Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Triển lãm thành tựu 40 năm GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 09 Mar 2015 09:08 AM PDT

Văn nghệ chào mừng triển lãm

Văn nghệ chào mừng triển lãm.

Triển lãm có tất cả 9 gian hàng triển lãm trong đó có 6 gian triển lãm trưng bày hiện vật chung của các ngành, các bậc học của: 54 trường THPT, 15 Phòng GD, 15 trung tâm GDTX, 15 Phòng phổ thông Dân tộc nội trú, 8 Trung cấp Chuyên nghiệp. Và 3 gian trưng bày 26 gian đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên Trung học, 50 gian đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên Tiểu học và 14 sản phẩm khoa học – kỹ thuật của học sinh Trung học đoạt giải cấp tỉnh.

Trong đó, có nhiều mô hình được đánh giá cao như: Mô hình bản đồ Việt Nam làm từ hạt ngũ cốc, mô hình chiến thắng Buôn Ma Thuột, mô hình về các dụng cụ dân tộc, mô hình Văn Miếu Quốc Tử Giám…

Triển lãm thành tựu 40 năm ngành GD-ĐT Đắk Lắk (1975 – 2015) nhằm khẳng định những thành tựu chung của tỉnh Đắk Lắk trong chặng đường vừa qua. Đồng thời, là lòng tri ân của thầy cô ngành GD-ĐT gửi đến các cấp, các ngành Trung ương, địa phương, nhân dân các dân tộc… và sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ để ngành vượt qua những khó khăn.

Qua 40 năm xây dựng và phát triển toàn ngành có 987 trường từ Mầm non đến THPT, 14 trung tâm GDTX huyện, thị xã, thành phố, 1 trung tâm GDTX tỉnh, 14 trung tâm Tin học – ngoại ngữ, 8 trường TCCN, 2 phân hiệu TCCN, 4 trường Cao đẳng, 2 trường Đại học hằng năm thu hút hơn 650.000 học sinh – sinh viên.

Tính đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 29,28% trường đạt chuẩn quốc gia, tỉnh hoàn thành phổ cập Tiểu học năm 1999 và phổ cập THCS năm 2009. Số lượng học sinh giỏi quốc gia ngày một tăng cao, xếp vị trí Nhất, Nhì trong 10 tỉnh thuộc vùng thi đua 4 của Bộ GD-ĐT; Bên cạnh đó, Giáo dục dân tộc được đặc biệt chú trọng, ngành biên soạn các tài liệu tiếng Việt cho đồng bào dân tộc thiểu số…

Mô hình đảo Trường Sa.

Mô hình đảo Trường Sa.

 

Mô hình nhà sàn Ê đê

Mô hình nhà sàn Ê đê.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Hồng – Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk, cho biết: Thành tựu lớn nhất của ngành GD-ĐT trong 40 năm qua là luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương, đem ánh sáng văn hóa đến mọi vùng trong tỉnh, đào tạo nhân lực, góp phần quan trọng xua tan tăm tối, đói nghèo. Xây dựng được hệ thống GD-ĐT khá hoàn chỉnh về cơ cấu bao gồm cả giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có chất lượng, ngày càng khẳng định vị thế trong khu vực.

Trương Nguyễn

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Những sáng tạo độc đáo của ‘bé hạt tiêu’ lớp 11 | Giáo dục

Posted: 09 Mar 2015 06:40 AM PDT

Sau mô hình băng tải đa năng giành HC Vàng triển lãm sáng tạo khoa học công nghệ trẻ châu Á năm 2014, năm nay Nguyễn Văn Hoan- lớp 11 Trường THPT Lạng Giang số 2 (Bắc Giang) tiếp tục cho ra sản phẩm rô bốt cứu hộ đa năng độc đáo.

Từ mô hình băng tải đa năng

Ý tưởng giành HC Vàng của cậu học trò nhỏ nảy sinh khi nhiều lần theo cha là lái xe tải chở vật liệu. Hoan quan sát thấy công nhân tốn khá nhiều công sức khi tự tay xúc từng xẻng cát, đá đưa lên xe. Cậu nghĩ đến một chiếc băng chuyền được điều khiển tự động, có thể đưa các vật liệu lên xe và ngược lại, vừa tiết kiệm sức người, vừa nâng cao năng suất lao động.

Hoan vào các cửa hàng phế liệu mua ôtô đồ chơi cũ, khung nhôm rồi sáng tạo mô hình với từng chi tiết để ghép thành chuỗi hoạt động theo ý tưởng đã đặt ra. Khi bắt tay vào làm, cậu thực sự say mê, có khi quên cả ăn cơm, còn chểnh mảng một số môn học. Thấy con trai thường xuyên thức khuya, bố mẹ nhắc nhở em đi ngủ sớm. Cậu tắt điện, chờ bố mẹ ngủ rồi lại mày mò lắp ráp dưới ánh đèn học.

Băng tải đa năng có hai phần chính, gồm băng tải và gầu xúc. Phần băng tải có dây băng và con lăn hoạt động bằng mô tơ, giá đỡ làm bằng khung cửa nhôm cũ. Phần gầu xúc được kết thành một chuỗi liên hoàn, di chuyển theo các góc độ, phương hướng trên, dưới, trái, phải rất linh hoạt.

Hoan hoàn thiện thêm chức năng như hệ thống rửa cát. Cậu dùng môtơ đấu chung 2 nguồn điện, khi hệ thống gầu xúc hoạt động thì băng tải cũng chuyển động, tránh cát sỏi rơi vào sẽ làm tắc nghẽn băng chuyền. Hoan cho biết, ứng dụng này có thể sử dụng rộng rãi để xúc cát, đá, than ở các xí nghiệp, nhà máy, nâng cao năng suất lao động. Băng chuyền có thể kéo dài từ mép bờ sông lên tận đê và ngược lại.

Mô hình đã đạt giải nhất Hội thi khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang, giải nhì cuộc thi Khoa học và kỹ thuật quốc gia năm 2013. Băng chuyền đa năng còn lọt vào top 10 sản phẩm được Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) gửi tham dự Triển lãm sáng tạo khoa học công nghệ trẻ châu Á 2014 và giành Huy chương vàng.

Tới rô-bốt cứu hộ đa năng

Nguyễn Văn Hoan sinh ra và lớn lên ở vùng quê có địa hình bán sơn địa, vừa có rừng vừa có núi lại nhiều ao hồ sông suối. Việc xảy ra hỏa hoạn hay đuối nước là vấn đề thường xuyên xảy ra nhưng do địa hình chia cắt nên việc cứu người không hề đơn giản.

Xuất phát từ thực tế đó, Hoan đã nghiên cứu đề tài sáng tạo Rô-bốt cứu hộ đa năng. Sản phẩm của Hoan có cách thức sử dụng dễ dàng và di chuyển trên các bề mặt địa hình khác nhau, nhất là nơi khó di chuyển như đối núi, nhà cao tầng hay mặt nước trong trường hợp hỏa hoạn, đuối nước, lũ lụt.

Nguyễn Văn Hoan bên mô hình băng tải đa năng năm 2014. (Ảnh: NVCC)

Quá trình nghiên cứu và hoàn thành sản phẩm của chàng trai quê vải Bắc Giảng vỏn vẹn trong 3 tháng. Vật liệu em dùng chỉ sử dụng những vật liệu đơn giản, sẵn có ở địa phương cùng kiến thức tham khảo trên sách vở và Internet.

Cánh tay của rô-bốt được thiết kế tốt hơn, có thể gắp và cứu hỏa linh hoạt với tốc độ nhanh và khả năng xoay theo nhiều hướng. Rô-bốt cũng được gắn hệ thống camera, micro không dây để quan sát hình ảnh và theo dõi âm thanh truyền về trung tâm điều khiển.

Sản phẩm mới này của Hoan hiện đang tham dự cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật cho học sinh phổ thông năm 2015 được tổ chức ở Bắc Ninh (từ ngày 8-10/3).

Ngoài các sản phẩm trên, Hoan còn sáng tạo ra mô hình cần cẩu đa năng, máy cắt ngọn dưa giúp cho việc làm nông của mẹ em hiệu quả hơn.

Trong lớp, Hoan được các bạn gọi là “cậu bé hạt tiêu” bởi dáng người nhỏ nhắn không khác gì học sinh cấp 2. Ngoài đam mê sáng tạo, em cũng có nhiều tài lẻ như làm diều, khắc chữ trên bút chì cho các bạn trong lớp.

Thầy Phạm Văn Lâm, giáo viên chủ nhiệm lớp 11A3 nhận xét: “Trong lớp,
Hoan là cậu học trò có lực học khá lại rất thông minh và sáng tạo. Em ấy
có niềm say mê với những mô hình. Trong những năm tới, nếu có điều kiện
phát triển thì tôi tin Hoan sẽ tiến xa”. 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục tiếp thu ý kiến về kỳ thi THPT quốc gia | Giáo dục

Posted: 09 Mar 2015 06:22 AM PDT

“Từ nay cho đến trước khi tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, Bộ Giáo dục cần tiếp tục tiếp thu, điều chỉnh các quy định sao cho hợp lý nhất, tạo sự đồng thuận cao nhất trong nhân dân và toàn xã hội", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.


Chiều 9/3, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp nhằm chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015.


Thứ trưởng Giáo dục Bùi Văn Ga cho biết, kỳ thi năm nay cả nước sẽ có 38 cụm thi liên tỉnh (mỗi cụm ít nhất 2 tỉnh, thành phố) dành cho các thí sinh thi tốt nghiệp THPT có nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ và hơn 60 cụm thi tỉnh dành cho các thí sinh chỉ có nguyện vọng thi tốt nghiệp. Việc tổ chức tại các cụm thi giống nhau, tức là dù ở cụm thi tỉnh hay liên tỉnh thì thời gian, đề thi, thanh tra… là như nhau.


Theo Thứ trưởng Ga, đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia sẽ tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở. 


“Tinh thần của quy chế thi, quy chế tuyển sinh là tạo thuận lợi tối đa cho học sinh, ngành giáo dục nhận khó khăn về phần mình. Việc xét tuyển ĐH, CĐ tôn trọng quyền được đi học của các cháu cũng như quyền tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ”, Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận bổ sung. 


Đến nay đã có 125 trường ĐH, CĐ được Bộ Giáo dục phê duyệt phương án tuyển sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT ở cả cụm thi tỉnh (vốn dành cho thí sinh chỉ có nguyện vọng thi tốt nghiệp) và cụm thi liên tỉnh; 300 trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp ở cụm thi liên tỉnh.


Thí sinh sau khi biết kết quả mới đăng ký xét tuyển các trường ĐH, CĐ nên các em có nhiều cơ hội vào đại học, chủ động lựa chọn những khoa, ngành phù hợp với năng lực, sở thích. Toàn bộ kết quả thi và kết quả tuyển sinh của các trường được cập nhật 3 ngày một lần và công bố trên mạng.


Đánh giá cao quá trình chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, kỳ thi không chỉ tiết kiệm kinh phí cho ngân sách trung ương, địa phương, các trường ĐH, CĐ mà tiết kiệm lớn nhất là chi phí của từng gia đình học sinh cũng như toàn xã hội. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục cần tiếp tục phối hợp với địa phương để rà soát các cụm thi liên tỉnh, cụm thi tại từng tỉnh cho phù hợp, giảm tối đa rủi ro trong quá trình đi thi của học sinh và gia đình.


Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giáo dục khẩn trương thông tin về cơ cấu đề thi, đưa mẫu đề để các trường, học sinh có thời gian chuẩn bị; quy định rõ ràng về việc cử cán bộ, giáo viên về trông thi, chấm thi tại cụm thi liên tỉnh, có cơ chế giám sát chéo; điều chỉnh quy định về việc nộp phiếu báo điểm thi để xét tuyển ĐH, CĐ bằng cả bản giấy lẫn qua mạng để tránh việc thí sinh đổ về các thành phố lớn nộp phiếu báo điểm trong các đợt tuyển sinh.


Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng công tác chuẩn bị đổi mới thi cử đã đáp ứng các yêu cầu cơ bản, đặc biệt là học sinh và gia đình đã được tạo điều kiện thuận lợi tối đa, giảm tốn kém cho xã hội. Thủ tướng nhận định, đổi mới trong kỳ thi THPT quốc gia đảm bảo học sinh đã học thì phải thi có chất lượng, kết quả học tập trung thực.


"Quá trình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phải lường hết các khó khăn và có phương án xử lý, không để bị động, không được chủ quan với mục tiêu đảm bảo tổ chức kỳ thi tốt nhất. Từ nay cho đến trước khi tổ chức kỳ thi, Bộ Giáo dục cần tiếp tục tiếp thu, điều chỉnh các quy định sao cho hợp lý nhất, tạo sự đồng thuận cao nhất trong nhân dân và toàn xã hội", Thủ tướng nói.


Thủ tướng cũng nhắc nhở Bộ Giáo dục cần có giải pháp đối với những học sinh ban đầu chỉ muốn thi tốt nghiệp, nhưng sau đó lại có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ, đồng thời phải đảm bảo quyền tự chủ của các trường ĐH, CĐ trong tuyển sinh; quyền quản lý của Nhà nước về chất lượng giáo dục, đào tạo.


Diễn ra vào các ngày 1-4/7, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn trong các môn thi còn lại.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nghi lễ đề cao sự học ở chùa Đại Tuệ – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 09 Mar 2015 06:07 AM PDT

Theo đó, với ý nghĩa đề cao sự học, ngày 8/3, tại Chùa Đại Tuệ (Nam Đàn, Nghệ An) đã tổ chức lễ khai bút đầu xuân năm mới. Tham dự Lễ khai bút đầu xuân có Thượng tọa Thích Thọ Lạc – Phó ban văn hóa TW Giáo hội phật giáo Việt Nam, trụ trì Chùa Đại Tuệ cùng lãnh đạo tỉnh Nghệ An cùng lãnh đạo huyện Nam Đàn. Nghi lễ mang ý nghĩa khuyến học, khuyến tài thu hút hàng nghìn phật tử tham gia.

Lễ khai bút đầu xuân được tổ chức nhằm động viên tinh thần hiếu học của người dân xứ Nghệ với mong muốn các em học sinh học giỏi, đỗ đạt thành tài, góp phần rạng danh nước nhà. Lễ khai bút cũng đặt niềm tin vào các thế hệ cán bộ, lãnh đạo địa phương tiếp tục nâng cao trí tuệ, trình độ để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.

Nét bút đầu tiên trong năm mới được hạ xuống cũng tượng trưng cho sự khởi đầu nghiệp học. Tục khai bút ngày này tuy không còn phổ biến và tổ chức cầu kỳ như xưa nhưng vẫn được nhiều gia đình hiếu học coi trọng. Ông Nguyễn Đắc Tuấn (xã Nam Anh, Nam Đàn, Nghệ An) cho biết: "Tôi đưa các con đến đây cầu học hành tấn tới. Tất nhiên tự các cháu phải có ý thức cho sự học hành của mình nhưng đến đây, các cháu hiểu hơn về tầm quan trọng của việc học hành đối với tương lai của mình, với tương lai quê hương đất nước. Bản thân tôi cũng phải không ngừng học tập, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất".

Cùng các bạn trong lớp tới tham dự lễ khai bút, em Trần Thị Hoài (Trường THPT Nam Đàn 1) tâm sự: "Năm nay chúng em thi đại học, lên chùa để mong đỗ đạt thành tài. Hôm mồng 2 Tết, em đã khai bút ở nhà rồi nhưng hôm nay lên xin chữ các thầy rồi xin thọ lộc. Em được thượng tọa Thích Thọ Lạc tặng một cây bút. Hi vọng nó sẽ giúp em đạt được điểm cao trong kỳ thi sắp tới".

Bên cạnh nghi lễ khai bút, Thượng tọa Thích Thọ Lạc cùng các sư thầy đã tổ chức cho chữ và tặng bút cho các phật tử.

Một số hình ảnh tại Lễ khai bút đầu Xuân tại chùa Đại Tuệ:

Rất đông người dân đã ngược núi xin chữ từ sáng sớm
Rất đông người dân đã ngược núi xin chữ từ sáng sớm
Ai cũng mong mỏi một năm học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt.
Ai cũng mong mỏi một năm học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

TPHCM: Một số trường dạy chương trình chưa được phê duyệt – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 09 Mar 2015 05:51 AM PDT

Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản chấn chỉnh hoạt động của các trường dân lập, tư thục sau đợt kiểm tra 20 trường thuộc loại hình này.

Qua kiểm tra, Sở nhận thấy một số trường dạy trước chương trình hoặc không có kế hoạch giảng dạy; có trường đã quảng cáo và giảng dạy chương trình nước ngoài chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Cơ sở vật chất nhiều trường vẫn phải thuê mướn, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập còn thiếu nên chưa đảm bảo sự ổn định và phát triển lâu dài của trường.

Nhiều trường chưa thực hiện tốt công tác Công đoàn như chưa đăng ký thỏa ước lao động tập thể của trường tại Sở LĐ, TB&XH; chưa tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động…

Từ những tồn tại đó, lãnh đạo Sở yêu cầu các trường ngoài công lập phải nghiêm túc thực hiện tốt về quản lý nhân sự, thực hiện chương trình giảng dạy, lưu hồ sơ sổ sách, thực hiện chế độ chính sách cho người lao động…

Cụ thể, các trường cần chú ý như số lượng giáo viên cơ hữu của trường từ năm thứ ba trở lên phải đảm bảo tỉ lệ không dưới 40% trên tổng số giáo viên.

Việc giảng dạy chương trình phổ thông của Bộ GD-ĐT phải đảm bảo đúng theo quy chế chuyên môn, dạy đủ các môn học, đúng số tiết theo quy định. Chương trình nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép mới được triển khai thực hiện.

Hiện, TPHCM có 89 trường phổ thông dân lập, tư thục do Sở GD-ĐT quản lý.

Hoài Nam

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Không để bị động trong kỳ thi THPT quốc gia | Giáo dục

Posted: 09 Mar 2015 05:38 AM PDT

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh yêu cầu nói trên sau khi nghe lãnh đạo Bộ GD&ĐT báo cáo về công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 tại cuộc họp tổ chức vào chiều 9/3, tại trụ sở Chính phủ.

Báo cáo với Thủ tướng những công việc nhằm chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2015, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết một số điểm mới.

Đề thi tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tăng cường tuyên truyền cho nhân dân và toàn xã hội hiểu về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của kỳ thi THPT quốc gia, những khó khăn có thể gặp phải và hướng xử lý.

Cụ thể, kỳ thi năm nay sẽ có 38 cụm thi liên tỉnh (ít nhất 2 tỉnh, TP/1 cụm) dành cho các thí sinh thi tốt nghiệp THPT có nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ; các cụm thi tỉnh dành cho thí sinh chỉ có nguyện vọng thi tốt nghiệp. Việc tổ chức tại các cụm thi đều theo quy trình giống nhau.

Thí sinh được xét công nhận tốt nghiệp phải thi 3 môn bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Kết quả thi 4 môn này đồng thời được sử dụng để xét tuyển vào các ngành phù hợp của các trường ĐH, CĐ. 

Thí sinh có thể đăng ký thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển ĐH, CĐ. Riêng thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký thi các môn phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ.v.v

Đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết tinh thần của quy chế thi, quy chế tuyển sinh là tạo thuận lợi tối đa cho học sinh. Việc xét tuyển ĐH, CĐ tôn trọng quyền được đi học, quyền được xét tuyển của học sinh cũng như quyền tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ.

Đáng chú ý, đến nay đã có 125 trường ĐH, CĐ được Bộ GD&ĐT phê duyệt phương án tuyển sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT ở cả cụm thi tỉnh và cụm thi liên tỉnh; 300 trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp ở cụm thi liên tỉnh.

Việc thí sinh sau khi biết kết quả mới đăng ký xét tuyển các trường ĐH, CĐ sẽ giúp các em có nhiều cơ hội hơn và chủ động lựa chọn những khoa, ngành phù hợp với năng lực, sở thích của mình.

"Các phương án tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ đều có ngưỡng bảo đảm chất lượng. Toàn bộ kết quả thi và kết quả tuyển sinh của các trường được cập nhật công khai trên mạng", Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết.

Cung cấp thông tin về cơ cấu đề thi, mẫu đề thi

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc tổ chức 1 kỳ thi THPT quốc gia không chỉ tiết kiệm kinh phí cho ngân sách Trung ương, địa phương, các trường ĐH, CĐ mà lớn nhất là chi phí của từng gia đình học sinh cũng như toàn xã hội.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cần tiếp tục phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát để việc tổ chức các cụm thi liên tỉnh cũng như các cụm thi tại từng tỉnh cho phù hợp, tạo thuận lợi, giảm tối đa rủi ro trong quá trình đi thi của học sinh và gia đình.

Đặc biệt, Bộ GD&ĐT phải thông tin về cơ cấu đề thi, đưa ra mẫu đề thi để các trường và các em học sinh có thời gian chuẩn bị; quy định rõ việc cử cán bộ, giáo viên coi thi, chấm thi tại cụm thi liên tỉnh, có cơ chế giám sát chéo; điều chỉnh quy định về việc nộp phiếu báo điểm thi để xét tuyển ĐH, CĐ bằng cả bản giấy lẫn qua mạng để tránh việc thí sinh đổ về các TP lớn nộp phiếu báo điểm trong các đợt tuyển sinh.

"Điều cốt yếu là lãnh đạo các tỉnh cũng phải chủ động, tích cực tham gia, tạo mọi điều kiện trong quá trình tổ chức kỳ thi, bởi đây không là kỳ thi của riêng Bộ GD&ĐT mà cả nước cùng làm thì mới giúp được ngành Giáo dục" – Phó Thủ tướng nói.

Thông tin rõ các vấn đề liên quan, lường hết khó khăn để có phương án xử lý

Đánh giá cao quá trình của Bộ GD&ĐT trong việc xây dựng và ban hành Quy chế thi THPT quốc gia và Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng công tác chuẩn bị đổi mới thi cử đã đáp ứng các yêu cầu cơ bản, tạo sự đồng thuận cao trong phương án tổ chức. 

Trong đó, học sinh và gia đình đã được tạo điều kiện thuận lợi tối đa, giảm tốn kém cho xã hội, từng bước hội nhập với cách thức tổ chức học và thi của các nước tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt, đổi mới những vẫn đảm bảo quyền cũng như nguyện vọng học tập và thi cử của mọi học sinh trong cả nước.

"Đổi mới trong kỳ thi THPT quốc gia đảm bảo các cháu đã học thì phải thi có chất lượng, kết quả học tập trung thực, để làm căn cứ xét tuyển ĐH, CĐ cũng như những cháu chỉ muốn tốt nghiệp THPT rồi đi làm việc. 

Ngay cả những cháu ban đầu chỉ muốn thi tốt nghiệp nhưng sau đó lại có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ thì chúng ta cũng đều phải đáp ứng. Đồng thời đảm bảo quyền tự chủ của các trường ĐH, CĐ trong tuyển sinh; quyền quản lý của Nhà nước về chất lượng giáo dục, đào tạo" – Thủ tướng nói.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương làm đề án tuyên truyền cho nhân dân và toàn xã hội hiểu về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của kỳ thi này, những khó khăn có thể gặp phải và hướng xử lý. 

Đặc biệt, các cơ quan truyền thông, cấp ủy, chính quyền địa phương phải chủ động, tích cực vào cuộc, tuyên truyền giải thích cụ thể cho các em học sinh và gia đình hiểu rõ, cặn kẽ những điểm mới, tránh tình trạng không hiểu, không biết mình phải làm gì theo quy chế thi, tuyển sinh mới.

Bên cạnh đó, lãnh đạo các trường ĐH tham gia tổ chức các cụm thi phải quán triệt tinh thần, trách nhiệm với con em mình, với nền giáo dục nước nhà. Công tác ăn ở, đi lại, sinh hoạt cho các giáo viên tham gia trông thi, chấm thi phải được đảm bảo tối đa.

"Quá trình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phải lường hết các khó khăn và có phương án xử lý, không để bị động, không được chủ quan với mục tiêu đảm bảo tổ chức kỳ thi tốt nhất. 

Từ nay cho đến trước khi tổ chức kỳ thi, Bộ GD&ĐT cần tiếp tục tiếp thu, điều chỉnh các quy định sao cho hợp lý nhất, tạo sự đồng thuận cao nhất trong nhân dân và toàn xã hội" – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Những điều thú vị về chấm thi khoa học kỹ thuật – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 09 Mar 2015 05:34 AM PDT

Sau khi chấm thi theo từng lĩnh vực, Ban giám khảo chọn một số dự án có kết quả xếp giải cao của các lĩnh vực, tổ chức chấm chung để chọn giải toàn cuộc thi. Ở vòng chung cuộc, thí sinh trình bày dự án, trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

Với 43 dự án được lựa chọn vào vòng chung cuộc, Ban giám khảo dự kiến công tác chấm thi kết thúc vào trưa mai. Sau khi tổng hợp kết quả sẽ "lộ diện" các dự án đạt giải chung cuộc. Kết quả được giữ bí mật và chỉ được công bố vào chiều ngày 10/3.

Trao đổi với Dân trí, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết: Điều đáng mừng ở cuộc thi năm nay, các dự án được Ban giám khảo chọn vào vòng chung cuộc trải đều phủ khắp các vùng miền. Nếu trước đây, phần lớn các dự án lọt vào vòng chung cuộc đến từ các trường THPT chuyên hoặc các trường có điều kiện thuận lợi thì năm nay ngay cả các vùng khó cũng có nhiều dự án được lựa chọn vào. Qua đây cho thấy, việc nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông không chỉ giới hạn ở các trường thuận lợi mà niềm đam mê cũng đã thúc đẩy các trường khó nỗ lực tham gia.

Dưới đây là hình ảnh ghi nhận diễn biến về công tác chấm thi vòng chung cuộc:

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thủ tướng: Thi chung phải đảm bảo kết quả trung thực, có chất lượng – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 09 Mar 2015 05:17 AM PDT

Tại trụ sở Chính phủ, chiều 9/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  chủ trì cuộc họp, nghe lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp về chuẩn bị kỳ thi chung quốc gia. (Ảnh: Chinhphu.vn)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp về chuẩn bị kỳ thi chung quốc gia. (Ảnh: Chinhphu.vn)


 

Kết quả xét tuyển cập nhật công khai trên mạng

Báo cáo với Thủ tướng những công việc đã tiến hành nhằm chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2015, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã nêu lên một số điểm mới. Cụ thể năm nay sẽ có 38 cụm thi liên tỉnh (ít nhất 2 tỉnh, thành phố) dành cho các thí sinh thi tốt nghiệp THPT có nguyện vọng xét tuyển Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ); các cụm thi tỉnh dành cho các thí sinh chỉ có nguyện vọng thi tốt nghiệp. Việc tổ chức tại các cụm thi đều theo quy tình giống nhau.

Thí sinh được xét công nhận tốt nghiệp phải thi 3 môn bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Kết quả thi 4 môn tối thiểu đồng thời được sử dụng để xét tuyển vào các ngành phù hợp của các trường ĐH, CĐ. Thí sinh có thể đăng ký thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển ĐH, CĐ. Riêng thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký thi các môn phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ…

Đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở, v.v…

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết tinh thần của quy chế thi, quy chế tuyển sinh là tạo thuận lợi tối đa cho học sinh. Đáng chú ý, đến nay đã có 125 trường ĐH, CĐ được Bộ GD&ĐT phê duyệt phương án tuyển sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT ở cả cụm thi tỉnh (vốn dành cho thí sinh chỉ có nguyện vọng thi tốt nghiệp) và cụm thi liên tỉnh; 300 trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp ở cụm thi liên tỉnh. Việc thí sinh sau khi biết kết quả mới đăng ký xét tuyển các trường ĐH, CĐ giúp các em có nhiều cơ hội hơn, và chủ động lựa chọn những khoa, ngành phù hợp với năng lực, sở thích của mình.

"Các phương án tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ đều có ngưỡng để đảm bảo chất lượng. Toàn bộ kết quả thi và kết quả tuyển sinh của các trường được cập nhật công bố công khai trên mạng", Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc tổ chức 1 kỳ thi THPT quốc gia không chỉ tiết kiệm kinh phí cho ngân sách Trung ương, địa phương, các trường ĐH, CĐ mà lớn nhất là chi phí của từng gia đình học sinh cũng như toàn xã hội. Bộ GD&ĐT cần tiếp tục phối hợp với các địa phương để tiến hành rà soát để việc tổ chức các cụm thi liên tỉnh cũng như các cụm thi tại từng tỉnh sao cho phù hợp, tạo thuận lợi, giảm tối đa rủi ro trong quá trình đi thi của học sinh và gia đình; khẩn trương thông tin về cơ cấu đề thi, đưa mẫu đề để các trường, học sinh có thời gian chuẩn bị; quy định rõ ràng về việc cử cán bộ, giáo viên về trông thi, chấm thi tại cụm thi liên tỉnh, có cơ chế giám sát chéo; điều chỉnh quy định về việc nộp phiếu báo điểm thi để xét tuyển ĐH, CĐ bằng cả bản giấy lẫn qua mạng để tránh việc thí sinh đổ về các TP lớn nộp phiểu báo điểm trong các đợt tuyển sinh.

"Điều cốt tử là lãnh đạo các tỉnh phải chủ động, tích cực tham gia, tạo mọi điều kiện trong quá trình tổ chức kỳ thi, bởi đây không là kỳ thi của riêng Bộ GD&ĐT mà cả nước cùng làm thì mới giúp được ngành Giáo dục", Phó Thủ tướng nói.

Lường trước khó khăn, không để bị động

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp về chuẩn bị kỳ thi chung quốc gia. (Ảnh: Chinhphu.vn)

Thủ tướng yêu cầu lường trước các khó khăn, có phương án xử lý, không để bị động trong kỳ thi quốc gia.

Đánh giá cao quá trình của Bộ GD&ĐT trong việc xây dựng và ban hành Quy chế thi THPT quốc gia và Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng công tác chuẩn bị đổi mới thi cử đã đáp ứng các yêu cầu cơ bản, tạo sự đồng thuận cao trong phương án tổ chức; trong đó, học sinh và gia đình đã được tạo điều kiện thuận lợi tối đa, giảm tốn kém cho xã hội. Việc đổi mới thi cử lần này căn cứ vào Nghị quyết của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, trong đó có đổi mới về thi cử với mục tiêu tổ chức một kỳ thi chung duy nhất (thay cho 4 kỳ thi trước đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT; 2 kỳ thi Đại học và 1 kỳ thi Cao đẳng) nhằm vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ xét tuyển ĐH, CĐ.

Việc đổi mới này đảm bảo chất lượng học tập và thi cử; đồng thời giảm căng thẳng trong tổ chức và thi cử, tạo thuận lợi cho các thí sinh tham dự kỳ thi, giảm chi phí của các gia đình và của cả xã hội, từng bước hội nhập với cách thức tổ chức học và thi của các nước tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt, đổi mới những vẫn đảm bảo quyền cũng như nguyện vọng học tập và thi cử của mọi học sinh trong cả nước.

"Đổi mới trong kỳ thi THPT quốc gia đảm bảo các cháu đã học thì phải thi có chất lượng, kết quả học tập trung thực để làm căn cứ để xét tuyển ĐH, CĐ cũng như những cháu chỉ muốn tốt nghiệp THPT rồi đi làm việc. Ngay cả những cháu ban đầu chỉ muốn thi tốt nghiệp nhưng sau đó lại có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ thì chúng ta cũng đều đáp ứng. Đồng thời đảm bảo quyền tự chủ của các  trường ĐH, CĐ trong tuyển sinh; quyền quản lý của Nhà nước về chất lượng giáo dục, đào tạo", Thủ tướng nói.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương hoàn thiện phương án tổ chức; ban hành các văn bản hướng dẫn cần thiết; dự báo những khó khăn, phức tạp nảy sinh và có phương án giải quyết; đặc biệt làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích để Nhân dân, các thí sinh hiểu rõ, đầy đủ mục đích, ý nghĩa, lợi ích của kỳ thi này, những khó khăn có thể gặp phải và hướng xử lý.

Thủ tướng đề nghị các cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan truyền thông chủ động, tích cực vào cuộc tuyên truyền giải thích cho các em học sinh và gia đình, tránh tình trạng không hiểu, không biết mình phải làm gì theo quy chế thi, tuyển sinh mới. Đồng thời lãnh đạo các trường ĐH tham gia tổ chức các cụm thi phải nêu cao trách nhiệm trong tổ chức kỳ thi, bảo đảm các điều kiện cho các cán bộ, giáo viên tham gia trông thi, chấm thi.

"Quá trình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phải lường hết các khó khăn và có phương án xử lý, không để bị động, không được chủ quan nhằm mục tiêu đảm bảo tổ chức kỳ thi tốt nhất. Từ nay cho đến trước khi tổ chức kỳ thi, Bộ GD&ĐT cần tiếp tục tiếp thu, hoàn thiện các quy định sao cho hợp lý nhất, tạo sự đồng thuận cao nhất trong nhân dân và toàn xã hội", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.

P.Thảo

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thủ tướng: Không để bị động trong kỳ thi THPT quốc gia | Giáo dục

Posted: 09 Mar 2015 05:15 AM PDT

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh yêu cầu nói trên sau khi nghe lãnh đạo Bộ GD&ĐT báo cáo về công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 tại cuộc họp tổ chức vào chiều 9/3, tại trụ sở Chính phủ.

Báo cáo với Thủ tướng những công việc nhằm chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2015, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết một số điểm mới.

Đề thi tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tăng cường tuyên truyền cho nhân dân và toàn xã hội hiểu về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của kỳ thi THPT quốc gia, những khó khăn có thể gặp phải và hướng xử lý.

Cụ thể, kỳ thi năm nay sẽ có 38 cụm thi liên tỉnh (ít nhất 2 tỉnh, TP/1 cụm) dành cho các thí sinh thi tốt nghiệp THPT có nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ; các cụm thi tỉnh dành cho thí sinh chỉ có nguyện vọng thi tốt nghiệp. Việc tổ chức tại các cụm thi đều theo quy trình giống nhau.

Thí sinh được xét công nhận tốt nghiệp phải thi 3 môn bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Kết quả thi 4 môn này đồng thời được sử dụng để xét tuyển vào các ngành phù hợp của các trường ĐH, CĐ. 

Thí sinh có thể đăng ký thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển ĐH, CĐ. Riêng thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký thi các môn phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ.v.v

Đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết tinh thần của quy chế thi, quy chế tuyển sinh là tạo thuận lợi tối đa cho học sinh. Việc xét tuyển ĐH, CĐ tôn trọng quyền được đi học, quyền được xét tuyển của học sinh cũng như quyền tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ.

Đáng chú ý, đến nay đã có 125 trường ĐH, CĐ được Bộ GD&ĐT phê duyệt phương án tuyển sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT ở cả cụm thi tỉnh và cụm thi liên tỉnh; 300 trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp ở cụm thi liên tỉnh.

Việc thí sinh sau khi biết kết quả mới đăng ký xét tuyển các trường ĐH, CĐ sẽ giúp các em có nhiều cơ hội hơn và chủ động lựa chọn những khoa, ngành phù hợp với năng lực, sở thích của mình.

"Các phương án tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ đều có ngưỡng bảo đảm chất lượng. Toàn bộ kết quả thi và kết quả tuyển sinh của các trường được cập nhật công khai trên mạng", Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết.

Cung cấp thông tin về cơ cấu đề thi, mẫu đề thi

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc tổ chức 1 kỳ thi THPT quốc gia không chỉ tiết kiệm kinh phí cho ngân sách Trung ương, địa phương, các trường ĐH, CĐ mà lớn nhất là chi phí của từng gia đình học sinh cũng như toàn xã hội.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cần tiếp tục phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát để việc tổ chức các cụm thi liên tỉnh cũng như các cụm thi tại từng tỉnh cho phù hợp, tạo thuận lợi, giảm tối đa rủi ro trong quá trình đi thi của học sinh và gia đình.

Đặc biệt, Bộ GD&ĐT phải thông tin về cơ cấu đề thi, đưa ra mẫu đề thi để các trường và các em học sinh có thời gian chuẩn bị; quy định rõ việc cử cán bộ, giáo viên coi thi, chấm thi tại cụm thi liên tỉnh, có cơ chế giám sát chéo; điều chỉnh quy định về việc nộp phiếu báo điểm thi để xét tuyển ĐH, CĐ bằng cả bản giấy lẫn qua mạng để tránh việc thí sinh đổ về các TP lớn nộp phiếu báo điểm trong các đợt tuyển sinh.

"Điều cốt yếu là lãnh đạo các tỉnh cũng phải chủ động, tích cực tham gia, tạo mọi điều kiện trong quá trình tổ chức kỳ thi, bởi đây không là kỳ thi của riêng Bộ GD&ĐT mà cả nước cùng làm thì mới giúp được ngành Giáo dục", Phó Thủ tướng nói.

Thông tin rõ các vấn đề liên quan, lường hết khó khăn để có phương án xử lý

Đánh giá cao quá trình của Bộ GD&ĐT trong việc xây dựng và ban hành Quy chế thi THPT quốc gia và Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng công tác chuẩn bị đổi mới thi cử đã đáp ứng các yêu cầu cơ bản, tạo sự đồng thuận cao trong phương án tổ chức. 

Trong đó, học sinh và gia đình đã được tạo điều kiện thuận lợi tối đa, giảm tốn kém cho xã hội, từng bước hội nhập với cách thức tổ chức học và thi của các nước tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt, đổi mới những vẫn đảm bảo quyền cũng như nguyện vọng học tập và thi cử của mọi học sinh trong cả nước.

"Đổi mới trong kỳ thi THPT quốc gia đảm bảo các cháu đã học thì phải thi có chất lượng, kết quả học tập trung thực, để làm căn cứ xét tuyển ĐH, CĐ cũng như những cháu chỉ muốn tốt nghiệp THPT rồi đi làm việc. 

Ngay cả những cháu ban đầu chỉ muốn thi tốt nghiệp nhưng sau đó lại có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ thì chúng ta cũng đều phải đáp ứng. Đồng thời đảm bảo quyền tự chủ của các trường ĐH, CĐ trong tuyển sinh; quyền quản lý của Nhà nước về chất lượng giáo dục, đào tạo", Thủ tướng nói.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương làm đề án tuyên truyền cho nhân dân và toàn xã hội hiểu về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của kỳ thi này, những khó khăn có thể gặp phải và hướng xử lý. Đặc biệt, các cơ quan truyền thông, cấp ủy, chính quyền địa phương phải chủ động, tích cực vào cuộc, tuyên truyền giải thích cụ thể cho các em học sinh và gia đình hiểu rõ, cặn kẽ những điểm mới, tránh tình trạng không hiểu, không biết mình phải làm gì theo quy chế thi, tuyển sinh mới.

Bên cạnh đó, lãnh đạo các trường ĐH tham gia tổ chức các cụm thi phải quán triệt tinh thần, trách nhiệm với con em mình, với nền giáo dục nước nhà. Công tác ăn ở, đi lại, sinh hoạt cho các giáo viên tham gia trông thi, chấm thi phải được đảm bảo tối đa.

"Quá trình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phải lường hết các khó khăn và có phương án xử lý, không để bị động, không được chủ quan với mục tiêu đảm bảo tổ chức kỳ thi tốt nhất. 

Từ nay cho đến trước khi tổ chức kỳ thi, Bộ GD&ĐT cần tiếp tục tiếp thu, điều chỉnh các quy định sao cho hợp lý nhất, tạo sự đồng thuận cao nhất trong nhân dân và toàn xã hội", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thủ tướng: Bộ GD-ĐT cần tiếp thu, điều chỉnh thi cử

Posted: 09 Mar 2015 04:56 AM PDT

- Kết thúc buổi làm việc với Bộ GD&ĐT về công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 vào chiều 9/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu từ nay cho đến trước khi tổ chức kỳ thi, Bộ GD&ĐT cần tiếp tục tiếp thu, điều chỉnh các quy định sao cho hợp lý nhất, tạo sự đồng thuận cao nhất trong nhân dân và toàn xã hội.


Báo cáo với Thủ tướng những công việc đã tiến hành nhằm chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2015, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã nêu lên một số điểm mới.

Cụ thể năm nay sẽ có 38 cụm thi liên tỉnh dành cho các thí sinh thi tốt nghiệp THPT có nguyện vọng xét tuuyển ĐH, CĐ; nhiều hơn 60 cụm thi tỉnh dành cho các thí sinh chỉ có nguyện vọng thi tốt nghiệp. Việc tổ chức tại các cụm thi đều theo quy trình giống nhau.

Thí sinh được xét công nhận tốt nghiệp phải thi 3 môn bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.

Kết quả thi 4 môn tối thiểu đồng thời được sử dụng để xét tuyển vào các ngành phù hợp của các trường ĐH, CĐ.

Thísinh có thể đăng ký thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hộixét tuyển ĐH, CĐ. Riêng thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký thi các môn phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, tinh thần của quy chế thi, quy chế tuyển sinh là tạo thuận lợi tối đa cho học sinh, ngành giáo dục nhận khó khăn về phần mình.

Đến nay, đã có 125 trường ĐH, CĐ được Bộ GD&ĐT phê duyệt phương án tuyển sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT ở cả cụm thi tỉnh (vốn dành cho thí sinh chỉ có nguyện vọng thi tốt nghiệp) và cụm thi liên tỉnh; 300 trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp ở cụm thi liên tỉnh.

 "Các phương án tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ đều có ngưỡng để đảm bảo chất lượng. Toàn bộ kết quả thi và kết quả tuyểnsinh của các trường được cập nhật công bố công khai trên mạng", Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướngVũ Đức Đam cho rằng việc tổ chức 1 kỳ thi THPT quốc gia không chỉ tiết kiệm kinh phí cho ngân sách Trung ương, địa phương, các trường ĐH, CĐ mà lớn nhất là chi phí của từng gia đình học sinh cũng như toàn xã hội.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cần tiếp tục phối hợp với các địa phương để tiến hành rà soát để việc tổ chức các cụm thi liên tỉnh (38 cụm) cũng như các cụm thi tại từng tỉnh sao cho phù hợp, tạo thuận lợi, giảm tối đa rủi ro trong quá trình đi thi của học sinh và gia đình; khẩn trương thông tin về cơ cấu đề thi, đưa mẫu đề để các trường, học sinh có thời gian chuẩn bị; quy định rõ ràng về việc cử cán bộ, giáo viên về trông thi, chấm thi tại cụm thi liên tỉnh, có cơ chế giám sát chéo; điều chỉnh quy định về việc nộp phiếu báo điểm thi để xét tuyển ĐH, CĐ bằng cả bản giấy lẫn qua mạng để tránh việc thí sinh đổ về các thành phố lớn nộp phiểu báo điểm trong các đợt tuyển sinh.

"Điều cốt tử là lãnh đạo các tỉnh phải chủ động, tích cực tham gia, tạo mọi điều kiện trong quá trình tổ chức kỳ thi, bởi đây không là kỳ thi của riêng Bộ GD&ĐT mà cả nước cùng làm thì mới giúp được ngành Giáo dục", Phó Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng công tác chuẩn bị đổi mới thi cử đã đáp ứng các yêu cầu cơ bản, tạo sự đồng thuận cao trong phương án tổ chức.

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các trường ĐH tham gia tổ chức các cụm thi phải quán triệt tinh thần, trách nhiệm với con em mình, với nền giáo dục nước nhà.

"Quá trình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phải lường hết các khó khăn và có phương án xử lý, không để bị động, khôngđược chủ quan với mục tiêu đảm bảo tổ chức kỳ thi tốt nhất. Từ nay cho đến trướckhi tổ chức kỳ thi, Bộ GD&ĐT cần tiếp tục tiếp thu, điều chỉnh các quy địnhsao cho hợp lý nhất, tạo sự đồng thuận cao nhất trong nhân dân và toàn xã hội",Thủ tướng nói.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments