Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


English Champion – Cuộc thi tiếng Anh hoàn toàn miễn phí | Giáo dục

Posted: 18 Mar 2015 09:36 AM PDT

Ra đời cách đây 3 năm, English Champion được đông đảo các trường học, các bậc phụ huynh và học sinh trên cả nước đặt niềm tin tưởng. Một cuộc thi mà ở đó các em hoàn toàn được làm chủ, được miễn phí tham dự và có thể mang về cho mình những phần quà vô cùng giá trị.

English Champion là cuộc thi tiếng Anh dành cho các em học sinh ở độ tuổi từ lớp 4 đến lớp 8, tổ chức tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Đây thực chất là một hoạt động cộng đồng do các đơn vị quan tâm đến vấn đề giáo dục của nước nhà đứng ra tổ chức. Việc bỏ tiền ra thực hiện cuộc thi chính là cách các đơn vị làm kinh doanh giáo dục muốn tái đầu tư khoản sinh lời lại cho cộng đồng. Quan tâm, tìm ra những nhân tài góp phần phục vụ lợi ích cho xã hội.

Với English Champion 2015, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Học viện Anh ngữ EQuest, Anh ngữ Việt Mỹ VATC đã đồng hành làm nên cuộc tranh đấu tiếng Anh mùa thứ 3 đầy mới mẻ. Tiếp tục với mục đích ban đầu, English Champion năm nay đã mở rộng phạm vi cuộc thi ra các tỉnh ngoài, thu hút các em ở khắp nơi trên cả nước. Các em được tự mình đăng ký dự thi bằng hình thức online kịp thời, tự đem đến cho bản thân nhiều cơ hội, nhiều niềm vui hơn nữa trong học tập và cuộc sống. Qua từng năm, số lượng đăng ký tham gia English Champion theo đó lại càng lớn hơn. Con số kỷ lục gần 16 nghìn thí sinh dự thi đã khẳng định sự tin tưởng của các phu huynh, học sinh dành cho cuộc thi này.

Bà Nguyễn Thị An Quyên, Giám đốc điều hành Học viện Anh ngữ EQuest, Phó trưởng ban BTC English Champion 2015 khẳng định: "Việc đối tượng đăng ký thi được mở rộng là cơ hội lớn cho các thí sinh tự do năm ngoái, muốn đăng ký thi nhưng không đủ điều kiện". English Champion đã và đang tiếp tục dang tay chào đón tất cả các bạn nhỏ yêu thích tiếng Anh, đem đến cho tất cả các em cơ hội giành chiến thắng một cách công bằng và minh bạch nhất.

Sau khi vòng loại thứ nhất English Champion kết thúc, BTC nhận được rất nhiều phản hồi tích cực. Phòng giáo dục Hồ Chí Minh đã lên tiếng ủng hộ cuộc thi, nhất là điểm không thu phí trong suốt cả 3 vòng thi. Bởi so với nhiều cuộc thi tiếng Anh khác, English Champion là cuộc thi mà tất cả thí sinh ở khắp cả nước có thể tự do đăng ký dự thi mà không mất bất cứ khoản phí nào. Trong khi nhiều cuộc thi tiếng Anh tương tự khác, hoặc sẽ thu phí từ vòng đầu, hoặc thu phí vòng sau. Đó cũng là một trở ngại cho các em có học lực trung bình, không có điều kiện kinh tế sẽ không có cơ hội được thử sức, được hết mình với cuộc thi ngay từ khi đăng ký tham gia.

Tập trung làm bài thi

Dù đã được công bố là cuộc thi hoàn toàn miễn phí, xong nhiều phụ huynh vẫn gửi câu hỏi về BTC, muốn xác định "nếu được vào vòng sau, BTC có thu phí hay không?". Chị Nguyễn Thị Hải Yến (Hoàng Mai – Hà Nội) chia sẻ, "Không có nhiều cuộc thi quy mô lớn mà miễn phí hoàn toàn cho học sinh như thế này. Đó cũng là lý do tôi đăng ký cho em trai tham gia. Bởi vì em tôi học tiếng Anh không tốt lắm". Một phụ huynh khác cũng chia sẻ, rất cám ơn các đơn vị đã đứng ra tổ chức cuộc thi, để con em họ có cơ hội thử sức mình. Bởi nếu lệ phí thi quá lớn, lên đến vài trăm hay khoảng 1 triệu cho một cuộc thi thì chắc hẳn những em có học lực trung bình, hay hoàn cảnh khó khăn sẽ chẳng bao giờ dám tự tin đăng ký.

Không những thế, English Champion 2015 còn khiến các em hào hứng hơn cả bởi giải thưởng "khủng" của chương trình. Các thí sinh đến với cuộc thi sẽ vừa được vui chơi, được thể hiện mình, vừa có thêm nhiều cơ hội nhận được những phần quà hấp dẫn. Các thí sinh lọt vào vòng chung kết, ngoài việc nhận được Cup và giải thưởng tương ứng với các giải từ 1 – 10 triệu đồng của BTC; các em còn nhận được các suất học bổng có giá trị, đó là học bổng toàn phần 1 – 3 năm học tại Học viện IvyPrep. Mỗi khóa học tại IvyPrep đều rất giá trị, học phí cho một năm học lên tới 52 triệu đồng/năm.

Bà Quyên – Phó BTC cho biết thêm, "Với khả năng tiếng Anh tốt, các bạn thí sinh sẽ tự tin hơn khi tham gia vào môi trường học tập tại nước ngoài. Để chạm tay vào ước mơ du học này, các em cần được đào tạo theo một lộ trình bài bản, chuyên sâu, có định hướng rõ ràng. Học bổng và cơ hội học tập tại IvyPrep chính là bước chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành trang du học tương lai của các bạn".

Đáng kể thêm, trong khoảng thời gian tham gia vòng chung kết, toàn bộ các thí sinh xuất sắc nhất của Hà Nội và Đà Nẵng sẽ được BTC tài trợ kinh phí ăn ở và đi lại để tham gia vòng thi này. English Champion thực sự đã đem đến cho tất cả các em nhiều cơ hội, nhiều niềm tin vào bản thân mình. Đó là cái được rất lớn mà không phải em học sinh nào cũng dễ dàng được trải nghiệm.


English Champion là một Cuộc thi tiếng Anh hoàn toàn miễn phí, được tổ chức thường niên, trên quy mô toàn quốc. English Champion 2015 do Trung ương Hội khuyến học Việt Nam, Học viện Anh ngữ EQuest, Anh ngữ Việt Mỹ VATC phối hợp tổ chức.

Hiện kết quả của vòng thi thứ nhất và danh sách vòng thi kế tiếp đang tiếp tục được cập nhật tại website chính thức của chương trình http://ec.equest.edu.vn. Tại đây, các thí sinh cũng sẽ tìm thấy đề thi thử toán và khoa học để bắt đầu ôn luyện cho vòng 2 vào 22/3 tới. Vòng chung kết và đêm gala trao giải toàn quốc sẽ diễn ra tại TP.HCM vào 5/4/2015. Các thí sinh xuất sắc nhất của Hà Nội và Đà Nẵng sẽ được Ban tổ chức đài thọ toàn bộ chi phí ăn ở, đi lại khi tham gia Vòng chung kết.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tổng kết chương trình và trao giải “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2014-2015 | Giáo dục

Posted: 18 Mar 2015 09:23 AM PDT

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao giải cho HS đạt giải nhất cuộc thi Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao giải cho HS đạt giải nhất cuộc thi

Tới dự Lễ tổng kết có TS Nguyễn Thị Nghĩa – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Trọng Thái – Chánh Văn phòng Ủy ban ATGTQG, Đại tá Phạm Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục CSGT, đại diện Công ty Honda Việt Nam và các em HS, thầy cô giáo đạt giải.

Báo cáo tại lễ tổng kết, TS Nguyễn Trọng Hoàn – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Cuộc thi năm nay được phát động từ tháng 12/2014 đến hết tháng 1/2015 đã nhận được sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của gần 370 ngàn em HS bậc THPT và 9.500 thầy cô giáo ở 25 tỉnh, thành trên cả nước.

Theo đánh giá của TS Nguyễn Trọng Hoàn, về chất lượng bài dự thi cũng như số lượng tăng hơn so với năm học trước. Điều này cho thấy sức lan tỏa của cuộc thi là rất lớn, và theo đó cuộc thi năm nay đã rất thành công tốt đẹp.

Theo đó, giải thưởng tập thể xuất sắc được trao cho 10 Sở GD&ĐT, giải cá nhân được trao cho 6 giáo viên và 30 HS. Trong đó giải nhất giáo viên thuộc về cô giáo Nguyễn Thị Phần (Trường THPT Tân Thạnh, Long An); giải Nhất học sinh gồm 3 em: Đặng Lê Phúc Sang (Trường THPT Phan Văn Trị, tỉnh Bến Tre); Trần Tấn Cường (Trường THPT Mỹ Quý, Đồng Tháp); Trần Văn Thiên (Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định).

Công ty Honda Việt Nam chia sẻ: Năm học 2014 – 2015, tại 25 tỉnh, thành trên cả nước đã có 762.000 HS THPT vui học theo tài liệu của Chương trình ATGT cho nụ cười ngày mai do Công ty Honda Việt Nam phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức tại địa phương. 

Nội dung được Honda Việt Nam và Vụ Giáo dục Trung học xây dựng một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm tham gia giao thông của lứa tuổi HS THPT.

Đại diện của Ủy ban ATGTQG, ông Nguyễn Trọng Thái hi vọng, với tính hiệu quả của cuộc thi, trong năm học tới, chương trình sẽ được triển khai thêm khoảng 10 tỉnh thành nữa trên cả nước để góp phần nâng cao nhận thức cho các em HS về việc tuân thủ luật giao thông đường bộ.

Em Bảo Hân – HS Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (đạt giải Nhì) – phấn khởi cho biết: "Em thấy cuộc thi rất bổ ích, mang lại cho em nhiều kiến thức về ATGT để qua đó khi tham gia giao thông hằng ngày em luôn chấp hành đúng những quy định, những biển báo trên đường, đúng với luật giao thông đường bộ".



Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa và đại diện Công ty Honda Việt Nam trao giải cho cô giáo đạt giải nhất cuộc thi


Tại lễ tổng kết, thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã chia sẻ về công tác giáo dục ATGT trong nhà trường những năm gần đây đã đạt được nhiều kết quả tốt. 

Giáo dục ATGT đã được đưa vào chương trình chính khóa trong môn GDCD và Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác ATGT trong trường học và phối hợp với các bộ, ban, ngành, doanh nghiệp, xây dựng thực hiện nhiều chương trình, cuộc thi liên quan đến ATGT cho cán bộ, giáo viên, HSSV trong đó có cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai".

Thứ trưởng đánh giá cao chương trình này và nhấn mạnh: "Cuộc thi có ý nghĩa rất quan trọng đối với chủ trương triển khai và đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung giáo dục ATGT trong nhà trường hiện nay" và quan trọng là góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông cho các em HS trong cả nước.

Thứ trưởng cũng ghi nhận và đánh giá cao tinh thần vượt khó, tích cực nghiên cứu, tìm tòi và đề xuất các phương án vận dụng kiến thức về ATGT đã dạy, đã học vào cuộc sống của các thầy cô giáo và các em HS.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nội dung đề thi THPT chủ yếu là chương trình lớp 12 | Giáo dục

Posted: 18 Mar 2015 09:19 AM PDT

TPO – Sáng nay, 18/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có hướng dẫn ôn thi Trung học Phổ thông (THPT) quốc gia năm 2015 gửi các sở Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, Bộ yêu cầu các sở tổ chức học tập quy chế thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phổ biến quy chế thi đến phụ huynh, chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện quy chế.

Chỉ đạo các trường THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) hoàn thành chương trình lớp 12 theo đúng kế hoạch của các sở GD&ĐT. Tuyệt đối không được cắt xén chương trình đã quy định.

Tổ chức nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh học kỳ II và cả năm học theo đúng quy định, bảo đảm khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực thực chất của học sinh.

Công văn của Bộ quy định, nội dung thi THPT quốc gia nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Bộ GD&ĐT không phát hành tài liệu ôn tập kỳ thi THPT quốc gia và không có quy định bắt buộc giáo viên, học sinh phải sử dụng tài liệu tham khảo cụ thể nào.

Bộ cũng yêu cầu các sở chỉ đạo các trường THPT, các trung tâm GDTX thực hiện các giải pháp hiệu quả, tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 phù hợp với từng trường, từng nhóm đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi quốc gia năm 2015. Sau khi kết thúc năm học theo kế hoạch thì viêc ôn tập của học sinh được thực hiện theo hướng tăng cường thời gian cho học sinh tự học.

Tổ chức việc ôn tập đảm bảo thời gian, tập trung vào những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, quan tâm việc giúp học sinh nâng cao các mức độ thông hiểu và vận dụng kiến thức theo tinh thần của công văn số 8773/BGĐT-GDTH về việc hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra theo ma trận với 4 mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Đề thi các môn xã hội: Tăng cường các câu hỏi mở

Cũng trong hướng dẫn này của Bộ GD&ĐT, việc ôn tập cần chú ý các yêu cầu chỉ đạo mới về dạy và học đã nêu tại nhiệm vụ hướng dẫn năm học.

Trong đó, đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn, cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Đối với môn ngoại ngữ cần coi trọng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.

Nhà trường cần chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp chủ động phối hợp với giáo viên dạy các môn thi tốt nghiệp để phân nhóm học sinh lớp mình theo khả năng nhận thức, theo các môn thi tự chọn; báo cáo với lãnh đạo nhà trường chọn, cử giáo viên có khả năng, kinh nghiệm, nhiệt tình để hướng dẫn ôn tập. Quan tâm giúp đỡ học sinh học lực yếu, vận động những học sinh khá giỏi hỗ trợ thêm, giúp những học sinh này nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của chương trình.

Đối với học sinh khá, giỏi cần có thời gian ôn tập linh hoạt, tăng cường tự học có sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn. Nhà trường cần hỗ trợ cho học sinh tự học, như tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu bổ trợ, và giải đáp thắc mắc cho học sinh.

Các trường THPT, các trung tâm GDTX chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải thống nhất với học sinh và cha mẹ học sinh để sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý, đảm bảo sức khỏe của học sinh, ôn tập có hiệu quả nhưng không gây quá tải.

Cũng theo hướng dẫn này, việc tổ chức học thêm nếu có để phục vụ ôn thi phải thực hiện đúng quy định của Bộ GD&ĐT và địa phương, đặc biệt là đảm bảo tính tự nguyện của học sinh và tính hiệu quả của nội dung dạy học.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu, không được tổ chức phát hành, ép buộc học sinh mua các tài liệu tham khảo nói chung, các bộ sách ôn tập kỳ thi THPT quốc gia nói riêng.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường THCS hoang mang chờ hướng dẫn tuyển sinh lớp 6 | Giáo dục

Posted: 18 Mar 2015 09:04 AM PDT

Trước quy định cấm tổ chức thi tuyển đầu vào lớp 6, một số trường dân lập ở Hà Nội tỏ ra hoang mang vì không biết tuyển thế nào khi số đăng ký gấp vài chục lần chỉ tiêu. Các trường công lập thì hồi hộp chờ đợi hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.


Trao đổi với VnExpress ngày 18/3 về quyết định cấm tuyệt đối tất cả trường THCS tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học, thi tuyển học sinh vào lớp 6, PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THCS Lương Thế Vinh, đánh giá: “Đây là bài toán không lời giải với trường tôi”.


Thầy Cương giải thích, ở Hà Nội chỉ có một số trường thường xuyên tuyển sinh vào lớp 6 như THCS chuyên Hà Nội – Amsterdam, THCS Cầu Giấy… và các trường dân lập. Với trường công tuyển sinh theo quy định tuyến, việc không thi đầu vào lớp 6 vẫn ổn cho nhà trường. Tuy nhiên, trường dân lập không theo quy định đó và tuyển sinh trên phạm vi cả nước, thậm chí cả học sinh nước ngoài. Đặc biệt một số trường, trong đó có THCS Lương Thế Vinh, mọi năm đều có lượng hồ sơ đăng ký vào lớp 6 rất đông mà chỉ tiêu có hạn. Năm học 2014-2015, trường lấy 600-700 học sinh nhưng có đến hơn 4.000 đơn đăng ký. “Nếu không tổ chức thi tuyển thì chúng tôi biết chọn em nào trong số mấy nghìn học sinh đăng ký?”, PGS Văn Như Cương trăn trở. 


Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Lương Thế Vinh hài hước nghĩ tới hướng giải quyết là chỉ cho nộp hồ sơ trong một ngày và nhà trường chắc chắn phải xây lại cổng để không bị dòng người chen chân đăng ký xô đổ. Việc tuyển sinh lớp 6 bằng xét học bạ, theo thầy Cương cũng không khả thi vì bậc tiểu học hiện không chấm điểm nữa.


“Từ hôm qua, phụ huynh muốn cho con thi vào lớp 6 THCS Lương Thế Vinh đã tới tấp gọi điện đến vì lo lắng không biết trường sẽ tuyển sinh ra sao để gia đình có hướng xử lý. Tôi nghĩ đến thời điểm này, học sinh cũng đã ôn luyện rồi và để trường có được đề án tuyển sinh lâu dài, Bộ Giáo dục nên có cơ chế đặc thù cho những trường có lượng học sinh đăng ký vào học đông”, thầy Cương góp ý.


Điều PGS Văn Như Cương lo lắng trước quy định cấm thi tuyển lớp 6 là tiêu cực có thể xảy ra. Trước đây, điểm thi của học sinh được công khai và khi trường thông báo danh sách trúng tuyển, nếu có sai sót gì phụ huynh, học sinh đều biết để khiếu nại. “Bây giờ không thi, cứ làm tù mù thì có người sẽ đi đêm, chạy chọt để con được vào trường tốt. Như vậy sẽ gây phản cảm, bức xúc trong nhân dân và điều đó mới là cái gay nhất của quy định này”, PGS phân tích.


Trường THCS Marie Curie có chung trăn trở vì lượng hồ sơ gửi về lên tới hàng nghìn mà chỉ tiêu chỉ có 300. “Chúng tôi sẽ không đủ chỗ cho học sinh học hoặc phải xây thêm cơ sở mới nếu tuyển hết số lượng đăng ký”, Hiệu phó Vũ Thị Nhung chia sẻ về khó khăn của trường.


Cô Nhung khẳng định, THCS Mari Curie sẽ chấp hành quyết định của Bộ GD&ĐT. Hiện nhà trường đã dừng phát hồ sơ đăng ký thi và hoãn kỳ thi vào đầu cấp. Tuy nhiên, nhà trường chưa có hướng giải quyết bài toán tuyển sinh lớp 6.

Nhiều trường công lập thường xuyên tổ chức thi tuyển đầu vào lớp 6 đang hồi hộp chờ hướng dẫn của Sở Giáo dục. Ảnh minh họa.


Các trường thường tổ chức thi đầu vào lớp 6 như: THCS Nguyễn Tất Thành, THCS chuyên Hà Nội – Amsterdam, THCS Cầu Giấy, đều cho biết đang chờ hướng dẫn của Sở Giáo dục. Trong khí đó, lãnh đạo Sở Giáo dục Hà Nội cho hay mới nghe truyền thông đưa tin chứ chưa nhận được công văn của Bộ để có hướng giải quyết.


Đọc thông tin về cấm tổ chức thi tuyển đầu vào lớp 6, nhiều phụ huynh cũng tỏ ra băn khoăn. Một bạn đọc cho rằng, quyết định cấm là không hợp lý bởi hệ thống giáo dục của Việt Nam chưa đồng nhất. “Có trường dạy tốt, có trường chưa, có giáo viên được đào tạo bài bản, có người không…, vì thế bố mẹ và bản thân các em muốn được học ở trường có uy tín, chất lượng là điều dễ hiểu và hợp lý. Đành rằng việc học thêm diễn ra phổ biến, nhưng các em chăm hơn, học tập trung hơn thì có quyền được chọn trường mình muốn chứ”, người này chia sẻ.


Độc giả Dương Minh Châu cũng cho rằng nên tổ chức thi vào lớp 6 vì việc xét tuyển có tiêu chuẩn quá mơ hồ, không minh bạch, dễ tạo kẽ hở để phát sinh tiêu cực. Bộ Giáo dục nên có sự chuẩn bị kỹ từ việc xây thêm trường, đào tạo thêm nhiều giáo viên giỏi, có tâm huyết, trả mức lương xứng đáng cho giáo viên rồi hãy nghĩ đến việc xét tuyển.


“Dù để phổ cập giáo dục nhưng vẫn nên thi vào lớp 6. Có thi mới phân loại để xếp lớp: khá giỏi – trung bình – yếu kém riêng được. Trong quá trình học tập các em sẽ phấn đấu chuyển lớp và cũng có thể ngược lại”, một bạn đọc cho ý kiến.


Trước đó ngày 17/3, Thứ trưởng Giáo dục Nguyễn Vinh Hiển ký công văn gửi các Sở Giáo dục, chỉ đạo về việc không tổ chức thi tuyển vào lớp 6. Trước đó, ngày 3/11/2014, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ban hành chỉ thị số 5105 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học, trong đó yêu cầu “không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học, không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6″.


Quy định trên nhằm thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành trung ương Đảng ngày 24/12/1996 “không tổ chức trường chuyên ở tiểu học và THCS, trừ các trường năng khiếu về nghệ thuật và thể thao”. Việc cấm tổ chức thi tuyển vào lớp 6 được thực hiện trên toàn quốc, không phân biệt trường công hay tư.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thư gửi con gái ngày nguyệt san ý nghĩa của ông bố Chánh Văn

Posted: 18 Mar 2015 08:47 AM PDT

Nhà văn Hoàng Anh Tú – anh Chánh của báo Hoa học trò năm nào vừa có một bài viết đầy ý nghĩa trên facebook dành cho con gái nhỏ.

con gái, nguyệt san, thư, bố, Chánh Văn

Ít ai biết rằng, anh Chánh Văn – người có những bài viết tâm sự sâu sắc, chuyên giải đáp thắc mắc và nuôi dưỡng tâm hồn của rất nhiều thế hệ học trò 7x, 8x trên báo Hoa Học Trò ngày nào giờ đã là một ông bố hạnh phúc với tổ ấm có 3 nhóc tì xinh xắn. Bé Gia Bách, con trai đầu của nhà văn Hoàng Anh Tú – bút danh “anh Chánh Văn” hiện đã được 9 tuổi, con gái thứ hai – bé Trà My 8 tuổi và con gái út, bé Phương Nguyên hiện chỉ mới 4 tuổi.

Trong cuộc sống đời thường, khi không còn là “anh Chánh Văn” ngày nào, ông bố trẻ Hoàng Anh Tú nay là nhà kinh doanh, chủ của 2 nhà hàng hải sản rất nổi tiếng ở Hà Nội, tuy nhiên anh vẫn không từ bỏ thói quen viết văn, chia sẻ những cảm xúc của riêng mình trên trang facebook cá nhân.

Mới đây, ông bố trẻ Hoàng Anh Tú – Chánh Văn vừa mới có một bài viết đầy ý nghĩa dành cho con gái nhỏ với tựa đề “Cho con ngày…nguyệt san”. Bài viết đề cập đến những tâm tư, nỗi niềm của một ông bố trẻ trước khoảnh khắc con gái bước vào ngưỡng cửa của tuổi dậy thì đáng nhớ. Với giọng viết tâm tình, nhẹ nhàng, sâu lắng đúng “chất” anh Chánh Văn, những chia sẻ này đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích của cư dân mạng, đặc biệt là những bậc làm cha, làm mẹ.

Được sự đồng ý của nhà văn Hoàng Anh Tú, xin gửi tới độc giả nguyên văn bài viết đầy ý nghĩa này:

CHO CON NGÀY…NGUYỆT SAN!

Con gái!

Bố có thể có 1 vạn tám nghìn câu chuyện để nói với con về một kỳ kinh nguyệt của phụ nữ! Không phải vì bố đã từng là chị Mạc Thị Tư Khoa phụ trách Chuyện Riêng Tư trên Hoa Học Trò những năm 1999-2000! Nơi đã đăng tải đến cả trăm bài viết về nguyệt san phụ nữ! Nhưng nói thật, bố cũng chẳng ưa gì cái chuyện này! Bố vẫn đùn đẩy mẹ nếu đến một ngày con bắt đầu dậy thì với kỳ kinh nguyệt đầu tiên!

Có lẽ đó là bởi chính những người phụ nữ bố từng yêu đã “dạy” bố về nỗi kinh dị của nguyệt san! Có những người đau đến muốn chết đi được trong những ngày ấy! Có những người cố xua đuổi bố trong những ngày ấy của họ. Và cả sự giấu diếm, xấu hổ trong suốt thời ấu thơ của bố khi chứng kiến bà nội và cô VA mỗi kỳ nguyệt san của họ! Và bố đã bị sợ hãi!

Nhưng chúng ta luôn có vô vàn những câu chuyện khác tích cực hơn về chuyện này. Cho con đọc. Cho con nghe. Cho con hiểu. Như đó là dấu hiệu của Trưởng Thành về thể chất. Như lời chúc mừng con lên level mới: Trở thành Thiếu Nữ và sẵn sàng công việc thiêng liêng mai này: Làm Mẹ! Bố muốn chính mẹ sẽ nói cho con nghe về những điều đó thay vì là bố! Chỉ mẹ mới có thể nói cho con chính xác việc đang xảy ra và việc con cần làm là gì?

Bố chỉ nói cho con về sự trân trọng bản thân. Và nói cho cả anh trai con về điều khác biệt này! Rằng chúng ta không thể được sinh ra nếu không có những giọt máu ấy! Trân trọng và chào đón nó như một lẽ tự nhiên phải tới trong đời! Cái mà ta gọi là “bẩn” chỉ là thứ cần ta vệ sinh sạch sẽ chứ không phải là xấu hổ hay sợ hãi! Không phải ghê tởm hay xua đuổi! Bố muốn con hiểu điều này như một việc hiển nhiên của cuộc đời!

Chúng ta cứ nói với nhau về bình đẳng giới nhưng không phải bằng việc đàn ông đi mua băng vệ sinh cho phụ nữ đâu! Bình đẳng giới thực sự đôi khi chỉ là “những ngày này em mệt và hay cáu gắt, hãy để anh làm giúp em việc nhà và không đổ dầu vào lửa, tranh cãi với em”. Là sự HIỂU chứ không cần phải CHỨNG MINH! Là CẢM THÔNG chứ không cần THỂ HIỆN!

Nhân ngày con hỏi bố: Bố ơi, Tình Dục là gì? Nhất thời, và vô thức bố đã nhăn mặt xua tay! Mà quên rằng mình cần phải nói cho con hiểu rằng Tình Dục là món quà tặng cho người con muốn lấy làm chồng! Là dành cho người biết trân trọng giá trị của con! Khi con bước qua tuổi 18, món quà này sẽ dành cho người đàn ông nào yêu con hơn cả bố yêu con!

(Theo Hương Giang/ Khám phá)



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đổi mới cơ chế hoạt động trường ĐH Kinh tế Quốc dân – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 18 Mar 2015 08:30 AM PDT

Mục tiêu chung của Đề án là Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn
lực để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, phấn đấu trở thành một trường
đại học định hướng nghiên cứu theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế; đồng thời
bảo đảm sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên là đối tượng chính sách có
cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo của Trường.

Thí sinh dự thi vào trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2014
Thí sinh dự thi vào trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2014



Xây dựng mô hình ĐH định
hướng nghiên cứu hiện đại



Mục tiêu cụ thể của Đề án là xây
dựng và phát triển hệ thống tổ chức và nhân sự của Trường theo mô hình trường
đại học định hướng nghiên cứu hiện đại; thực hiện quản lý trường đại học theo
các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng và ứng dụng công nghệ thông tin một
cách toàn diện, bảo đảm năng lực quản trị, lãnh đạo và quản lý hiệu quả; tiếp
tục nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học theo hướng hội nhập quốc
tế; bảo đảm người học được trang bị kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng và
trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp theo cam kết của Trường, đáp ứng nhu cầu
xã hội.



Phát triển, hoàn thiện các ngành và
chuyên ngành đào tạo, các chương trình đào tạo ở các bậc học trên cơ sở chương
trình đào tạo của các trường đại học có uy tín trên thế giới; xây dựng hệ thống
giáo trình bảo đảm tính cơ bản, hiện đại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam;
phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý, chuyển dịch cơ cấu đào tạo theo
hướng chú trọng các chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến, các
chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài…



Năm học 2014-2015 học phí
tối đa 9,5 triệu đồng



Theo nội dung đổi mới hoạt động,
trường quyết định mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ,
tiến sĩ theo nhu cầu xã hội khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, phù hợp với
định hướng phát triển của Trường; xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển
sinh theo đề án tuyển sinh của Trường, bảo đảm tính công khai, minh bạch và
thực hiện chế độ ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định; quyết định các hoạt
động đào tạo (chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy; ngôn ngữ giảng dạy;
phương pháp thi; kiểm tra đánh giá kết quả học tập; giáo trình, học liệu và
quản lý đào tạo; in, cấp phát và quản lý văn bằng, chứng chỉ); bảo đảm chuẩn
đầu ra mà Trường đã cam kết; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy
định.



Về học phí, trường sẽ thu học phí ổn
định theo kế hoạch nêu trong Đề án với mức thu học phí bình quân (của chương
trình đại trà, trình độ đại học) tối đa năm học 2014-2015 là 9,5 triệu
đồng/sinh viên/năm, năm học 2015-2016 tăng lên 11,5 triệu đồng/sinh viên/năm và
đến năm học 2016-2017 là 13,5 triệu đồng/sinh viên/năm.



Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ
cũng đã ký các quyết định thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của một số trường
đại học. Việc thí điểm này nhằm khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học công
lập chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực để nâng cao chất
lượng đào tạo và giảm chi cho Ngân sách nhà nước, đồng thời không làm giảm cơ
hội tiếp cận giáo dục đại học của sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính
sách…



Hồng Hạnh







Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Quảng Ngãi: Kết luận vụ tố cáo hiệu trưởng “buộc thôi việc” giáo viên – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 18 Mar 2015 08:14 AM PDT

Theo nội dung đơn tố cáo, giáo viên Lê Vân tố cáo ông Nguyễn Tân Cảnh với 9 nội dung, bao gồm nội dung 1 là hiệu trưởng trường THPT Võ Nguyên Giáp mất dân chủ; nội dung 2 là tổ chức thu góp tiền trái quy định trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2011-2012 và 2012-2013; nội dung 3 là tổ chức dạy thêm trái quy định; nội dung 4 là trong năm học 2012-2013, hiệu trưởng tổ chức thu tiền học thêm và chi trả cho giáo viên đứng lớp 53,28% sai quy định; nội dung 5 là đấu thầu căng tin sai quy định trong năm học 2012-2013; nội dung 6 là dồn ép chương trình chính khóa để dạy thêm thu tiền của học sinh; nội dung 7 là hiệu trưởng không dạy đủ số tiết nhưng vẫn nhận đủ 30% tiền đứng lớp; nội dung 8 là thu tiền giấy thi, giấy nháp của học sinh quá cao và nội dung 9 là yêu cầu kiểm tra công trình vệ sinh mới xây nhưng đã bị thấm nước.

Qua thanh tra theo đơn tố cáo của giáo viên Lê Vân, vào ngày 10/3/2015, Sở GD&ĐT ban hành kết luận số 117 khẳng định, nội dung 1 ông Nguyễn Tân Cảnh không mất dân chủ. Riêng nội dung 9, Sở GD&ĐT chỉ kiểm tra theo yêu cầu của giáo viên Lê Vân, đồng thời Sở GD&ĐT cũng phát hiện hàng loạt sai phạm về công trình nhà vệ sinh. Các nội dung còn lại đều đúng theo đơn tố cáo.

Về nội dung 2, Sở GD&ĐT phát hiện trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 và 2013, nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh thống nhất thu của học sinh khối lớp 12 với 50.000 đồng/học sinh, tổng số tiền thu 65.350.000 đồng (trong đó năm 2012 thu 32.600.000 đồng và năm 2013 thu 32.750.000 đồng). Đoàn thanh tra phát hiện năm 2012, số tiền chi cho Thường trực Hội đồng coi thi (11,2 triệu đồng) và chi bồi dưỡng cho đại biểu dự khai mạc (2 triệu đồng) không có chứng từ gốc; năm 2013 cũng không có chứng từ gốc với 2 khoản chi tiền ăn cho Thường trực Hội đồng coi thi (14 triệu đồng) và chi tiền cà phê (2.345.000 đồng). Tổng số tiền không có chứng từ gốc trong 2 năm là 29.545.000 đồng.

Với việc thu tiền của học sinh trên, vi phạm tại điểm 1 công văn số 2998 ngày 9/5/2013 của Bộ GD&ĐT về việc chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh Đại học, CĐ năm 2013. Qua đó, Sở GD&ĐT khẳng định nội dung tố cáo đúng, trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng nhà trường.

Liên quan đến nội dung (3) tổ chức dạy thêm sai quy định, Sở GD&ĐT khẳng định trong từng năm học, nhà trường không sắp xếp các lớp theo trình độ của học sinh và tổ chức dạy thêm các lớp 11, 12 chính khóa là không đúng theo thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Nội dung tố cáo hiệu trưởng Nguyễn Tân Cảnh tổ chức dạy thêm các lớp 11, 12 chính khóa là đúng, việc làm của nhà trường sai với quy định.

Theo đơn tố cáo với nội dung (4), kết quả xác minh thể hiện từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2013, nhà trường tổ chức dạy thêm, học thêm cho tất cả học sinh trong nhà trường với thời lượng 8 tháng/năm học (1 lớp học 2 buổi/tuần và 4-5 tiết/buổi), thu mỗi học sinh 160.000 đồng/tháng. Tổng thu từ ngày 1/1 đến 31/12/2012 với số tiền hơn 2,4 tỷ đồng, cộng dồn số tiền dư năm trước hơn 235 triệu đồng, quy ra số tiền có trong năm 2012 hơn 2,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong năm 2012, nhà trường chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy hơn 1,3 tỷ đồng (chiếm 51,62%), chi công tác quản lý hơn 600 triệu đồng (23,1%), lập quỹ hoạt động sự nghiệp hơn 360 triệu đồng (13,72%) và lập quỹ phúc lợi hơn 300 triệu đồng (11,56%). Theo công văn số 96 ngày 21/1/2011 của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi, nhà trường chi thiếu hơn 86 triệu đồng (khoảng 3,28%) về 2 khoản gồm chi hỗ trợ giáo viên đứng lớp và chi quản lý. Trên cơ sở đó, Sở GD&ĐT kết luận nội dung tố cáo đúng vì nhà trường chi trả cho giáo viên chưa đúng theo công văn hướng dẫn số 96.

Đối với nội dung (5) tố cáo nhà trường cho đấu thầu căng tin trong năm học 2012-2013 với giá 60 triệu đồng/năm là sai quy định. Qua hồ sơ và chứng từ liên quan, thể hiện hiệu trưởng Nguyễn Tân Cảnh ký hợp đồng cho thuê làm căng tin trong 2 năm (từ ngày 1/5/2012 đến 30/4/2014 với giá trị 120 triệu đồng). Theo phiếu thu của kế toán, tính đến ngày 31/12/2013, bên thuê căng tin đã nộp cho nhà trường 80.384.600 đồng và nhập vào quỹ phúc lợi.

Trước đó, Sở GD&ĐT có công văn số 92 ngày 21/1/2011 đề cập đến Trường THPT Sơn Tịnh 1 (nay là THPT Võ Nguyên Giáp) có cho thuê, cho mượn trong khuôn viên đất được giao phải chấm dứt ngay việc cho thuê, cho mượn khống đúng quy định. Đồng thời, trong năm 2010, UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo không cho thuê, cho mượn trong khuôn viên nhà trường trái quy định theo công văn số 2443 ngày 22/12/2010. So với 2 công văn này, hiệu trưởng Nguyễn Tân Cảnh không chấp hành mà vẫn ngang nhiên ký hợp đồng cho thuê trong khuôn viên nhà trường vào ngày 1/5/2012. Sở GD&ĐT kết luận "Nội dung tố cáo đúng, việc nhà trường cho phép tư nhân bên ngoài bán hàng là trái với quy định của Nhà nước, trách nhiệm sai phạm này thuộc về Hiệu trưởng nhà trường".

Về nội dung (5), Sở GD&ĐT xác định trường THPT Sơn Tịnh 1 điều chỉnh dạy trước chương trình 2 tuần trong khi chưa báo cáo cho Sở GD&ĐT và chưa được sự đồng ý của Sở GD&ĐT là chưa đúng quy định. Nội dung tố cáo của giáo viên Lê Vân đúng với thực tế.

Sở GD-ĐT Quảng Ngãi kết luận vụ tố cáo hiệu trưởng
Sổ đầu bài thể hiện số tiết dạy thay cho hiệu trưởng Nguyễn Tân Cảnh (đánh dấu màu xanh trong ô đỏ).


Ngoài ra, Sở GD&ĐT khẳng định hiệu trưởng Nguyễn Tân Cảnh không đứng lớp đúng số tiết thực nhận (dạy khoảng 3/12 tuần) nhưng nhận đầy đủ 30% tiền đứng lớp (thuộc học kỳ II năm học 2012-2013) theo nội dung tố cáo (7). Riêng thầy Vương Tiến Diệp dạy thay không được tính thừa giờ.

Sở GD-ĐT Quảng Ngãi kết luận vụ tố cáo hiệu trưởng
Mặc dù ông Nguyễn Tân Cảnh không dạy đủ số tiết theo quy định nhưng vẫn hưởng 30% phụ cấp đứng lớp điều đặn hàng tháng.

Trong năm học 2012-2013, nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức thu 140.000 đồng/học sinh/năm học về tiền giấy thi, giấy nháp. Sau khi sử dụng, số tiền còn thừa hơn 66 triệu đồng nhưng không trả lại cho học sinh. Về nội dung (8) này, Sở GD&ĐT khẳng định nội dung tố cáo là đúng.

Căn cứ các nội dung tố cáo trên, có 7/9 nội dung tố cáo là đúng (trong đó nội dung 9 chỉ yêu cầu kiểm tra chất lượng nhà vệ sinh mới xây dựng). Hầu hết các nội dung tố cáo của giáo viên Lê Vân, không đòi hỏi quyền lợi cá nhân mà bảo vệ quyền lợi của giáo viên khác cùng học sinh nhà trường.

Theo đó, Giám đốc Sở GD&ĐT chỉ đạo phòng Tổ chức cán bộ hướng dẫn, tổ chức kiểm điểm sai phạm theo kết luận này đối với Hiệu trưởng Trường THPT Sơn Tịnh 1. Đồng thời, yêu cầu hiệu trưởng nhà trường tự kiểm điểm những sai phạm; chấm dứt việc cho thuê căng tin và các khoản thu từ người học trái quy định; tổ chức quản lý, chi trả việc dạy thêm trong nhà trường theo đúng các quy định hiện hành.

Về biện pháp kinh tế, Sở GD&ĐT quyết định thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước số tiền 26.531.000 đồng (bao gồm cho thuê căng tin, thanh toán phụ cấp ưu đãi cho hiệu trưởng và thanh toán tăng so với hồ sơ thiết kế, xây dựng nhà vệ sinh). Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức họp với cán bộ, giáo viên để có biện pháp về khoản thu dạy thêm, học thêm đã chi sai quy định.

"Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày 10/3/2015, hiệu trưởng Trường THPT Sơn Tịnh 1 và trưởng các phòng, Ban liên quan thực hiện kết luận này", ông Đoàn Dụng – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo.

Hồng Long

 


Thông tin, bài viết về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học sinh trong clip đánh nhau có học lực khá, hạnh kiểm tốt – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 18 Mar 2015 07:57 AM PDT

Hai thiếu nữ đang đánh nhau.

Hai thiếu nữ đang đánh nhau.

Theo đó, một trong hai cô gái trong clip là nữ sinh Trần Thị Bảo Hân, đang học lớp 9A5 Trường THCS Nguyễn Du (phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang). Hân được đánh giá là học sinh khá, hạnh kiểm tốt. Gần đây, học lực của Hân có phần giảm xuống.

Theo bà Nguyễn Thị H. (34 tuổi, mẹ của Hân), cách đây khoảng 10 ngày, bà phát hiện 2 lòng bàn chân của Hân bị trầy xước, phồng lên nên gia đình đưa đi bệnh viện và xin nghỉ học một ngày. Gặng hỏi thì con nói bị va quẹt xe ngoài đường. "Thứ 6 tuần rồi, cô giáo chủ nhiệm gọi điện mời lên trường thông báo con tôi đánh nhau với bạn bè ngoài đường rồi bị quay clip tung lên mạng thì tôi mới hay biết sự việc. Sau khi nghe con đánh nhau, gia đình tôi ngày nào cũng đưa cháu đi học chứ không cho đi một mình nữa…" – bà H.kể.

Đối tượng đánh nhau với Hân được xác định là Kiều, đã nghỉ học. Hoàn cảnh của em Kiều cũng éo le, cha mất, mẹ bỏ đi, em ở chung với ông bà. Theo ông Lê Hoàng Tươi thì chủ nhiệm lớp 9A5, phụ huynh em Hân, Trường THCS Nguyễn Du đã họp phụ huynh toàn trường bất thường. Qua đó, rút kinh nghiệm và bàn bạc với phụ huynh cùng nhà trường giáo dục học sinh, tránh xa chuyện bạo lực trong và ngoài nhà trường.

Ông Tươi cũng cho biết: "Đã đề nghị công an địa phương làm rõ nguyên nhân, mối quan hệ của hai em dẫn đến đánh nhau; đồng thời cũng xác minh những người đứng xung quanh cổ vũ, kích động hai em đánh nhau để xử lý". Vấn đề hiện nay là dư luận quan tâm đến thái độ và hành động "lạnh lùng" của nhóm thiếu niên chứng kiến cảnh đánh lộn và "hững hờ" quay phim. Các đối tượng này cần được xử lý và giáo dục.

Phạm Tâm

 

Thông tin, bài viết về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sau ngày 23/3 mới ấn định cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 18 Mar 2015 07:41 AM PDT

Ông Nghĩa tiết lộ thêm: Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi các địa phương đề nghị đăng ký cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì. Trên cơ sở rà soát các địa phương sẽ báo cáo UBND tỉnh quyết định. Hạn cuối báo cáo về Bộ GD-ĐT là ngày 23/3. Như vậy, số lượng cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì chỉ được ấn định sau ngày này và tất nhiên sẽ có trước thời điểm thí sinh đăng ký dự thi.

Hai cụm thi: Nghiêm túc như nhau!

Trước câu hỏi về lo lắng, băn khoăn việc có thể xảy ra tình trạng "tháo khoán" ở cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ: "Chúng tôi đã tính toán điều này trước khi ra phương án hình thành cụm thi tỉnh. Bộ đã phân tích đề thi, kết quả thi, phổ điểm của các năm trước và thấy phổ điểm của học sinh phân bố hợp lý. Trước đây có hiện tượng tháo khoán, nhưng giờ đã khác, thi nghiêm túc hơn, đề thi hợp lý hơn. Vì vậy thi cụm tỉnh chắc chắn cũng sẽ nghiêm túc hơn. Nhưng dư luận xã hội yên tâm hơn với cụm thi liên tỉnh. Vì vậy, chúng tôi quyết định hình thành cả hai cụm thi và độ nghiêm túc của cả hai cụm này là như nhau. Cụm thi tỉnh thì vẫn do trường đại học chủ trì phối hợp với sở để tổ chức. Công tác thanh tra giữa 2 loại cụm thi là giống nhau".

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Cũng theo Thứ trưởng Hiển, công tác chấm thi thực hiện như quy chế. Sẽ có chấm thử ở tại mỗi Hội đồng để rút kinh nghiệm trước khi chấm. Công tác chấm thi về cơ bản không khác so với mọi năm.

"Việc hướng dẫn ôn tập đã có ngay từ đầu năm. Đề thi 2014 năm trước đáp ứng được yêu cầu phân loại học sinh. Đề thi năm 2015 sẽ không có sự khác biệt so với năm ngoái, vì vậy thí sinh cứ yên tâm ôn tập. Nội dung nằm trong chương trình THPT, vì vậy các em không nên lo lắng. Việc ôn tập vẫn diễn ra bình thường. Bộ không ban hành cấu trúc đề thi. Nhưng để đáp ứng yêu của học sinh, tới đây Bộ sẽ công bố đề thi minh họa" – Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết.

Nói thêm về đề thi, ông Trần Văn Nghĩa cho hay, đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, với 2 mục đích, vì thế sẽ có 2 nhóm câu hỏi: một nhóm tương đương đề thi THPT, bảo đảm những em học sinh trung bình cũng có thể làm được bài và đạt tốt nghiệp. Nhóm thứ 2 tương tự câu hỏi phân loại, giống đề thi ĐH-CĐ. Hướng đề thi giống như năm 2014. Thí sinh có thể tham khảo đề thi tốt nghiệp và thi ĐH-CĐ năm trước để ôn luyện.

Lưu ý về đăng ký dự thi và nguyện vọng xét tuyển

Về việc đăng ký dự thi, ông Trần Văn Nghĩa cho biết: Vài ngày tới Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể. Việc đăng ký dự thi của thí sinh tự do phải hết sức lưu ý.

Về thí sinh tự do chúng ta phân ra hai nhóm. Một là, thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT và dự thi để lấy kết quả xét tuyển ĐH, CĐ thì được đăng ký dự thi ở một nơi và chọn cụm thi do ĐH chủ trì, miễn là thuận lợi cho mình. Chẳng hạn đăng ký dự thi ở Hà Nội nhưng có thể chọn cụm thi do ĐH chủ trì ở TPHCM thi.

Hai là, thí sinh tự do nhưng chưa tốt nghiệp THPT thì đăng ký dự thi ở đâu thì dự thi ở cụm thi chỉ định dành cho địa phương đó. Ví dụ, đăng ký dự thi ở Nam Định thì chỉ được chọn cụm dự thi do ĐH chủ trì ở Hà Nội

Về việc xét tuyển, ông Trần Văn Nghĩa cũng lưu ý: Sau khi có kết quả thi, các trường sẽ cấp cho thí sinh 4 giấy chứng nhận kết quả thi trong đó 1 giấy nguyện vọng (NV) 1 và 3 NV bổ sung. Với NV1, thí sinh chỉ được đăng kí vào 1 trường, mỗi trường tối đa 4 NV vào 4 ngành khác nhau. Trong quá trình xét tuyển, nếu thấy có khả năng trượt, thí sinh có thể rút hồ sơ để đăng kí trường khác hoặc điều chỉnh NV trong trường.

Chỉ có TS trượt NV1 mới có quyền được đăng kí NV bổ sung. Với các NV bổ sung, thí sinh có thể dùng đồng thời cả 3 giấy vào tối đa 3 trường mỗi trường 4 NV, như vậy mỗi thí sinh sẽ có tối đa 12 NV. Vì thế, sau khi có kết quả thi, các em phải hết sức cân nhắc. Ở NV bổ sung thì ở mỗi đợt xét tuyển thí sinh không được phép rút hồ sơ. Nếu sau khi hết đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh vẫn chưa trúng tuyển thì được phép đến trường mình nộp rút hồ sơ để nộp xét tuyển đợt bổ sung kế tiếp.

Nguyễn Hùng

 

Thông tin, bài viết về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cấm thi vào lớp 6, nửa mừng nửa lo – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 18 Mar 2015 07:25 AM PDT

Chờ chỉ đạo từ
trên…

Đó là câu trả lời của
lãnh đạo các trường THCS vốn lâu nay vẫn tổ chức thi tuyển vào lớp 6.



Cấm thi vào lớp 6, nửa mừng nửa lo

Học sinh chờ cha mẹ đến đón sau kỳ
thi vào lớp 6 Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam, Hà Nội năm 2014 (Ảnh: Văn
Chung).

Hiệu trưởng Trường THCS Cầu Giấy (quận
Cầu Giấy, Hà Nội) Dương Văn Tiến cho biết, trường hiện đang lúng túng, chưa có
phương án cụ thể để tuyển sinh sau lệnh cấm này.

Trường THCS Cầu Giấy
được thành lập theo mô hình trường chất lượng cao, nhưng do chưa có quyết định
công nhận nên lâu nay vẫn hoạt động theo mô hình trường công lập.

“Vì tỷ lệ đăng
ký dự thi vào trường cao nên nhà trường duy trì hình thức thi tuyển kết hợp với
tuyển thẳng những HS có thành tích hoặc năng khiếu được duy trì nhiều năm
nay” – lời ông Tiến. hàng năm tỉ lệ chọi vào lớp 6 của trường luôn ở mức 1
chọi 10.

Trong khi đó, lãnh đạo chuyên Hà Nội -
Amsterdam cho biết, các năm trước mọi quy định liên quan đến tuyển sinh khối 6
của trường ra sao đều do sở quy định và hướng dẫn. Nhà trường cũng như phụ
huynh hiện vẫn chờ đợi hướng dẫn của sở.

Mỗi năm Trường Hà Nội
– Amsterdam chỉ tuyển khoảng 200 HS lớp 6 nhưng số lượng đăng ký dự thi thường
lên tới 4.000. Vì vậy, ban giám hiệu cũng chưa hình dung ra phương án tuyển
sinh nào thay thế cho việc thi 2 môn văn, toán.

Còn lãnh đạo Trường
THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho rằng, nhà trường đón nhận chỉ đạo
này với tâm trạng vừa mừng vừa lo. Là trường thực hành trực thuộc Trường ĐH Sư
phạm Hà Nội, tuyển sinh không theo địa bàn Hà Nội mà mở rộng khắp cả nước nên
bài toán tuyển sinh đầu cấp, nhất là lớp 6 với trường này không hề đơn giản.

Giám đốc Sở GD-ĐT Bà
Rịa – Vũng Tàu Nguyễn Thanh Giang chia sẻ: “Đây thực sự là bài toán khó
khăn cho chúng tôi. Nếu tổ chức thi sẽ thuận lợi hơn vì nhiều trường nhu cầu
đầu vào lớn nhưng số lượng tuyển rất hạn chế. Hiện sở đang yêu cầu các phòng
GD-ĐT trình phương án để xem xét”.

Chị Hà Minh, có con
học lớp 5 Trường Tiểu học Trung Tự băn khoăn: "Tôi đã cho con luyện thi vào lớp
6 cả 3 năm nay. Giờ không phải thi, nhưng nếu trường tuyển sinh cách khác thì
không biết có phù hợp với cách con vẫn học ôn bấy lâu".

Giảm áp lực cho học
sinh?

Dù biết sẽ có khó
khăn ban đầu tuy nhiên lãnh đạo Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành cũng bật
mí hiện đang ấp ủ những phương án tuyển sinh trình lên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
và cấp trên xem xét.



Cấm thi vào lớp 6, nửa mừng nửa lo

Học sinh trao đổi bài sau giờ thi vào
lớp 6 Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam, Hà Nội năm 2014. (Ảnh: Văn Chung).

Trong khi đó, giám
đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang Nguyễn Đức Hiền chia sẻ, từ nhiều năm nay sở này đã cấm
tuyệt đối các trường thi vào lớp 6. Từ năm 2015, theo Đề án trường trọng điểm
chất lượng cao khối THCS, Bắc Giang sẽ tổ chức thi tuyển với học sinh lớp 7 (ở
thành phố) và lớp 8 ở khu vực huyện, thị. Như vậy trong một trường sẽ có các lớp
học đại trà và một số lớp học chất lượng cao. Khoảng thời gian lớp 7, lớp 8
theo ông Hiền: “Khi đó chương trình học mới bắt đầu phân hóa rõ
ràng”.

Ủng hộ văn bản của Bộ
GD-ĐT, tuy nhiên ông Hiền cho rằng: “Nếu làm ngay từ lớp 6 chắc chắn khó
tránh khỏi chuyện phụ huynh chạy chọt, giáo viên nâng điểm, làm đẹp học bạ cho
học sinh rồi chuyện dạy thêm học thêm”.

Về phía phụ huynh,
chị Hằng Ngọc có con đang học lớp 5 Trường Tiểu học Ngôi Sao (quận Thanh Xuân,
Hà Nội) cho biết chị rất phấn khởi sau lệnh cấm này.

“Trường này từ
trước đến nay vốn có nhiều cháu thi đỗ vào lớp 6 trường chuyên nên mới vào lớp
1, lớp 2 không ít người đã lên kế hoạch cho con học thêm. Nhiều cháu cứ hết giờ
học buổi chiều, ăn tạm cái bánh mỳ là bố mẹ đến đón đi học thêm nhà thầy. Thấy
mà thương…” – chị Ngọc tâm sự.

Trò chuyện với giáo
viên chủ nhiệm, chị Ngọc được biết không ít cháu vì học nhiều mà lên lớp
“bị đơ” do mệt mỏi và bị nhồi sọ đủ phương pháp học của thầy cô, càng
học càng kém.

Theo quan điểm của
chị Hằng Ngọc với trẻ lớp 5, chỉ cần các con học tốt kiến thức cơ bản trên lớp
là được. Chị cũng dự định cho con thi thử vào Trường chuyên Hà Nội-Amsterdam để
thử sức.

Chị Ngọc Anh có con
đang học lớp 4 ở Trường Tiểu học Thanh Liệt (Thanh Trì, Hà Nội) cũng đồng quan
điểm khi cho rằng: “Bộ GD-ĐT đang theo đuổi lý thuyết là giảm tải gánh
nặng học hành cho trẻ con nên các quy định buộc phải thống nhất với lý thuyết
này".


Test IQ có phải là
thi?



Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển


Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển


Chiều 18/3, bên lề
buổi trả lời trực tuyến về đổi mới thi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển
có cuộc trao đổi nhanh với báo chí xung quanh chủ trương cấm tuyệt đối thi
vào lớp 6.

Thưa Thứ trưởng,
công văn của Bộ GD-ĐT cấm tuyệt đối việc thi tuyển vào lớp 6 nhưng các địa
phương, nhà trường vẫn có chủ trương tuyển các em qua các test, kiểm tra năng
lực, IQ, EQ,..Như vậy đây vẫn là một hình thức thi khác?

Thứ trưởng Nguyễn
Vinh Hiển: Địa phương sẽ quyết việc này. Để chọn được học sinh giỏi thì có
nhiều cách đánh giá. Tuy nhiên, phải thống nhất làm sao việc tuyển sinh không
được chọn em này mà bỏ em kia trên một địa bàn để đảm bảo phổ cập giáo dục.

Đây có phải là bước
đi trong lộ trình xóa bỏ trường chuyên lớp chọn ở bậc THCS không?

Ta đã xóa mô hình
trường chuyên THCS ngay từ nghị quyết TƯ II năm 1996.

Mô hình trường chất
lượng cao có thể hiểu như thế nào cho thỏa đáng?

“Chất lượng
cao” theo Nghị quyết của Quốc hội là đảm bảo một chất lượng giáo dục
cao, được thu học phí cao để bù đắp phần chất lượng cao đó. Có nghĩa rằng
chất lượng cao, học phí cao đến đâu phải do thỏa thuận và phải được sự tự
nguyện của phụ huynh. Không thể hiểu đây là mô hình như trường chuyên.

Bộ nói không còn mô
hình trường chuyện bậc THCS nhưng thực tế nó vẫn tồn tại?

Trong thực tế,
không có tồn tại trường THCS chuyên, không có chương trình nào như vậy.

Cảm ơn ông.

Theo Vietnamnet



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments