Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


TPHCM kiểm tra trường có yếu tố nước ngoài – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 07 Jan 2015 07:06 AM PST

Ngoài ra, việc kiểm tra này cũng
là cơ sở để Sở GD – ĐT TPHCM thực hiện việc công khai thông tin về các trường có
yếu tố nước ngoài; kiểm tra công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho học sinh và
giáo viên tại trường.

Hoạt động kiểm tra kéo dài hai
tháng (từ 26/1 đến 27/3/2015) về các nội dung như hồ sơ; điều kiện, chính sách,
chế độ cho người lao động; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, an toàn chữa
cháy; chương trình giảng dạy, bằng cấp; thực hiện công khai trong các cơ sở
giáo dục này…

12 trường nằm trong danh sách kiểm
tra gồm: THPT Quốc Tế Mỹ, THCS-THPT Quốc tế Anh Việt, quốc tế Úc, Quốc tế TPHCM,
Song ngữ quốc tế Horizon, quốc tế Nam Sài Gòn, THCS-THPT Đinh Thiện Lý, quốc tế
Khai Sáng, quốc tế Canada, THCS-THPT quốc tế APU, Tiểu học-THCS-THPT quốc tế
Saigon Pearl, quốc tế Singapore.

Hoài Nam



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sẽ kiểm tra 12 trường có yếu tố nước ngoài

Posted: 07 Jan 2015 06:47 AM PST

- Từ 26/1 đến hết tháng 3/2015, Sở GD-ĐT TP.HCM thực hiện kiểm tra 12 trường có yếu tố nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn thành phố.

Các trường bị kiểm tra bao gồm THPT Quốc Tế Mỹ, THCS-THPT Quốc tế Anh Việt, quốc tế Úc, Quốc tế TP.HCM, Song ngữ quốc tế Horizon, quốc tế Nam Sài Gòn, THCS-THPT Đinh Thiện Lý, quốc tế Khai Sáng, quốc tế Canada, THCS-THPT quốc tế APU, Tiểu học-THCS-THPT quốc tế Saigon Pearl, quốc tế Singapore.

trường học, nước ngoài, kiểm tra, Sở GDĐT, TPHCM
12 trường có yếu tố nước ngoài sẽ bị kiểm tra về chương trình giảng dạy, bằng cấp…
Những trường này sẽ được Sở kiểm tra các loại hồ sơ lưu trữ tại đơn vị; Điều kiện, chế độ, chính sách cho người lao động; Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; An toàn phòng cháy chữa cháy; An ninh; Chương trình giảng dạy, bằng cấp; Thực hiện công khai trong các cơ sở giáo dục..

Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, việc kiểm tra này nhằm chấn chỉnh hoạt động của các trường theo các quy định; Nắm bắt tình hình hoạt động toàn diện của các trường có yếu tố nước ngoài, thực hiện công khai thông tin về các trường có yếu tố nước ngoài…

Lê Huyền



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vĩnh Phúc: Công bố phát hiện dấu hiệu tiêu cực ở kỳ thi viên chức giáo dục – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 07 Jan 2015 06:05 AM PST

Trên cổng thông tin – giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc
đưa tin cuộc họp này giải thích khá chi tiết việc UBND tỉnh quyết định tổ chức thi tập trung
ở cấp tỉnh. Theo đó, ngày 18/6/2014, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 3276 về
việc tuyển dụng giáo viên năm 2014. Ngày 19/6/2014, Sở Giáo dục- Đào tạo và Sở
Nội vụ ra văn bản số 836 hướng dẫn tuyển dụng giáo viên tiểu học và hợp đồng
giáo viên mầm non năm 2014 thông qua thi tuyển, UBND các huyện cũng đã có kế hoạch
tuyển dụng giáo viên năm 2014.

Tuy nhiên, trước kỳ thi
2 ngày, do có nhiều đơn thư khiếu nại và nhận thấy có dấu hiệu tiêu cực, UBND tỉnh
quyết định tổ chức thi tập trung ở cấp tỉnh, đồng thời, ban hành Quyết định số
2319 ngày 26/8/2014 về việc thành lập Hội đồng thi tuyển viên chức ngành GD-ĐT năm 2014 của tỉnh.

Thi
tại tỉnh vẫn phát hiện dấu hiệu tiêu cực

Cổng thông tin – giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc
cũng cho biết, kết thúc kỳ thi, các bài thi được niêm phong, giao Sở Nội vụ
thuê một trường đại học chấm bài, sau khi có kết quả, Hội đồng chấm thi đã mời
các ngành liên quan đến cùng mở kết quả. Tuy nhiên, đã phát hiện dấu hiện tiêu
cực như: Không chấm độc lập 2 vòng thi; điểm thành phần bài thi khác so với tổng
điểm bài thi… nên các thành viên Hội đồng thi biểu quyết không sử dụng kết quả
chấm thi này mà thành lập một Hội đồng chấm thi mới, mời các nhà khoa học có uy
tín, kinh nghiệm về chấm lại.

Việc chấm thi lần 2 được
thực hiện rất khách quan, nghiêm túc, trách nhiệm và đúng với quy định của Bộ
GD-ĐT. Tổng hợp kết quả chấm thi cho thấy, trong số hơn 3000 bài thi có 136 bài
thi đã bị trừ điểm do vi phạm quy chế bị lập biên bản. Với những bài thi có dấu
hiệu không bình thường đều được đưa ra chấm tập thể để đảm bảo tính công khai,
minh bạch. Riêng với những bài thi giống với đáp án, không thể vì lý do này mà
đánh giá có chuyện lộ đề vì trên thực tế ở những nội dung thi chung, nhiều thí
sinh đã thuộc đến từng dấu chấm, dấu phẩy của bài.

Ngày 21/10/2014, Chủ tịch
UBND tỉnh đã nghe Hội đồng báo cáo về các nội dung liên quan đến việc tổ chức
tuyển dụng và thống nhất cách xác định người trúng tuyển nêu tại văn bản số
6376 là: "Lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu tuyển dụng chung
của tỉnh, theo từng ngành tuyển dụng và yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị hủy
bỏ các văn bản liên quan đến tuyển dụng giáo viên năm 2014 đã ban hành" theo
đúng quy định của Nghị định 29 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
viên chức

Khẩn
trương có văn bản báo cáo Bộ Nội vụ

Thông tin trên Báo Vĩnh
Phúc trích lời Phó Chủ tịch Dương Thị Tuyến cho biết, đối với một số đơn thư khiếu nại của các thí
sinh, Hội đồng thi tuyển của tỉnh sẽ sớm xem xét, giải quyết thỏa đáng. Văn
phòng UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ và Sở GD-ĐT để giải thích, làm
rõ những thắc mắc xung quanh việc thi tuyển viên chức ngành giáo dục năm 2014 bằng
văn bản, sớm gửi cho các cơ quan chức năng.

Trước đó, Bộ Nội vụ đã
có công văn hỏa tốc đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc khẩn trương báo cáo cụ thể quá
trình tổ chức tuyển dụng viên chức ngành giáo dục và đào tạo năm 2014.

Nội dung báo cáo gồm:
phân cấp thẩm quyền, kế hoạch tuyển dụng, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh,
các hướng dẫn của Hội đồng tuyển dụng, tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển, nguyên tắc
xét điểm trúng tuyển, số lượng người đăng ký dự thi và chỉ tiêu tuyển dụng
(theo từng huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh,…), nội dung và hình thức thi,…

Đồng thời, Bộ Nội vụ
cũng yêu cầu UBND tỉnh Vĩnh Phúc giải trình rõ những vấn đề mà dư luận báo chí
đã nêu. Báo cáo cũng cần nêu rõ những kết quả, những sai phạm khi tiến hành tổ
chức kỳ thi và hướng xử lí (nếu có).

S.H
(tổng hợp)



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thanh Hóa: Gặp mặt học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia | Giáo dục

Posted: 07 Jan 2015 06:01 AM PST

Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền tặng quà cho các HS tham gia kỳ thi chọn HS giỏi Quốc gia năm học 2014-2015. Ảnh: Nguyễn QuỳnhPhó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền tặng quà cho các HS tham gia kỳ thi chọn HS giỏi Quốc gia năm học 2014-2015. Ảnh: Nguyễn Quỳnh

Tới dự buổi gặp mặt có ông Phạm Đăng Quyền – phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, NGƯT Phạm Thị Hằng – Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cùng đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Bình Định, Sở GD&ĐT Quảng Trị, các cán bộ coi thi trong Hội đồng thi và các thầy cô, HS các trường có HS tham dự kỳ thi HS giỏi Quốc gia năm 2015.

Kỳ thi chọn HS giỏi quốc gia năm 2015 được tổ chức trong 3 ngày là ngày 8, 9 và 10/1. Chủ tịch Hội đồng coi thi là ông Đào Đức Tuấn, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Bình Định. Phó chủ tịch Hội đồng coi thi là NGƯT Lê Văn Hoa, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa và ông Trần Quốc Tuấn, Trưởng phòng khảo thí Sở GD&ĐT Quảng Trị cùng các cán bộ coi thi là cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT các tỉnh Bình Định, Quảng Trị, TP Hà Nội và Thanh Hóa.

Kỳ thi chọn HS giỏi quốc gia THPT năm học 2014-2015, Thanh Hóa tham gia thi ở 11 môn thi (gồm các môn Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh học, Tin học, Sử, Địa, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp) với 78 thí sinh dự thi được chọn lựa qua các kỳ thi HS giỏi cấp trường, cấp tỉnh.

Tính đến nay, Thanh Hóa đã có hàng nghìn giải Quốc gia các môn văn hóa. Trung bình hàng năm có hơn 75% số HS dự thi đạt giải trong kỳ thi chọn HS giỏi Quốc gia. Năm học 2013-2014, Thanh Hóa có 81 em dự thi, có 67 em đạt giải (1 giải nhất, 2 giải nhì, 31 giải ba, 15 giải khuyến khích). 

Về kỳ thi HS giỏi Quốc tế, Thanh Hóa có 32 lượt HS đạt giải OLYMPIC Quốc tế. Trong đó có 3 huy chương vàng, 12 huy chương bạc, 14 huy chương đồng và 3 giải khuyến khích; 7 giải OLYMPIC khu vực Châu Á – Thái Bình Dương các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh học. Trong đó có 1 huy chương vàng , 2 huy chương bạc, 3 huy chương đồng và 1 giải khuyến khích.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền khẳng định: "Thanh Hóa là tỉnh có truyền thống hiếu học được vun đúc qua bề dày lịch sử và đã được khẳng định, ghi nhận qua thời gian. 

Tôi mong rằng các HS trong những ngày này hãy vững niềm tin, giữ gìn sức khỏe để vững vàng, tự tin bước vào kỳ thi đạt kết quả cao nhất". 

Đồng thời, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đề nghị Ban tổ chức kỳ thi tổ chức kỳ thi tốt nhất với tinh thần nghiêm túc, khách quan, trung thực; Đề nghị các ngành chức năng của tỉnh đặc biệt là ngành giáo dục, địa phương nơi diễn ra kỳ thi phối hợp để kỳ thi đạt kết quả tốt nhất.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Lộ đề thi, nghi vấn in sao từ di động

Posted: 07 Jan 2015 05:45 AM PST

- "Có thể trong quá trình in sao, một giáo viên nào đó vì tình cảm đã dùng điện thoại chụp hình rồi gửi qua tin nhắn khiến đáp án đề kiểm tra môn Tiếng Anh bị lộ, lan truyền trên mạng".

Ông Trương Thức – Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Đắk Lắk cho biết như vậy vào cuối chiều nay (7/1).

Ông Trương Thức xác nhận lại, tổng số học sinh khối 12 phải thi lại là khoảng 20 nghìn em, thuộc 53 trường THPT trên toàn tỉnh. 

lộ đề thi, môn Tiếng Anh, mạng xã hội, Sở GDĐT, Đắk Lắk
Đáp án đề thi bị lộ lan truyền trên mạng xã hội facebook

Việc thi lại nguyên nhân là do lộ đáp án đề kiểm tra môn Tiếng Anh. 

Về quy trình ra đề và đáp án các môn thi năm nay do Hội đồng của Sở GDĐT ra. Đề, đáp án sau đó được chuyển cho hội đồng thi các trường. Tại các hội đồng thi sẽ lập một tổ in sao đề và đáp án, trong đó lãnh đạo trường là người phụ trách cao nhất. 

Ông Thức khẳng định, sẽ không có chuyện lộ đề từ hội đồng ra đề của Sở, bởi hội đồng này được giám sát rất chặt chẽ.

"Trong quá trình in sao đề, đáp án, có thể một giáo viên phụ trách in sao của một hội đồng thi nào đó vì tình cảm đã dùng điện thoại chụp hình đáp án rồi gửi qua tin nhắn, từ đây đáp án được lan truyền qua mạng xã hội dẫn đến bị lộ" – ông Thức nhận định.

Trước đó, như VietNamNet đã phản ánh, vào sáng ngày 19/12, sau khi kết thúc 2 môn thi là Lịch Sử và Tiếng Anh, Sở GDĐT nhận được phản ánh của học sinh gửi vào địa chỉ email rằng đáp án môn Tiếng Anh bị lộ. Sở đã chủ động kiểm tra, xác minh thông tin và nhận thấy kết quả thi của nhiều trường cao bất thường. 

lộ đề thi, môn Tiếng Anh, mạng xã hội, Sở GDĐT, Đắk Lắk
Một trường THPT phải tổ chức thi lại môn Tiếng Anh vì lộ đáp án

Cụ thể, điểm trung bình trở lên và số lượng điểm giỏi từ 8 – 10 điểm chiếm tỷ lệ quá cao tại một số trường như THPT Phan Đình Phùng (huyện Krông Pắk) có 262/385 học sinh (chiếm 86,57%); Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (huyện Krông Pắk) có 42,6%; Trường THPT Buôn Ma Thuột (TP. Buôn Ma Thuột) có 392/554 học sinh đạt điểm giỏi từ 8 – 10 điểm.

Sở GDĐT nhận định đáp án môn Tiếng Anh bị lộ nên quyết định hủy kết quả, tiến hành cho gần 20 nghìn học sinh khối 12 kiểm tra lại bằng đề dự bị vào ngày 31/12. Phương án này được học sinh, phụ huynh và giáo viên đồng tình ủng hộ. Sau khi thực hiện việc kiểm tra lại, Sở đã chủ động phối hợp với Công an tỉnh Đắk Lắk vào cuộc điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân dẫn đến lộ đề để xử lý các cá nhân vi phạm nếu có.

Trả lời câu hỏi của PV Báo VietNamNet, việc tổ chức thi lại gây tốn kém tài chính cho ngành giáo dục, học sinh và gia đình học sinh như thế nào? Ông Trương thức cho biết, việc tổ chức thi lại không tốn kém về tiền bạc, bởi đề thi lại là đề dự phòng, không phải thành lập hội đồng ra đề thi, thí sinh cũng như gia đình không phải đóng bất cứ khoản lệ phí nào. Việc in sao đề đều do các trường tự đảm trách nên khoản tốn kém về văn phòng phẩm là không đáng kể.

Ông Thức cũng thẳng thắn, khi có kết quả điều tra bên công an, Sở sẽ chủ động thông tin đến báo chí. Nếu phát hiện cá nhân sai phạm trong ngành giáo dục sẽ xử lý nghiêm theo quy chế.

Chiều cùng ngày, trao đổi qua điện thoại với một lãnh đạo Phòng PA 83 (Công an tỉnh Đắk Lắk), vị này cho biết đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến lộ đề môn Tiếng Anh. 

Tuy nhiên, việc điều tra sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bởi việc lan truyền đáp án xảy ra trên mạng xã hội. Hiện các địa chỉ Facebook đã xóa bỏ bài viết, ảnh đã đăng nên việc tìm kiếm người phát tán sẽ gặp khó khăn và tốn nhiều thời gian.

Trùng Dương



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tỉnh Vĩnh Phúc phải báo cáo tuyển dụng viên chức ngành giáo dục trước ngày 9/1 – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 07 Jan 2015 04:57 AM PST

Công văn hỏa tốc Bộ Nội vụ gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
Công văn hỏa tốc Bộ Nội vụ gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc

Theo nội dung công văn, ngày 6/1/2015 một số phương tiện thông tin truyền thông đã phản ánh việc tuyển dụng viên chức ngành giáo dục – đào tạo năm 2014 của tỉnh Vĩnh Phúc không đúng với các quy định của pháp luật hiện hành.

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khẩn trương báo cáo cụ thể quá trình tổ chức tuyển dụng viên chức ngành giáo dục đào tạo năm 2014.

Nội dung báo cáo gồm: phân cấp thẩm quyền tuyển dụng, kế hoạch tuyển dụng, các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, các hướng dẫn của Hội đồng tuyển dụng, tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển, nguyên tắc xét điểm trúng tuyển, số lượng người đăng ký dự thi và chỉ tiêu tuyển dụng (theo từng huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh…), nội dung và hình thức thi… đồng thời giải trình rõ những vấn đề mà dư luận báo chí đã nêu.

Công văn yêu cầu trong Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cần nêu rõ những kết quả, những sai phạm khi tiến hành tổ chức kỳ thi và hướng xử lý (nếu có).

Đồng thời, Bộ Nội vụ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc gửi Báo cáo công tác tuyển dụng viên chức ngành giáo dục năm 2014 về Bộ Nội vụ trước ngày 9/1/2015.

Như Dân trí đã đưa tin, ngày 19/6/2014, Sở GD-ĐT và Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc ra văn bản số 836 hướng dẫn tuyển dụng giáo viên tiểu học và hợp đồng giáo viên mầm non năm 2014 thông qua thi tuyển. Sau đó, UBND các huyện đã có kế hoạch tuyển dụng giáo viên năm 2014.

Tuy nhiên vào phút chót, UBND tỉnh quyết định việc tổ chức thi viên chức ngành GD-ĐT năm 2014 tổ chức tập trung thi tập trung ở cấp tỉnh, đồng thời ban hành Quyết định số 2319 ngày 26/8/2014 về việc thành lập Hội đồng thi tuyển viên chức ngành GD-ĐT năm 2014 của tỉnh.

Sau khi tổ chức thi xong thì vào ngày 24/10/2014, UBND tỉnh Vĩnh Phúc lại tiếp tục ra văn bản 6376 để thay đổi "luật chơi" trong việc xác định người trúng tuyển.

Động thái bất ngờ này tiếp tục được mở rộng khi thay đổi các cách thức lấy thí sinh trúng tuyển. Việc làm của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã khiến nhiều thí sinh bức xúc bởi quyền lợi của họ bị ảnh hưởng khá nhiều.

Nguyễn Hùng



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thêm đại học được đào tạo Tiến sĩ

Posted: 07 Jan 2015 04:44 AM PST

- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội được đào tạo tiến sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí. Đây là trường ĐH đầu tiên thuộc Bộ Công thương được đào tạo tiến sĩ.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Sau quá trình kiểm tra, thẩm định khắt khe về cơ sở vật chất, thầy hướng dẫn Bộ GD-ĐT đã quyết định Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội có đủ điều kiện đào tạo tiến sĩ ngành  Kỹ thuật cơ khí.

ĐH Công nghiệp, đào tạo, tiến sĩ
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (trái) trao quyết định đào tạo tiến sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí cho Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội (Ảnh: VC).

Thứ trưởng Ga chia sẻ: "Các doanh nghiệp Nhật Bản, Đài Loan,…khi gặp Bộ GD-ĐT đều đánh giá cao chất lượng kỹ sư được đào tạo từ Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, không thua kém nước ngoài. Đây là sự tin tưởng, đánh giá tin cậy của xã hội với nhà trường".

Thứ trưởng tin tưởng đào tạo trình độ tiễn sĩ của trường sẽ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, bổ sung nhân sự ngành Kỹ thuật cơ khí cho các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước.

Nhận quyết định trên, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Trần Đức Quý khẳng định trường sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất cũng như mời các nhà khoa học hàng đầu từ các ĐH, các viện nghiên cứu trong nước về hướng dẫn cho các nghiên cứu sinh, tạo ra các đề tài khoa học có tính ứng dụng cao.

Ông Quý cũng cho biết mục tiêu phấn đấu của trường trong 1-2 năm tới mỗi năm mở một ngành thạc sĩ, một ngành tiến sĩ khối kỹ thuật và "đào tạo này cũng phải như đào tạo kỹ sư, ra trường phải được xã hội công nhận".



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Người thầy trẻ nhận bằng thạc sỹ ở Mỹ về truyền lửa cho người Jrai | Giáo dục

Posted: 07 Jan 2015 04:00 AM PST

Trong những ngày đầu năm mới 2015, chúng tôi có dịp ghé thăm anh Siu Hril người vừa nhận bằng thạc sĩ ở Trường Đại học Tổng hợp Hawaii (Mỹ). Với tấm bằng thạc sỹ trong tay, anh đã quay về nơi mình sinh ra, đem kiến thức đã được học truyền dạy cho người Jrai.

Người con ưu tú của núi rừng Tây Nguyên

Siu Hril cũng như nhiều bạn bè khác tại làng Brel, xã Ia Der, huyện Ia Grai (Gia Lai) từ nhỏ anh đã phải bươn chải kiếm sống. Cuộc sống khó khăn đã tạo cho anh thêm động lực học tập, với tâm niệm học để sau này sẽ về giúp đồng bào mình có cuộc sống đỡ vất vả hơn.

Ngay từ khi mới ngồi trên ghế nhà trường, Siu Hril đã ấp ủ những mong ước về truyện dạy cái chữ, tạo cái nghề cho các thành viên trong cộng đồng dân tộc Jrai.

Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Đà Lạt, Hril đã tích lũy cho mình được vốn tiếng Anh kha khá. Chỉ một thời gian sau, anh lại tiếp tục được nhận học bổng du học tại trường Trường Đại học Tổng hợp Hawaii, Mỹ. Hril trở thành một trong số ít người con của dân tộc Jrai nhận được học bổng tại một trường danh giá hàng đầu thế giới.

Sau khi hoàn thành xong chương trình cao học ở Mỹ, Hril nhận được nhiều lời mời làm việc trong và ngoài nước nhưng anh đều lắc đầu từ chối. Hril nói: "Tây Nguyên là nơi tôi sinh ra, nơi đó còn khó khăn lắm, nhất là người dân tộc Jrai. Tôi muốn về đó truyền cái chữ, cái nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Lớp học tiếng Anh do Siu Hril mở ngày càng đông các em đến học.

Nhận bằng thạc sỹ ở Mỹ về giữ lửa cho văn hóa của người Jrai

Nhiều kế hoạch đã được anh Hril lập ra. Ngay những ngày anh trở về lại Tây Nguyên, Hril mở ngay lớp học tiếng Anh cho con em là người dân tộc. Lớp thứ 2 anh mở là truyền dạy nghề dệt thổ cẩm của người Jrai.

Với hai lớp học đầu tiên này, anh muốn truyền dạy vốn ngoại ngữ cho các em người dân tộc Jrai, và muốn góp phần bảo tồn và lưu truyền nghề dệt truyền thống trước nguy cơ mai một.

Vạn sự khởi đầu nan, mới những ngày đầu anh gặp muôn vàn khó khăn như chỗ học, kinh phí, người dạy…. Tất cả đã dần dần được anh hóa giải bởi lòng nhiệt huyết với dân tộc mình.

Hiện lớp học tiếng Anh cho con em dân tộc Jrai được Hril dạy ngay trong nhà của anh. Lớp học nghề thổ cẩm anh mượn căn nhà sàn của bác anh để mở lớp. Kinh phí thì bước đầu cũng đã có tổ chức tài trợ cho lớp dạy nghề thổ cẩm.

Lớp học tiếng Anh hiện đã có gần 20 em theo học. Các em được dạy học miễn phí hoàn toàn. Lớp tiếng Anh chú trọng vào sự tự tin trong giao tiếp với người nước ngoài – điều mà các em người dân tộc Jrai còn thiếu. Ngoài được học ngoại ngữ, các em còn được anh Hril truyền dạy cho nhiều kiến thức về văn hóa của dân tộc mình.

Nói về lớp học thổ cẩm thì anh Hril cảm thấy mãn nguyện vì một nghề dệt của người Jrai đã bị mai một dần, giờ lại được nhiều chị em tìm đến học. Các nghệ nhân trong làng cũng nhiệt huyết truyền dạy nghề. Sản phẩm là những bộ đồ truyền thống dưới bàn tay khéo léo của các học viên lại được tái hiện lại giống như thời hoàng kim của nghề.

Sản phẩm của lớp học hiện được Hril quảng bá bằng nhiều kênh khác nhau để tiêu thụ. Trong đó anh nhờ bạn bè của mình ở nước ngoài đem đi chào hàng bên các nước bạn. Đây là một kênh tiêu thụ sản phẩm chính của lớp trong tương lai.

Nhờ bán được sản phẩm mà các học viên có thêm được thu nhập, cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn. Quan trọng nhất vẫn là bảo tồn được nghề truyền thống của ông cha để lại.

Cứ đều đặn ngoài việc đến lớp anh còn tham gia nhiều hoạt động bảo tồn, quảng bá những giá trị truyền thống của dân tộc trước nguy cơ mai một…

Lớp dệt thổ cẩm.

Nói về kế hoạch sắp tới, anh Hril chia sẻ: "Trong năm 2015, tôi và một số người bạn đang có nhiều dự định lắm, nhưng trước mắt chúng tôi sẽ mở lớp truyền dạy tạc tượng nhà mồ cho các học sinh. Tiếp đến chúng tôi cũng sẽ bắt tay vào làm cuốn từ điển tiếng Jrai – Việt – Anh để bảo tồn ngôn ngữ của người Jrai.

Theo Nguyễn Dũng



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đưa dân ca ví, giặm vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 07 Jan 2015 03:54 AM PST

Đưa dân ca ví, giặm vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc

Ngoài việc chăm lo đời sống đội ngũ nghệ nhân, UBND tỉnh Nghệ An đã đưa dân ca ví, giặm vào giảng dạy chính thức cho sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc.

Sau khi dân ca ví, giặm được được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại UBND tỉnh Nghệ An đã triển khai chương trình hành động về bảo tồn và phát huy giá trị loại hình này. UBND tỉnh Nghệ An cũng đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa phi vật thể dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh giai đoạn 2014 – 20120 nhằm mục đích quảng bá cho nhân dân và du khách trong nước, quốc tế hiểu những giá trị độc đáo và nhân văn sâu sắc của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của loại hình này trong cuộc sống đương đại, gắn với sự phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của tỉnh.

Ngoài việc tăng cường, quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các biện pháp tuyên truyền cổ động trực quan, UBND tỉnh Nghệ An đã cho xây dựng trang thông tin điện tử dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh liên kết với vệ tinh của Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể của Bộ VH-TT-DL. Hàng năm, tổ chức hoạt động về dân ca ví, giặm gắn với liên hoan Tiếng hát Làng Sen cấp huyện, tổ chức Liên hoan cấp tỉnh; 2 năm một lần tổ chức Liên hoan tiếng hát Làng Sen liên tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh.

Tiếp tục xây dựng và phát triển phong trào đưa dân ca vào trường học, biên soạn chương trình hát dân ca để đưa vào trường học; 5 năm 2 lần tổ chức Cuộc thi hát dân ca trong trường học. Đặc biệt, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Trường CĐ sư phạm Nghệ An đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh vào chương trình giảng dạy cho sinh viên nghành sư phạm âm nhạc. Song song với đó, tỉnh Nghệ An cũng đã có kế hoạch phát triển đội ngũ nghệ nhân, chăm lo đời sồng tinh thần, vật chất cho đội ngũ này.

Vào ngày 31/1/2015 tới đây UBND tỉnh Nghệ An sẽ long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Quảng trường Hồ Chí Minh. Hiện trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnhcó gần 100 Câu lạc bộ dân ca ví, giặm với hơn 800 nghệ nhân.

Hoàng Lam

Xem thêm :nhân văn, di sản, vật thể, dân ca, sinh viên, nghệ tĩnh, âm nhạc, giảng dạy, chương trình, liên hiệp quốc,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thí điểm đào tạo cấp bằng cao đẳng, công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành | Giáo dục

Posted: 07 Jan 2015 03:51 AM PST

Thủ tướng Chính phủ lưu ý việc cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, quản lý việc đào tạo thí điểm nêu trên.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments