Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nữ giáo viên tiểu học đánh đồng nghiệp ngay trước giờ chào cờ

Posted: 19 Mar 2015 08:03 AM PDT

Ngày 19/3, ông Lê Đình Phong, Trưởng phòng Giáo dục huyện Phú Vang (Thừa Thiên – Huế), cho biết sẽ tiến hành thanh tra, thẩm tra lại vụ việc nữ giáo viên Lê Thị Sen (49 tuổi) đánh đồng nghiệp Lương Thị Diệu Hoa (55 tuổi) ngay tại trường tiểu học Phú An 1 (xã Phú An).

Theo tường trình của cô Lương Thị Diệu Hoa, khoảng 7h sáng 9/3, cô Hoa đến lớp như thường lệ để chuẩn bị cho buổi chào cờ ngày đầu tuần. Trong lúc đang trò chuyện với giáo viên tổng phụ trách của trường thì đồng nghiệp Lê Thị Sen đi từ trên cầu thang xuống gọi riêng ra nói chuyện.

Cô Hoa bị cô Sen kéo vào trong góc khuất cầu thang tầng 1, dùng tay đánh, đấm túi bụi vào người. Chưa dừng lại, cô này còn tiếp tục ghì đầu nạn nhân xuống nền nhà rồi dứt tóc. Do đang chuẩn bị cho buổi chào cờ nên có sự chứng kiến của nhiều học sinh cũng như cán bộ, giáo viên trong trường.

anh-1-1-2639-1426776491.jpg

Cô giáo Hoa cho hay, dù sự việc đã qua gần 10 ngày nhưng cô vẫn sốc. Ảnh: Đắc Đức.

“Nghe tiếng kêu cứu của tôi, nhiều giáo viên nữ chạy đến nhưng do sự hung hăng của cô Sen nên không ai dám vào can ngăn. Sự việc chỉ dừng lại khi có sự can ngăn của thầy hiệu trưởng cùng một thầy giáo khác”, nữ giáo viên bị đánh kể lại.

Ông Nguyễn Hòa Khánh, hiệu trưởng Trường tiểu học Phú An 1, xác nhận vụ việc và cho biết thời điểm xảy ra vụ việc theo lịch thì cô Sen là giáo viên dạy tăng cường, không có tiết dạy nhưng vẫn đến trường và không mặc áo dài như những đồng nghiệp khác.

“Tôi nghe tiếng la thất thanh của các giáo viên ở tầng 1 nên vội chạy xuống thì thấy cô Sen đang túm tóc cô Hoa ở gần cầu thang”, ông Khánh khẳng định và cho biết sự việc sau đó được báo ngay cho lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện.

Một số phụ huynh có con đang theo học khối lớp 3, do cô Lương Thị Diệu Hoa làm chủ nhiệm, biết chuyện cô giáo bị đồng nghiệp hành hung nên đã gửi thư về Ban giám hiệu trường tiểu học Phú An 1, yêu cầu làm rõ để trả lại danh dự cho cô giáo vốn bị khuyết tật bàn chân trái và đã 35 năm phục vụ trong ngành giáo dục.

Ngày 13/3, Hội đồng kỷ luật trường Phú An 1 đã họp bàn hướng xử lý kỷ luật đối với cô Lê Thị Sen. Tại đây, cô Sen cho rằng do nghe thông tin cô Hoa “mách nước” cho một đồng nghiệp đã nghỉ hưu đến “quậy” lễ đính hôn con gái mình để đòi nợ (giáo viên Sen có nợ tiền người này), nên bức xúc, nóng nảy dẫn đến hành động đáng tiếc.

Tuy nhiên cô Hoa phủ nhận lý do cô Sen đưa ra và cho đó là lời vu khống.

Kết thúc buổi họp, giáo viên Lê Thị Sen chỉ bị khiển trách và buộc xin lỗi đồng nghiệp trước hội đồng sư phạm trường.

anh-2-2-6789-1426776491.jpg

Trường tiểu học Phú An 1 (huyện Phú Vang) nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Đắc Đức.

Không đồng tình với mức kỷ luật mà trường tiểu học Phú An 1 đưa ra, ngày 15/3, cô Hoa làm đơn khiếu nại gửi phòng Giáo dục huyện Phú Vang.

Một ngày sau, Phòng Giáo dục huyện Phú Vang đã mời cả hai cô giáo cùng lãnh đạo nhà trường về làm việc trực tiếp và lắng nghe lại tường trình việc. “Đây là sự việc đáng tiếc vì cô Hoa còn 3 tháng nữa là về hưu. Hành vi hành hung của cô Sen là vi phạm chuẩn mực đạo đức nhà giáo”, ông Lê Đình Phong, Trưởng phòng Giáo dục huyện Phú Vang, nói.

Theo ông Phong, cô Sen sẽ phải xin lỗi trước học sinh chứ không chỉ trước hội đồng sư phạm. “Phòng giáo dục sẽ xác minh thêm thông tin trong đơn khiếu nại của cô Hoa để có hình thức kỷ luật thích đáng với cá nhân vi phạm”, ông Sen nói.

Đắc Đức



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

7 thói quen trước khi đi ngủ của người thành đạt

Posted: 19 Mar 2015 07:47 AM PDT

Những lợi ích của việc dậy sớm đã được nhắc đến rất nhiều. Benjamin Franklin-bậc thầy về năng suất, cho biết: "Ngủ sớm và dậy sớm giúp cho người ta khỏe mạnh, giàu có và thông thái".

Tuy nhiên, những thói quen trước khi đi ngủ thì lại không được nhắc đến nhiều. Người thành đạt hiểu được tầm quan trọng của một giấc ngủ ngon. Họ thiết lập các thói quen cho giấc ngủ để báo hiệu cho não bộ biết đã đến lúc tắt bỏ mọi thứ và dành khoảng thời gian cho giấc ngủ.

1. Tập thể dục nhẹ nhàng

Joel Gascoigne, Giám đốc điều hành của Buffer, thường dành 20 phút đi bộ mỗi tối trước khi ngủ. Joel Gascoigne giải thích:

"Đây là khoảng thời gian thư giãn. Khoảng thời gian này giúp tôi đánh giá công việc của một ngày, suy nghĩ về những thách thức lớn hơn và dần ngừng nghĩ về công việc …".

Nếu bạn là một người bận rộn và luôn phải di chuyển thì mệt mỏi và ngay cả những cơn đau do chuột rút ở chân cũng đủ khiến bạn mất ngủ. Thói quen đi bộ buổi tối của Joel có thể là một phương pháp hiệu quả để thoát khỏi những cơn đau, xả hơi và thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.

2. Tắm nước ấm

Nhiều người có thói quen tắm vòi sen trước khi đi ngủ (thậm chí có thể dành ít nhất một vài giờ để tắm). Tuy nhiên, một số người thành đạt nhất lại dùng một bồn nước ấm để tắm thay vì dùng vòi sen.

Tiến sĩ, phó giáo sư Joyce Walsleben  của trường Y khoa  New York là một người như vậy. Bà chia sẻ thêm rằng nên ngâm mình trong bồn tắm 20 hoặc 30 phút hai tiếng trước khi đi ngủ.

Walsleben cho biết: "Nếu thân nhiệt tăng một hoặc hai độ khi tắm, việc giảm thân nhiệt khi đi ngủ có nhiều khả năng sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ sâu". Tắm vòi sen ít hiệu quả hơn và có thiên hướng giúp bạn tỉnh ngủ nhưng cũng có thể có hiệu quả”.

Thói quen tắm nước ấm dùng bồn tắm trước khi đi ngủ đã chứng minh được hiệu quả với nhà tạo mẫu và đạo diễn nổi tiếng thế giới Tom Ford. Ông chia sẻ: "Tôi thường đi dạo cùng mấy chú chó quanh Grosvenor Square rồi mới về nhà đi ngủ. Thường thì tôi sẽ tắm nước nóng một lần nữa và rửa mặt, xem TV hoặc đọc sách rồi đi ngủ."

3. Đọc một cuốn sách

Tom Ford không phải người duy nhất đọc sách trước khi đi ngủ. Bill Gate cũng có thói quen tương tự. Ông thường đọc sách khoảng một tiếng mỗi tối trước khi ngủ và thấy được lợi ích của thói quen này.

 "Tôi thực sự đã có rất nhiều ước mơ khi tôi còn là một đứa trẻ, và tôi nghĩ rằng điều tuyệt vời nhất để nuôi lớn chúng trên thực tế là tôi có cơ hội để đọc rất nhiều".

Điều thú vị là Ngài tỷ phủ của tập đoàn Microsoft có thói quen đọc mọi thứ, từ thời sự đến kinh doanh và chính trị.

Ngoài lợi ích rõ ràng là đạt được kiến thức mới, đọc sách  mỗi tối giúp làm giảm căng thẳng và cải thiện trí nhớ. Trên thực tế, một nghiên cứu của trường Đại học Essex cho thấy đọc sách ít nhất sáu phút mỗi ngày có thể làm giảm mức căng thẳng đến 68%!

4. Thiền định

Tỷ phú Ray Dalio, người sáng lập Bridgewater Associates nổi tiếng với câu nói: "Chính thiền định, chứ không phải điều gì khác trong cuộc sống, là nguyên liệu quan trọng nhất của tất cả những thành tựu mà tôi có được."

Nữ hoàng truyền hình Mỹ Oprah Winey cũng đồng ý rằng thiền định rất có ích. Một buổi thiền tập trung lúc cuối ngày giúp bà thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.

Padmasree Warrior, Giám đốc chiến lược và kỹ thuật của Cisco Systems, cũng ngồi thiền mỗi tối. Khảng thời gian suy ngẫm, thiền định giúp bà giữ bình tĩnh và quản lý áp lực công việc của mình.

Những người dành một vài phút mỗi tối để suy ngẫm về những điều tốt đẹp đã xảy ra trong một ngày sẽ có giấc ngủ ngon hơn. Dòng cảm xúc tích cực và thái độ biết ơn mang lại cảm giác bình thản cho phép bạn có một giấc ngủ ngon.

5. Lên kế hoạch cho ngày hôm sau

Nhiều người thành đạt có thói quen hình dung thành công của ngày mai vào ngày hôm nay và lên kế hoạch cho điều đó. Họ viết ra những điều quan trọng nhất mà họ cần phải giải quyết đầu tiên như một cách để lấy những ý tưởng đó ra khỏi đầu.

CEO của hãng American Express, Kenneth Chenault, kết thúc một ngày bằng việc viết ba điều ông muốn hoàn thành vào ngày hôm sau. Như vậy, ông có thể nhanh chóng tập trung vào những việc quan trọng khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau.

6. Tạo không gian ngủ ấm cúng

Stephen King, một trong những nhà văn giàu có và thành công nhất nhất hiện nay, cho biết thói quen mỗi tối của ông là rửa tay của mình và đảm bảo tất cả những chiếc gối được để ở một bên nhất định. Với nhà văn kinh dị Stephen King, đây đơn giản là một thói quen trước khi đi ngủ.

Ông giải thích:

" Tại sao lại rửa tay trước khi đi ngủ? Chính tôi cũng không rõ. Những chiếc gối phải được đặt hướng theo một phía nhất định. Mặt mở của vỏ gối phải hướng về phía bên kia giường. Tôi cũng không biết tại sao nữa".

Tạo cho phòng ngủ của bạn thoải mái, dễ chịu nhất có thể là một cách tuyệt vời để đảm bảo giấc ngủ ngon, hoàn toàn không mệt mỏi khi thức dậy vào sáng hôm sau và sẵn sàng cho một ngày mới.

Người thành đạt tìm mọi cách để đảm bảo phòng ngủ ấm cúng nhất có thể để mang đến và duy trì giấc ngủ.

7. Bỏ các thiết bị di động, điện tử ra khỏi phòng ngủ

Arianna Huffington, người sáng lập ra Huffington Post cho biết mỗi tối trước khi đi ngủ, bà đặt điện thoại ở phòng khác để không bị phân tâm. Cũng như Tom Ford và Bill Gates, Arianna đọc "những cuốn sách thực sự" trước khi ngủ.

Giám đốc điều hành của Facebook, Sheryl Sandberg, cũng chia sẻ rằng bà luôn tắt điện thoại vào buổi đêm để không bị chiếc điện thoại làm tỉnh giấc.

Giáo sư Charles Czeisler, chuyên gia y tế về giấc ngủ của Đại học Harvard, khẳng định bỏ điện thoại ra khỏi phòng ngủ là một thói quen rất tốt trước khi đi ngủ. Ông giải thích rằng ánh sáng phát ra từ màn hình điện thoại di động "lừa" cơ thể nghĩ rằng lúc đó vẫn còn là ban ngày, ngăn chặn một số phản ứng hóa học nhất định của cơ thể và phá vỡ nhịp điệu giấc ngủ tự nhiên của cơ thể. Sự gián đoạn này sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ.

Không đặt iPad, máy tính bảng, máy tính xách tay và các thiết bị điện tử khác bên trong phòng ngủ khi đi ngủ để có một đêm ngon giấc và thậm chí là một ngày mai hiệu quả hơn.

  • Quách Yến (Theo Life Hack)



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

14h30 ngày 23/3: Giao lưu trực tuyến với du học sinh Việt Nam | Giáo dục

Posted: 19 Mar 2015 07:28 AM PDT

TPO – Vào 14h30 ngày 22/3, Hội SVVN phối hợp với báo Tiền Phong, Sinh viên Việt Nam, chuyên trang Tấm Gương báo Tiền Phong tổ chức buổi “Giao lưu trực tuyến với thanh niên, sinh viên Việt Nam đang học tập và công tác ở nước ngoài".

Đây là hoạt động được tổ chức thường niên. Năm nay, Hội Thanh niên, Sinh viên Việt Nam đến từ nhiều nước như Hungary, Hà Lan, Bỉ, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Nga, Trung Quốc, Anh, Lào…sẽ tham gia giao lưu trực tuyến.

Đại diện T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, đại diện Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, Ban công tác quần chúng Đảng ủy ngoài nước sẽ trả lời các thắc mắc của du học sinh Việt, qua đó góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết, tính xung kích của thanh niên, sinh viên trong học tập, lao động sáng tạo, chung sức xây dựng Tổ quốc; đồng thời cung cấp thông tin, chia sẻ cho thanh niên, sinh viên Việt Nam ở ngoài nước về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các chương trình, hoạt động của Đoàn, Hội trong công tác chăm lo, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Sinh viên, thanh niên Việt Nam đang học tập và công tác ở nước ngoài có thể đặt câu hỏi và nghe giải đáp của thường trực T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Đảng ủy ngoài nước thông qua báo Tiền Phong (tienphong.vn) và chuyên trang Tấm Gương (tamguong.vn).

Câu hỏi xin gửi về địa chỉ mail: tamguongonline@gmail.com. Tiêu đề ghi rõ: Câu hỏi gửi cuộc giao lưu trực tuyến ngày 22/3.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Xây dựng mô hình tư vấn tâm lý trong trường phổ thông | Giáo dục

Posted: 19 Mar 2015 05:51 AM PDT

Nhiều trường đã thành lập phòng tâm lý

Kết quả hội thảo về công tác tổ chức các hoạt động văn hóa và tư vấn tâm lý trong nhà trường do Bộ GD&ĐT công bố cho biết: Các nhà trường đã nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác tư vấn tâm lý trong việc giáo dục toàn diện, giúp HSSV có một đời sống tinh thần lành mạnh để học tập và rèn luyện tốt.

Nhiều nhà trường đã thành lập phòng tư vấn tâm lý và đi vào hoạt động bước đầu hiệu quả tốt. Một số nhà trường đã chủ động vận động nguồn lực từ nguồn xã hội hóa để hỗ trợ hoạt động tư vấn tâm lý.

Tuy nhiên, các phòng tư vấn tâm lý trong các nhà trường vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn lôi cuốn HSSV tham gia.

Nội dung tư vấn đã được triển khai đa dạng như: Tư vấn học tập và định hướng nghề nghiệp; tư vấn tình cảm; tư vấn sức khỏe sinh sản; tư vấn về các hoạt động thể thao, giải trí; tư vấn các hoạt động tình nguyện và hỗ trợ cộng đồng…

Các nhà trường đã tiến hành triển khai công tác tư vấn tâm lý cho HSSV dưới nhiều hình thức như: Tư vấn trực tiếp, tư vấn thông qua gia đình, giáo viên, bạn bè, tư vấn qua điện thoại, email hoặc qua các diễn đàn, các trang mạng xã hội, tư vấn thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề…

Đặc biệt, nhiều nhà trường đã bố trí được đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý. Hàng năm, đội ngũ cán bộ này được tập huấn, nâng cao trình độ nhằm đáp ứng tình hình thực tiễn.

Tuy nhiên, hầu hết cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý hiện nay là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm. Đội ngũ này chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu về công tác tư vấn tâm lý, nên gặp khó khăn trong quá trình tư vấn. ..

Đa dạng hóa hình thức tư vấn

Trong thời gian tới, các sở GD&ĐT, trường ĐH, CĐ, TCCN sẽ tập trung thực hiện tư vấn các nội dung sau: Tư vấn tâm lý, tư vấn các mối quan hệ trong xã hội, tư vấn lứa tuổi vị thành niên, tư vấn tâm lý học giới tính và sức khỏe sinh sản, tư vấn tâm lý gia đình, tư vấn tâm lý học nghề nghiệp, tư vấn những vấn đề của xã hội hiện đại, tư vấn phương pháp học tập tốt.

Đồng thời, đa dạng hóa các hình thức tư vấn để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động tư vấn tâm lý. Coi trọng công tác tư vấn riêng cho cá nhân để giúp các em có sự tự tin và khả năng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, tạo ra sự cân bằng tâm lý, học tập đạt kết quả tốt, mở rộng giao lưu và hoàn thiện nhân cách.

Thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề giữa các chuyên gia tư vấn với HSSV. Phát huy vai trò tích cực của HSSV ưu tú khóa trên tham gia hỗ trợ công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường.

Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cộng tác viên thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho HSSV. Đồng thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường.

Bằng nguồn lực xã hội hóa, các nhà trường chủ động xây dựng các phòng tư vấn tâm lý có không gian riêng, kín đáo tạo tâm lý thoải mái, gần gũi cho HSSV; Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng thế mạnh internet và xây dựng các tài liệu phù hợp với cấp học trong việc thực hiện công tác tư vấn tâm lý.

Các Sở GD&ĐT chủ động tham mưu với các ủy đảng, chính quyền địa phương để quan tâm, hỗ trợ, ban hành một số qui định, chế độ triển khai khai hoạt động tư vấn tâm lý.

Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) sẽ tham mưu lãnh đạo Bộ GD&ĐT để ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường vào đầu năm học mới 2015 – 2016;

Đồng thời, tổ chức kiểm tra, khảo sát và chuẩn bị điều kiện tổ chức Hội thảo xây dựng mô hình tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông, qua đó nhân rộng mô hình trên toàn quốc.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học trò lớp 7 đứng đầu thi vẽ tranh “lớn lên cùng đất nước” | Giới trẻ

Posted: 19 Mar 2015 05:18 AM PDT

TPO – Vượt qua hàng triệu thí sinh, Nguyễn Văn Tuyến, lớp 7A3, trường THCS thị trấn Đồi Ngô, Lục Nam, Bắc Giang với tác phẩm "Chiếc ô tô thân thiện môi trường" đã giành giải nhất cuộc thi vẽ tranh "Chúng em lớn lên cùng đất nước".

Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi "Chúng em lớn lên cùng đất nước" dành cho thiếu nhi Việt Nam là hoạt động thiết thực giúp các em có điều kiện bày tỏ những suy nghĩ, cảm nhận của mình về sự phát triển của quê hương, đất nước.

Sau gần 6 tháng triển khai, Ban Tổ chức đã nhận được hàng triệu bức tranh dự thi của thiếu nhi từ khắp mọi miền tổ quốc.

Hội đồng Đội T.Ư vừa tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi "Chúng em lớn lên cùng đất nước" nhằm chào mừng Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU – 132) tại Việt Nam.

Ban tổ chức đã trao 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 10 giải Ba, 30 giải Khuyến khích và 20 giải tập thể cho những bài thi có chất lượng tốt.

Trong đó, 2 giải Nhất dành cho hai khối Tiểu học và THCS lần lượt là: "Cầu vượt Thanh Khê – Đà Nẵng" của Phạm Thị Ngọc Mai, học sinh lớp 5A, trường Tiểu học số 2 Duy Sơn, Duy Sơn, Duy Xuyên (Quảng Nam) và "Chiếc ô tô thân thiện môi trường" của Nguyễn Văn Tuyến, lớp 7A3, trường THCS thị trấn Đồi Ngô, Lục Nam (Bắc Giang).

Phát biểu tại buổi lễ, anh Nguyễn Đắc Vinh – Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn

nhấn mạnh: "Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi "Chúng em lớn lên cùng đất nước" đã thực sự tạo nên một sân chơi lành mạnh, phát huy sở thích, năng khiếu của các em thiếu nhi. Đồng thời thể hiện tình yêu và ước mơ xây dựng một đất nước hòa bình, hội nhập, phát triển và giàu bản sắc văn hóa của thiếu nhi Việt Nam thông qua những tác phẩm của mình".

Chia sẻ về bức tranh "Chiếc ô tô thân thiện môi trường" đạt giải Nhất của cuộc thi, em Nguyễn Văn Tuyến, lớp 7A3, trường THCS thị trấn Đồi Ngô, Lục Nam, Bắc Giang chia sẻ: "Vẽ tranh là niềm đam mê từ nhỏ của em.

Qua bức tranh này em muốn nhắn nhủ với những người sử dụng phương tiện đi lại biết cách giữ vệ sinh môi trường chung. Bức tranh cũng thể hiện ước mơ của em sau này có thể chế tạo ra chiếc xe không gây ô nhiễm môi trường cho mọi người".

Sau Lễ tổng kết, các tác phẩm xuất sắc được lựa chọn trưng bày và giới thiệu tại Đại Hội đồng liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 vào cuối tháng 3/2015.

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Giao lưu trực tuyến với du học sinh Việt | Giáo dục

Posted: 19 Mar 2015 05:01 AM PDT

TPO – Vào 14h30 ngày 22/3, Hội SVVN phối hợp với báo Tiền Phong, Sinh viên Việt Nam, chuyên trang Tấm Gương báo Tiền Phong tổ chức buổi “Giao lưu trực tuyến với thanh niên, sinh viên Việt Nam đang học tập và công tác ở nước ngoài".

Đây là hoạt động được tổ chức thường niên. Năm nay, Hội Thanh niên, Sinh viên Việt Nam đến từ nhiều nước như Hungary, Hà Lan, Bỉ, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Nga, Trung Quốc, Anh, Lào…sẽ tham gia giao lưu trực tuyến.

Đại diện T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, đại diện Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, Ban công tác quần chúng Đảng ủy ngoài nước sẽ trả lời các thắc mắc của du học sinh Việt, qua đó góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết, tính xung kích của thanh niên, sinh viên trong học tập, lao động sáng tạo, chung sức xây dựng Tổ quốc; đồng thời cung cấp thông tin, chia sẻ cho thanh niên, sinh viên Việt Nam ở ngoài nước về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các chương trình, hoạt động của Đoàn, Hội trong công tác chăm lo, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Sinh viên, thanh niên Việt Nam đang học tập và công tác ở nước ngoài có thể đặt câu hỏi và nghe giải đáp của thường trực T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Đảng ủy ngoài nước thông qua báo Tiền Phong (tienphong.vn) và chuyên trang Tấm Gương (tamguong.vn).

Câu hỏi xin gửi về địa chỉ mail: tamguongonline@gmail.com. Tiêu đề ghi rõ: Câu hỏi gửi cuộc giao lưu trực tuyến ngày 22/3.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chi tiết dự kiến lịch thi THPT quốc gia

Posted: 19 Mar 2015 04:45 AM PDT

- Tại hội nghị tập huấn thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ 2015 tại TP.HCM tổ chức sáng 19/3, Bộ GD-ĐT đã giới thiệu chi tiết dự kiến lịch thi và thời gian xét tuyển nguyện vọng.

Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ.

Thí sinh đăng ký dự thi từ ngày 1/4 đến hết ngày 30/4. Từ ngày 1/5 đến hết ngày 30/5 thí sinh đăng ký phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Ngày 20/7 các hội đồng thi hoàn tất chấm thi và báo cáo gửi Bộ GD-ĐT. Chậm nhất ngày 25/7 báo cáo kết quả tốt nghiệp. Ngày 7/ 8 sẽ có kết quả tổng hợp kết quả xét tốt nghiệp.

  Bộ GD-ĐT, kỳ thi, quốc gia, THPT, 2015

Đối với việc xét tuyển ĐH,CĐ chính quy 2015: Các trường phải công khai thông tin về quy định xét tuyển như chỉ tiêu của các ngành hoặc nhóm ngành đối với từng đợt xét tuyển, dành 75% cho các khối thi truyền thống. Điểm xét tuyển không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định, điểm xét tuyển đợt sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước.

Thời gian xét tuyển cụ thể:

Xét tuyển nguyện vọng (NV) 1: từ ngày 1/8 đến 20/8 (công bố điểm trúng tuyển chậm nhất ngày 25/8)

Xét tuyển NV bổ sung đợt 1: từ ngày 25/8 đến hết ngày 15/9 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/9)

Xét tuyển NV bổ sung đợt 2: từ ngày 20/9 đến hết ngày 5/10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 10.10)

Xét tuyển NV bổ sung đợt 3: từ ngày 10 đến hết ngày 25/10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 31/10)

Xét tuyển NV bổ sung đợt 4 (các trường CĐ): từ ngày 31/10 đến hết ngày 15/11 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/11).

Đối với các trường sử dụng kết quả THPT quốc gia 2015: Chỉ xét tuyển những thí sinh đã đăng ký sử dụng kết quả thi để xét tuyển ĐH,CĐ. Các trường tổ chức sơ tuyển và các trường có tổ chức thi môn năng khiếu cập nhật vào hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia (danh sách thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển; danh sách thí sinh dự thi và kết quả môn năng khiếu) trước ngày 25/7. Trong thời hạn 20 ngày của đợt xét tuyển nguyện vọng 1, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác.

Đối với các trường tuyển sinh riêng: Tổ chức tuyển sinh theo đề án tuyển sinh riêng đã được Bộ xác nhận bằng văn bản. Thời hạn kết thúc xét tuyển là ngày 31/10 đối với trường ĐH và 20/11 đối với trường CĐ.

Lê Huyền



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chi tiết lịch thi THPT quốc gia

Posted: 19 Mar 2015 04:29 AM PDT

- Tại hội nghị tập huấn thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ 2015 tại TP.HCM tổ chức sáng 19/3, Bộ GD-ĐT đã giới thiệu chi tiết lịch thi và thời gian xét tuyển nguyện vọng.

Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ.

Thí sinh đăng ký dự thi từ ngày 1/4 đến hết ngày 30/4. Từ ngày 1/5 đến hết ngày 30/5 thí sinh đăng ký phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Ngày 20/7 các hội đồng thi hoàn tất chấm thi và báo cáo gửi Bộ GD-ĐT. Chậm nhất ngày 25/7 báo cáo kết quả tốt nghiệp. Ngày 7/ 8 sẽ có kết quả tổng hợp kết quả xét tốt nghiệp.

  Bộ GD-ĐT, kỳ thi, quốc gia, THPT, 2015

Đối với việc xét tuyển ĐH,CĐ chính quy 2015: Các trường phải công khai thông tin về quy định xét tuyển như chỉ tiêu của các ngành hoặc nhóm ngành đối với từng đợt xét tuyển, dành 75% cho các khối thi truyền thống. Điểm xét tuyển không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định, điểm xét tuyển đợt sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước.

Thời gian xét tuyển cụ thể:

Xét tuyển nguyện vọng (NV) 1: từ ngày 1/8 đến 20/8 (công bố điểm trúng tuyển chậm nhất ngày 25/8)

Xét tuyển NV bổ sung đợt 1: từ ngày 25/8 đến hết ngày 15/9 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/9)

Xét tuyển NV bổ sung đợt 2: từ ngày 20/9 đến hết ngày 5/10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 10.10)

Xét tuyển NV bổ sung đợt 3: từ ngày 10 đến hết ngày 25/10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 31/10)

Xét tuyển NV bổ sung đợt 4 (các trường CĐ): từ ngày 31/10 đến hết ngày 15/11 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/11).

Đối với các trường sử dụng kết quả THPT quốc gia 2015: Chỉ xét tuyển những thí sinh đã đăng ký sử dụng kết quả thi để xét tuyển ĐH,CĐ. Các trường tổ chức sơ tuyển và các trường có tổ chức thi môn năng khiếu cập nhật vào hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia (danh sách thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển; danh sách thí sinh dự thi và kết quả môn năng khiếu) trước ngày 25/7. Trong thời hạn 20 ngày của đợt xét tuyển nguyện vọng 1, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác.

Đối với các trường tuyển sinh riêng: Tổ chức tuyển sinh theo đề án tuyển sinh riêng đã được Bộ xác nhận bằng văn bản. Thời hạn kết thúc xét tuyển là ngày 31/10 đối với trường ĐH và 20/11 đối với trường CĐ.

Lê Huyền



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sóc Trăng: Yêu cầu đến 10/4, 100% HS đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy | Giáo dục

Posted: 19 Mar 2015 04:04 AM PDT

Theo đó, đặt yêu cầu đến ngày 10/4/2015, có 100% học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện tham gia giao thông; các trường phổ thông đảm bảo duy trì và tiếp tục cải thiện tình trạng đội mũ bảo hiểm trong học sinh một cách bền vững.

Sở này cũng cho biết sẽ tăng cường tuyên truyền, giáo dục học sinh thực hiện đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật và tăng cường công tác kiểm tra thực hiện đội mũ bảo hiểm đối với học sinh. Các trường hợp vi phạm, nhà trường kịp thời giáo dục, nhắc nhở.

Các phòng GD&ĐT trên địa bàn được giao nhiệm quy định cụ thể việc xử lý kỷ luật phù hợp với những trường hợp học sinh vi phạm an toàn giao thông để kịp thời nhắc nhở, giáo dục học sinh.

Đồng thời, đưa việc triển khai quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm đối với học sinh là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua trong các trường phổ thông trên địa bàn năm học 2014 – 2015…

Đối với các nhà trường, cần lồng ghép nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quy định đội mũ bảo hiểm cho học sinh vào các hoạt động ngoại khóa;

Giao giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, có hình thức kiểm tra, giám sát hàng ngày đối với học sinh; đồng thời, chỉ đạo các tổ chức đoàn, đội tham gia và nắm bắt tình hình thực hiện quy định về đội mũ bảo hiểm của học sinh…



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

TP HCM ký kết hợp tác giáo dục nghề với Australia

Posted: 19 Mar 2015 03:57 AM PDT

Trong khuôn khổ chuyến thăm Australia, ngày 17/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam từng thỏa thuận hợp tác với phía đối tác Australia ở nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Một trong những điểm nhấn của chuyến đi lần này là việc ký kết mở rộng thỏa thuận hợp tác phát triển trong lĩnh vực đào tạo cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, chuẩn đánh giá phổ thông, chuẩn đánh giá tiếng Anh… giữa Bộ Giáo dục Cộng đồng Bang New South Wales, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM và EMG Education. 

hoptac-3145-1426760283.jpg

Đại diện Bộ Giáo dục Cộng đồng bang New South Wales và đại diện EMG Education chụp ảnh lưu niệm cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Biên bản ghi nhớ (MOU) lần đầu được ký kết vào tháng 5/2013 giữa ba bên đề cập đến các lĩnh vực hợp tác phát triển trong đào tạo cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp dành cho giáo viên, học sinh và các nhà quản lý hành chính, bao gồm các nội dung: Xúc tiến trao đổi thông tin về các chương trình giáo dục và đào tạo; Phát triển các khóa đào tạo nghề tại Việt Nam; Phát triển mạng lưới trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tại TP HCM có giảng dạy chương trình TAFE (Technical and Further Education) của bang New South Wales; cung cấp bản quyền các phần mềm tiếng Anh; trao đổi giáo viên, học sinh và các hình thức giáo dục sáng tạo khác.

Các dự kiến hợp tác bao gồm việc đưa các khóa dạy nghề và cao đẳng (TAFE) của New South Wales vào các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tại TP HCM. Các khóa học này sẽ được bổ trợ bởi phần mềm học tiếng Anh tiên tiến, cũng như các hoạt động trao đổi sinh viên giữa các bên. Khả năng giới thiệu các khóa học trung cấp thực hành theo mô hình của bang New South Wales trong các trường phổ thông cũng sẽ được nghiên cứu.

Khối Đào tạo cao đẳng nghề của bang New South Wales là hệ thống giáo dục cao đẳng lớn nhất Australia với những mối liên kết chặt chẽ với các ngành công nghiệp chủ chốt.

Về phía Việt Nam, trong chiến lược phát triển giáo dục nghề và cao đẳng 2011-2012, Chính phủ Việt Nam đã đặt mục đích 55% nhân lực lao động sẽ đạt trình độ kỹ thuật cao, trong đó đến năm 2020 sẽ có một phần ba nhân lực tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề và cao đẳng cấp cao.

Xuân Hoa



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments