Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bài văn về Chí phèo bằng thơ của nam sinh lớp 11 gây xôn xao | Giáo dục

Posted: 25 Mar 2015 08:37 AM PDT

“Nam Cao viết truyện Chí Phèo

Cùng làng Vũ Đại đói nghèo tối tăm

Hôm qua em định đi nằm

Ngờ đâu nhớ lại bài văn chưa làm

Em là dân ở trong làng

Hằng ngày thấy cảnh ngang tang hại dân

Chí Phèo xưa vốn hiền lành

Ở cho Lý Kiến ma lanh nhất làng

Vì ghen nên bị nghi oan

Tám năm tù tội hoàn toàn đổi thay

Chí xưa vốn thiệt người ngay

Từ khi mãn hạn người này khác xưa

Suốt ngày xỉn rượu say sưa

Đập đầu ăn vạ chẳng chừa một ai

Trong tay sẵn có mảnh chai

Cả làng Vũ Đại chẳng ai dám gần

Đến nhà cụ Kiến mấy lần

Tiền kia đổi lại một phần lương tâm

Dân làng chỉ biết lặng câm

Nhìn theo bóng Chí đến thăm từng nhà

Người nào chẳng móc tiền ra

Trả cho Bá Kiến thì nhà ra than

Ngày ngày hắn vẫn hung tàn

Tay sai Bá Kiến làm càn hại dân

Nào đâu say rượu một lần

Chí ta gặp Nở đần đần dở hơi

Sau lần ngả ngớn lả lơi

Chí Phèo lại thấy thảnh thơi muôn phần

Nở kia dở dở đần đần

Mà làm cho Chí tâm thần xốn xang

Thị tuy chẳng tốt dung nhan

Nhưng mà tâm ấy hơn ngàn giai nhân

Sau khi ăn ở mấy lần

Chí Phèo tỉnh hẳn, tính nhân ùa về

Người vừa thoát khỏi cơn mê

Tìm ngay Bá Kiến một (…) chết liền

Chí Phèo cũng mải lên tiên

Cố kia một nhát máu liền tuôn ra

Khổ thân cho chị Nở ta

Bụng mang dạ chửa không nhà không thân

Sau khi suy nghĩ bần thần

Nàng bèn quyết định ẩn thân trong lò

Thật là luẩn quẩn quanh co

Cha con nối tiếp trong lò bước ra

Đọc xong tác phẩm vừa qua

Chúng ta cảm thấy xót xa trong lòng

Người dân bị ép đến cùng

Tính tình thay đổi, tính hung trỗi dậy

Chí Phèo tính vốn người ngay

Tù kia dạy dỗ giờ đây như vầy

Cường hào ác bá một bầy

Đẩy dân xuống hố tiền đầy trong tay

Dân ta chịu đựng lắm thay

"Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền"

Đến khi phân rõ trắng đen

Thì thôi hồn đã lên tiên mất rồi

Thật ra cũng tại thói đời

Người dân chịu khổ đứng ngồi không yên

Thời xưa xã hội đảo điên

Cũng vì hai chữ tiền quyền mà ra

Thói đời mềm nắn rắn tha

Người mà mềm quá thành ra miếng mồi

Đến đây em cũng bí rồi

Văn thơ chấm dứt một thời thăng hoa

Người nào chẳng có lúc sa

Vì văn không biết nên là làm thơ

Mong cô ngoảnh mặt làm ngơ

Đừng cho không điểm kẻo mờ em toi

Đồng thời cô cũng săm soi

Có gì sai sót góp lời cho em”.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vật lý Việt Nam đạt tiên tiến trong khu vực vào năm 2020 – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 25 Mar 2015 08:20 AM PDT

Hình thành trung tâm nghiên cứu tiên tiến

Mục tiêu cụ thể của Chương trình trên là nâng cao tiềm lực khoa
học và công nghệ trong lĩnh vực vật lý, kết hợp đào tạo chất lượng cao với
nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng; nâng cao năng lực
nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên vật lý các trường đại học trong cả
nước, thu hút và đào tạo các nhà vật lý trẻ tuổi tài năng. Bảo đảm đến năm 2020
hình thành được đội ngũ giảng viên vật lý có trình độ cao ở các trường đại học,
cao đẳng, trong đó tỷ lệ giảng viên vật lý có bằng tiến sĩ ở khoa vật lý của
các trường đại học trọng điểm đạt trên 50%.

Đồng thời, phát triển các hướng nghiên cứu vật lý có thế mạnh của
Việt Nam để nhanh chóng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế; nâng
cao trình độ, vị thế của vật lý Việt Nam trên trường quốc tế. Đến năm 2020,
phấn đấu tăng số công trình công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín bình quân
đạt 30%/năm; hình thành trung tâm nghiên cứu và đào tạo vật lý tiên tiến được
quốc tế công nhận; triển khai nghiên cứu một số hướng vật lý hiện đại, làm nòng
cốt cho sự phát triển một số lĩnh vực khoa học công nghệ đa ngành, ứng dụng các
thành tựu của vật lý vào sản xuất và đời sống; gắn kết các nghiên cứu lý thuyết
với nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng.

Xây dựng KHCN theo hướng vật lý hiện đại

Với các mục tiêu trên, Chương trình xác định định hướng ưu tiên
cho nghiên cứu cơ bản của ngành vật lý gồm: Vật lý lý thuyết và tính toán, vật
lý các chất đậm đặc và chất mềm, quang lượng tử và quang tử học, vật lý hạt
nhân.

Định hướng ưu tiên cho nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng của
ngành vật lý gồm: vật liệu điện từ, điện tử và quang tử; phát triển một số
thiết bị khoa học hiện đại, đặc chủng, đặc thù…

Nhà nước đặt hàng xây dựng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp
quốc gia theo một số hướng vật lý hiện đại, chọn lọc; đầu tư xây dựng nâng cấp
một số phòng thí nghiệm vật lý ở các trường đại học và viện nghiên cứu có đào
tạo sau đại học ngành vật lý; mở rộng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm
nghiên cứu vật lý quốc tế; thành lập Trung tâm vật lý quốc tế được UNESCO công
nhận và bảo trợ; khuyến khích các nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài
và các nhà khoa học quốc tế tham gia vào hoạt động nghiên cứu và đào tạo ngành
vật lý…

Hồng Hạnh



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐHQGHN công bố mức điểm xét tuyển theo đánh giá năng lực | Giáo dục

Posted: 25 Mar 2015 06:42 AM PDT

Từ hôm nay (25/4), thí sinh có thể đăng ký trực tuyến dự thi xét tuyển vào ĐHQGHN đợt 1 năm 2015. Đợt này sẽ kéo dài đến 15/4. Sau đó, đợt 2 đăng ký xét tuyển vào trường này sẽ kéo dài từ ngày 20/6 đến 10/7.

Lịch thi đợt 1 sẽ kéo dài từ ngày 30 – 31/5 (ngày 1 – 2/6 dự phòng). Đợt 2 từ ngày 1 – 2/8 (ngày 3 – 4/8 dự phòng). Riêng thí sinh dự tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQGHN) sẽ dự thi môn Ngoại ngữ vào sáng 30/5 (đợt 1) và sáng 1/8 (đợt 2). Sau khi dự thi môn ngoại ngữ sẽ dự thi đánh giá năng lực vào một trong các buổi thi còn lại.

Địa điểm thi sẽ được đặt tại Hà Nội là ĐHQGHN, ở Đà Nẵng là Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ở Nghệ An là Trường ĐH Vinh, ở Thanh Hóa là Trường ĐH Hồng Đức, ở Hải Phòng là Trường ĐH Hàng hải Việt Nam, ở Nam Định là Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định và ở Thái Nguyên là Trường CĐ Kinh tế – Tài chính Thái Nguyên.

Thí sinh sẽ làm bài thi trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính. Riêng với môn ngoại ngữ, thí sinh thi trắc nghiệm trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bài thi Đánh giá năng lực gồm 140 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài (được mặc định trong máy tính) là 195 phút.

Bài thi gồm 3 phần riêng biệt với thời gian hạn định của từng phần khác nhau vì thí sinh phải lần lượt làm từng phần. Đó là phần 1 – tư duy định lượng (kiến thức Toán), phần 2 – tư duy định tính (kiến thức Ngữ văn) và phần 3 với 2 nội dung: Tư duy định lượng 2 (Khoa học tự nhiên) và Tư duy định tính 2 (Khoa học xã hội).



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

[ĐỒ HỌA] Những điểm mới của kỳ thi THPT quốc gia | Giáo dục

Posted: 25 Mar 2015 06:28 AM PDT

Cả nước có tới 38 cụm thi quốc gia, gấp hơn 6 lần so với năm ngoái; thí sinh chỉ phải thi một đợt cho cả mục tiêu tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng…, đó là những điểm mới của kỳ thi THPT quốc gia 2015.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phì cười truyện thơ ‘Làng Vũ Đại’ của học sinh lớp 11 | Giáo dục

Posted: 25 Mar 2015 06:13 AM PDT

“Nam Cao viết truyện Chí Phèo

Cùng làng Vũ Đại đói nghèo tối tăm

Hôm qua em định đi nằm

Ngờ đâu nhớ lại bài văn chưa làm

Em là dân ở trong làng

Hằng ngày thấy cảnh ngang tang hại dân

Chí Phèo xưa vốn hiền lành

Ở cho Lý Kiến ma lanh nhất làng

Vì ghen nên bị nghi oan

Tám năm tù tội hoàn toàn đổi thay

Chí xưa vốn thiệt người ngay

Từ khi mãn hạn người này khác xưa

Suốt ngày xỉn rượu say sưa

Đập đầu ăn vạ chẳng chừa một ai

Trong tay sẵn có mảnh chai

Cả làng Vũ Đại chẳng ai dám gần

Đến nhà cụ Kiến mấy lần

Tiền kia đổi lại một phần lương tâm

Dân làng chỉ biết lặng câm

Nhìn theo bóng Chí đến thăm từng nhà

Người nào chẳng móc tiền ra

Trả cho Bá Kiến thì nhà ra than

Ngày ngày hắn vẫn hung tàn

Tay sai Bá Kiến làm càn hại dân

Nào đâu say rượu một lần

Chí ta gặp Nở đần đần dở hơi

Sau lần ngả ngớn lả lơi

Chí Phèo lại thấy thảnh thơi muôn phần

Nở kia dở dở đần đần

Mà làm cho Chí tâm thần xốn xang

Thị tuy chẳng tốt dung nhan

Nhưng mà tâm ấy hơn ngàn giai nhân

Sau khi ăn ở mấy lần

Chí Phèo tỉnh hẳn, tính nhân ùa về

Người vừa thoát khỏi cơn mê

Tìm ngay Bá Kiến một (…) chết liền

Chí Phèo cũng mải lên tiên

Cố kia một nhát máu liền tuôn ra

Khổ thân cho chị Nở ta

Bụng mang dạ chửa không nhà không thân

Sau khi suy nghĩ bần thần

Nàng bèn quyết định ẩn thân trong lò

Thật là luẩn quẩn quanh co

Cha con nối tiếp trong lò bước ra

Đọc xong tác phẩm vừa qua

Chúng ta cảm thấy xót xa trong lòng

Người dân bị ép đến cùng

Tính tình thay đổi, tính hung trỗi dậy

Chí Phèo tính vốn người ngay

Tù kia dạy dỗ giờ đây như vầy

Cường hào ác bá một bầy

Đẩy dân xuống hố tiền đầy trong tay

Dân ta chịu đựng lắm thay

"Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền"

Đến khi phân rõ trắng đen

Thì thôi hồn đã lên tiên mất rồi

Thật ra cũng tại thói đời

Người dân chịu khổ đứng ngồi không yên

Thời xưa xã hội đảo điên

Cũng vì hai chữ tiền quyền mà ra

Thói đời mềm nắn rắn tha

Người mà mềm quá thành ra miếng mồi

Đến đây em cũng bí rồi

Văn thơ chấm dứt một thời thăng hoa

Người nào chẳng có lúc sa

Vì văn không biết nên là làm thơ

Mong cô ngoảnh mặt làm ngơ

Đừng cho không điểm kẻo mờ em toi

Đồng thời cô cũng săm soi

Có gì sai sót góp lời cho em”.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chương trình học nặng, bạo lực học đường tăng | Giáo dục

Posted: 25 Mar 2015 05:37 AM PDT

TPO – "Gần đây, những hàng vi bạo lực học đường (BLHĐ) xảy ra rất nhiều, ngay cả trường con cũng có, đặc biệt khi xem clip nữ sinh Trà Vinh bị đánh hội đồng khiến con rất hoang mang và lo sợ. Vì vậy, mong lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM, các thầy cô có biện pháp mạnh hơn để răn đe".

Đó là tâm tư của em Trần Nguyễn Thụy Khanh, học sinh lớp 6/1, trường THCS Lạc Hồng, quận 10, TPHCM trước Ban giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM và các thầy cô giáo, các bạn học sinh tại buổi đối thoại giữa Lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM với học sinh năm học 2014- 2015 tổ chức ngày 25/3.

Sợ bạo lực học đường…

Mở đầu không khí buổi đối thoại, em Trần Thu Phương, học sinh lớp 7/3, trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Tân Bình đặt vấn đề học sinh nói tục, chửi thề ngày càng nhiều, nhiều bạn cứ mở miệng là chửi thề mà không biết vì sao? "Em đã hỏi nhiều bạn vì sao lại chửi thề nhưng các bạn không giải thích được, chỉ bảo là quen miệng nên nói thôi", Phương kể.

Theo Phương, nguyên do của chửi thề là người lớn chưa nghiêm túc, đụng đâu chửi thề đó nên học sinh mới học theo. Ngoài ra, về vấn đề tư vấn tâm lý, Phương kiến nghị "Các trường học nên tổ chức các phòng tư vấn tâm lý tại trường để tư vấn cho học sinh bởi hiện giờ chúng em đang rất áp lực vì học tập, thời gian học hầu như suốt cả tuần nên cần có nơi để giải tỏa, chia sẻ muộn phiền, bức xúc".

Trong khi đó, em Trần Nguyễn Thụy Khanh, lớp 6/1 dẫn chứng về vụ nữ sinh Trà Vinh bị đánh hội đồng và cho rằng "BLHĐ ngày càng nhiều, khiến chúng con hoang mang, lo sợ. Vì vậy, mong Lãnh đạo Sở GD&ĐT, các thầy cô có biện pháp mạnh hơn để răn đe", Khanh nói.

Em Trần Nguyễn Thụy Khanh, học sinh lớp 6/1, trường THCS Lạc Hồng  cho rằng BLHĐ làm em hoang mang và lo sợ.

Còn em Võ Ngọc Nguyên Thảo, lớp 11A2, trường THPT Đào Sơn Tây, quận Thủ Đức cho rằng, mạng xã hội hiện nay rất phổ biến trong khi ở lứa tuổi THCS, THPT tâm sinh lý thay đổi rất nhiều nhưng lại ít tâm sự với bố mẹ, thầy cô, trong khi đội ngũ giáo viên tâm lý còn ít. "Vì thế, em đề xuất lập một trang web để tư vấn tâm lý, giải tỏa tâm lý cho học sinh, đồng thời tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh chúng em việc chọn ngành nghề theo học sau này", Thảo nói.

Trả lời một số vấn đề liên quan đến BLHĐ, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết: "Về BLHĐ Sở sẽ phải kiểm tra lại, riêng các em học sinh cần phải tháo gỡ mâu thuẫn trước, tránh dẫn đến BLHĐ".

Chương trình học nặng, chưa hợp lý

Đó là ý kiến của em Phạm Huỳnh Bảo Ngân, học sinh lớp 9A7, trường THCS Ngô Tất Tố, Phú Nhuận. Theo Ngân, "Chương trình học hiện nay còn quá nặng, tới trường chỉ học lý thuyết, vì vậy mong lãnh đạo Sở GD&ĐT, các thầy cô bổ sung thực hành, ngoại khóa".

Đồng tình với Ngân, em Nguyễn Nhật Vy, lớp 10C1, trường THPT Thủ Đức còn cho rằng: "Học sinh hiện nay còn thiếu kĩ năng làm việc nhóm, trong khi Bộ GD&ĐT lại thay đổi quy chế thi cử liên tục khiến giáo viên và học sinh chúng em không kịp đáp ứng kịp nên rất lo lắng và hoang mang", Vy nói.

Trong khi đó, em Đào Anh Sơn, lớp 9/10, trường THCS Lê Quý Đôn thắc mắc về việc ngày nào lên lớp cũng phải chép nhiều bài tập. "Không hiểu sao khi bài tập có trong sách mà giáo viên còn bắt học sinh chép ra vở 2- 3 lần. Tại sao không đổi hình thức chép bài bằng các hình thức khác như luyện nói", Sơn kiến nghị.

Về môn Anh văn, em Nguyễn Võ Minh Hiếu, học sinh lớp 11 trường THPT Nhân Việt, quận Tân Phú cho rằng: "Chương trình học hiện nay là chưa hợp lý, nặng về ngữ pháp. Hầu hết, học sinh chúng em muốn biết và giỏi các kỹ năng khác như nghe, nói, đọc, viết thì phải ra ngoài học thêm".

Học sinh tham gia đối thoại với lãnh đạo Sở GD&ĐT.

Còn sinh viên Lê Lưu Thanh Vân, trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM cho rằng môn Anh văn khi áp dụng cho tất cả các khối học chưa đi sâu vào việc học. "Chương trình học lặp đi lặp lại về lối văn phạm; sách giáo khoa có phần nghe, nói, đọc, viết nhưng không được luyện tập nhiều, trong khi các kì kiểm tra đều làm trách nghiệm với tất cả các kỹ năng trên", Vân nói.

Theo Vân, việc học tiếng Anh hiện nay chủ yếu lấy bằng, chứng chỉ do áp lực chuẩn đầu ra. "Vì vậy, nếu không có sự thay đổi từ lớp nhỏ thì rất khó để học môn Anh văn có hiệu quả", Vân nói.

Ngoài ra, em Đỗ Nguyễn Thị Thái Minh, lớp 10A1, trường THPT Phú Nhuận đề xuất nên thay đổi hình thức kiểm tra 15 phút ở một số môn trước khi vào lớp mà thay vào đó là thuyết trình trước lớp. "Hình thức này rất hay, có thể thực hiện kĩ năng làm việc nhóm, tranh luận, rèn luyện tính tự tin của học sinh", Minh nói.

Nói về chương trình học, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, chương trình ở THCS là vừa sức. "Việc truyền tải nặng hay nhẹ, nhiều ít phụ thuộc vào các giáo viên", ông Hiếu nói.

Riêng về việc học tiếng Anh, ông Hiếu cho rằng, các bạn học sinh cần xem lại việc học của mình vì học sinh của TPHCM được đánh giá cao trong các kì thi tiếng Anh.

"Không phải 100% học sinh thành phố có năng lực tiếng Anh như mong muốn nhưng số lượng học sinh giao lưu được với bạn bè quốc tế rất lớn. Ở đây, các em phải định hướng là học không phải để thi mà để rèn luyện năng lực, có khả năng giao tiếp, nghe nói thành thạo", ông Hiếu nói.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Lại một vụ học sinh đánh nhau gây chấn động – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 25 Mar 2015 05:21 AM PDT

 

Trao đổi qua điện thoại với phóng viên sáng 24/3, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang – ông Nguyễn Thanh Bình cho biết: Tôi vừa đi công tác về và có nghe anh em báo lại vụ một học sinh lớp 6 bị đánh hội đồng tại Trường THCS Hùng Vương (TP Long Xuyên). Trong ngày mai UBND tỉnh sẽ có buổi làm việc với phòng giáo dục và BGH nhà trường, đề nghị báo cáo toàn bộ sự việc nhằm có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

 

Trước đó, vào chiều ngày 18/3, em Nguyễn Trịnh Thu Tuyết, lớp trưởng lớp 6A6 Trường THCS Hùng Vương, bị một nhóm học sinh lớp 8 vây đánh hội đồng ngay trong trường học.

 

Bà Trịnh Thị Bé Hai, mẹ của Tuyết, cho biết chiều 18/3, thấy con gái mình đi học về mặt xanh tái, bơ phờ, ngồi buồn không chịu ăn uống. Thấy người Tuyết có vết xây xát. Sau đó Tuyết kêu nhức đầu nhiều, chóng mặt, buồn nôn. Tôi hỏi mãi cháu mới khai bị đánh ngay tại lớp và trước cổng trường. Kết quả khám, cho chụp X-quang ghi: Tuyết bị đa chấn thương phần mềm ở đầu, cổ, ngực, cẳng tay do bị đánh.

Trường THCS Hùng Vương - nơi xảy ra nhiều vụ học sinh đánh nhau.

Trường THCS Hùng Vương – nơi xảy ra nhiều vụ học sinh đánh nhau.

 

Bà Bé Hai cho biết sau khi đưa con đi bệnh viện, bà đến tận nhà ông Nguyễn Thành Tâm – Hiệu trưởng trường trình bày sự việc. Nhưng thầy Tâm bảo học sinh  đánh nhau là chuyện bình thường, thôi về lo thuốc men cho con đi.

 

Chiều 19/3, nhà trường mời bà và phụ huynh của hai học sinh đánh Tuyết đến trường. Ban giám hiệu và hai phụ huynh này động viên bà nhận tiền bồi hoàn chi phí điều trị cho con, bà không đồng ý ký vào biên bản.

 

"Tôi phản ánh việc con mình bị đánh để nhà trường có biện pháp chấn chỉnh, không còn để xảy ra nạn học sinh đánh nhau nữa, chứ đâu phải để đòi bồi thường tiền chữa trị cho con", bà Bé Hai bức xúc nói.

 

Thuật lại sự việc với phóng viên, Tuyết cho biết trong buổi học chiều 18/3, lúc ra chơi em đang ngồi trong lớp thì bị chị Nguyễn Thị Băng Băng, học lớp 8A2 vào tận phòng đánh. Tuyết vùng vẫy tự vệ để thoát thân, liền bị nhóm học sinh nữ đi cùng nắm tóc đập đầu em xuống nền gạch. Lúc đó có rất đông học sinh khối 8 kéo xuống cổ vũ, đồng thời hăm dọa không cho các bạn trong lớp can ngăn.

 

Đánh xong họ còn hăm dọa nếu ai mách với thầy cô sẽ bị đánh như vậy. Tan buổi học hôm đó khi vừa ra khỏi cổng trường, Băng và một số học sinh nữ khác lại chặn đường nắm đầu, đập vỡ kính cận của em rồi đánh tiếp. Tuyết ngã vật xuống đất chịu trận. Tuyết nói mình từng bị nhóm bạn của Băng đánh nhiều lần, nhà trường từng mời lên giảng hòa.

 

Trả lời PV sáng 24/3, Hiệu phó nhà trường ông Hồ Hữu Phước cho biết: Sau khi bị đánh, em Tuyết bỏ học mấy ngày. Giáo viên chủ nhiệm đã đến nhà động viên và em đã đi học lại bình thường.

 

Nhà trường chưa nhận được đơn xin chuyển trường của em Tuyết. Chúng tôi xác nhận được có 2 em tham gia đánh em Tuyết là: Nguyễn Thị Băng Băng, học sinh lớp 8A2 và Nguyễn Dương Thiên Như, học sinh lớp 6A3. Cả 2 học sinh này đã thừa nhận hành vi, hứa sửa chữa, không tái phạm. Nhà trường đã ra quyết định đuổi học một tuần đối với 2 học sinh nói trên.

 

Phụ huynh hai em cũng đã ký biên bản đồng ý với hình thức kỷ luật của nhà trường; xin lỗi phụ huynh em Tuyết và hứa bồi thường tiền thuốc men. Ông Phước phủ nhận thông tin việc học sinh đánh nhau thường xuyên trong trường.

 

"Từ đầu năm đến nay chỉ có vài vụ học sinh đánh nhau. Có một vụ phụ huynh đánh nhau trong trường, chúng tôi phải gọi điện cho công an tới can thiệp. Nguyên nhân cũng do học sinh đánh nhau trước đó", ông Phước nói.

 

Chủ tịch UBND TP Long Xuyên, ông Trần Anh Thư nói: Tôi đã chỉ đạo Phòng giáo dục báo cáo sự việc nhưng đến nay chưa nhận được văn bản. Qua sự việc này tôi yêu cầu rà soát lại vấn đề bạo lực học đường ở tất cả các trường học trên địa bàn thành phố. Nếu phát hiện có băng nhóm trong học sinh thì sẽ kiểm điểm kỷ luật đối với Ban Giám hiệu nhà trường.

 

Theo Hồng Lĩnh

Tiền phong





Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhiều trường đại học đã công bố mức điểm xét tuyển 2015 | Giáo dục

Posted: 25 Mar 2015 05:03 AM PDT

TPO – Trường ĐH Kinh tế quốc dân vừa công bố, điểm trúng tuyển cao hơn ngưỡng của Bộ ít nhất 2 điểm còn Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, xét tuyển 3 môn đạt 20 điểm trở lên mới được đăng ký.

Trường ĐH Kinh tế quốc dân: Điểm trúng tuyển cao hơn ngưỡng của Bộ ít nhất 2 điểm.

Năm nay, Trường ĐH Kinh tế quốc dân sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì để xét tuyển.

Việc xét tuyển theo từng ngành. Điểm trúng tuyển vào từng ngành cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT ít nhất 2 điểm.

Trường tuyển thẳng các đối tượng theo quy chế tuyển sinh của Bộ và tuyển thẳng đối với thí sinh có 3 môn thi THPT Quốc gia, trong đó có môn Toán và 2 môn bất kỳ, đạt 27 (Hai mươi bảy) điểm trở lên, không tính điểm ưu tiên.

Phương thức xét tuyển: Trong xét tuyển đợt 1, trường xét ngành NV1 trước. Tại mức điểm trúng tuyển vào từng ngành, nếu còn chỉ tiêu, trường xét tiếp ngành NV2 cho những thí sinh có đăng ký ngành NV2. Trường xét tương tự như vậy đối với ngành NV3, ngành NV4.

Kết thúc xét tuyển đợt 1, tại mức điểm trúng tuyển vào từng ngành, nếu còn chỉ tiêu, trường xét tuyển tiếp đợt bổ sung theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển liên thông từ cao đẳng chính quy lên đại học, thời gian tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển, trường cũng xét như trên. Chỉ tiêu xét liên thông không tính trong 4800 chỉ tiêu của trường. 

Điểm trúng tuyển vào từng ngành có thể thấp hơn, nhưng không quá 3 điểm so với đối tượng, khu vực tuyển sinh tương ứng không đăng ký xét tuyển liên thông, đồng thời đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào do Bộ quy định.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Xét tuyển 3 môn đạt 20 điểm trở lên

Theo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, phương thức tuyển sinh năm 2015 của trường là xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2015 tại các cụm thi trên cả nước do các trường đại học chủ trì và kết hợp hình thức sơ loại dựa trên kết quả học tập cấp THPT.

Theo đó, Thí sinh đăng ký xét tuyển phải có tổng điểm trung bình 6 học kỳ THPT của 3 môn xét tuyển đạt từ 20,0 điểm trở lên. Trường sẽ kiểm tra điều kiện này dựa trên học bạ THPT (bản gốc) của thí sinh trúng tuyển khi đến trường làm thủ tục nhập học.

Điều kiện sơ loại không áp dụng cho thí sinh thuộc diện tuyển thẳng và thí sinh thi liên thông từ hệ cao đẳng chính quy của Trường lên đại học.

Ngoài tổ hợp ba môn thi theo các khối thi truyền thống của Trường là Toán-Lý-Hóa, Toán-Lý-Anh, Toán-Văn-Anh, Trường bổ sung thêm các tổ hợp ba môn khác là Toán-Hóa-Anh, Toán-Hóa-Sinh phù hợp theo từng nhóm ngành xét tuyển.

Môn Toán là môn thi chính (nhân hệ số 2) khi xét tuyển vào phần lớn các nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ. Môn Anh là môn thi chính (nhân hệ số 2) khi xét tuyển vào nhóm ngành Tiếng Anh (TA1, TA2).

Trường xây dựng điểm chuẩn và xét tuyển theo nhóm ngành.

Trường ĐH Hà Nội: 15 điểm mới được xét tuyển vào trường

Năm 2015, Trường ĐH Hà Nội xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Theo đó, thí sinh có tổng điểm 3 môn thi Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ của kỳ thi này đạt 15 điểm trở lên (theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số) được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Việc xét tuyển sẽ theo ngành đào tạo mà thí sinh đã đăng ký trước. Tổng điểm để xét tuyển bao gồm cả điểm ưu tiên (nếu có) và điểm của môn thi chính đã nhân hệ số 2. Danh sách công bố công khai và xếp từ cao xuống thấp.

Trường ĐH Hà Nội sẽ thực hiện xét tuyển nhiều đợt cho đến hết chỉ tiêu của từng ngành.Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng I, không được đăng kí xét tuyển ở các đợt xét tuyển sau. Trong thời gian quy định của đợt xét tuyển này, thí sinh được quyền thay đổi ngành học đã đăng kí hoặc rút hồ sơ đăng ký xét tuyển để nộp vào trường khác.

Thí sinh có quyền đăng ký xét tuyển vào bất kỳ ngành học nào còn chỉ tiêu trong các đợt xét tuyển tiếp theo nếu chưa trúng tuyển nguyện vọng I.

Học viện Tài chính: Tuyển thẳng thí sinh đạt 27 điểm/3 môn

Năm 2015, Học viện Tài chính xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia theo quy định. Học viện xét tuyển theo từng ngành. Điểm trúng tuyển vào từng ngành cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT ít nhất 2 điểm.

Học viện tuyển thẳng các đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và tuyển thẳng đối với thí sinh có 3 môn thi THPT quốc gia trong có môn Toán và 2 môn bất kỳ đạt 27 điểm trở lên không tính điểm ưu tiên.

Trong xét tuyển đợt 1, Học viện xét ngành nguyện vọng 1 trước. Tại mức điểm trúng tuyển vào từng ngành, nếu còn chỉ tiêu Học viện xét tiếp ngành nguyện vọng 2. Học viện xét tương tự như vậy đối với nguyện vọng 3, nguyện vọng 4. Kết thúc xét tuyển đợt 1, tại mức điểm trúng tuyển vào từng ngành, nếu còn chỉ tiêu, Học viện xét tuyển bổ sung (đợt 2, 3….) theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Ngôn ngữ Anh (môn Anh văn nhân hệ số 2). Nếu thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Hệ thống thông tin quản lý theo tổ hợp D01 (Ngữ văn, Toán, tiếng Anh) môn Toán nhân hệ số 2.

ĐH Quốc gia Hà Nội: 70 điểm mới có cơ hội được xét tuyển

Năm 2015, ĐHQGHN thống nhất dùng 1 bài thi Đánh giá năng lực phục vụ cho xét tuyển vào đại học.

Ngày 25/3/2015, thí sinh chính thức được đăng ký trực tuyến dự thi xét tuyển vào ĐHQGHN đợt 1 năm 2015 tại địa chỉ: http://www.cet.vnu.edu.vn, mục "Đăng ký trực tuyến". Thời gian đăng ký dự thi xét tuyển đại học chính quy năm 2015 của ĐHQGHN chia thành 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 25/3 – 15/4; Đợt 2 từ ngày 20/6 – 10/7.

Những thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN phải thi 2 bài thi: bài thi Đánh giá năng lực và bài thi Ngoại ngữ. Các thí sinh khác chỉ phải thi một bài thi Đánh giá năng lực.

Về lịch thi: Đợt 1 sẽ kéo dài từ ngày 30 – 31/5 (ngày 1 – 2/6 dự phòng). Đợt 2 từ ngày 1 – 2/8 (ngày 3 – 4/8 dự phòng). Riêng thí sinh dự tuyển vào ĐHNN (ĐHQGHN) sẽ dự thi môn Ngoại ngữ vào sáng 30/5 (đợt 1) và sáng 1/8 (đợt 2). Sau khi dự thi môn ngoại ngữ sẽ dự thi Đánh giá năng lực vào một trong các buổi thi còn lại.

Địa điểm thi sẽ được đặt tại Hà Nội là ĐHQGHN, ở Đà Nẵng là trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, ở Nghệ An là trường Đại học Vinh, ở Thanh Hóa là trường Đại học Hồng Đức, ở Hải Phòng là trường Đại học Hàng hải Việt Nam, ở Nam Định là trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định và ở Thái Nguyên là trường Cao đẳng Kinh tế – Tài chính Thái Nguyên.

Thí sinh sẽ làm bài thi trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính. Riêng với môn ngoại ngữ, thí sinh thi trắc nghiệm trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bài thi Đánh giá năng lực gồm 140 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài (được mặc định trong máy tính) là 195 phút.

Bài thi gồm 3 phần riêng biệt với thời gian hạn định của từng phần khác nhau vì thí sinh phải lần lượt làm từng phần. Đó là phần 1 – tư duy định lượng (kiến thức Toán), phần 2 – tư duy định tính (kiến thức Ngữ văn) và phần 3 với 2 nội dung: Tư duy định lượng 2 (Khoa học tự nhiên) và Tư duy định tính 2 (Khoa học xã hội).

Các thí sinh phải đạt từ 70 trở lên (trên 140 điểm) thì mới có cơ hội được xét tuyển vào các trường thành viên của ĐHQGHN.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

‘Em mới lớp 11 sao phải học chương trình 12?’

Posted: 25 Mar 2015 04:46 AM PDT

- "Tại sao giáo viên không đổi hình thức ghi chép bằng hình thức khác như luyện thêm kiến thức cho học sinh? Môn ngoại ngữ đang "học một đằng thi một nẻo"….là những vấn đề học sinh đặt lên bàn chất vấn lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM sáng 25/3.

Hơn 165 học sinh đến từ các trường THCS, THPT, GDTX tham dự buổi đối thoại "Tiếng nói của học sinh TP.HCM lần 7".

Tại buổi đối thoại, nhiều học sinh đã thẳng thắn trao đổi, "chất vấn" các lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM về vấn đề học trước chương trình, thi cử, bạo lực học đường…

  Học sinh, Sở GD-ĐT TP.HCM, chất vấn
  Học sinh, Sở GD-ĐT TP.HCM, chất vấn

Nhiều học sinh TP.HCM "chất vấn" lãnh đạo sở

Học sinh N.N.T.A Trường THPT Tam Phú – Thủ Đức thắc mắc: "Hiện em mới học lớp 11 nhưng đã học chương trình lớp 12. Các thầy cô ở trường bảo rằng phải học trước chương trình để tới năm 12 tập trung ôn thi đại học”.

Em Đào Anh Sơn – học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn thì cho hay, ngày nào lên lớp cũng bị thầy cô bắt chép nhiều bài. Cả những bài tập có lời giải có sẵn, rất đầy đủ trong sách cũng bị giáo viên bắt chép ra vở 2-3 lần .

Em Sơn đặt câu hỏi: "Tại sao giáo viên không đổi hình thức ghi chép bằng hình thức khác như luyện thêm kiến thức cho học sinh?"

Về tình trạng thi và học môn ngoại ngữ, nhiều học sinh cho biết hiện nay môn ngoại ngữ đang "học một đằng thi một nẻo"…

Học sinh Nguyễn Võ Minh Hiếu, Trường THPT Nhân Việt cho rằng, chương trình học hiện nay nặng về ngữ pháp.

Đồng quan điểm, em Lê Lưu Thanh Vân – Trường CĐ Kinh tế TP.HCM cho biết chúng em đang phải học một chương trình tiếng Anh lặp đi lặp lại về lối văn phạm. Mặc dù sách giáo khoa có đầy đủ các phần nghe, nói, đọc, viết nhưng không được luyện tập đầy đủ mà chủ yếu vẫn học ngữ pháp. Thêm vào đó các bài kiểm tra hiện chủ yếu trắc nghiệm khiến học sinh không muốn học. Học tiếng Anh chủ yếu để lấy chứng chỉ cho qua chuyện. Thanh Vân đề nghị phải thay đổi chương trình tiếng Anh từ lớp 6 mới hi vọng có tín hiệu vui từ môn học này.

Một số ý kiến khác cho rằng chương trình bậc THCS hiện nay quá nặng "các bài học chủ yếu là lý thuyết, quên kĩ năng thực hành cho học sinh…

Chúng tôi sẽ kiểm tra…

Ghi nhận những ý kiến thẳng thắn, cởi mở của học sinh ông Nguyễn Văn Hiếu, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, chương trình học ở THCS hiện nay vừa sức. Việc truyền tải làm cho chương trình nặng hay nhẹ ít nhiều phụ thuộc vào trình độ giáo viên. Sở nắm rõ vấn đề này và có nhiều văn bản chỉ đạo các trường yêu cầu giáo viên không phải dạy hết tất cả các bài trong sách giáo khoa mà lựa chọn bài dạy phù hợp.

  Học sinh, Sở GD-ĐT TP.HCM, chất vấn

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM giải đáp thắc mắc của học sinh

Liên quan việc học sinh phản ánh tình trạng lên lớp bị giáo viên bắt chép lại bài đến 2-3 lần, ông Hiếu đặt câu hỏi tại sao sách giáo khoa, tài liệu đã trình bày đầy đủ, giáo viên lại bắt học sinh chép lại. "Về vấn đề này Sở sẽ kiểm tra, nếu làm sai chấn chỉnh ngay"

Về vấn đề học và thi môn tiếng Anh, vị phó giám đốc sở đề nghị học sinh nên xem lại việc học của mình. Học sinh TP.HCM luôn được đánh giá cao trong các kì thi tiếng Anh…

Trước trường hợp học sinh THPT Tam Phú (Thủ Đức) phản ánh việc giáo viên dạy trước chương trình, dồn thời gian cho học sinh thi đại học, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM quyết liệt "việc học phải đúng tiến độ, lớp nào học đúng chương trình ấy. Chúng tôi sẽ kiểm tra trường hợp này, nếu sai xử lý nghiêm túc."

Lê Huyền



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Các cụm thi THPT quốc gia năm 2015 tại Cần Thơ – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 25 Mar 2015 04:29 AM PDT

Theo đó, thí sinh của TP Cần Thơ sẽ đăng ký dự thi tại 2 cụm. Cụm 1: Thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng, do trường đại học Cần Thơ chủ trì, phối hợp với Sở giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ tổ chức. Nơi thi sẽ bao gồm các trường học trải dài từ Trà Nóc đến Cái Răng. Địa điểm cụ thể sẽ được thông báo khi nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký dự thi.

Cụm thứ 2: Thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT do Sở GD&ĐT TP Cần Thơ chủ trì, phối hợp với trường Đại học Cần Thơ tổ chức, trong đó dự kiến mỗi quận huyện sẽ đặt một hội đồng coi thi, cụ thể:

Hội đồng coi thi THPT Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh); Hội đồng coi thi THPT Thốt Nốt (quận Thốt Nốt); Hội đồng coi thi THPT Thới Lai (huyện Thới Lai); Hội đồng coi thi THPT Hà Huy Giáp (huyện Cờ Đỏ); Hội đồng coi thi THPT Lưu Hữu Phước (ô Môn); Hội đồng coi thi THPT trường THCS Lê Bình (Cái Răng); Hội đồng coi thi THPT trường THCS Trà An (Bình Thủy); Hội đồng coi thi THPT Trung tâm KTTH-HN-dạy nghề Cần Thơ (quận Ninh kiều); Hội đồng coi thi THPT Phan Văn Trị (Phong Điền) và Hội đồng chấm thi là trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (Bình Thủy).

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cũng đề nghị hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ phối hợp với giám đốc Sở GD&ĐT, cùng thủ trưởng các đơn vị có liên quan tổ chức xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng, đảm bảo trật tự, an toàn, nghiêm túc đúng quy chế.

Phạm Tâm

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments