Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


ĐH Cần Thơ sẽ cho phép sinh viên đang học được thi lại đại học – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 17 Mar 2015 08:46 AM PDT

PGS.TS. Đỗ Văn Xê cho biết, trường nhận thấy thi tuyển lại ĐH để chọn ngành phù hợp hơn là nhu cầu chính đáng và hợp pháp của SV đang học tại trường ĐH nên trường sẽ hỗ trợ tối đa để các em được toại nguyện. Trường cho phép và sẽ xác nhận vào phiếu đăng ký dự thi để các em hoàn thành thủ tục đăng ký dự thi.

Nếu không trúng tuyển thì các em vẫn sẽ trở lại trường học bình thường. Nếu trúng tuyển thì các em phải đóng tiền đền bù chi phí đào tạo thì mới có thể học theo ngành mới (việc này ban giám hiệu đang cân nhắc có nên đóng tiền đền bù hay không? Nếu đóng thì bao nhiêu?). Đối với các SV đang đóng học phí ở mức 1,5 lần thì không cần đóng tiền đền bù chi phí đào tạo.

Nếu sinh viên trúng tuyển vào ngành mới trong trường ĐH Cần Thơ, trường sẽ xem xét miễn các học phần trong chương trình đào tạo của ngành mới mà các em đã học. Trường giao cho Phòng Công tác Sinh viên phụ trách việc này. Tuy nhiên, việc xác nhận vào giấy tờ để các em đăng ký còn phải chờ đến khi Bộ GD-ĐT ban hành phiếu đăng ký dự thi. Sau khi Bộ ban hành phiếu đăng ký dự thi sinh viên nào có nhu cầu thì liên hệ với phòng công tác sinh viên để được giúp đỡ.

Hoàng Tùng

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tạm dừng tuyển viên chức chuyên trách y tế, tài chính trường mầm non, phổ thông – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 17 Mar 2015 08:30 AM PDT

Cũng
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan rà soát các quy định về việc tổ chức y tế trường học,
tài chính kế toán trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập; đề xuất
các giải pháp cần thiết tiết kiệm tối đa biên chế các cơ sở giáo dục và đào tạo
công lập, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2015.

Các chỉ đạo trên của Thủ tướng Chính phủ nhằm kiện toàn và tăng cường hiệu quả
về công tác y tế trường học và hoạt động tài chính kế toán tại các cơ sở giáo
dục và đào tạo.

Theo
Chinhphu.vn



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vụ 2 thiếu nữ đánh lộn đến ngất xỉu: Một em mới đang học lớp 9 – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 17 Mar 2015 07:23 AM PDT

Hai thiếu nữ đang đánh nhau (hình cắt từ clip)

Hai thiếu nữ đang đánh nhau (hình cắt từ clip)

Chiều 17/3, ông Trịnh Quang Hưng, bí thư thị ủy Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang cho biết, sau khi xem thông tin từ báo chí ông đã chỉ đạo UBND huyện cùng các ngành có liên quan nhanh chóng xác minh làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc và đề ra hướng xử lý cụ thể, có tình có lý.

Cũng theo ông Hưng, trước đó, thầy Nguyễn Quốc Khởi, trưởng phòng Giáo dục thị xã Ngã Bảy cũng đã xác nhận có học sinh đánh nhau và đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn tiến hành xác minh vụ việc, ghi lời tường trình của những người có liên quan.

Bước đầu xác định nạn nhân bị đánh xỉu tên Trần Thị Bảo Hân, học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Du, người đánh  Hân tên Kiều, đã rời khỏi ghế nhà trường. Hân khai nhận, Hân và Kiều sau khi đi uống trà sữa đã hẹn đi đánh nhau dưới sự cổ vũ của một số bạn cùng trường và một số bạn ở trường khác.

Phạm Tâm



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chuyện “Thánh Gióng tắm hồ Tây” đã ghi trong Thần tích? | Giáo dục

Posted: 17 Mar 2015 07:07 AM PDT

Theo chia sẻ trên trang cá nhân của Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, chi tiết "Thánh Gióng tắm ở hồ Tây" đã được ghi trong Thần tích của xã Xuân Tảo, tổng Xuân Tảo, tỉnh Hà Đông (cũ).

Như tin đã đưa, mấy ngày qua, nhiều phụ huynh có con em học lớp 5 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và dư luận xôn xao về việc sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 và sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A (sách thử nghiệm) đưa chi tiết: Phù Đổng Thiên Vương (tức Thánh Gióng) sau khi đánh tan giặc đã "ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết".

Chi tiết này gây ra nhiều tranh cãi, thắc mắc bởi nó khác với những thông tin trong câu chuyện dân gian về Thánh Gióng mà nhiều người vẫn quen thuộc: Phù Đổng Thiên Vương sau khi đánh tan giặc đã bay về trời.

Đoạn văn được cho là “lạ” với chi tiết “Thánh Gióng tắm ở hồ Tây” đang khiến dư luận xôn xao.



Liên quan đến sự việc này, trả lời báo chí, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết, trong chiều 16/3, nhóm làm việc gồm đại diện các bên có liên quan (Vụ Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, chủ biên viết sách) đã thảo luận về vấn đề mà các phụ huynh thắc mắc xung quanh ngữ liệu của cuốn sách.

GS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên cuốn sách khẳng định đoạn văn trên là của nhà thơ Nguyễn Đình Thi và được trích dẫn đúng, không phải do nhóm biên soạn bịa ra.

Theo đó, chi tiết trong sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A là "Thánh Gióng sau khi đánh giặc bị thương nặng, vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm…" được trích dẫn từ tác phẩm “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích”, của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Đó là mô tả tưởng tượng của Nguyễn Đình Thi khi còn là một cậu bé.

Mở rộng tìm hiểu về chi tiết được cho là "lạ" về sự tích Thánh Gióng đang gây tranh cãi, những thông tin mới đã được phát hiện.

Theo thông tin được nhà nghiên cứu Trần Quang Đức đăng tải trên trang cá nhân, trước Nguyễn Đình Thi hơn trăm năm, mục Sóc Thiên vương thực lục trong Thần tích xã Xuân Tảo, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm), có ghi: "Đứa bé nghiêm giọng nói: Ta là thiên tướng. Rồi cưỡi lên ngựa sắt, rong ruổi chạy như bay. Nháy mắt đã đi trăm dặm. TẮM Ở BẾN NƯỚC HỒ TÂY".

Nguyên văn Thần tích xã Xuân Tảo, tổng Xuân Tảo, tỉnh Hà Đông có chép về chuyện "Thánh Gióng tắm ở hồ Tây". Tranh minh họa do Nguyễn Ngân Giang vẽ.



Như vậy, chi tiết "Thánh Gióng tắm ở hồ Tây" ít nhất đã được ghi chép trong một sử liệu là Thần tích của xã Xuân Tảo, tỉnh Hà Đông (cũ) theo như thông tin mà ông Trần Quang Đức chia sẻ.

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cho biết thêm thông tin: "Riêng chuyện Thánh Gióng, sớm nhất được ghi lại trong sách An Nam chí lược thế kỷ 14, thì lại chép: "Miếu Xung Thiên ở làng Phù Đổng, trong nước loạn, bỗng thấy một người, có uy đức, dân đều quy thuận ông. Bèn lãnh đạo mọi người dẹp loạn ấy, xong thì bay lên trời bỏ đi, gọi là Xung Thiên vương. Dân bèn lập đền thờ ông"".

"Trong hai trường hợp này, chi tiết tắm ở Hồ Tây rõ ràng là chi tiết tưởng tượng, thường thấy ở những câu chuyện dân gian. Câu chuyện mọi người tiếp nhận là sản phẩm sau khi đã được Bộ giáo dục lựa chọn, biên tập, thay vì cung cấp những thông tin khác nhau để người học tự cảm nhận (với tác phẩm văn chương) và tự phê phán (đối với cứ liệu lịch sử)", ông Đức khẳng định. 

Còn nhớ, đầu năm 2014, một sự việc tương tự như vụ Thánh Gióng nói trên cũng đã xảy ra. Đó là bộ lịch của Ngân hàng SHB có giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm là do vua Lê Thái Tổ "rút gươm ra xua rùa đi" và đã "khiến dư luận bức xúc".

Ngay sau đó, cũng chính nhà nghiên cứu Trần Quang Đức đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng trong sử sách về việc có nhiều bản truyện sự tích hồ Hoàn Kiếm tương tự. Theo đó, các sách Sơn cư tạp thuật, Tang thương ngẫu lục, Đại Nam nhất thống chí, Hà thành kim tích khảo cũng kể về việc vua Lê Thái Tổ "ném kiếm xuống hồ", vua dùng bảo kiếm chỉ rùa song bị rùa ngậm mất…

"Các câu chuyện dân gian không có đúng sai, và luôn có dị bản", nhà nghiên cứu Trần Quang Đức khẳng định.

Ông Đức cho rằng: "Phản ứng của nhiều người cho thấy họ đã quá quen với những câu chuyện một chiều, và lẫn lộn giữa truyền thuyết, huyền thoại, sự tích với lịch sử. Đặc biệt, tuyệt đại đa số học sinh (bao gồm cả phụ huynh, giáo viên đã từng là học sinh) đều thiếu tư duy sử học. Bởi vậy, người ta rất dễ nâng cao quan điểm, cảm xúc, trước những thông tin khác với vốn hiểu biết của mình".



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đừng vội “ném đá”, chuyện “Thánh Gióng tắm hồ Tây” đã được ghi trong Thần tích | Giáo dục

Posted: 17 Mar 2015 06:34 AM PDT

Chi tiết "Thánh Gióng tắm ở hồ Tây" đã được ghi trong Thần tích của xã Xuân Tảo. Vì thế, đừng vội "ném đá" hay "nâng cao quan điểm, cảm xúc khi tiếp nhận những thông tin khác với hiểu biết vốn có của mình".

Như tin tức đã đưa, mấy ngày qua, nhiều phụ huynh có con em học lớp 5 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và dư luận xôn xao về việc sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 và sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A (sách thử nghiệm) đưa chi tiết: Phù Đổng Thiên Vương (tức Thánh Gióng) sau khi đánh tan giặc đã "ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết".

Chi tiết này gây ra nhiều tranh cãi, thắc mắc bởi nó khác với những thông tin trong câu chuyện dân gian về Thánh Gióng mà nhiều người vẫn quen thuộc: Phù Đổng Thiên Vương sau khi đánh tan giặc đã bay về trời.

Đoạn văn được cho là “lạ” với chi tiết “Thánh Gióng tắm ở hồ Tây” đang khiến dư luận xôn xao.

Liên quan đến sự việc này, trả lời báo chí, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết, trong chiều 16/3, nhóm làm việc gồm đại diện các bên có liên quan (Vụ Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, chủ biên viết sách) đã thảo luận về vấn đề mà các phụ huynh thắc mắc xung quanh ngữ liệu của cuốn sách.

GS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên cuốn sách khẳng định đoạn văn trên là của nhà thơ Nguyễn Đình Thi và được trích dẫn đúng, không phải do nhóm biên soạn bịa ra.

Theo đó, chi tiết trong sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A là "Thánh Gióng sau khi đánh giặc bị thương nặng, vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm…" được trích dẫn từ tác phẩm “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích”, của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Đó là mô tả tưởng tượng của Nguyễn Đình Thi khi còn là một cậu bé.

Mở rộng tìm hiểu về chi tiết được cho là "lạ" về sự tích Thánh Gióng đang gây tranh cãi, những thông tin mới đã được phát hiện.

Theo thông tin được nhà nghiên cứu Trần Quang Đức đăng tải trên trang cá nhân, trước Nguyễn Đình Thi hơn trăm năm, mục Sóc Thiên vương thực lục trong Thần tích xã Xuân Tảo, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm), có ghi: "Đứa bé nghiêm giọng nói: Ta là thiên tướng. Rồi cưỡi lên ngựa sắt, rong ruổi chạy như bay. Nháy mắt đã đi trăm dặm. TẮM Ở BẾN NƯỚC HỒ TÂY".

Nguyên văn Thần tích xã Xuân Tảo, tổng Xuân Tảo, tỉnh Hà Đông có chép về chuyện "Thánh Gióng tắm ở hồ Tây". Tranh minh họa do Nguyễn Ngân Giang vẽ.

Như vậy, chi tiết "Thánh Gióng tắm ở hồ Tây" ít nhất đã được ghi chép trong một sử liệu là Thần tích của xã Xuân Tảo, tỉnh Hà Đông (cũ) theo như thông tin mà ông Trần Quang Đức chia sẻ.

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cho biết thêm thông tin: "Riêng chuyện Thánh Gióng, sớm nhất được ghi lại trong sách An Nam chí lược thế kỷ 14, thì lại chép: "Miếu Xung Thiên ở làng Phù Đổng, trong nước loạn, bỗng thấy một người, có uy đức, dân đều quy thuận ông. Bèn lãnh đạo mọi người dẹp loạn ấy, xong thì bay lên trời bỏ đi, gọi là Xung Thiên vương. Dân bèn lập đền thờ ông"".

"Trong hai trường hợp này, chi tiết tắm ở Hồ Tây rõ ràng là chi tiết tưởng tượng, thường thấy ở những câu chuyện dân gian. Câu chuyện mọi người tiếp nhận là sản phẩm sau khi đã được Bộ giáo dục lựa chọn, biên tập, thay vì cung cấp những thông tin khác nhau để người học tự cảm nhận (với tác phẩm văn chương) và tự phê phán (đối với cứ liệu lịch sử)", ông Đức khẳng định. 

Còn nhớ, đầu năm 2014, một sự việc tương tự như vụ Thánh Gióng nói trên cũng đã xảy ra. Đó là bộ lịch của Ngân hàng SHB có giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm là do vua Lê Thái Tổ "rút gươm ra xua rùa đi" và đã "khiến dư luận bức xúc".

Ngay sau đó, cũng chính nhà nghiên cứu Trần Quang Đức đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng trong sử sách về việc có nhiều bản truyện sự tích hồ Hoàn Kiếm tương tự. Theo đó, các sách Sơn cư tạp thuật, Tang thương ngẫu lục, Đại Nam nhất thống chí, Hà thành kim tích khảo cũng kể về việc vua Lê Thái Tổ "ném kiếm xuống hồ", vua dùng bảo kiếm chỉ rùa song bị rùa ngậm mất…

"Các câu chuyện dân gian không có đúng sai, và luôn có dị bản", nhà nghiên cứu Trần Quang Đức khẳng định.

Ông Đức cho rằng: "Phản ứng của nhiều người cho thấy họ đã quá quen với những câu chuyện một chiều, và lẫn lộn giữa truyền thuyết, huyền thoại, sự tích với lịch sử. Đặc biệt, tuyệt đại đa số học sinh (bao gồm cả phụ huynh, giáo viên đã từng là học sinh) đều thiếu tư duy sử học. Bởi vậy, người ta rất dễ nâng cao quan điểm, cảm xúc, trước những thông tin khác với vốn hiểu biết của mình".



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thánh Gióng tắm Hồ Tây, Bộ Giáo dục nói gì? | Giáo dục

Posted: 17 Mar 2015 06:03 AM PDT

GS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên cuốn sách khẳng định đoạn văn trên là của nhà thơ Nguyễn Đình Thi và được trích dẫn đúng, không phải do nhóm biên soạn bịa ra.

Chi tiết trong sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A "Thánh Gióng sau khi đánh giặc bị thương nặng, vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm…" được trích dẫn từ tác phẩm “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích”, của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.

Nguyễn Đình Thi từng viết một số bài nghiên cứu về văn học dân gian như “Sức sống của nhân dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích”, “Nguyễn Du và Truyện Kiều”, “Thời gian của Thánh Gióng”…

19 tuổi, Nguyễn Đình Thi đã in những cuốn sách luận về Niestze, Bergson. Năm 1944, khi 20 tuổi, ông viết bài "Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích", được đánh giá là bài viết “mang tầm vóc lớn”.

Đoạn trích có chi tiết  "Thánh Gióng sau khi đánh giặc bị thương nặng, vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm…" mô tả tưởng tượng của Nguyễn Đình Thi khi còn là một cậu bé.

Đoạn trích được các nhà biên soạn sách giáo khoa sử dụng làm ngữ liệu cho tài liệu “Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5, tập 2A”, một tài liệu thử nghiệm của mô hình “trường học mới Việt Nam” (Việt Nam Escuela Nueva, viết tắt là VNEN).

Mô hình này bắt đầu được thí điểm từ năm học 2012  2013, từ học sinh lớp 2. Đến năm học này (2014 – 2015) là năm học thứ 3 triển khai thí điểm, và là năm đầu tiên có lứa học sinh lớp 5 theo học.

Năm học 2014-2015, hơn 2.000 trường tiểu học trong cả nước (chiếm 10%) thực hiện dạy học theo mô hình này (trong đó, có gần 1.500 trường học thực hiện theo dự án và hơn 800 trường  tự nguyện nhân rộng toàn phần).

Theo mô hình VNEN, sách của học sinh là các tài liệu hướng dẫn học, được viết dưới dạng các hoạt động của học sinh (một mình, cặp đôi, làm việc nhóm,v.v…) và theo các mô-đun/bài/vấn đề/nội dung/kiến thức.

Ông Đặng Tự Ân, chuyên gia trưởng của mô hình giải thích: Theo mô hình truyền thống, học sinh có sách giáo khoa riêng; giáo viên có sách giáo viên riêng; giáo viên  giảng giải theo sách. Còn theo mô hình VNEN, tài liệu học tập được dùng chung cho học sinh, giáo viên và phụ huynh (hay còn gọi là tài liệu “3 trong 1″).

Khi sử dụng tài liệu, giáo viên gợi mở, hỗ trợ học sinh tìm ra kiến thức. Theo mô hình truyền thống, học sinh chủ yếu ghi nhớ, luyện tập theo mẫu. Còn ở mô hình mới, học sinh học qua trải nghiệm, giao tiếp và phản hồi.

Với cách tiếp cận này, kiến thức cuối cùng của học sinh thu nhận được sẽ thông qua thảo luận nhóm với bạn, cùng sự hướng dẫn của giáo viên và tài liệu học tập.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết, nhóm làm việc với các đại diện có liên quan (Vụ Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, chủ biên viết sách) đã thảo luận về vấn đề mà các phụ huynh thắc mắc xung quanh ngữ liệu của cuốn sách. Ông Định nói sẽ cân nhắc và lắng nghe các góp ý hợp lý để điều chỉnh trong quá trình thí điểm mô hình.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Xác định danh tính 2 nữ sinh đánh nhau đến ngất xỉu | Xã hội

Posted: 17 Mar 2015 05:46 AM PDT

TPO – Mấy ngày qua dư luận chưa hết xôn xao về việc nữ sinh bị đánh hội đồng ở Trà Vinh thì ngày 16/3 trên facebook xuất hiện clip 2 nữ sinh đánh nhau đến ngất xỉu với sự chứng kiến của nhiều học sinh khác. Qua tìm hiểu, xác định trong clip có liên quan đến nữ sinh của trường THCS Nguyễn Du, phường Hiệp Thành (Ngã Bảy, Hậu Giang).

Sáng 17/3, liên hệ với Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du, cô Nguyễn Thị Liên xác nhận, trong clip có nữ sinh của trường đánh nhau đã xảy ra ngày 7/3.

Địa điểm là nơi vắng vẻ, cách trường gần 1 km. Nữ sinh bị đánh tên H. học lớp 9 của trường và nữ sinh đánh em H. bên ngoài trường tên K. 

Theo cô Liên, hiện trường đang tiến hành mời các em có liên quan đến làm việc để xử lý và thông tin cho báo chí.

Phóng viên đề nghị cho biết nguyên nhân đánh nhau thì hiệu trưởng nói đang điều tra nên chờ vài ngày nữa có kết quả sẽ thông báo.

Còn Phòng GD&ĐT thị xã Ngã Bảy cho biết, đã phân công một đồng chí làm việc với nhà trường để tìm hiểu và có hướng xử lý. Đến nay chưa có kết quả.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tuyệt đối không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6 | Giáo dục

Posted: 17 Mar 2015 05:30 AM PDT

TPO – Văn bản do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển ký ngày 17/3 gửi các sở GD&ĐT yêu cầu các địa phương tuyệt đối không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6.

Theo nội dung văn bản, THCS là cấp phổ cập đối với đối tượng thanh, thiếu niên từ 11 đến 18 tuổi chưa tốt nghiệp THCS.

Việc tuyển sinh vào cơ sở giáo dục phải đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu phổ cập giáo dục THCS trên từng địa bàn; tuyển sinh đủ chỉ tiêu, kế hoạch, không vượt quá quy định về sĩ số học sinh trên lớp và số lớp so với khả năng đáp ứng của nhà trường về tỷ lệ giáo viên/lớp và điều kiện cơ sở vật chất.

Việc tuyển sinh vào lớp 6 của bậc THCS phải thực hiện theo phương thức xét tuyển.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục có số lượng học sinh đăng kí vào lớp 6 vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh thì các sở GD&ĐT phải chỉ đạo các cơ sở giáo dục căn cứ vào quy định hiện hành để xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp và trình cấp có thẩm quyền ở địa phương xem xét quyết định; tuyệt đối không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6 cũng như "không tổ chức trường chuyên ở bậc tiểu học, THCS, trừ các trường năng khiếu thể dục thể thao".



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nữ sinh bị đánh hội đồng lên Sài Gòn học | Giáo dục

Posted: 17 Mar 2015 05:14 AM PDT

TPO – Toàn bộ chi phí học tập, ăn ở của em P. tại TP.HCM sẽ do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Khôi Nguyên đài thọ từ đây cho đến hết lớp 12. Tuy nhiên, em P. phải trải qua một đợt kiểm tra để có thể chọn bậc học phù hợp tại hệ thống trường quốc tế.

Ông Nguyễn Phước Thành – cha của em Nguyễn Thị Hồng P. (nữ sinh lớp 7/5, bị bạn học cùng đánh hội đồng tại Trường THCS Lý Tự Trọng, TP.Trà Vinh) – cho biết, hôm nay 17/3, con gái ông đã đến tham quan ngôi trường mới tại Q.7, TP.HCM.

   

Trước đó, qua video clip quay cảnh bạn học đánh hội đồng em P. bị tung lên mạng, gây phẫn nộ trong dư luận, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Khôi Nguyên (TP.HCM) đã đề nghị với gia đình sẽ tiếp nhận em vào học miễn phí trong hệ thống trường quốc tế của công ty.

"Vụ việc làm tôi rất thương cảm nên muốn thông qua hệ thống giáo dục của mình để chia sẻ trách nhiệm xã hội với gia đình em P., tạo điều kiện cho em P. học tập tốt, giúp em lấy lại cân bằng tâm lý bị tổn thương", ông Trịnh Quang Đồng – Tổng giám đốc Công ty nói.

Hệ thống trường quốc tế tại TP.HCM của công ty hiện có 3 cơ sở gồm Trường quốc tế Canada, Trường song ngữ Việt Nam – Canada và Trường chuyên toán và khoa học tiếng Anh.

Ông Thành cho biết con gái ông đã chọn học tại Trường song ngữ Việt Nam – Canada, số 07 & 86 Đường 23 Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phú, Q.7.

Đồng thời, em sẽ được bố trí ở nội trú tại học xá của trường thuộc Khu dân cư 3C Đại lộ Nguyễn Văn Linh, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Hôm nay, 17/3, em đã đi tham quan trường, nơi ở và làm thủ tục nhập học. Toàn bộ chi phí học tập, ăn ở nội trú của P. sẽ do công ty đài thọ cho đến khi học xong lớp 12.

Tuy nhiên, theo ông Thành, em P. còn phải trải qua một đợt kiểm tra để có thể chọn bậc học phù hợp tại hệ thống trường quốc tế này. Đây là niềm hạnh phúc lớn, vì trước đó, gia đình đã có ý định chuyển P. sang Trường Sư phạm Thực hành Trà Vinh (cùng trường với chị gái P. đang học).

Theo ông Thành, P. có năng khiếu Aerobic, việc được học ở một trường quốc tế là cơ hội cho em phát huy khả năng.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vụ nữ sinh Trà Vinh đánh bạn: Hiệu trưởng xin từ chức

Posted: 17 Mar 2015 04:59 AM PDT

- Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) Phan Thanh Nguyên đã xin từ chức vì cho rằng, bản thân phải chịu trách nhiệm cao nhất.

Ông Phan Thanh Nguyên – hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng, Trà Vinh, nơi xảy ra sự việc nữ sinh bị đánh hội đồng xin từ chức hiệu trưởng do cho rằng bản thân phải chịu trách nhiệm cao nhất.

Ông Nguyễn Thành Nguyện, giám đốc Sở GD-ĐT Trà Vinh cho biết, sau sự việc xảy ra, trong báo cáo về trách nhiệm liên quan đến việc nhiều học sinh đánh bạn, ông Phan Thanh Nguyên, hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng tự nhận hình thức kỷ luật xin được từ chức hiệu trưởng.

  nữ sinh, Trà Vinh, đánh bạn, hiệu trưởng, THCS Lý Tự Trọng, từ chức

Cho rằng bản thân phải chịu trách nhiệm cao nhất khi xảy ra việc nữ sinh
bị đánh hội đồng, Hiệu trưởng THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) đã xin từ
chức.

“Lý do ông xin từ chức hiệu trưởng là do ông là
người đứng đầu nhà trường, phải chịu trách nhiệm cao nhất” – lời ông Nguyên.

Tuy
nhiên, về phía Sở GD-ĐT Trà Vinh, trong công bố kỉ luật đưa ra vào chiều 16/3 đã tạm đình chỉ công tác một tháng đối với ông Phan Thanh
Nguyên – hiệu trưởng; ông Võ Thanh Vũ – phó hiệu trưởng, ông Thạch Minh
Tâm – tổng phụ trách Đội và ông Võ Thành Tất – giáo viên chủ nhiệm lớp
7/5.

Đồng thời, buộc thôi học 1 tuần đối với 3/9 học sinh gồm lớp
trưởng Dương Thúy V (người tổ chức đánh bạn), Lâm Trần Bình T. (người
phang chồng ghế cuối clip) và Nguyễn Thùy D (học sinh quay video clip).
Sáu học sinh còn lại nhận hình thức cảnh cáo và khiển trách.

Trước đó, ngày 9/3, trên mạng xã hội facebook xôn xao clip nhóm nữ sinh liên tiếp dùng tay, ghế nhựa đánh vào đầu 1 nữ sinh khác. Clip được cho là quay tại phòng học Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Trà Vinh) được chia sẻ với tốc độ rất nhanh trên mạng. Rất nhiều người phẫn nộ trước hành động đánh hội đồng dã man của nhóm nữ sinh.

Lê Huyền

nữ sinh, Trà Vinh, đánh bạn, hiệu trưởng, THCS Lý Tự Trọng, từ chức



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments