Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Vĩnh Long: Đề nghị Công an làm rõ sai phạm tại Phòng GD-ĐT huyện Bình Tân – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 27 Mar 2015 09:14 AM PDT

Nắm được việc này, UBND huyện Bình Tân đã cho lập đoàn thanh tra toàn diện đối với các khoản mua sắm, sửa chữa tài sản từ nguồn kinh phí sự nghiệp của Phòng Giáo dục – đào tạo và các trường từ mầm non đến THCS trên địa bàn. Qua đó, phát hiện ông Trần Văn Son – Trưởng Phòng và kế toán trưởng Lê Hữu Đức đã tự ý đưa ra những qui định riêng nhằm giữ lại số tiền lớn mà lẽ ra phải chi cho các trường.

Kết luận thanh tra xác định các hành vi sai phạm trên của Phòng Giáo dục – đào tạo là hành vi cố ý làm trái các qui định của Nhà nước trong quản lý kinh tế, gây hậu quả rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các trường, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các giáo viên trên địa bàn huyện. Số tiền sai phạm trên 15,2 tỉ đồng là khó khắc phục. “Số tiền này nếu cấp hết về cho các trường thì các trường hoạt động sẽ tốt hơn, giáo viên sẽ được tăng thêm thu nhập”, đoàn thanh tra kết luận.

Kết luận thanh tra cũng nêu rõ: Theo Nghị định của Chính phủ từ năm 2006, thì các trường công lập được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao cho xã hội, tiết kiệm chi, tăng nguồn thu nhập và từng bước giải quyết thu nhập cho giáo viên. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các cấp, ngành đã có văn bản chỉ đạo, tập huấn hướng dẫn cho các đơn vị, trường học liên quan.

Tuy nhiên qua thực tế kiểm tra, từ năm 2011 đến 2014, Phòng Giáo dục – đào tạo Bình Tân không thực hiện theo các qui định trên, không giao quyền tự chủ cho các trường, phân bổ kinh phí hoạt động không theo quy định mà lập bảng phân bổ riêng không được phê duyệt, việc phân bổ không công khai, tạo cơ chế xin cho… Chính việc này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các trường, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của hàng trăm giáo viên.

Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Bình Tân đã hạn chế quyền tự chủ của các trường, sử dụng nguồn kinh phí ốm đau, thai sản để chi cho mua sắm tài sản, sửa chữa lớn là sai thẩm quyền, sử dụng kinh phí thường xuyên của các trường chi cho hoạt động phong trào của phòng là sai. Trong mua sắm, sửa chữa làm không đúng qui trình, thủ tục qui định, không có kế hoạch mua sắm và quyết định mua sắm không đúng thẩm quyền, vi phạm thủ tục đấu thầu…

Xét thấy đây là sai phạm nghiêm trọng, ông Lê Văn Thuận – Chủ tịch UBND huyện Bình Tân đã chỉ đạo Thanh tra huyện chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan điều tra. Mới đây, ông Đặng Văn Chính, bí thư huyện ủy Bình Tân xác nhận Công an tỉnh Vĩnh Long đang thụ lý hồ sơ vụ sai phạm này theo qui định của pháp luật.

Khánh Tường

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Nội vẫn có cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 27 Mar 2015 08:22 AM PDT

Thông tin này được Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra tại hội nghị triển khai công tác thi THPT Quốc gia năm 2015 diễn ra sáng nay (27/3).

Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, cụm thi do trường ĐH chủ trì, phối hợp với Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức cho các đối tượng: Thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ; Thí sinh có nguyện vọng dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT thuộc các quận nội thành hoặc các trường gần trường ĐH chủ trì cụm thi. 

Đông đảo lãnh đạo các trường THPT, Phòng GD-ĐT đến tham dự hội nghị.

Đông đảo lãnh đạo các trường THPT, Phòng GD-ĐT đến tham dự hội nghị.

Bộ GD-ĐT sẽ phân bổ cụ thể thí sinh của các quận, huyện, thị xã về thi tại một trong các cụm thi do trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thủy lợi, Học viện Kỹ thuật quân sự, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Lâm nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì.

Cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với trường ĐH tổ chức cho các thi sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT thuộc các huyện ngoại thành hoặc thị xã Sơn Tây (có vị trí xa trường ĐH chủ trì). Tùy theo điều kiện và số lượng thí sinh đăng ký dự thi, Sở GD-ĐT sẽ lựa chọn địa điểm thi liên trường các huyện vừa đảm bảo không lãng phí.

Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết thêm, để có cơ sở xây dựng phương án tổ chức thi, các đơn vị có học sinh lớp 12 tổ chức thăm dò đăng ký dự thi; tổng hợp số lượng thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét tốt nghiệp, số lượng thí sinh đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Kết quả thăm dò này báo cáo về sở trước ngày 31/3/2015.

Hà Nội tổ chức thành 2 đợt đăng ký dự thi. Đợt 1 đăng ký dự thi từ ngày 2/4 đến ngày 30/4, tất cả thí sinh (không phân biệt mục đích thi, kể cả thí sinh diện miễn thi) phải đăng ký dự thi để cung cấp thông tin cá nhân của thí sinh, các môn đăng ký dự thi (xét công nhận tốt nghiệp và xét tuyển sinh ĐH, CĐ). Sau ngày 30/4/2015 thí sinh không được quyền thay đổi môn thi.

Đợt 2 đăng ký xét công nhận tốt nghiệp từ ngày 2/5 đến ngày 30/5. Tất cả thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp phải đăng ký xét công nhận tốt nghiệp để cung cấp thông tin về kết quả học tập, hạnh kiểm năm lớp 12. Thí sinh đã học xong chương trình THPT từ năm 2014 trở về trước nộp Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT vào thời điểm nộp Phiếu đăng ký dự thi.

Về nơi đăng ký dự thi, Sở GD-ĐT cho hay: Những thí sinh đã có bằng tốt nghiệp THPT (đăng ký dự thi để xét tuyển vào ĐH, CĐ) đăng ký tại Phòng GD-ĐT các quận, huyện nơi thí sinh cư trú.

Những thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT: Người học đã học hết chương trình THPT trong năm học 2014-2015 đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi học lớp 12, không được đăng ký dự thi ở cơ sở giáo dục khác.

Thí sinh tự do (đã học hết chương trình THPT trong năm học 2013-2014 trở về trước nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT) đăng ký dự thi tại trường phổ thông trên địa bàn quận, huyện, thị xã nơi cư trú (theo xác nhận về cư trú của UBND cấp xã) hoặc tại trường phổ thông nơi học lớp 12.

Lưu ý khi đăng ký dự thi xét công nhận tốt nghiệp

Tại hội nghị, Sở GD-ĐT cũng lưu ý với các đơn vị: Thí sinh tự do đang đi công tác xa được đăng ký dự thi trên địa bàn nơi công tác, nếu có đủ căn cú về việc không thể dự thi tại nơi cư trú và nơi học lớp 12; Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi do xếp loại học kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi, sao cho khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định.

Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi do nghỉ quá 45 buổi học trong năm học lớp 12 nếu vẫn đủ điều kiện về học lực thì không cần có xác nhận kiểm tra học lực; Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm trong năm học lớp 12, nếu có xác nhận của chính quyền cấp xã về phẩm chất đạo đức và việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định về an ninh, trật tự của địa phương nơi cư trú thì được xếp loại hạnh kiểm trung bình.

Thí sinh dự thi chương trình THPT hoặc chương trình GDTX trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 nhưng chưa tốt nghiệp, dự thi đủ các môn quy định, không bị kỷ luật hủy kết quả và bài thi đạt từ 5,0 điểm trở lên thì được bảo lưu điểm (điểm đã được bảo lưu trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 không được bảo lưu tiếp trong kì thi năm 2015)

Nhà trường nơi thí sinh đăng ký dự thi năm 2014 căn cứ kết quả thi để xác nhận điểm bảo lưu cho thí sinh. Đối với thí sinh tự do đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, điểm bảo lưu do Sở GD-ĐT nới thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 xác nhận.

Thí sinh tự do bị mất bản chính học bạ THPT nhưng có nguyện vọng được dự thi năm 2015 phải có xác nhận lại bản sao học bạ được cấp, trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ lưu của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc căn cứ vào hồ sơ thi của các kỳ thi trước.

Đối với các thí sinh đã hoàn thành chương trình GDTX cấp THPT từ năm 2006 trở về trước, chỉ dùng điểm thi của 4 môn thi để tính điểm xét tốt nghiệp THPT; Thí sinh được sử dụng chứng chỉ (những chứng chỉ được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT) môn Ngoại ngữ khác với môn học Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông để được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT…

Sở GD-ĐT Hà Nội cũng quán triệt: "Tuyệt đối không tiếp nhận hồ sơ không hợp lệ, không đủ điều kiện dự thi".

Nguyễn Hùng



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Trà Vinh: Cách chức Bí thư chi bộ đối với hiệu trưởng – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 27 Mar 2015 08:07 AM PDT

Theo đó, ông Phan Thanh Nguyên, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng bị cách chức Bí thư Chi bộ; các ông Võ Thanh Vũ, Phó Hiệu trưởng; ông Thạch Minh Tâm, Tổng phụ trách Đội; ông Võ Thành Tất, Giáo viên chủ nhiệm lớp 7/5 và tập thể Chi bộ của trường nhận hình thức kỷ luật với mức khiển trách.

Sau khi ban hành quyết định kỷ luật đảng viên, cơ quan chức năng địa phương sẽ tiến hành xử lý kỷ luật về mặt chính quyền đối với các cá nhân này.

Như Dân trí đã thông tin, tối 8/3, clip nữ sinh bị đánh hội đồng xuất hiện trên mạng thì Ban giám hiệu Trường THCS Lý Tự Trọng mới hay biết sự việc. Sau đó nhà trường điều tra mới biết vụ việc xảy ra lúc 12h ngày 13/1/2015 tại lớp 7/5 của trường. Nạn nhân bị đánh là nữ sinh N.T.H. P. (học sinh lớp 7/5). Tham gia đánh em P. là một nhóm bảy học sinh (cả nam, nữ) của các lớp 7/4, 7/5, 7/13, 7/15, gồm các nữ sinh Dương Thúy Vy, Trần Ngọc Anh Thư, Trần Hồng Gấm, Kim Thảo Nhi, Cao Kim Tuyến và hai nam sinh Lâm Trần Bình Trọng, Lâm Trí Nhân. Người cuối đoạn video clip phang chồng ghế trúng đầu em P. là nam sinh Lâm Trần Bình Trọng.

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do nữ lớp trưởng lớp 7/5 tên Vy kêu em P. đi mua bánh nhưng em P. không nhận lời, sau đó Vy tiếp tục kêu  P. phải đánh 1 bạn nữ sinh khác cũng bị P. từ chối nên Vy đã khóa cửu phòng và kêu mấy bạn đánh hội đồng P. Nữ lớp trưởng tên Vy cũng tham dùng ghế nhựa đánh vào đầu em P..

Ngay sau clip phát trên mạng đã gây sự phẫn nộ, bức xúc trong cộng đồng mạng. Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cũng chỉ đạo xử lý nghiêm vụ việc.

Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Trà Vinh), nơi xảy ra vụ việc.

Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Trà Vinh), nơi xảy ra vụ việc.

Ngày 16/3, Hội đồng kỷ luật quyết định các mức hình thức kỷ luật như sau: em Trần Kim Ánh bị khiển trách; các em Trần Ngọc Anh Thư, Trần Hồng Gấm, Kim Thảo Nhi, Cao Kim Tuyến, Lê Trí Nhân bị cảnh cáo; các em Dương Thúy Vy, Nguyễn Thùy Dương, Lâm Trần Bình Trọng bị buộc thôi học 1 tuần. trong số này có 2 em không xuất hiện trong clip nhưng đã thanh gia đánh em p. trước đó vào ngày 10/1 là trần kim ánh và nguyễn thùy dương cũng nhận hình thức kỷ luật.

Ngoài ra, đối với những cá nhân có liên quan UBND TP Trà Vinh có quyết định tạm đình chỉ công tác 1 tháng đối với hiệu trưởng Phan Thanh Nguyên và hiệu phó phụ trách Võ Thanh Vũ; tạm đỉnh chỉ giảng dạy, chủ nhiệm lớp, công tác 1 tháng đối với giáo viên chủ nhiệm Võ Thành Tất và tổng phụ trách đội Thạch Minh Tâm. Trong thời gian tạm đình chỉ sẽ tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cá nhân để có hướng xử lý.

Minh Giang

 


 

Thông tin, bài viết về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Nội: Tổng kết Hội thi GV giỏi cấp tiểu học Thành phố năm học 2014 – 2015 | Giáo dục

Posted: 27 Mar 2015 07:21 AM PDT

Báo cáo tại Lễ Tổng kết, Trưởng phòng Tiểu học Nguyễn Trí Dũng cho biết: Diễn ra trong 10 ngày (27/2 đến hết ngày 13/3/2015), tại 10 cụm thi, với 182 tiết, Hội thi có 10 đơn vị được xếp loại Xuất sắc, 10 đơn vị xếp loại Tốt.

Trong số 182 tiết dạy thi của 91 giáo viên tham gia Hội thi lần này, Ban tổ chức quyết định trao 21 giải Nhất, 29 giải Nhì, 20 giải Ba, 12 giải Khuyến khích và 9 giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố.

Đại diện giáo viên tham gia Hội thi, cô giáo Cao Thu Thủy (Trường Tiểu học Quang Trung – quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: Hội thi GVDG các cấp là dịp tốt để mỗi giáo viên phấn đấu, trưởng thành, đồng thời là cơ hội để các giáo viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Điều quan trọng là tất cả những bài học quý rút ra từ các tiết dạy đều được vận dụng vào các giờ dạy hàng ngày của giáo viên.

Tham gia Hội thi, mỗi giáo viên phải trải qua các các nội dung thi gồm: Phần 1 thi trắc nghiệm về Luật Giáo dục, các qui định của ngành và xử lí tình huống sư phạm. 

Phần 2, các giáo viên sẽ phải thực hiện 2 tiết dạy theo phân phối chương trình của tuần dự thi, trong đó có 1 tiết dạy theo kết quả rút thăm và 1 tiết dạy tự chọn. 

Phần 3, mỗi giáo viên dự thi phải có SKKN viết trong năm học 2014 – 2015 hoặc có ít nhất 1 sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp Thành phố trong 4 năm (từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2013 – 2014).

Vinh dự là một trong những đơn vị xuất sắc, dẫn đầu về chất lượng giáo viên dự thi, bà Bùi Thị Thanh – Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai – cho biết: 

“Xác định rõ những ưu điểm cũng như những tác động tích cực mà Hội thi GVDG mang lại, Phòng GD Hoàng Mai chỉ đạo các trường trên địa bàn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, hỗ trợ về chuyên môn, thời gian để mỗi giáo viên tham gia Hội thi chuyên tâm thể hiện khả năng sáng tạo và tham gia dự Hội thi với tinh thần học hỏi, quyết tâm và trở thành nhân tố lan tỏa trong phong trào thi đua dạy tốt – học tốt của địa phương”.

Tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ Tổng kết Hội thi, PGĐ Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến khẳng định: "Trong công tác giảng dạy, việc đổi mới phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. 

Vì vậy, những năm qua, giáo viên cấp tiểu học của Thủ đô luôn được quan tâm trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Việc tổ chức Hội thi GVDG các cấp chính là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Hội thi là cơ hội để các thầy cô giáo được sáng tạo và thể hiện tài năng sư phạm, trình độ chuyên môn và lòng nhiệt huyết với nghề dạy học. 

Hội thi đã thực sự trở thành ngày Hội hoạt động chuyên môn, có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt ” của ngành".



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

TPHCM: Tổ chức thi tuyển vào lớp 10 sớm hơn 2 tuần | Giáo dục

Posted: 27 Mar 2015 05:42 AM PDT

Ngày 26/3, ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết dự kiến, kỳ thi vào lớp 10 tại TP.HCM sẽ sớm hơn khoảng 2 tuần, thay vì ấn định hai ngày 21 và 22/6 như những năm trước.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2015 – 2016 thay đổi thời gian do kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức diễn ra vào đầu tháng 7. Dự kiến, ngày thi vào lớp 10 sẽ sớm hơn khoảng 2 tuần, thay vì ấn định 2 ngày 21 và 22/6 như những năm trước.


Thí sinh đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 thường sẽ thi 3 môn gồm Toán, Văn, còn môn thứ 3 sẽ công bố vào cuối tháng 3 như quy chế của Bộ GD-ĐT.

Riêng thí sinh đăng ký nguyện vọng vào lớp chuyên của các trường chuyên như Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hữu Huân… sẽ dự thi thêm môn chuyên.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Báo điện tử Tiền Phong

Posted: 27 Mar 2015 05:24 AM PDT

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội – Điện thoại: (84-4) 39431250 – Fax: (84-4) 39430693 – Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐH Quốc gia Hà Nội trả lời những vấn đề “nóng” về tuyển sinh | Giáo dục

Posted: 27 Mar 2015 05:06 AM PDT

TPO – Các chuyên gia của ĐH Quốc Gia Hà Nội đã giải đáp thắc mắc của thí sinh trong buổi Giao lưu trực tuyến trên VOV.VN vào chiều nay, 26/3.

Xung quanh các câu hỏi về bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) và bài thi môn Ngoại ngữ?, TS Hà Lê Kim Anh, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia HN cho biết, thí sinh thi bài ĐGNL và bài Ngoại ngữ, sau khi có kết quả nếu không muốn đăng ký vào ĐHNN nữa thì có thể dùng kết quả bài thi ĐGNL để đăng ký xét tuyển vào một trong các đơn vị đơn vị tạo khác thuộc ĐHQGHN.

TS Hà Lê Kim Anh cũng cho biết thêm, đề thi Ngoại ngữ của trường ĐHNN hoàn toàn là trắc nghiệm, không có phần viết. Cấu trúc và định dạng đề thi tương tự như đề thi các môn ngoại ngữ trong các kỳ thi đại học gần đây. Các thí sinh có thể lên website của ĐHNN để xem thông báo cấu trúc, định dạng đề thi để có được sự chuẩn bị tốt nhất.

"Năm nay, trường ĐHNN vẫn tổ chức thi 6 môn thi ngoại ngữ như các kỳ thi đại học 3 chung trước đây, đó là Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Đức, Tiếng Nhật. Các bạn thí sinh có thể lựa chọn một trong các ngoại ngữ này để đăng ký thi"- TS Anh nói.

Tỷ lệ chọi bao nhiêu và 80 điểm có đỗ vào trường?

Trước câu hỏi "năm nay có rất nhiều bạn đăng kí ĐHQGHN. Vậy tỉ lệ chọi có thể là bao nhiêu? Liệu bao nhiêu điểm thì em có thể ứng tuyển vào ĐH Công Nghệ", TS Vũ Viết Bình, Phó trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội nói: Từ năm 2015 trở đi, sau khi thí sinh có kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN mới đăng ký xét tuyển vào các trường Đại học thành viên hoặc các khoa trực thuộc. Vì vậy, sẽ không có tỷ lệ chọi vào từng ngành học.

 "Nếu kết quả bài thi đánh giá năng lực của em tầm khoảng 80 điểm thì em có khả năng đỗ được vào trường ĐH Kinh tế không ", TS Đoàn Văn Vệ – Trưởng phòng Đào tạo-Trường ĐH Khoa học tự nhiên trả lời:  Theo quy định của ĐHQGHN, kết quả bài thi đánh giá năng lực phải đạt điểm tối thiểu 70/140 thì được đăng ký xét tuyển vào các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN. Tuy nhiên, với trường ĐH Kinh tế để biết điều kiện cụ thể, xem tại website của ĐH Kinh tế-ĐHQGHN.

Ông Vệ cho biết thêm: kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN chỉ có giá trị xét tuyển vào các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN (được bảo lưu trong 24 tháng). Nếu em tham dự cả kỳ thi THPT quốc gia thì em có quyền đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH khác.

Được thi 2 đợt vào trường

"Khi mình đăng kí thi đánh giá năng lực đợt 1, sau khi nhận được kết quả vào ngày 6/6 mà cảm thấy chưa thỏa mãn thì có thể tiếp tục làm hồ sơ đăng kí dự thi đợt 2 hay không?", ThS. Đinh Việt Hải, Phó Trưởng phòng Đào tạo trường ĐHKHXH&NV cho biết, nếu kết quả đợt 1 chưa hài lòng thì hoàn toàn có quyền đăng ký thi đợt 2. Tuy nhiên, nếu đợt xét tuyển bổ sung của năm 2015 này mà ngành nào còn chỉ tiêu tuyển thì nhớ là được quyền dùng kết quả cao nhất trong 2 lần thi để xét em nhé bởi giá trị sử dụng của kết quả các kỳ thi là như nhau và có thời hạn sử dụng trong 24 tháng.

" Trừ các ngành Y đa khoa và Dược học của khoa Y Dược thuộc ĐHQGHN thì phần tự chọn của bài thi ĐGNL bắt buộc phải là phần Khoa học tự nhiên còn tất cả các ngành khác thí sinh đều được quyền tự quyết định chọn phần Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Em hãy chọn phần nào là sở trường tốt nhất của em để thi, không phải băn khoăn gì cả"- TS Hải cho biết thêm.

Nói rõ hơn về lịch thi tuyển vào trường, TS Vũ Viết Bình, Phó trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, sau ngày 7/5/2015 (đợt 1) và 17/7/2015 (đợt 2), Hội đồng tuyển sinh sẽ gửi giấy báo dự thi cho thí sinh. Khi đó, thí sinh sẽ biết được số báo danh, phòng thi, địa điểm thi.

Thí sinh làm bài thi đánh giá năng lực gồm 140 câu trong thời gian 195 phút trong một buổi thi.

ĐH Quốc Gia HN chính thức nhận đăng ký tuyển sinh ĐH 2015

ĐH Quốc Gia HN cho biết, bắt đầu từ 0 giờ ngày 25/3/2015, trường bắt đầu nhận đăng ký tuyển sinh đại học chính quy năm 2015.

Thí sinh có 3 cách để đăng ký dưới đây:

Cách 1: Thí sinh đăng ký trực tuyến tại đâyhttp://dangkythi.vnu.edu.vn

Cách 2: Tải về mẫu đơn đăng ký tại đây và chuyển qua đường bưu điện (thư bảo đảm) theo địa chỉ: Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN, Tầng 3, Tòa nhà C1T, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 04.66759258.

Cách 3: Nhận và nộp mẫu phiếu Đăng ký dự thi trực tiếp tại Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN, Tầng 3, Tòa nhà C1T, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Kỳ thi THPT quốc gia nghiêm minh với cơ chế giám sát nội tại | Giáo dục

Posted: 27 Mar 2015 04:52 AM PDT

- Năm nay, Hà Nội có 8 cụm thi do các trường đại chủ trì tổ chức. Sở GD&ĐT Hà Nội đã có cơ chế phối hợp như thế nào để tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm thi này?

Kỳ thi THPT quốc gia 2015, Hà Nội có 8 cụm thi do các trường đại học chủ trì, Sở GD&ĐT Hà Nội đóng vai trò phối hợp và 1 cụm thi Sở chủ trì và các trường đại học phối hợp.

Trước kỳ thi THPT quốc gia, Sở GD&ĐT Hà Nội đã triển khai các công tác chuẩn bị chu đáo. Trước hết là việc tổ chức học tập quy chế đến tất cả lãnh đạo phòng GD&ĐT và nhà trường; yêu cầu các nhà trường quán triệt tinh thần quy chế mới đến toàn bộ cán bộ, giáo viên học sinh.

Về công tác chuẩn bị nhân sự, chúng tôi yêu cầu tất cả các trường, trong thời gian từ cuối tháng 6, đầu tháng 7, không tổ chức cho giáo viên đi tham quan hay nghỉ hè để sẵn sàng làm nhiệm vụ coi thi khi được điều động. 

Các trường đồng thời đề xuất danh sách cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, có trách nhiệm để tham gia coi thi và chấm thi.

Về cơ sở vật chất, giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu lãnh đạo các truờng THPT, lãnh đạo phòng GD&ĐT các quận huyện và thị xã phải có sự phối hợp hết sức trách nhiệm khi đuợc trưng dụng cơ cở vật chất tại các nhà truờng phục vụ tổ chức điểm thi.

Chúng tôi coi đây là nhiệm của Ngành, không phải việc làm cho các truờng đại học, càng không phải làm vì "tình bạn".

Có thể nói, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ có trách nhiệm cao nhất trong việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm nay.

-  Kỳ thi năm nay diễn ra muộn hơn 1 tháng so với kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm trước. Điều đó cũng có nghĩa là học sinh sẽ có thời gian khoảng 1 tháng trước kỳ thi sau khi kết thúc chương trình học ở lớp 12. Với đặc thù thời gian này, Sở GD&ĐT Hà Nội đã hướng dẫn các trường thực hiện công tác ôn tập như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, thưa ông?

Để đảm bảo các truờng thực hiện tốt việc ôn tập, không cắt xén chương trình, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn ôn thi cho học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản cụ thể gửi đến tất cả các truờng trực thuộc về việc tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 dự thi kỳ thi THPT quốc gia.

Cụ thể, yêu cầu các trường xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh lớp 12 phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi THPT quốc gia năm 2015; các tổ chuyên môn, giáo viên dạy các môn thi THPT quốc gia cần chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập, chú ý đến các nội dung kiến thức của chương trình đã được điều chỉnh theo công văn số 5842/BGDĐT-VP của Bộ GD&ĐT.

Tổ chức việc ôn tập cần đảm bảo thời gian, tập trung vào những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, quan tâm việc giúp học sinh nâng cao các mức độ thông hiểu và vận dụng kiến thức. Chú ý các yêu cầu chỉ đạo mới về dạy và học đã nêu tại hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2014 – 2015. 

Trong đó, đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn, cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội gắn với quê hương đất nước. Đối với môn Ngoại ngữ, cần tiếp tục nâng cao yêu cầu phát triển năng lực giao tiếp với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp chủ động phối hợp với giáo viên dạy các môn thi THPT quốc gia năm 2015 để phân nhóm học sinh lớp mình theo khả năng nhận thức, theo các môn thi tự chọn; báo cáo với lãnh đạo nhà trường chọn, cử giáo viên có khả năng, kinh nghiệm, nhiệt tình để hướng dẫn ôn tập;

Quan tâm và giúp đỡ các học sinh có học lực yếu, vận động những học sinh khá giỏi hỗ trợ thêm, giúp những học sinh này nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của chương trình.

Đối với học sinh khá, giỏi cần có thời gian ôn tập linh hoạt, tăng cường tự học có sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.

Đối với các môn học sinh không đăng ký thi THPT quổc gia, nhà trường cần có kế hoạch cụ thể để giáo viên và học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định đã hướng dẫn trong biên chế năm học.

Các trường THPT chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thống nhất với học sinh và cha mẹ học sinh để sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý, đảm bảo sức khỏe của học sinh, ôn tập có hiệu quả nhưng không gây quá tải. Ngay sau khi kết thúc năm học theo khung kế hoạch thời gian năm học 2014 – 2015 đã hướng dẫn thì việc ôn tập của học sinh được thực hiện theo hướng tăng cường thời gian dành cho học sinh tự học.

Việc ôn tập, tự ôn tập, theo tôi là rất quan trọng để thí sinh bước vào kỳ thi tự tin hơn; đồng thời giúp các em tự hoàn thiện mình về kỹ năng làm bài thi.

Với học sinh năng lực còn hạn chế, trách nhiệm bồi dưỡng ôn tập kiến thức là của nhà trường và tuyệt đối không được phép yêu cầu gia đình học sinh đóng góp về tài chính.

Bên cạnh đó, nếu phụ huynh, học sinh tự nguyện muốn có bồi dưỡng thêm kiến thức để đáp ứng nhu cầu cao hơn của các bài thi thì nhà trường cũng có trách nhiệm xem xét và tổ chức, nhưng phải thực hiện theo đúng quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT.

- Lần đầu tiên tham gia tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, Sở GD&ĐT đã chú trọng đến những công tác nào hướng tới kỳ thi công bằng, nghiêm túc?

Để đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm minh, công bằng và có kết quả tốt, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tiến hành các công việc, từ khâu chuẩn bị đến hướng dẫn các nhà trường tổ chức thực hiện.

Về công tác chuẩn bị, Sở đã tổ chức hội nghị triển khai, tập huấn học tập về quy chế thi đến tất cả lãnh đạo các nhà trường; từ đó, tiếp tục triển khai học quy chế thi đến giáo viên và học sinh để mọi người nắm vững quy định, những điểm mới.

Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu các trường chủ động rà soát, chuẩn bị tốt nhất về cơ sở vật chất để phục vụ cho các hội đồng thi, các điểm thi nếu như được trưng dụng.

Khác với các kỳ thi năm trước, năm nay, Sở có yêu cầu đến các nhà trường, khi nhận được yêu cầu từ các cụm thi muốn đặt địa điểm, Hiệu trưởng nhà trường phải có trách nhiệm phối hợp.

Về tổ chức thực hiện, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có những hướng dẫn chi tiết về nội dung, lịch triển khai kỳ thi đến các nhà trường để cán bộ, giáo viên, học sinh nắm vững. Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở cũng quán triệt, việc phân công đến các cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ thi phải là những người có trình độ, có trách nhiệm và nắm vững quy chế.

Với cách thức tổ chức kỳ thi như năm nay, tôi nghĩ rằng, bản thân nội tại kỳ thi THPT quốc gia đã có cơ chế tự giám sát. Theo đó, có sự đan xen giám thị coi thi của các trường ĐH, THPT. Thêm nữa, bản thân thí sinh dự thi sẽ dùng kết quả bài thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, nên sự giám sát cũng đến từ chính các thí sinh tham dự kỳ thi năm nay.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Sở GD&ĐT Hà Nội, với những điểm mới trong quy chế thi, chúng tôi hy vọng và tin tưởng, kỳ thi THPT quốc gia 2015 sẽ hết sức nghiêm minh, công bằng và có kết quả tốt.

- Xin cảm ơn ông!



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhiều điểm mới dự kiến tuyển sinh đầu cấp

Posted: 27 Mar 2015 04:49 AM PDT

- Nhiều điểm mới về tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM được sở GD-ĐT thông tin tại buổi phổ biến kì thi THPT quốc gia chiều 27/3.

Phương án tuyển sinh đầu cấp đang trình UBND thành phố xem xét phê duyệt. Theo đó, phương án tuyển sinh sẽ có nhiều điểm mới:

Cấp học mầm non: Huy động 100% trẻ 5 tuổi cư trú trên địa bàn quận huyện trong thành phố vào học mầm non theo quy định; huy động trẻ từ 3-4 tuổi vào nhà trẻ; tổ chức nhận trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi theo lộ trình. Đối với các cơ sở mầm non ngoài công lập tổ chức nhận trẻ phải thực hiện đầy đủ chương trình mầm non 5 tuổi theo đúng yêu cầu.

Tuyển sinh lớp 1: Huy động 100% trẻ 6 tuổi cư trú trên địa bàn quận huyện tại TP.HCM vào học lớp 1. Tuyệt đối không nhận trẻ trước tuổi, trái tuyến. Khuyến khích các lớp nhận sĩ số 35 học sinh/ lớp.

Điểm mới trong tuyển sinh vào lớp 1 năm nay, sở GD-ĐT trình UBND TP thực hiện tuyển sinh vào lớp 1 chương trình tích hợp tại những trường đảm bảo chỉ tiêu được giao có đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học với sĩ số không quá 35 em/lớp.

Tuyển sinh vào lớp 6: Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định được tuyển sinh vào học lớp 6 trên địa bàn đúng tuyến. Công tác tổ chức tuyển sinh từ 15/6 công bố kết qủa vào 15/7 hàng năm. Tuyệt đối không tổ chức thi tuyển.

Tuyển vào lớp 6 tăng cường ngoại ngữ: Ngoài yêu cầu học sinh có kĩ năng đạt 6 điểm ngoại ngữ trở lên vào học lớp 6 tăng cường ngoại ngữ như các năm trước. Điểm mới của năm nay nếu học sinh có chứng chỉ Cambridge từ 10/15 khiên trở lên, TOEFL có từ 3/5 huy hiệu được vào học lớp 6 tăng cường ngoại ngữ.

Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 6 Trường THPT Trần Đại Nghĩa sẽ thông tin cụ thể sau.

Ngoài tuyển sinh lớp 6 tiếng Trung, tiếng Pháp… năm nay bổ sung thêm lớp 6 tiếng Đức.

Với lớp 6 chương trình tích hợp: Tại các quận huyện mở lớp 1 chương trình tích hợp, bắt buộc phải có lớp 6 chương trình tích hợp với điều kiện mở ở các trường đảm bảo chỉ tiêu được giao, trang thiết bị, cơ sở vật chất được giao

Trường Năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định ngoài thực hiện tuyển sinh như các năm trước, năm nay được nhận thêm học sinh cấp tiểu học các tỉnh nếu đủ tiêu chuẩn xét tuyển.

Tuyển sinh vào lớp 10: Các trường ngoài công lập không được thi tuyển dưới bất cứ hình thức nào, việc xét tuyển ưu tiên nhận học sinh tốt nghiệp THCS trên địa bàn TP.HCM

Thi tuyển vào lớp 10 công lập từ năm 2015 trở đi với 3 môn thi cố định gồm Toán, Văn, Ngoại Ngữ. Về thời gian, do kì thi THPT quốc gia diễn ra vào đầu tháng 7 vì vậy thời gian tổ chức thi lùi xuống ngày 11và 12/6 hằng năm (các năm trước 20, 21/6)

Thí sinh tự do nộp hồ sơ tại trường cũ (trường đã tốt nghiệp THCS) nếu di chuyển chỗ ở nộp hồ sơ ở trường gần nhà.

Về việc tuyển sinh vào THPT chuyên: Điểm mới trong cách tính điểm năm nay ngoài môn Văn, Toán nhân hệ 1, môn chuyên nhân hệ số 2 sẽ cộng điểm khuyến khích cho học sinh giỏi thành phố dự thi môn chuyên đúng môn đạt giải.

Thí sinh dự thi vào các lớp không chuyên trong trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT chuyen Trần Đại Nghĩa, ngoài dự thi các môn Ngữ Văn, Toán, Ngoại Ngữ, phải dự thi thêm các môn chuyên. Nếu không đỗ vào lớp chuyên sẽ được xét học vào lớp không chuyên của trường chuyên với 3 môn Ngữ Văn, Toán, Ngoại Ngữ (hệ số 1)với điều kiện không có điểm liệt.

Đối với việc tuyển sinh vào lớp 10 tích hợp được thực hiện trong số những học sinh đã trúng tuyển vào lớp 10.

Trường Năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định sẽ có chỉ tiêu tuyển vào lớp 10 theo ba nguyện vọng.

Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, việc tuyển sinh đầu cấp phải thực hiện theo nguyên tắc công khai, nghiêm túc, công bằng, thân thiện. Đảm bảo đúng chỗ học cho học sinh thành phố, thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp…

Lê Huyền



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nghe trò lớp 6 nói về tình bạn khác giới

Posted: 27 Mar 2015 04:33 AM PDT

- Cùng nghe học sinh một trường THCS tại Hà Nội nói về những câu hỏi thực tế liên quan đến ứng xử với tình bạn khác giới, chuyện sử dụng Facebook, chuyện đi ngược đường hay bạo lực học đường.

Sáng 27/3, tại Trường THCS Tô Hoàng đã diễn ra cuộc thi Trạng nguyên tuôi 13. Vượt qua các bài kiểm tra trắc nghiệm, năng khiếu, thi tìm hiểu trò chơi dân gian, 9 học sinh xuất sắc nhất đã lọt vào vòng thi ứng xử.

học sinh, tình bạn, Tô Hoàng, bạo lực học đường, tạ lỗi, facebook

Phần thi ứng xử về chuyện “bố chở em đi ngược đường đến trường” của học sinh lớp 7 Trường THCS Tô Hoàng, Hà Nội. (Ảnh: Văn Chung).

học sinh, tình bạn, Tô Hoàng, bạo lực học đường, tạ lỗi, facebook Ba bạn học sinh xuất sắc trở thành Trạng nguyên cuộc thi ở Trường THCS Tô Hoàng sáng 27/3. (Ảnh: Văn Chung).

Tại đây các học sinh từ lớp 6, lớp 7 và lớp 8 của trường đã trực tiếp bắt thăm và trả lời các câu hỏi gần gũi, liên quan đến cuộc sống thường ngày như ứng xử với tình bạn khác giới, chuyện sử dụng facebook, chuyện đi ngược đường hay bạo lực học đường.

Bên cạnh suy nghĩ của bản thân, các em cũng có thể nhờ Ban giám khảo là các ca sĩ, thầy cô trong trường tư vấn về câu trả lời.

Cùng nghe những câu trả lời hồn nhiên và thẳng thắn của các học sinh Trường THCS Tô Hoàng trong buổi sáng 27/3:

 Clip: Thủy Tiên, học sinh lớp 6G nói về tình bạn khác giới.

 Clip: Đức Long lớp 6E nói về chuyện bố chở đi ngược đường đến trường và Thủy Tiên, lớp 8D nói về tính tích cực và tiêu cực khi sử dụng Facebook.

học sinh, tình bạn, Tô Hoàng, bạo lực học đường, tạ lỗi, facebook



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments