Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ GD-ĐT: ‘Phải xử nghiêm, công khai việc trò đánh nhau’

Posted: 23 Mar 2015 07:36 AM PDT

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các sở GD-ĐT chỉ đạo tăng cường quản lí học
sinh, tuyên truyền giáo dục pháp luật cũng như phối hợp chặt chẽ với công an,
đại diện cha mẹ học sinh nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường gây bức xúc
trong dư luận.

Công văn do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa ký ngày 23/3 cho biết, tại
một số địa phương, cơ sở giáo dục, tình trạng học sinh phổ thông đánh nhau có
diễn biến phức tạp, trong đó, một số vụ học sinh đánh nhau gây hiệu quả nghiêm
trọng, được quay hình đưa lên mạng Internet, gây bức xúc trong dư luận xã hội và
ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục trong nhà trường.

đánh nhau

Một trường hợp học sinh mâu thuẫn, đánh nhau gần đây. (Ảnh cắt ra
từ clip).

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự trường học và chấn chỉnh tình trạng trên, Bộ
GD-ĐT đề nghị giám đốc sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác
quản lý học sinh, tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, các buổi sinh hoạt
chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của học sinh trong việc "nói không với
hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội"; phát huy vai trò của học sinh trong việc ngăn
chặn, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực xảy ra đối với bản thân,
bạn bè để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bộ cũng yêu cầu các sở GD-ĐT thực hiện nghiêm túc thông tư liên tịch giữa Bộ
GD-ĐT và Bộ Công an hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật
tự tại các cơ sở giáo dục.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với cơ quan
công an, ban đại diện cha mẹ học sinh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Phụ nữ… và các cơ quan liên quan ở địa phương để triển khai quyết liệt các biện
pháp phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh đánh nhau, xây dựng
môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Ngoài ra, các trường cần thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học
sinh, chú trọng công tác giáo dục đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Tăng
cường trách nhiệm của Lãnh đạo nhà trường, Bí thư Đoàn thanh niên công sản Hồ
Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đối với việc quản lý, giáo dục
học sinh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng ngừa tình trạng học sinh
đánh nhau. Đặc biệt phải xử lý nghiêm, công khai các trường hợp vi phạm.

Bộ đề nghị các sở GD-ĐT chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công văn này và báo cáo
kết quả thực hiện (có thông kê cụ thể các vụ việc xảy ra và kết quả xử lý về Bộ
trước ngày 15/5.

Văn Chung



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường quân đội duy nhất chủ trì cụm thi: Tất cả đã thống nhất về hành động | Giáo dục

Posted: 23 Mar 2015 07:29 AM PDT

Không lo bị động

Trao đổi với báo Giáo dục và Thời đại, ông Dương Tử Cường cho biết: Số thí sinh dự kiến ban đầu Bộ GD&ĐT giao cho cụm thi do Học viện kỹ thuật quân sự chủ trì vào khoảng 20 đến 25 nghìn thí sinh, quy mô gấp khoảng 4 lần so với mọi năm, khi trường tổ chức thi tuyển sinh ĐH.

Với số lượng thí sinh lớn như vậy, chắc chắn, Học viện kỹ thuật quân sự sẽ phải tìm sự giúp đỡ của các trường ngoài, trong đó có cả trường ĐH và THPT. "Định hướng ban đầu, trường ĐH phối hợp sẽ là Học viện quân y và Học viện hậu cần; tuy nhiên, đó mới là dự kiến, chưa có quyết định cụ thể" – TS Cường cho biết.

TS Dương Tử Cường


Sự phối hợp của nhiều đơn vị cùng tham gia tổ chức, theo ông Cường cũng chính là một trong những điểm khác biệt trong công tác tổ chức kỳ thi năm nay. Theo đó, trong Hội đồng tuyển sinh, có thể có sự tham gia của Sở GD&ĐT, trường THPT, thậm chí cả các trường ĐH được mời tham gia phối hợp.

Tuy vậy, Trưởng phòng đào tạo Học viện kỹ thuật quân sự khẳng định không bị động, trước hết bởi nội lực sẵn có như số lượng cán bộ coi thi nhiều, chưa kể học viên cao học và học viên năm cuối cũng có thể sẽ được huy động để tham gia vào kỳ thi. 

Lực lượng Học viện cần giúp đỡ không nhiều, nên không thể gây mất chủ động cho đơn vị chủ trì. Bên cạnh đó, Học viện cũng đã có năm tổ chức thi với số lượng thí sinh lên tới 15.000 em.

Liên quan đến chất lượng nguồn tuyển tại các cụm thi, ông Dương Tử Cường cho rằng không hề băn khoăn; bởi tin tưởng tất cả các trường sẽ đều làm nghiêm túc, khách quan bằng hết trách nhiệm, giống như thực hiện tuyển sinh ĐH cho chính trường mình.

Bên cạnh đó, những trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong tuyển sinh, Bộ GD&ĐT đều phân công trường ĐH lớn, có uy tín, giàu kinh nghiệm cùng phối hợp.

"Tất cả đã thống nhất về hành động, nếu còn băn khoăn, chỉ là một số vấn đề kỳ thuật" – ông Dương Tử Cường cho hay.

Về công tác chuẩn bị, đến nay, Học viện kỹ thuật quân sự đã làm việc với một số trường THPT và hiện đang liên hệ với một số trường ĐH để thuê địa điểm thi. Đồng thời, rà soát lại chính nội lực của mình, từ đội ngũ đến cơ sở vật chất, sau đó, báo cáo với Ban tuyển sinh quân sự của Bộ Quốc phòng…

Công tác hỗ trợ thí sinh cũng được lên kế hoạch với tinh thần tận dụng tối đa ký túc xá của Học viện làm nơi ăn, ở cho thí sinh. Ký túc xá các trường bạn cũng được huy động, giúp các thí sinh đi thi có chỗ ở rẻ, an toàn.

Riêng công tác tình nguyện, mọi năm, Học viện kỹ thuật quân sự đã làm rất tốt việc này. Theo đó, sẽ có lực lượng lo đón thí sinh từ các bến xe, bến tàu; lực lượng cắm chốt tại các điểm thi, hướng dẫn thí sinh đến phòng thi, tìm ký túc xá… nhằm hỗ trợ tối đa cho thí sinh.

Những lưu ý quan trọng

Liên quan đến việc xét tuyển vào các trường khối quân đội, trong đó có Học viện Kỹ thuật quân sự, ông Dương Tử Cường đưa ra 4 lưu ý quan trọng.

Thứ nhất, các trường quân đội chỉ nhận hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ quân sự đối với những thí sinh đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng, dự kỳ thi THPT quốc gia, các môn thi phù hợp với tổ hợp các môn thi để xét tuyển vào các trường quân đội mà thí sinh đăng ký.

Về hồ sơ, khác với mọi năm thí sinh chỉ phải làm một bộ hồ sơ duy nhất thì năm nay, thí sinh nào có nguyện vọng xét tuyển vào trường khối quân đội phải làm 2 bộ hồ sơ.

Cụ thể: Hồ sơ đăng ký sơ tuyển, sử dụng 1 bộ hồ sơ đăng ký sơ tuyển ĐH, CĐ do Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng in, phát hành thống nhất trong toàn quốc gồm:

Ngoài các thủ tục mẫu quy định, thí sinh phải nộp bản photocopy học bạ THPTcó công chứng hợp lệ đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2014 về trước; đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2015 học bạ có đủ kết quả học tập của 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) và có xác nhận của Ban giám hiệu nhà trường nơi thí sinh đang học lớp 12, ký tên đóng dấu.

Hồ sơ thứ 2 là hồ sơ đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GD&ĐT phát hành.

Một điều nữa cần lưu ý là thí sinh chỉ có một nguyện vọng duy nhất khi đăng ký xét tuyển vào Học viện Kỹ thuật quân sự. Thông thường, sau khoảng 6 tháng, các học viên sẽ được phân ngành. Do đặc thù này, Học viện chỉ có điểm chuẩn xét tuyển vào trường, không có điểm chuẩn theo ngành.

Cuối cùng, cũng là vấn đề hết sức quan trọng ông Dương Tử Cường lưu ý thí sinh, đó là sức khỏe. Thí sinh sơ tuyển vào các trường quân đội, thông thường phải qua sơ tuyển sức khỏe. Tuy nhiên, sau khi đã trúng tuyển, thí sinh vẫn tiếp tục phải qua đợt khám sức khỏe kỹ hơn tại trường.

"Có trường hợp, thí sinh sau khi nhập học vẫn bị loại vì sức khỏe. Do đó, các em cần tìm hiểu rất kỹ những quy định liên quan đến nội dung này." – ông Dương Tử Cường cho biết.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhiều trường ĐH tăng học phí sau khi được ‘quyền tự quyết’ | Giáo dục

Posted: 23 Mar 2015 07:17 AM PDT

Trong tháng 3, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của một số trường đại học. Các trường này sẽ được nhiều quyền chủ động hơn trong tuyển sinh, đào tạo và quyết định về tài chính.

Trường ĐH Tài chính – Marketing sẽ tăng học phí lên 16,5 triệu đồng

Là trường ít tuổi đời, cơ sở tại TP.HCM và trực thuộc  Bộ Tài chính, mức tăng học phí của Trường ĐH Tài chính – Marketing khá “thoáng”.

Mức thu học phí bình quân tối đa đối với đại học chính quy (chương trình đại trà) năm 2015 ­ -2016 là 14,5 triệu đồng/người học/năm, năm 2016 ­ 2017 là 16,5 triệu đồng.

Mức thu học phí đang áp dụng trong năm học 2014 ­ 2015 được giữ nguyên để bảo đảm toàn bộ các nội dung chi thường xuyên và một phần nguồn kinh phí phục vụ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất của trường.

Trường thực hiện tính toán và công khai mức thu học phí cụ thể cho từng nhóm ngành, nghề, chương trình đào tạo trước khi tuyển sinh, bảo đảm mức thu học phí bình quân (của chương trình đại trà) không vượt quá mức thu học phí bình quân tối đa của trường theo quy định.

Đáng lưu ý, ngoài tiền lương ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước, trường được quyết định thu nhập tăng thêm của người lao động từ nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ.

Với đề án này, trường được chủ động mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với điều kiện về đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất…

Trường quyết định và chịu trách nhiệm về việc thành lập mới, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc; quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc bảo đảm phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy.

ĐH Hà Nội hướng tới mô hình đa ngành

Trong ngày 20/3, Thủ tướng cũng đã có văn bản phê duyệt cho phép Trường ĐH Hà Nội hoạt động theo cơ chế mới.

Trước mắt, trường thu học phí ổn định theo kế hoạch với mức thu học phí bình quân (của chương trình đại trà, trình độ đại học) tối đa năm học 2014-2015 là 7,8 triệu đồng/sinh viên/năm, năm học 2015 – 2016 tăng lên 12 triệu đồng và đến năm học 2016 – 2017 là 14 triệu đồng/sinh viên/năm.

Trường ĐH Hà Nội sẽ được chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động toàn diện.

Xuất phát là trường đào tạo chuyên về ngoại ngữ với tên gọi “Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội”, sau đó đổi tên thành “ĐH Hà Nội”, trường đã mở rộng lĩnh vực đào tạo. Theo đề án này, trường còn hướng tới mô hình trường đại học đa ngành; phát triển chương trình đào tạo theo chương trình của các trường đại học có uy tín trên thế giới; chú trọng đào tạo các chương trình chất lượng cao và theo đặt hàng. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế để hội nhập giáo dục đại học sâu rộng.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ tăng học phí lên 13.5 triệu đồng

Giữa tháng 3, Thủ tướng cũng phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giai đoạn 2015 – 2017.

Mục tiêu chung là trường chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, phấn đấu trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế.

Trường sẽ thu học phí ổn định với mức thu học phí bình quân (của chương trình đại trà, trình độ đại học) tối đa năm học 2014-2015 là 9,5 triệu đồng/sinh viên/năm, năm học 2015-2016 tăng lên 11,5 triệu đồng/sinh viên/năm và đến năm học 2016-2017 là 13,5 triệu đồng/sinh viên/năm.

Các quyết định thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của một số trường đại học nhằm khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo và giảm chi cho Ngân sách nhà nước.

Học phí thấp: Nhà nước đang trợ cấp ngược

Học phí là nguồn thu chủ yếu của các cơ sở đào tạo. Từ năm 1998 đến năm 2010 đã 3 lần có quyết định của Thủ tướng về tăng học phí. Mặc dù vậy, theo tính toán đến năm 2015, mức thu học phí cũng chỉ đáp ứng được từ 50% – 60% chi phí đào tạo cần thiết. Thu từ khoa học và công nghệ, cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp.

Nếu so sánh thay đổi mức học phí trong mối tương quan với với thay đổi mức tiền lương cơ bản, có thể thấy học phí ở giai đoạn này tăng 133%, trong khi lương cơ bản tăng 507%.

Mặt tích cực của chính sách học phí thấp là tạo cơ hội học tập cho học sinh, sinh viên, tăng quy mô. Nhưng bên cạnh đó là hàng loạt hạn chế như mang tính bình quân, không khác biệt nhiều giữa các ngành đào tạo…

Học sinh thuộc gia đình có thu nhập cao và học sinh thuộc gia đình có thu nhập thấp cùng đóng một mức học phí thấp như nhau, trong khi đó học sinh thuộc các gia đình có thu nhập cao chiếm tỷ trọng cao trong các cơ sở đào tạo công lập, dẫn đến việc nhà nước đang trợ cấp ngược cho người có thu nhập cao.

Việc sửa đổi chính sách học phí theo hướng chuyển chính sách học phí sang cơ chế giá dịch vụ, học phí tính đủ chi phí đào tạo cần thiết theo chuẩn đầu ra. Học phí tương xứng với chất lượng đào tạo, thu học phí cao đối với đào tạo chất lượng cao.

Học phí được tính theo cơ chế thị trường đối với những ngành học xã hội có nhu cầu cao, có khả năng xã hội hóa cao.

Nhà nước tiếp tục hỗ trợ thông qua học phí đối với một số ngành học xã hội đang thiếu. Cần công khai, minh bạch hóa các nguồn thu tài chính ngoài học phí.

TS. Nguyễn Trường Giang (Bộ Tài chính) - Tham luận Đổi mới Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính đối với giáo dục đại học ở Việt Nam, thực hiện mục tiêu chất lượng, công bằng và hiệu quả tại “Đối thoại giáo dục” diễn ra ở TP.HCM ngày 31/7.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ GD&ĐT chấn chỉnh công tác an ninh trường học | Giáo dục

Posted: 23 Mar 2015 07:07 AM PDT

Theo đó, yêu cầu thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch của Bộ GD&ĐT và Bộ Công an hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục;

Tăng cường công tác quản lý học sinh; tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, các buổi sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của học sinh trong việc "nói không vói hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội";

Phát huy vai trò của học sinh trong ngăn chặn, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực xảy ra đối với bản thân, bạn bè để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Công an, Ban đại diện Cha mẹ học sinh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hổ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức và các cơ quan liên quan ở địa phương để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh đánh nhau, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Cùng với đó, thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, chú trọng công tác giáo dục đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.

Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ, nhân viên của nhà trường đối với việc quản ỉý, giáo dục học sinh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phồng ngừa tình trạng học sinh đánh nhau. Xử lý nghiêm, công khai các trường hợp vi phạm.

Bộ GD&ĐT cho biết: Thời gian qua, công tác đảm bảo an ninh trật tự trường học đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Tuy nhiên, tại một số địa phương, cơ sở giáo dục, công tác này chưa được thực hiên tốt. Đặc biệt, tình trạng học sinh phổ thông đánh nhau có diễn biến phức tạp, trong đó, một số vụ học sinh đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng, được quay hình đưa lên Internet, gây bức xúc trong dư luận xã hội và ảnh hường đến hoạt động giáo dục trong nhà trường.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đổi mới toàn diện Trường ĐH Hà Nội | Giáo dục

Posted: 23 Mar 2015 06:46 AM PDT

Mục tiêu chung của Đề án là Trường Đại học Hà Nội chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Trường một cách toàn diện, hướng tới mô hình trường đại học đa ngành, hội nhập quốc tế; đồng thời, bảo đảm sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách có cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo của Trường.

Phát triển quy mô đào tạo hợp lý

Cụ thể, Đề án sẽ nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm cho người học được đào tạo đạt chuẩn đầu ra theo cam kết được công bố của Trường; được tiếp cận việc ứng dụng khoa học công nghệ.

Trường phát triển chương trình đào tạo theo chương trình của các trường đại học có uy tín trên thế giới, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội; phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý, phù hợp với các nguồn lực của Trường; chú trọng đào tạo các chương trình chất lượng cao và theo đặt hàng.

Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế để hội nhập giáo dục đại học sâu rộng; cải cách quy trình, thủ tục và áp dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao năng lực quản trị của Trường; tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học tập tại Trường…

Thu học phí tối đa 7,8 triệu đồng/năm học 2014-2015 

Để thực hiện được các mục tiêu trên, trường sẽ đổi mới về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính; chính sách học bổng, miễn giảm học phí…

Trong đó, trường sẽ mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo nhu cầu xã hội khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, phù hợp với định hướng phát triển của Trường; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định; từng bước được các tổ chức kiểm định quốc tế công nhận; liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và ngoài nước; tổ chức thực hiện các chương trình liên kết đào tạo; khuyến khích việc ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học gắn với thị trường và nhu cầu xã hội…

Về tài chính, trường thu học phí ổn định theo kế hoạch nêu trong Đề án với mức thu học phí bình quân (của chương trình đại trà, trình độ đại học) tối đa năm học 2014-2015 là 7,8 triệu đồng/sinh viên/năm, năm học 2015-2016 tăng lên 12 triệu đồng/sinh viên/năm và đến năm học 2016-2017 là 14 triệu đồng/sinh viên/năm.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hai trường đại học lớn tăng học phí

Posted: 23 Mar 2015 06:41 AM PDT

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Đại học Hà Nội và Đại học Tài chính – Marketing giai đoạn 2015-2017. Hai trường được chủ động khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động toàn diện, hội nhập quốc tế; đồng thời bảo đảm sinh viên nghèo, sinh viên diện chính sách có cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, ĐH Hà Nội sẽ đổi mới về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính; chính sách học bổng, miễn giảm học phí… Trường cũng sẽ thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức liên kết đào tạo với các cơ sở có uy tín trong và ngoài nước, khuyến khích ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học gắn với thị trường, nhu cầu xã hội.

6-JPG-8735-1427110560.jpg

Đại học Tài chính – Marketing sẽ tăng học phí lên 16,5 triệu đồng năm học 2016-2017.

ĐH Hà Nội sẽ thu học phí ổn định theo kế hoạch với mức thu bình quân (của chương trình đại trà, trình độ đại học) tối đa năm học 2014-2015 là 7,8 triệu đồng mỗi sinh viên. Năm học 2015-2016 tăng lên 12 triệu đồng mỗi sinh viên một năm và đến năm học 2016-2017 là 14 triệu đồng mỗi sinh viên.

Đối với Đại học Tài chính – Marketing, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho phép trường được chủ động mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với điều kiện về đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu xã hội; đồng thời mở các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ theo nhiệm vụ được giao. 

ĐH Tài chính – Marketing sẽ thu học phí bình quân tối đa đối với đại học chính quy (chương trình đại trà) năm 2015-2016 là 14,5 triệu đồng một người học; năm 2016-2017 là 16,5 triệu đồng mỗi người học. Mức thu học phí đang áp dụng trong năm học 2014-2015 được giữ nguyên.

Một thay đổi lớn trong việc chi trả tiền lương cho cán bộ, giáo viên của trường là ngoài tiền lương ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước, ĐH Tài chính – Marketing sẽ quyết định thu nhập tăng thêm của người lao động từ nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ.

Hoàng Thùy



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Tài chính – Marketing | Giáo dục

Posted: 23 Mar 2015 06:18 AM PDT

Trường Đại học Tài chính – Marketing (Trường) là trường trực thuộc Bộ Tài chính. 

Mục tiêu của Đề án nhằm phát huy tính tự chủ của Trường về chuyên môn, bộ máy, tài chính nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, huy động nguồn lực xã hội; đồng thời bảo đảm con em các đối tượng chính sách, hộ nghèo có cơ hội tiếp cận với dịch vụ giáo dục chất lượng cao.

Tự chủ tuyển sinh

Về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường được chủ động mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với điều kiện về đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất của Trường, đáp ứng nhu cầu xã hội; mở các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ theo nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo quy định để bảo đảm chất lượng đào tạo; tự chủ tuyển sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác tuyển sinh và yêu cầu của xã hội; tự chủ trong nghiên cứu khoa học; xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và xét chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; tự chủ liên kết đào tạo (có cấp bằng), nghiên cứu khoa học, công nghệ và triển khai với đối tác trong nước và quốc tế.

Về tổ chức bộ máy, nhân sự, Trường quyết định và chịu trách nhiệm về việc thành lập mới, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc; quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc bảo đảm phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy.

Quyết định số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ viên chức, nhân viên hợp đồng trên cơ sở quy chế và chủ trương được Hội đồng trường thông qua, phù hợp với yêu cầu phát triển của Trường; ký kết hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động, quản lý, sử dụng và chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật;…

Học phí tối đa năm học 2015 – 2016 là 14,5 triệu đồng/người

Trường thu học phí ổn định theo kế hoạch. Cụ thể, mức thu học phí bình quân tối đa đối với đại học chính quy (chương trình đại trà) năm 2015 – 2016 là 14,5 triệu đồng/người học/năm, năm 2016 – 2017 là 16,5 triệu đồng/người học/năm.

Mức thu học phí đang áp dụng trong năm học 2014 – 2015 được giữ nguyên để bảo đảm toàn bộ các nội dung chi thường xuyên và một phần nguồn kinh phí phục vụ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất của Trường.

Trường thực hiện tính toán và công khai mức thu học phí cụ thể cho từng nhóm ngành, nghề, chương trình đào tạo trước khi tuyển sinh, bảo đảm mức thu học phí bình quân (của chương trình đại trà) không vượt quá mức thu học phí bình quân tối đa của Trường theo quy định.

Ngoài tiền lương ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước, Trường được quyết định thu nhập tăng thêm của người lao động từ nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ, trên cơ sở công bằng, công khai, minh bạch.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ GD&ĐT trả lời về quy định không thi tuyển vào lớp 6 | Giáo dục

Posted: 23 Mar 2015 05:56 AM PDT

Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã gửi công văn tới các Sở GD&ĐT nhắc lại quy định không tổ chức thi tuyển vào bậc THCS, trong đó có yêu cầu: Không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học, không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Từ nhiều năm, chúng ta coi cấp THCS là cấp phổ cập giáo dục và do đó, các trường chỉ xét những em nào đã hoàn thành chương trình bậc tiểu học để vào học THCS.

Có điều, một số nơi tổ chức việc thi chọn và đó là nguyên nhân của tình trạng dạy học quá tải ở tiểu học, gây bức xúc không cần thiết. Bộ GD&ĐT đã nhắc lại yêu cầu là không được thi tuyển vào lớp 6. Nếu thi để xếp vào lớp chọn là vi phạm và sẽ bị xử lý.

Mời quý vị theo dõi video chi tiết:



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhiều trường tăng học phí lên 14 – 16.5 triệu đồng

Posted: 23 Mar 2015 05:37 AM PDT

Trong tháng 3, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của một số trường đại học. Các trường này sẽ được nhiều quyền chủ động hơn trong tuyển sinh, đào tạo và quyết định về tài chính.

Trường ĐH Tài chính – Marketing sẽ tăng học phí lên 16,5 triệu đồng

Là trường ít tuổi đời, cơ sở tại TP.HCM và trực thuộc  Bộ Tài chính, mức tăng học phí của Trường ĐH Tài chính – Maketing khá “thoáng”.

Mức thu học phí bình quân tối đa đối với đại học chính quy (chương
trình đại trà) năm 2015 ­ -2016 là 14,5 triệu đồng/người học/năm, năm
2016 ­ 2017 là 16,5 triệu đồng.

Mức thu học phí đang
áp dụng trong năm học 2014 ­ 2015 được giữ nguyên để bảo đảm toàn bộ
các nội dung chi thường xuyên và một phần nguồn kinh phí phục vụ đầu tư
tăng cường cơ sở vật chất của trường.

Trường thực hiện tính toán
và công khai mức thu học phí cụ thể cho từng nhóm ngành, nghề, chương
trình đào tạo trước khi tuyển sinh, bảo đảm mức thu học phí bình quân
(của chương trình đại trà) không vượt quá mức thu học phí bình quân tối
đa của trường theo quy định.

Đáng lưu ý, ngoài tiền lương ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước, trường được
quyết định thu nhập tăng thêm của người lao động từ nguồn chênh lệch thu
lớn hơn chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ.

Với đề án này, trường được chủ động mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với điều kiện về đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất…

Trường quyết định và chịu trách nhiệm về việc thành lập mới, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc; quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc bảo đảm phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy.

ĐH Hà Nội hướng tới mô hình đa ngành

Trong ngày 20/3, Thủ tướng cũng đã có văn bản phê duyệt cho phép Trường ĐH Hà Nội hoạt động theo cơ chế mới.

Trước mắt, trường thu học phí ổn định theo kế hoạch với mức thu học phí bình quân (của chương trình đại trà, trình độ đại học) tối đa năm học 2014-2015 là 7,8 triệu đồng/sinh viên/năm, năm học 2015 – 2016 tăng lên 12 triệu đồng và đến năm học 2016 – 2017 là 14 triệu đồng/sinh viên/năm.

Trường ĐH Hà Nội sẽ được chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động toàn diện.

Xuất phát là trường đào tạo chuyên về ngoại ngữ với tên gọi “Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội”, sau đó đổi tên thành “ĐH Hà Nội”, trường đã mở rộng lĩnh vực đào tạo. Theo đề án này, trường còn hướng tới mô hình trường đại học đa ngành; phát triển chương trình đào tạo theo chương trình của các trường đại học có uy tín trên thế giới; chú trọng đào tạo các chương trình chất lượng cao và theo đặt hàng. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế để hội nhập giáo dục đại học sâu rộng.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ tăng học phí lên 13.5 triệu đồng

Giữa tháng 3, Thủ tướng cũng phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giai đoạn 2015 – 2017.

Mục tiêu chung là trường chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, phấn đấu trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế.

Trường sẽ thu học phí ổn định với mức thu học phí bình quân (của chương trình đại trà, trình độ đại học) tối đa năm học 2014-2015 là 9,5 triệu đồng/sinh viên/năm, năm học 2015-2016 tăng lên 11,5 triệu đồng/sinh viên/năm và đến năm học 2016-2017 là 13,5 triệu đồng/sinh viên/năm.

Các quyết định thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của một số trường đại học nhằm khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo và giảm chi cho Ngân sách nhà nước.

Học phí thấp: Nhà nước đang trợ cấp ngược

Học phí là nguồn thu chủ yếu của các cơ sở đào tạo. Từ năm 1998 đến năm 2010 đã 3 lần có quyết định của Thủ tướng về tăng học phí. Mặc dù vậy, theo tính toán đến năm 2015, mức thu học phí cũng chỉ đáp ứng được tù 50% – 60% chi phí đào tạo cần thiết. Thu từ khoa học và công nghệ, cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp.

Nếu so sánh thay đổi mức học phí trong mối tương quan với với thay đổi mức tiền lương cơ bản, có thể thấy học phí ở giai đoạn này tăng 133%, trong khi lương cơ bản tăng 507%.

Mặt tích cực của chính sách học phí thấp là tạo cơ hội học tập cho học sinh, sinh viên, tăng quy mô. Nhưng bên cạnh đó là hàng loạt hạn chế như mang tính bình quân, không khác biệt nhiều giữa các ngành đào tạo…

Học sinh thuộc gia đình có thu nhập cao và học sinh thuộc gia đình có thu nhập thấp cùng đóng một mức học phí thấp như nhau, trong khi đó học sinh thuộc các gia đình có thu nhập cao chiếm tỷ trọng cao trong các cơ sở đào tạo công lập, dẫn đến việc nhà nước đang trợ cấp ngược cho người có thu nhập cao.

Việc sửa đổi chính sách học phí theo hướng chuyển chính sách học phí sang cơ chế giá dịch vụ, học phí tính đủ chi phí đào tạo cần thiết theo chuẩn đầu ra. Học phí tương xứng với chất lượng đào tạo, thu học phí cao đối với đào tạo chất lượng cao.

Học phí được tính theo cơ chế thị trường đối với những ngành học xã hội có nhu cầu cao, có khả năng xã hội hóa cao.

Nhà nước tiếp tục hỗ trợ thông qua học phí đối với một số ngành học xã hội đang thiếu. Cần công khai, minh bạch hóa các nguồn thu tài chính ngoài học phí.

TS. Nguyễn Trường Giang (Bộ Tài chính) - Tham luận Đổi mới Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính đối với giáo dục đại học ở Việt Nam, thực hiện mục tiêu chất lượng, công bằng và hiệu quả tại “Đối thoại giáo dục” diễn ra ở TP.HCM ngày 31/7.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trao tặng KNC Vì sự nghiệp giáo dục cho các cán bộ T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh | Giáo dục

Posted: 23 Mar 2015 05:34 AM PDT

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao tặng KNC Vì nghiệp giáo dục cho các cán bộ T.Ư ĐoànThứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao tặng KNC Vì nghiệp giáo dục cho các cán bộ T.Ư Đoàn

Thứ trưởng Bộ GD& ĐT Nguyễn Thị Nghĩa trao tặng Kỉ niệm chương cho 4 cán bộ Đoàn: Lò Quang Tú, Nguyễn Hải Đăng, Nguyễn Đức Quang, Phạm Công Luật. 

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định: Đảng ta luôn quan tâm đến lực lượng Thanh niên, lực lượng rường cột của đất nước mà T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là cơ quan định hướng tập trung lãnh đạo phong trào thanh niên. 

Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT và T.Ư Đoàn đã có những hoạt động phối hợp hiệu quả trong nhiều lĩnh vực công tác giáo dục thế hệ trẻ đạo đức cách mạng, bồi dưỡng lý tưởng lập thân, lập nghiệp. Thông qua những phong trào do T.Ư Đoàn phát động, các thế hệ thanh niên trường học đã trưởng thành. 

Hiện có trên 22 triệu HSSV, giáo viên trẻ đang phấn đấu rèn luyện dưới sự dẫn dắt của T.Ư Đoàn. Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp Giáo dục Bộ GD&ĐT trao tặng hôm nay là sự tri ân các cán bộ T.Ư Đoàn đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục của đất nước. 

Đồng thời Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa mong rằng trong thời gian tới Bộ GD&ĐT cùng T.Ư Đoàn tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục thanh thiếu niên trở thành những công dân Việt Nam vừa hồng vừa chuyên, có lý tưởng cách mạng, những công dân tiên tiến góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments