Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường đại học đầu tiên đào tạo tiến sĩ bằng tiếng Anh – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 24 Mar 2015 08:54 AM PDT

Theo TS Hồ Thanh Phong – hiệu trưởng trường thì hiện nay, các chương trình đào tạo tiến sĩ trong nước nói chung và đối với chuyên ngành Quản trị kinh doanh nói riêng vẫn đang được giảng dạy và nghiên cứu chủ yếu bằng tiếng Việt. Do đó một tỷ lệ không nhỏ các tiến sĩ tốt nghiệp trong nước chưa thật sự có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và khả năng áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến, cũng như vẫn còn bị hạn chế về khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.

Theo quyết định số 150/QĐ-ĐHQG do ĐH Quốc gia TPHCM ban hành thì trường ĐH Quốc tế chính thức tiếp nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh do ĐH Quốc tế cấp bằng, được giảng dạy, nghiên cứu và bảo vệ luận án tiến sĩ bằng tiếng Anh 100%. Chương trình đào tạo này được xây dựng theo chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ của các trường: trường Quản lý Kellogg thuộc ĐH Northwestern (Hoa Kỳ), trường Quản lý MIT Sloan thuộc Viện Kỹ thuật Massachusetts (Hoa Kỳ), trường ĐH Chicago (Hoa Kỳ), trường ĐH New South Wales (Úc) và trường ĐH Melbourne (Úc). 

Được biết, ngay trong năm 2015, nhà trường tuyển sinh làm 2 đợt (tháng 5 và tháng 10) với chỉ tiêu cho phép 20 (gồm cả ngành Công nghệ sinh học).

Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) là trường ĐH thực hiện mô hình tự chủ tài chính. Hiện nay là đơn vị thành viên của ĐH Quốc gia có trình độ giảng viên sau ĐH trên 50% với 5 Giáo sư, 14 Phó giáo sư, 71 Tiến sĩ và 82 thạc sĩ tốt nghiệp từ các trường, viện đại học uy tín trên thế giới tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại trường

Lê Phương

Thông tin, bài viết về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường Đại học Hạ Long quyết định bao cấp toàn bộ cho sinh viên – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 24 Mar 2015 07:50 AM PDT

Theo đó, các sinh viên của Trường Đại học Hạ Long tham gia học các ngành đào
tạo hệ chính quy được tuyển sinh vào trường trong các năm 2015,2016 sẽ được hỗ
trợ tiền học phí hằng tháng bằng mức học phí/tháng phải nộp theo quy định,
nhưng không quá 10 tháng/năm học; được hỗ trợ tiền mua sắm đồ dùng học tập hàng
tháng với mức 120 ngàn đồng/sinh viên; hỗ trợ tiền ăn hàng tháng bằng 40% mức
lượng cơ sở cho sinh viên thuộc đối tượng miễn, giảm học phí theo quy định tại
Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 13/7/2013 của Chính phủ.


Ngoài ra, sinh viên học ở Trường đại học Hạ Long còn được bố trí chỗ ở miễn phí
tại ký túc xá của trường nếu khoảng cách từ nhà đến nơi học từ 15km trở lên;
trường hợp nhà trường không bố trí được chỗ ở, sinh viên được hỗ trợ tiền thuê
nhà 300.000 đồng/tháng, số tháng được hưởng bằng số tháng học thực tế không
được ở ký túc xá nhưng không quá 10 tháng/năm học.

Đối với sinh viên cùng một lúc học nhiều chuyên ngành đào tạo thì chỉ được
hưởng chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với một chuyên ngành đào tạo; sinh
viên cùng một lúc thuộc đối tượng của nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích thì
được hưởng đồng thời các chế độ theo quy định tại các chính sách đó. Trường hợp
sinh viên bị lưu ban hoặc ngừng học thì trong thời gian học lại không được
hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.

Riêng đối với các sinh viên có kết quả học tập, rèn luyện đạt loại giỏi, loại
xuất sắc, không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong học kỳ thì được
hưởng theo từng học kỳ, không quá 5 tháng/học kỳ. Cụ thể, sinh viên đạt loại
giỏi được hưởng 100% mức lương cơ sở/tháng; loại xuất sắc 150% mức lương cơ
sở/tháng. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, loại giỏi được ưu tiên
tạo cơ hội về việc làm tại cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh và doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh. Thời gian thực hiện từ 1/9/2015 đến ngày 30/6/2020.

Bà Vũ Thị Liên Oanh, Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Quảng Ninh cho rằng: Việc ban
hành chính sách hỗ trợ sinh viên và trước đó ban hành chính sách thu hút nguồn
nhân lực về công tác tại trường Đại học Hạ Long trong những năm đầu mới thành
lập sẽ góp phần giúp cho trường Đại học này phát triển, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục nói chung và đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng
Ninh chất lượng cao, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Quảng
Ninh là tỉnh có nguồn thu ngân sách lớn nên có đủ tiềm lực để thực hiện chính
sách đột phá này.

Trường Đại học Hạ Long được Chính phủ quyết định thành lập ngày 13/10/2014 
trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ
thuật và Du lịch Hạ Long. Ngay sau khi thành lập trường, tỉnh Quảng Ninh cũng
đã ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc tại
trường giai đoạn 2015-2017 như: hỗ trợ một lần cho những người có học hàm giáo
sư, phó giáo sư, tiến sỹ và thạc sỹ được đào tạo ở nước ngoài hàng trăm triệu
đồng nếu họ cam kết công tác tại trường đủ 6 năm trở lên, kèm theo hỗ trợ thêm
ngoài lương từ 3 đến 10 lần lương cơ sở hàng tháng.

Theo
Vietnamplus.vn

http://www.vietnamplus.vn/truong-dai-hoc-ha-long-quyet-dinh-bao-cap-toan-bo-cho-sinh-vien/313655.vnp

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chuyện ở trường luân chuyển hiệu phó xuống trưởng khoa

Posted: 24 Mar 2015 07:31 AM PDT

- Trường ĐH Hà Nội vừa được Chính phủ cho phép thí điểm cơ chế tự chủ. Trước đó, trường đã được Bộ GD-ĐT “cho” thí điểm tự chủ tài chính. Làm thế nào để biến Trường ĐH Ngoại ngữ thành Trường ĐH Hà Nội với những kết quả nổi bật là điều mà ông Nguyễn Xuân Vang, nguyên hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

"Phở mình phải ngon người ta mới đến ăn"

5 kết quả nổi bật của Trường ĐH Hà Nội mà ông Vang kể ra gồm có: Là trường công lập đầu tiên vào năm 2012 đã giảng dạy toàn bộ tất cả chương trình chuyên ngành bằng tiếng Anh mà học phí nhà nước cho 180.000 đồng/ tháng – 120USD/ năm, mà không có nhà nước hỗ trợ kinh phí; Tỉ lệ sinh viên nước ngoài cao – 10% trên tổng số sinh viên chính quy; Một trong 4 trường công lập tự chủ tài chính; Ứng dụng CNTT tốt trong quản lý, đào tạo; Và trên 80% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

ĐH Hà Nội, tự chủ tài chính, tăng học phí

Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh. Ảnh: Văn Chung

 
Ông Vang diễn giải: "Chương trình tiên tiến được Nhà nước cho tiền mà vẫn thu thêm mỗi năm mấy nghìn USD. Còn ở đây, chúng tôi không thu thêm tiền của sinh viên mà dạy toàn bộ bằng tiếng Anh, các chương trình này nước ngoài đều công nhận cả".

"Sinh viên nước ngoài chiếm tỉ lệ 10% nhưng đóng góp tới 90% kinh phí cho trường. Đây chính là hoạt động hỗ trợ lại cho giảng viên của mình, cho việc tăng lương, rồi cơ sở vật chất". Tuy nhiên, để có được tỉ lệ cao này, "Nói nôm na tức là phở mình phải ngon người ta mới đến ăn" – ông Vang giải thích.

Lãnh đạo một trong 4 trường bốn trường công lập "dám chịu, dám tự chủ tài chính", nhưng ông Vang lại khẳng định "tự chủ tài chính cũng không có nhiều quyền lợi hơn so với những trường khác".

Ông Vang đề cập nhiều hơn tới những con số khác: Từ năm 2000 – 2008 (thời gian ông Vang làm hiệu trưởng), kết quả đơn vị chuyên môn gấp đôi, số hành chính giảm đi. Về nhân sự, số cán bộ cơ hữu tăng lên, giảng viên tăng lên, số giảng viên có trình độ sau đại học tăng lên gần 100%. Tỉ lệ giảng viên/ cán bộ quản lý ở đây là 69% và 73%, tức là tỉ lệ giảng viên nhiều hơn so với cán bộ quản lý.

Ông Vang cũng cho biết cũng dứt khoát cắt bớt "nồi cơm" – sinh viên tại chức để tránh phân tán lực lượng đi dạy và tập trung và tăng số lượng và chất lượng sinh viên chính quy.

Các nguồn kinh phí thu từ nghiên cứu khoa học, thu từ sinh viên nước ngoài, thu từ dịch vụ… cũng tăng lên. "Khi tôi nhận vị trí hiệu trưởng thực ra tiền quỹ ở con số âm, nhưng khi tôi bàn giao lại, có 102 tỷ tiền mặt trong ngân hàng cho hiệu trưởng mới".

Đèn xanh bật cho "hiệu phó xuống trưởng khoa"

Ông Vang cho biết đã phải nghiên cứu đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức và đưa ra một chiến lược cho sự phát triển của nhà trường.

"Điểm mạnh là trường ngoại ngữ, quan hệ đối ngoại tốt. Điểm yếu là trường nhỏ. Cơ sở vật chất hạn chế, nhiều quy định ràng buộc trong trường công. Có thời cơ là hội nhập quốc tế. Thách thức là cạnh tranh cao… Tuy nhiên, uy tín của trường khi đó giảm sút do mất đoàn kết nội bộ, vi phạm, cát cứ… Và có nguy cơ bị sát nhập nếu không đổi mới".

Ông Vang "bật mí": "Ngày 2/10/2000 tôi nhận quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng, 16/10/2000 tôi gặp Bộ trưởng và Ban cán sự, báo cáo tôi muốn làm thế này, mở đa ngành và xin đổi tên trường. Bộ trưởng nói "Được, anh cứ làm đi"".

Hướng đi được nhà trường xác định khi đó là duy trì củng cố thế mạnh ngoại ngữ và phát triển đa ngành trên nền ngoại ngữ, tức là dạy các ngành bằng ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước và quốc tế; Xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược trung hạn, dài hạn… Và một điều ông Vang quyết tâm thực hiện là đổi tên trường.

Một vấn đề nữa được làm quyết liệt là cải cách cơ cấu tổ chức, từ 14 phòng xuống còn 10 phòng – Tức là đang trưởng phòng có thể xuống phó phòng. "Trường tôi là trường duy nhất đang từ hiệu phó xuống trưởng khoa, đang là trưởng khoa lên hiệu phó".

Tiếp đến là hợp thức hóa bằng văn bản quy định chi tiêu nội bộ, giáo sư dạy được bao nhiêu tiền… – làm sao để có quy định công khai minh bạch. Đồng thời, xây dựng các hệ thống giải pháp phần mềm hỗ trợ đào tạo, quản lý để ngồi đâu cũng có thể hoạt động được.

Hoạt động sinh viên đánh giá giáo viên, nhân viên đánh giá cán bộ quản lý được thực hiện thường xuyên, tạo một môi trường dân chủ, minh bạch.

Không ai cấm chúng ta làm việc tốt hơn

Điều quan trọng trong quá trình thực hiện tự chủ mà ông Vang rút ra, đó là thay đổi thái độ đối với công việc và giữ gìn đoàn kết nội bộ.

Một loạt đầu việc được thay đổi phương thức thực hiện nữa là thành lập các nhóm công tác không giao cho đơn vị khoa, thay đổi phương pháp thu thập cập nhật và xử lý thông tin, đổi mới chương trình để tăng tính mềm dẻo.

Các ngành ngoại ngữ mới như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… được xây dựng và mở theo lộ trình. "Lúc đó mọi người bảo ông mở Bồ Đào Nha làm gì? Bây giờ thì đắt như tôm tươi".

Việc nghiên cứu khoa học không có chuyện “nghiên cứu xong vứt đó” mà theo đặt hàng. Trường mời cả chuyên gia nước ngoài tham gia nghiên cứu khoa học. "Đề tài nghiên cứu được giao cho giảng viên, làm xong sản phẩm trả tiền, rồi dùng luôn sản phẩm đó cho nhà trường"…

Về vấn đề liên thông, ông Vang phân tích khá kỹ: "Có một số trường đại học mà bản thân các khoa trong trường không chịu nhau, không cho liên thông với nhau. Đó là cái dở.

Hiện tại vẫn xảy ra tình trạng các trường ít liên thông với nhau, không công nhận tín chỉ của trường khác vì chất lượng đào tạo không tương đương. Thế thì chúng tôi liên thông ngay chính trong trường mình. Sinh viên tự do học hai chương trình, hai bằng… Và chúng ta có quyền làm việc đó chứ không phải cứ cứng nhắc theo Bộ GD-ĐT. Không ai cấm chúng ta làm việc tốt hơn, cho nên có thể làm được" – ông Vang nhấn mạnh.

Quản lý đại học ở Việt Nam: Đông – Tây kết hợp…

Chia sẻ về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, ông Vang cho rằng lãnh đạo là "doing right things" – "làm những việc đúng đắn", còn quản lý là "doing things right" – "làm mọi việc đúng cách". "Tôi ghép hai cái đó lại với nhau, "doing right things right" – "làm những việc đúng đắn theo đúng cách".

Con người ở đây là vai trò cá nhân, là sức mạnh tập thể, là lòng tin và đoàn kết nội bộ. Ở từng thời điểm, với từng đối tượng và mục tiêu khác nhau thì cách quản lý khác nhau để truyền đạt mong muốn của lãnh đạo trường đến từng cán bộ, giáo viên, sinh viên". Chủ động và sáng tạo, cả hai bên đều "thắng", làm tốt rồi thì cố gắng để thế nào làm tốt hơn được nữa… cũng là những bài học được ông Vang đề cập.

Vấn đề cơ chế cũng được ông Vang đưa ra với ví dụ là chính bảng điểm của sinh viên. "Nếu ta áp dụng xin – cho thì mọi người sẽ theo kiểu xin – cho. Nếu ta áp dụng quyền – nghĩa vụ thì sẽ khác. Sinh viên cũng phải thế, ra trường mỗi sinh viên có quyền có bảng điểm bằng tiếng Anh, tiếng Việt. Đó là nhiệm vụ chúng ta phải phục vụ sinh viên. Thay đổi thái độ và cách tiếp cận theo nguyên tắc 90/10 – 90 là thái độ của chúng ta, còn 10 là sự việc xảy ra".

"Ở Việt Nam quản lý đại học khó lắm" – ông Vang nói vui – "Có thể nói nôm na thế này, Đông Tây kết hợp với cúng bái thì sẽ thành công".

  • Nguyễn Hiền ( Lược thuật từ tham luận trình bày tại hội thảo Cải cách giáo dục đại học VED tháng 7/2014)



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

SV Bách khoa xúc động với thầy giáo mặc áo bệnh nhân đứng lớp

Posted: 24 Mar 2015 07:14 AM PDT

- Dù
đang măc trọng bệnh, thầy Bùi Quý Lực, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn
đứng lớp giảng bài cho sinh viên trong buổi học cuối cùng.

Trên
diễn đàn của sinh viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, hình ảnh một người
thầy giáo mặc áo bệnh nhân vẫn đứng giảng bài cho sinh viên khiến nhiều
người xúc động. Ngay sau khi được đăng tải, bức ảnh đã nhận được gần
6.000 lượt chia sẻ và bình luận của dân mạng.

sinh viên Bách khoa, thầy giáo mặc áo bệnh nhân

Người trong bức ảnh xúc động là thầy giáo Bùi Quý Lực dạy môn Máy và ma sát (Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội).

Các
sinh viên cho biết dù thầy bệnh nặng nhưng vẫn luôn nhiệt tình với các
sinh viên ở trong buổi học cuối trước kỳ thi. Thậm chí, để đến được
giảng đường dạy cho các em sinh viên, thầy Lực còn cần phải có người
thân giúp đỡ.

Tâm
sự với VietNamNet, thầy Bùi Quý Lực cho biết do sức khỏe chưa ổn định
nên vẫn không có thời gian xem những hình ảnh sinh viên đăng tải trên
mạng.  Tuy nhiên, người thầy giáo già cũng rất trân trọng tình cảm của
sinh viên dành cho mình.

Thầy
Lực đã 64 tuổi, công tác tại trường 40 năm. Dù đã về hưu cách đây 4 năm
nhưng thầy Lực vẫn được nhà trường tin tưởng  mời thỉnh giảng tại bộ
môn Máy và Ma sát thuộc Viện Cơ khí . Hiện tại, thầy Lực  vẫn phải dùng
đến máy để hỗ trợ cho hoạt động của tim.

Thầy
Lực cho biết khi có tiết dạy, một giảng viên trẻ trong bộ môn thường
giúp ông lên giảng đường. Nhà ở quận Long Biên nên ông thường bắt taxi
sang Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội để đảm bảo an toàn. Một tuần, vị thầy
giáo già thường sang dạy cho các sinh viên 6 tiết.

"Tôi
đang dạy mà để các bạn sinh viên lỡ việc học thì tôi tự thấy mình làm
không hết trách nhiệm. Các bạn sinh viên đang chuẩn bị thi nên tôi phải
giảng dạy làm sao để các bạn thi đạt kết quả tốt nhất",  TS Lực chia sẻ.

Thầy Lực chia sẻ, ngày 19/3, khi nhận được yêu cầu từ bộ môn, thầy Lực đã phải “trốn viện” về giảng bài cho sinh viên:

"”Hôm
đó, tôi điều trị ở bệnh viện Hữu Nghị. Do nhu cầu của sinh viên nên tôi
phải trốn ra viện. Sinh viên học tín chỉ, mỗi thầy một lớp, môn của
mình cũng gần hết số tiết nên mình mới cố gắng” – thầy Lực cho biết.


bản thân thầy Lực cũng cho rằng việc mặc trang phục bệnh nhân lên giảng
đường có phần không phù hợp nhưng “nếu thay trang phục thì bác sỹ cũng
không cho tôi ra để đi dạy", TS Lực lý giải về bộ áo bệnh nhân được nhắc
đến trong ảnh. Trước đó, thầy Lực đã bị đột quỵ nên phải vào trực tiếp
bệnh viện Hữu Nghị để điều trị. 

Bất
ngờ nhưng vui trước bức hình và tình cảm sinh viên dành cho mình, thầy
Lực nói sẽ tiếp tục lên giảng đường nếu sinh viên, nhà trường có yêu cầu
và sức khỏe cho phép.

Văn Chung

Ảnh: Hình ảnh xúc động về thầy Bùi Quý Lực trên diễn đàn của sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tưởng nhớ 89 năm ngày mất Phan Chu Trinh | Giáo dục

Posted: 24 Mar 2015 07:12 AM PDT

Tại buổi lễ, cán bộ viên chức và học sinh của trường đã thể hiện lòng tôn kính bằng những tiết mục văn nghệ, cùng những nén tâm hương tưởng nhớ nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh. 

Nhân dịp này, Quỹ học bổng Phan Chu Trinh, Hội Cha mẹ học sinh của trường đã trao tặng tổng cộng 35 suất học bổng cho học sinh của trường.

Phát biểu tại buổi lễ, cô Đỗ Thị Sửu – Hiệu trưởng – đã ôn lại truyền thống chặng đường 50 năm phát triển của ngôi trường mang tên nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh (1965 – 2015). 

"Suốt những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự giúp đỡ tận tình của cha mẹ học sinh, cùng nỗ lúc phấn đấu không mết mỏi của tập thể CBVC và học sinh, nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục – đào tạo, góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường học tập tốt trong địa bàn quận và TP. 

Trường đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhì (2010), Huân chương Lao động Hạng Ba (2005), đạt chất lượng kiểm định giáo dục tháng 3/2015" – Cô Đỗ Thị Sửu phát biểu.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sự thực về clip cô giáo đuổi đánh học sinh trong lớp – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 24 Mar 2015 06:59 AM PDT

Sau
khi được đưa lên mạng, nhiều ý kiến cho rằng hành động rượt đánh và xưng hô của
cô giáo với học sinh như vậy là phản giáo dục. Xác minh từ nhiều nguồn tin,
clip được quay lại từ một lớp học tại Trường THPT Lý Tự Trọng (xã Phú Xuân,
huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk).

Ảnh cắt từ clip

Ảnh cắt từ clip

Chiều
24-3, trao đổi với ông Trương Thức – Chánh văn phòng Sở GDĐT Đắk Lắk, ông xác
nhận clip trên xảy ra ở Trường THPT Lý Tự Trọng. Tuy nhiên, sự việc đã xảy ra
cách đây khoảng 3 năm. Sau khi xảy ra sự việc trên, ban giám hiệu nhà trường đã
cho mời cô giáo và học sinh lên làm việc. Tại đây, cô giáo và học sinh đều nhận
ra lỗi của mình và đã xin lỗi lẫn nhau.

Theo
ông Thức, thông tin trường báo cáo lên, nữ sinh này vốn là học trò cá biệt.
Trong buổi học, em này có xích mích với một bạn trong lớp, bị giáo viên nhắc
nhở và nữ học sinh đã có những lời lẽ không chuẩn mực với cô giáo dẫn đến bị cô
giáo đánh mắng. Sau khi xảy ra sự việc, học sinh đã chủ động đến xin lỗi cô
giáo. Cô giáo cũng nhận thức ra việc làm phản cảm của mình, đã nỗ lực trong
giảng dạy và nhiều năm liền nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi, được đồng nghiệp
và học trò yêu quý.

Ông
Thức cho biết, nữ sinh này đã tốt nghiệp ra trường và đã lập gia đình. Ông cũng
lấy làm tiếc, vì sự việc đã xảy ra từ lâu nhưng, được xử lý dứt điểm nhưng đến
nay clip vẫn được đưa lên mạng gây hiểu lầm cho ngành giáo dục tỉnh.

Theo Pháp luật TP.HCM



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

TPHCM: Cảnh báo bệnh ho gà, bệnh sởi trong trường học | Giáo dục

Posted: 24 Mar 2015 06:50 AM PDT

Cùng với công tác truyền thông, Sở yêu cầu các nhà trường tăng cường vệ sinh môi trường trường học, đặc biệt là các cơ sở nội trú, bán trú, các bếp ăn tập thể.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ trường lớp, bếp ăn, căng tin, khu vệ sinh, chú ý các bề mặt, vật dụng hay tiếp xúc. Các khu vực vệ sinh phải có vòi nước rửa tay, đủ nước sạch, xà phòng. Mở cửa thông thoáng lớp học, hội trường, phòng làm việc,…

Trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 14 tuổi thuộc diện tiêm chiến dịch đều được tiêm vắc xin Sởi – Rubella.

Đặc biệt, giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung: Không xả rác, khạc nhổ bừa bãi; quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ, không để móng tay, móng chân dài. Hướng dẫn học sinh rửa tay bằng xà phòng đúng cách và thường xuyên rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Công tác kiểm tra, giám sát được nhấn mạnh. Trong đó có việc hướng dẫn phụ huynh học sinh, cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường khi phát hiện trẻ mắc bệnh phải thông báo cho y tế trường học biết để nhà trường cùng với Trung tâm Y tế Dự phòng quận, huyện tổ chức xử lý kịp thời, không để lây lan thành dịch.

Trẻ bị bệnh phải được cách ly tại nhà hoặc tại bệnh viện, không được tự ý đi học để tránh lây nhiễm cho trẻ khác.

Khi phát hiện có học sinh nhiễm bệnh tại đơn vị cần phải cách ly ngay, cho trẻ nghỉ học, xử lý triệt để ổ dịch theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế, vệ sinh môi trường nơi trẻ bệnh, lau khử khuẩn các vật dụng của trẻ, theo dõi sát các trẻ học chung lớp với trẻ bệnh.

Báo cáo kịp thời các trường hợp trẻ nghi ngờ hoặc được chẩn đoán bệnh ho gà và bệnh sởi về trạm Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng quận, huyện để có hướng chỉ đạo và xử trí kịp thời.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phó Thủ tướng: Bằng mọi giá phải nâng cao chất lượng “đầu ra” GD ĐH | Giáo dục

Posted: 24 Mar 2015 05:47 AM PDT

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi làm việc với tập thể cán bộ, giảng viên ĐH Huế chiều 24/3Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi làm việc với tập thể cán bộ, giảng viên ĐH Huế chiều 24/3

Phấn đấu đưa ĐH Huế thành Đại học quốc gia

PGS.TS Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế – báo cáo Phó Thủ tướng một số kết quả nổi bật của Đại học Huế trong thời gian qua.

Đồng thời, ĐH Huế kiến nghị Phó Thủ tướng chỉ đạo cho phép bổ sung ĐH Huế vào quy hoạch các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 để tạo điều kiện phát triển ĐH Huế thành Đại học quốc gia.

Ngoài ra, ĐH Huế được Bộ GD&ĐT phê duyệt dự án đầu tư giai đoạn II (2014 – 2018) và hiện nay đã hoàn thành các thủ tục để tiếp nhận đầu tư theo quy định, đề nghị Chính phủ quan tâm để ĐH Huế được đầu tư sớm bằng nguồn vốn ODA của Ngân hàng thế giới. 

Cùng đó, ĐH Huế kiến nghị Phó Thủ tướng làm việc với Bộ ngành nghiên cứu cơ chế tài chính cho 3 đại học vùng. 

Trong thời gian qua, để duy trì các hoạt động chung của đại học và đối ứng nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, các đại học vùng đã điều tiết nguồn học phí từ các trường đại học thành viên ( theo quy định của Bộ GD& ĐT, các dự án đầu tư, các đại học vùng đối ứng 30% bằng nguồn vốn tự cân đối). 

Tuy nhiên, trong kết luận của Thanh tra Chính phủ về thực hiện nghị định 43/2006-NĐ-CP đã kiến nghị ĐH Huế và các trường ĐH vùng không được điều tiết nguồn học phí các trường đại học thành viên. Đây là một vấn đề bất cập, khó khăn cho điều hành chung của ĐH Huế và các đại học vùng.

Bên cạnh đó, ĐH Huế được Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ GD&ĐT đề nghị đưa vào quy hoạch xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia. Sau khi khảo sát thực tế, tiềm lực đội ngũ, cơ sở vật chất, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ GD&ĐT, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản thống nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

ĐH Huế đề nghị Phó Thủ tướng quan tâm tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên, cán bộ trong lĩnh vực công nghệ sinh học của các trường ĐH Nông Lâm, Đại học Y Dược, ĐH Khoa Học, ĐH Sư Phạm, Trung tâm ươm tạo và chuyển giao công nghệ, Viện Công nghệ sinh học sớm chuyển giao công nghệ để các đơn vị này có điều kiện phát huy tiềm lực, góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của khu vực miền Trung – Tây Nguyên.



Đông đảo cán bộ, giảng viên ĐH Huế lắng nghe phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Phải nâng cao chất lượng đầu ra của giáo dục đại học

Vui mừng với những thành tựu đạt được của Đại học Huế sau hơn 20 năm: tiếp thu các kiến nghị của lãnh đạo Đại học Huế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý Đại học Huế cần chú trọng đào tạo theo yêu cầu, nâng cao chất lượng đầu ra của giáo dục, không đặt nặng mục tiêu đầu vào.

Phó Thủ tướng trao đổi: Một nhiệm vụ hết sức bức xúc trong xã hội và cũng mang tính trách nhiệm của Ngành trước dân tộc, đó là bằng mọi giá phải nâng cao chất lượng đầu ra của giáo dục đại học. Làm sao kỹ sư ra kỹ sư, cử nhân ra cử nhân, không đặt nặng vào vấn đề đầu vào tuyển sinh là bao nhiêu học sinh để đánh giá đại học đó uy tín hay không hay… 

Phó Thủ tướng đưa ví dụ cụ thể. Đó là có những doanh nghiệp đầu tư lập hồ sơ rất hồ hởi vì hiểu được Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi, họ lập dự án muốn lấy 1.500 kỹ sư trong vòng 3 năm nhưng sau khi vào, tìm gần một năm trời chỉ tuyển có được mấy chục thôi. Và doanh nghiệp đó đành lặng lẽ rút dự án đi, không dám đầu tư. 

Cho nên những giải pháp gì giúp có được nguồn nhân lực giỏi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cần tập trung bàn thật kỹ. Khoảng cách nguồn nhân lực đầu ra của ta hiện nay thấp hơn so với thế giới, chính bởi vậy, giải quyết bài toán này là việc sống còn. 

“Ở Việt Nam chúng ta hay nói một vế là thừa thầy thiếu thợ. Ý của tôi là chúng ta đang vừa thiếu cả thợ, thiếu cả thầy” – Phó Thủ tướng thẳng thắn trao đổi.

Liên quan đến việc việc đề xuất của ĐH Huế trở thành Đại học quốc gia, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói rõ: "Bây giờ có gọi ĐH quốc gia hay không thì ĐH Huế vẫn là ĐH quốc gia. Những tấm bằng kỹ sư, tấm bằng cử nhân, Tiến sĩ, thạc sĩ tốt nghiệp từ ĐH Huế ra đều ngang tầm ĐH quốc gia. 

Chúng ta đừng quá câu nệ, các đồng chí có trách nhiệm rất lớn đối với 14 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên một vùng đất còn rất nhiều khó khăn. ĐH Huế tham gia đào tạo không chỉ thạc sĩ, tiến sĩ, cử nhân mà tới đây tôi đề nghị với Bộ GD&ĐT còn nghiên cứu đào tạo các hình thức chuyên tu. 

Các trường yêu cầu tự chủ. Điều quan trọng tự chủ là về chuyên môn, tự chủ toàn bộ về bộ máy nhân sự. Nếu tự chủ được cái này thì có khác gì ĐH Quốc gia Hà Nội". Phó Thủ tướng khẳng định. 

Để tiến tới việc tự chủ của từng trường, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các trường ngay bây giờ phải nâng cao chất lượng giáo dục. Về vấn đề tài chính sớm tìm cách tháo gỡ không được gò bó với các trường thành viên trực thuộc. ĐH Huế sớm phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ Tài Chính để tìm hướng giải quyết.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Gần 3/4 học sinh không biết đến 10 bài dân ca

Posted: 24 Mar 2015 05:31 AM PDT

Trong hai ngày 23 và 24/3, Bộ GD-ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) phối hợp tổ chức hội thảo "Dạy học với di sản phi vật thể vì một tương lai bền vững".

Hơn 60 chuyên gia đến từ 13 quốc gia châu Á Thái Bình Dương tham gia và bàn về việc giữ gìn di sản văn hóa và công tác giáo dục di sản trong trường học.

UNESCO, di sản, phi vật thể, cồng chiêng, Bộ GD-ĐT
Văn hóa cồng chiêng các dân tộc Tây Nguyên – Việt Nam đã được UNESCO công nhận kiệt tác di sản phi vật thể

Việc thí điểm công tác giảng dạy về di sản trong môi trường giáo dục đã được thực hiện trong 2 năm (2013 và 2014) tại 4 quốc gia Pakistan, Palau, Uzbekistan và Việt Nam.   

Báo cáo đề dẫn do đại diện của UNESSCO trình bày cho biết các cơ quan quản lý giáo dục và văn hóa xác định việc gìn giữ văn hóa phi vật thể là bảo vệ con người. Vì vậy công tác giáo dục di sản – đưa các loại hình di sản văn hóa phi vật thể vào giới thiệu, giảng dạy trong nhà trường – là một trong những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Tại Việt Nam, kết quả khảo sát tại một số trường THCS ở Việt Nam cho thấy có khoảng 21% học sinh biết được trên 10 bài dân ca Việt Nam; 73,4% học sinh biết chưa đến 10 bài dân ca Việt Nam và khoảng 5% học sinh không biết một bài dân ca nào.

Từ năm 2013 Bộ GD-ĐT và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản hướng dẫn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên. Việc này được thực hiện thí điểm tại Hà Nội, TPHCM, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam với 3 môn Sử, Địa và Âm nhạc.

Các cơ quan hữu quan cũng vừa biên soạn được sách hướng dẫn Các bước xây dựng Kế hoạch dạy học có sử dụng Di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có mở rộng ra các môn học là Ngữ văn, Hóa học, Vật lý, Sinh học.

Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh có những hiểu biết về những giá trị của các di sản, qua đó giáo dục ý thức gìn giữ, bảo vệ các di sản văn hóa.

Ngân Anh



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phó Thủ tướng: Bằng mọi giá phải nâng cao chất lượng “đầu ra” của GD ĐH | Giáo dục

Posted: 24 Mar 2015 05:26 AM PDT

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi làm việc với tập thể cán bộ, giảng viên ĐH Huế chiều 24/3Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi làm việc với tập thể cán bộ, giảng viên ĐH Huế chiều 24/3

Phấn đấu đưa ĐH Huế thành Đại học quốc gia

PGS.TS Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Đại học Huế – báo cáo Phó Thủ tướng một số kết quả nổi bật của Đại học Huế trong thời gian qua.

Đồng thời, ĐH Huế kiến nghị Phó Thủ tướng chỉ đạo cho phép bổ sung ĐH Huế vào quy hoạch các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 để tạo điều kiện phát triển ĐH Huế thành Đại học quốc gia.

Ngoài ra, ĐH Huế được Bộ GD&ĐT phê duyệt dự án đầu tư giai đoạn II (2014 – 2018) và hiện nay đã hoàn thành các thủ tục để tiếp nhận đầu tư theo quy định, đề nghị Chính phủ quan tâm để ĐH Huế được đầu tư sớm bằng nguồn vốn ODA của Ngân hàng thế giới. 

Cùng đó, ĐH Huế kiến nghị Phó Thủ tướng làm việc với Bộ ngành nghiên cứu cơ chế tài chính cho 3 đại học vùng. 

Trong thời gian qua, để duy trì các hoạt động chung của đại học và đối ứng nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, các đại học vùng đã điều tiết nguồn học phí từ các trường đại học thành viên ( theo quy định của Bộ GD& ĐT, các dự án đầu tư, các đại học vùng đối ứng 30% bằng nguồn vốn tự cân đối). 

Tuy nhiên, trong kết luận của Thanh tra Chính phủ về thực hiện nghị định 43/2006-NĐ-CP đã kiến nghị ĐH Huế và các trường ĐH vùng không được điều tiết nguồn học phí các trường đại học thành viên. Đây là một vấn đề bất cập, khó khăn cho điều hành chung của ĐH Huế và các đại học vùng.

Bên cạnh đó, ĐH Huế được Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ GD&ĐT đề nghị đưa vào quy hoạch xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia. Sau khi khảo sát thực tế, tiềm lực đội ngũ, cơ sở vật chất, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ GD&ĐT, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản thống nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

ĐH Huế đề nghị Phó Thủ tướng quan tâm tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên, cán bộ trong lĩnh vực công nghệ sinh học của các trường ĐH Nông Lâm, Đại học Y Dược, ĐH Khoa Học, ĐH Sư Phạm, Trung tâm ươm tạo và chuyển giao công nghệ, Viện Công nghệ sinh học sớm chuyển giao công nghệ để các đơn vị này có điều kiện phát huy tiềm lực, góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của khu vực miền Trung – Tây Nguyên.



Đông đảo cán bộ, giảng viên ĐH Huế lắng nghe phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Phải nâng cao chất lượng đầu ra của giáo dục đại học

Vui mừng với những thành tựu đạt được của Đại học Huế sau hơn 20 năm: tiếp thu các kiến nghị của lãnh đạo Đại học Huế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý Đại học Huế cần chú trọng đào tạo theo yêu cầu, nâng cao chất lượng đầu ra của giáo dục, không đặt nặng mục tiêu đầu vào.

Phó Thủ tướng trao đổi: Một nhiệm vụ hết sức bức xúc trong xã hội và cũng mang tính trách nhiệm của Ngành trước dân tộc, đó là bằng mọi giá phải nâng cao chất lượng đầu ra của giáo dục đại học. Làm sao kỹ sư ra kỹ sư, cử nhân ra cử nhân, không đặt nặng vào vấn đề đầu vào tuyển sinh là bao nhiêu học sinh để đánh giá đại học đó uy tín hay không hay… 

Phó Thủ tướng đưa ví dụ cụ thể. Đó là có những doanh nghiệp đầu tư lập hồ sơ rất hồ hởi vì hiểu được Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi, họ lập dự án muốn lấy 1.500 kỹ sư trong vòng 3 năm nhưng sau khi vào, tìm gần một năm trời chỉ tuyển có được mấy chục thôi. Và doanh nghiệp đó đành lặng lẽ rút dự án đi, không dám đầu tư. 

Cho nên những giải pháp gì giúp có được nguồn nhân lực giỏi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cần tập trung bàn thật kỹ. Khoảng cách nguồn nhân lực đầu ra của ta hiện nay thấp hơn so với thế giới, chính bởi vậy, giải quyết bài toán này là việc sống còn. 

“Ở Việt Nam chúng ta hay nói một vế là thừa thầy thiếu thợ. Ý của tôi là chúng ta đang vừa thiếu cả thợ, thiếu cả thầy” – Phó Thủ tướng thẳng thắn trao đổi.

Liên quan đến việc việc đề xuất của ĐH Huế trở thành Đại học quốc gia, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói rõ: "Bây giờ có gọi ĐH quốc gia hay không thì ĐH Huế vẫn là ĐH quốc gia. Những tấm bằng kỹ sư, tấm bằng cử nhân, Tiến sĩ, thạc sĩ tốt nghiệp từ ĐH Huế ra đều ngang tầm ĐH quốc gia. 

Chúng ta đừng quá câu nệ, các đồng chí có trách nhiệm rất lớn đối với 14 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên một vùng đất còn rất nhiều khó khăn. ĐH Huế tham gia đào tạo không chỉ thạc sĩ, tiến sĩ, cử nhân mà tới đây tôi đề nghị với Bộ GD&ĐT còn nghiên cứu đào tạo các hình thức chuyên tu. 

Các trường yêu cầu tự chủ. Điều quan trọng tự chủ là về chuyên môn, tự chủ toàn bộ về bộ máy nhân sự. Nếu tự chủ được cái này thì có khác gì ĐH Quốc gia Hà Nội". Phó Thủ tướng khẳng định. 

Để tiến tới việc tự chủ của từng trường, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các trường ngay bây giờ phải nâng cao chất lượng giáo dục. Về vấn đề tài chính sớm tìm cách tháo gỡ không được gò bó với các trường thành viên trực thuộc. ĐH Huế sớm phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ Tài Chính để tìm hướng giải quyết.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments