Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Học sinh lớp 6 tử vong sau khi bị cô giáo phạt: Tạm đình chỉ giáo viên – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 09 Jan 2015 06:53 AM PST

Nói về vụ việc học sinh L.T.P.H. (học sinh lớp 6/7 Trường THCS Phan Bội Châu, quận Tân Phú, TPHCM) tử vong sau khi bị cô giáo dạy môn Công nghệ phạt đánh bằng nhiều chiếc thước kẻ, ông Tạ Tân, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Phú cho hay, việc cô Vy đánh học sinh trong bất kỳ tình huống nào, vì lý do nào thì đều là hành vi sai, không đúng chuẩn mực đạo đức người thầy.

Học sinh lớp 6 tử vong sau khi bị cô giáo phạt: Tạm đình chỉ giáo viên

Ông Tạ Tân, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Phú chia sẻ về vụ việc học trò tử vong sau khi bị cô giáo đánh.

Sau khi sự việc xảy ra, Phòng GD-ĐT đã làm việc với giám hiệu trường tạm đình chỉ công việc giảng dạy của cô Vy. Nhà trường và Phòng GD-ĐT quận cũng nghiêm khắc rút kinh nghiệp sau vụ việc này.

Hiện tại, vụ việc đã được chuyển qua cơ quan Công an để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan. Chờ kết luận giáo viên, nhà trường sai tới đâu thì quận sẽ kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xử lý nghiêm tới đó.

Ông Tân cũng cho biết thông tin từ gia đình em H., em bị động kinh từ nhỏ và vẫn đang được điều trị. Còn việc cháu bị tử vong có phải do bị cô giáo đánh làm cháu đột ngột tái phát bệnh hay không phải chờ kết luận từ cơ quan điều tra.

Trường THCS Phan Bội Châu, Tân Phú, TPHCM

Trường THCS Phan Bội Châu, Tân Phú, TPHCM.

Để làm rõ thêm thông tin phía nhà trường có nắm bệnh tình của em H., có hay không việc khi cô Vy đánh em H., nhiều học sinh trong lớp đã nói H. bị bệnh nhưng cô Vy vẫn phạt, chiều 9/1 chúng tôi tìm đến Trường THCS Phan Bội Châu để gặp lãnh đạo trường.

Tuy nhiên, bảo vệ nhà trường THCS Phan Bội Châu từ chối không cho phóng viên vào trường gặp ban giám hiệu với lý do "vụ việc đã được chuyển qua công an, ai muốn biết thì qua công an, nhà trường đã hết trách nhiệm".

Về phía gia đình em H. bày tỏ, họ không biết rõ sự tình lúc đó diễn ra thế nào, cũng chỉ nghe kể lại. Nhưng mong con được an nghỉ, gia đình em không muốn làm lớn chuyện và đã báo với cơ quan điều tra là không muốn điều tra về vụ việc.

Hoài Nam

 

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

Xem thêm :cô giáo, hoài nam, tphcm, trường thcs, vụ việc, nhà trường, giáo viên, phan bội châu, báo điện tử dân trí, quận tân phú,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hội thảo về công tác tổ chức hoạt động văn hóa và tư vấn tâm lý trong nhà trường | Giáo dục

Posted: 09 Jan 2015 06:50 AM PST

Thực hiện Chương trình công tác năm 2014, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo về công tác tổ chức hoạt động văn hóa và tư vấn tâm lý trong nhà trường nhằm đánh giá kết quả thực hiện  Quyết định số 60/QĐ-BGDĐT ngày 5/11/2008 về việc "Quy định tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh sinh viên trong các cơ sở giáo dục ĐH và trung cấp chuyên nghiệp" và triển khai công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường.

Hội thảo tổ chức vào ngày 20/1/2015 tại Khách sạn Bộ GD&ĐT (23, Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Các Sở GD&ĐT, các cơ sở đào tạo đăng ký đại biểu tham dự về Bộ GD&ĐT (Vụ Công tác học sinh, sinh viên) trước ngày 16/1/2015.

Xem chi tiết nội dung TẠI ĐÂY



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Triển khai thực hiện Quyết định Điều lệ trường ĐH | Giáo dục

Posted: 09 Jan 2015 05:47 AM PST

GD&TĐ – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã ký văn bản gửi Hiệu trưởng (Giám đốc) các học viện, trường đại học công lập về việc triển khai thực hiện Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học.

Nội dung văn bản nêu rõ:

Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học có hiệu lực từ ngày 30/1/2014. Trong Điều lệ trường đại học, nội dung quy định về Hội đồng trường đã được quy định cụ thể.

Để sớm ổn định tổ chức của trường, kịp thời triển khai các hoạt động ngay khi Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành, Bộ GD&ĐT đề nghị Hiệu trưởng các trường ĐH, Giám đốc các học viện tổ chức nghiên cứu, triển khai Điều lệ trường đại học; chuẩn bị phương án thành lập hội đồng trường theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Điều lệ trường đại học, trình cơ quan trực tiếp quản lý trường Quyết định thành lập hội đồng trường, bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường theo quy định

Bộ GD&ĐT đề nghị Hiệu trưởng các trường đại học, Giám đốc các học viện khẩn trương triển khai thực hiện.  

Xem nội dung chi tiết TẠI ĐÂY



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sinh viên đối thoại với lãnh đạo doanh nghiệp | Giáo dục

Posted: 09 Jan 2015 05:25 AM PST

TPO – Tối 8/1, tại CLB Sinh viên, Kí túc xá Ngoại ngữ, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên – ĐH Quốc gia HN đã phối hợp cùng báo Sinh viên Việt Nam tổ chức chương trình "Sinh viên đối thoại với lãnh đạo các doanh nghiệp".

Ông Hoàng Trọng Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên ĐH Quốc Gia HN cho biết, chương trình đối thoại giữa sinh viên với doanh nghiệp là một trong nhiều hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên tổ chức nhân kỉ niệm 65 năm Ngày Học sinh Sinh viên (9/1/1950 – 9/1/2015). Sự kiện đồng thời tạo thêm các cơ hội thực tập, việc làm cho sinh viên ĐH QGHN và các sinh viên đóng trên địa bàn Hà Nội.

Tại buổi đối thoại, Ông Trần Phú Sơn – Phó Tổng Giám đốc và bà Trần Thị Thu Hương – Giám đốc Nhân sự Ersnt & Young Việt Nam – một trong bốn tập đoàn Kiểm toán hàng đầu thế giới, ông Đặng Anh Vinh – Tổng Giám đốc Công ty tài chính cổ phần Sông Đà, ông Đỗ Văn Khắc – Phó Tổng Giám đốc FPT Software đã trao đổi thông tin với các sinh viên về những cơ hội việc làm của các công ty, kinh nghiệm khi tham gia tuyển dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề.

Trong khuôn khổ của chương trình, Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo đã trao 5 suất học bổng, mỗi suất trị giá 5 triệu đồng cho 5 sinh viên của ĐH Quốc Gia HN.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đưa vào giảng dạy nội dung bảo vệ chủ quyền lãnh thổ | Giáo dục

Posted: 09 Jan 2015 04:46 AM PST

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng) khảo sát, rà soát lại quy hoạch bố trí dân cư các xã biên giới để triển khai tổ chức thực hiện góp phần xây dựng Nông thôn mới, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới.

Bộ Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, chương trình định kỳ và dài hạn để phổ biến, giáo dục nhận thức cho nhân dân về chủ quyền biên giới đất liền, biển đảo trên các báo, đài Trung ương, địa phương, cũng như trên các kênh truyền hình đối ngoại và dành cho kiều bào ta ở nước ngoài.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng và đưa vào chương trình giảng dạy nội dung bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia cho học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. 

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội tăng cường công tác tuyên tuyền, vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân các vùng biên giới, hải đảo nâng cao ý thức, trách nhiệm, tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân với địa phương các nước có chung đường biên giới; ghi nhận, biểu dương, khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có thành tích nổi bật trong thực hiện phong trào.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và các loại tội phạm; nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đỗ Thị Kim Chi: Nữ sinh của sự kiện 9/1

Posted: 09 Jan 2015 04:40 AM PST

Đỗ Thị Kim Chi, cô nữ sinh Áo tím là nhân chứng cách đây 65 năm sự kiện học trò Trần Văn Ơn bị bắn do xuống đường biểu tình đòi thả 5 học sinh trường Pétrus Ký. Bà Chi là một trong số 5 học sinh bị bắt. Năm nay bà đã 86 tuổi.

Tuy bị bệnh nằm một chỗ đã 17 năm nay nhưng bà vẫn minh mẫn khi nhắc nhớ về một thời hoạt động thuở thiếu nữ hào hùng, sôi nổi đầy nhiệt huyết của mình cách đây 65 năm về trước.

Bà đã kể lại những ngày Sài Gòn sục sôi xuống đường biểu tình mà bà là một trong những nữ sinh của phong trào học sinh, sinh viên ngày đó.

nữ sinh, 9/1

Hoạt động trong trường Áo tím

Tôi được bà Hồ Thị Chí, vợ ông Hà Huy Giáp giác ngộ tham gia vào Phụ nữ Tiền phong rồi Phụ nữ Cứu quốc khi đang học năm thứ tư (lớp 9 bây giờ) trường Collège des jeunes filles (Gia Long – nay là trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai). Sau đó, Hội Phụ nữ Cứu quốc do bà Hồ Thị Chí phụ trách giới thiệu tôi sang Hội Học sinh Việt Nam.

Tháng 9- 1947, lần đầu tiên thành lập chi bộ học sinh. Thành bộ Việt Minh (lúc đó đồng chí Nguyễn Thọ Chân làm Thường vụ) quyết định cử chị Bảy Chí và anh Phùng Lượng, cán bộ chuyên công tác học sinh của Đảng, đã từng bị tù bảy năm ở Côn Đảo, trước năm 1945, thành lập Hội Học sinh.

Từ là đoàn viên của Hội Phụ nữ Cứu quốc, tôi đã chuyển qua công tác Hội Học sinh. Có hai tổ chức, một là Hội Học sinh Việt Nam do Thanh niên cứu quốc (Thành Đoàn bây giờ) phụ trách, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và thứ hai là Nam Thanh đoàn do Đảng Dân chủ lãnh đạo nhưng hoạt động yếu hơn.

Tháng 11- 1947 tôi được kết nạp Đảng tại một căn nhà của một công nhân ở xóm Bàn Cờ. Tôi tham gia vào chi bộ của học sinh và là ủy viên Tài chính, phụ trách trường Gia Long.

Tôi tổ chức được một số học sinh lớp 7, lớp 8. Mỗi lớp có từng tổ. Chủ trương lúc bấy giờ là nhân ngày lễ, ngày tết, hay sinh nhật Bác 19-5 treo cờ, rải truyền đơn tuyên truyền. Luân chuyển nhau báo Cảm Tử, Chống xâm lăng, Tin Đến…cho học sinh để cùng nhau đọc.

nữ sinh, 9/1 

Hai lần bị địch bắt

Trong đợt đấu tranh vào tháng 5-1948 của Hội Học sinh Sài Gòn chào mừng ngày Quốc tế Lao động (1-5) và ngày sinh nhật Bác (19-5), tôi bị bắt cùng anh Nguyễn Ngọc Hà và một số đồng chí cốt cán của phong trào. Đó cũng là lần đầu tiên tôi nếm mùi tra tấn của bọn mật thám bót Catinat. Tôi bị chúng đổ nước và đánh đập khắp người, tôi nghĩ đến Paven trong tiểu thuyết Người mẹ  và Thép đã tôi thế đấy mà chị Bảy Chí đã cho tôi mượn đọc. Hình ảnh Paven giúp tôi giữ khí tiết, không khai báo tên ai. Ra khỏi phòng tra tấn, tôi gặp anh Hà, thở hổn hển, đầu cổ ướt nhẹp, chắc cũng vừa bị đổ nước.

Đó là lần tôi bị bắt lần 1 vào tháng 5-1948 do một anh rải truyền đơn bị lộ, bị bắt. Chúng nó trùm bao bố đánh đau quá. Anh khai tôi. Ngoài tôi còn có một số anh em khác, trong đó có con của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng là học sinh mới 17 tuổi nên tụi nó cũng coi thường. Bị đánh đập tí, gia đình chạy lo nên đến 7-1948 được thả.

Ra khỏi nơi khủng khiếp ấy (bót Catinat-PV), nói thật khi đó tôi cũng bị dao động, ngần ngại trước những gian khó chờ đợi trước mắt nếu tiếp tục công tác, nhưng suy nghĩ lại, mình là đảng viên, không thể bỏ cuộc được. Mình tự động viên, củng cố tinh thần và tiếp tục hoạt động.

nữ sinh, 9/1

Cuối năm 1948, anh Phùng Lượng được chuyển ra khu, tôi bắt liên lạc với hai anh Đỗ Ngọc Thạnh (Ba học sinh) và Trần Huỳnh Long, những đảng viên thuộc nhóm cán bộ học sinh nồng cốt được kết nạp đảng đầu tiên của phong trào (nhóm này còn có anh Nguyễn Ngọc Hà, sau khi bị bắt cùng tôi vào tháng 5-1948 ở Catinat, đã bị gia đình thúc ép và tổ chức đồng ý cho đi Pháp tiếp tục học và xây dựng phong trào Việt kiều yêu nước bên đó).

Tôi thi tốt nghiệp cấp 2 xong, chuyển qua trường Pétrus Ký (nay là trường chuyên Lê Hồng Phong). Thời điểm đó Pétrus Ký chỉ là trường dành riêng cho nam. Năm tôi học là một trong những nữ sinh đầu tiên của một lớp học duy nhất dành riêng cho nữ (lớp có 30 học sinh nữ) Ban Tú tài. Ở trường cũng có những anh học trên tôi một lớp có tổ chức Hội Học sinh.

Năm 1949, đang hoạt động tại trường thì bị bắt lần 2 vào tháng 11-1949 đến 2-1950 được thả.

Nhân chứng của ngày học sinh-sinh viên 9-1

Cũng năm 1949, nữ sinh trường cùng với nam sinh trường Pétrus Ký tổ chức bãi khóa kỷ niệm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa (23-11) dẫn đến việc trường bị nhà cầm quyền cho đóng cửa.

Khi học ở Pétrus Ký tôi cùng anh Nguyễn Tấn Phát, Hồn Thanh ra báoChim Xanh… Chúng tôi bị bắt ngày 1-11-1949 do sự cố tên Loan, vốn là giao liên đưa đón anh chị em ra bưng dự lớp huấn luyện vào tháng 8-1949. Tôi cũng vinh dự được đi bưng tham gia trại do Thanh niên Cứu quốc Nam bộ tổ chức, đóng trên bờ kênh Nguyễn Văn Tiếp giữa Đồng Tháp Mười. Từ trại đó, tên Loan đã biết mặt hết anh chị em, không biết vì lý do gì quay ra phản. Cấp trên phân công chị Kim Khánh (trường Huỳnh Khương Ninh) thay thế, phụ trách việc đem tài liệu từ khu vào thành cho Hội học sinh thì bị bắt. Kim Khánh bị đánh đau nên khai ra chúng tôi. Đây là lấn thứ hai tôi bị bắt vào bót Catinat.

nữ sinh, 9/1 

Sự kiện ngày 9-1-1950, là ngày hơn 2.000 học sinh biểu tình đòi thả chúng tôi. Tôi là một trong năm học sinh bị bắt. Ngoài tôi còn có Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Kim Khánh, Nguyễn Đăng Tự và Nguyễn Đăng Nhiễu. Từ việc năm học sinh chúng tôi bị bắt nên xảy ra sự kiện học sinh Trần Văn Ơn biểu tình lấy thân mình che chở cho các em nên Ơn bị địch bắn hy sinh. Trần Văn Ơn học sau tôi hai lớp. Đám tang của Trần Văn Ơn có hơn nửa triệu người tham gia.

Sau đó, tôi được biết chính Ngôn, cô nữ sinh Gia Long, đã thay mặt toàn thể nữ sinh Sài Gòn đọc điếu văn trong đám tang Trần Văn Ơn đầu tháng 1 năm đó giữa Sài Gòn.

Mấy tháng sau đám tang Trần Văn Ơn, chúng tôi mới được thả ra. Việc đầu tiên khi chúng tôi được tự do là đến viếng mộ Trần Văn Ơn như thầm trả ơn Ơn đã dũng cảm hy sinh để chúng tôi được tự do… Nay chỉ còn mình tôi, có người mất như Nguyễn Tấn Phát, có người bỏ cuộc.

TheoNguyễn TýPháp luật TP.HCM



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sôi động Ngày hội văn hóa học sinh, sinh viên – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 09 Jan 2015 03:47 AM PST

Sáng nay 9/1, tại Trường ĐH Quy Nhơn (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), hàng ngàn sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Định, tưng bừng dự lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống HS, SV và Hội Sinh viên Việt Nam; Ngày hội văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao HS, SV năm 2015.

Đây không chỉ là sân chơi bổ ích mà còn tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa các bạn HS, SV đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Sôi động Ngày hội văn hóa học sinh, sinh viên

Hàng ngàn HS, SV đang học tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh Bình Định tham dự Ngày hội văn hóa HS, SV, sáng ngày 9/1.

Đến với ngày hội, các bạn HS, SV được tham gia chơi các trò chơi dân gian vô cùng thú vị: đập ấm, kéo co, cướp cờ, đua xe đạp chậm, thi nấu cơm nồi đất, thi đấu bóng đá, bóng chuyền…, Đặc biệt, ở phần thi nấu cơm bằng nồi diễn ra thú vị bởi trong thời gian 50 phút, một đội thi gồm 1 nam, 1 nữ, trong đó bạn nam bịt mắt nấu cơm dưới sự hướng dẫn của bạn nữ làm cho không khi ngày hội càng thêm sôi động.

"Ngày hội văn hóa là hoạt động rất bổ ích tạo sân chơi cho các bạn HS, SV. Đây không chỉ là cơ hội để các bạn sinh viên giao lưu, kết nối nhau kể cả trong học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Đặc biệt, qua các trò chơi, các cuộc thi sẽ giúp các bạn tự tin hơn trước đám đông. Đó là hành trang cần thiết để các bạn sinh viên trước khi bước vào đời", bạn Trần Nguyễn Thùy Trang, SV Trường CĐ Nghề Bình Định, chia sẻ.

Điểm nhấn ngày hội văn hóa lần này, trong đêm thứ hai sẽ diễn ra cuộc thi "Nét đẹp học đường", nhằm tôn vinh vẻ đẹp về ngoại hình, tâm hồi, trí tuệ và cả tài năng góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho SV.

Trong dịp này, Ban tổ chức sẽ biểu dương và khen thưởng 48 HS, SV đã có thành tích xuất sắc đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" và "Học sinh 3 rèn luyện" cấp Trung ương và cấp tỉnh năm học 2013 – 2014. Đây là những tấm gương điển hình, tiêu biểu cho gần 30.000 HS, SV khối trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Một số hình ảnh hoạt động Ngày truyền thống văn hóa HS, SV diễn ra sáng 9/1 tại trường ĐH Quy Nhơn, (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định):

Tưng bừng Ngày hội văn hóa HS, SV tỉnh Bình Định.
Tưng bừng Ngày hội văn hóa HS, SV tỉnh Bình Định.
Tưng bừng Ngày hội văn hóa HS, SV tỉnh Bình Định.

Tưng bừng Ngày hội văn hóa HS, SV tỉnh Bình Định.

Sinh viên nam căng thẳng với trò chơi cướp cờ.

Sinh viên nam căng thẳng với trò chơi cướp cờ.

Trong khi đó các bạn nữ cũng không kém gay cấn với những quả đập bóng như búa bổ

Trong khi đó các bạn nữ cũng không kém gay cấn với những quả đập bóng như búa bổ

Trong khi đó các bạn nữ cũng không kém gay cấn với những quả đập bóng như búa bổ

Không quyết liệt với những pha tránh bóng, các bạn sinh viên lại thể hiện sự khéo léo trong nấu cơm nồi niu đất

Trong khi đó các bạn nữ cũng không kém gay cấn với những quả đập bóng như búa bổ

Một nữ đang hướng dẫn cho bạn nam nấu cơm bởi luật chơi quy định bạn nam phải bịt mắt khi nấu vì vậy đòi hỏi sự khéo léo còn có sự phối hợp ăn ý, hiểu nhau.

Doãn Công

 

Xem thêm :trường đại học, CĐ, trung học chuyên nghiệp, trò chơi, Hội Sinh viên Việt Nam, địa bàn, tp quy nhơn, cướp cờ, bình định, trường ĐH Quy Nhơn,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

“Chìa khóa vàng” giúp bạn chinh phục kỳ thi IELTS/SAT/TOEFL – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 09 Jan 2015 02:46 AM PST

"Ngưỡng điểm" không dễ gì vượt qua

Những năm gần đây, đối với nhiều trường ĐH Anh, Mỹ, Úc, và các chương trình học bổng quốc tế, yêu cầu đầu vào IELTS từ 6.5 điểm trở lên đã trở thành điều kiện bắt buộc. Thế nhưng, tỷ lệ thí sinh Việt Nam đạt IELTS trên 6.5 điểm thường không cao, đa số chỉ đạt 5.0 hoặc 5.5. Nên có thể nói, 6.5 là một ngưỡng điểm không dễ gì vượt qua.

Học tại VUS, bên cạnh việc rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng tích hợp, học viên còn được phát triển sự tự tin, sáng tạo.

Tương tự như IELTS, muốn đạt được chứng chỉ Anh ngữ quốc tế khác như TOEFL iBT, SAT,… với số điểm cao, học viên cần phải chuẩn bị trong một khoảng thời gian nhất định. Trung bình, đối với học viên có trình độ tiếng Anh trung cấp, thời gian chuẩn bị thi và đạt điểm IELTS 6.0, TOEFL iBT 70 hoặc TOEIC 700 là khoảng 200 giờ học. Đối với học viên chưa đạt trình độ tiếng Anh trung cấp, thời gian học sẽ lâu hơn, vào khoảng từ 300 – 400 giờ học. Đối với học sinh phổ thông trung học muốn đi du học hoặc nộp hồ sơ xin học bổng của các trường đại học nước ngoài, cần phải dành thời gian để luyện thi SAT. Chứng chỉ này là bắt buộc đối với nhiều trường tại Mỹ và khá đặc trưng vì có phần thi toán học bằng tiếng Anh.

Hơn nữa, thí sinh còn phải vượt qua những nhược điểm đã thành "đặc trưng" của người Việt trong quá trình học tiếng Anh, đó là kỹ năng nghe và nói. Thầy Đinh Thái Long – Giám đốc Học vụ Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS) giải thích: "Các thí sinh của chúng ta thường khó đạt điểm cao ở phần nghe nói, một phần nguyên nhân là do đặc điểm không phát âm cuối (final sound) của tiếng Việt. Nếu không phát âm chuẩn, học viên không thể nghe đúng".

Vậy làm sao có thể chinh phục được những kỳ thi chứng chỉ Anh ngữ quốc tế với ngưỡng điểm mong muốn?

Xác định mục tiêu và lên kế hoạch học tập hợp lý

Học tốt tiếng Anh nói chung và luyện thi nói riêng không phải chuyện ngày một ngày hai, mà là cả một quá trình dài, đòi hỏi khả năng lập kế hoạch và sự bản lĩnh, kiên trì để hoàn thành kế hoạch đó.

Thực tế cho thấy, những người thành công với IELTS thường có mục tiêu xác định. Nguyễn Thị Hoài Thương (8.0 điểm IELTS) – sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM chia sẻ bí quyết đạt điểm cao "Trước khi bắt đầu lên "kế hoạch IELTS", bạn cần hiểu rõ về kỳ thi này. Nhờ đó, bạn sẽ biết cách khoanh vùng kiến thức và có phương pháp học tập hiệu quả, giúp đạt được mục tiêu điểm số, phát huy kỹ năng Anh ngữ và tư duy nhanh".

Để chinh phục kỳ thi IELTS/SAT/TOEFL, bạn cần một kế hoạch học tập phù hợp và môi trường tốt

Để chinh phục kỳ thi IELTS/SAT/TOEFL, bạn cần một kế hoạch học tập phù hợp và môi trường tốt.

Tìm một trung tâm Anh ngữ phù hợp

Ngạn ngữ Anh có câu: "From say to do, it is very far" (Từ nói đến làm là một hành trình rất xa). Dù đã "xây" một kế hoạch hoàn chỉnh, nhưng hành trình chinh phục IELTS mà Hoài Thương trải qua cũng khá gian nan. "Ban đầu, mình đã dành hơn cả 6 tháng để tự ôn luyện nhưng chỉ đạt được 5.0. Lúc đó, mình thật sự thấy khủng hoảng vì mình cần ít nhất là 6.5. Rồi mình quyết định thay đổi chiến thuật bằng cách học luyện thi tại trung tâm Anh ngữ. Sau 3,5 tháng học tại VUS, mình nhận ra rằng, số điểm mà chúng ta mong đợi nên là kết quả từ nỗ lực bản thân dưới sự hướng dẫn của một người thầy tốt. Vì bạn không thể tự sửa lỗi cho mình tốt như một người có chuyên môn và giỏi hơn bạn. Nếu đó là người bản ngữ thì càng tuyệt. Việc bạn được hướng dẫn một cách cụ thể các kỹ năng và thủ thuật làm bài cũng rất quan trọng".

Là đơn vị đầu tiên đưa các chứng chỉ Anh ngữ quốc tế vào Việt Nam, VUS hiện giảng dạy các chương trình học và luyện thi IELTS, TOEFL iBT, SAT với đội ngũ giáo viên ưu tú giàu kinh nghiệm. Khi theo học chương trình Anh ngữ học thuật tại VUS, bên cạnh việc rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng tích hợp như tư duy, phán đoán, phân tích…, học viên còn được phát triển sự tự tin, sáng tạo. Bạn Vũ Tiến Luyện (114/120 TOEFL iBT) chia sẻ: "Mình nghĩ, ngôn ngữ là cái có thể thấm dần vào mình nếu có môi trường tốt. Và môi trường học tập tại VUS đã làm được điều đó".

Ngoài ra, VUS còn có chương trình Superior được thiết kế đặc biệt với chương trình Anh ngữ Giao tiếp Quốc tế Cấp tốc (SEIC) giúp học viên giao tiếp và đạt chứng chỉ quốc tế trong thời gian ngắn hay chương trình Du học giúp học viên làm quen các văn bản nói và viết ở cấp độ cao, với độ dài và độ khó tương đương với văn bản học thuật thực tế.

Ngoài Nguyễn Thị Hoài Thương, Vũ Tiến Luyện, còn có rất nhiều học viên khác của VUS đạt được số điểm xuất sắc trong các kì thi quốc tế như Nguyễn Thị Thương Huyền, Phạm Ngọc Minh Khánh; Bùi Trúc Nguyên (IELTS 8.0); Nguyễn Hàng Phương Dung 114/120; Trần Anh Khoa: 111/120; Lê Minh Hồng Đức, Bùi Nguyễn Khánh Vy 110/120, Nguyễn Minh Triết, Hồ Ngọc Thanh Phương 109/120, Đàm Huy Phát 108/120, Trần Mẫn Nghi 107/120 (TOEFL iBT)…

Khi có mục tiêu xác định, kế hoạch học tập phù hợp cùng với môi trường học tập tốt với những người thầy giỏi, bạn sẽ tìm được "chìa khóa vàng" chinh phục kỳ thi IELTS/SAT/TOEFL.

 

Chương trình luyện thi SAT/ TOEFL iBT/ IELTS tại VUS:

- Được xây dựng với sự cố vấn thiết kế và hỗ trợ chuyên môn bởi đối tác chiến lược của VUS là CUNY – The City University of New York – ĐH công lập lớn thứ 3 Hoa Kỳ.

- Đội ngũ giáo viên luyện thi giàu kinh nghiệm, được tập huấn thường xuyên.

- Tập trung phát triển chuyên sâu các chiến thuật làm bài thi và 4 kỹ năng Nghe- Nói- Đọc- Viết và toán học (đối với kỳ thi SAT) trong khuôn khổ bài thi, nhiều bài thi mẫu cập nhật giúp học viên tự tin trước kỳ thi chính thức.

 

Xem thêm :hoa kỳ, tp.hcm, kế hoạch, Môi trường, học viên, new york, kỹ năng, thời gian, chương trình, trung tâm,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thí điểm cộng nhận danh hiệu kỹ sư thực hành | Giáo dục

Posted: 09 Jan 2015 02:43 AM PST

Theo đó, đồng ý chủ trương cho phép Trường CĐ nghề Lilama 2 tổ chức đào tạo thí điểm trình độ cao đẳng theo chương trình đào tạo căn cứ theo tiêu chuẩn Level 6 (665) khung 8 bậc của Unesco – Isced 2001.

Việc cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Đồng thời, giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ GD&ĐT hướng dẫn, quản lý việc đào tạo thí điểm nêu trên.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Một học sinh lớp 6 tử vong bất thường – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 09 Jan 2015 01:44 AM PST

Theo lời kể của gia đình em H thì khoảng 5h chiều ngày 6/1 nhận được điện thoại của nhà trường báo em H. bị xỉu ở trường. Sau đó, trường thông báo đã đưa em H. qua trung tâm y tế gần đó để cấp cứu. Khi ba mẹ H đến nơi thấy bác sĩ đang nhồi tim cho em, lúc đó huyết áp và mạch của em H không đập. Lập tức H. được chuyển đến bệnh viện Tân Phú cấp cứu nhưng bác sĩ thông báo em H. đã tử vong.

Cũng theo lời gia đình của H., các bạn trong lớp của H. kể lại rằng chiều 6/1 trong tiết học môn Công nghệ của cô V. dạy, H. nói chuyện với một bạn khác nên bị cô bắt lên bảng và kêu em trả bài nhưng em H. không thuộc. Sau đó cô V. bắt em H. nằm úp lên bàn dùng thước kẻ đánh vào mông. Dù các bạn trong lớp nói là H. bị bệnh nhưng cô V. vẫn đánh. Lúc đó thấy H. khó thở, mặt trợn lên và đi tiểu cả ra quần nên cô V. kêu một học sinh khác lên đỡ H. xuống. Nhưng vì không đủ sức nên các em làm cho em H. té xuống đất và trầy mũi, miệng. Sau đó, cô V. mới chạy đi kêu người đưa H. đi cấp cứu.

Gia đình em H. cũng cho biết, từ nhỏ em H. đã có chứng bệnh động kinh và điều trị đến nay. Mấy tháng nay H. không phát bệnh nữa. Vì thể trạng không khỏe nên thân hình em H. nhỏ hơn các bạn khác vì vậy gia đình thường nói với bạn bè trong lớp đừng bắt nạt em.

Đại diện bệnh viện Tân Phú cho biết sau khi vụ việc xảy ra, em H. được đưa đến Trung tâm y tế dự phòng quận cấp cứu. Nhân viên tại đây tiến hành sơ cứu cho H. đồng thời có nhờ sự hỗ trợ chuyên môn của các bác sĩ từ bệnh viện Tân Phú. Sau đó, gia đình có nguyện vọng muốn chuyển H. đến bệnh viện 115 nhưng H. đã tử vong. Theo bác sĩ Hưng, các bác sĩ cho biết H. đã tử vong trước khi nhập viện cấp cứu.

Người nhà của H. cho biết sau khi đưa H. về, phía phòng Giáo dục quận Tân Phú và ban giám hiệu Trường THCS Phan Bội Châu cũng như bạn bè đã đến viếng em H. và chia buồn cùng gia đình. Ngoài ra, người nhà của cô cũng thay mặt cô đến viếng. Tuy nhiên khi liên lạc với Trường THCS Phan Bội Châu để tìm hiểu vụ việc thì phía bảo vệ từ chối cho vào và báo ban giám hiệu trường không có ở trường.

Hà Minh

 

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments