Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Người mẹ khóc ngất khi chưa xem hết clip con mình bị đánh dã man – Giáo dục – Tri thức

Posted: 11 Mar 2015 09:18 AM PDT

Bà Nguyễn Thị Kim Loan, mẹ bé P. rơi nước mắt kể lại: “Cách đây gần 2 tháng, bé P. gọi điện về nhà nói bị té cầu thang kêu cha, mẹ ra rước. Khi đó con còn nhỏ, chồng thì đi bán hàng rong nên tôi kêu bé nhờ thầy đưa về giúp. Khi về tới nhà thấy mặt mày, vai bị sưng húp. Đến chiều cùng ngày, chồng tôi chở đi bệnh viện khám thì bị chấn thương phần mềm nên mua thuốc về uống. Ngày hôm sau, tôi gội đầu vừa sờ tay vào thì cháu than đau khi vạch ra thấy vết thương bầm tím trên đầu mà cứ tưởng là vết thương do té cầu thang”.

Theo bà Loan, từ hôm bị đánh, bé giấu kín không cho ai hay nhưng tinh thần giảm sút nghiêm trọng, lúc nào cũng ở trong phòng chẳng nói chuyện với ai. Đã 2 tháng trôi qua, bé P. đã 3 lần gọi điện thoại cho người thân đến trường rước về vì bị nhức đầu, đau bụng… mà người nhà cứ tưởng bình thường nên chỉ đi khám rồi mua thuốc về uống. Trong đó, hôm mùng 3 Tết, bé P. bị nhức đầu rồi lên cơn sốt, gia đình cũng chỉ mua thuốc hạ sốt về cho uống chứ không hề đưa đi chụp hình xem có bị chấn thương ở đầu hay không.

Người mẹ khóc ngất khi chưa xem hết clip con mình bị đánh dã man

Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) nơi xảy ra sự việc nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng.

Ngày 9/3, khi clip lan truyền trên mạng, người nhà mới bàng hoàng biết sự việc con mình bị đánh hết sức dã man. Bà Loan cho biết: “Ngày 9/3, đứa con gái lớn học lớp 10 chạy về nhà nói em gái bị người ta đánh rồi tung lên mạng, tôi gặng hỏi, bé P. cũng không dám nói sự thật vì sợ. Đến trưa khi tới trường, thầy giáo đưa xem clip tôi chỉ xem được một đoạn thì khóc ngất. Tụi nó quá tàn bạo dùng ghế đánh vào đầu con tôi mà chẳng ai đến cứu mặc cho nó gào thét ở góc tường”.

Theo bà Loan, trong buổi làm việc giữa phụ huynh học sinh và Ban giám hiệu nhà trường thì nguyên nhân dẫn đến việc đánh hội đồng là do nữ lớp trưởng lớp 7/5 tên V. kêu bé P. đi mua bánh nhưng bé P. không đồng ý, sau đó kêu tiếp bé P. đánh 1 bạn nữ khác cũng bị từ chối nên lớp trưởng cùng mấy học sinh trong lớp khóa cửa phòng, đánh hội đồng bé P.

Bà Loan khóc nức nở khi kể chuyện con bị nhóm bạn đánh dã man.

Bà Loan khóc nức nở khi kể chuyện con bị nhóm bạn đánh dã man.

Sáng ngày 11/3, tiếp xúc với phóng viên, bà Loan cho biết: “Tối 10/3, một số phụ huynh bức xúc việc bé P. bị đánh hội đồng dã man nên đã đến tận nhà thăm hỏi, quyên góp một số tiền để bé P. đi khám bệnh. Ngay trong sáng 11/3, bé P. cùng cha lên TP Hồ Chí Minh khám bệnh, chụp MRI để xem vùng đầu có tổn thương gì không vì thời gian gần đây bé hay than nhức đầu”.

Theo bà Loan, từ nhỏ bé P. đã tham gia học Aerobic và nằm trong đội tuyển năng khiếu của tỉnh. Năm 2012, bé P. đoạt huy chương vàng hội khỏe Phù Đổng được tổ chức tại Cần Thơ và huy chương đồng hội thi Aerobic trẻ toàn quốc tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. Ở nhà P. rất ngoan, hiền, nhiều năm liền là học sinh giỏi.

Bà Loan cho rằng, việc con mình bị đánh dã man cần phải xử lý thật nghiêm khắc. “Cả đám khóa cửa ép đứa bé vào đường cùng như muốn cố ý đánh cho chết luôn. Mấy đứa bé mới 13 tuổi mà lại đánh người dã man như vậy cần phải đưa đi trường giáo dưỡng nếu không sau này lớn lên sẽ gây nguy hiểm cho xã hội”.

 

Minh Giang

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Không có vị trí việc làm cô nuôi trong trường mầm non – Giáo dục – Tri thức

Posted: 11 Mar 2015 09:02 AM PDT

Theo thông tư này, danh mục khung vị trí việc làm trong nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mẫu giáo cụ thể như sau: Nhóm vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý, điều hành (2 vị trí) gồm Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng; Nhóm vị trí việc làm gắn với các nhiệm vụ hoạt động nghề nghiệp có 1 vị trí là giáo viên mầm non; Nhóm vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ (4 vị trí) gồm Kế toán, Văn thư, Y tế, Thủ quỹ (thực hiện kiêm nhiệm).

Không có vị trí việc làm cô nuôi trong trường mầm non
Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Trần Anh Tuấn và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đại diện cho hai Bộ ký thông tư liên tịch.

Căn cứ vào khối lượng công việc của nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non mà các vị trí việc làm kế toán, văn thư, y tế có thể bố trí kiêm nhiệm. Căn cứ khối lượng công việc thực tế của nhiệm vụ kế toán, văn thư, y tế, các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ xây dựng đề án vị trí việc làm, trình cơ quan có thẩm quyền quy định.

Về định mức số lượng người làm việc, Thông tư quy định: mỗi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non có 1 Hiệu trưởng.

Mỗi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non có số lượng Phó Hiệu trưởng như sau: Nhà trẻ được bố trí 1 Phó Hiệu trưởng; trường mẫu giáo, trường mầm non có dưới 9 nhóm, lớp đối với vùng trung du, đồng bằng, thành phố hoặc có dưới 6 nhóm, lớp đối với vùng miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 1 Phó Hiệu trưởng; trường mẫu giáo, trường mầm non có 9 nhóm, lớp trở lên đối với vùng trung du, đồng bằng, thành phố hoặc có 06 nhóm, lớp trở lên đối với vùng miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 2 Phó Hiệu trưởng.

Đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non có từ 5 điểm trường trở lên có thể được bố trí thêm 1 Phó Hiệu trưởng.

Thông tư đưa ra quy định về Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo để từ đó đưa ra định mức vị trí việc làm giáo viên mầm non. Cụ thể, đối với nhóm trẻ (trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ), số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau: nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi – 15 trẻ; nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi – 20 trẻ; nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi – 25 trẻ.

Đối với lớp mẫu giáo (trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo), số trẻ tối đa trong lớp mẫu giáo được quy định như sau: Lớp mẫu giáo từ 3 tuổi đến 4 tuổi – 25 trẻ; Lớp mẫu giáo từ 4 tuổi đến 5 tuổi – 30 trẻ; Lớp mẫu giáo từ 5 tuổi đến 6 tuổi – 35 trẻ.

Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có 1 trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của nhóm, lớp được giảm 05 trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá 2 trẻ khuyết tật.

Những nơi bố trí đủ số trẻ tối đa theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo theo quy định trên thì định mức giáo viên mầm non được xác định: Đối với nhóm trẻ được bố trí 2,5 giáo viên/nhóm trẻ; Đối với lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày được bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp; Đối với lớp mẫu giáo học 1 buổi/ngày được bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp.

Những nơi không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo theo quy định trên thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cụ thể: Đối với nhóm trẻ: 1 giáo viên nuôi dạy 6 trẻ từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi hoặc 8 trẻ từ 13 tháng tuổi đến 14 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi.

Đối với lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày: 1 giáo viên nuôi dạy 11 trẻ từ 3-4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4-5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5-6 tuổi.

Đối với lớp mẫu giáo học 1 buổi/ngày: 01 giáo viên nuôi dạy 21 trẻ từ 3-4 tuổi hoặc 25 trẻ từ 4-5 tuổi hoặc 29 trẻ từ 5-6 tuổi.

Quy định định mức giáo viên mầm non nêu trên cũng được áp dụng đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

Về định mức vị trí việc làm kế toán, văn thư, y tế, thủ quỹ thông tư nêu rõ: nhà trẻ có từ 100 trẻ trở lên; trường mẫu giáo, trường mầm non có 9 nhóm, lớp trở lên đối với vùng trung du, đồng bằng, thành phố hoặc 6 nhóm, lớp trở lên đối với vùng miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 3 người; nhà trẻ có dưới 100 trẻ; trường mẫu giáo, trường mầm non có dưới 9 nhóm, lớp đối với vùng trung du, đồng bằng, thành phố hoặc dưới 6 nhóm, lớp đối với vùng miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 2 người.

Mặc dù không có vị trí việc làm cô nuôi nhưng Thông tư lại mở ra cơ chế cho các trường mầm non được phép hợp đồng người nấu ăn. Cụ thể, cứ 35 trẻ nhà trẻ hoặc 50 trẻ mẫu giáo thì được ký 1 người theo chế độ hợp đồng lao động để đảm nhận vị trí nấu ăn.

Ngoài ra, Thông tư cho phép các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non ký hợp đồng lao động để đảm nhận vị trí bảo vệ căn cứ vào điều kiện kinh phí, nhu cầu. Tuy nhiên, số lượng bảo vệ không quá 3 người.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ cho biết, căn cứ Hướng dẫn của Thông tư liên tịch này và các quy định của pháp luật có liên quan, hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc xác định số lượng người làm việc theo vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

Nguyễn Hùng

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bức xúc việc nữ sinh bị đánh hội đồng 2 tháng nhà trường mới biết – Giáo dục – Tri thức

Posted: 11 Mar 2015 08:44 AM PDT

Nữ sinh bị đánh hội đồng gần 2 tháng, ban giám hiệu mới biết!

Tối 8/3/2015, clip nữ sinh bị đánh hội đồng xuất hiện trên mạng thì Ban giám hiệu Trường THCS Lý Tự Trọng mới hay biết sự việc. Sau đó nhà trường điều tra mới biết vụ việc xảy ra lúc 12h ngày 13/1/2015 tại lớp 7/5 của trường. Nữ sinh bị đánh là em N.T.H. P. (học sinh lớp 7/5). Tham gia đánh em P. là một nhóm bảy học sinh (cả nam, nữ) của các lớp 7/4, 7/5, 7/13, 7/15, gồm các nữ sinh Dương Thúy V., Trần Ngọc Anh T., Trần Hồng G., Kim Thảo N., Cam Kim T. và hai nam sinh Lâm Trần Bình T., Lâm Trí N.. Người cuối đoạn video clip phang chồng ghế trúng đầu em P. là nam sinh Lâm Trần Bình T..

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do nữ lớp trưởng lớp 7/5 tên V. kêu em P. đi mua bánh nhưng em P. không nhận lời, sau đó V. tiếp tục kêu  P. phải đánh 1 bạn nữ sinh khác cũng bị P. từ chối. Sau đó, V. đã khóa cửu phòng và kêu mấy bạn đánh hội đồng P. Nữ lớp trưởng tên V. cũng dùng ghế nhựa đánh vào đầu em P..

Bức xúc việc nữ sinh bị đánh hội đồng 2 tháng nhà trường mới biết

Ông Phan Thanh Nguyên – hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Trà Vinh) tiếp xúc với phóng viên.

Học sinh đánh hội đồng ngay tại lớp học gần 2 tháng nhưng ban giám hiệu nhà trường vẫn không hề hay biết. Lý giải điều này, ông Phan Thanh Nguyên, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng lý giải: “Thời điểm nữ sinh bị đánh hội đồng là vào lúc 12h trưa thầy cô chưa vô nên không ai hay biết. Trường có 2 bảo vệ được quản lý chặt chẽ cũng không biết được việc này”.

 

Khi phóng viên hỏi về việc giáo dục đạo đức của học sinh trong nhà trường và từ đầu năm đến nay đã xử lý kỷ luật bao nhiêu học sinh đánh nhau, thầy Nguyên từ chối trả lời với lý do không tiện trả lời những việc không liên quan và bận tiếp đoàn cán bộ Sở GD-ĐT về vụ clip nữ sinh bị đánh hội đồng.

Theo một số người dân ở gần trường THCS Lý Tự Trọng, việc học sinh đánh nhau ở ngoài trường rất thường xuyên. Trong 7 em học sinh cấp 2 tham đánh hội đồng em P. có 1 em đã bị kỷ luật và nghỉ học.

Phụ huynh phẫn nộ đòi cho con học trường khác

Chiều tối ngày 10/3, hàng trăm người dân tụ tập trước cổng trường yêu cầu ban giám hiệu xử lý nghiêm vụ nữ sinh bị đánh hội đồng dã man. Một số người quá khích còn chặn ở cổng để đợi nhóm học sinh đánh hội đồng ra ngoài để “xử” cho bằng được.

Bà Lâm Thị Oanh, có con theo tại Trường THCS Lý Tự Trọng cho biết: “Từ hôm qua tới nay đi đâu người ta cũng bàn chuyện clip. Nhiều người kéo đến trường gây áp lực nếu xử không xong sẽ cho con đi học ở trường khác”. Theo bà Oanh, Trường THCS Lý Tự Trọng là trường điểm hầu hết con em theo học đều là con cán bộ, công chức và có hộ khẩu tại phường. Sau chuyện này phụ huynh có con theo học cũng phải suy nghĩ lại vì sợ con bị đánh hội đồng.

Ngay trong sáng ngày 11/3, nhiều phụ huynh chờ trước cổng trường để đón con về. Một phụ huynh cho hay, nghe việc cũng thấy sợ vì bây giờ học sinh lập phe, nhóm đánh lộn nên đưa rước suốt cho chắc.

Trường THCS Lý Tự Trọng, nơi xảy ra sự việc nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng.

Trường THCS Lý Tự Trọng, nơi xảy ra sự việc nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng.

Liên quan đến vụ việc ngày 11/3, thành ủy TP Trà Vinh, Sở GD-ĐT cũng đến Trường THCS Lý Tự Trọng để tìm hiểu sự việc sau khi clip đánh hội đồng nữ sinh P. gây xôn xao dư luận.

Ông Nguyễn Thành Nguyện, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Trà Vinh cho biết: “Sở đã chỉ đạo cho ban giám hiệu Trường THCS Lý Tự Trọng họp hội đồng kỷ luật của nhà trường để  xem xét có biện pháp kỷ luật đối với những em học sinh có liên quan theo quy định của Bộ GD-ĐT về hướng dẫn khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông. Vụ việc này xảy ra tạo dư luận không tốt và áp lực dư luận quá lớn. Vi phạm của các em phải xử lý theo quy định và theo mức độ như thế nào sẽ  có xử lý như vậy từ đó mới đủ sức giáo dục, răn đe”. Tuy nhiên theo ông Nguyện, không phải kỷ luật các em xong là buông xuôi các em cho xã hội hay bỏ mặc cho gia đình mà nhà trường cùng chính quyền địa phương cùng với gia đình có biện pháp để tạo điều kiện tư vấn, giúp đỡ các em sửa chữa những cái sai và từng bước hướng các em phấn đấu để trở thành học sinh ngoan…

 

Minh Giang

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nga dọa đưa vũ khí hạt nhân tới Crimea – Thế giới

Posted: 11 Mar 2015 08:28 AM PDT

Các căn cứ tên lửa của Nga hiện đều đặt sâu trong lãnh thổ nước này (Ảnh: Tass)

Các căn cứ tên lửa của Nga hiện đều đặt sâu trong lãnh thổ nước này (Ảnh: Tass)

Tuyên bố trên được ông Mikhail Ulyanov, lãnh đạo Vụ không phổ biến vũ khí của Bộ ngoại giao Nga, đưa ra tại một cuộc họp báo hôm nay. Theo đó, Nga chưa có kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân tới Crimea nhưng hoàn toàn có quyền làm việc này.

"Tôi không biết liệu vũ khí hạt nhân đã được triển khai tới đó chưa, và cũng không nghe nói đến kế hoạch nào như vậy nhưng Nga có thể làm việc đó", Ulyanov nói.

Hồi tháng 12 năm ngoái, thượng tướng Sergey Karakayev, Tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga, cho biết Nga không có ý định triển khai các đơn vị tên lửa chiến lược tới Crimea.

Điều này không cần thiết, ông Karakayev nói. "Tầm bắn của các tên lửa đạn đạo hiện đại cho phép nó có thể bắn tới mục tiêu ở bất kỳ đâu trên thế giới mà không cần tiến ra biên giới của Nga".

"Toàn bộ các khu liên hợp tên lửa đều được triển khai sâu trong lãnh thổ Nga, nơi chúng được bảo vệ trước các vũ khí hủy diệt của kẻ thù", Karakayev khẳng định.

Tuyên bố mới nhất của lãnh đạo Bộ ngoại giao Nga được đưa ra trong bối cảnh Mátxcơva vừa rút khỏi Hiệp ước các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu, vốn ra đời hậu Chiến tranh lạnh, yêu cầu các nước tham giaphải cắt giảm 2 lần số xe tăng, trọng pháo, máy bay chiến đấu, trực thăng và các vũ khí hạng nặng khác của lục quân.

Tuy vậy, các cuộc thương lượng giữa Nga và NATO đã gián đoạn và gần đây mối quan hệ giữa hai bên trở nên đặc biệt căng thẳng sau những bất ổn tại Ukraine, mà trong đó có việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea, bị phương Tây lên án mạnh mẽ.

Thanh Tùng
Tổng hợp



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Khai thác vàng trái phép, hai thanh niên bị sập hầm, tử vong – Xã hội

Posted: 11 Mar 2015 08:12 AM PDT

Theo ông Hưng, khoảng
8h sáng 10/3, một nhóm khoảng 6 người có đi vào cánh đồng Bản Nìn, thuộc xã Thuần
Mang để khai thác vàng trái phép. Trong quá trình khai thác, do nền đất yếu đã
xảy ra sự cố sập hầm làm vùi lấp hai thanh niên Đặng Văn Hòa (SN 1994) và Bàn
Văn Lâm (SN 1993), đều trú tại thôn Nà Chúa, xã Thuần Mang (Ngân Sơn).

Ngay sau khi xảy ra sự
việc, những người có mặt tại hiện trường đã phối hợp với nhân dân tập trung đào
đất, tiến hành giải cứu các nạn nhân. Tuy nhiên, phải đến khoảng 5 phút sau mới
đưa được hai thanh niên trên ra khỏi hầm.

Trong đó, có một thanh
niên đã tử vong tại chỗ, còn một trường hợp do bị thương nặng nên cũng đã tử
vong sau khi đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Đào Việt Hưng, Chủ tịch
UBND xã Thuần Mang cho biết: Sau khi xảy ra sự việc, do việc khai thác trái
phép nên gia đình các nạn nhân cũng không báo cáo lên cơ quan chức năng. Lực lượng
công an viên nắm được vụ việc mới thông tin cho UBND xã, sau đó chúng tôi mới báo cáo sự việc
lên huyện Ngân Sơn để xử lý, giải quyết sự cố.

Trong sáng nay, UBND
huyện Ngân Sơn và UBND xã Thuần Mang đã đến gia đình các nạn nhân để thăm hỏi,
động viên và hỗ trợ ban đầu cho mỗi trường hợp bị nạn khoảng trên 2 triệu đồng.

Các lực lượng chức năng
cũng đã có mặt để lập biên bản, khám nghiệm hiện trường và điều tra, làm rõ. Thi
thể các nạn nhân cũng đã được gia đình mai táng trong ngày 10/3 theo phong tục
địa phương.

Quốc
Cường



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cố gắng thông tuyến đường sắt Bắc – Nam trong đêm nay – Xã hội

Posted: 11 Mar 2015 07:57 AM PDT

Dự kiến phương án đưa ra là sẽ
kéo cần cẩu nói trên về phía ga Diên Sanh, cách đó khoảng gần 10km, hoặc đưa về
ga thị xã Quảng Trị.

Chiếc cần cẩu đã được cố định trên đường ray

Chiếc cần cẩu đã được cố định trên đường ray

Trước đó, trong quá trình cẩu các
toa tàu, cần cẩu này bị lật nên đã hư hỏng một số thiết bị. Điều này có thể gây
khó khăn trong công tác di chuyển. Tuy nhiên, các lực lượng tại đây vẫn đang nỗ
lực để có thể thông tuyến đường sắt được trong đêm nay.

Các lực lượng liên quan vẫn đang nỗ lực để cố gắng thông tuyến một cách sớm nhất

Các lực lượng liên quan vẫn đang nỗ lực để cố gắng thông tuyến một cách sớm nhất

Để có thể di chuyển được cần cẩu
này, các lực lượng chức năng đang tiến hành cố định cần cẩu. Bên cạnh đó, dùng
2 đầu máy ở hai đầu để đưa nó về nhánh rẽ đường sắt gần nhất.

Các lực lượng liên quan vẫn đang nỗ lực để cố gắng thông tuyến một cách sớm nhất
Các lực lượng liên quan vẫn đang nỗ lực để cố gắng thông tuyến một cách sớm nhất

Được biết, trước đó chiếc cần cẩu bị lật trong quá trình cứu hộ các toa tàu đã được đưa lên đường ray vào lúc 16h. Tuy nhiên, đến khoảng 17h, chiếc cần cẩu này lại bị lật nghiêng về phía tây QL 1A. Hiện công tác cứu hộ đang gặp phải rất nhiều khó khăn. 

Rất đông công nhân đã được huy động để khắc phục sự cố nhưng vẫn chưa có kết quả
Rất đông công nhân đã được huy động để khắc phục sự cố nhưng vẫn chưa có kết quả

Rất đông công nhân đã được huy động để khắc phục sự cố nhưng vẫn chưa có kết quả

Vào thời điểm chiều nay, 2 chiếc cần cẩu cứu hộ đang tích cực làm việc để đưa cần cẩu bị nghiêng về vị trí cũ. Hàng trăm công nhân đang tiến hành các biện pháp cần thiết để khơi thông đường ray sớm nhất có thể.

Bánh cần cẩu bị trật khỏi đường ray

Bánh cần cẩu bị trật khỏi đường ray

Chiếc cần cẩu lại bị lật nghiêng về phía Tây
Chiếc cần cẩu lại bị lật nghiêng về phía Tây

Chiếc cần cẩu lại bị lật nghiêng về phía Tây

Đại diện đơn vị cứu hộ cho biết, đây là sự cố ngoài ý muốn. Mặc dù chúng tôi đã làm việc cật lực từ đêm qua đến nay nhưng vẫn chưa có kết quả.

Nguyên nhân ban đầu dẫn đến vụ tai nạn nghiêm trọng này được các lực lượng chức năng nhận định là do lái xe ôtô cố tình vượt đường ngang. Cùng lúc, tàu SE5 đi tới dẫn đến vụ va chạm.

Đăng Đức



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Gà cấp cho người nghèo “chạy” vào nhà Bí thư, Chủ tịch xã – Xã hội

Posted: 11 Mar 2015 07:37 AM PDT

Theo phản ảnh của người dân xã Quế An (huyện Quế Sơn, Quảng Nam): Tháng 11/2014, khi huyện Quế Sơn phê duyệt kinh phí mua gà hỗ trợ cho người dân nghèo trong xã trong chương trình "Nông thôn mới" thì toàn bộ 1.250 con gà này không đến với người dân mà toàn bộ Bí thư, Chủ tịch đến cán bộ xã đã nhận số gà này về nuôi.

Bà Lê Thị Phiên (64 tuổi, trú thôn Thắng Đông 1, xã Quế An) trình bày: "Tôi bán đồ cho học sinh ở gần Ủy ban xã, ngày hôm đó tôi thấy cán bộ xã ai cũng chở 1 thùng gà con về nhà. Tưởng đâu họ mua, hỏi ra mới biết là cán bộ xã được cho mang về nuôi. Có người chở 200 con, có người chở 50 con".

Gà cấp cho người nghèo

Gà trong chương trình "Nông thôn mới" đang nuôi nhà một cán bộ xã Quế An. Gà còn lại rất ít vì đã được nuôi lớn và bán đi

Sau này tìm hiểu, bà Phiên mới biết số gà này do huyện Quế Sơn hỗ trợ về cho xã theo chương trình "Nông thôn mới" về phát cho bà con nghèo trong xã nuôi để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống. "Cán bộ nhận gà về nuôi mà chúng tôi không biết. Không có cái gì cho dân chúng tôi biết hết. Cán bộ của xã ai cũng chở gà về nuôi mà dân không có", bà Phiên bức xúc.

Sau khi tiếp chúng tôi tại nhà, anh T. (SN 1982, trú thôn Đông Sơn, xã Quế An) dẫn chúng tôi đến nhà một vài cán bộ xã Quế An trong số các cán bộ nhận gà vào tháng 11/2014. Đến nhà của một cán bộ VHTT của xã tên P.; chỉ đàn gà chỉ còn ít con trong chuồng, anh T. cho biết, số gà kia đã lớn và họ đã bán gần hết.

Theo danh sách của người dân cung cấp, trong số 1.250 con gà hỗ trợ người dân nghèo của xã Quế An thì Chủ tịch xã – ông Hoàng Kim Minh – được nhận nhiều nhất là 200 con, còn ông Trần Văn Quyên – Bí thư xã và Chủ tịch Hội nông dân xã – ông Trần Ngọc cùng 17 cán bộ khác của xã mỗi người được nhận 50 con gà về nuôi.

Người dân ở xã Quế An bức xúc: Gà được huyện hỗ trợ cho người dân nghèo trong xã mà chỉ cán bộ được nhận, còn người dân chúng tôi thì không được chia con nào về nuôi. Cán bộ xã nghèo hơn dân hay sao mà ai cũng được nhận, còn dân thì sao?

Chủ tịch xã Quế An – ông Hoàng Kim Minh (ảnh trái) trao đổi với PV 

Chủ tịch xã Quế An – ông Hoàng Kim Minh (ảnh trái) trao đổi với PV Dân trí

Để xác minh phản ảnh của người dân, ngày 11/3, PV Dân trí đã gặp Chủ tịch xã Quế An – ông Hoàng Kim Minh. Ông Minh xác nhận việc người dân phản ảnh là đúng, ông cho biết số gà đó đưa về cho cán bộ xã nhận vào tháng 11/2014 là do huyện hỗ trợ xã trong chương trình "Nông thôn mới". Ông Minh cho rằng số gà trên là hỗ trợ cho địa phương, tạo điều kiện cho anh em địa phương phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, ông Minh phủ nhận việc người dân phản ảnh ông nhận 200 con gà, ông chỉ thừa nhận mình nhận 50 con gà, còn các cán bộ khác ai cũng nhận 50 con gà như nhau. Chủ tịch xã Quế An cũng "biện hộ" rằng, không phải tất các các cán bộ của xã đều nhận mà họ nhận thay cho anh em, bố mẹ ở nhà nuôi.

Ông Hoàng Kim Minh thừa nhận: "Về chủ trương (giao gà cho cán bộ nuôi – PV) là sai. Ông nào nhận thì trả lại cho dân và xã sẽ họp rút kinh nghiệm". Khi PV hỏi "trả lại gà như thế nào trong khi phần lớn gà đã được nuôi lớn và bán?". Chủ tịch xã Quế An nói sẽ trả lại bằng tiền như lúc mua gà con về phát cho cán bộ.

Theo người dân cho biết, giá gà giống vào tháng 11/2014 khoảng 22 ngàn đồng/con; tuy nhiên ông Hoàng Kim Minh cho biết giá gà giống chỉ có 15 ngàn đồng/con, trị giá số gà mua về phát cho cán bộ xã chỉ khoảng 20 triệu đồng.

Trao đổi với PV Dân trí về việc phát gà "sai địa chỉ này", ông Trần Văn Noa – Phó Chủ tịch huyện Quế Sơn cho biết chỉ nghe thông tin này khi được PV cung cấp. Sau khi nhận thông tin, ông đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp huyện kiểm tra.

Ông Trần Văn Noa cho biết, về vấn đề hỗ trợ các xã trong chương trình "Nông thôn mới", lãnh đạo các xã phê duyệt danh sách và huyện cấp tiền. Để kiểm soát hết các xã thì huyện không thể. Về vấn đề xã Quế An cấp gà cho cán bộ, ông Noa cho biết sẽ chỉ đạo rà soát và có văn bản chấn chỉnh ngay đối với xã Quế An và các xã khác.

Về hướng xử lý, ông Noa nói: "Đây là lĩnh vực tôi phụ trách. Tôi sẽ báo cáo thường trực Ủy ban huyện và sẽ có hướng xử lý. Xử lý như thế nào tôi sẽ báo cáo cho các anh sau".

Công Bính



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Một phụ nữ bị máy xay thịt nghiền nát bốn ngón tay – Sức khỏe

Posted: 11 Mar 2015 07:16 AM PDT

Chị N. đang điều trị tại bệnh viện.

Chị N. đang điều trị tại bệnh viện.

Theo bác sĩ Trí, trước đó bệnh nhân N. được người thân đưa đến
bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bốn ngón tay bị máy xay thịt nghiền nát. Sau
khi thăm khám, các bác sĩ đã phải tháo khớp hoàn toàn các ngón tay này. Bác sĩ
Trí cho biết thêm trước đây cũng có nhiều bệnh nhân nhập viện vì bất cẩn trong
quá trình sử dụng các máy xay như xay bột, xay cua…

Theo chị N., chị làm nghề bán thịt heo tại một chợ tự phát
thuộc phường Long Bình. Ngày 9-3, chị N. nhờ người quen tắt công tắc điện để vệ
sinh máy xay thịt. Tuy nhiên người quen của chị lại bật nhầm nút khởi động nên
khi chị N. đưa tay vào để vệ sinh thì bị máy nghiền nát bốn ngón tay.

Theo Tiến Dũng

Pháp luật TPHCM



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Nội khôi phục không gian Điện Kính Thiên – Xã hội

Posted: 11 Mar 2015 06:40 AM PDT

Mục tiêu của đề án nhằm sưu tầm,
khảo cứu tư liệu, khảo sát, thực hiện công tác khai quật khảo cổ và định hướng
công tác nghiên cứu toàn diện, chi tiết không gian Điện Kính Thiên. Từ đó tạo
tiền đề để cơ quan nhà nước quyết định khôi phục Chính điện Kính Thiên và toàn
bộ không gian Điện Kính Thiên.

Hà Nội sẽ khôi phục không gian Điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ khôi phục không gian Điện Kính Thiên

Phạm vi không gian nghiên cứu tổng
quan gồm giới hạn địa lý của Kinh thành, Hoàng thành, Cấm thành Thăng Long qua
các triều đại lịch sử. Cụ thể, giới hạn vào các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn
và các triều đại có liên quan làm cơ sở đối sách. Trong đó, tập trung nghiên
cứu vào triều Lê (thời Lê Trung Hưng).

Đối với không gian Điện Kính Thiên
gồm các bộ phận kiến trúc chính là cửa Đoan Môn, sân Đan Trì, Chính điện Kính
Thiên, tường hành cung, Hậu Lâu và công trình phụ trợ khác. Trong đó quan trọng
nhất là Điện Kính Thiên.

Đại Việt Sử ký toàn thư ghi rõ Điện
Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời Vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời Vua
Lê Thánh Tông. Điện Kính Thiên được xây dựng trên núi Nùng, ngay trên nền cũ
của cung Càn Nguyên – Thiên An thời Lý, Trần.

Qua thời gian, dấu tích điện Kính
Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ. Nền điện dài 57m, rộng 41,5m, cao 2,3m và
thềm bậc xây bằng đá xanh tạo thành ba lối vào. Phía nam nền điện còn có hàng
lan can cao hơn 100 cm.

Mặt trước, hướng chính nam của Điện
Kính Thiên là thềm điện xây bằng những phiến đá hộp lớn gồm 10 bậc có 4 rồng đá
chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành Thềm Rồng. Thềm bậc có kích thước:
ngang 13,7 m, dọc 4,45 m, cao 2,1m với đôi rồng đá khắc chạm năm 1467 là những
bộ phận điêu khắc bằng đá còn tương đối nguyên vẹn…

Quang Phong



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tướng lĩnh quân đội lo chuyện người dân “bỏ đất” vùng biên giới Tây Nguyên – Xã hội

Posted: 11 Mar 2015 06:12 AM PDT

Đề án thành lập, điều chỉnh địa giới hành
chính một số đơn vị dưới cấp tỉnh do Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình thay mặt
Chính phủ trình Thường vụ.

Cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình nêu đề
án đề án thành lập thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam và thành lập mới huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum và nhận được sự tán thành của
UB Thường vụ Quốc hội.

Tướng lĩnh quân đội lo chuyện người dân

Trung tướng Bế Xuân Trường: “Hiện đang tái diễn tình trạng người Tây
Nguyên bỏ sang đất Campuchia sinh sống”.

Tham gia ý kiến thêm, Trung tướng Bế Xuân
Trường – Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam lưu ý về việc lập
mới huyện Ia H’Drai trên cơ sở tách ra từ huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, đặt
trong bối cảnh địa bàn, tình hình thực tế ở Tây Nguyên.

Tướng Trường ủng hộ việc điều chỉnh địa
giới hành chính của huyện Sa Thầy để thành lập thêm huyện mới Ia
H’Drai là hoàn toàn hợp lý, bởi nhìn ở góc độ quốc phòng, an ninh
thì huyện Sa Thầy hiện nay quá rộng, cần phải tách ra để đầu tư hạ tầng,
xây dựng chính trị mạnh lên. Tuy nhiên, ông Trường khuyến cáo cần dồn lực đầu
tư cho khu vực giáp biên này cũng như toàn bộ tuyến biên giới với Campuchia để
đẩy bật được đời sống người dân lên mới mong củng cố được thế trận quốc phòng
toàn dân tại địa bàn trọng yếu này.

Ông Trường lo lắng vì nhiều năm qua chưa đưa
được người dân ra sinh sống ở khu vực giáp biên giới. Các dự án di dân ra biên
giới đã được triển khai từ lâu nhưng thực tế hiện nay không còn nổi 10% dân số
duy trì ở đó. Vì vậy, tính ra bình quân hiện tại mỗi lính biên phòng phải quản
lý hơn 1km biên giới, khó đảm bảo.

"Nếu không có sự đầu tư của Nhà nước
và các nguồn lực khác của xã hội thì các huyện vùng sâu, vùng xa
"muôn thủa" không phát triển được.
Nếu chúng ta đầu tư một cách đồng
bộ, cả hệ thống chính trị vào cuộc tạo ra sự bứt phá ở Tây Nguyên
và các địa phương khác thì bà con dân tộc thiểu số sẽ tin tưởng, đồng
lòng đi theo Đảng, nhà nước. Không làm được điều đó, để đời sống đồng bào mãi
khó khăn chính là điểm yếu để kẻ thù khai thác, tấn công" – ông Trường nói.

Ông Trường đề xuất nhân rộng mô hình thành
công của Binh đoàn 15, đã giữ được 2.000 dân tại một địa bàn trọng yếu trên tuyến
biên giới này, đề nghị đưa một đơn vị của Binh đoàn tới huyện mới Ia H’Drai, tiếp
tục gây dựng đời sống người dân rồi sau đó phát triển, di dân ra sát biên giới.

Cùng nhận định, Sa Thầy – Ia H’Drai là một
vị trí chiến lược tại khu vực Tây Nguyên, Chủ nhiệm UB Quốc phòng An
ninh – Trung tướng Nguyễn Kim Khoa chỉ rõ, Sa Thầy chiếm nửa biên giới với Campuchia,
nằm trong lõi phát triển của 3 nước (Việt Nam – Lào – Campuchia), vừa có vị trí
phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh. Muốn giữ đoàn kết dân tộc, để đồng
bào bảo vệ biên giới, ông Khoa nhấn mạnh, cần phải đảm bảo nhu cầu trước mắt
và lâu dài của người dân.

"Do kích động, một số đồng bào đang vượt
biên sang Campuchia nên phải đảm bảo quản lý và phát triển kinh tế. Tách huyện
sẽ giúp xây dựng được hệ thống chính trị, phát triển kinh tế tốt hơn, từ đó đảm
bảo an ninh quốc phòng ổn định hơn" – Khoa "gật đầu" với đề xuất của Chính phủ.

Tiền
đâu đầu tư đưa thị xã Bắc Kạn lên thành phố?

Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình tại phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội.

Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình tại phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội.

Về đề án thành lập 2 phường thuộc thị xã Bắc
Kạn và thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, theo phương án của Chính phủ, hai phường
Xuất Hoá, Huyền Tụng thuộc thị xã Bắc Kạn được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện
tích tự nhiên và dân số của 2 xã Xuất Hoá, Huyền Tụng. Phương hướng xây dựng,
phát triển 2 phường này có tổng vốn đầu tư khoảng 1.472,6 tỷ đồng.

Còn thành phố Bắc Kạn được thành lập trên
cơ sở toàn bộ 13.688 ha diện tích tự nhiên, 56.818 nhân khẩu và 8 đơn vị hành
chính cấp xã (6 phường và 2 xã) của thị xã Bắc Kạn, sau khi thành lập 2 phường
nói trên.

Khi đó, thành phố Bắc Kạn có 13.688 ha diện
tích tự nhiên, 56.818 nhân khẩu, 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 phường (Đức
Xuân, Phùng Chí Kiên, Sông Cầu, Nguyễn Thị Minh Khai, Xuất Hoá và Huyền Tụng và
2 xã Dương Quang, Nông Thượng.

Việc phát triển và xây dựng thành phố Bắc
Kạn dự kiến có vốn đầu tư  5.000 tỷ đồng,
trong đó vốn từ ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 2.253,4 tỷ đồng (chiếm 35%).

Thẩm tra đề án này, Chủ nhiệm UB Pháp luật
Phan Trung Lý đặt câu hỏi, với tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã Bắc Kạn
hiện nay khoảng 222 tỷ đồng và chi ngân sách hàng năm khoảng 190 tỷ đồng thì
nguồn ngân sách nhà nước dự kiến đầu tư 2.253,4 tỷ đồng sẽ được bổ sung, cân đối
từ nguồn nào?

Chung băn khoăn này, Chủ nhiệm UB Tài
chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển làm phép tính, nguồn lực thực hiện đề án lên
đến 43.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách bỏ ra hơn 4.000 tỷ đồng, với điều kiện
hiện tại, không thể một sớm một chiều có thể có ngay được số tiền đó, vậy bao
giờ mới đủ để hoàn thiện các tiêu chí đề ra.

Báo cáo bổ sung, với đề án thành lập thành
phố Bắc Kạn, Chính phủ trình bày, theo báo cáo của UBND tỉnh, hiện nay các dự
án đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện trên địa bàn thị xã Bắc Kạn
có tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 6.400 tỷ đồng.

Trong đó vốn ngân sách trung ương và địa
phương chiếm 35%, vốn đầu tư nước ngoài chiếm 20%, vốn xã hội hóa chiếm 45%.
Trong số 6.400 tỷ đồng nêu trên thì vốn cho giai đoạn 2015-2020 là 559 tỷ đồng,
tập trung vào các công trình thương mại – dịch vụ, nâng cấp hệ thống giao thông
nội thị,…; số vốn còn lại cho giai đoạn 2020-2030 tập trung xây dựng thành phố
Bắc Kạn theo định hướng quy hoạch chung đã được phê duyệt.

Nguồn vốn đầu tư cho các đề án khác, theo
giải trình, cũng đều được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, bên cạnh vốn ngân
sách Trung ương còn có vốn đầu tư từ doanh nghiệp, vốn  ngân sách địa phương.

P.Thảo 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments