Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Linh hoạt ghi giấy khen cho học trò tiểu học | Giáo dục

Posted: 06 Jan 2015 05:15 AM PST

TPO – Ngày 6/1, Bộ GD&ĐT có công văn gửi giám đốc các sở GD&ĐT chỉ đạo việc tổng hợp đánh giá và khen thưởng học sinh tiểu học theo Thông tư 30.

Tiếp theo công văn ngày 29/10 về việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học và công văn ngày 25/12 về việc chỉ đạo đánh giá định kì theo TT30, Bộ GD&ĐT tiếp tục có công văn gửi giám đốc các sở GD&ĐT chỉ đạo việc tổng hợp đánh giá và khen thưởng học sinh tiểu học theo thông tư này.

Theo đó, Bộ đề nghị các sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo thực hiện chỉ đạo các phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường tiểu học tổ chức tốt công tác tổng hợp đánh giá cuối học kì I và cuối năm học.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh về  thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt;

Ngoài ra, chỉ đạo các phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường tiểu học tổ chức tốt công tác khen thưởng học sinh cuối học kì I và cuối năm học: Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá; tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

Nội dung, số lượng học sinh được khen thưởng, tuyên dương do hiệu trưởng quyết định.

Ví dụ : Khen thưởng về các môn học: Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Khoa học và môn Âm nhạc; Có tiến bộ vượt bậc trong học tập môn Tiếng Việt; Có sáng tạo, say mê học tập môn Mỹ thuật;…; Khen thưởng về năng lực, phẩm chất : Có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp; Có thành tích nổi bật khi tham gia các hoạt động của lớp, trường; Có ý thức và trách nhiệm cao về tự phục vụ và tự quản; Luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập; …

Việc ghi vào Giấy khen (nếu có) về nội dung khen thưởng học sinh là hết sức linh hoạt do giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn.

Các sở, các trường cần tuyên truyền, giải thích để giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh hiểu và nhận thức đúng về việc khen thưởng theo Thông tư 30. Mục đích khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích khả năng của mỗi học sinh, giúp động viên các em phấn đấu vươn lên, mang lại niềm vui và hứng thú học tập, rèn luyện cho các em.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đưa bạn gái ngồi xe lăn đi khắp đất nước

Posted: 06 Jan 2015 03:42 AM PST

Khi mà chuyện đi lại dễ dàng hơn nhiều trong thời đại ngày nay, Ding Yizhou và bạn gái của mình vẫn phải vật lộn để làm cái điều mà nhiều người xem là quá đỗi bình thường ấy.

Bạn gái của Ding Yizhou, chàng thanh niên người Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc, mắc chứng bệnh thần kinh khiến cô không thể đi lại hay nuốt. Dù thiếu may mắn nhưng cô gái mang tên Lai Min ấy vẫn nuôi giấc mơ được chu du khắp đất nước.

Để hoàn thành ước nguyện của người thương, Ding bỏ ra 2 tháng tự lên lịch trình và nuôi 2 chú chó làm bạn đồng hành. Để thêm phần lãng mạn, Ding cùng bạn gái vẽ lên bản đồ lộ trình theo hình trái tim.

  chuyện tình, xe lăn, Ding Yizhou, Trung Quốc

Ding cùng chú chó kéo Lai Min đang ngồi trên xe lăn

 chuyện tình, xe lăn, Ding Yizhou, Trung Quốc
chuyện tình, xe lăn, Ding Yizhou, Trung Quốc

Tiền bạc eo hẹp nên Ding mua một chiếc xe đạp leo núi, đặt bạn gái ngồi lên xe lăn và định cùng các chú chó kéo đi. Tiếc là một chú chó bị bọn trộm chó đánh thuốc chết chỉ vài tuần trước khi khởi hành.

Cặp đôi dành thêm 2 ngày để luyện tập đi đứng và cắm trại trong thành phố của mình trước khi bắt đầu hành trình thú vị nhưng cũng đầy khó khăn hôm 3-1 vừa qua. Ding còn định cắt tóc dạo trên đường đi để kiếm thêm lộ phí.

Dự kiến hành trình có thể kéo dài đến 3 năm, Ding tâm sự: "Mẹ tôi rất lo lắng nhưng tôi mong mẹ có thể hiểu và chúc phúc cho tình yêu của chúng tôi". Còn Lai tỏ ra lạc quan: "Nếu bạn tin vào chuyện tốt đẹp thì chuyện tốt đẹp sẽ tới".

Biết rõ con đường sắp đi tuy lãng mạn nhưng không kém phần "điên rồ", hai người bạn trẻ nói có thể chuyến đi sẽ thất bại nhưng quan trọng là họ đã cùng nhau biến ước mơ thành hiện thực.

 chuyện tình, xe lăn, Ding Yizhou, Trung Quốc

Hàng chục ngàn cư dân mạng lên tiếng ngưỡng mộ tình yêu mà chàng trai dành cho bạn gái

chuyện tình, xe lăn, Ding Yizhou, Trung Quốc
 

Họ tập luyện cắm trại trong thành phố trước khi khởi hành

chuyện tình, xe lăn, Ding Yizhou, Trung Quốc
 

Đôi bạn trẻ nói chuyến đi thành công hay không không quan trọng bằng những trải nghiệm họ có được trên con đường thực hiện ước mơ.

chuyện tình, xe lăn, Ding Yizhou, Trung Quốc
 

Theo Người lao động



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường bắt ký giấy khất nợ: Hiệu trưởng bị chuyển công tác | Giáo dục

Posted: 06 Jan 2015 03:12 AM PST

TPO – Chiều 6/1/2015, ông Trương Anh, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Đắk Nông cho biết : Sở vừa quyết định điều chuyển công tác ông Lê Đức Ánh- hiệu trưởng trường THCS và THPT Lê Duẩn tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk G'long sang giữ chức phó hiệu trưởng Trung tâm Giáo dục Thường xuyên thị xã Gia Nghĩa.

Ông Lê Đức Ánh- người ngồi bên trái. Ông Lê Đức Ánh- người ngồi bên trái.

Theo đó, những ngày cuối năm 2014, Sở tiến hành làm công tác tổ chức tại trường THCS và THPT Lê Duẩn và đưa ra quyết định điều chuyển đối với ông Lê Đức Ánh vì sai phạm trong hoạt động quản lý và tình trạng lạm thu tại trường này gây bức xúc dư luận kéo dài , phát sinh nhiều đơn tố cáo. 

Hiện  trường THCS và THPT Lê Duẩn tạm thời chưa có hiệu trưởng. 

Sắp tới Sở GDĐT tỉnh Đắk Nông sẽ bổ nhiệm hiệu trưởng mới.

Video đang được xem nhiều



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ GD-ĐT hướng dẫn cách khen thưởng học sinh tiểu học – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 06 Jan 2015 03:04 AM PST

Trước đó, Bộ GD-ĐT đã có công văn số 6169/BGDĐT-GDTH ngày 29 tháng 10 năm 2014 về việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học và Công văn số 7475 /BGDĐT-GDTH ngày 25 tháng 12 năm 2014 về việc chỉ đạo đánh giá định kì theo Thông tư 30/2014/TT/BGDĐT. Để thực hiện tốt chủ trương của ngành, Bộ GD-ĐT yêu cầu các Sở GD-ĐT chỉ đạo các phòng GD-ĐT hướng dẫn các trường tiểu học tổ chức tốt công tác tổng hợp đánh giá cuối học kì I và cuối năm học: hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh về: Quá trình học tập từng môn học và tham gia các hoạt động giáo dục khác, những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục; xếp loại từng học sinh đối với từng môn học, từng hoạt động giáo dục thuộc một trong hai mức: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành. 

Mục đích 

Mục đích khen thưởng  ở bậc tiểu học nhằm động viên, khuyến khích khả năng của mỗi học sinh.

Mức độ hình thành và phát triển năng lực: những biểu hiện nổi bật về đặc điểm, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm năng lực của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt; Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: những biểu hiện nổi bật về đặc điểm sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm phẩm chất của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt.

Chỉ đạo các phòng GD-ĐT hướng dẫn các trường tiểu học tổ chức tốt công tác khen thưởng học sinh cuối học kì I và cuối năm học: giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá (theo Thông tư 30/2014/TT/BGDĐT) trở lên, đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác; tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng. Nội dung, số lượng học sinh được khen thưởng, tuyên dương do hiệu trưởng quyết định. Chẳng hạn như, khen thưởng về các môn học: Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Khoa học và môn Âm nhạc; Có tiến bộ vượt bậc trong học tập môn Tiếng Việt; Có sáng tạo, say mê học tập môn Mỹ thuật…; Khen thưởng về năng lực, phẩm chất : Có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp; Có thành tích nổi bật khi tham gia các hoạt động của lớp, trường; Có ý thức và trách nhiệm cao về tự phục vụ và tự quản; Luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập; …

Việc ghi vào Giấy khen (nếu có) về nội dung khen thưởng học sinh là hết sức linh hoạt do giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các Sở GD-ĐT tuyên truyền, giải thích để giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh hiểu và nhận thức đúng về việc khen thưởng theo Thông tư 30/2014/TT/BGDĐT. Mục đích khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích khả năng của mỗi học sinh, giúp động viên các em phấn đấu vươn lên, mang lại niềm vui và hứng thú học tập, rèn luyện cho các em.

Nguyễn Hùng


 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

Xem thêm :học sinh, giáo viên, hiệu trưởng, nội dung, năng lực, chỉ đạo, cha mẹ, tiểu học, giáo dục, thông tư,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ Giáo dục chỉ đạo linh hoạt ghi giấy khen trò tiểu học

Posted: 06 Jan 2015 02:41 AM PST

- Ngày 6/1, Bộ GD-ĐT có công văn gửi giám đốc các sở GD-ĐT chỉ đạo việc tổng hợp đánh giá và khen thưởng học sinh tiểu học theo Thông tư 30.

Tiếp theo công văn ngày 29/10 về việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học và công văn ngày 25/12 về việc chỉ đạo đánh giá định kì theo TT30, Bộ GD-ĐT tiếp tục có công văn gửi giám đốc các sở GD-ĐT chỉ đạo việc tổng hợp đánh giá và khen thưởng học sinh tiểu học theo thông tư này.

Bộ Giáo dục, chấm điểm, tiểu học, giấy khen, Thông tư 30
Ảnh minh họa. (Ảnh: Văn Chung)

Theo đó, Bộ đề nghị các sở GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo thực hiện chỉ đạo các phòng GD-ĐT hướng dẫn các trường tiểu học tổ chức tốt công tác tổng hợp đánh giá cuối học kì I và cuối năm học.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh ở các mức độ: Hoàn thành – Chưa hoàn thành, Đạt – Chưa đạt.

Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc; đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác; tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

Nội dung, số lượng học sinh được khen thưởng, tuyên dương do hiệu trưởng quyết định.

Ví dụ : Khen thưởng về các môn học: Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Khoa học và môn Âm nhạc; Có tiến bộ vượt bậc trong học tập môn Tiếng Việt; Có sáng tạo, say mê học tập môn Mỹ thuật;…; Khen thưởng về năng lực, phẩm chất : Có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp; Có thành tích nổi bật khi tham gia các hoạt động của lớp, trường; Có ý thức và trách nhiệm cao về tự phục vụ và tự quản; Luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập; …

Việc ghi vào Giấy khen (nếu có) về nội dung khen thưởng học sinh là hết sức linh hoạt do giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn.

Các sở, các trường cần tuyên truyền, giải thích để giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh hiểu và nhận thức đúng về việc khen thưởng theo Thông tư 30. Mục đích khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích khả năng của mỗi học sinh, giúp động viên các em phấn đấu vươn lên, mang lại niềm vui và hứng thú học tập, rèn luyện cho các em.



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Giấy khen của học sinh tiểu học sẽ không theo khuôn mẫu

Posted: 06 Jan 2015 02:39 AM PST

Sau công văn hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học và chỉ đạo đánh giá định kỳ, ngày 6/1, Bộ GD&ĐT tiếp tục gửi công văn cho giám đốc các Sở Giáo dục hướng dẫn tổng hợp đánh giá, khen thưởng học sinh tiểu học theo thông tư 30.

Theo đó, các Sở phải chỉ đạo phòng Giáo dục hướng dẫn trường tiểu học tổng hợp đánh giá cuối học kỳ I và cuối năm học. Giáo viên chủ nhiệm từng lớp sẽ họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập… để tổng hợp, đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh.

Các lĩnh vực đánh giá bao gồm quá trình học tập từng môn học và tham gia các hoạt động giáo dục khác. Đó là những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục… Xếp loại từng học sinh đối với từng môn học, từng hoạt động giáo dục sẽ thuộc một trong hai mức là “hoàn thành” hoặc “chưa hoàn thành”.

Về mức độ hình thành và phát triển năng lực, giáo viên đánh giá những biểu hiện nổi bật về đặc điểm, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm năng lực của học sinh; góp ý với các em và khuyến nghị với nhà trường, phụ huynh. Xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức “đạt” hoặc “chưa đạt”.

Về mức độ hình thành và phát triển phẩm chất, giáo viên đánh giá những biểu hiện nổi bật về đặc điểm và sự tiến bộ, góp ý với các em cũng như đưa ra khuyến nghị. Xếp loại từng học sinh cũng theo hai mức “đạt” hoặc “chưa đạt”.

Theo quy định của Bộ Giáo dục, giáo viên chủ nhiệm sẽ hướng dẫn học sinh bình bầu những bạn đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá trở lên, hoặc đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua, có thành tích đột xuất khác. Giáo viên cũng tham khảo thêm ý kiến cha mẹ học sinh, từ đó tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

Hiệu trưởng trường sẽ quyết định khen thưởng học sinh hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học (như nội dung học tập môn Toán; Khoa học và môn Âm nhạc; Có tiến bộ vượt bậc trong học tập môn Tiếng Việt; Có sáng tạo, say mê học tập môn Mỹ thuật…); hay khen thưởng về năng lực, phẩm chất (như có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp; Có thành tích nổi bật khi tham gia các hoạt động của lớp, trường; Có ý thức và trách nhiệm cao về tự phục vụ và tự quản; Luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập…).

Việc ghi vào giấy khen (nếu có) về nội dung khen thưởng học sinh là rất linh hoạt do giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn.

“Mục đích khen thưởng là động viên, khuyến khích khả năng của mỗi học sinh, giúp các em phấn đấu vươn lên, mang lại niềm vui và hứng thú học tập, rèn luyện. Các Sở phải tuyên truyền, giải thích để giáo viên, học sinh và phụ huynh nhận thức đúng”, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học Phạm Ngọc Định nhấn mạnh.

Trước đó Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 30 (có hiệu lực từ 15/10) quy định cách đánh giá thường xuyên với học sinh tiểu học. Theo văn bản này, thay vì dùng điểm số, giáo viên sẽ nhận xét định tính hoặc định lượng kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học. Trong đó, giáo viên dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Hoàng Thùy



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ba mức cơ bản đánh giá học trò tiểu học thay chấm điểm

Posted: 06 Jan 2015 02:16 AM PST

Theo đó, trong Công văn mới nhất gửi tới các Sở GD&ĐT trong cả nước, Bộ GD&ĐT đôn đốc các cơ sở giáo dục thực hiện cụ thể công việc đánh giá, xếp loại học sinh cấp tiểu học. 

Sẽ tập trung đánh giá, nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác của học sinh để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh trên ba nội dung cơ bản. 

Cụ thể, đánh giá học sinh trong quá trình học tập từng môn học và tham gia các hoạt động giáo dục khác, những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục; xếp loại từng học sinh đối với từng môn học, từng hoạt động giáo dục thuộc một trong hai mức: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành.

Ảnh minh họa. Internet

Với mức độ hình thành và phát triển năng lực: những biểu hiện nổi bật về đặc điểm, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm năng lực của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt.

Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: những biểu hiện nổi bật về đặc điểm và sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm phẩm chất của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt.

Ví dụ : Khen thưởng về các môn học: Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Khoa học và môn Âm nhạc; Có tiến bộ vượt bậc trong học tập môn Tiếng Việt; Có sáng tạo, say mê học tập môn Mỹ thuật;…; Khen thưởng về năng lực, phẩm chất : Có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp; Có thành tích nổi bật khi tham gia các hoạt động của lớp, trường; Có ý thức và trách nhiệm cao về tự phục vụ và tự quản; Luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập; … 

Việc ghi vào Giấy khen (nếu có) về nội dung khen thưởng học sinh là hết sức linh hoạt do giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn.  

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) Phạm Ngọc Định, mục đích khen thưởng là nhằm động viên, khuyến khích khả năng của mỗi học sinh, giúp động viên các em phấn đấu vươn lên, mang lại niềm vui và hứng thú học tập, rèn luyện cho các em. 



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chuyển công tác Hiệu trưởng bắt phụ huynh viết giấy khất nợ học phí – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 06 Jan 2015 02:03 AM PST

Ông Anh cho biết thêm, Sở GD-ĐT Đắk Nông đã tiến hành làm công tác tổ chức tại trường và quyết định điều chuyển công tác đối với ông Lê Đức Ánh được hơn 1 tuần nay vì những sai phạm trong hoạt động quản lý và để xảy ra tình trạng lạm thu tại trường trong thời gian qua.

 

"Hiện tại, Trường THCS và THPT Lê Duẩn vẫn chưa có hiệu trưởng mới, sắp tới Sở sẽ bổ nhiệm người mới thay vị trí còn trống này" – ông Anh cho hay.

 

Chuyển công tác Hiệu trưởng bắt phụ huynh viết giấy khất nợ học phí

Trường THCS và THPT Lê Duẩn (xã Quảng Sơn, huyện Đắk G'long, Đắk Nông) nơi xảy ra việc Hiệu trưởng bắt phụ huynh viết giấy khất nợ học phí.

 

Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, vụ việc gây xôn xao dư luận tại Trường THCS và THPT Lê Duẩn do ông Lê Đức Ánh làm Hiệu trưởng khi đã đề ra hàng chục khoản thu bất hợp lý và bắt phụ huynh đóng tiền học phí vào đầu năm học, nếu không đủ tiền đóng thì phải viết giấy khất nợ mới cho học sinh vào lớp (vụ việc xảy ra trong năm học 2013 – 2014). Đến năm học 2014 – 2015, nhà trường tiếp tục thông báo các khoản thu khi chưa thông qua họp bàn ý kiến phụ huynh học sinh gây phẫn nộ dư luận.

 

Sau khi nhận được đơn thư phản ánh của phụ huynh học sinh, trong năm học 2013 – 2014, Sở GD-ĐT Đắk Nông đã thành lập đoàn thanh tra và đã phê bình ông Lê Đức Ánh vì để xảy ra lạm thu tại trường; ông Ánh cũng bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng trước những vi phạm nêu trên.

 

Đến năm học 2014 – 2015, ông Ánh tiếp tục bị phụ huynh phản đối việc đề ra các khoản thu và gửi đơn khiếu nại lên các cấp; vào tháng 11/2014, Sở GD-ĐT Đắk Nông đã ra quyết định kỷ luật Cảnh cáo ông Lê Đức Ánh và cho biết, sau khi nhà trường hoàn thành việc tổ chức thi học kỳ 1 cho học sinh, Sở sẽ tiến hành công tác tổ chức tại trường.

 

Trương Nguyễn

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

Xem thêm :học sinh, phụ huynh, hiệu trưởng, năm học, đắk nông, học phí, trường thcs, THPT, lê duẩn, Trung tâm Giáo dục thường xuyên,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Tĩnh: Gặp mặt 76 học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm 2015 | Giáo dục

Posted: 06 Jan 2015 01:53 AM PST

Phát biểu tại lễ gặp mặt, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh – Nguyễn Thiện chúc mừng 76 gương mặt thông minh đã lọt vào 10 đội tuyển tham gia kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia THPT lần này, ghi nhận những nỗ lực của giáo viên trong công tác chăm lo phát hiện và bồi dưỡng các em học sinh giỏi.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh mong rằng, các em hãy giữ gìn sức khỏe, bình tĩnh, tự tin cố gắng thể hiện hết khả năng, kiến thức của mình, làm bài thật tốt để đạt được kết quả cao nhất.

Theo kế hoạch, kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia THPT năm 2015 sẽ diễn ra từ ngày 8/1-10/1 với 10 môn thi: Toán, Lý, Hóa học, Văn, Sử, Địa, Tin học, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Sinh học.

Tham dự kỳ thi, Hà Tĩnh có 76 học sinh thuộc 10 đội tuyển, trong đó có 71 em học sinh Trường THPT chuyên Hà Tĩnh, 5 em đến từ các trường THPT Cẩm Bình, THPT Lý Tự Trọng, THPT Hồng Lĩnh, THPT Nghèn, THPT Mai Thúc Loan. Trong 10 đội tuyển, có 36 học sinh lớp 11 và 40 học sinh lớp 12. Có 20 em đã từng đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia lần trước. Số học sinh nữ tham gia kỳ thi lần này chiếm 53,9%.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

TP HCM tăng cường ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau

Posted: 06 Jan 2015 01:38 AM PST

Sở yêu cầu các trường phải phối hợp với công an, chính quyền địa phương và gia đình học sinh nhằm ngăn chặn tình trạng các em đánh nhau ở trong và ngoài trường học, ký túc xá; đặc biệt là việc học sinh dùng hung khí đánh nhau, đánh nhau hội đồng, quay phim, đưa lên mạng Internet.

Ngành giáo dục thành phố cũng đề nghị các trường phải tăng cường công tác phối hợp quản lý, không để học sinh tham gia tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng. “Giờ cao điểm, giờ tan học cần phải có lực lượng bảo vệ chốt trực trước và xung quanh khu vực cổng trường”, văn bản của Sở Giáo dục nêu.

IMG-5470-JPG-4020-1420532409.jpg

Sở GD&ĐT yêu cầu các trường phải tăng cường đảm bảo an toàn cho học sinh trong  hoạt động ngoại khóa và tại trường học.

Sau nhiều vụ tai nạn xảy ra tại trường học, cũng đợt này, ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở Giáo dục – yêu cầu thủ trưởng các đơn vị rà soát toàn bộ cơ sở vật chất nhà trường, đảm bảo cho công tác xây dựng trường học. Trường cũng phải xây dựng phương án phòng chống tại nạn, thương tích và triển khai, tập huấn rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh.

Đối với các hoạt động ngoại khóa, Sở giao trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị làm trưởng ban tổ chức và phải chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động. Trước khi tổ chức phải lên kế hoạch, phương án đảm bảo an toàn cho học sinh trong mọi tình huống. Hoạt động ngoại khóa tổ chức theo hình thức tự nguyện, không ép buộc, trước khi tổ chức trường phải được sự đồng ý của phụ huynh.

Còn về hoạt động dạy bơi, thủ trưởng đơn vị là trưởng ban tổ chức, là người chịu trách nhiệm chính tất cả vấn đề. Phó trưởng ban tổ chức là tổ trưởng thể dục thể thao hoặc giáo viên phụ trách hoạt động của đơn vị có am hiểu về bộ môn bơi lội.

Nếu nhà trường không có hồ bơi và không đủ giáo viên thì phải ký hợp đồng với các đơn vị dạy bơi lội có tính pháp lý, có năng lực chuyên môn, uy tín, có trách nhiệm và có đầy đủ phương án theo dõi, hỗ trợ cũng như công tác cứu hộ cứu nạn. Đối với những học sinh mới học bơi lần đầu hoặc chưa biết bơi thuần thục khi tiếp nước phải được trang bị phao bơi; phải có giáo viên hướng dẫn trực tiếp, quan sát chặt chẽ.

Động thái này của Sở Giáo dục TP HCM đưa ra sau khi xảy ra một số tai nạn khiến học sinh thiệt mạng. Mới đây nhất, tối 4/1, hai học sinh của ngôi trường tại quận Phú Nhuận đã kéo băng nhóm giải quyết mâu thuẫn khiến một nạn nhân bị đâm chết.

Nguyễn Loan



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments