Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Học sinh Thái Nguyên thi thử vào đại học

Posted: 14 Mar 2015 08:55 AM PDT

Chiều 13/3, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thi thử ở điểm trường THPT Đại Từ (huyện Đại Từ, Thái Nguyên). Sau 195 phút làm bài thi trong phòng máy tính với các giám thị trông thi là giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội và giáo viên THPT trên địa bàn tỉnh, đa số thí sinh đều thở phào nhẹ nhõm.

Phạm Phương Mai (lớp 12A14) cho biết sau khi vào phòng thi, thí sinh được giám thị giới thiệu cách hoàn tất thông tin thí sinh và hướng dẫn cách làm bài. Màn hình máy tính cũng hiển thị những dòng hướng dẫn rất tỉ mỉ để thí sinh làm theo. Sau khi lựa chọn đề nhóm khoa học xã hội, em tập trung làm bài.

“Đề có các câu hỏi từ dễ đến khó, phong phú dạng bài ở tất cả các môn, có nhiều câu hỏi tích hợp đòi hỏi thí sinh phải vận dụng kiến thức vào thực tế”, Mai nhận xét và cho biết không hề áp lực khi làm bài thi.

3-JPG.jpg

Học sinh THPT Đại Từ thi thử bài đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội chiều 13/3. Ảnh: Hoàng Thuỳ.

Cũng cảm thấy mình đã trải qua kỳ thi một cách nhẹ nhàng, thí sinh Nguyễn Thị Thuỳ Linh (lớp 12A9) cho biết sắp tới sẽ đăng ký dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội vì cảm thấy không bị áp lực, kết quả cũng được biết ngay sau kỳ thi nên không phải đắn đo về tính công bằng trong thi cử.

Linh cho biết, đề thi đều là những kiến thức đã được học trong chương trình phổ thông, vừa với khả năng của thí sinh. Linh thích phần thi Văn bởi câu hỏi dễ hiểu, không gò bó. Tuy nhiên em cũng đề xuất ban đề thi nên cho thêm các câu hỏi mở về dân tộc, đời sống hoặc hiểu biết xã hội để thí sinh thể hiện được khả năng.

“Em học ban D, thi được 71/140 điểm. Như vậy là qua ngưỡng chuẩn đầu vào của Đại học Quốc gia Hà Nội. Thời gian tới em sẽ tập trung ôn tập và làm thêm đề mẫu, chắc chắn kết quả sẽ tốt hơn”, Linh tâm sự.

Trần Xuân Hảo (lớp 12A15) tỏ ra khá hài lòng với kết quả của bản thân khi được 119/140 điểm. Hảo cho biết đề thi có 50 câu trắc nghiệm khá dễ, chỉ cần làm vài bước là ra kết quả. Sự tích hợp giữa các môn cũng được thể hiện nhuần nhuyễn qua các câu hỏi.

“Hiện nay các trường cấp 3 đều học Tin học nên chúng em không gặp khó khăn gì trong quá trình làm bài. Một số bạn bị lỗi kỹ thuật cũng kịp thời được khắc phục. Thầy cô giám thị cũng cho biết nếu máy lỗi có thể chuyển sang máy dự phòng, hoặc chuyển sang thi ca tiếp theo nên chúng em rất yên tâm. Thời gian tới em sẽ trau dồi thêm kiến thức các môn tự nhiên để có thể đạt kết quả cao hơn, trở thành sinh viên của Đại học Quốc gia trong tương lai”, Hảo nói.

Phó Giám đốc đại học Quốc gia Nguyễn Kim Sơn cho biết, tổ chức thi thử là một trong những hoạt động nhằm chạy thử quy trình của kỳ thi đánh giá năng lực và thăm dò phản hồi của thí sinh về bộ đề thi.

“Chúng tôi chọn THPT Đại Từ vì đây là địa bàn có các thí sinh tập trung ở nhiều khu vực gồm thị xã, thị trấn, nông thôn, miền núi, đối tượng rất đa dạng. Học sinh ở khu vực 1 miền núi nên khả năng làm bài của các em sẽ cho trường những thông tin để hoàn thiện bộ đề và quy trình chính thức, phục vụ cho đợt thi sắp tới”, ông Sơn cho hay.

60 thí sinh tham gia thi thử trong phòng máy là những em có nguyện vọng thi đại học và xét tuyển vào các trường đại học ở địa bàn Hà Nội. Hiệu trưởng THPT Đại Từ Trần Văn Hưng cho biết, trường không chọn những thí sinh giỏi nhất mà học sinh chỉ cần đảm bảo có học lực từ trung bình trở lên, ở tất cả các ban A, B, C, D…đều có thể tham gia thi thử.

“Chúng tôi đã tổ chức thăm dò học sinh về phương án thi của Đại học Quốc gia Hà Nội. Các em rất thích bởi vì với học sinh, không có kỳ thi nào không có áp lực, nhưng thi như Đại học Quốc gia thì áp lực thi đã được giải toả vì chỉ thi một hôm, thi xong biết điểm ngay, không sợ gian lận hay chấm điểm thiếu khách quan. Hơn nữa kỳ thi lại diễn ra vào tháng 5, trước kỳ thi THPT quốc gia nên các em đều xem đó là một cơ hội”, thầy Hưng nói.

Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã học hết chương trình THPT trong năm 2015, người đã tốt nghiệp THPT, người đã tốt nghiệp trung cấp đều có thể đăng ký dự thi. Phiếu đăng ký dự thi được đăng tải trên website của Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội, mục "Đăng ký trực tuyến".

Thời gian đăng ký dự thi đợt 1 từ ngày 25/3 đến ngày 15/4, đợt 2 từ ngày 20/6 đến ngày 10/7. Lệ phí đăng ký dự bài thi đánh giá năng lực là 100.000 đồng mỗi thí sinh trong một lượt thi. Lệ phí đăng ký dự thi bài thi Ngoại ngữ là 35.000 đồng mỗi thí sinh cho một lượt thi.

Đợt thi đầu tiên sẽ kéo dài từ ngày 30 – 31/5 (ngày 1 – 2/6 dự phòng). Đợt 2 từ ngày 1 – 2/8 (ngày 3 – 4/8 dự phòng). Riêng thí sinh dự tuyển vào Đại học Ngoại ngữ sẽ dự thi môn ngoại ngữ vào sáng ngày 30/5 (đợt 1) và sáng 1/8 (đợt 2). Sau khi dự thi môn ngoại ngữ sẽ dự thi đánh giá năng lực vào một trong các buổi thi còn lại.

Đại học Quốc gia Hà Nội có 7 cụm thi: Trụ sở 144 Xuân Thuỷ (Cầu Giấy, Hà Nội); Đại học Kiến trúc Đà Nẵng (Đà Nẵng); Đại học Vinh (Nghệ An); Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), Đại học Hàng hải Việt Nam (Hải Phòng); Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định (Nam Định) và Cao đẳng Kinh tế – Tài chính Thái Nguyên (Thái Nguyên).

Bài thi gồm 3 phần với 2 phần thi bắt buộc và 1 phần thi tự chọn có 140 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian đếm ngược được tính riêng với mỗi phần thi. Tổng thời gian làm bài là 195 phút.

* Hướng dẫn đăng ký dự thi

Hoàng Thuỳ



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cô giáo kéo rách da tai trẻ mầm non bị đình chỉ dạy

Posted: 14 Mar 2015 08:39 AM PDT

Chiều 14/3 cô Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó hiệu trưởng trường mầm non xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), cho biết đã nhận được chỉ đạo của Phòng giáo dục huyện, yêu cầu đình chỉ công tác đối với cô Nguyễn Thanh Luyến (40 tuổi), giáo viên của trường để làm rõ việc kéo rách tai học trò.

Theo cô Ngọc, trong cuộc họp chuyên môn tại trường, cô Luyến đã  đọc tường trình và tự kiểm điểm về sự việc xảy ra.

keo-tai-5801-1426341298.jpg

Vết thương ở tai của bé Trang mà cô Luyến dùng tay kéo. Ảnh: H.C.

Theo đó, sáng 13/3 tại điểm lẻ thuộc trường mầm non xã Nghi Vạn, cô Luyến đã dùng tay kéo tai trái của bé Nguyễn Thị Huyền Trang (5 tuổi, xã Nghi Vạn) khi bé và một bạn cùng lớp tranh giành một chiếc ghế nhựa. Hậu quả là tai của bé Trang bị một vết trầy da nhưng cô không biết. Trưa cùng ngày, gia đình bé Trang đã phát hiện ra vết thương và phản ánh với nhà trường.

Cô Luyến đã cùng lãnh đạo nhà trường tới gia đình bé Trang nhận lỗi và cho đó chỉ là hành động vô tình khi chăm sóc trẻ. “Cô Luyến đã thành khẩn nhận lỗi về việc làm của mình và hứa không để tái diễn việc tương tự”, cô Ngọc cho biết.

“Vết trầy da của bé Trang không nghiêm trọng. Theo tôi đây chỉ là một hành động vô tình của cô Luyến mà thôi”, cô Phó hiệu trưởng thanh minh và cho hay cô Luyến đã có 16 năm trong nghề.

Điểm lẻ nơi cô Luyến làm việc có khoảng 80 học sinh với 3 giáo viên. Nhà trường đã bổ sung thêm hai giáo viên cho điểm này để chăm sóc các cháu bé trong thời gian cô Luyến bị đình chỉ.

Hải Bình



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ GD&ĐT không biên soạn tài liệu hướng dẫn ôn tập các kì thi | Giáo dục

Posted: 14 Mar 2015 08:02 AM PDT

Đó là nội dung trong công văn số 1184/BGDĐT-KTKDCLGD do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển ký, gửi các Sở GD&ĐT và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Công văn ghi rõ: Hiện nay, trên thị trường sách tham khảo đang có bộ sách "Hướng dẫn ôn tập kì thi trung học phổ thông quốc gia năm học 2014 – 2015" gồm 8 cuốn: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí… do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành tháng 2/2015.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT khẳng định không tổ chức biên soạn, không chủ trương phát hành tài liệu hướng dẫn ôn tập cho các kì thi. Bộ sách "Hướng dẫn ôn tập kì thi trung học phổ thông quốc gia năm học 2014 – 2015" do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trực tiếp tổ chức bản thảo và xuất bản.

Trong số các tác giả của bộ sách có tên một số cán bộ đang công tác tại các vụ, cục thuộc Bộ.

Các cán bộ này chỉ tham gia với tư cách cá nhân như các tác giả khác, không liên quan đến việc chỉ đạo chuyên môn của các đơn vị chức năng thuộc Bộ.

Do vậy, bộ sách chỉ như các loại sách tham khảo khác có trên thị trường, không phải là sách do Bộ GD&ĐT biên soạn.

Nội dung bộ sách nói trên không phù hợp với yêu cầu đề thi trong kì thi THPT quốc gia do Bộ tổ chức.

Trong thời gian tới, Bộ sẽ công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ các đề thi minh họa cho các môn thi trong kì thi THPT quốc gia năm 2015 để giáo viên và học sinh tham khảo.

Bộ GD&ĐT cũng cho biết sẽ xem xét, yêu cầu các cá nhân là cán bộ của Bộ có liên quan đến việc xuất bản và phát hành các tài liệu nói trên rút kinh nghiệm và sẽ xử lý (nếu có vi phạm).

Đồng thời yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cần rút kinh nghiệm và thận trọng hơn trong việc xuất bản và phát hành các tài liệu có sự tham gia của các cán bộ đang làm việc tại Bộ, vì có thể gây hiểu lầm là tài liệu hướng dẫn của Bộ.

Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT phổ biến Công văn này đến các cơ sở giáo dục trực thuộc và thông tin kịp thời để học sinh và cha mẹ học sinh được biết;

Yêu cầu các cơ sở giáo dục không được tổ chức phát hành các tài liệu tham khảo nói chung, bộ sách hướng dẫn ôn tập nói riêng. Việc mua tài liệu tham khảo trong quá trình học tập, ôn tập là hoàn toàn tự nguyện, các cơ sở giáo dục không được bắt buộc đối với người học dưới bất kỳ hình thức nào.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Myanmar đề nghị được hỗ trợ lập khoa tiếng Việt ở bậc đại học

Posted: 14 Mar 2015 07:16 AM PDT

Ngày 13/3, tại Myanmar, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng các nước Đông Nam Á SEAMEO và Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, GS Phạm Vũ Luận có buổi hội đàm với Thứ trưởng Giáo dục Myanmar, TS Zaw Min Aung.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhận định, hợp tác song phương Việt Nam – Myanmar trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo thời gian qua chưa phát triển. Giữa hai nước chỉ thực hiện được một số hoạt động hợp tác đa phương thông qua các tổ chức khu vực như ASEAN và SEAMEO. Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị phía Myanmar xem xét ký Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục và công nhận bằng cấp giữa hai nước để thúc đẩy các hoạt động hợp tác giáo dục song phương.

IMG-BT-hoi-dam-voi-Thu-truong-2802-2171-

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (thứ tư từ trái qua) tại buổi hội đàm với Bộ Giáo dục Myanmar.

Ông Luận cũng đề xuất hai bên đẩy mạnh trao đổi các đoàn cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu, giảng viên, giáo viên, sinh viên và học sinh để tăng cường trao đổi kinh nghiệm quản lý, giảng dạy, nghiên cứu của mỗi nước và tăng cường hiểu biết lẫn nhau; khuyến khích các cơ sở giáo dục của hai nước hợp tác trực tiếp về giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bộ trưởng đề nghị Myanmar xem xét, tiếp nhận các chuyên gia giáo dục của Việt Nam sang giảng dạy và nghiên cứu tại Myanmar.

Thứ trưởng Zaw Min Aung đồng tình với đề xuất của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, đồng thời cam kết chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục Myanmar tích cực tìm hiểu những điểm tương đồng của hai nước nhằm nhanh chóng thúc đẩy hợp tác.

Phía Myanmar cũng đề xuất Việt Nam hỗ trợ thành lập một khoa hoặc trung tâm đào tạo tiếng Việt tại một trường đại học của Myanmar. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ghi nhận đề xuất và đề nghị bổ sung nội dung này vào dự thảo hợp tác giáo dục đang được hai bên chuẩn bị.

Hoàng Thuỳ



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ngăn chặn virus tự lây từ máy tính vào các thiết bị “sạch“ | Giáo dục

Posted: 14 Mar 2015 06:04 AM PDT

Windows có khá nhiều các phần mềm độc hại, phần lớn chúng đều ẩn sâu và lây nhiễm thông qua các thiết bị lưu trữ di động. Và khi người dùng kết nối các thiết bị này vào Windows, chúng sẽ tự động lây nhiễm thông qua chức năng cài đặt và nhận dạng thiết bị của Windows khi người dùng cho phép.

Do đó, để tránh tình trạng lây nhiễm mã đọc từ các thiết bị di động, người dùng nên chặn việc tự cài đặt và nhận dạng thiết bị di động của Windows.

Việc làm này khá hữu ích nếu như bạn làm việc trong một tổ chức hoặc khu vực mà sự bảo mật thông tin luôn là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, nếu bạn cần, sau đây sẽ là cách để bạn tinh chỉnh tính năng Windows Group Policy Editor giúp ngăn chặn người dùng tự cài đặt nhận dạng thiết bị di động.

Ngăn chặn việc tự cài đặt nhận dạng thiết bị di động

Nhấn tổ hợp phím WIN+R để gọi hộp thoại Run và nhập vào lệnh "gpedit.msc", sau đó nhấn ENTER để khởi động Group Policy Editor.

Trong hộp thoại Group Policy Editor, bạn hãy tìm đến Computer Configuration –> Administrative Templates –> System –> Device Installation –> Device Installation Restrictions và nhấn đúp chuột vào tùy chọn Prevent Installation of Removable Devices.

Cửa sổ tùy chỉnh sẽ xuất hiện. Bạn hãy đánh dấu vào tùy chọn Enabled và nhấn OK để lưu lại.

Đó là tất cả những gì bạn phải làm, và kể từ đây không có người dùng nào (kể cả quản trị viên) có thể cài đặt và nhận dạng thiết bị di động trên máy tính Windows này.

Cho phép quản trị viên (Admin) bỏ qua giới hạn cài đặt

Như bạn có thể nhìn thấy, nhược điểm của cấu hình cài đặt này là rằng ngay cả tài khoản quản trị viên (Admin) cũng bị chặn cài đặt thiết bị di động và điều này sẽ rất khó chịu.

May mắn thay, bạn có thể đặt cấu hình chính sách nhóm (Group Policy) và cho phép người quản trị để bỏ qua giới hạn này bằng cách nhấn đúp chuột vào tùy chọn Allow Administrators to Override Device Installation Restriction.

 

Cửa sổ tùy chỉnh sẽ xuất hiện. Bây giờ bạn hãy đánh dấu vào tùy chọn Enabled > OK để lưu lại.

 

Bây giờ hãy khởi động lại Windows để kiểm tra kết quả nhé.

Cho phép cài đặt và nhận dạng một số các thiết bị phần cứng

Nếu bạn không muốn ngăn chặn tất cả các cài đặt của các thiết bị di động, bạn có thể đặt cấu hình chính sách nhóm để chỉ cho phép cài đặt các thiết bị di động được liệt kê thông qua ID của chúng bằng cách nhấn đúp chuột vào tùy chọn Allow installation of devices that match any of these device IDs và chọn Enabled. Sau đó nhấn tiếp vào tùy chọn Show để xem các ID phần cứng.

Trong trường hợp bạn không rõ được thông số ID của phần cứng, bạn có thể tìm thấy chúng bằng cách nhấn phải chuột vào tên thiết bị và chọn Properties, sau đó nhấn vào tab Details và nhấn Hardware IDs.

Đó là tất cả có là để làm, và nó là đơn giản để hạn chế người dùng từ cài đặt thiết bị di động bằng cách sử dụng trình chỉnh sửa Group Policy Editor. Phương pháp này chỉ làm việc ở các cài đặt đơn giản và loại bỏ bất kì các cài đặt phần mềm của bên thứ ba nên kết quả làm việc khá hoàn hảo.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

10 học bổng sau đại học của UAE | Giáo dục

Posted: 14 Mar 2015 04:31 AM PDT

TPO – Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo về chương trình học bổng của UAE (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất) dành cho công dân Việt Nam năm học 2015-2016.

Số lượng học bổng: 10 học bổng sau đại học (Thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ).

Lĩnh vực nghiên cứu: Công nghệ và Kỹ thuật

Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học và Kỹ thuật Masdar, Abu Dahbi, UAE

Chế độ học bổng

- Miễn 100% các loại phí, học phí;

– Cấp miễn phí các loại giáo trình cần thiết;

– Trang bị 01 máy tính xách tay;

– Hoàn trả các loại phí kiểm tra/thi GRE, TOEFL hoặc IELTS;

– Được cấp nhà ở tại Viện Masdar hoặc được cấp một khoản chi phí 3.000 Dhs (820 USD) nếu như sinh viên muốn ở ngoài khu ký túc xá;

– Được cấp lương hàng tháng;

– Được cấp bảo hiểm y tế;

– Được cấp vé khứ hồi hàng năm (nếu áp dụng).

Thời hạn nhập học: 24/8/2015

Ứng viên quan tâm đến chương trình học bổng truy cập website: www.masda.ac.ae



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Liên thông CĐ lên ĐH như thế nào ? | Giáo dục

Posted: 14 Mar 2015 04:29 AM PDT

Thạc sĩ Ngô Văn Đồng, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Y Dược Huế: Hiện tại, trường có xét tuyển liên thông từ CĐ lên ĐH đối với 3 ngành: điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh, kỹ thuật xét nghiệm y học. 

Em sẽ đăng ký thi 3 môn: Toán, Hóa, Sinh trong kỳ thi THPT quốc gia để lấy điểm xét tuyển vào trường. Có điều lưu ý là em cần ghi vào hồ sơ đăng ký thi liên thông để trường thuận tiện trong công tác sàng lọc hồ sơ.

Con trai tôi đang học lớp 12SN1 chương trình song ngữ tiếng Pháp tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM. Cháu đã có chứng chỉ Diplome d’Études en Langue Francaise – DELF B2 do Centre  international d’études pédagogiques cấp. Trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp thành phố do Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức ngày 4.3.2015, cháu cũng đoạt giải ba môn tiếng Pháp. 

Cho tôi hỏi, để xét tốt nghiệp THPT, con tôi có được miễn thi môn ngoại ngữ tiếng Pháp trong kỳ thi THPT quốc gia 2015 và được hưởng điểm tối đa môn ngoại ngữ tiếng Pháp không? Con tôi có được cộng thêm điểm thưởng khuyến khích trong xét tốt nghiệp THPT không, cụ thể điểm khuyến khích được cộng thêm là bao nhiêu? (nguyenngocbichchi1968@gmail.com)

Ông Nguyễn Quốc Cường – Chuyên viên tuyển sinh, Cơ quan Bộ GD&ĐT tại TPHCM: Theo quy chế thi THPT quốc gia, thí sinh được miễn thi môn ngoại ngữ khi là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn ngoại ngữ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Có nghĩa là nếu đoạt giải cấp thành phố thì không đủ điều kiện miễn thi. 

Tuy nhiên, cũng theo danh sách các chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi để xét công nhận tốt nghiệp của Bộ GD&ĐT công bố cho đến nay, đối với tiếng Pháp, thí sinh phải có tối thiểu các bằng: TCF A2, DELF A2, CEFP 1. 

Như vậy, chứng chỉ DELF B2 là chứng chỉ có trình độ cao hơn DELF A2 nên thí sinh sẽ được miễn thi môn ngoại ngữ. Thí sinh được miễn thi sẽ được tính 10 điểm cho môn này để xét công nhận tốt nghiệp THPT. 

Nhưng thí sinh lưu ý là để xét tuyển vào ngành học tại các trường ĐH, CĐ có môn ngoại ngữ thì phải dự thi môn này để dùng kết quả thi xét tuyển theo quy định của trường.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Gặp cô gái ôsin Đặng Thị Hương – một du học sinh trở về từ nước Úc – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 14 Mar 2015 02:20 AM PDT

Khi tôi liên lạc với Đặng Thị Hương để hẹn phỏng vấn qua điện thoại, vì vẫn nghĩ rằng hiện Hương đang ở nước Úc xa xôi, nhưng không ngờ, Hương email lại luôn cho tôi và em cho biết, hiện em đang ở Việt Nam, nếu có thể chúng tôi sẽ nói chuyện trực tiếp. Nhận được sự hồi âm ngay lập tức này, tôi đã rất vui và chúng tôi đã có buổi hẹn ngay sau đó tại nhà hàng, thuộc hệ thống nhà hàng mà Hương đang có những dự án làm việc khi trở về Hà Nội.

 

Tại sao tôi lại gọi Hương – một du học sinh đang học tại Úc là “cô gái ôsin”, bởi vì Hương đã từng là một người giúp việc chính hiệu, và khi trả lời phỏng vấn, tham gia ghi hình các chương trình, Hương không hề phủ nhận điều đó, và em còn rất cảm ơn quãng thời gian đó để em có thể rèn luyện và có những thành công như ngày hôm nay.

 

Dáng người nhỏ bé, phong thái nhanh nhẹn, hoạt bát, cái bề ngoài ấy thể hiện một điều, Hương là một cô bé sống từng trải và có nhiều kinh nghiệm. Ngay từ những năm 2000, khi còn là một cô bé đang học cấp II, khi nghĩ về gia cảnh của mình, nhất là bắt nguồn từ sự thương mẹ, một phụ nữ, phải một mình nuôi 3 đứa con ở một vùng quê nghèo của huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc, Hương đã sớm có những suy nghĩ chín chắn khi quyết tâm đi tìm việc làm để giúp mẹ. Khi đó cô bé Hương mới 13 tuổi.

 

Ra thủ đô khi còn lạ nước lạ cái, ban đầu cũng chỉ nghĩ là làm công việc giúp việc. Một người hàng xóm của chủ nhà đã hỏi Hương có muốn đi học lại không? Hương bày tỏ ý nguyện với chủ nhà, và họ đã xin cho Hương vào Trung tâm giáo dục thường xuyên. Ở đây Hương đã bắt đầu học lại lớp 7. Mặc dù chỉ tranh thủ học buổi tối nhưng cũng chỉ được hai tháng, gia chủ không muốn Hương đi học tiếp, vì sợ ảnh hưởng đến công việc Hương đang làm. Hương đã phải chuyển đi ở cho 3, 4 nhà khác.

 

Tuy vậy nhưng quyết tâm đi học vẫn mạnh mẽ trong Hương, mặc dù mẹ em đã rất sốt ruột muốn Hương bỏ việc làm giúp việc và đi học thêm nghề may hay gì đó mà có thể dễ dàng kiếm việc hơn. Nhưng Hương không thích. Lúc đó trong đầu Hương mong muốn học để sau này làm nghề cô giáo. Thế rồi sự quyết tâm ngày càng lớn mạnh. Hương đã phải đi bán rau thuê, đi bán xôi thuê để có chỗ ở và để được đi học, mặc dù có khi chỉ được ở những gầm cầu thang. Và việc học của em rất vất vả.

 

Bán xôi cũng phải dậy sớm, bán rau cũng phải dậy sớm. Đi học buổi tối về, em lại chuẩn bị gạo, vo gạo, chuẩn bị đồ đạc cho buổi bán hàng sáng mai. Song đâu đấy mới học bài. Có những lúc sợ ảnh hưởng đến gia chủ, Hương đã phải bật điện phòng vệ sinh, chỉ để hé chút ánh sáng từ khe cửa để học bài. Những ngày đó em chỉ được ngủ rất ít, ngày có khi chỉ 3, 4 tiếng. Gần 2 năm ở gầm cầu thang là khoảng thời gian tồi tệ.

 

Gặp cô gái ôsin Đặng Thị Hương - một du học sinh trở về từ nước Úc
Đặng Thị Hương, nữ sinh Việt Nam đầu tiên và duy nhất nhận đúp hai giải thưởng Sinh viên quốc tế xuất sắc năm 2013 do Thủ hiến bang Victoria Denis Napthine trao tặng.

 

Hương phải tiếp xúc với đủ thành phần xã hội, từ cửu vạn, nghiện ngập, trộm cắp… 2h sáng phải thức dậy thổi xôi đi bán, chiều bán bánh ngô, tối học bổ túc xong lại bán hàng. Một số người luôn muốn đuổi Hương đi để chiếm chỗ. Họ mắng chửi, dọa nạt, thậm chí đổ rác lên chỗ Hương ngồi. Mỗi ngày Hương đều sợ bị xua đuổi, sợ thanh niên trêu chọc, sợ phải ăn mì tôm cân. Cho dù, tuổi còn trẻ, ý nghĩ còn non nớt, nhưng Hương đã không bị những khó khăn cản trở, khi Hương cho biết là vì sự quyết tâm cao, suy nghĩ tích cực vào một sự thay đổi trong tương lai mà em đã vượt qua mọi khó khăn.

 

Và cho dù ngày đó, các phương tiện liên lạc điện thoại còn rất khó khăn, không dễ dàng như bây giờ, cộng với việc học, làm việc bận rộn, Hương ít có thời gian về thăm nhà. Đối với một người lớn, mà những lần đầu tiên xa nhà, nhiều khi còn khó khăn khi vượt được sự xa cách, nhớ nhung.

 

Và cho đến bây giờ, thì Hương đã có đến 15 năm sống xa gia đình, xa bố mẹ, nhưng xuất phát tự sự thương mẹ, muốn thay đổi cuộc sống, đã cho Hương có một nghị lực như ngày hôm nay – một du học sinh tại Úc. Ngoài việc học, Hương  chăm chỉ, nghị lực và Hương còn đi làm thêm trong hệ thống nhà hàng Koto, một hệ thống đa ngành, vừa đào tạo, vừa kinh doanh, với thời gian làm việc 20 tiếng/tuần.

 

Quay trở lại câu chuyện của Hương, làm sao từ một cô bé giúp việc, lại được du học tại Úc. Đó là khi tốt nghiệp bổ túc lớp 12, Hương được một người quen giới thiệu cho vào học ngành Quản trị du lịch khách sạn của hệ thống Koto.  Đây là một trung tâm dạy nghề quản trị du lịch khách sạn có địa điểm, ở Úc và được chính phủ Úc tài trợ.

 

Học sinh ở đây được dạy nghề, luyện tiếng Anh và sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ và đủ tiêu chuẩn để được giới thiệu vào các khách sạn. Học ở đây, Hương đã được học bổng của chính phủ Úc và được đi du học tại Úc. Nhưng để được học bổng, nếu chỉ có trình độ tiếng Anh như ở trung tâm đã dạy thì chưa đủ. Hương đã đi thi  ở trung tâm Assess. Đó thực sự là một kỳ công.

 

Tôi nói tôi rất khâm phục nghị lực này của Hương, và việc học tiếng Anh để đủ trình độ đi du học chắc chắn rất vất vả.  Vậy bí quyết của Hương là gì? Hương cười xòa, nói em chẳng có bí quyết gì cả, chỉ một sự đơn giản là Hương rất thích học và có lẽ em có một chút năng khiếu tiếng Anh.

 

Cái tiêu chuẩn “rất thích học”, có lẽ đó là thứ trời cho để Hương có sự thành công. Tháng 11 năm 2013, Hương được trao bằng khen Sinh viên quốc tế xuất sắc năm của bang Victoria và Sinh viên quốc tế xuất sắc 2013 do Thủ hiến bang Victoria, Denis Napthine, trao tặng. Em là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất nhận cùng lúc hai giải thưởng danh giá này.

 

Ngoài ra, Đặng Thị Hương còn là Đại sứ sinh viên quốc tế của Học viện Box Hill 2013. Giờ đây Hương đã là du học sinh năm thứ 3 ở Úc. Hương tâm sự, em rất sợ sự nhàn rỗi, chính sự nhàn rỗi làm bào mòn con người. Chia sẻ với bạn đọc và nhất là lớp trẻ ngày nay, em cho rằng luôn có ý thức cầu tiến, muốn thay đổi và phải thay đổi để thời gian rỗi đặc biệt phải có ý nghĩ tích cực. Đó là những liều thuốc cực tốt cho sự thành công.

 

Chính vì có suy nghĩ như vậy, nên Hương thấy một số bạn trẻ lên facebook hay kêu ca, chán nản. Chính cái tinh thần đó đã làm giảm đi rất nhiều sự cố gắng, sự nỗ lực. Vậy các bạn trẻ hãy sống lạc quan, tích cực, suy nghĩ tích cực mới có động lực để học tập và làm việc, mới mang lại thành công. Và Hương đã thực hiện điều này từ rất lâu, từ khi còn là một cô bé 13 tuổi, rời khỏi làng quê nghèo, chỉ với mục đích thay đổi cuộc sống.

 

Nếu không có sự thay đổi, không dám bước chân ra đi, thì Hương, có lẽ giờ cũng như bao cô gái làng quê khác, nghỉ học giữa chừng và đã là mẹ của những đứa con. Còn giờ đây, Hương giờ vẫn bận rộn như xưa. Là một sinh viên, ngoài việc phải hoàn thành những tiết học ở trường, em vẫn đi làm thêm ở khách sạn, một tuần 20 tiếng, Hương  rất thích nấu ăn và làm những việc từ thiện. Hệ thống Koto mà Hương đang tham gia làm tình nguyện viên là một tổ hợp đa ngành nghề, kinh doanh du lịch, dạy và đào tạo nghề.

 

Và Hương, với vai trò là tình nguyện viên, sẽ là cầu nối với các tổ chức thiện nguyện để lấy kinh phí dạy dỗ cho các học sinh ở đây. Những em được chọn vào học ở đây, là những em có hoàn cảnh khó khăn, các em hoàn toàn không phải đóng học phí, học xong ra trường sẽ được cấp chứng chỉ và đủ năng lực, tiêu chuẩn làm việc ở những nhà hàng của Koto hoặc các khách sạn lớn. Cứ 6 tháng Koto lại tuyển sinh khoảng 30 trẻ em đường phố có hoàn cảnh khó khăn vào chương trình đào tạo 24 tháng của Koto.

 

Các em sẽ được học lớp kỹ năng sống, lớp tiếng Anh và đào tạo kỹ năng nghề trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng. Để trở thành một học viên, Koto, các em phải ở trong độ tuổi từ 16 đến 22 và sẽ được tuyển sinh dựa trên hoàn cảnh gia đình. Các em cũng phải có khả năng học nghề, làm việc trong ngành và tuân thủ theo phương châm của Koto.

Đặng Thị Hương và tác giả.
Đặng Thị Hương và tác giả.

 

Khi tốt nghiệp, các học viên được nhận chứng chỉ quốc tế được cấp bởi Trường dạy nghề Box Hill TAFE tại Úc. Điều này có nghĩa là học viên Koto sẽ sở hữu một trình độ quốc tế sau khi tốt nghiệp. Học viên Koto cũng phải hoàn thành khoá học tiếng Anh bởi đây là ngôn ngữ cần thiết cho bất cứ ai làm trong ngành khách sạn, nhà hàng.

 

Tôi ngồi chuyện trò với Hương trong một nhà hàng của Koto ở Văn Miếu. Đúng như Hương nói, khách của nhà hàng chủ yếu là khách nước ngoài. Còn những nhân viên của Koto, họ rất chuyên nghiệp. Và Hương, đối với họ, rất gần gũi.

 

Ngoài làm tình nguyện viên cho Koto, Hương còn rất thích nấu ăn và cô thể hiện sự đam mê đó bằng việc tổ chức các buổi nấu ăn để gây quỹ từ thiện, mà gần đây nhất là những buổi nấu gây quỹ cho những bệnh nhân bị ung thư vú của chị Nguyễn Khánh Thương. Hai chị em, Hương và chị Khánh Thương gặp và quen nhau tại nước Úc xa xôi. Chị Khánh Thương là một bệnh nhân ung thư vú và đã sáng lập Mạng lưới ung thư vú tại Việt Nam. Chị cũng từng là du học sinh tại Úc và đang sống cùng chồng tại Úc.

 

Chị Khánh Thương đã liên lạc với Hương và hai chị em đã có những hoạt động gây quỹ cho Mạng lưới ung thư vú tại Việt Nam, giúp cho các bệnh nhân có sự tự tin, niềm vui sống cho dù biết mình đã mắc bệnh. Khánh Thương trong mắt của Hương là cực kỳ nghị lực. Mặc dù chị bị bệnh nhưng luôn lạc quan và có rất nhiều hoạt động, chị làm như quên mình, quên đi mình là một người bệnh.

 

Giờ đây, sau khi đã có một chút thành công, mặc dù việc học vẫn còn đang tiếp tục, Hương vẫn giữ ý nguyện như khi bước chân ra đi khỏi làng, đó là  được thay đổi cuộc sống, được giúp đỡ gia đình, đặc biệt là Hương muốn được gần mẹ hơn, muốn bù đắp những vất vả của người mẹ, giờ đây đã ốm yếu hơn xưa. Hương muốn thời gian trôi thật nhanh để được nhanh chóng trở về bên mẹ. May mắn thay, năm nay em được nghỉ và về Việt Nam đúng vào dịp tết, được trở về bên mẹ đúng dịp tết đã làm Hương ấm lòng.

 

Theo Ngô Thị Chuyên

Cảnh sát toàn cầu



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phú Thọ: Nữ sinh lớp 7 mất khả năng nói vì bị bạn đánh? – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 14 Mar 2015 01:16 AM PDT

Dư luận chưa kịp lắng xuống sau clip bạo lực học đường ở Trà Vinh thì trong chương trình Chuyển động 24h (VTV) mới đây, một phóng sự tiếp tục phản ánh trường hợp liên quan đến bạo lựu học đường để lại hậu quả đáng tiếc.

Theo chương trình trên VTV1 ngày 13/3, nữ sinh Q.T.P.Hà, học sinh lớp 7 trường THPT Tử Đà, tỉnh Phú Thọ đã bị các bạn cùng lớp đánh hội đồng vì hiểu lầm từ những dòng trạng thái em viết trên mạng xã hội Facebook.

 

Vụ ẩu đả này đã xảy ra từ vài tháng trước, được nhà trường giải quyết ở mức độ kỷ luật, cảnh cáo các học sinh tham gia đánh nhau còn nạn nhân là em Hà tạm thời nghỉ học để gia đình chăm sóc.

Theo chẩn đoán của bác sĩ, Hà không nói được do căng thẳng tâm lý. Nhiều tháng nay, em trở nên khép mình, chỉ giao tiếp với mẹ bằng cử chỉ, hoặc viết ra giấy. Cô Hằng (mẹ nạn nhân) cho biết: "Lúc con tôi bị đánh về thì đầu tóc bù xù, mặt sưng tím, môi chảy máu. Ăn cũng không ăn được, ngủ cũng không được thế nhưng bé vẫn cứ cố ăn cháo loãng rồi đi học".

Phú Thọ: Nữ sinh lớp 7 mất khả năng nói vì bị bạn đánh
Em Phương Hà trở nên lầm lũi, không nói chuyện suốt mấy tháng qua khiến mẹ em lo lắng (Hình ảnh trong phóng sự của VTV)

Sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã viết đơn gửi nhà trường và công an huyện. 6 tháng trôi qua, gia đình em Phương Hà chưa nhận được câu trả lời chính thức.

M.C

(Clip: VTV.vn)



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nữ sinh trường y bỏ con ở vườn nhà dân

Posted: 14 Mar 2015 12:58 AM PDT

- Nữ sinh trường y đang trong thời gian thực tập ở bệnh viện thì đột ngột chuyển dạ rồi về nhà trọ sinh con. Thai nhi. Tuy nhiên, thai nhi tử vong trước khi chào đời. Hoảng loạn, nữ sinh này đã đem thai nhi xấu số xuống khu vườn nhà dân liền kề giấu.

Trưa ngày 13/3, nhiều người dân thôn 7, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội phát hiện xác một thai nhi bị bỏ rơi trong vườn nhà dân.

nữ sinh, trường y, bỏ con
Hiện trường vụ việc. (Ảnh: NP)

Sự việc được người dân báo cơ quan công an ngay sau đó. Tại hiện trường, cơ quan chức năng xác định đó là bé trai mới sinh, dây rốn vẫn còn quấn quanh người, nặng khoảng hơn 3 kg.

Trao đổi với PV, Đại tá Lê Xuân Văn – Trưởng Công an huyện Mỹ Đức cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết sự việc.

Thông tin ban đầu, mẹ của bé trai là một nữ sinh trường cao đẳng y, quê ở Hà Nam.

Sáng ngày 14/3, gia đình nữ sinh đã có mặt tại huyện Mỹ Đức để làm việc với các cơ quan chức năng, đồng thời xin nhận lại thai nhi để lo hậu sự.

Nguồn tin từ cơ quan công an cũng cho biết nữ sinh khi mang bầu sợ mọi người biết nên giấu tất cả gia đình và bạn bè. Sáng 13/3, nữ sinh này đang thực tập thì bất ngờ chuyển dạ nên đã chạy lên nhà vệ sinh ở tầng 3 để đẻ.

Tuy nhiên, thai nhi tử vong trước khi chào đời. Hoảng loạn, nữ sinh này đã đem thai nhi xấu số xuống khu vườn nhà dân liền kề giấu.

Ngay trong đêm 13/3, gia đình nữ sinh cũng có mặt tại bệnh viện để lo hậu sự cho cháu ngoại của mình.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments