Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đề thi hay và đề thi để ‘câu like’ – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 26 Mar 2015 07:31 AM PDT

Sơn Tùng ngậm kẹo khi biểu diễn
Sơn Tùng ngậm kẹo khi biểu diễn

Cụ thể, trong đề thi
khảo sát chất lượng dành cho học sinh lớp 10, trường THPT Hồng Bàng (Hải
Phòng), các thầy cô không chỉ muốn kiểm tra các công thức hóa học của các em,
mà còn muốn cung cấp thêm cả những kiến thức quý báu về phong cách biểu diễn vô
cùng xì-tin của chàng ca sĩ bảnh trai này:

“Do thói quen
ngậm kẹo ngọt khi biểu diễn nên ca sĩ Sơn Tùng M-TP đã bị sâu răng. Em hãy chọn
hóa chất để giúp Sơn Tùng chữa sâu răng”.

Đương nhiên, đề thi
lạ ấy lại làm dậy sóng cộng đồng mạng. Đọc đề thi này, người ta có thể bật cười
vì sự hóm hỉnh. Hóa ra, các thầy cô giáo của chúng ta đâu phải lúc nào "mô
phạm", mà cũng rất có khiếu hài hước đấy chứ, và đặc biệt cũng rất chịu khó
lướt web, vào "phây" (facebook), và có thể còn là tín đồ của các chương trình
giải trí trẻ trung trên truyền hình.

Tuy nhiên…

*****

Lại phải nói đến từ
"tuy nhiên", vì tôi không rõ lắm, việc đưa những thứ gọi là "kiến thức xã hội"
này vào đề thi để làm gì? Nếu chỉ để cho các em có thể bật cười sảng khoái vì
các câu hỏi thú vị thì có lẽ nên cho các em tham gia các liveshow giải trí có
tính trắc nghiệm kiến thức trên truyền hình như Đuổi hình bắt chữ, Chiếc nón kỳ
diệu…

Ta có thể hiểu, và
chắc ca sĩ Sơn Tùng M-TP cũng rất hiểu rằng, đề thi này chỉ có tính hài hước mà
thôi, chứ không cố ý "tung tin" anh bị… sâu răng. Nhưng rõ ràng hài hước về một
điều không có thật, lại liên quan đến bệnh tật của người khác thì không phải
lúc nào cũng… vui. Chưa kể, nếu xét về sự chuẩn mực của kiến thức, thì đề thi
cũng không chuẩn. Vì các hóa chất có tính năng diệt khuẩn chỉ có thể phòng ngừa
sâu răng, chứ không có tác dụng chữa trị. Xét về kiến thức y học như thế là…
sai.

Những phân tích "lặt
vặt" như trên chỉ để chứng minh rằng, hài hước cũng là cả một nghệ thuật và
phải đặt đúng chỗ, nếu không sẽ chỉ là tầm phào, không có mục đích rõ ràng.

***

Người ta thường nhầm
lẫn giữa một đề thi lạ với một đề thi hay. Không phải cứ đưa thật nhiều các
kiến thức xã hội, thời sự, giải trí vào đề thi là đã… năng động, sáng tạo và
giàu tính thực tiễn đâu.

Đối với học sinh,
không phải cứ biết thật nhiều những thứ ngoài sách giáo khoa đã là giỏi, bởi có
khi đó chỉ là những thứ vô bổ, tầm phào, càng biết nhiều càng khiến cho đầu óc
xa rời việc học hành một cách nghiêm túc, chuẩn mực.

Một đề thi hay phải
kích thích được sự sáng tạo của học sinh, hạn chế được tệ quay cóp, và thói học
gạo, học vẹt…. Tôi xin chép lại thông tin trên mạng về cách ra đề thi của của
Trường All Souls College, thuộc ĐH Oxford của Anh. Kỳ thi giành học bổng của
trường này được đánh giá là kỳ thi khó nhất thế giới. Những người giành được
học bổng được coi là đạt được danh hiệu học thuật cao nhất của nước Anh. Trường
này ra đề thi với các câu hỏi như sau: Mua một chiếc túi 10.000 bảng có phải là
thiếu đạo đức không?/ Tính đạo đức của một bữa tiệc chè chén có thay đổi không
nếu những người tham gia nó mặc đồng phục của Đức Quốc Xã?/Là người nổi tiếng
đồng nghĩa với sự mất mát về nhân phẩm?

Và người ta giải
thích rằng: "Không có câu trả lời "đúng" cho những câu hỏi này. Thay vào đó,
Oxford nói rằng họ "đánh giá suy nghĩ và hiểu biết mà ứng viên thể hiện vượt ra
ngoài phạm vi của kỳ thi này, nhưng không kỳ vọng các ứng viên trả lời đúng một
cách hoàn hảo về mọi thứ: sự linh động và khả năng phản ứng nhanh được đánh giá
cao".

Liệu ta có thể phân
biệt, thế nào là một đề thi hay và thế nào là một đề thi lạ chỉ để "câu like".

(Theo
Đông Kinh/ Thể thao & Văn hóa)



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Triển khai kế hoạch hoạt động năm thứ 2 Dự án Kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam | Giáo dục

Posted: 26 Mar 2015 05:58 AM PDT

Theo ban chỉ đạo, kế hoạch năm thứ hai tập trung vào 3 nhóm: 

(1) Đưa các Trung tâm Đào tạo Quản lý tiên tiến đi vào hoạt động thông qua việc trang bị CSVC và đào tạo đội ngũ; 

(2) Bước đầu tạo điều kiện cho cán bộ quản lý các cấp hiểu rõ hơn về mô hình CĐ cộng đồng Canada thông qua việc tổ chức chuyến công tác thực tiễn tại nước ngoài và diễn đàn chính sách trong nước; 

(3) Đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực trong các ngành đào tạo của các địa phương và bước đầu hình thành liên kết giữa các trường CĐ cộng đồng tham gia dự án với hệ thống Canada.

Phát biểu tại phiên họp, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt – Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM -chia sẻ:  Ở Việt Nam, các chương trình đào tạo của chúng ta – đại học cũng như cao đẳng còn khá chung chung, nặng về lý thuyết, chưa coi trọng phần kỹ năng thực hành, kỹ năng ứng dụng vào nghề nghiệp và các kỹ năng khác như kỹ năng tư duy độc lập, sáng tạo…

Vì vậy, theo tôi Dự án VSEP sẽ góp phần không nhỏ giúp cho hệ thống đào tạo Việt Nam từ thấp đến cao khắc phục được điểm yếu này. Dự án được triển khai gần như ngay sau chủ trương "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục". Có thể nói là một thời cơ để Dự án phát huy được hết hiệu quả của mình. 

Sau một ngày làm việc, phiên họp kết thúc với sự đồng thuận trong Ban chỉ đạo về nội dung và phương thức triển khai kế hoạch năm thứ hai của dự án và với lòng tin tưởng vào những đóng góp của dự án trong tương lai đối với hệ thống giáo dục, đào tạo Việt Nam.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề Việt Nam – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 26 Mar 2015 05:44 AM PDT

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề Việt Nam

Bà Brenda Cooke – Giám đốc văn phòng Dự án Kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam đánh giá lại kết quả thực hiện dự án trong năm qua.

Tham dự buổi họp có đại diện lãnh đạo của đại sứ quán Canada, Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB-XH, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính, Hội phụ nữ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng các địa phương tham gia Dự án gồm Vĩnh Long, Bình Thuận, Hậu Giang.

Phát biểu tại buổi họp, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt – Phó giám đốc ĐHQG TPHCM cho rằng đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước là yêu cầu  tất yếu và sống còn của mọi quốc gia. Tuy nhiên, các chương trình đào tạo của chúng ta từ đại học cũng như cao đẳng còn khá chung chung, nặng về lý thuyết, chưa coi trọng phần kỹ năng thực hành, kỹ năng ứng dụng vào nghề nghiệp và các kỹ năng khác như kỹ năng tư duy độc lập, sáng tạo, v.v… Theo ông Đạt, dự án VSEP sẽ góp phần không nhỏ giúp cho hệ thống đào tạo Việt Nam từ thấp đến cao khắc phục được điểm yếu nặng nề và kéo dài quá lâu này.

Tại buổi họp các đại biểu đã đánh giá những kết quả đã đạt được trong một năm qua, phân tích nguyên nhân của các hạn chế và đưa ra các giải pháp khắc phục. Dịp này, Ban chỉ đạo dự án xem xét và thông qua các nội dung của kế hoạch hoạt động năm thứ hai của Dự án. Trong đó, đưa các Trung tâm Đào tạo Quản lý tiên tiến đi vào hoạt động thông qua việc trang bị cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ. Đồng thời, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực trong các ngành đào tạo của các địa phương và bước đầu hình thành liên kết giữa các trường Cao đẳng cộng đồng tham gia dự án với hệ thống Canada. Phiên họp kết thúc với sự đồng thuận trong Ban Chỉ đạo về nội dung và phương thức triển khai kế hoạch năm thứ hai của dự án.

Được biết, qua quá trình tuyển lọc từ 20 tỉnh thì Bình Thuận, Hậu Giang và Vĩnh Long được chọn tham gia dự án nhờ đạt các tiêu chí: mong muốn đổi mới; lãnh đạo nhận thức rõ vấn đề và quyết tâm đổi mới; cam kết của tỉnh về vấn đề việc làm cho thanh niên.

Theo ký kết của 2 chính phủ, kinh phí thực hiện dự án gồm  phía Canada góp 20 triệu đô la Canada (cung cấp kinh phí, hỗ trợ kĩ thuật và trang thiết bị phù hợp, giám sát và đánh giá); phía Việt Nam là hơn 3,4 triệu đô la Canada (trả lương, phụ cấp và chi phí điều hành).

Lê Phương

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Miễn học phí cho thí sinh 27 điểm thi THPT quốc gia | Giáo dục

Posted: 26 Mar 2015 05:35 AM PDT

Đó là chính sách nhằm thu hút thí sinh giỏi của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông kỳ tuyển sinh năm 2015.

Trường này cũng thực hiện miễn 100% học phí cho các thí sinh tham gia đội tuyển Olympic quốc tế; thí sinh đạt giải nhất học sinh giỏi quốc gia đăng ký tuyển thẳng vào Học viện;

Miễn 50% học phí trong suốt quá trình học tập đối với các thí sinh có kết quả thi tuyển sinh từ 25 đến 26,5 điểm và các thí sinh đạt giải nhì, giải ba học sinh giỏi quốc gia đăng ký tuyển thẳng vào Học viện.

Số lượng tuyển thẳng vào Học viện là không giới hạn.

Học viện tạo điều kiện bố trí việc làm cho các sinh viên trên khi ra trường tại các đơn vị đào tạo, nghiên cứu, sản xuất của Học viện và các đơn vị liên kết nếu đạt kết quả học tập loại giỏi trở lên.

Năm 2015, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia với 3.700 chỉ tiêu.

Thông tin chi tiết như sau:





























STT

Tên trường / Địa chỉ / Ngành học

Ký hiệu trường

Mã ngành đào tạo

Môn thi/xét tuyển

Tổng chỉ tiêu


CƠ SỞ ĐÀO TẠO PHÍA BẮC

 

BVH

 

 

2.550


Các ngành đào tạo đại học:

BVH

 

 

2.450

 

- Kỹ thuật điện tử, truyền thông

 

D520207

Xét tuyển theo 1 trong 2 tổ hợp 3 môn thi sau:

1. Toán, Lý, Hóa (khối A cũ)

2. Toán, Lý, Anh (khối A1 cũ)

460

 

- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

 

D510301

220

 

- Công nghệ thông tin

 

D480201

680

 

- An toàn thông tin

 

D480299

200

 

- Công nghệ Đa phương tiện

 

D480203

Xét tuyển theo 1 trong 3 tổ hợp 3 môn thi sau:

1. Toán, Lý, Hóa (khối A cũ)

2. Toán, Lý, Anh (khối A1 cũ)

3. Toán, Văn, Anh (khối D1 cũ)

320

 

- Quản trị kinh doanh

 

D340101

200

 

- Marketing

 

D340115

170

 

- Kế toán

 

D340301

200


Các ngành đào tạo cao đẳng:

BVH

 

 

100

 

- Kỹ thuật điện tử, truyền thông

 

C510302

Xét tuyển theo 1 trong 2 tổ hợp 3 môn thi sau:

1. Toán, Lý, Hóa (khối A cũ)

2. Toán, Lý, Anh (khối A1 cũ)

50

 

- Kế toán

 

C340301

Xét tuyển theo 1 trong 3 tổ hợp 3 môn thi sau:

1. Toán, Lý, Hóa (khối A cũ)

2. Toán, Lý, Anh (khối A1 cũ)

3. Toán, Văn, Anh (khối D1 cũ)

50

 


CƠ SỞ ĐÀO TẠO PHÍA NAM

 

BVS

 

 

1.150


Các ngành đào tạo đại học:

BVS

 

 

950

 

- Kỹ thuật điện tử, truyền thông

 

D520207

Xét tuyển theo 1 trong 2 tổ hợp 3 môn thi sau:

1. Toán, Lý, Hóa (khối A cũ)

2. Toán, Lý, Anh (khối A1 cũ)

140

 

- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

 

D510301

130

 

- Công nghệ thông tin

 

D480201

200

 

- An toàn thông tin

 

D480299

70

 

- Công nghệ Đa phương tiện

 

D480203

Xét tuyển theo 1 trong 3 tổ hợp 3 môn thi sau:

1. Toán, Lý, Hóa (khối A cũ)

2. Toán, Lý, Anh (khối A1 cũ)

3. Toán, Văn, Anh (khối D1 cũ)

130

 

- Quản trị kinh doanh

 

D340101

100

 

- Marketing

 

D340115

60

 

- Kế toán

 

D340301

120


Các ngành đào tạo cao đẳng:

BVS

 

 

200

 

- Công nghệ thông tin

 

C480201

Xét tuyển theo 1 trong 2 tổ hợp 3 môn thi sau:

1. Toán, Lý, Hóa (khối A cũ)

2. Toán, Lý, Anh (khối A1 cũ)

100

 

- Quản trị kinh doanh

 

C340101

Xét tuyển theo 1 trong 3 tổ hợp 3 môn thi sau:

1. Toán, Lý, Hóa (khối A cũ)

2. Toán, Lý, Anh (khối A1 cũ)

3. Toán, Văn, Anh (khối D1 cũ)

100



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đưa chuyện “Hà Nội chặt cây” vào bài văn lớp 4 – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 26 Mar 2015 05:28 AM PDT

Cô Nguyễn Minh Phương, người ra đề bài này chia sẻ: “Mình nghĩ rằng việc những cây xanh được thay thế mới với mục đích tốt cho xã hội là nên làm. Tuy vậy, việc những hàng cây đã gắn bó quen thuộc bị chặt và di chuyển đi nơi khác để lại trong lòng những người dân sự hẫng hụt và tiếc nuối rất nhiều.

Mình có dành chút thời gian để các bạn nhỏ được làm một đề văn theo kiểu giả sử, đóng vai. Các con học văn miêu tả cây cối rồi nên cũng khá hứng thú. Một phần mình cũng mong muốn các con thử đặt mình vào vị trí của người khác, biết yêu thương, trân quý hơn giá trị cuộc sống”.

Những dòng tâm sự của học trò lớp 4 về việc chặt cây xanh

 

Những dòng tâm sự của học trò lớp 4 về việc chặt cây xanh

Những dòng tâm sự của học trò lớp 4 về việc chặt cây xanh.

Em Nguyễn Hân Bình thuật lại cuộc nói chuyện trong tưởng tượng giữa các loài cây: Đêm về lạnh giá, chỉ còn tiếng xì xào của hàng cây trên đường Nguyễn Chí Thanh. Họ như thì thầm, khóc lóc vì ngày mai sẽ xa mảnh đất này.

Một thân cây thốt lên: "Ôi, ngày mai tôi sẽ phải tạm biệt nơi gắn bó tuổi thơ. Tôi không muốn đi đâu, tôi nhớ nơi này lắm". Các cây khác chạm cành như an ủi: "Thôi đừng khóc nữa, chúng tôi cũng như vậy. Họ sẽ thay thế chúng ta bằng cây non nớt, rồi sẽ lớn lên mà. Chỉ mong có phép lạ". Họ xì xào an ủi nhau trong đêm dài.

Học trò Khánh hóa thân thành những cây trên phố Nguyễn Trãi “nghe tin đồn của người dân tôi sắp bị chặt và đem đi trồng ở nơi khác tôi rất buồn khi phải xa các bạn của tôi và có thể là mãi mãi”.

Hoàng Nhật Mai hóa thân thành cây cổ thụ trước ngày bị chặt: "Tôi là cây sao đen, đang ở cùng anh chị, sắp bị chặt bỏ. Vào đêm cuối cùng, tôi rất xúc động khi nhìn sinh viên gắn lên mình dòng chữ: "Tôi đang khỏe mạnh, xin đừng giết tôi". Tôi rất buồn và nghĩ đến Hà Nội xưa. Sự thay đổi sẽ diễn ra như thế nào? Tôi sẽ gục ngã như các anh chị”.

Một học trò đặt câu hỏi khiến nhiều người lớn suy nghĩ: "Nếu cây cối bị chặt, người dân sẽ không có bóng mát trong mùa hè. Người nước ngoài sẽ nghĩ sao về Hà Nội của chúng ta. Hà Nội ơi, hãy suy nghĩ lại, đừng chặt cây nữa".

Một trò khác viết: “Cây cũng như một con người, có tâm hồn, có linh hồn, có tất cả mọi thứ như một người bình thường. Và hãy thử nếu bạn là một cái cây, bạn sẽ nghĩ thế nào khi bạn là một vật thể bị đốn, chặt và di chuyển đến một nơi xa lạ”.

“Tôi rất buồn và có một chút giận dữ vì hành động vô tâm của họ. Tối hôm đó, buổi tối cuối cùng tôi thấy một nhóm bạn trẻ đến từng thân cây một dán dòng chữ “Xin đừng giết tôi”, không chỉ tôi, cả một hàng cây xúc động như muốn rơi nước mắt vì hành động nhân ái của nhóm bạn trẻ nọ”. – một trò khác viết.

Theo Đăng Duy

Vietnamnet

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐH Tiền Giang hợp tác phát triển chương trình học tập nông nghiệp | Giáo dục

Posted: 26 Mar 2015 05:14 AM PDT

GD&TĐ – Hôm nay (26/3), Trường Đại học Tiền Giang và Công ty DuPont Việt Nam ký kết bản ghi nhớ hợp tác về nội dung phát triển chương trình học tập nông nghiệp. 

Nội dung của ghi nhớ hợp tác hướng đến xây dựng và phát triển chương trình học tập về nông nghiệp và thực phẩm cho sinh viên Trường Đại học Tiền Giang. 

Trong khuôn khổ hợp tác, dự án bao gồm các hoạt động như: trao tặng thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và thí nghiệm nông nghiệp tại nhà lưới của trường, tổ chức các chuyến tham quan thực tế tại trại thử nghiệm của Công ty DuPont Việt Nam. 

Bên cạnh đó còn tổ chức các buổi ngoại khóa nhằm truyền đạt kinh nghiệm thực tiễn xoay quanh các chủ đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như phương pháp canh tác bền vững, bảo vệ mùa màng, công nghệ sinh học, các giống lúa lai, dinh dưỡng động vật, dinh dưỡng thực phẩm và quy trình đóng gói thực phẩm…



Sinh viên ĐH Tiền Giang đang làm thí nghiệm trong nhà lưới 

Đây là lần đầu tiên DuPont Việt Nam ký kết hợp tác phát triển chương trình học tập nông nghiệp. Sự hợp tác này góp phần giải quyết thách thức trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như đảm bảo cung cấp đủ nguồn thực phẩm cho cộng đồng.

Tại buổi ký kết, hai đơn vị đều cam kết phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học và công nghệ vào quá trình phát triển bền vững.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bé gái 8 tuổi hoàn thành dự án 600 việc tốt

Posted: 26 Mar 2015 04:53 AM PDT

Khi nói đến tình yêu và lòng tốt, thật khó để đưa ra một giới hạn.

Vào ngày 22/3 vừa qua, cô bé Alex McKelvey, 8 tuổi, người Mỹ đã hoàn thành dự án thực hiện 600 việc tốt trong vòng 1 năm. Dự án đầu tiên bắt đầu vào tháng 9 năm 2013, sau khi bà của Alex mất.

việc tốt, lòng tốt, trẻ em
Cô bé Alex McKelvey, 8 tuổi đã hoàn thành dự án 600 việc tốt lần thứ 2

Để tôn vinh cuộc đời bà, Alex và gia đình đã quyết định thực hiện 600 việc tốt tính tới ngày sinh nhật lần thứ 60 của bà, là ngày 22/3/2014. Đến khi đạt được mục tiêu đặt ra vào năm ngoái, Alex tiếp tục đặt mục tiêu làm 600 việc tốt nữa tính đến cùng ngày vào năm 2015.

"Cháu chọn con số 600 vì nó gấp 10 lần số tuổi 60 của bà" – Alex nói. "Và gia đình cháu sẽ không dừng lại ở đó. Mọi người sẽ cùng làm hàng ngàn, hàng triệu việc tốt nữa. Cháu muốn giúp đỡ nhiều người hơn".

Việc tốt cuối cùng của Alex tính tới thời điểm hiện tại là hoàn thành việc tu sửa lại Trung tâm Thanh thiếu niên tại Hội Thanh niên cơ đốc Lakewood. Được biết, gia đình Alex và các tình nguyện viên đã dành vài tuần để sơn lại các bức tường và tiến hành quyên góp để mua đồ chơi và các dụng cụ nghệ thuật mới cho trung tâm.

việc tốt, lòng tốt, trẻ em
Alex và bố mẹ ở Trung tâm Thanh thiếu niên 

600 việc làm tốt của Alex hiện hữu ở những quy mô và hình thức khác nhau. Cô bé từng đem tặng những bộ giặt giũ gồm xà phòng và tiền xu. Alex còn là tình nguyện viên thường xuyên ở The Rescue Mission.

Cô bé và gia đình từng để lại cho những người bồi bàn ở cửa hàng đồ ăn nhanh IHOP gần nhà 100 USD tiền boa. Mùa xuân năm ngoái, Alex đem tặng trứng trong Lễ Phục Sinh, bên trong một số quả có bất ngờ nho nhỏ. "Một trong số những quả trứng có tờ 100 đô bên trong" – Alex tiết lộ.

Alex trông chờ năm tới sẽ làm được nhiều việc tốt hơn. Cô bé dự định sẽ làm hàng nghìn việc tốt tính tới tháng 3 năm 2016.

"Cháu không làm những việc này vì mong trở thành người nổi tiếng hay một cô gái hoàn hảo" – Alex nói. "Thậm chí cháu còn không muốn trở thành như vậy. Cháu chỉ muốn là một cô bé tốt bụng".

  • Nguyễn Thảo (Theo Huffington Post)



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hé lộ về công việc thú vị bên trong Nhà Trắng

Posted: 26 Mar 2015 04:20 AM PDT

Chuyên gia thiết kế hoa hàng đầu Laura Dowling từng làm việc ở Nhà Trắng. Thời điểm bà bắt đầu đảm nhiệm công việc này báo chí đưa tin rất rầm rộ, nhưng được biết bà đã nghỉ việc từ tháng 2 năm nay.

Nhà Trắng, thiết kế hoa, cắm hoa

 Bà Dowling và một trong những thiết kế của bà tại phòng Grand Foyer của Nhà Trắng trong khi bà đang chuẩn bị cho bữa tối cấp quốc gia chào đón Mexico vào năm 2010.

Nhà Trắng, thiết kế hoa, cắm hoa Khách mời ở Bãi cỏ phía Nam thuộc Nhà Trắng trong bữa tối cấp quốc gia chào đón Ấn Độ năm 2009. Ảnh: AP

Nhà Trắng, thiết kế hoa, cắm hoa Bà Dowling tạo một bình hoa lấy cảm hứng từ nước Pháp để chuẩn bị cho bữa tối với Tổng thống Pháp Francois Hollande vào năm 2014.

Nhà Trắng, thiết kế hoa, cắm hoa Bà Dowling chuẩn bị thiết kế hoa cho bữa tối cấp quốc gia chào đón Mexico vào năm 2010.

Nhà Trắng, thiết kế hoa, cắm hoa Bà Dowling cắm bông hoa cuối cùng trong tác phẩm làm từ cây hostas và hoa ly.

 Nhà Trắng, thiết kế hoa, cắm hoa

Tạo hình quả dứa khổng lồ từ cây hostas và hoa ly

Nhà Trắng, thiết kế hoa, cắm hoa 

Một bình hoa hồng

Nhà Trắng, thiết kế hoa, cắm hoa

 Một bữa tiệc tối ở Nhà Trắng với điểm nhấn là bình hoa lớn giữa

Nhà Trắng, thiết kế hoa, cắm hoa

Bà Dowling đã thiết kế và chế tác hàng trăm tác phẩm từ hoa. Nhiều bình, lọ được bà bọc bằng vỏ cây bạch dương, rêu, lá và quả mơ khô.

Nhà Trắng, thiết kế hoa, cắm hoa 

Một tác phẩm của bà Dowling ở Phòng Đỏ của Nhà Trắng

Nhà Trắng, thiết kế hoa, cắm hoa

Một tác phẩm ở Phòng Lễ tân phía Đông Nhà Trắng, thiết kế hoa, cắm hoa

Bà Dowling đang kiểm tra lại bình hoa ở Phòng Lễ tân phía Đông.

Nhà Trắng, thiết kế hoa, cắm hoa

Tổng thống Obama (đứng giữa, phía trên) trong bữa tối với Tổng thống Pháp vào năm 2014.

Nhà Trắng, thiết kế hoa, cắm hoa

 Bà Laura Dowling được cho là đã nghỉ việc ở Nhà Trắng vì có mâu thuẫn với đệ nhất phu nhân Michelle Obama về quan điểm

  •  Nguyễn Thảo (Theo Washington Post)



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đưa chuyện “Hà Nội chặt cây” vào bài văn lớp 4

Posted: 26 Mar 2015 04:04 AM PDT

- Hiện tượng cây xanh bị chặt ở Hà Nội đã trở thành chủ đề để học sinh bày
tỏ suy nghĩ cảm xúc trong môn tập làm văn của học sinh lớp 4.

Cô Nguyễn Minh Phương người ra đề bài này chia sẻ: “Mình nghĩ rằng việc những cây xanh được thay thế mới với mục đích tốt cho xã hội là nên làm. Tuy vậy, việc những hàng cây đã gắn bó quen thuộc bị chặt và di chuyển đi nơi khác để lại trong lòng những người dân sự hẫng hụt và tiếc nuối rất nhiều.

Mình có dành chút thời gian để các bạn nhỏ được làm một đề văn theo kiểu giả sử, đóng vai. Các con học văn miêu tả cây cối rồi nên cũng khá hứng thú. Một phần mình cũng mong muốn các con thử đặt mình vào vị trí của người khác, biết yêu thương, trân quý hơn giá trị cuộc sống”.

đề văn, chặt cây, Hà Nội, 6700

đề văn, chặt cây, Hà Nội, 6700 

Những dòng tâm sự của học trò lớp 4 về việc chặt cây xanh.

Em Nguyễn Hân Bình thuật lại cuộc nói chuyện trong tưởng tượng giữa các loài cây: Đêm về lạnh giá, chỉ còn tiếng xì xào của hàng cây trên đường Nguyễn Chí Thanh. Họ như thì thầm, khóc lóc vì ngày mai sẽ xa mảnh đất này.

Một thân cây thốt lên: "Ôi, ngày mai tôi sẽ phải tạm biệt nơi gắn bó tuổi thơ. Tôi không muốn đi đâu, tôi nhớ nơi này lắm". Các cây khác chạm cành như an ủi: "Thôi đừng khóc nữa, chúng tôi cũng như vậy. Họ sẽ thay thế chúng ta bằng cây non nớt, rồi sẽ lớn lên mà. Chỉ mong có phép lạ". Họ xì xào an ủi nhau trong đêm dài.

Học trò Khánh hóa thân thành những cây trên phố Nguyễn Trãi “nghe tin đồn của người dân tôi sắp bị chặt và đem đi trồng ở nơi khác tôi rất buồn khi phải xa các bạn của tôi và có thể là mãi mãi”.

Hoàng Nhật Mai hóa thân thành cây cổ thụ trước ngày bị chặt: "Tôi là cây sao đen, đang ở cùng anh chị, sắp bị chặt bỏ. Vào đêm cuối cùng, tôi rất xúc động khi nhìn sinh viên gắn lên mình dòng chữ: "Tôi đang khỏe mạnh, xin đừng giết tôi". Tôi rất buồn và nghĩ đến Hà Nội xưa. Sự thay đổi sẽ diễn ra như thế nào? Tôi sẽ gục ngã như các anh chị”.

Một học trò đặt câu hỏi khiến nhiều người lớn suy nghĩ: "Nếu cây cối bị chặt, người dân sẽ không có bóng mát trong mùa hè. Người nước ngoài sẽ nghĩ sao về Hà Nội của chúng ta. Hà Nội ơi, hãy suy nghĩ lại, đừng chặt cây nữa".

Một trò khác viết: “Cây cũng như một con người, có tâm hồn, có linh hồn, có tất cả mọi thứ như một người bình thường. Và hãy thử nếu bạn là một cái cây, bạn sẽ nghĩ thế nào khi bạn là một vật thể bị đốn, chặt và di chuyển đến một nơi xa lạ”.

“Tôi rất buồn và có một chút giận dữ vì hành động vô tâm của họ. Tối hôm đó, buổi tối cuối cùng tôi thấy một nhóm bạn trẻ đến từng thân cây một dán dòng chữ “Xin đừng giết tôi”, không chỉ tôi, cả một hàng cây xúc động như muốn rơi nước mắt vì hành động nhân ái của nhóm bạn trẻ nọ”. – một trò khác viết.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thí sinh châu Á mất điểm với các trường ở Mỹ vì gian lận

Posted: 26 Mar 2015 03:46 AM PDT

exam-1024x712-2365-1426823037.jpg

Học sinh Hàn Quốc trong một lớp luyện thi SAT. Ảnh: Newsis

Cùng với nhu cầu tăng lên nhanh chóng của các phụ huynh châu Á muốn gửi con đến các trường hàng đầu ở Mỹ, các công ty luyện thi cũng mọc lên nhanh chóng. Nhưng, cạnh tranh khốc liệt đôi khi đi kèm với sự gia tăng bê bối gian lận thi cử, đe dọa sự tín nhiệm vào thí sinh châu Á.

Trong bốn tháng liên tiếp, kết quả của kỳ thi SAT tổ chức ở châu Á tắc lại ở Colleage Board, công ty quản lý và điều hành kỳ thi, do lo ngại sinh viên đã gian lận. Đây không phải hiện tượng mới ở châu Á. SAT là một trong những kỳ thi chuẩn hóa, nghĩa là mỗi đợt thi đều có đề giống nhau, để đăng ký vào một số trường đại học Mỹ.

Theo Washington Post, năm 2007 và 2013, điểm thi của hàng trăm ứng viên Hàn Quốc đã bị hủy bỏ, sau khi phát hiện học sinh đã tiếp cận trước với đề thi.

Một phần của vấn đề nằm ở các cơ quan quản lý kỳ thi. Bài thi SAT được “tái sử dụng” ở châu Á, nghĩa là nhiều tháng sau khi học sinh ở Mỹ làm bài SAT, học sinh ở châu Á mới thi. Điều này cho phép sinh viên truy cập trước đề thi, thường được chia sẻ trên các diễn đàn Internet, hoặc được các công ty luyện thi chụp lại.

Luyện thi là một ngành kinh doanh lớn ở châu Á, nơi các gia đình giàu có tìm kiếm niềm kiêu hãnh khi có con học ở các trường đại học hàng đầu nước Mỹ. Năm ngoái, theo Reuters, 150.000 sinh viên Trung Quốc và Hàn Quốc, tương đương 40% sinh viên quốc tế ở Mỹ, đã nhập học, khiến số lượng sinh viên Trung Quốc tăng lên 18%.

Sinh viên nhà giàu cũng như sinh viên nhà nghèo đều tìm cơ hội chen chân vào các học viện danh tiếng của Mỹ. Có người học 16 tiếng mỗi ngày, có người trả hàng nghìn đô la để được vào các lớp luyện thi, hay còn gọi là “lớp học nhồi nhét”, trong nỗ lực cải thiện vận may cuộc đời.

Áp lực lên sinh viên rất lớn. Theo hồ sơ năm 2009 của New York Times về các cơ sở luyện thi ở Trung Quốc, một số sinh viên học thi ở bệnh viện, miệng chụp bình thở oxy, với hy vọng sẽ cải thiện được khả năng tập trung, trong khi các nữ sinh uống thuốc tránh thai để ngăn kinh nguyệt trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi.

Ngoài những biện pháp gian lận trên xảy ra trong các kỳ thi SAT gần đây, sinh viên  gia đình giàu có hoàn toàn có thể làm giả học bạ. Theo cuộc khảo sát năm 2012 của Zinch China, một công ty tư vấn giáo dục của Mỹ chi nhánh Bắc Kinh, cho thấy 90% thư giới thiệu đi học là giả, 70% luận văn xin học được viết thuê, và 50% học bạ được chỉnh sửa.

Theo IB Times, một số trường đại học Mỹ làm ngơ hành vi đó vì lợi ích tài chính. Nhiều trường đại học Mỹ đã chủ động dụ dỗ các sinh viên nước ngoài, thu học phí cao để giải quyết tình hình tài chính khó khăn.

“Sinh viên quốc tế được coi là một nguồn doanh thu”, Dale Gough, giám đốc AACRAO, Hiệp hội Đăng ký Đại học và Văn phòng Điều hành có trụ sở ở thủ đô Washington, Mỹ, gồm hơn 11.000 thành viên ở 40 quốc gia, cho biết. “Trong ngắn hạn, họ là nguồn cứu cánh cuối cùng”.

Hồng Hạnh



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments