Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


ĐH Việt Đức cấp 20 học bổng tiến sĩ tại CHLB Đức năm 2015 – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Mar 2015 08:54 AM PDT

- Số lượng học bổng: 20 học bổng đi học trình độ tiến sĩ toàn thời gian tại CHLB Đức.

- Thời gian tuyển sinh: hạn cuối cùng nộp hồ sơ ngày 15 tháng 4 năm 2015.

- Hình thức tuyển sinh: Xét hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp bởi Hội đồng chuyên môn gồm các giáo sư CHLB Đức và Lãnh đạo VGU.

 

Trong lớp học ĐH Việt - Đức

Trong lớp học ĐH Việt Đức.

Lĩnh vực đào tạo:

- Kỹ thuật điện và Công nghệ thông tin/Electrical Engineering & IT

- Cơ điện tử và công nghệ cảm biến/Mechatronics & Sensor Systems

- Tính toán kỹ thuật và mô phỏng trên máy tính/Computational Engineering

- Kỹ thuật xây dựng/Civil Engineering

- Phát triển đô thị bền vững/Sustainable Urban Development

- Giao thông, Vận tải và Kho vận/Traffic, Transport and Logistics

- Tài chính và Kế toán/Finance & Accounting

- Quản trị kinh doanh/Business Administration

- Kinh tế học/Economics

- Kỹ thuật cơ khí/Mechanical Engineering

- Quản trị và Kỹ thuật sản xuất toàn cầu/Global Production Engineering and Management

- Khoa học máy tính/Computer Science

- Hệ thống thông tin doanh nghiệp/Business Information Systems

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

5 nữ du học sinh Việt xuất sắc từng được diện kiến Tổng thống Mỹ – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Mar 2015 08:39 AM PDT

Lê Ngọc Tường Vân

5 nữ du học sinh Việt xuất sắc từng được diện kiến Tổng thống Mỹ

Lê Ngọc Tường Vân bắt đầu sang Mỹ du học từ năm lớp 6. Ngay từ cuối năm học đầu tiên, Vân đã được trường cấp 2 Kernan Middle tặng danh hiệu “Học sinh toàn diện” của trường.

 

Lên cấp ba, Tường Vân tiếp tục được nhận 3 bằng khen của Tổng thống Mỹ Barack Obama và thống đốc bang Florida về thành tích học tập. Điểm SAT của Vân đạt 2.310/2.400 điểm và TOEFL là 118/120 điểm. Ngoài ra, Tường Vân tốt nghiệp phổ thông với số điểm tổng kết rất cao (3.93/4.0).

 

Bên cạnh học tập, Tường Vân thường xuyên tham gia và điều hành nhiều tổ chức tình nguyện. Đặc biệt năm lớp 12, Tường Vân đã được nhận huân chương của Tổng thống Mỹ Obama về thành tích hoạt động từ thiện.

 

Tốt nghiệp cấp 3 loại ưu, Tường Vân nhận được học bổng toàn phần của 7 đại học đại học danh tiếng như Harvard, Yale, Stanford… Cuối cùng cô bạn “đầu quân” cho Harvard – trường đại học có bề dày lịch sử và chất lượng đào tạo hàng đầu nước Mỹ và thế giới.

 

Nguyễn Thị Mỹ Ý

5 nữ du học sinh Việt xuất sắc từng được diện kiến Tổng thống Mỹ

Nguyễn Thị Mỹ Ý từng được cả hai đời Tổng thống Mỹ George W.Bush và Barack Obama ký tặng bằng khen về những thành tích xuất sắc trong học tập.

 

Tại Việt Nam, lớp 1 và lớp 2, Ý học ở trường Tiểu học Phù Đổng, Đà Nẵng. Gia đình Ý có người thân ở Mỹ nên quyết định cho hai chị em sang Mỹ học. Lúc mới sang, Ý gặp không ít khó khăn vì chưa biết tiếng Anh. Một năm sau thì em vượt qua các bạn đồng lứa, người bản địa về giao tiếp và phân tích ngữ pháp. Lớp 2, Ý học trường Highland (Florida) rồi sau đó chuyển qua trường Liede Ementary.

 

Kết quả cuối lớp 5, Ý học giỏi tất cả các môn, luôn dẫn đầu cả lớp. Môn toán và môn khoa học thang điểm là 2.100 điểm, Ý đạt đến 2.400 điểm (tức vượt 300 điểm). Môn lịch sử (không có thang điểm), Ý đạt kết quả rất cao. Còn môn đọc (một môn quan trọng nhất) Ý đạt 2.565 điểm, vượt 165 điểm. Nhờ vậy, Mỹ Ý được cấp bằng xuất sắc về Acceleraled Reader (đọc nhanh) của Bộ Giáo dục Mỹ.

 

Em là một trong hai học sinh đứng thứ nhất về thành tích học tập trong số 160 học sinh khối 5 trường tiểu học Lierde, đứng thứ nhất môn học tiếng Anh (gồm giao tiếp, ngữ pháp).

 

Kết thúc năm học 2006 – 2007, Tổng thống George Bush đã trực tiếp ký bằng khen "Biểu dương em Nguyễn Thị Mỹ Ý, học sinh Trường Highland Elementary – Florida có thành tích xuất sắc trong kỳ thi vượt cấp từ tiểu học lên trung học".

 

Với nỗ lực không ngừng, kết thúc năm học 2009 – 2010, Ý lại được Tổng thống Mỹ Obama tặng bằng khen vì "Đạt được thành tích xuất sắc hầu hết các bộ môn của giai đoạn chuyển cấp từ lớp 8 lên lớp 9".

 

Trần Vũ Thủy Tiên

5 nữ du học sinh Việt xuất sắc từng được diện kiến Tổng thống Mỹ

Ở bậc phổ thông, khi đang theo học tại Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Hà Nội,Thủy Tiên đã là một học trò nổi bật. Cô từng tham gia chương trình Asia Young Leaders Conference (Hội nghị những nhà lãnh đạo trẻ châu Á) ở Singapore.

 

Cuối năm lớp 11, Thủy Tiên nhận học bổng ASSIST sang Mỹ du học một năm tại trường tư thục danh tiếng.

 

Sau chương trình, Tiên quay lại kết thúc lớp 12 tại Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amstersdam với một định hướng rõ ràng về con đường du học Mỹ.

 

Năm 2010, Tiên nhận được học bổng của 5 trường ĐH đều nằm trong top 15 các trường ĐH ở Mỹ và cô quyết định chọn Princeton University với học bổng trị giá 4 tỷ đồng.

 

Năm 2012, cô một trong số rất ít du học sinh Việt ở Mỹ vinh dự tham gia Hội nghị Clinton Global Initiatives – một sự kiện do cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton tổ chức. Thủy Tiên được tuyển chọn để dùng bữa và trò chuyện cùng cựu Tổng thống.

 

Phạm Hương Thảo

5 nữ du học sinh Việt xuất sắc từng được diện kiến Tổng thống Mỹ

Không chỉ sở hữu vẻ ngoài xinh xắn, nước da trắng và nụ cười duyên, Hương Thảo còn giữ vững thành tích học tập loại giỏi suốt 11 năm liền.

 

Tháng 2/ 2013, Hương Thảo cùng một học sinh đến từ Indonesia đã "ôm" trọn giải Nhất cuộc thi danh giá Hult Prize cho học sinh trung học toàn thế giới tổ chức tại London, Anh với chủ đề "Giải pháp chống khủng hoảng nước".

 

Đây một giải thưởng thường niên do ĐH Hult liên kết tổ chức với Quỹ Clinton Global Initiative (CGI) với đại diện là cựu tổng thống Bill Clinton, nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông, doanh nhân, chính trị gia trên khắp thế giới. Với giải thưởng danh giá này, nữ du học sinh xinh đẹp đã được diện kiến cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton vào tháng 9/2013.

 

"Mình không thể diễn tả hạnh phúc vì chiến thắng này đã cho mình cơ hội được tiếp xúc với Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, cùng những vị lãnh đạo quan trọng khác trong cuộc gặp gỡ", Thảo chia sẻ.

 

Cô hiện đang học chuyên ngành tài chính, tại trường EF Oxford, Anh.

 

Nguyễn Ngọc Minh

5 nữ du học sinh Việt xuất sắc từng được diện kiến Tổng thống Mỹ

Sinh năm 1994, Ngọc Minh – sinh viên trường Mount Holyoke College, Mỹ, là cựu học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam. Lớp 11, Minh được nhận vào trường St. Margaret’s School, Mỹ.

 

Với thành tích học tập phổ thông xuất sắc cô bạn đã vinh dự là một trong ba học sinh của trường được nhận bằng khen danh giá "Outstanding Academic Excellence" – chương trình giáo dục "President’s Education Awards" từ Tổng Thống Mỹ năm 2013.

 

Không chỉ thế, Minh còn được nhận giải thưởng khi đảm nhận vị trí Trưởng dự án "Nghiên cứu phản ứng của cá killifish và cá tuế với các môi trường sống nước lợ” (từ 2012-2013), giải Nhất phần thiết kế đồ họa cuộc thi Essex Art (2012), Top 10 học sinh xuất sắc được tham gia lớp Lãnh đạo với hiệu trưởng để học về Phụ nữ và lãnh đạo, thủ lĩnh trong trường…

 

Lệ Thu (tổng hợp)

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đà Nẵng đưa Hoàng Sa vào sách giáo khoa lịch sử địa phương – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Mar 2015 08:23 AM PDT

Không chỉ có các bài học chính khóa với những cứ liệu lịch sử chính xác về Hoàng Sa trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Nẵng. Ở phần đọc thêm của sách giáo khoa (SGK) Lịch sử Đà Nẵng còn cập nhật vấn đề thời sự biển Đông như những hoạt động của quân và dân thành phố Đà Nẵng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, hay vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5/2014 vừa qua…

PV Dân trí vừa có buổi phỏng vấn ông Nguyễn Minh Hùng – Phó Giám đốc Sở Giáo dục – đào tạo Đà Nẵng, chủ biên hai cuốn sách Lịch sử Đà Nẵng dành cho học sinh THCS và THPT trên địa bàn thành phố.

Đà Nẵng đưa Hoàng Sa vào sách giáo khoa lịch sử địa phương

 Ông Nguyễn Minh Hùng – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, chủ biên hai cuốn SGK Lịch sử Đà Nẵng cho học sinh THCS và THPT.

Xin ông cho biết nội dung căn bản trong hai cuốn SGK Lịch sử Đà Nẵng, trong đó nội dung về Hoàng Sa được đề cập đến như thế nào?

Sách bao gồm các nội dung: Tổng quan về thành phố Đà Nẵng; Đà Nẵng trong các thế kỉ XIV-XV, XVI-XVIII, XVIII-XIX, XIX; Đà Nẵng trong cuộc vận động giải phóng dân tộc và thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1919-1954); Đà Nẵng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ (1954-1975), thời kì xây dựng đất nước từ sau năm 1975 và Đà Nẵng từ 1997 khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huyện đảo Hoàng Sa được đặt trong mối quan hệ với tiến trình lịch sử đất nước, từ khi là vùng lãnh thổ cực đông của Đại Việt đến triều Nguyễn (1802-1884), giai đoạn từ năm 1919 đến 1954 và từ 1954 đến nay.

Được biết nội dung sách có đề cấp đến thời sự biển Đông như vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5/2014 vừa qua. Ông cho biết rõ hơn về nội dung này?

Nội dung hai cuốn sách này có hai phần. Một phần là những bài học chính khóa, phần thứ hai là phần đọc thêm. Vì giới hạn của số tiết cũng như số trang và độ tuổi của học sinh, không thể nói hết về Hoàng Sa, cũng không thể cập nhật hết những vấn đề thời sự trên biển Đông cho nên những cứ liệu lịch sử, những chứng cứ chắc chắn thì đưa vào phần các bài học trong các tiết học lịch sử chính khóa ở trường; còn những vấn đề về thời ví dụ những hoạt động của quân và dân thành phố Đà Nẵng về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, hay sự kiện tàu Hải Dương 981… thì đưa vào phần đọc thêm để học sinh tìm hiểu thêm.

Và tình hình thời sự đối với Hoàng Sa, với biển Đông không khép lại, không dừng ở đó, mà còn có những diễn biến mới. Cho nên một trong những phương pháp các giáo viên khi dạy học môn Lịch sử, nhất là lịch sử đương đại hiện nay phải luôn luôn cập nhật tình hình, theo dõi những thông tin chính thống mới nhất và chọn lựa để giúp học sinh có thể hiểu thêm.

Tiến độ triển khai việc đưa SKG Lịch sử Đà Nẵng vào trường học đã đến đâu ạ?

Ngày 5/3/2015 vừa qua, UBND thành phố đã có văn bản 699 đồng ý ban hành hai cuốn SGKnày như những SGK bình thường khác để học sinh mua và sử dụng như một tài liệu để học. Hiện sách đang hoàn thiện khâu trình bày cuối cùng và in ấn. Hy vọng trong cuối tháng 3, đầu tháng 4 này, sách sẽ về đến tay học sinh và sẽ triển khai việc dạy học ngay trong học kỳ 2 này. Sở GD – ĐT đã tính phương án khi sách về đến trường, sẽ có một văn bản hướng dẫn thêm đối với giáo viên dạy tài liệu này.

Việc giảng dạy SGK lịch sử Đà Nẵng, trong đó có Hoàng Sa sẽ được tổ chức như thế nào để được hiệu quả?

Việc tổ chức dạy học hai cuốn sách này về mặt triển khai nội dung, phương pháp thì cũng tương ứng như SGK khác. Tuy nhiên, đây là cuốn lịch sử địa phương. Trong đó, lại có nội dung về chủ quyền biển đảo, về Hoàng Sa cho nên Sở GD-ĐT sẽ có một tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn để giáo viên có thể cùng các em học sinh tiếp cận tốt nội dung của hai cuốn sách.

Bên cạnh việc học bộ môn lịch sử, với tài liệu này, không chỉ là dạy học trong sách, mà thầy trò có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tìm hiểu thêm những nội dung như tìm hiểu các tài liệu trong thư viện của thành phố, ở Bảo tàng lịch sử Đà Nẵng, hoặc có thể gặp các nhân chứng lịch sử… để bổ sung kiến thức từ hai tài liệu này.

Mục tiêu của chúng tôi là qua hai cuốn sách với những kiến thức hết sức cơ bản này thì thầy và trò có thể nắm vững được những cứ liệu lịch sử, những nhân vật lịch sử, những sự kiện lịch sử, để bồi dưỡng cho các em học sinh những tri thức về lịch sử, truyền thống của quê hương. Qua đó, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, ý thức gìn giữ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của thành phố, của đất nước.

Thưa ông, trong quá trình hoàn thiện hai cuốn SGK Lịch sử, ban biên soạn có gặp nhiều khó khăn?

Trong quá trình biên soạn đương nhiên gặp không ít khó khăn. Trước hết đây là tài liệu giáo khoa đầu tiên mà chúng ta viết về thành phố Đà Nẵng được tổ chức dạy học trong chương trình chính khóa. Và đây cũng là tài liệu đầu tiên của thành phố trong nhà trường nói về chủ quyền biển đảo, đặc biệt là đối với huyện Hoàng Sa

Làm sao để xử lý tư liệu, tư liệu chúng ta không thiếu, rất nhiều, nhưng xử lý như thế nào để khoa học, chính xác và phù hợp với độ tuổi của học sinh. Chúng ta không thể tham lam đưa hết những vấn đề của lịch sử cũng như những vấn đề của Hoàng Sa vào chương trình vì học sinh còn học nhiều môn, còn tham gia nhiều hoạt động giáo dục, phải chú ý liều lượng cho phép, đảm bảo không quá tải đối với học sinh.

Một khó khăn nữa là không dễ để có đội ngũ biên soạn thật sự chuyên nghiệp. Nên ngoài các giáo viên Lịch sử giàu kinh nghiệm, các chuyên viên bộ môn, các nhà nghiên cứu lịch sử và các tài liệu, chúng tôi đã đưa cuốn sách này cho những người, những cơ quan có trách nhiệm kiểm định và cuối cùng là nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã có hội đồng biên tập đọc kỹ lại để giúp ban biên soạn vượt qua những khó khăn trong khi biên soạn tài liệu này.

Trân trọng cảm ơn ông!

Khánh Hiền (thực hiện)

 

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nữ sinh bị đánh hội đồng: Phụ huynh rục rịch cho con chuyển trường – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Mar 2015 08:07 AM PDT

Chiều ngày 12/3, có rất đông phụ huynh dừng xe gắn máy ở trước cổng trường THCS Lý Tự Trọng để đón con về. Số lượng phụ huynh tăng đột biến so với những ngày trước đó. Bà Trịnh Thị Ngọc Nuôi, phụ huynh học sinh đang theo học lớp 7 của trường cho biết: “Nhà tui ở tận xã Hòa Thuận (TP Trà Vinh) nhưng cũng ráng đi rước con vì sau vụ quay clip ai cũng sợ con mình bị đánh, sao tụi nhỏ giờ hành động dã man quá. Con tui học rất giỏi nên mới được vô trường điểm này nhưng giờ đợi cho thi học kỳ 2 xong sẽ chuyển trường về xã nhà học”.

 

Theo bà Nuôi, mấy bữa nay phụ huynh ai cũng sợ, có người còn đứng ngoài đường suốt buổi để đợi con học xong sẽ rước về, có phụ huynh đưa rước ngay cửa lớp học vì sợ chuyện tương tự sẽ xảy ra.
Rất đông phụ huynh đến cổng trường đón con vào ngày 12/3.

Rất đông phụ huynh đến cổng trường đón con vào ngày 12/3.

Bà Huỳnh Thị Kim Loan, mẹ nữ sinh P. bị đánh hội đồng nghẹn ngào cho biết: “Bây giờ tôi quá sợ rồi, tâm lý của bé không biết sẽ ảnh hưởng tới khi nào. Sau khi xử lý vụ việc tôi sẽ cho con chuyển trường vì cứ vô lớp là bé bị ám ảnh. Suốt 2 tháng con nhiều lần bị nhức đầu, đau bụng nhưng gia đình không ai hay biết. Có những lúc tâm lý bé bị ảnh hưởng nặng nề và còn nói muốn đi tu vì quá sợ”.

Theo bà Loan, bức xúc nhất là Trường THCS Lý Tự Trọng vô trách nhiệm vì sự việc xảy ra đã gần 2 tháng mà trường vẫn không biết. Coi lại lịch học thì ngày hôm đó có tiết của giáo viên chủ nhiệm lớp 7/5 khi trong lớp xảy ra chuyện, ghế nhựa gãy, con bị đánh bầm dập phải nhờ giáo viên đưa về mà không một giáo viên hay ban giám hiệu hay biết chuyện. Bà Loan nghi ngờ nhà trường đã phát hiện nhưng cố tình “ém nhẹm” mọi chuyện. Nếu không có clip tung lên mạng có lẽ tâm lý cháu sẽ bị ảnh hưởng suốt đời.

Lý giải vần đề này, thầy Phan Thanh Nguyên – Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng lý giải: “Thời điểm nữ sinh bị đánh hội đồng là vào lúc 12h trưa thầy cô chưa vô nên không ai hay biết. Trường có 2 bảo vệ được quản lý chặt chẽ cũng không biết được việc này”. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh phản đối vì đưa con vào đến cổng trường thì trách nhiệm sẽ thuộc về ban giám hiệu nhà trường cho dù trước đó vào giờ nghỉ trưa nhưng cũng phải có bảo vệ vì khi đánh hội đồng nhiều em học sinh la hét rất lớn.

Liên quan tới sự việc, ngày 12/3 trên mạng xã hội Facebook xuất hiện đoạn hội thoại của tài khoản tên Tưởng Quốc Trung chat với bạn cho rằng thầy Huệ Minh (Phó Bí thư đoàn trường THCS Lý Tự Trọng – PV) đến nhà kêu xóa clip gốc. Ngay buổi chiều nay, phóng viên đến trường THCS Lý Tự Trọng để xác minh sự việc này cũng như tìm hiểu ý kiến của nhà trường trước tình trạng phụ huynh rục rịch cho con chuyển trường. Tuy nhiên nhân viên văn phòng của trường cho biết trong buổi chiều toàn bộ giáo viên trong trường sẽ họp hội đồng sư phạm nên không thể cung cấp thông tin cho báo chí. Phóng viên liên lạc với thầy Huệ Minh qua điện thoại thì được thầy Minh trả lời mọi sự việc liên quan đều do giám đốc Sở GD-ĐT phát ngôn nên không thể nói bất cứ điều gì.

Cuộc hội thoại của thành viên có tên Tưởng Quốc Trung trên Facebook.

Cuộc hội thoại của thành viên có tên Tưởng Quốc Trung trên Facebook.

Trước đó, chiều 11/3, ông Đồng Văn Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo và chỉ đạo xử lý nghiêm vụ nữ sinh đánh hội đồng gây bức xúc dư luận. Dự kiến ngày 13/3, kết quả kỷ luật sẽ báo cáo về Sở GD-ĐT, sau đó Sở sẽ báo Chủ tịch UBND tỉnh.

Minh Giang

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ Giáo dục lên tiếng vụ clip nữ sinh bị bạn đánh hội đồng – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Mar 2015 07:50 AM PDT

Ảnh Clip nữ sinh bị đánh hội đồng ở Trà Vinh đang gây bức xúc dư luận
Ảnh Clip nữ sinh bị đánh hội đồng ở Trà Vinh đang gây bức xúc dư luận

Ông Ngũ Duy Anh cho biết, thông
qua báo chí chúng tôi mới biết sự việc, "Khi xem xong Clip, tôi cũng "sốc" về
hành động đối xử với bạn của các em học sinh này. Ngay sau đó, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu sở GD-ĐT Trà Vinh
báo cáo rõ sự việc và hướng xử lý".

Ông Ngũ Duy Anh cho hay, Bộ GD-ĐT
rất quan tâm và thường xuyên chỉ đạo việc giáo dục, ngăn chặn tình trạng bạo lực
học đường, trong đó có tình trạng học sinh đánh bạn; Ban hành các quy định về
quản lý học sinh, sinh viên, điều lệ nhà trường …

Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Công an
ban hành Thông tư liên tịch về công tác phối hợp đảm bảo an ninh trật tự trường
học, trong đó xác định trách nhiệm của nhà trường, cơ quan công an trong việc
đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bạo lực trong trường học.

Hàng năm, Bộ đều có chỉ đạo các nhà
trường tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức lối sống, phòng chống tệ
nạn xã hội, bạo lực học đường thông qua các hoạt động chính khóa, hoạt động
ngoài giờ lên lớp. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động xã hội, văn hóa,
thể thao lành mạnh nhằm thu hút học sinh tham gia. Tuy nhiên, học sinh là lứa
tuổi mới lớn, có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, nên cần có sự phối hợp tích cực
giữa nhà trường, gia đình và xã hội để có biện pháp giáo dục kịp thời.

"Sự việc xảy ra ở Trà Vinh rất
đáng tiếc, đáng tiếc hơn là hơn 2 tháng sau khi sự việc diễn ra mà nhà trường
chưa biết. Điều này cho thấy nhà trường thiếu sát sao trong việc quản lý, nắm tình
hình học sinh. Được biết ngay sau khi clip và thông tin sự việc được báo chí
nêu, UBND tỉnh đã có cuộc họp chỉ đạo xử lí nhanh. Điều đó thể hiện sự chỉ đạo rất
kịp thời của địa phương" – ông Duy Anh nói.

Hình thức xử lí kỉ luật cần phù hợp, mang tính giáo dục răn đe

Về hướng xử lý xử lý những học
sinh tham gia đánh hội đồng nữ sinh, ông Duy Anh cho rằng: "Đối với các cháu
học sinh, nhất là các cháu đang ở độ tuổi mới lớn cần cân nhắc, thận trọng hình
thức xử lí kỉ luật. Hình thức xử lí kỉ luật cần phù hợp, mang tính giáo dục răn
đe để các cháu tiến bộ. Tôi tin, nhà trường sẽ xem xét thấu đáo vụ việc, có
hình thức kỷ luật học sinh liên quan đảm bảo nghiêm minh và mang tính giáo dục
cao.

Bên cạnh đó, tùy vào mức độ vi phạm
của học sinh, đối chiếu với các quy định hiện hành, nhà trường sẽ có hình thức
xử lí phù hợp. Trường cũng cần rút kinh nghiệm
trong việc quản lí, giáo dục học sinh; trong việc phối hợp giữa nhà trường-gia
đình trong giáo dục các em trong độ tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Phải
theo dõi các biểu hiện hàng ngày của các em để kịp thời có biện pháp can thiệp”.

Gia đình là trường học đầu tiên của học sinh

Nhiều ý kiến cho rằng, giáo
dục- trong gia đình lẫn nhà trường – đang quá tập trung cho việc chạy
theo theo kiến thức mà bỏ quên việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho các em. Những
giá trị về giáo dục đạo đức, giáo dục làm người chưa được quan tâm triệt để?

Trả lời câu hỏi trên, ông
Duy Anh cho biết, nhà trường có trách nhiệm quan trọng trong giáo dục học sinh.
Nhưng gia đình là trường học đầu tiên của các cháu. Tình cảm, sự quan tâm của bố
mẹ vô cùng quan trọng. Tôi được biết em học sinh bị đánh nhưng về không dám
chia sẻ với gia đình. Phải làm sao để gia đình thực sự là tổ ấm, nơi các em có
thể chia sẻ với bố mẹ cả những điều thầm kín, khó nói nhất. Hiện nay, một số gia đình, học sinh ít có cơ hội
để chia sẻ, tâm sự với bố mẹ do bố mẹ không có thời gian dành cho con cái.

Qua đây cũng thấy công tác tư vấn
tâm lí học đường còn khó khăn. Nếu làm tốt sẽ giải tỏa tâm lí cho các cháu ở độ
tuổi mới lớn

"Hiện nay Bộ đang phối hợp với với
TƯ Đoàn TNCSHCM và Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Đề án "Tăng cường giáo
dục đạo đức lối sống và bồi dưỡng lí tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên giai
đoạn 2015-2020".

Ngành Giáo dục cần sự phối hợp tích
cực của các cấp, các ngành trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt là
phòng chống bạo lực học đường" – ông Duy Anh nhấn mạnh.

Hồng Hạnh



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Giải quyết thấu đáo khiếu kiện của nhân dân – Xã hội

Posted: 12 Mar 2015 07:50 AM PDT

Giải quyết thấu đáo khiếu kiện của nhân dân

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên tiếp người dân xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: VGP/Quang Hiếu 

Trước đó, ông Ngô Ngọc Hưng và một số công dân xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình đại diện cho 163 công dân khiếu nại đã nhiều lần đến Trụ sở tiếp công dân Trung ương gửi đơn khiếu nại lên Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Trung ương.

Đây là vụ việc khiếu nại đông người (thuộc trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung) thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh Ninh Bình. UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo và UBND huyện Hoa Lư đã kiểm tra, kết luận nhưng các công dân chưa đồng tình và tiếp tục nhiều lần tập trung khiếu nại lên Trung ương.

Tại buổi làm việc, các ông Hà Long Biên, Ngô Văn Hiếu, Phạm Văn Cường, Hà Minh Hồng… đại diện các hộ dân đã trình bày các nội dung khiếu nại còn vướng mắc như việc xã Ninh Xuân tự ý thu hồi diện tích đất mạ ở khu vực Núi Dê của nhân dân thôn Xuân Áng Nội, nhưng không đền bù, hỗ trợ (đất đã được giao từ năm 1993 đến 2013, mỗi khẩu là 24m2 đã được ghi trong sổ đỏ của các hộ); việc xây dựng nghĩa trang cho xã…

Về các khiếu nại của người dân, ông Phạm Ngọc Hải, Chủ tịch UBND xã Ninh Xuân cho biết, quyết định năm 1993 của UBND tỉnh Ninh Bình về ban hành quy định giao quyền sử dụng ruộng đất nông nghiệp ổn định 20 năm, các hộ dân thuộc khu vực HTX Xuân Áng gồm 2 thôn Xuân Áng Nội (đội I) và Xuân Áng Ngoại (đội II) được giao định mức bình quân là 967 m2/khẩu (trong đó có 24 m2/khẩu tại xứ đồng mạ Núi Dê). Sau khi thực hiện công tác dồn điền đổi thửa năm 2003, các hộ Đội I, thôn Xuân Áng Nội đã nhận đủ diện tích đất nông nghiệp 313 theo tiêu chuẩn định mức giao năm 1993 là 967m2/khẩu.

Số diện tích đồng mạ trước đây đã giao cho các hộ dân tại Núi Dê sau khi dồn điền đổi thửa năm 2003 không còn nằm trong diện tích đất nông nghiệp 313 của các hộ dân thôn Xuân Áng Nội mà được giao cho UBND xã Ninh Xuân quản lý, thuộc quỹ đất công ích xã. UBND huyện Hoa Lư cũng đã có kết luận việc các hộ dân đòi bồi thường, hỗ trợ đất đối với đồng mạ Núi Dê khi Nhà nước thu hồi đất là không có cơ sở giải quyết.

Tuy nhiên, UBND xã Ninh Xuân chưa kịp thời chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính sau khi dồn điền đổi thửa, nên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ dân được cấp năm 2000 vẫn còn thể hiện 24  m2/khẩu vị trí Núi Dê. 

Giải quyết thấu đáo khiếu kiện của nhân dân

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Nên đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình giải quyết từng nội dung khiếu nại, kiến nghị của công dân. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Theo Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng VPCP, đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc công dân khiếu kiện kéo dài, yêu cầu bồi thường.

Theo Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư Vũ Văn Huân, UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường cùng UBND huyện Hoa Lư xây dựng kế hoạch, tiến hành rà soát, chỉnh lý biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn, trước mắt là xã Ninh Xuân. Huyện đang thực hiện chỉnh lý hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp đã thu hồi đất thôn Xuân Áng Nội. Đến ngày 14/2, tổng số hộ gia đình đã đăng ký kê khai là 79/177 hộ (45%), còn 98 hộ dân không nhất trí kê khai.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Đinh Văn Điến cho biết, hiện nay UBND tỉnh Ninh Bình đã giao cho các cơ quan chức năng của tỉnh trong vòng 1 tháng nữa phải xử lý dứt điểm vụ khiếu kiện và trả lời công khai đến nhân dân. Ông Đinh Văn Điển cũng cho biết, lãnh  đạo tỉnh Ninh Bình nghiêm túc tiếp thu ý kiến của nhân dân và sẽ có biện pháp xử lý những cán bộ chưa làm hết trách nhiệm trong quá trình khiếu kiện của nhân dân.   

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Nên và đại diện các hộ dân. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Nên và đại diện các hộ dân. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên thống nhất với quan điểm và hướng giải quyết tới đây của UBND tỉnh Ninh Bình về vụ khiếu kiện. Bộ trưởng, Chủ nhiệm nhấn mạnh, đây là trách nhiệm của địa phương và các cấp chính quyền được phân công, vì thế phải làm tốt các nhiệm vụ để giải quyết dứt điểm khiếu kiện.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên đề nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo kiểm tra, rà soát lại toàn bộ nội dung khiếu nại, kiến nghị của các công dân, đồng thời xem xét, có kế hoạch giải quyết từng nội dung khiếu nại, kiến nghị của các công dân. Thành lập tổ công tác có trách nhiệm, có tâm, hiểu biết vấn đề đến gặp từng hộ, từng công dân, lắng nghe để giải quyết dứt điểm, thấu tình đạt lý, không để công dân tiếp tục tập trung khiếu kiện ở Trung ương.

Theo Huy Anh

Chinhphu.vn



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bắc Giang thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý giáo dục | Giáo dục

Posted: 12 Mar 2015 07:45 AM PDT

Đối tượng luân chuyển cụ thể là cán bộ lãnh đạo cấp phòng và tương đương gồm: Trưởng phó các phòng, ban Sở; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các đơn vị trực thuộc Sở.

Cán bộ lãnh đạo cấp phòng và tương đương được luân chuyển giữa các phòng, ban cơ quan Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Điều kiện thực hiện luân chuyển là cán bộ quản lý cấp phòng và tương đương có thời gian giữ chức vụ từ 5 năm trở lên.

Bắt buộc luân chuyển đối với cán bộ quản lý có thời gian giữ chức vụ từ 10 năm trở lên ở một đơn vị; trừ trường hợp đặc biệt do Giám đóc Sở xem xét quyết định.

Trong trường hợp cán bộ quản lý vi phạm kỷ luật nhưng chưa đến mức bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức; không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có dấu hiệu vi phạm kỷ luật, mất đoàn kết nội bộ thì tùy theo mức độ vi phạm, Giám đốc Sở xem xét, quyết định miễm nhiệm hoặc luân chuyển vị trí công tác mà không chờ hết thời hạn bổ nhiệm.

Theo Sở GD&ĐT Bắc Giang, việc luân chuyển nhằm tránh tư trưởng bảo thủ, trì trệ đối với cán bộ lãnh đạo giữ một chức vụ trong thời gian dài tại một đơn vị; tạo điều kiện cho độ ngũ cán bộ trẻ, có nhiều triển vọng được rèn luyện trưởng thành trên nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau;

Đồng thời, thử thách, rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý. Trên cơ sở đó xây dựng và phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp và có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chính phủ quyết tâm hết 2015 vào top ASEAN-4 – Xã hội

Posted: 12 Mar 2015 07:34 AM PDT

Theo đó, Chính phủ thống nhất tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu cải thiện điểm số và vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh (theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới) và năng lực cạnh tranh quốc gia (theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới).

Cụ thể, trong năm 2015 – 2016 tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước. Cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh, về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế, chuyển mạnh sang hậu kiểm.

Năm 2015, phấn đấu các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của nước ta đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN-6. Trong đó, rút ngắn thời gian nộp thuế còn không quá 121,5 giờ/năm, thời gian nộp bảo hiểm xã hội không quá 49,5 giờ/năm; tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 95%; tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt tối thiểu 90%; xây dựng và công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm ít nhất 90% hoàn thuế theo đúng thời gian quy định; thời gian thực hiện các thủ tục khởi sự kinh doanh tối đa 6 ngày; thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp tối đa 36 ngày; thời gian thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp giảm từ 60 tháng hiện nay còn tối đa 30 tháng.

Năm 2016, phấn đấu chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam tối thiểu đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-4 trên một số chỉ tiêu chủ yếu theo thông lệ quốc tế.

 

Trong nhiều cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu câu hỏi, sao Việt Nam mãi đi sau ASEAN-6.

Trong nhiều cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu câu hỏi, sao Việt Nam mãi đi sau ASEAN-6.

Nỗ lực xây dựng doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh

Nghị quyết nêu rõ, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả các Chương trình, kế hoạch của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, nhất là về các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Trong đó, tập trung vào nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Bên cạnh đó, thực hiện hiệu quả các đột phá chiến lược, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp, của nền kinh tế.

Cụ thể, đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá lớn, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phát triển bền vững, an ninh lương thực quốc gia và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phát triển mạnh các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ, có giá trị quốc gia, giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Tập trung phát triển những ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin truyền thông, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, logistics, các ngành khai thác, chế biến dầu khí, cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển, vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, các dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch biển đảo… gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường. Tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân, tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng các nguồn lực, nhất là về vốn, đất đai, tài nguyên. Thúc đẩy xã hội hoá sở hữu và sản xuất kinh doanh, khuyến khích phát triển các hình thức doanh nghiệp cổ phần. Phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh.

Tiếp tục giảm mạnh thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính

Nghị quyết cũng đề ra giải pháp khác là đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp các dịch vụ công. Cơ cấu lại đơn vị sự nghiệp công, giao quyền tự chủ và bảo đảm hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Khẩn trương ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định, Thông tư hướng dẫn) quy định cơ chế tự chủ đầy đủ cả về tài chính, chuyên môn, nhân sự và bộ máy cho các đơn vị sự nghiệp, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và khoa học công nghệ.

Đẩy mạnh hoạt động đầu tư mạo hiểm, thí điểm cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công; thực hiện mô hình đơn vị sự nghiệp công do cộng đồng quản lý; đơn vị sự nghiệp công hoạt động như doanh nghiệp công ích; cho thuê cơ sở vật chất, tài sản của Nhà nước để kinh doanh dịch vụ công.

Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và đề cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Rà soát, đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, tạo mọi thuận lợi và giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân, nhất là thủ tục hành chính có liên quan đến các chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới.

Tiếp tục giảm mạnh thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, đất đai, xây dựng, thủ tục đầu tư, tiếp cận điện năng, thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, bảo hộ sở hữu trí tuệ, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm… bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định về thời gian và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên trong quản lý điều hành…

P.Thảo



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cảnh sát giao thông rượt bắt xe vi phạm bỏ chạy qua 2 tỉnh – Xã hội

Posted: 12 Mar 2015 07:18 AM PDT

Vụ việc xảy ra vào khoảng 13h ngày 12/3, trên tuyến quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Vào thời gian trên, lực lượng CSGT Công an tỉnh Ninh Bình đang làm công tác đảm bảo giao thông trên quốc lộ 1A thì nhận được thông tin chiếc xe tải mang BKS 37C-093.50 lưu thông theo hướng Bắc – Nam có va chạm giao thông rồi bỏ chạy.

Cảnh sát giao thông rượt bắt xe vi phạm bỏ chạy qua 2 tỉnh

Lực lượng CSGT truy đuổi từ thị xã Tam Điệp, Ninh Bình đến thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa thì chặn được chiếc xe.

Ngay sau khi phát hiện chiếc xe tải, lực lượng CSGT đã ra tín hiệu dừng xe kiểm tra, tuy nhiên, tài xế không những không dừng xe lại mà còn nhấn ga lái xe tông thẳng vào tổ công tác của CSGT rồi bỏ chạy về hướng tỉnh Thanh Hóa.

Ngay lập tức, tổ công tác đã đuổi theo đến địa phận thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa thì chặn được xe tải nêu trên. Khi lực lượng CSGT yêu cầu xuống xe thì chỉ mình phụ xe tải xuống còn tài xế đóng kín cửa lại không cho lực lượng chức năng kiểm tra hành chính.

Tài xế và phụ xe tỏ ra bất hợp tác với lực lượng CSGT.

Tài xế và phụ xe tỏ ra bất hợp tác với lực lượng CSGT.

Khống chế tài xế và phụ xe đưa về trụ sở công an để điều tra vụ việc.

Khống chế tài xế và phụ xe đưa về trụ sở công an để điều tra vụ việc.

Phụ xe sau khi xuống xe không hợp tác với lực lượng CSGT mà đi lòng vòng quanh xe tỏ ra bất hợp tác, CSGT đã phải khống chế phụ xe và yêu cầu tài xế trên xe mở cửa xe để kiểm tra hành chính. Vụ việc xảy ra đã gây tò mò, hút nhiều người dân đi đường đứng lại theo dõi khiến giao thông bị ảnh hưởng.

Chiếc xe cùng tài xế và phụ xe đã được đưa về Công an tỉnh Ninh Bình để làm rõ vụ việc. Hiện vụ việc vẫn đang được điều tra làm rõ.

Duy Tuyên



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chính phủ đặt mục tiêu hết 2015 vào top ASEAN-4 – Xã hội

Posted: 12 Mar 2015 07:01 AM PDT

Theo đó, Chính phủ thống nhất tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu cải thiện điểm số và vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh (theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới) và năng lực cạnh tranh quốc gia (theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới).

Cụ thể, trong năm 2015 – 2016 tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước. Cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh, về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế, chuyển mạnh sang hậu kiểm.

Năm 2015, phấn đấu các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của nước ta đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN-6. Trong đó, rút ngắn thời gian nộp thuế còn không quá 121,5 giờ/năm, thời gian nộp bảo hiểm xã hội không quá 49,5 giờ/năm; tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 95%; tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt tối thiểu 90%; xây dựng và công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm ít nhất 90% hoàn thuế theo đúng thời gian quy định; thời gian thực hiện các thủ tục khởi sự kinh doanh tối đa 6 ngày; thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp tối đa 36 ngày; thời gian thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp giảm từ 60 tháng hiện nay còn tối đa 30 tháng.

Năm 2016, phấn đấu chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam tối thiểu đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-4 trên một số chỉ tiêu chủ yếu theo thông lệ quốc tế.

 

Trong nhiều cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu câu hỏi, sao Việt Nam mãi đi sau ASEAN-6.

Trong nhiều cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu câu hỏi, sao Việt Nam mãi đi sau ASEAN-6.

Nỗ lực xây dựng doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh

Nghị quyết nêu rõ, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả các Chương trình, kế hoạch của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, nhất là về các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Trong đó, tập trung vào nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Bên cạnh đó, thực hiện hiệu quả các đột phá chiến lược, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp, của nền kinh tế.

Cụ thể, đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá lớn, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phát triển bền vững, an ninh lương thực quốc gia và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phát triển mạnh các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ, có giá trị quốc gia, giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Tập trung phát triển những ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin truyền thông, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, logistics, các ngành khai thác, chế biến dầu khí, cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển, vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, các dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch biển đảo… gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường. Tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân, tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng các nguồn lực, nhất là về vốn, đất đai, tài nguyên. Thúc đẩy xã hội hoá sở hữu và sản xuất kinh doanh, khuyến khích phát triển các hình thức doanh nghiệp cổ phần. Phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh.

Tiếp tục giảm mạnh thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính

Nghị quyết cũng đề ra giải pháp khác là đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp các dịch vụ công. Cơ cấu lại đơn vị sự nghiệp công, giao quyền tự chủ và bảo đảm hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Khẩn trương ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định, Thông tư hướng dẫn) quy định cơ chế tự chủ đầy đủ cả về tài chính, chuyên môn, nhân sự và bộ máy cho các đơn vị sự nghiệp, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và khoa học công nghệ.

Đẩy mạnh hoạt động đầu tư mạo hiểm, thí điểm cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công; thực hiện mô hình đơn vị sự nghiệp công do cộng đồng quản lý; đơn vị sự nghiệp công hoạt động như doanh nghiệp công ích; cho thuê cơ sở vật chất, tài sản của Nhà nước để kinh doanh dịch vụ công.

Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và đề cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Rà soát, đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, tạo mọi thuận lợi và giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân, nhất là thủ tục hành chính có liên quan đến các chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới.

Tiếp tục giảm mạnh thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, đất đai, xây dựng, thủ tục đầu tư, tiếp cận điện năng, thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, bảo hộ sở hữu trí tuệ, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm… bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định về thời gian và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên trong quản lý điều hành…

P.Thảo



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments