Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Có nên vào ĐH dân lập tuyển sinh bằng điểm học bạ THPT

Posted: 01 Feb 2015 03:32 AM PST


Tôi năm nay 24 tuổi, đã tốt nghiệp một cao đẳng về Công nghệ thông tin. Sau một thời gian đi làm về công nghệ, tôi nhận ra mình không còn phù hợp với ngành nghề này.


Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Có nên thi ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP HCM

Posted: 01 Feb 2015 03:15 AM PST


Em là nam, 18 tuổi, sắp tới tính thi vào ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP HCM, ngành Đông phương học.


Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sóc Trăng: Tuyên truyền chương trình "Nâng cao trình độ, năng lực nghề nghiệp của nhà giáo"

Posted: 01 Feb 2015 02:37 AM PST

GD&TĐ – Công đoàn ngành GD-ĐT Sóc Trăng hướng dẫn Công đoàn Giáo dục các huyện (TX, TP), công đoàn cơ sở trực thuộc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền về Chương trình "Nâng cao trình độ, năng lực nghề nghiệp của nhà giáo – người lao động đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam",



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Lần đầu tiên Bình Thuận có HS lọt chung kết Olympia

Posted: 01 Feb 2015 02:05 AM PST

Với 300 điểm giành được, Huỳnh Anh Nhật Trường (học sinh Trường THPT
chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận) đã xuất sắc lần đầu tiên mang cầu truyền hình
trực tiếp trận thi Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 15. 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Kỳ thi THPT quốc gia giúp HS định hướng nghề nghiệp tốt hơn

Posted: 01 Feb 2015 12:41 AM PST

GD&TĐ – Bên cạnh nhận thức sâu sắc và cơ bản ủng hộ Dự thảo Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, một số giáo viên mong phổ biến rộng rãi hơn nữa những ưu điểm của kỳ thi tới PHHS để giúp con em chọn nghề phù hợp với năng lực.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhà xuất bản Giáo dục phản hồi thắc mắc trong sách Tiếng Việt lớp 1

Posted: 01 Feb 2015 12:20 AM PST

Trước nhiều ý kiến cho rằng cách dùng từ "dập dờn" trong bài số 87, sách Tiếng Việt 1, tập 2 là sai so với nguyên bản trong bài thơ "Việt Nam đất nước ta ơi" của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết lựa chọn từ "dập dờn" là theo chuẩn chính tả.


Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tâm sự của một sinh viên Sư phạm thất nghiệp

Posted: 31 Jan 2015 09:32 PM PST

(Dân trí) – Trước đây với sự hồn nhiên của tuổi học trò luôn ấp ủ những hoài bão cho tương lai, tôi luôn nghĩ mình phải cố gắng học thật giỏi để thi đỗ đại học. Niềm mơ ước duy nhất của tôi là được làm cô giáo đứng trên bục giảng để dạy cho các em nghèo vùng cao còn khó khăn…


Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bí quyết dạy kỹ năng sống qua môn Giáo dục công dân

Posted: 31 Jan 2015 06:41 PM PST

Cô Võ Thị Bích Hạnh – giáo viên Trường Phan Ngọc Tòng (Bến Tre) – chia sẻ những kinh nghiệm thành công khi thực hiện tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy Giáo dục công dân lớp 12.


Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Nội tiếp tục giảm số học sinh trên mỗi lớp

Posted: 31 Jan 2015 06:37 PM PST

Năm học 2015-2016, Hà Nội tiếp tục thực hiện chủ trương “ba tăng, ba giảm” gồm tăng quy mô, chất lượng tuyển sinh, tăng cơ sở vật chất và giảm số học sinh trái tuyến, học sinh trên một lớp, giảm số lớp đối với những trường quá đông.


Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

“Chỉ cần 50 nghìn đồng quà tết là phấn khởi lắm”

Posted: 31 Jan 2015 05:54 PM PST

Mặc dù những chính sách đối với nhà giáo trong những năm qua đã có sự quan tâm nhất định nhằm cải thiện đời sống giáo viên, nhất đối với giáo viên vùng cao. 

Tuy nhiên, thời gian năm hết tết đến lại nói về câu chuyện thưởng tết thì đó là điều quá xa xỉ với những giáo viên cắm bản, những giáo viên vùng sâu, vùng xa ở các tỉnh miền núi. 

Ở đây, bao năm nay họ chỉ biết tới cuộc sống dạy học muôn vàn khó khăn, bù lại những tình cảm mà người dân, học sinh bù đắp cho họ những dịp tết đến là những phần quà động viên bằng tinh thần – đó là những lời chúc thầy, cô sức khỏe.


Tủi thân nghề giáo


Cô Hà Thị Hồng-Hiệu trưởng Trường THCS Vạn Yên, Phù Yên, Sơn La có chia sẻ rằng, đã hơn 20 năm đi dạy học nhưng chưa năm nào biết đồng thưởng tết ra sao. Cô Hồng bảo rằng, ngoài đồng tiền lương, tiền nghỉ phép, tiền thừa giờ (nếu có) thì thưởng tết là điều gì đó xa xỉ lắm.

Với cô hiệu trưởng Hồng, ngành giáo dục còn nhiều khó khăn thì những đồng tiền thưởng cũng không quan trọng lắm, quan trọng là dành tiền để động viên các em đến trường, xóa mù chữ. Nhưng ít nhiều thiếu sự quan tâm sẽ khiến các cô động lòng nhất định.

Ảnh minh họa. Người lao động

"Nói thật không chỉ mình tôi tủi thân mà giáo viên trong ngành chắc ai cũng tủi thân về thưởng tết. Các cơ quan, xí nghiệm cuối năm không có nhiều cũng gọi là có một vài trăm động viên cho anh em ăn tết, nhưng chúng tôi thực sự chưa khi nào có, có chăng chỉ là động viên bằng lời nói, các cơ quan ban ngành cũng có gửi thư chúc mừng" cô Hồng chia sẻ.

Cô giáo Hà Thị Hồng còn nói rằng, ngần ấy thời gian những món quà chỉ là dăm ba nghìn cũng chưa khi nào được nhận chứ đừng nói đến những món quà lớn. 

Luật 80/20, luật hấp dẫn nâng cao hiệu quả học tiếng Anh

(GDVN) – Đâu là phương pháp hiệu quả trong việc học tiếng Anh hiện nay? Bạn muốn trở thành người học giỏi tiếng Anh hay bạn muốn trở thành người nói tiếng Anh giỏi?

Tình cảm lớn nhất khi tham gia công tác trồng người ở vùng cao là sự quan tâm của người dân nơi đây. Những món quà tết mà người dân dành tặng chỉ mang tính chất động viên tinh thần: "Người dân còn nghèo lắm, chúng tôi không dám đòi hỏi cũng không dám chia sẻ. Vì cuộc sống của họ còn khó khăn muôn nghìn lần, đói ăn, con họ còn không có quần áo mặc, mong con họ đi học là tốt lắm rồi" cô Hồng tâm sự.

Khi đã xác định đến với nghề dạy học là biết sẽ gặp nhiều khó khăn, bản thân cô Hồng cũng chấp nhận vui vẻ với điều đó. "Công sức của mình cũng tất cả chỉ vì con em, học sinh".

Là địa bàn miền núi với nhiều dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Mường, Thái, Dao và Kinh, người dân nơi đây đặc biệt quý mến các thầy cô giáo. Tết đến, dù biết không có gì tặng thầy cô nhưng các phụ huynh đều bày tỏ lòng cảm ơn, dân ở đây vẫn động viên các thầy cô như là "thầy cô mạnh khỏe", " thầy cô sống lâu".

Nghĩ về thưởng tết, lòng cô Hà Thị Hồng nặng trĩu: "Thực sự là buồn, không có nhiều nhưng ngành giáo dục không có nhiều mỗi năm tết chỉ cần 50 nghìn là các thầy cô phấn khởi lắm".

Đối với hoàn cảnh của thầy Phạm Văn Hà – Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cũng không khác gì mấy so với cô Hồng. Thầy Hà công tác tại huyện vùng cao đã hơn 10 năm nay, nhưng những khi tết đến, xuân về cũng chỉ gọi là có gói quà nhỏ của ngành giáo dục, ai cũng biết món quà đó chủ yếu là động viên về tinh thần. 

"Hàng năm gọi là có tí quà động viên nhau, có năm tặng bằng tiền, có năm bằng quà. Nhưng nói chung làm việc ở miền núi thì tinh thần là chính" thầy Hà cho hay.


Chấp nhận nghề giáo là nghèo


Hoàn cảnh éo le hơn, cô giáo Phạm Thị Duyên quê ở Thái Bình lên công tác tại Trường THCS Vạn Yên đã được hơn 12 năm nay, mỗi khi tết đến lòng cô cũng như bao thầy cô ở đây đều nặng trĩu. Cô Duyên cho biết, có năm quà tết chỉ 100 nghìn đồng, có những thời hiệu trưởng tết đến mua cho nhân viên gói quà, kèm 1 chai rượu ngô, gói bánh, tổng cũng chỉ khoảng 100 nghìn. 

Bạo lực, gốc rễ và hậu quả

(GDVN) – Bạo lực là sức mạnh được dùng với mục đích cưỡng ép, hay trấn áp. Vì vậy, cho dù được sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào, bạo lực đều có tính tiêu cực.

12 năm dạy học thì có duy nhất 1 năm cô Duyên được học sinh, phụ huynh tặng quà tết. Đó là tết năm trước khi lớp cô chủ nhiệm tặng quà tết cho cô là nải chuối, quả đu đủ nhà chồng được, đó là những món quà mà cô Duyên nhớ nhất. 

Thầy Đỗ Việt Khoa, giáo viên Trường THPT Thường Tín, Hà Nội chia sẻ thêm về thưởng tết năm nay đối với cá nhân mình. Thầy Khoa cho biết, do chủ trương của TP. Hà Nội quy định tiếp tục giảm số học sinh trên lớp để chuẩn hóa, mặc dù số tiết dạy vẫn như cũ nhưng lượng học sinh giảm hơn. Do đó, đời sống của giáo viên cũng eo hẹp hơn, thưởng tết chắc chắn ít hơn. 

"Nhiều người vin cớ vào quà tết để thế này, thế kia. Nhưng từ ngày tôi đi dạy học thì ngân sách nhà nước dù ít, nhiều cũng có động viên các thầy cô có chút quà tết, năm nào ít cũng được 200 nghìn. Nhưng với một người thầy sống mà phụ thuộc vào những đồng quà nhỏ bé như vậy là điều không nên, trong cuộc sống tôi cố gắng không phụ thuộc vào quà. Phải chấp nhận đã vào nghề giáo thì chúng ta cống hiến bằng niềm vui, bằng sự yêu nghề, chứ không phải vào để làm giàu. Ai muốn làm giàu xin mời ra ngoài" thầy Đỗ Việt Khoa nhấn mạnh.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo giáo dục, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments