Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Một trường quốc tế nhận nuôi dạy nữ sinh bị đánh hội đồng – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 15 Mar 2015 07:36 AM PDT

Theo ông Thành, nghe đại diện công ty thông báo gia đình rất mừng và đồng ý ngay. Nếu không có trường quốc tế nhận nuôi thì gia đình cũng sẽ chuyển trường khác cho bé P. vì ám ảnh chuyện bị đánh hội đồng.

Hiện Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Khôi Nguyên có 3 cơ sở: Trường quốc tế Canada; trường song ngữ Việt Nam – Canada; trường chuyên toán và khoa học tiếng Anh. Em P. hoàn toàn có thể chọn một trong ba cơ sở trên để học tập, ở nội trú.

Toàn bộ chi phí học tập, ăn ở nội trú sẽ do nhà trường đài thọ cho đến khi em P. học xong lớp 12.

Theo ông Thành, bé P. có năng khiếu Aerobic và đang tập luyện tại đội năng khiếu của tỉnh Trà Vinh nên gia đình dự kiến sẽ xin cho bé tập ở TP Hồ Chí Minh nếu được học ở trường quốc tế. Hiện tại bé P. đã về nhà sau mấy ngày lên TP Hồ Chí Minh khám bệnh, xét nghiệm. Tinh thần bé đã dần ổn định, gia đình tạo mọi điều kiện cho bé vui chơi, thư giãn nhằm tránh ám ảnh sau chuyện đánh hội đồng.

Trước đó như Dân trí đã thông tin, tối 8/3/2015, clip nữ sinh bị đánh hội đồng xuất hiện trên mạng thì Ban giám hiệu Trường THCS Lý Tự Trọng mới hay biết sự việc. Sau đó nhà trường điều tra mới biết vụ việc xảy ra lúc 12h ngày 13/1/2015 tại lớp 7/5 của trường. Nạn nhân bị đánh là nữ sinh N.T.H. P. (học sinh lớp 7/5). Tham gia đánh em P. là một nhóm bảy học sinh (cả nam, nữ) của các lớp 7/4, 7/5, 7/13, 7/15, gồm các nữ sinh Dương Thúy V., Trần Ngọc Anh T., Trần Hồng G., Kim Thảo N., Cam Kim T. và hai nam sinh Lâm Trần Bình T., Lâm Trí N.. Người cuối đoạn video clip phang chồng ghế trúng đầu em P. là nam sinh Lâm Trần Bình T..

Trường THCS Lý Tự Trọng, nơi xảy ra vụ việc đánh hội đồng nữ sinh N.T.H.P.

Trường THCS Lý Tự Trọng, nơi xảy ra vụ việc đánh hội đồng nữ sinh N.T.H.P.

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do nữ lớp trưởng lớp 7/5 tên V. kêu em P. đi mua bánh nhưng em P. không nhận lời, sau đó V. tiếp tục kêu  P. phải đánh 1 bạn nữ sinh khác cũng bị P. từ chối nên V.đã khóa cửu phòng và kêu mấy bạn đánh hội đồng P. Nữ lớp trưởng tên V. cũng tham dùng ghế nhựa đánh vào đầu em P..

Ngay sau đó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh đã yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc. Ngày 13/3, hội đồng kỷ luật đã họp nhưng chưa có kết luận mức kỷ luật đối với những cá nhân liên quan. Dự kiến trong ngày 16/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh sẽ chính thức công bố kết luận về mức kỷ luật.

 

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

 

 





Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vĩnh Phúc hoàn tất việc sửa sai trong việc tuyển dụng giáo viên – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 15 Mar 2015 07:20 AM PDT

Trong công văn này, Sở Nội vụ Vĩnh Phúc yêu cầu UBND các huyện, thị kiểm tra văn bằng chứng chỉ gốc, bảng điểm học tập, tốt nghiệp và chế độ ưu tiên (nếu có) đối với các trường hợp trúng tuyển, nếu phát hiện văn bằng chứng chỉ không hợp pháp thì gửi văn bản về Sở Nội vụ để xem xét hủy kết quả trúng tuyển.

Sở Nội vụ Vĩnh Phúc vừa công nhận kết quả trúng tuyển giáo viên của các huyện, thị.

Sở Nội vụ Vĩnh Phúc vừa công nhận kết quả trúng tuyển giáo viên của các huyện, thị.

Thông báo, niêm yết công khai kết quả trúng tuyển tại đơn vị và thực hiện ký hợp đồng đối với người trúng tuyển giáo viên khối tiểu học, giáo viên mầm non theo quy định.

Theo danh sách trúng tuyển mà Sở Nội vụ Vĩnh Phúc công bố thì một số huyện, thị không tuyển đủ chỉ tiêu đăng ký do số thí sinh đăng ký dự thi có kết quả đạt theo yêu cầu thấp hoặc không xác định được ứng viên trúng tuyển do ở chỉ tiêu cuối cùng có nhiều người bằng điểm nhau, tiêu chí phụ như nhau… Chẳng hạn, ở huyện Bình Xuyên chỉ tuyển được 33 giáo viên tiểu học (chỉ tiêu là 34); huyện Sông Lô chỉ tuyển được 22/24 chỉ tiêu.

Mặc dù, Vĩnh Phúc đã hoàn tất việc sửa sai trong việc tuyển dụng giáo viên năm 2014 nhưng việc xử lý những cán bộ liên quan đến sai phạm trong vụ việc "lùm xùm" vừa qua lại chưa được công khai, minh bạch. Trước đó, trong buổi làm việc với UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn khẳng định: Ngoài việc sửa sai, Vĩnh Phúc phải có hướng xử lý những cán bộ vi phạm trong công tác tuyển dụng.

Như vậy, sau hàng loạt bài viết phản ánh của báo Dân trí và sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Nội vụ, những thí sinh trượt "oan ức" trong kì tuyển dụng giáo viên Vĩnh Phúc năm 2014 đã đòi lại được quyền lợi của mình. Đây cũng sẽ là bài học cho các địa phương trong cả nước khi cố tình "vượt" các quy định của pháp luật.

"Thực tế thì rất sinh động và phong phú nhưng để đảm bảo sự quản lý thống nhất của Chính phủ, của Nhà nước trong một quốc gia thì phải tuân thủ theo pháp luật, pháp luật phải được thực hiện trong 63 tỉnh, thành là như nhau. Nếu có phương pháp khác tốt hơn nhưng lại trái luật thì phải làm đề án xin làm thí điểm trình cơ quan có thẩm quyết chấp thuận" – Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn chia sẻ với Dân trí.

Nguyễn Hùng



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Quyết định ‘lạ’: Vĩnh Phúc hoàn tất việc sửa sai

Posted: 15 Mar 2015 06:29 AM PDT

- Sau phản ánh của VietNamNet về những việc làm chưa hợp lý trong tuyển dụng giáo viên ở Vĩnh Phúc năm 2014, tỉnh này đã có quyết định cuối cùng để sửa sai.

Sở Nội vụ Vĩnh Phúc vừa ký công văn gửi UBND các huyện, thị về việc công nhận kết quả trúng tuyển kỳ thi tuyển giáo viên tiểu học và hợp đồng giáo viên mầm non năm 2014 sau khi xem xét hồ sơ, thẩm định kết quả.

Trong công văn này, Sở Nội vụ yêu cầu UBND các huyện, thị kiểm tra văn bằng chứng chỉ gốc, bảng điểm học tập, tốt nghiệp và chế độ ưu tiên (nếu có) đối với các trường hợp trúng tuyển, nếu phát hiện văn bằng chứng chỉ không hợp pháp thì gửi văn bản về Sở Nội vụ để xem xét hủy kết quả trúng tuyển.

Thông báo, niêm yết công khai kết quả trúng tuyển tại đơn vị và thực hiện ký hợp đồng đối với người trúng tuyển giáo viên khối tiểu học, giáo viên mầm non theo quy định.

Theo danh sách trúng tuyển mà Sở Nội vụ Vĩnh Phúc công bố, một số huyện, thị không tuyển đủ chỉ tiêu đăng ký.

Nguyên nhân là do số thí sinh đăng ký dự thi có kết quả đạt theo yêu cầu thấp hoặc không xác định được ứng viên trúng tuyển do ở chỉ tiêu cuối cùng có nhiều người bằng điểm nhau, tiêu chí phụ như nhau… Chẳng hạn, ở Huyện Bình Xuyên chỉ tuyển được 33 giáo viên tiểu học (chỉ tiêu là 34); Huyện Sông Lô chỉ tuyển được 22/24 chỉ tiêu.

Tuy nhiên việc xử lí các cán bộ có liên quan đến những quyết định "lạ" trong tuyển dụng giáo viên của Vĩnh Phúc theo yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Trần Anh Tuấn vẫn chưa được công khai.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

‘Phải nghĩ đến tiếng kêu của thầy cô’

Posted: 15 Mar 2015 06:12 AM PDT

- Nhiều ý kiến đáng lưu tâm của lãnh đạo 63 sở GD-ĐT tại hội nghị sơ kết thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 (TT30) vừa diễn ra vào sáng 15/3 tại Hà Nội.

Hơn 16 ý kiến trong gần 3 tiếng đồ hồ của các đại biểu về cơ bản cho rằng TT30 sau một năm học thực hiện đã nhận được đồng thuận từ GV, học sinh, phụ huynh và xã hội dù bước đầu còn những khó khăn.

Sở GD-ĐT Quảng Bình cho biết sở đã thành lập đội hỗ trợ kinh nghiệm đi đến 50% cơ sở trong toàn tỉnh, tổ chức sinh hoạt chuyên môn bằng đối thoại trực tiếp với các thầy cô, nhà trường.

Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học TP Hải Phòng Đặng Minh Hằng chia sẻ: "Sở đã tổ chức cho GV dạy mẫu ở các tiết môn Toán, tiếng Việt, Âm nhạc trực tuyến để tất cả thầy cô xem xét, rút kinh nghiệm".

Sở này cũng chỉ đạo không đánh giá, phê bình khiển trách GV mà chỉ nhắc nhở. "Có thầy cô mẫn cán, ghi nhiều, ghi thừa nhưng chỉ cần rút kinh nghiệm cho tháng sau thực hiện cho đúng, không phải làm lại, chép lại, sửa lại để tạo tâm lý thoải mái cho GV" – lời bà Hằng.

đánh giá
Không gian hội nghị sáng 15/3. (Ảnh: Văn Chung)

Phải nghĩ đến tiếng kêu của thầy cô

Tại hội nghị, Phó GĐ sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến chia sẻ: TT30 ra đời, chuyện GV nghĩ ra dùng con dấu thay cho nhận xét là đúng khi mỗi lớp tiểu học ở thủ đô có tới từ 60-65 em. Tuy nhiên nhận xét có thể là vết tích, dấu đúng hoặc sai và không chỉ một mình GV nhận xét. Cô giáo đánh giá, học sinh tự đánh giá, phụ huynh cũng tham gia.

Theo ông Tiến: "Việc ghi ở sổ theo dõi đánh giá học sinh rồi học bạ nhiều khiến, khối lượng công việc lớn như vậy nên GV kêu là đúng".

Vị PGĐ cho biết: "Có ý kiến cho rằng sổ theo dõi đánh giá học sinh ghi hay không cũng được. Nhưng tôi nói với GV đây là nhật ký, không ghi sao nhớ được. Nhưng ghi thế nào. "Tôi vẽ ra cách GV có thể ghi tắt bằng ký hiệu miễn sao cô nắm được. Hiệu trưởng cũng phải xem xét GV chủ nhiệm quan tâm, quán xuyến lớp thế nào. Chỉ cần cô giáo giải thích được cho hiệu trưởng những điều mình ghi là được".

Ông Tiến mong Bộ GD-ĐT nghiên cứu thay vì ghi chép nhiều ở các môn thì GV có thể thay bằng các chứng cứ, dấu tích. Việc đánh giá phẩm chất năng lực kiến thức theo môn cũng nên làm như vậy. GV sẽ không phải viết nhiều. Ở các mục sẽ có dòng trống để nếu cần GV viết, ghi nhận xét vào.

Như vậy thầy cô mới hoàn thành công việc được. Nếu không như GV thể dục 20 lớp không thể ghi hết được.

đánh giá
Trong một tiết học của cô trò tiểu học. (Ảnh minh họa, Ảnh: Văn Chung).

Việc bàn giao sổ học bạ, theo ông Tiến cuối năm nên chuyển lên lớp trên, không cần bàn giao cho học sinh và việc ghi chép cũng chỉ cần làm vào cuối năm như trước đây.

Vụ trưởng Phạm Ngọc Định cho rằng sổ theo dõi, đánh giá chất lượng có thể coi như sổ ghi nhật ký của riêng GV. Bộ chỉ gợi ý. Cơ sở có thể thiết kế cho phù hợp với từng GV hay dùng chung.

Việc dùng các chứng cứ, dấu tích đã có kinh nghiệm từ thực hiện TT32 là "hầu như các nơi không làm thật. Cuối năm GV chỉ tích vào cho xong". Một việc làm vừa mất cường độ lao động vừa không ý nghĩa thì bỏ. Cái cần là GV làm đến đâu một cách thực chất thì ghi và cần tập trung vào đối tượng cần quan tâm giúp đỡ. Sau đó xem các em tiếp thu, tiến bộ như thế nào".

Về sổ học bạ, ông Định cho rằng cần thiết chuyển chọ phụ huynh và đưa riêng không công bố trước lớp đọc, để thầy cô trao đổi với từng phụ huynh. Đây là cách làm nhân văn.  

Giám đốc sở GD-ĐT Bà Rịa-Vũng Tàu Nguyễn Thanh Giang cho rằng muốn thực hiện TT30 tốt phải nghĩ tới "tiếng kêu", quyền lợi của thầy cô. Việc xem xét định mức biên chế GV/lớp, quy định chế độ làm việc cần điều chỉnh để thầy cô yên tâm công tác.

Tại buổi hội nghị, Phó GĐ sở GD-ĐT Nghệ An Thái Huy Vinh hi vọng Bộ sẽ có thêm các cuộc hội thảo tập huấn cho các địa phương. Thực hiện TT30, Bộ cũng cần điều chỉnh một số văn như đánh giá quy chuẩn trường quốc gia, chuẩn nghề nghiệp GV, thi GV dạy giỏi cấp tỉnh.

Bậc THCS lâu nay quy định của Bộ là không thi nhưng ở dưới tỉnh thành có hệ thống trường trọng điểm, tuyển sinh trên địa bàn toàn huyện hoặc tỉnh. Cơ sở rất mong hướng dẫn của Bộ.

Một khó khăn lớn khác cũng được chia sẻ tại hội nghị đó là việc GV hiện nay còn lúng túng khi phải đưa lời nhận xét vào vở, vào sổ cho trò. Nhiều cô thầy còn e dè, chưa đủ tự tin. Áp lực sổ sách nhiều, với trò tiểu học lại phải viết thật đẹp nên xảy ra tình trạng bê nguyên nhận xét khi họ không có đủ vốn từ.

Điều sợ nhất đã không xảy ra

Tiếp tục giải đáp các thắc mắc, Vụ trưởng Phạm Ngọc Định cho rằng việc nhận xét thầy cô chỉ làm khi cần thiết. Cách viết sao cho người đọc cảm nhận được cũng là một cách giúp GV nâng cao trình độ.

Ông khẳng định: "TT30 thành công hay không, quyết định ở GV. Những khó khăn về các kĩ thuật nhận xét, đánh giá sẽ cần được tiếp tục điều chỉnh. Nhưng gì được cho là hình thức sẽ được loại bỏ".

đánh giá
Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) Phạm Ngọc Định phát biểu tại hội nghị sáng 15/3. (Ảnh: Văn Chung).

Theo ông Định: "Qua tất cả các ý kiến, chúng ta thấy TT này có tính nhân văn đã đi vào cuộc sống, HS đã bớt áp lực điểm số mà đảm bảo chất lượng giáo dục được duy trì và có phần nhỉnh hơn. Thầy cô cũng biết cách thực hiện TT30 và cha mẹ đã yên tâm với đánh giá mới. Điều sợ nhất là chính sách không đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, hiện có hơn 350.000 GV, không phải tất cả làm tốt. Thầy cô đang trong giai đoạn biết làm".

Tới đây, Bộ sẽ tiếp tục có hỗ trợ, giúp đỡ các địa phương. Nhắc  lại câu chuyện "sự im lặng của hơn 700 hiệu trưởng", ông Định cho rằng thực hiện TT30 cần sự nghiêm túc nhưng phải linh hoạt, không thể để chuyện "GV sợ trường, trường sợ phòng, phòng sợ sở và sở sợ Bộ".

"Nếu không có dân chủ thì thực hiện TT30 rất khó khăn. Về cách làm, có thể GV làm hơi ngược so với chỉ đạo nhưng hãy cho họ trình bày. Nếu thực sự họ làm đúng nên ủng hộ, đừng quá máy móc" – lời ông Định.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nâng cao hoạt động trải nghiệm sáng tạo KHKT | Giáo dục

Posted: 15 Mar 2015 06:10 AM PDT

Hội thảo Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường trung họcHội thảo Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường trung học

 


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển dự hội thảo.

Hội thảo thu hút hàng trăm thầy cô giáo cùng các GV và HS tham gia Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc gia dành cho HS trung học năm 2015 các tỉnh phía Nam.

Theo Vụ GD Trung học (Bộ GD&ĐT), trong 3 năm qua, hoạt động NCKH và cuộc thi KHKT dành cho HS trung học đã phát triển nhanh và đạt được những kết quả rất khả quan.

 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại hội thảo

Năm 2015 có hơn 5.000 dự án dự thi cấp tỉnh, các địa phương đã chọn được 385 dự án của 677 HS từ 61 tỉnh, thành và 3 trường trực thuộc để tham dự cuộc thi cấp quốc gia.

Cụ thể, khu vực phía Bắc có 30 đơn vị dự thi đến từ 30 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành và 3 trường THPT trực thuộc (từ Thừa Thiên – Huế trở ra). Tổng số có 205 dự án của 371 HS với 15 lĩnh vực.

Khu vực phía Nam có 31 Sở GD&ĐT tham gia dự thi với 180 dự án của 306 HS với 14 lĩnh vực…

Qua đó, cán bộ quản lý, nhà trường, phụ huynh và HS có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động NCKH trong nhà trường, góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá… Cuộc thi ngày càng thu hút nhiều HS tham gia và nhiều ý tưởng sáng tạo của HS đã được hiện thức hóa.

Đặc biệt, liên tục trong 3 cuộc thi Intel ISEF ở Hoa Kỳ, HS Việt Nam khẳng định khả năng NCKH kỹ thuật ở tầm quốc tế và đạt giải nhất năm 2012; 2 giải tư năm 2013 và 2 giải tư, 1 giải đặc biệt năm 2014…

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức hoạt động GD trải nghiệm sáng tạo KHKT trong nhà trường. Định hướng nhiệm vụ, nội dung và giải pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo KHKT trong trường. 

Cùng đó, trao đổi về vấn đề phối hợp giữa các địa phương và cơ sở GD trung học với các cơ sở GD ĐH, doanh nghiệp về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo KHKT trong trường trung học. Những khó khăn, rào cản trong tổ chức hoạt động GD trải nghiệm sáng tạo KHKT trong thời gian tới và giải pháp khắc phục…

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đánh giá cao và ghi nhận những nỗ lực của các địa phương, các thầy cô giáo cũng như các em HS trong công tác NCKH trong thời gian qua. 

Thứ trưởng ghi nhận những kinh nghiệm được các thầy cô giáo và các địa phương chia sẻ tại hội thảo; đặc biệt là những khó khăn của địa phương, nhà trường, của các GV và HS cũng như những giải pháp NCKH trong trường phổ thông…



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chọn ngành nào ra trường dễ xin việc

Posted: 15 Mar 2015 05:56 AM PDT

Sáng 15/3, ngày hội Tư vấn tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với báo Tuổi trẻ, ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức đã thu hút sự tham dự của hàng nghìn học sinh trên địa bàn Hà Nội. Vụ phó Giáo dục Đại học Trần Anh Tuấn, Cục phó Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục (Bộ GD&ĐT) Trần Văn Nghĩa, cùng trưởng phòng đào tạo các trường đại học, học viện đã tham gia giải đáp thắc mắc của học sinh.

Dưới đây là một số câu hỏi được đưa ra trong buổi tư vấn.

ts-JPG-9347-1426412297.jpg

Lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học và đại diện các trường đại học tham gia tư vấn cho thí sinh trong sáng 15/3. Ảnh: HT.

- Em đang rất băn khoăn không biết chọn nghề gì để học. Em muốn nhờ ban tư vấn cho biết những ngành nào thì ra trường dễ xin việc?

– Bất cứ ở ngành nào, trường nào nếu em tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc đều rất dễ xin việc. Điều quan trọng là phải chọn ngành nào em thích chứ không phải vì ngành đấy hot, thời thượng. Em học với sự hứng thú, say mê thì đó sẽ là động lực để thành công.

- Em rất lo lắng về phần thi tự luận ngoại ngữ vì thời gian trước chỉ ôn thi trắc nghiệm. Em muốn hỏi độ khó của phần này như thế nào?

– Các em không phải quá lo lắng về việc này vì định hướng ra đề thi của Bộ Giáo dục là không gây xáo trộn cho học sinh. Đề thi sẽ tương tự như đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm trước. Phần thi viết của Ngoại ngữ sẽ không yêu cầu quá cao, không nằm ngoài khả năng và chương trình các em đã được học ở chương trình THPT.

- Em thi khối A, nếu môn Văn, tiếng Anh chỉ đạt 2 điểm mà các môn Toán, Lý, Hóa đạt điểm cao thì em có thể đỗ đại học mà trượt tốt nghiệp không?

– Không thể có chuyện đó vì phải đỗ tốt nghiệp, đủ ngưỡng tối thiểu, em mới được xét tuyển vào đại học. Điểm xét tốt nghiệp được tính theo công thức lấy điểm trung bình THPT cộng với điểm 4 môn thi (gồm 3 môn bắt buộc và 1 môn tự chọn), điểm ưu tiên rồi chia cho 2. Em được trung bình cộng từ 5 trở lên và không có môn nào được từ 1 điểm trở xuống là đỗ tốt nghiệp. Năm nay không xếp loại tốt nghiệp mà chỉ có tốt nghiệp hoặc không tốt nghiệp.

- Em muốn đăng kí xét tuyển theo hai khối vào 2 trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Y Hà Nội, nhưng em nộp hồ sơ vào một trường sau đó lại muốn rút sang để nộp vào trường kia thì có được không?

– Theo quy chế thi, mỗi thí sinh sẽ được cấp 4 phiếu chứng nhận kết quả, trong đó có phiếu số 1 sử dụng để xét tuyển nguyện vọng 1. Nếu trúng tuyển nguyện vọng 1 thì em sẽ không được xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Tuy nhiên, trong thời hạn 20 ngày của đợt xét tuyển đầu, nếu em muốn thay đổi nguyện vọng từ trường này sang trường kia thì có thể rút hồ sơ để nộp sang trường mình mong muốn. 

Bộ Giáo dục đang nghiên cứu phần mềm để thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng qua Internet, khi có nguyện vọng thay đổi, các em có thể đăng ký lại qua mạng. Việc này sẽ hỗ trợ cho thí sinh ở xa rất nhiều vì các em không có điều kiện trực tiếp đến trường để thay đổi.

- Năm nay có sự tách bạch giữa thi và tuyển, vậy học sinh nộp phiếu số 1 vào trường đại học trong thời gian chưa xét tuyển mà muốn thay đổi thì tẩy xoá trong phiếu báo điểm hay viết lại nguyện vọng như thế nào?

– Phiếu báo điểm của thí sinh sẽ đề đầy đủ kết quả của tất cả các môn thí sinh dự thi, còn khi xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ thì thí sinh viết vào phiếu đăng ký xét tuyển trong đó có 4 ngành, ghi theo mức độ ưu tiên. Nếu các em thay đổi nguyện vọng trong vòng 20 ngày của đợt xét tuyển đầu thì chỉ cần thay đổi phiếu đăng ký xét tuyển.

- Mọi năm thi bao nhiêu khối sẽ có bấy nhiêu nguyện vọng 1. Năm nay chúng em thi nhiều môn để tổ hợp thành nhiều khối thì có được xét nhiều nguyện vọng 1 vào các trường khác nhau không?

– Dù có thi nhiều môn, tích hợp làm nhiều khối thì thí sinh cũng chỉ được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả, chỉ được sử dụng 1 giấy trong đợt xét tuyển đầu. Như vậy thí sinh phải tính toán những môn tích hợp khối thi nào có nhiều ưu thế nhất, phù hợp với ngành có mong muốn theo học thì đăng ký. Tuy nhiên, một giấy chứng nhận lại được đăng ký vào 4 ngành nên các em có thể đăng ký vào các ngành có tổ hợp môn thi, khối thi khác nhau. Cứ 3 ngày một lần các trường cập nhật số lượng và điểm số thí sinh đăng ký xét tuyển, nếu thấy không khả quan, thí sinh có thể rút hồ sơ để nộp ở trường khác có nhiều cơ hội hơn.

Hoàng Thùy



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ám ảnh sau những lần khám nghiệm tử thi của học viên cảnh sát | Giới trẻ

Posted: 15 Mar 2015 03:30 AM PDT

Ngày đầu thực tập, Thu Hiền (23 tuổi) phải khám nghiệm hiện trường 3 vụ tai nạn giao thông có người chết. 3h sáng cô vẫn hỗ trợ, chứng kiến mổ tử thi. Mờ sáng về phòng một mình, Hiền sợ không dám chợp mắt.

Từ năm nhất đại học, Trần Thu Hiền (lớp B5D36 Học viện Cảnh sát nhân dân) đã được anh chị khoá trên cảnh báo rằng, học ngành Kỹ thuật hình sự đáng sợ lắm, suốt ngày tiếp xúc với xác chết, mùi hôi thối… Biết công việc tương lai sẽ vất vả, độc hại, nhưng yêu thích ngành học và thấy tầm quan trọng của khám nghiệm hiện trường trong phá án, cô vẫn quyết tâm theo đuổi ngành nghề.

Bước vào năm 4-5 đại học, Hiền và các bạn bắt đầu kỳ thực tập nghiệp vụ cơ bản, chuyên ngành tại các đơn vị công an. Công việc của thực tập sinh là hỗ trợ khám nghiệm hiện trường như: đo đạc, đặt thước, chụp ảnh, ghi nhận các dấu vết, thu mẫu vật phục vụ quá trình điều tra và cả khám nghiệm tử thi.

“Năm thứ tư đại học, khi thực tập ở Đội Điều tra tổng hợp, Công an huyện Cẩm Thuỷ, em đã xử lý hiện trường 3 vụ tai nạn giao thông có người chết từ sáng hôm trước đến 3h sáng hôm sau. Các vụ đều phải chưng cầu pháp y của tỉnh về khám nghiệm, mổ tử thi. Lúc làm việc tập trung thì không sao, nhưng sau đó nhớ lại, em bị ám ảnh không ăn uống gì nổi. Lúc được nghỉ về phòng ở cơ quan một mình, em sợ không chợp mắt được”, Hiền cười kể lại. 

Có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc với tử thi hơn, Đặng Bá Vinh (24 tuổi cùng lớp với Hiền) kể, năm thứ tư thực tập ở tổ khám nghiệm hiện trường và án tai nạn giao thông Đội hình sự, Công an huyện Đông Anh (Hà Nội), cậu còn phải xử lý hơn 30 vụ tai nạn có người chết. Lần đầu tiên đi làm án tai nạn giao thông, nhìn thấy người chết nằm sõng xoài dưới đất, Vinh đã run sợ. 

“Làm hiện trường xong, em phải đi theo xem khám nghiệm tử thi. 20h tối, gia đình nạn nhân tổ chức tang lễ, phía bên trong người của đội vẫn tiếp tục khám nghiệm trong ánh đèn đỏ mập mờ. Đứng xem các anh làm việc được một chút, em ớn lạnh, buồn nôn, phải chạy ra ngoài. Hôm đó em thức đến 4h sáng. Một cậu bạn khác đi cùng cũng ám ảnh, thức trắng đêm luôn”, Vinh kể.

Bước sang năm thứ năm, Vinh thực tập tại Đội Giám định pháp y sinh học, Công an TP Hà Nội và thường xuyên tiếp xúc với tử thi. Cậu chia sẻ, vì muốn xử lý nhanh các vụ trọng án, giúp gia đình sớm an táng nạn nhân, các chiến sĩ công an phải chạy đua với thời gian, khám nghiệm tử thi ngay trong đêm. Vinh chủ yếu đi hỗ trợ bê chuyển nạn nhân, bỏ quần áo tử thi, chụp ảnh, chuyển dụng cụ giải phẫu, thi thoảng tham gia mổ những ca đơn giản.

Tháng đầu tiên của kỳ thực tập năm thứ năm, Vinh hỗ trợ, cùng đội xử lý khoảng 20 thi thể. Với những ca mới chết, việc khám nghiệm tử thi tương đối thuận tiện. Còn với những ca chết lâu ngày, thi thể phân hủy, mùi tử khí rất “kinh khủng”, việc giám định cũng mất thời gian và phức tạp hơn. “Công việc thì vẫn phải làm, quan trọng là mình thấy được trách nhiệm của bản thân với ngành nghề đã chọn để vượt qua những ám ảnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Vinh tâm sự.

Đặng Bá Vinh,lớp B5D36 ngành Kỹ thuật hình sự, Học viện Cảnh sát nhân dân. Ảnh:NVCC.

Để rèn luyện tinh thần, làm quen với công việc, từ năm thứ hai đại học, các sinh viên ngành Kỹ thuật hình sự thường bảo nhau tập xem phim kinh dị và hồ sơ các vụ án. Theo họ, có nhiều hình ảnh ghi trong hồ sơ còn rùng rợn, ám ảnh hơn. “Thế mới thấy các anh, các chú trong nghề đã phải vất vả và nghị lực thế nào khi theo đuổi công việc này. Các chú trong đội Pháp y của em vẫn nói rằng, may mắn được vợ con thông cảm, nếu không sẽ chẳng làm được nghề”, Vinh tâm sự.

Nam sinh ngành Kỹ thuật hình sự của Học viện Cảnh sát nhân dân này chia sẻ, công việc của mình nhiều người nhìn vào sẽ mặc cảm vì suốt ngày làm việc với xác chết. Tuy nhiên, cậu học được rất nhiều và trưởng thành nhanh nhờ những trải nghiệm đáng nhớ, các vất vả đã trải chứ không thấy thiệt thòi.

“Khám nghiệm hiện trường, tử thi, rèn cho mình khả năng bao quát tình hình, sự cẩn trọng, ý chí và năng lực chuyên môn… Những chứng cứ mình thu thập được và việc xác định nguyên nhân sơ bộ gây ra cái chết, sẽ giúp định hướng quá trình điều tra hiệu quả hơn”, Vinh chia sẻ.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Khi thầy, cô giáo trổ tài hài hước | Giáo dục

Posted: 15 Mar 2015 02:26 AM PDT

Các giáo viên đã chứng minh rằng không chỉ học trò mới biết đùa.

giáo viên, vui vẻ, hài hước, đùa


Giáo viên mặc đồ ngủ đến lớp để phản đối việc kỳ thi tốt nghiệp bắt đầu lúc 7 giờ sáng

giáo viên, vui vẻ, hài hước, đùa

Giáo viên vẽ hình trên bảng đen để thay đổi không khí cho học sinh

giáo viên, vui vẻ, hài hước, đùa

Trượt ván đi dạy

giáo viên, vui vẻ, hài hước, đùa

Giáo viên môn toán quá mệt mỏi với việc học sinh quên trả lại bút chì cho cô. Cô đã in dòng chữ “Tôi muốn cưới Justin Bieber” lên bút (Justin Bieber bị nghi đồng tính)

giáo viên, vui vẻ, hài hước, đùa

40 năm thầy vẫn mặc cùng một chiếc áo trong cuốn niên giám

giáo viên, vui vẻ, hài hước, đùa

Thầy tạo dáng khi trò đang ngủ gật

giáo viên, vui vẻ, hài hước, đùa

 Thầy đang giảng về định nghĩa chất lỏng. “Chất lỏng là vật chất có hình dạng là vật chứa nó… Nếu con mèo là chất lỏng thì nó sẽ như thế này”

giáo viên, vui vẻ, hài hước, đùa

Phát hiện ra thầy uống gì trong giờ giải lao: nước mắt học trò

giáo viên, vui vẻ, hài hước, đùa

 Cô giáo nhặt được chú mèo hoang gần trường và đây là cách giảng bài của cô

giáo viên, vui vẻ, hài hước, đùa

 Thầy hiệu trưởng – người gây quỹ xuất sắc. Em nào muốn dán một miếng băng dính, hãy ủng hộ 1 đô la.

giáo viên, vui vẻ, hài hước, đùa

 Giáo viên hóa học

giáo viên, vui vẻ, hài hước, đùa

Thầy chọn một phòng học cũ để có bảng đen vẽ tranh




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Những hình ảnh xấu xí của… giáo dục | Giáo dục

Posted: 15 Mar 2015 02:10 AM PDT

Cô Phi Thị Thanh Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ, Hà Nội) xác nhận, đây là đoạn clip được ghi lại buổi tập văn nghệ tại trường. Cô Hương cũng cho biết, bài hát này do học sinh cũ tặng thầy cô và học sinh của trường nhân dịp 8/3 khi về tặng hoa và thăm trường xưa. 

Các em muốn tặng thầy cô, học sinh trong trường bài hát và đã bật nhạc bài "Chắc ai đó sẽ về". Lúc bài hát vang lên, thầy cô có mặt tại trường đều bất ngờ. Tuy nhiên, không thể ngắt nhạc luôn được nên phải đợi một lúc sau cô phụ trách mới chuyển qua bài hát khác.

Cô Thanh Hương cũng thẳng thắn chia sẻ rằng: "Những ca từ của bài hát đó hoàn toàn không phù hợp với học sinh tiểu học. Chính tôi cũng bất ngờ và không thể tưởng tượng được học sinh của mình lại hào hứng và thuộc lời bài hát này như thế". 

Cô Hương cũng thừa nhận đây là sơ suất từ phía nhà trường. Có lẽ vì là học sinh cấp 3 nên các em thích những bài hát như thế và cũng không nghĩ đứng hát trước học sinh tiểu học sẽ gây phản tác dụng… 

Một hình ảnh khác cũng trong ngày lễ kỷ niệm 8/3, trên trang cá nhân của giáo viên Trịnh Thu Tuyết (Trường Chuyên Chu Văn An, Hà Nội) đã đăng tải bức ảnh hàng trăm học sinh che ô hoặc mặc áo mưa ngồi giữa sân trường để kỷ niệm ngày 8/3. 

Bức ảnh cho thấy thời tiết mù mịt, sân trường loáng nước mưa, còn hàng trăm học sinh co ro trong giá lạnh. Cô xót xa nhận xét: "Tinh thần 8/3 đẫm nước mưa. Trời cũng xót thương cho những "dẻ sườn". Chắc đây là một trường phổ thông ở Thái Bình kỷ niệm 8/3. Xin phép được chia sẻ".

Một số độc giả cho biết, theo status gốc, đây là bức ảnh của một nam sinh không được dự lễ kỷ niệm này đã tải lên. Cùng với đó, nhiều độc giả tỏ ra phẫn nộ khi nhìn thấy cảnh này. Hiện chưa có thông tin phản hồi từ ngôi trường này nhưng trên cộng đồng mạng, nhiều người đã chia sẻ bức ảnh với các lời bình luận không tán thành hành động đó.



Hàng trăm học sinh tiểu học thuộc làu ca khúc "hit" của Sơn Tùng M-TP

Nghỉ học: phải chọn nộp tiền hay chịu roi? 

Cũng trong những ngày vừa qua, tại Bình Dương, nhiều học sinh, phụ huynh phản ánh về trường hợp 2 thầy giáo đưa ra mức phạt nếu nghỉ học thì bị phạt tiền. Đó là hình thức phạt học sinh của hai thầy giáo dạy Toán: thầy Trần Văn Thiện, chủ nhiệm lớp 12A8 và thầy Vũ Văn Hiến, chủ nhiệm lớp 12A1, Trường Tiểu học – Trung học Cơ sở – Trung học phổ thông (TH – THCS – THPT) Ngô Thời Nhiệm, thành phố Mới, tỉnh Bình Dương.

Theo phản ánh của nhiều học sinh và phụ huynh lớp 12A1 và 12A8, thầy Thiện và thầy Hiến đã đưa ra mức hình phạt đối với học sinh nghỉ học trong giờ phụ đạo (từ 16 giờ 45 phút đến 18 giờ 45 phút) là phạt tiền 100 ngàn đồng, số tiền này được dùng để nuôi heo đất dành cho liên hoan cuối năm. Nếu học sinh nào không có tiền đóng phạt thì thay bằng… đánh đòn.

Theo lý giải của các thầy, dù thừa nhận hình thức kỷ luật này là sai, tuy nhiên, mục đích cũng là muốn răn đe các em học sinh, giúp các em chú tâm học tập để có kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Còn về số tiền, chúng tôi dùng để nuôi heo đất, làm phần thưởng và liên hoan cho chính các em học sinh.

Sự việc lần này khiến nhiều người nhớ đến trường hợp học sinh bị đuổi ra khỏi phòng thi vì chưa đóng tiền học thêm xảy ra tại Đắk Lắk. Sự việc diễn ra tại Trường THPT Phan Đình Phùng (xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk). 

Trong ngày kiểm tra cuối kỳ môn Văn sáng 5/5/2014, khoảng 50 học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng đã không được làm bài kiểm tra. Chỉ riêng tại lớp 10A2 có 5 học sinh không được dự thi. Thậm chí, nhiều em phải gọi điện cầu cứu bố mẹ đến nộp tiền mới được nhà trường cho vào thi. 

Và những điều… đáng trách

Trở lại câu chuyện về clip học sinh Trường Tiểu học Đông Thái hát theo bản hit "Chắc ai đó sẽ về", ngay khi clip được đưa lên mạng, có nhiều ý kiến trái chiều, trong đó đặc biệt đề cập đến trách nhiệm của nhà trường khi để một bài hát không phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học vang lên trong trường. 

Người xem vội  đổ hoàn toàn trách nhiệm cho nhà trường. Dù đây là sơ suất từ phía nhà trường. Đành rằng, trong clip, không chỉ một, hai mà là hàng trăm học sinh tiểu học đều thuộc làu giai điệu và ca từ bài hát này. 

Trước câu chuyện này, ông Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em bày tỏ: Rất khó để đưa ra lời nhận xét về vấn đề này. Vì sự truyền bá trên mạng, quản lý của ngành Văn hóa gần như "bất lực". Những bài hát như thế lại được hát rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà truyền thông của ta lại không phân định cụ thể dành cho lứa tuổi nào. Các em thấy cái gì đang rộ lên thì theo, vì các em chưa nhận biết được đâu là cái hay, đâu là cái không hay nên tránh.

Ông An cho rằng, việc giáo dục từ gia đình là rất quan trọng. Nhưng hiện nay, guồng máy kiếm sống đã khiến nhiều gia đình phó mặc sự giáo dục ấy cho nhà trường và xã hội. Nhà trường thì các chương trình về văn, thể, mỹ, đạo đức, kĩ năng sống, cũng như cách lựa chọn để giúp các em tiếp cận trong cuộc sống rất ít và thiếu, trong khi đó, chương trình học lại nặng. 

Hơn nữa, các quy định trong văn bản pháp luật đặc biệt là Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em cần được cụ thể, vì luật pháp mới là cái gốc để từ đó chấn chỉnh lại con người đi theo đúng hướng. Điều ấy cũng giúp các em lựa chọn được những gì phù hợp với lứa tuổi và thuần phong mỹ tục.

Và câu chuyện học sinh ngồi dưới mưa ở sân trường để chúc mừng cô ngày 8/3 cũng như việc nộp tiền phạt vì nghỉ học đều thể hiện sự máy móc, hình thức và phản cảm trong nhà trường. Có nhất thiết phải ngồi dưới mưa như vậy thay bằng những lời chúc mừng ấm áp ngay trong lớp học? 

Hay những câu chuyện giản dị, những kỉ niệm của cô với học trò cũ được kể lại với học trò của mình cũng đã là những điều rất ấm áp và cảm động. Những điều đẹp đẽ sẽ đi vào tâm hồn trẻ suốt chiều dài năm tháng từ những điều rất nhỏ hàng ngày.

Ở câu chuyện kỉ luật bằng tiền, các chuyên gia tâm lý cho rằng các em vẫn đang ở độ tuổi có nhiều biến đổi về tâm, sinh lý, hoàn thiện về nhân cách sống. Nhà trường không thể dùng hình thức kỷ luật ấy để… răn đe các em. Nếu không hiểu rõ ràng, nhiều em sẽ sinh buồn bực, dễ bất mãn với cách hành xử của nhà trường. 

Hơn nữa, phụ huynh gửi con em đến trường để được giáo dục, được nuôi dưỡng tâm hồn… Nếu nhà trường ra quyết định đình chỉ học như vậy, phụ huynh học sinh sẽ không tin cậy cách giáo dục của nhà trường. Nhà trường nên tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em trước khi ra một quyết định kỷ luật nào đó. Qua vụ việc này, chúng ta cũng cần xem lại cách ứng xử của nhà trường mà đại diện là những thầy cô – người trực tiếp hướng dẫn, giáo dục tâm sinh lý các em.

Theo Thạc sỹ giáo dục Phạm Phúc Thịnh, có thể thấy rất rõ nhà trường, hiệu trưởng đang sử dụng một cách làm sai. Vì bất lực, vì không còn phương pháp giáo dục nào cả nên đành lấy cái quyền, mà lại là quyền không được quy định để trấn áp học sinh, để buộc học sinh phải thực hiện theo đúng ý của thầy cô, để làm được một công việc mà em học sinh đó có quyền từ chối. 

Hình như những người làm công tác giáo dục chưa kịp đổi mới tư duy trong vấn đề giáo dục nhân cách sống cho học sinh; vẫn tự cho mình những cái quyền "không hợp pháp" để khống chế, để ép buộc các em thay vì tìm cách làm hợp lý để thuyết phục các em thực hiện các yêu cầu một cách tự giác. Phải chăng cần đặt ra vấn đề này ngay từ bây giờ đối với công tác đào tạo giáo viên, dù muộn còn hơn không.

Có thể nói, từ lâu, câu chuyện dạy chữ và dạy người đã khập khiễng vì quá tải. Bởi không ít người thầy không đủ kiến thức, sự kiên nhẫn, tình yêu và sự đam mê với nghề. Bởi căn bệnh hình thức trong giáo dục đã vô hình chung dẫn tới sự lệch lạc trong tâm hồn những đứa trẻ và những hệ luỵ lâu dài là điều khó tránh khỏi…



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Nếu cô bé đó là con tôi? | Giáo dục

Posted: 15 Mar 2015 01:53 AM PDT

Chuyện nữ sinh đánh bạn ở Trà Vinh lùm xùm đã mấy hôm rồi, nhưng tôi vốn rất sợ phải xem những clip đánh nhau như thế nên không muốn xem. Trên mạng xã hội, bà con bàn luận dữ quá, báo chí cũng vào cuộc, soi rọi ở nhiều góc nhìn.

Tôi có tí giật mình, con mình cũng đang tầm tuổi ấy, mình cần biết chuyện gì đã xảy ra. Biết đâu có thể dạy con được điều gì đó. Vậy là bấm nút xem. Clip chưa đầy hai phút nhưng đến mấy giờ đồng hồ sau đó trôi qua, tim tôi cứ thắt lại từng cơn. Không chỉ là ám ảnh, là kinh sợ, là hoảng hốt. Dường như cơ thể vừa bị tiêm phải thuốc mê, loạng choạng và đau đớn.

Nếu không có internet, chuyện này sẽ chỉ có cô bé và đám bạn cùng lớp ấy biết. Tôi sẽ cứ hồn nhiên nuôi con và đưa con đến trường. Tôi sẽ tạm tin rằng mọi thứ đang ổn… Ba mẹ cô bé cũng thế, cũng miệt mài mưu sinh trên đoạn đường vất vả của mình mà nghĩ rằng, con mình chỉ là đang bị ốm. Nếu không có internet, chắc là thầy cô ở ngôi trường ấy vẫn tiếp tục miệt mài với bao nhiêu loại thi đua và áp lực…



Nếu không có internet, chuyện này sẽ chỉ có cô bé và đám bạn cùng lớp ấy biết.  Ảnh minh họa 

Rõ ràng có một điều gì đó, à, giống như có kẻ rút đi một cái chân ghế tôi đang ngồi vậy. Tôi buộc phải đứng lên. Nhói tim trước chuyện các em còn quá nhỏ mà đã đánh bạn quá tàn độc, phang ghế vào đầu một em gái yếu ớt chỉ biết ôm đầu ngồi khóc. Âm thanh trong clip lọt ra, máu me tùm lum rồi kìa, gớm quá! Tức khắc, tôi tự hỏi, nếu cô bé đó là con mình thì sao?

Ừ, cùng lắm thì ngất đi. Mẹ cô bé đã ngất đi, tôi hiểu, khi đau đớn vì đứa con mình rứt ruột đẻ ra bị đánh đập tàn nhẫn như thế. Sau đó thì bà không cho ba của bé xem clip, nghe nói bà sợ ông không kiềm chế được mà tìm mấy đứa đánh con mình rồi giết chúng mất. Phản ứng này đâu có lạ. Nhưng liệu tôi còn làm được gì khác không? Tôi không biết quả thật là không biết.

Thương con, xót con vô bờ bến thì chắc bà mẹ nào cũng vậy. Nhưng phản ứng sau đó thì tôi không chắc lắm. Một điều gì đó, khi vượt ngưỡng, ta không thể lường trước được nó sẽ ra sao. Facebook của một người cha rất mực thương con và vô cùng cá tính thì nói: "tui không biết nếu tui là cha của đứa bé đó, tui phải làm gì đây, nếu ăn thịt mấy đứa kia thì cũng tội, mà không ăn, thì ngoài xót con ra, cũng chẳng biết làm gì. Nhưng nếu tui là cha của những đứa đánh người khác, chắc giờ này tui lên trường, ra công an, nhận trách nhiệm, tìm cách khắc phục hậu quả, rồi đến nhà nạn nhân, quì xuống, ôm cô bé, mà xin lỗi, rồi về lấy roi mây, coi lại clip coi con mình đánh người ta mấy cái, mình vụt nó chừng đó cái, ngày làm 3 cữ, cho nó tởn"

Trước trùng trùng thông tin giết nhau chỉ vì giành ghế, giết nhau chỉ vì nhìn đểu, thì, hiện sức khỏe cô bé chưa có gì bất thường lắm, vẫn là một điều may lớn. Nhưng tại sao tôi lại bàng hoàng đến thế? Hay vì tôi có con đang cắp sách tới trường, con tôi đang hấp thu một nền giáo dục tương tự? Nó có là cú tát vào nền giáo dục này hay không, tôi cũng không quan tâm. Tôi chỉ là một bà mẹ, và tôi chỉ hốt hoảng vào sự an toàn cho con tôi khi nó tới trường.

Tôi không biết phải làm gì sau đó. Tôi có nên mở clip ra cho con mình xem không? Bây giờ, tôi ngồi điểm lại những thứ mình đã từng nói với con:

Thứ nhất, không ai được phép đánh con hết, kể cả mẹ và ba. Thầy cô ở trường cũng không được, từ thầy giám thị đến cô chủ nhiệm, không ai được phép cả. Khi họ làm điều đó, họ đã sai và con phải báo cho mẹ biết.

Thứ hai, dù không được phép, nhưng đôi khi vẫn sẽ có kẻ đánh con. Như trong trường hợp này, là một bầy đàn hung hãn, điều đó nằm ngoài ý muốn của con, thì con phải làm gì? Chạy đi, đó là cách duy nhất. Còn tệ hơn, khi đã phải tơi tả như bạn gái trong clip, con vẫn phải cho ba mẹ biết, càng sớm càng tốt. Một cô bé con của bạn tôi thì nói, nếu là con, con sẽ đứng lên cầm ghế quơ búa xua! Đây là một cách có thể áp dụng.

Trong mọi trường hợp, gia đình sẽ luôn luôn bảo vệ con, gia đình là dành cho con trong những lúc con thấy yếu đuối nhất. Đừng giấu kín một mình, bởi đó không chỉ là tổn thương thân xác. Khi con im lặng chịu đựng, cái ác không lặng đi, cái ác sẽ lớn mạnh hơn nữa.

Còn gì nữa, ừ thì dạy con về tình yêu thương, sự thứ tha. Nhưng nói thật, khi đã bị đối xử thế này, tôi không chắc là tôi có dạy con mình được điều đó hay không. Bạn tôi cũng vậy, hỏi rằng bạn sẽ thế nào, nếu đó là con bạn, ai cũng nói không biết.

Đúng là khi con học kém, cha mẹ nào cũng biết là mang con đi học thêm. Nhưng đặt những bậc cha mẹ vào một tình thế hết sức cụ thể này thì câu trả lời chung là không biết. Họ không biết vì nó vượt ngưỡng quá xa rồi.

Còn gì nữa không, còn không hỡi các bà mẹ đang hoang mang và lo sợ?

Nếu đó là con cái chúng ta?



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments