây lãnh đạo trường nhận thấy hàng cây xà cừ cổ thụ mọc sát tường rào, sợ cây có nguy cơ gãy đổ làm hư hại tường rào nên đã thống nhất sẽ chặt bỏ.

Ngày 15/3, một người dân trên địa bàn đã vào khuôn viên trường dùng cưa lốc cắt hạ 4 cây xà cừ cổ thụ mang đi. Lãnh đạo trường khẳng định, chỉ thống nhất cho chặt 3 cây, và người chặt trả cho trường 500.000 đồng/cây. Tuy nhiên, khi vào trường, người này đã tự ý cắt thêm một cây mà không hề báo cáo với nhà trường.

Ban giám hiệu Trường Tiểu học Y Jút biện minh, việc cắt bỏ các cây xà cừ xuất phát từ ý nghĩ tốt, đó là lo sợ cây to sẽ gãy đổ ảnh hưởng đến tường rào vào học sinh. Việc cắt bỏ cũng không được báo lên phòng giáo dục cũng như lãnh đạo xã Ea H'Đing.

  Trường học, chặt cây, cổ thụ,

Các giáo viên tại Trường Tiểu học Y Jút bức xúc vì cây bị đốn hạ

  Trường học, chặt cây, cổ thụ,
 

Công an xã Ea H'Đing lập hiện trường vụ chặt cây tại Trường Tiểu học Y Jút

Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Văn Đạo, chủ tịch xã Ea H'Đing cho rằng, cả 2 trường khi đào, cắt bỏ cây xanh trong trường đều không có báo cáo hay xin phép chính quyền.

"Về nguyên tắc, cấp tiểu học và THCS, chuyên môn, con người thuộc phòng giáo dục quản lý. Tuy nhiên, về hành chính, xã quản lý. Mọi hoạt động về xây dựng, thay đổi kết cấu hạ tầng đều phải hỏi ý kiến, xin phép chính quyền…” – ông Đạo nói.

Trùng Dương



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tấm gương hiếu học của hai vị sư người dân tộc Khmer – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 29 Mar 2015 12:44 AM PDT

Hành trình từ cử nhân lên cao học

Nhà nghèo nên lúc 12 tuổi, Đại đức Danh Nâng (hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) liên huyện An Biên, U Minh Thượng- Trụ trì chùa Thứ Năm, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) đã vào chùa Thứ Năm tá túc để tu học. Để có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Luật Dân sự (Trường ĐH Luật TPHCM, năm 2003), Đại đức Danh Nâng trải qua thời sinh viên nghèo khó. Những năm đại học, sư Nâng tiết kiệm từng khoản chi để trang trải việc học. Một phật tử dân tộc Khmer biết hoàn cảnh đã cho sư ở nhờ nhà sửa xe bỏ trống. Những ngày học 2 buổi, sư đi bộ 8km/ngày từ nhà đến trường và ngược lại.

Đại đức Danh Nâng cho biết: "Để duy trì việc học, thứ bảy, chủ nhật, sư vào chùa Chantarangsay ở quận 3 (TPHCM) trai tăng, đến nhà phật tử tụng kinh, đi bát hội vào ngày lễ, tết; có lúc làm hướng dẫn viên đưa phật tử tham quan chùa ở miền Tây". Sau nhiều năm miệt mài, sư Nâng không chỉ trở thành cử nhân mà đang tiếp tục học lớp cao học chuyên ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ tại Trường ĐH Trà Vinh.

Không chỉ học cho bản thân mà Đại đức Danh Nâng (

Không chỉ học cho bản thân mà Đại đức Danh Nâng (đứng) còn giúp nhiều sư khác hiểu thêm về Công nghệ thông tin. 

Còn Đại đức Danh Út (hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Hội ĐKSSYN TP Rạch Giá- Trụ trì chùa Thôn Dôn, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, cha và mẹ được Nhà nước phong tặng Huân chương kháng chiến về thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Năm 12 tuổi, sư Danh Út vào tu học tại chùa Thôn Dôn. Do sớm ý thức rằng chỉ có học thì mới có thể giúp ích cho đạo và đời nên sư Út luôn nỗ lực vươn lên trong học tập. Sau 15 năm tu học, sư Danh Út luôn đạt được nhiều thành tích trong học tập và công tác xã hội. Thấy được sự trưởng thành và tiến bộ nhanh của sư Danh Út, Hội ĐKSSYN tỉnh phân công sư Danh Út làm trụ trì chùa Thôn Dôn vào năm 2008.

Sau 5 năm làm trụ trì, Đại đức Danh Út đúc kết được rằng, nếu không học tập nâng cao kiến thức thì sẽ rất khó phát triển, bởi làm ruộng, rẫy cũng cần học tập về kỹ thuật, đồng bào dân tộc Khmer muốn phát triển kinh tế phải xem trọng giáo dục.

Là người gắn bó với đồng bào phật tử, nhất là phật tử dân tộc Khmer, Đại đức Danh Út càng nêu gương để phật tử xem trọng việc học. Với ý chí vượt khó trong học tập, Đại đức Danh Út đã có bằng cử nhân ngành Xã hội học của Trường ĐH KHXH&NV TPHCM (năm 2010) và cử nhân ngành Việt Nam học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (năm 2012). Không chỉ lấy được tấm bằng cử nhân mà tháng 1/2015 vừa qua sư Út cũng đã học xong khóa Thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ – ĐH Trà Vinh và đang học tiếp lên Tiến sĩ.

Đại đức Danh Út rất chăm chỉ trong việc học tập.

Đại đức Danh Út rất chăm chỉ trong việc học tập.

Học để phụng đạo, giúp đời

Đại đức Danh Nâng cho rằng, mâu thuẫn được hòa giải thành sớm mang lại lợi ích rất nhiều cho Nhà nước và người dân từ thời gian, tiền, tâm sức và góp phần đảm bảo an ninh trật tự địa phương. Sau khi hoàn thành khóa học ngành Luật, Đại đức Danh Nâng hòa giải thành khá nhiều vụ mâu thuẫn về hôn nhân và gia đình, quyền thừa kế, tranh chấp đất đai tại địa phương. Chính những phân tích hợp tình, hợp lý của Đại đức dựa trên chính sách, pháp luật của Nhà nước và giáo lý nhà Phật, giúp phật tử, đồng bào dân tộc Khmer tháo nút thắt trong tư tưởng, không còn giải quyết mâu thuẫn theo cảm tính hoặc bằng vũ lực.

Đại đức Danh Nâng cho rằng, nếu chỉ có đủ tiền xây dựng một công trình, hãy đầu tư tiền đó để đào tạo một người tài – đức, từ nhân tố đó có thể xây dựng nhiều công trình lớn, đào tạo thêm nhiều người tốt nữa. Vì thế, Đại đức Danh Nâng xem trọng việc học của các vị sư. Số tiền từ tổ chức thời pháp tại chùa hoặc thuyết pháp tại nhà phật tử, chùa trích lại 10% để làm Quỹ Khuyến học hỗ trợ các vị sư học tập. Hiện chùa Thứ Năm có 6/16 vị sư đi học, trong đó 2 vị học ĐH, 4 vị vừa hoàn tất chương trình THPT. 

Đại đức Danh Út thì cho rằng: "Đảng và Nhà nước có rất nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer. Điều quan trọng là mỗi cá nhân phải tự lực vươn lên để thoát nghèo. Nhằm nêu gương cho phật tử, mỗi vị sư cũng cần phải học, tích lũy kiến thức để vận động bà con phật tử phát triển kinh tế". Hiện chùa Thôn Dôn có 19/20 vị sư tiếp tục việc học; trong đó 5 vị học trung cấp, 2 vị học CĐ, 5 vị học ĐH. 

Đại đức Danh Út và Danh Nâng chụp ảnh lưu niệm với lớp học Cao học ở ĐH Trà Vinh.

Đại đức Danh Út và Danh Nâng chụp ảnh lưu niệm với lớp học Cao học ở ĐH Trà Vinh.

Là người nhiệt tình động viên hai vị sư ôn thi cao học, ông Thạch Đông (nguyên Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang) rất phấn khởi và tự hào trước sự phấn đấu trong học tập của hai vị sư Danh Út và Danh Nâng. 

Theo ông Thạch Đông, vào dịp lễ, Tết của đồng bào dân tộc, hàng trăm đồng bào, phật tử tập trung về chùa, khi ấy mỗi vị sư là trung tâm xây dựng khối đại đoàn kết, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con phật tử gần xa. Để làm được điều này, mỗi vị sư không ngừng nỗ lực học tập nâng cao trình độ, mở rộng kiến thức nhằm giúp ích cho xã hội, trong đó có bà con phật tử Khmer.

Với đà phát triển của thời hội nhập thì mỗi cá nhân cần phải rèn luyện, học hỏi và chọn lọc những tinh hoa để vun bồi cho nền văn hóa dân tộc mình thêm phong phú. Đó cũng là điều mà hai vị sư hiếu học Danh Út và Danh Nâng luôn hướng đến. Với dự tính trong tương lai, hai vị sư hiếu học này sẽ nỗ lực và tiếp tục học cao hơn nữa để góp phần giúp ích cho đạo và đời ngày càng nhiều hơn. 

Tuấn Thanh

Thông tin, bài viết về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bon chen vào trường khủng của Mỹ để làm gì? | Giáo dục

Posted: 29 Mar 2015 12:24 AM PDT

Cho đến nay ở Việt Nam có khá nhiều bài báo ca ngợi học sinh vào được khối trường Ivies, nhưng rất hiếm bài báo nói rõ những học sinh này đạt thành tích gì khi học trong trường khủng toàn thiên tài và con em các gia đình quyền thế bậc nhất thế giới đó.

Hàng năm Việt Nam có khoảng 10-20 học sinh được nhận vào nhóm các trường Ivies tại Mỹ. Ivies được hiểu là top các trường ĐH tên tuổi hàng đầu trên thế giới như Havard, Yale, Stanford, Columbia, MIT…

Danh tính các học sinh này sau đó thường xuất hiện trên các trang báo lớn với sự ngưỡng mộ. Thậm chí có cả phụ huynh còn lên báo nói cách dạy con vào được Havard. Nhiều người Việt Nam nghĩ hễ vào Ivies tức là thành công.

Mục tiêu 250 ngàn USD " trúng thưởng"

Con số trung bình 250 ngàn USD hỗ trợ tài chính (chứ không phải học bổng) do chính sách Need Blind của các trường Ivies giúp cho một học sinh gia cảnh không đủ điều kiện được vào học (mà đa số học sinh VN có gia cảnh này mới được hưởng) là rất lớn. Thêm vào đó, chất lượng giáo dục cao ở nhóm các trường hàng đầu thế giới này vốn đã được khẳng định.

Vì vậy, nó trở thành mục tiêu hàng đầu cuộc đua cho học sinh ở nhiều nơi trên thế giới. Cuộc đua này không đơn giản chỉ nằm ở tài năng của học sinh mà còn có hệ thống dịch vụ tư vấn đi kèm với chi phí khá đắt đỏ.

Việt Nam cũng đang có các lò luyện phục vụ nhu cầu này của học sinh và phụ huynh. Mục đích là làm sao giúp học sinh làm đẹp hồ sơ, có mọi điểm theo tiêu chuẩn cần thiết và trau chuốt các bài luận sẽ nộp cho trường. Chi phí cho dịch vụ này không rẻ, có thể tính bằng nhiều ngàn USD. Và dù năm ăn năm thua thì nhiều cha mẹ học sinh vẫn lăn vào nộp tiền, hy vọng con có một cơ hội ngang bằng… trúng số.

Ngoài ra, để làm đẹp hồ sơ cho con, một số bậc cha mẹ đã vận dụng tối đa mọi mối quan hệ, sáng kiến, đầu tư tiền bạc… Để có một dòng tốt hơn trên hồ sơ theo chuẩn Mỹ, họ sẵn sàng bỏ tiền túi cho con tham gia một kỳ thi nghệ thuật quốc tế dù chẳng ai biết đến, thuê cả nhà hát lớn và dàn nhạc tham gia biểu diễn cùng con. Hoặc thay vì để cho con tự đi quyên góp tiền thiện nguyện, họ bỏ luôn ra vài chục triệu để tạo ra thành tích cho nhanh…

Sự bon chen để có thể nộp hồ sơ thành công vào ĐH Mỹ hạng tốt, hỗ trợ học phí cao có thể  dẫn đến sự gia tăng khả năng gian lận và giả dối. Trung Quốc đã và đang là một "địa chỉ đỏ" khiến các nhà giáo dục ĐH thế giới đau đầu vì dịch vụ làm hồ sơ giả, viết bài luận thay với trình độ tinh vi.

Scandal mới nhất được phát hiện tại bốn ĐH danh giá nhất của tiểu bang New South Wales, Australia cho thấy có hơn 70 SV bị đuổi học (chủ yếu là các du học sinh và phần lớn đến từ Trung Quốc) đã mua bài luận và thi hộ các kỳ thi online  để nộp cho trường. Giá một bài luận có thể lên tới 1.000 USD. Nếu có HS Việt Nam rơi vào tình trạng này thì danh tiếng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ivies có phải là cây đũa thần?

Cho đến nay ở Việt Nam có khá nhiều bài báo ca ngợi học sinh vào được khối trường Ivies, nhưng rất hiếm bài nói rõ những học sinh này đạt thành tích gì khi học trong trường khủng toàn thiên tài và con em các gia đình quyền thế bậc nhất thế giới đó.

Hãy hình dung Havard chú trọng dạy SV làm lãnh đạo. Bởi thực sự rất nhiều SV ở đây khi ra trường sẽ giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt,  vì vốn là con cái nguyên thủ quốc gia, các trùm tài phiệt. Còn bạn dù có là bạn đồng học với họ nhưng khi ra trường thì đơn giản chỉ mong có một cơ hội đi làm thuê, hy vọng ngày nào có cơ đổi đời .

Cũng rất khó khăn để tìm ra thông tin học sinh VN vào Ivies tốt nghiệp xong làm gì? Rõ nhất là một vài học sinh có tên tuổi, tốt nghiệp các trường Ivies hàng đầu của Mỹ trở về VN hành nghề dạy SAT và làm dịch vụ tư vấn du học. Những điều này cho thấy Ivies không phải là cây đũa thần, học xong muốn ra đời thành công cũng chẳng dễ dàng.

Cũng như bất cứ một SV nào mới tốt nghiệp ĐH, để thành công thì cần nhiều kỹ năng mềm xuất sắc, nỗ lực và may mắn chứ không chỉ là tấm bằng ở một trường danh giá.  Ivies chỉ là điểm khởi đầu của con đường. Hơn nữa, dù Ivies có nhiều tiền hỗ trợ tài chính hơn cả, nhưng không thiếu các ĐH khác tại Mỹ vẫn cung cấp tiền đi học cho các học sinh xuất sắc.

Tìm những gì phù hợp với mình

Trên trang facebook của mình, một thầy giáo dạy SAT cho học sinh VN từng nhận học bổng toàn phần của một trường giáo dục đại cương hàng đầu của Mỹ viết: "Là người trong ngành, mình muốn nhắc lại rằng chỉ có khoảng 20 bạn được vào Ivies được ca tụng thôi, nhưng danh sách các bạn du học Mỹ hàng năm rất dài, trong số đó có nhiều bạn vào những trường phù hợp và tiếp tục phát huy tiềm năng của mình. Tất cả chỉ mới bắt đầu!".

Trong bài báo mới nhất trên New York Times với tựa đề "How to Survive the College Admissions Madness", Frank Bruni, nhà báo Mỹ nổi tiếng đã ngụ ý rằng hãy vào ĐH tốt để thực sự học tập và mài giũa, để có được những gì cần thiết và phù hợp với từng học sinh khi ra đời chứ không phải chỉ vì chạy đua theo danh tiếng.

Ông cũng dẫn ra lý lịch của 10 CEO hàng đầu trong số 500 công ty lọt vào danh sách của  Fortune. Thật bất ngờ, phần lớn những CEO này không hề học trong các trường Ivies mà từ những tên tuổi khá bình dị như ĐH Arkansas, Texas, California( Davis), Nebraska, Auburn, Texas A & M, ĐH Kettering, St. Louis…



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cả thế giới học đại học

Posted: 29 Mar 2015 12:04 AM PDT

Giáo dục đại học ngày càng được rót nhiều tiền, nhưng lại rất khó để biết nó có xứng đáng với số tiền đó hay không.

"Sau khi Chúa đưa chúng ta tới New England an toàn, chúng ta đã xây dựng nhà cửa, cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống của mình, xây dựng nhà thờ ở những nơi thuận tiện cho việc thờ phụng Chúa và xây các cơ quan cho việc quản lý dân sự. Một trong những điều tiếp theo mà chúng ta mong mỏi và trông đợi là học tập và duy trì nó cho hậu thế". Nội dung trên được trích từ tài liệu gây quỹ đầu tiên trên thế giới, được gửi từ Harvard College tới England vào năm 1643 nhằm kêu gọi quyên góp cho giáo dục.

  Đại học, thế giới, học

Càng thu học phí cao, trường càng có doanh thu và danh tiếng

Sự quan tâm từ rất sớm của nước Mỹ đối với giáo dục đại học đã đưa cường quốc này trở thành hệ thống giáo dục lớn nhất và được đầu tư nhiều nhất trên thế giới. Vì thế, không có gì phải ngạc nhiên khi ngày càng nhiều học sinh trung học của các quốc gia khác đổ tới Mỹ để học đại học. Thế nhưng, như một báo cáo đặc biệt của Mỹ đã nói, khi mà hệ thống giáo dục của Mỹ ngày càng lan rộng, cũng là lúc có nhiều lo ngại hơn về việc liệu khoản ngân sách khổng lồ được chi cho giáo dục có thực sự đáng đồng tiền bát gạo không.

Kiểu của người Mỹ

Kiểu trường đại học nghiên cứu hiện đại – một "cuộc hôn nhân" giữa Oxbridge (gọi tắt của ĐH Oxford và ĐH Cambridge) với kiểu viện nghiên cứu của Đức – được sáng lập ở Mỹ, và trở thành tiêu chuẩn vàng cho cả thế giới. Giáo dục đại học phục vụ đại chúng bắt đầu ở Mỹ vào thế kỷ thứ 19, lan tới châu Âu và Đông Á vào thế kỷ 20 và hiện đang hoạt động ở khắp mọi nơi trên thế giới trừ khu vực châu Phi cận Sahara.

Tỷ lệ đăng ký học đại học trên toàn thế giới tăng từ 14% lên 32% trong 2 thập kỷ tính tới năm 2012. Cũng trong thời điểm đó, số quốc gia có tỷ lệ này trên 50% tăng từ 5 quốc gia lên 54 nước. Nhu cầu học đại học thậm chí còn tăng nhanh hơn nhu cầu cho các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu và nhu cầu sử dụng xe hơi. Cơn đói bằng cấp là điều hoàn toàn có thể hiểu được khi mà thời buổi này bằng cấp là yếu tố tiên quyết để có một công việc ổn định và là tấm vé để bước chân vào tầng lớp trung lưu.

Nhìn chung, có 2 cách để thỏa mãn nhu cầu khổng lồ này. Một là làm theo kiểu của châu Âu: nhận ngân sách từ Chính phủ , nghĩa là hầu hết các cơ sở đại học đều có vị thế và nguồn lực công bằng. Hai là kiểu của người Mỹ – dựa vào thị trường nhiều hơn, ngân sách tới từ cả Chính phủ và các nguồn cá nhân, trong đó các trường danh giá, có tiềm lực tài chính luôn ở tốp trên, còn những trường nghèo hơn sẽ ở tốp dưới.

Thế giới thì đang có xu hướng làm theo kiểu người Mỹ. Ngày càng nhiều trường đại học ở nhiều quốc gia đang tấn công sinh viên bằng học phí. Và khi các chính trị gia nhận ra rằng "ngành công nghiệp tri thức" đòi hỏi những nghiên cứu hàng đầu thì các nguồn ngân sách công được tập trung vào một vài đại học có đặc quyền và cuộc cạnh tranh để trở thành đại học đẳng cấp thế giới ngày càng khốc liệt hơn.

Nhìn theo một góc độ nào đó thì điều này thật tuyệt vời. Những trường đại học xuất sắc nhất thế giới chịu trách nhiệm cho nhiều phát minh khiến thế giới trở thành một nơi an toàn hơn, giàu có hơn và thú vị hơn. Nhưng cái giá để có được điều đó đang tăng lên. Các nước thuộc khối OECD chi 1,6% GDP cho giáo dục đại học – so với 1,3% vào năm 2000. Nếu như làm giáo dục kiểu Mỹ tiếp tục lan rộng thì con số đó còn tiếp tục tăng. Nước Mỹ chi 2,7% GDP cho giáo dục đại học.

Nếu như Mỹ đang thu được quả ngọt từ lượng ngân sách chi cho giáo dục đại học thì thật là tốt. Về mặt nghiên cứu thì có thể là như vậy. Năm 2014, 19 trong số 20 trường đại học trên thế giới có tài liệu nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất là của Mỹ. Thế nhưng, về mặt giáo dục thì bức tranh này có vẻ không được sáng sủa cho lắm. Điểm số về khả năng tính toán và đọc hiểu của sinh viên Mỹ đã tốt nghiệp rất kém và đang có xu hướng giảm.

Theo một nghiên cứu gần đây về thành tích học thuật thì 45% sinh viên Mỹ chẳng thu được kiến thức gì trong 2 năm đầu tiên của đại học. Trong khi đó, học phí thì tăng gần gấp đôi trong vòng 20 năm. Nợ sinh viên – gần 1,2 nghìn tỷ – đã vượt qua cả nợ tín dụng và nợ xe hơi.

Tất nhiên, những con số trên không có nghĩa là học đại học là sự đầu tư tồi cho một sinh viên. Có bằng đại học ở Mỹ vẫn có lãi, trung bình là khoảng 15%. Tuy nhiên, việc đầu tư ngày càng tăng cho giáo dục đại học có ý nghĩa gì với toàn xã hội hay không thì chưa rõ. Nếu như những người có bằng kiếm tiền nhiều hơn những người không có bằng bởi vì việc học hành giúp họ làm việc hiệu quả hơn thì học đại học sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xã hội nên khuyến khích điều đó. Tuy nhiên, điểm số của những sinh viên nghèo thì lại nói lên điều khác. Các nhà tuyển dụng cũng vậy. Một nghiên cứu gần đây của các công ty dịch vụ chuyên nghiệp về tuyển dụng cho thấy họ nhận ứng viên tốt nghiệp các trường danh giá nhất thế giới không phải vì kiến thức mà ứng viên thu nhận được từ đó, mà vì quá trình tuyển chọn khắt khe lúc nhập trường. Tóm lại, sinh viên có thể được trả hậu hĩnh sau khi ra trường chỉ đơn giản là vì họ đã trải qua một quá trình phân loại cực kỳ phức tạp trước đó.

Nếu như các trường đại học Mỹ thực sự mang lại ít giá trị so với số tiền bỏ ra, thì tại sao lại như vậy? Lý do chính là thị trường giáo dục đại học, cũng giống như thị trường chăm sóc sức khỏe, hoạt động không hiệu quả. Chính phủ khen thưởng các trường có những nghiên cứu tốt, vì vậy các giáo sư tập trung vào nghiên cứu. Sinh viên muốn nhận bằng từ ngôi trường có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng; nhà tuyển dụng thì chủ yếu quan tâm tới quá trình tuyển chọn gắt gao của ngôi trường đó. Bởi vì, giá trị của một tấm bằng phụ thuộc vào độ khan hiếm của nó nên các trường tốt có ít động lực để nhận nhiều sinh viên. Và, trong trường hợp không có một đo lường rõ ràng nào về đầu ra thì học phí trở thành thước đo cho chất lượng. Thu càng nhiều thì các trường tốt vừa có doanh thu lại vừa có danh tiếng.

Đại học mang lại điều gì?

Càng nhiều thông tin, thị trường giáo dục đại học càng hoạt động tốt hơn. Nếu có một kỳ thi chung cho sinh viên trước khi ra trường thì có thể so sánh tương đối chất lượng giữa các trường. Sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về ngành gì được dạy tốt ở trường nào, và nhà tuyển dụng sẽ biết rõ hơn về việc ứng viên của mình đã học được gì ở đâu. Từ đó, nguồn lực sẽ chảy về những trường mang lại giá trị tương xứng với số tiền bỏ ra và ngược lại. Các trường sẽ có động cơ để cải thiện việc giảng dạy và sử dụng công nghệ để cắt giảm chi phí. Các khóa học trực tuyến – mà cho tới hiện tại vẫn chưa thực hiện được lời hứa sẽ làm một cuộc cách mạng giáo dục đại học – sẽ bắt đầu gây ảnh hưởng lớn hơn. Chính phủ cũng sẽ biết rõ hơn việc xã hội nên đầu tư nhiều hơn hay ít đi vào giáo dục đại học.

  Đại học, thế giới, học

Nếu có một kỳ thi chung cho sinh viên trước khi ra trường thì có thể so sánh tương đối chất lượng giữa các trường

Những người hoài nghi thì cho rằng giáo dục đại học quá phức tạp để đo lường theo cách này. Tất nhiên, việc kiểm tra những người trưởng thành 22 tuổi thì khó hơn những đứa trẻ 12 tuổi.

Một số Chính phủ và cơ sở giáo dục đang cố gắng làm sáng tỏ đầu ra giáo dục. Một vài hệ thống đại học công của Mỹ đã tiến hành một kỳ thi chung cho sinh viên sắp ra trường. Kỳ thi này đang được phổ biến rộng rãi hơn ở Mỹ Latin. Quan trọng nhất là OECD – tổ chức có kết quả PISA khiến các Chính phủ ngã ngửa – cũng đã có động thái. Họ muốn kiểm tra kiến thức và khả năng lập luận, bắt đầu với ngành kinh tế và kỹ thuật, chấm điểm các trường cũng như các quốc gia. Các Chính phủ châu Á thì rất hứng thú với việc này, một phần là vì họ tin rằng kết quả đánh giá chất lượng sẽ giúp họ nâng tầm hơn trong mắt sinh viên quốc tế. Các nước giàu – những người mà mất nhiều hơn được – thì không thích thú với kỳ thi chung. Mà nếu không có ngân sách và sự tham gia của họ thì mọi nỗ lực đều là vô nghĩa.

Các Chính phủ cần ủng hộ nỗ lực này. Hệ thống các trường đại học (khác biệt, có tiềm lực tài chính, dựa chủ yếu vào thị trường) của Mỹ có thể mang lại lợi ích lớn cho xã hội nếu sinh viên học được những thứ đúng đắn. Nếu không, sẽ lãng phí rất nhiều tiền.

Nguyễn Thảo (Theo Economist)



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Khóc với khoảnh khắc con nhận ra tình yêu của cha mẹ

Posted: 28 Mar 2015 10:59 PM PDT

“Bạn không biết lúc bạn không ở nhà, bàn ăn của bố mẹ đơn giản như thế nào đâu”.

#1

Lần đầu tiên mẹ tôi gửi tin nhắn điện thoại cho tôi là vào 10 giờ tối ngày 6/6/2011, khi ấy phòng mẹ cách phòng tôi một bức tường. Nội dung chỉ vỏn vẹn 6 chữ: "Con trai, cố thi tốt nhé!".

#2

Khi tôi kể cho bố về chuyện mình có bạn trai, bố chẳng hỏi gì ngoài câu: “Bạn trai con cao bao nhiêu?“. Tôi đáp: “1m83 ạ“. Bố lại không nói gì mà đi mất. Lúc tôi gần chuẩn bị ngủ, thì nghe được tiếng bố mẹ nói chuyện với nhau ở phòng ngủ, bố bảo rằng: “Kiếm cái thằng cao như thế, nhỡ nó bắt nạt con gái mình tôi đánh không lại nó thì biết làm sao!“. Lúc ấy tôi liền rơi nước mắt.

#3

Lúc tôi học đại học, bố mẹ tiễn tôi đến trường. Khi vẫn chưa tạm biệt hẳn thì vành mắt bố tôi đã hoen đỏ, còn mẹ tôi nước mắt như mưa. Khi đó trong lòng tôi buồn bã vô cùng, chỉ muốn thu dọn hành lý về nhà cùng với bố mẹ thôi!

#4

Cuộc phẫu thuật vào năm ngoái, tôi ốm đi 5 kg, bố tôi ốm đến 10 kg. Sau khi thuốc tê tan hết, tôi đau đến nỗi nắm chặt ga giường khóc không nên lời, mẹ ngồi cạnh bên lại òa khóc thật to, nói rằng chỉ muốn chịu đau thay tôi. Sau này tôi mới biết, khi tôi ở bệnh viện không ăn không uống gì, bố mẹ ở khách sạn dưới lầu cũng nuốt không trôi cơm. Bố sợ tôi sẽ mắc phải căn bệnh nào khác sau lần này nữa nhưng vẫn nói: “Bố vẫn còn có thể chăm sóc con như này là sự may mắn của đời bố”. Phút giây đó nước mắt tôi rơi như mưa. Sau 20 năm sống trên đời tôi mới biết được rằng, trên thế gian này chỉ có bố mẹ là yêu thương mình như mạng sống thôi!

#5

"Ăn nhiều đồ bổ vào, ăn nhiều rau vào, đừng có ăn uống linh tinh bên ngoài, uống nhiều nước trái cây, muốn ăn gì thì mua nấy, không có tiền thì bảo bố bố đưa, nhớ lo giữ sức khỏe đừng để bị cảm, ráng học hành vào…".

làm cha mẹ, tình thương

#6

Chỉ có những lúc thiếu tiền tôi mới nhớ đến chuyện gọi điện thoại cho bố mẹ mà thôi. Nhưng mỗi khi gọi về bố mẹ đều rất vui vẻ nhận điện thoại, còn phấn khởi nói với tôi rằng đã đợi được bao nhiêu ngày rồi? (Bố mẹ có thể nói ra con số ngày tháng chuẩn xác nữa cơ). Lúc đó, tôi đều không thể nói ra được câu xin tiền. Sau một hồi nghe lời dặn dò của bố mẹ, tôi bèn nghĩ để lần sau mở miệng xin cũng được. Kết quả ngày hôm sau là thẻ đã tự động được nhập tiền vào rồi. Lần nào cũng thế, bố mẹ đều hiểu rõ con như lòng bàn tay. Nói đến đây cảm thấy hổ thẹn vô cùng!

#7

Hồi cấp 2 thần tượng của tôi là Châu Kiệt Luân, khi ấy cuốn tập nào của tôi cũng viết đầy tên “Châu Kiệt Luân” cả. Có lần bố tôi lật xem những quyển tập này rồi mắt như ngấn lệ, ngữ khí nặng nề mà bảo tôi rằng: “Con à, nếu như về chuyện sách vở học hành, thiếu thì bố đưa tiền cho mua, không cần phải cuốn nào cũng mượn Châu Kiệt Luân như thế đâu“.

#8

Năm 14 tuổi, do còn nhỏ dại chưa hiểu chuyện, tôi từng bỏ nhà đi. Bố mẹ như muốn lật tung cả thế giới này để tìm tôi. Bố còn suýt chút bị tai nạn nữa. Mẹ thì quyết định một mình đi tìm tôi, chưa tìm được sẽ không về nhà. Sau đó khi bố mẹ tìm được tôi, không hề đánh mắng gì, mà chỉ ôm thật chặt, vừa khóc vừa nói: “Đừng có làm những chuyện ngốc nghếch này nữa nhé con“. Từ trước đến giờ tôi vẫn luôn muốn nói tiếng “Con yêu bố mẹ lắm” với họ, nhưng lần nào lời đến môi cũng như bị kẹt lại không nói ra được. Nhưng sau này nhất định sẽ không để cho bố mẹ lo lắng và buồn phiền vì mình nữa.

#9

"Con của tôi, chỉ mỗi tôi mới có quyền đánh nó thôi!".

#10

Bố mẹ tôi ly hôn sớm, từ bé đến lớn tôi đều sống cùng bà nội, cũng khá là ít khi gặp bố nên tình cảm đôi bên khá nhạt. Ngày tôi lên Đại học, bố đến ga tàu hỏa tiễn tôi, trên đường đi bố không nói một lời nào cả, mãi cho đến khi chuyến tàu bắt đầu lăn bánh, bố mới vừa chạy theo vừa thét cái gì đó và khóc rất dữ dội. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy bố khóc, nhưng tôi chỉ có thể nhìn như thế mà thôi, trong lòng vẫn nghĩ cuối cùng cũng có thể rời xa khỏi cái nhà này. Sau này bà nội nói cho tôi biết, câu mà bố nói chính là: "Xin lỗi, bố xin lỗi con".

#11

Bạn không biết lúc bạn không ở nhà, bàn ăn của bố mẹ nó đơn giản như thế nào đâu.

làm cha mẹ, tình thương

#12

Hồi năm nhất đại học, tôi đi học xa nhà. Lúc đó mới khai giảng không lâu, có lần bố tôi uống say đã gọi điện thoại cho tôi nói: “Con yêu à, bây giờ bố vẫn tưởng là con vẫn còn ở nhà, mỗi lần vừa về nhà cứ thường gọi tên con theo thói quen, kết quả phát hiện con đã không còn ở nhà nữa rồi“. Tôi đã lớn đến ngần này nhưng đó là lần đầu tiên nghe bố gọi mình là “con yêu“.

#13

Bỗng dưng nhớ đến hồi tôi còn bé, mẹ thường mua một bát mì thịt bò cho tôi ăn. Tôi hay hỏi: “Mẹ ơi, sao mẹ chỉ mua có một bát thế?“. Mẹ tôi thường bảo rằng: “Mẹ không đói“. Nhưng sau khi đợi tôi ăn xong rồi, mẹ mới cầm bát của tôi mà nói rằng: “Để mẹ nếm thử xem nước mì có vị gì nhé“, sau đó mẹ uống hết cả nước mì trong bát của tôi.

làm cha mẹ, tình thương

#14

Mẹ cười nói với tôi rằng: “Mẹ không già thì làm sao con lớn lên được chứ?“.

#15

Ngày khai giảng đầu tiên của tôi, chuyến xe sẽ lăn bánh vào lúc 8 giờ 40 phút, mà bố tôi 8 giờ đã phải có mặt ở chỗ làm, bố liền nói với công ty để về tiễn tôi ra trạm xe. Tôi bảo bố là không cần đâu, mình tự đi là được rồi. Nhưng sau khi đưa vé lên xe, tôi tình cờ quay đầu lại thì nhìn thấy bố. Tôi hỏi: “Sao bố lại đến đây?“. Bố trả lời: “Bố chỉ muốn xem xem con đã lên xe chưa thôi“.

#16

Hồi tôi học cấp 3, khu đường ấy vẫn chưa được gắn đèn đường. Mỗi tối sau khi học về, từ xa tôi đều có thể nhìn thấy ánh đèn be bé nơi cửa nhà mình. Đó chính là mẹ tôi mỗi đêm bà bật đèn pin đợi tôi về, bất kể là ngày giá rét hay trời oi bức, mẹ vẫn đợi tôi. Tôi biết, đây chính là tình yêu của mẹ, cả đời này đều lo lắng cho con.

#17

Lần nào ăn cá bố cũng bảo bố chỉ thích ăn đầu thôi.

làm cha mẹ, tình thương

#18

Hồi cấp 3, lúc đó trên đường chưa có đèn đường đâu. Mỗi ngày sau khi kết thúc tiết tự học buổi tối, tôi đều có thể nhìn thấy ánh đèn yếu ớt cách tôi không xa kia, đó là mẹ tôi bật đèn pin đang đứng đợi tôi, bất kể mùa đông lạnh giá hay mùa hè nóng bức. Tôi biết đó là tình yêu của mẹ, cả đời đều lo lắng vì tôi.

#19

Lúc tôi tốt nghiệp cấp 3, lớp có quay video, nén vào CD. Sau đó tôi đi học đại học, lúc nghỉ hè về nhà, mẹ nói với tôi: “Lúc con đi học, bố mẹ ở nhà nhớ con toàn mang cái CD này ra xem, con đi mấy tháng nay, bố mẹ chả nhìn thấy con, bố con xem cái CD này 3 lần rồi (mỗi lần 1 tiếng, mà tôi xuất hiện có vài lần)”. Bố mẹ không biết sử dụng điện thoại, cũng không biết lên mạng. Lúc đó mắt tôi đỏ hết lên rồi.

#20

Hôm cưới, bố cầm tay chồng tôi nói “Bố giao tim gan bảo bối bố nuôi hai mươi mấy năm, thương hai mươi mấy năm cho con. Từ trước đến giờ bố chưa từng đánh nó, chưa từng to tiếng với nó. Sức khỏe nó không tốt, sau này giao cho con chăm sóc đấy“. Hơn nữa bố còn thực sự khom người nói “Xin nhờ con đấy“. Lúc đó tôi đã không cầm được nước mắt.

#21

Vì là con gái một nên bố luôn thương yêu hết mực. Hồi xưa đi học bị chúng nó cô lập, em 1 mình chịu đựng suốt 3 năm. Về sau bị bố biết được. Mẹ bảo với em “Cho đến bây giờ mẹ chỉ nhìn thấy bố con khóc đúng 2 lần. 1 lần là lúc ông nội con mất. 1 lần lúc biết con gái mình ở trường bị cô lập, bắt nạt lại không dám về nhà nói. Bố cứ ngồi trên sofa nói không biết 3 năm qua con gái đã phải sống như thế nào“. Lúc đấy tôi đã khóc như mưa, người luôn nghiêm khắc với tôi hóa ra lại yêu tôi như vậy.

#22

Cãi nhau với em trai, nó bảo “Cái đồ không ai thèm, cút ra khỏi nhà tôi đi“. Mùa đông lạnh giá, dép không đi, tiền không mang, cứ thế chạy đi, ngủ ở ngoài bến xe 1 đêm, tỉnh dậy thấy bố mẹ đang ở bên mắt đỏ hết lên rồi. Vừa về đến cửa, bố buông tay tôi ra, bước nhanh lại chỗ thằng em rồi quát nó: “Bố biết chị sớm hơn mày, sau này mày nói mấy lời hỗn láo như thế thì mày cút ra khỏi nhà bố“. Tôi là con nuôi của bố mẹ, sau này nhất định sẽ báo đáp họ thật nhiều.

làm cha mẹ, tình thương

Theo Khám phá (st – Weibo)



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments