Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tuyển “chui” 17 lao động, Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm bị “tuýt còi” – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 04 Jan 2015 02:48 AM PST

Trường CĐ Sư phạm Nghệ An.

Trường CĐ Sư phạm Nghệ An.

UBND tỉnh Nghệ An vừa có Công văn số 9039/UBND-TH về việc chn chính công tác tuyển dụng hợp đồng lao động gửi Trường CĐ Sư phạm Nghệ An. Theo đó, qua kết quả kiểm tra công tác tuyển dụng, hợp đồng tại trường này, Sở Nội vụ Nghệ An phát hiện có 17 lao động được tuyển dụng, hợp đồng không đúng với quy trình, thủ tục hiện hành và chưa được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn.

Cụ thể, từ tháng 6 đến tháng 10/2014, Trường CĐ Sư phạm Nghệ An đã tuyển dụng 8 lao động vào công tác tại BQL ký túc xá, Phòng Tổ chức – Đối ngoại, Trung tâm Đào tạo – Bồi dưỡng (2 người), Phòng Hành chính quản trị, Trung tâm Thư viện – Thiết bị, Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học, Khoa tự nhiên.

Theo công văn của UBND tỉnh Nghệ An thì việc tuyển dụng, hợp đồng với 8 lao động này chưa được thực hiện đúng quy trình, thủ tục theo quy định tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP, Thông tư số 16/2012/TT-BNV cũng như Quyết định 56/2012/QĐ-UBND tỉnh Nghệ An và Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND tỉnh Nghệ An.

Ngoài việc yêu cầu ông Đặng Khắc Thắng – Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Nghệ An chấm dứt hợp đồng lao động đối với 8 lao động kể trên, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu Trường phối hợp với Sở Nội vụ rà soát lại số lượng biên chế, lập tờ trình đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh lại quỹ tiền lương theo quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Nghệ An cũng yêu cầu rà soát lại nhu cầu hợp đồng lao động để tiến hành việc ký kết hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định hiện hành (đối với 2 lao động phụ trách lái xe và công tác điện nước hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP).

Trường CĐ Sư phạm Nghệ An.

Công văn của UBND tỉnh Nghệ An về việc chấm dứt hợp đồng với các lao động được tuyển dụng không đúng quy định và chưa được UBND tỉnh phê duyệt tại Trường CĐ Sư phạm Nghệ An.

Ngày 28/10/2013, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Chỉ thị số 30/2013/CT-UBND tỉnh Nghệ An về việc tiếp tục chấn chỉnh tình trạng hợp đồng lao động trong các cơ quan đơn vị nhưng Trường CĐ Sư phạm Nghệ An vẫn ký kết hợp đồng đối với 7 trường hợp. Việc ký kết hợp đồng với 7 trường hợp làm việc tại Phòng Thanh tra giáo dục, Phòng Hành chính Quản trị, Trung tâm Thư viện thiết bị, BQL ký túc xá HS-SV (3 lao động) và Phòng Công tác HS-SV là sai quy định khi chưa có sự phê duyệt về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn của UBND tỉnh Nghệ An. UBND tỉnh Nghệ An cũng yêu cầu ông Đặng Khắc Thắng chấm dứt hợp đồng lao động đối với 7 trường hợp này.

Bên cạnh việc chấm dứt hợp đồng đối với 15 lao động và rà soát lại việc ký kết với 2 lao động khác, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu tổ chức kiểm điểm nghiêm tục đối với các tập thể và cá nhân có liên quan và khuyết điểm, sai phạm đã được kết luận và có hình thức kỷ luật tương ứng đối với nhiệm vụ được giao. Đồng thời phải thông báo rộng rãi việc chấn chính công tác tuyển dụng và hợp đồng lao động sai quy định.

Vĩnh Khang

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tin tưởng ở độ chuẩn mực của kỳ thi | Giáo dục

Posted: 04 Jan 2015 02:33 AM PST

Trước hết, đó là việc Bộ giao cho các trường đại học chủ trì các cụm thi, ngoài ý nghĩa tiết kiệm, còn tạo cơ hội cho thí sinh có nguyện vọng vào đại học, cao đẳng, vì đa phần, kể cả con em nông dân nghèo vẫn có tâm lý muốn được học lên đại học, cao đẳng.

 PGS.TS Nguyễn Thám 

Về đề thi, tôi rất yên tâm về kế hoạch cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ đã có sự chuẩn bị từ rất sớm, một số cán bộ của trường chúng tôi cũng đã được điều ra làm đề thi. 

Thời gian qua, việc đổi mới ra đề thi cũng như kiểm tra, đánh giá đã được kiểm chứng rõ rệt. 

Hướng ra đề của Bộ ở kỳ thi "hai trong một" này cũng sẽ hướng tới tính phân hóa rõ rệt và cũng quán triệt cho các trường đảm bảo sự nghiêm túc trong coi, chấm thi để đảm bảo tính nghiêm túc.

Về thang điểm 20 sẽ tạo điều kiện cho giáo viên chấm có thể chi tiết hóa để việc chấm đảm bảo độ chính xác hơn, cũng như người ta đưa ra tới thang điểm 100 để mà tuyển dụng giáo viên vậy. 

Các trường đại học, cao đẳng đều có thể căn cứ vào kết quả thi này để xét tuyển theo khối, thêm một số tổ hợp các môn thi, từ đó có cơ hội để xét được những học sinh có năng lực thật sự vào trường. Như Trường ĐHSP chúng tôi chỉ xét học sinh có hạnh kiểm từ loại khá trở lên và môn năng khiếu (Mầm non) thì tổ chức thi riêng.

Chỉ còn một vài ý kiến băn khoăn về việc một học sinh có thể đăng ký tới 16 nguyện vọng (mỗi phiếu có 4 nguyện vọng), vì ngay trong một trường, các em đã có thể ghi vào 2, 3 ngành khác nhau, dễ dẫn tới tỉ lệ ảo. Nhưng theo tôi được biết thì Bộ cũng đã có hướng dùng phần mềm để hạn chế thực trạng này.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐHQG Hà Nội đổi lịch tuyển sinh

Posted: 04 Jan 2015 02:23 AM PST

ĐHQG Hà Nội cho biết, do lịch thi quốc gia của Bộ GD-ĐT thay đổi từ tháng 6 sang tháng 7, nên lịch tuyển sinh của ĐHQG Hà Nội cũng thay đổi.

Cụ thể, trước đây trường dự kiến tổ chức hai đợt thi tuyển vào tháng 5 và tháng 7, nay điều chỉnh lại thành tháng 5 và tháng 8.

Theo lãnh đạo ĐHQG Hà Nội, ngoài điểm thi ở Hà Nội, trường dự kiến sẽ đặt một số điểm thi khác tại Thái Nguyên, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng… Chỉ 3 ngày sau khi thí sinh thi xong,  ĐHQG Hà Nội sẽ công bố điểm sau khi rà soát.

Kết quả thi của thí sinh có giá trị trong 2 năm, có nghĩa là, thí sinh thi năm nay vẫn có thể nhập học vào năm sau nếu đủ điểm trúng tuyển. Thậm chí kết quả thi năm nay không đỗ vào ngành đã đăng ký, nhưng với điểm số ấy có thể trúng tuyển các ngành học của năm sau, thí sinh vẫn được sử dụng kết quả để xét vào trường.

Bên cạnh đó, với các thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ các năm trước muốn xét tuyển vào ĐH QGHN chỉ cần đăng kí dự thi Bài thi tổng hợp đánh giá năng lực chung do Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN tổ chức vào một trong hai đợt là đầu tháng 5 hoặc tháng 8 năm 2015. Sau khi làm bài thi, các em sẽ nhận được giấy chứng nhận kết quả đánh giá và nộp kết quả này với bằng tốt nghiệp THPT (bản sao) đến các trường/khoa trong ĐHQGHN để được xét tuyển vào ngành học các em đăng ký. Việc xét tuyển vào các ngành học sẽ lấy từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của ngành.

Ngân Anh



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhiều trường còn “thiếu sót” trong quản lý tài chính, sử dụng lao động – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 04 Jan 2015 01:48 AM PST

Theo Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang, trong tháng 12/2014, Thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh đã tiến hành thanh tra trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất và phân công sử dụng lao động tại 4 đơn vị trường gồm: THPT Lương Tâm, THPT Tây Đô, THPT Lê Hồng Phong và Trường Dạy trẻ khuyết tật.

Qua kết quả thanh tra cho thấy, công tác quản lý tài chính hầu hết các đơn vị đều thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, vẫn còn có đơn vị trong công tác quản lý tài chính chưa chặt chẽ, chưa sâu sát, không thiết lập sổ sách ghi chép theo dõi các khoản thu, chi; chi vượt định mức hoạt động theo quy định. Chưa thực hiện các các khoản đóng góp và chưa nộp 40% học phí vào ngân sách nhà nước để cải cách tiền lương theo quy định. Chi cho công tác quản lý dạy thêm, học thêm vượt tỷ lệ, trong khi đó chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy không đủ tỷ lệ quy định trong kế hoạch dạy thêm học thêm của trường.

Phần lớn các trường được đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất nên cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp. Song, trong công tác quản lý tài sản, cơ sở vật chất còn đơn vị chưa lập sổ quản lý tài sản để theo dõi, cập nhật việc tăng, giảm tài sản theo quy định. Cán bộ thư viện chưa có kế hoạch cụ thể cho hoạt động thư viện. Trường chưa có phòng thiết bị, chưa sắp xếp, phân loại được thiết bị, chưa kiểm kê thiết bị. Việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên còn thấp, các thiết bị phục vụ cho bộ môn còn thiếu nhiều.

Trong công tác quản lý nhân sự, phân công sử dụng đội ngũ lao động thì hầu hết các trường đều thực hiện hợp lý, phân đúng môn, đúng trình độ, chuyên ngành đào tạo, giao việc rõ ràng, đúng vị trí, không có tình trạng quá thừa giờ hoặc quá thiếu giờ dạy.

Tuy nhiên, cũng còn đơn vị thực hiện chưa tốt việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp cũng như phân công giáo viên thiếu tiết chuẩn thực hiện công tác khác. Quản lý cán bộ, nhân viên chưa chặt chẽ để kế toán sai phạm dẫn đến kỷ luật buộc thôi việc và còn nợ tiền giáo viên. Công tác giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và quy trình xử lý kỷ luật viên chức không đúng quy định như đã kỷ luật 9 trường hợp nhưng không có quyết định thành lập hội đồng kỷ luật.

Trước những thiếu sót trên, Sở GD-ĐT tỉnh yêu cầu các trường học có kế hoạch rà soát những hạn chế để có biện pháp khắc phục trong công tác quản lý, chỉ đạo. Lãnh đạo Sở cũng đề nghị Thanh tra Sở tiếp tục theo dõi việc khắc phục của các trường.

G.H.Y

 

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

Xem thêm :tài chính, giáo viên, lê hồng phong, thiết bị, sở gd, Cơ sở, tây đô, sử dụng, THPT, tài sản,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hải Phòng “siết” hoạt động các cơ sở giáo dục không chính quy | Giáo dục

Posted: 04 Jan 2015 01:32 AM PST

Tuy nhiên việc quản lý nhà nước và thực hiện các quy định và tổ chức hoạt động còn nhiều bất cập; một số đơn vị chưa thực sự đầy đủ các điều kiện và chưa tuân theo các quy định hiện hành về tổ chức, hoạt động

Trước thực trạng này, Sở GD&ĐT đề nghị UBND các quận huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn, chỉ đạo phòng GD&ĐT và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức rà soát các cơ sở giáo dục không chính quy đóng trên địa bàn xã, phường, thị trấn, quận, huyện đến thời điểm 15/12/2014 và các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn đã và đang tổ chức liên kết với các cơ sở giáo dục không chính quy.

Sở yêu cầu Văn phòng, các Phòng Giáo dục mầm non, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Trung học của Sở và Phòng GD&ĐT các quận huyện tăng cường quản lý, kiểm tra các trường học có tổ chức giảng dạy của nước ngoài, của các cơ sở giáo dục không chính quy đang thực hiện tại các đơn vị trường học.

Với các đơn vị này, Sở cho biết, thực hiện giao quyền tự chủ cho nhà trường, Hiệu trưởng các nhà trường chịu trách nhiệm về hồ sơ, tiêu chuẩn, điều kiện của giáo viên, của chương trình, nội dung giảng dạy; khảo sát chất lượng của giáo viên, cán bộ; xếp thời khóa biểu; ký hợp đồng liên kết. 

Đồng thời, các cơ sở giáo dục này phải báo cáo về Sở GD&ĐT qua các phòng phụ trách cấp học, ngành học chương trình, nội dung giảng dạy, thời khóa biểu trước khi thực hiện.

Riêng với lao động người nước ngoài, phải được cấp giấy phép lao động theo quy định, đầy đủ hồ sơ cá nhân, có hợp đồng lao động, cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và ngành giáo dục và đào tạo; đảm bảo hồ sơ phải đúng với con người thực tế tại đơn vị; có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm khi giảng dạy ngoại ngữ theo cấp học.

Các giáo viên nước ngoài chỉ được dạy bổ trợ rèn kỹ năng nghe, nói để nâng cao khả năng giao tiếp và phù hợp với nội dung chương trình sách giáo khoa tiểu học, THCS, THPT hiện hành mà trường đó đang giảng dạy, không được dạy chương trình chính khóa và tham gia đánh giá, cho điểm, xếp loại học sinh.

Có hợp đồng liên kết cụ thể của trung tâm, đơn vị, tổ chức với các trường trên cơ sở đảm bảo chất lượng nội dung, chương trình, chất lượng đội ngũ giáo viên và có sự đồng thuận của học sinh, cha mẹ học sinh và phải được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực liên kết.

Sở này cho biết sẽ chủ trì phối hợp với các ban ngành chức năng của thành phố, UBND các quận, huyện tiến hành kiểm tra tất cả các cơ sở giáo dục không chính quy tại 14 quận, huyện trên địa bàn.

Nếu cơ sở, đơn vị nào không thực hiện đúng các quy định hiện hành, Sở sẽ thực hiện đình chỉ, rút giấy phép hoạt động đã được cấp và nếu chưa có giấy phép hoạt động sẽ kiến nghị các cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động theo quy định.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tốt nghiệp đại học nhờ cô gái làm nghề cắt tóc gội đầu

Posted: 04 Jan 2015 01:23 AM PST

Đó là sự thật và những gì sắp kể sau đây, tôi không biết nên vui, buồn, tự hào hay xấu hổ nữa. Nhưng tôi nói bằng tất cả sự quý trọng, ngưỡng mộ về lòng tốt của con người.


  cử nhân, đại học, cắt tóc, sinh viên, học sinh, giáo viên
  Ảnh minh họa

Cho đến giờ tôi vẫn chưa hết bàng hoàng về vị ân nhân không thể ngờ trong đời mình. Về người con gái vẫn luôn chỉ là "trò vui" trong mắt chúng tôi.

Lũ chúng tôi, sáu đứa sẽ chẳng có ngày hôm nay nếu không được cô gái làm nghề cắt tóc gội đầu cho "mượn công" hai tháng trời của cô để nộp học phí. Giờ nhắc lại, trong số chúng tôi cũng đã có những người thành danh không khỏi cúi mặt.

Ngày ấy, tôi là cán bộ lớp ở một trường đại học có tiếng kiêm nhóm trưởng của "phiến quân đệ nhất". Thời gian chúng tôi tụ tập, đàn đúm, rồng rắn nhau khắp hang cùng ngõ hẻm, khắp các tụ điểm ăn chơi nhiều hơn thời gian đến giảng đường. Tôi là đứa vào nghề sớm nhất, nên dù đi chơi tôi vẫn có sản phẩm để bào chữa cho sự hư hỏng và buông thả của mình.

Thành viên của nhóm tôi thì khỏi bàn. Toàn là các con giời, công tử, cậu ấm trong gia đình có điều kiện. Gia đình tôi cơ bản nhưng được cái mác học giỏi và tử tế nên nghiễm nhiên tôi là người đại diện cho danh dự và uy tín của nhóm.

Chính vì thế nên khi cả nhóm đứng trước bờ vực nhặt lá đá ống bơ, bị tống cổ khỏi trường học vì không nộp học phí thì tôi vinh dự được bầu "mặt dày" đi vay tiền. Khốn nạn là tiền học của tôi chúng cũng cho tan tành mây khói rồi.

Có lẽ, tôi sẽ chẳng bao giờ quỵ lụy ai hay ngửa tay xin xỏ, van nài nếu cả bọn không trong trường hợp sinh – tử và thảm hại như thế!

Người đầu tiên chúng cử tôi đi nhờ cậy là một thầy giáo ở khoa. Thầy là trợ giảng mới ra trường mà nghe đâu theo chúng tìm hiểu thì thầy đang yêu một nữ sinh trong lớp. Cho đến giờ tôi vẫn không hiểu ngày ấy chúng vin vào cớ gì khi nằng nặc ép tôi đi gặp thầy. Hay chúng nghĩ thầy yêu con gái trong lớp nên có nghĩa vụ phải xòe tiền ra để cứu chúng tôi. Hết sức ngớ ngẩn!

Rồi tôi chưa kịp nói hết câu, thầy đã xua tay chối từ. Tôi lầm lũi ra về trong cay đắng, tủi nhục.

Thông báo kết quả cho đồng bọn, đứa nào đứa nấy thở dài thườn thượt. Hết thượng sách chúng nghĩ đến hạ sách, mà khi ấy tôi nghĩ chúng đang "hết khôn dồn đến dại". Chúng xúi tôi ra đầu ngõ mượn tiền của cô bé làm nghề cắt tóc, gội đầu.

Quả thực chúng tôi cũng hay lui tới đó cắt tóc, trò chuyện tào lao, tán phét với cô bé. Tôi thường ít nói và trong những câu chuyện lao xao đó tôi chẳng bao giờ lên tiếng. Có lẽ vì thế nên chúng nghĩ cô bé quý mến, nể trọng tôi hơn cả.

Phải lấy hết can đảm tôi mới dám bước vào, mở lời nhờ vả. Tuy nhiên, không giống với những gì tôi nghĩ. Cô bé ấy chẳng ngại ngần trở vào nhà lấy hết số tiền mà cô có đem ra cho tôi.

Tôi trở về mà lòng nặng trĩu, nhưng biết ơn vô hạn. Ném số tiền lên bàn trong sự mong ngóng của nhóm bạn, tôi gằn giọng: "Tiền đó nhưng chúng mày nên nhớ hôm nay, cô bé cắt tóc gội đầu đã cứu đời chúng mày, cái người mà chúng mày vẫn hay giễu cợt ấy. Rồi cố gắng kiếm tiền trả lại người ta".

10 ngày sau chúng tôi gom đủ tiền trả lại cô. Và giờ cũng 10 năm tôi không gặp lại, cũng không có tin tức gì về cô nhưng nghĩ về thời sinh viên dữ dội là tôi lại nhớ về ân nhân này. Vẫn nguyên vẹn những cảm xúc ngày ấy…

Theo Tấm gương/Tiền phong



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cô gái có tài cắt giấy đẹp kỳ lạ

Posted: 04 Jan 2015 12:21 AM PST

Dù bạn tin hay không, nhưng những tác phẩm bằng giấy đầy cảm hứng này được làm hoàn toàn bằng tay, chỉ với một con dao thủ công.

Maude White – nghệ sĩ người Mỹ khá nổi tiếng với biệt tài cắt giấy nghệ thuật.

Dù bạn tin hay không, nhưng những sản phẩm giấy đầy cảm hứng được cô gái còn rất trẻ này làm hoàn toàn bằng tay, chỉ với một con dao thủ công.

  Maude White, cắt giấy, nghệ thuật
  Maude White

Những tác phẩm của cô luôn lôi cuốn sự chú ý của nhiều người bởi những nét cắt mềm mại, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. Ngoài ra, Maude cũng cho ra đời những kiệt tác mang phong cách mới lạ hay giống như đang kể những câu chuyện.

Mỗi tác phẩm đều cho thấy được những nét cắt phúc tạp và sự liên kết giữa các chi tiết ở mức độ cao. Đây không chỉ là những tác phẩm vô tri vô giác mà nó còn khơi gợi cho người xem nhiều cảm xúc mỗi khi thưởng thức những tác phẩm này.

“Khi cắt giấy, tôi cảm thấy như tôi đang bóc dần những lớp bên ngoài, lớp bề mặt của tầm nhìn còn nông cạn của chúng ta, để lộ ra không gian bí mật bên dưới” – White giải thích trong tuyên bố nghệ sĩ của cô. “Với cắt giấy, tôi có rất nhiều cơ hội để tạo ra không gian âm, để kể câu chuyện riêng của mình. Để cho những "quan sát viên" có thể ở trong một phần không gian mà cho phép họ nhìn thấu nó”.

Một số tác phẩm của Maude White

 Maude White, cắt giấy, nghệ thuật 
 
  Maude White, cắt giấy, nghệ thuật
 
  Maude White, cắt giấy, nghệ thuật
  
  Maude White, cắt giấy, nghệ thuật
 
  Maude White, cắt giấy, nghệ thuật
  
  Maude White, cắt giấy, nghệ thuật
  
  Maude White, cắt giấy, nghệ thuật
 
  Maude White, cắt giấy, nghệ thuật
  

N.A (Theo Thisiscolossal & bravebirdpaperart/ Bored Panda)



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

10 nhà lãnh đạo có nền tảng giáo dục tốt nhất trên thế giới

Posted: 03 Jan 2015 11:20 PM PST

Danh sách của trang India TV đưa ra không thể vắng bóng những cái tên đầy quyền lực như Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin hay Thủ tướng Anh David Cameron.

1. Tổng thống Mỹ Barack Obama được bầu chọn là nhà lãnh đạo có nền tảng giáo dục tốt nhất trên thế giới. Vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ sinh năm 1961 tại Honolulu, Hawaii, nước Mỹ. Ông tốt nghiệp chuyên ngành Quan hệ quốc tế, khoa Chính trị học tại Đại học Columbia ở thành phố New York vào năm 1983.

 lãnh đạo, Obama, Putin, Lý Hiển Long, Tony Abbott, Mã Anh Cửu, Hassan Rouhani, Helle Thoring-Schmidt, David Cameron

Tổng thống Mỹ Barack Obam

Đến năm 1988, Obama tiếp tục theo học tại trường Luật Harvard. Sang năm học thứ hai, ông đã trở thành chủ tịch tạp chí Luật Harvard, một tờ báo có uy tín về chuyên ngành luật tại Mỹ. Khả năng của Obama đã được chứng minh khi ông trở thành trợ lý nghiên cứu cho học giả nghiên cứu hiến pháp Laurence Tribe khi ông mới học hết năm 2 tại Đại học Harvard.

 lãnh đạo, Obama, Putin, Lý Hiển Long, Tony Abbott, Mã Anh Cửu, Hassan Rouhani, Helle Thoring-Schmidt, David Cameron

Tổng thống Nga Vladimir Putin

2. Vladimir Putin, người đảm nhận vị trí Tổng thống Nga trong 3 nhiệm kỳ đứng thứ hai trong danh sách. India TV nhận định Putin khá nghịch ngợm khi còn bé nhưng khi trưởng thành, ông đã trở nên chín chắn hơn. Ông đặc biệt yêu thích thể thao và các môn học hàn lâm.

Ông đã tốt nghiệp ngành Luật quốc tế của khoa Luật Đại học quốc gia Leningrad vào năm 1975. Khi còn ngồi trên giảng đường đại học, Putin đã được kết nạp vào Đảng cộng sản Xô Viết và là Đảng viên cho đến khi Liên bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991.

 lãnh đạo, Obama, Putin, Lý Hiển Long, Tony Abbott, Mã Anh Cửu, Hassan Rouhani, Helle Thoring-Schmidt, David Cameron

Thủ tướng Anh David Cameron

3. Thủ tướng Anh David Cameron, lãnh đạo đảng Bảo thủ tại Anh, được bình chọn ở vị trí thứ 3. Vị thủ tướng này từng học Triết học, Chính trị và Kinh tế lại Đại học Brasenose College (Oxford) và tốt nghiệp với danh hiệu sinh viên xuất sắc nhất vào năm 1988.

Thầy của vị thủ tướng đương nhiệm của nước Anh, giáo sư Vernon Bogdanor, từng miêu tả “David Cameron là một trong những sinh viên có tài nhất mà tôi từng dạy, đồng thời sở hữu một quan điểm chính trị bảo thủ vừa đủ và hợp lý”. Thủ tướng Anh David Cameron cũng là Giám đốc Vụ doanh nghiệp của công ty truyền thông Carlton Communications trong 7 năm trước khi trở thành Thủ tướng Anh.

 lãnh đạo, Obama, Putin, Lý Hiển Long, Tony Abbott, Mã Anh Cửu, Hassan Rouhani, Helle Thoring-Schmidt, David Cameron 

Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn Boshe

4. Đương kim Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn Boshe đứng ở vị trí thứ 4. Ông sinh năm 1965, từng nhận bằng kỹ sư dân dụng từ trường Đại học Addis Ababa tại Ethiopia năm 1988. Hai năm sau, ông được Đại học công nghệ Tampere của Phần Lan trao học bổng học thạc sỹ.

Khi trở về quê hương, ông Boshe đã làm việc cho một cơ quan chuyên môn trong 13 năm. Vị thủ tướng này cũng từng giành được bằng cử nhân khoa học xã hội về Lãnh đạo tổ chức tại trường Đại học Azusa Pacific ở California, Mỹ.

lãnh đạo, Obama, Putin, Lý Hiển Long, Tony Abbott, Mã Anh Cửu, Hassan Rouhani, Helle Thoring-Schmidt, David Cameron  

Tổng thống Áo Heinz Fischer

5. Lọt top 5 người có nền tảng giáo dục tốt nhất, Tổng thống đương nhiệm Áo Heinz Fischer từng thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến nhân loại khi từ còn học trung học. Ông đã theo đuổi chuyên ngành Luật tại Đại học Vienna và có bằng tiến sỹ năm 1961.

Vào năm 1963, chàng thanh niên 25 tuổi Fischer đã dành một năm tình nguyện tại khu định cư Sarid, phía bắc Israel. Bên cạnh chính trị, Tổng thống Fischer cũng theo đuổi nghiên cứu hàn lâm và trở thành Giáo sư của Đại học chính trị ở Innsbruck vào năm 1993.

 lãnh đạo, Obama, Putin, Lý Hiển Long, Tony Abbott, Mã Anh Cửu, Hassan Rouhani, Helle Thoring-Schmidt, David Cameron

Thủ tướng Úc Tony Abbott

6. Thủ tướng Úc Tony Abbott đứng ở vị trí thứ 6 trong Top 10 của India TV. Vị nguyên thủ quốc gia sinh ra tại London, Anh quốc này sở hữu 2 tấm bằng cử nhân Luật và Kinh tế của Đại học Sydney. Sau khi tốt nghiệp, ông Abbott học lên Thạc sỹ với chuyên ngành Triết học, đồng thời cũng giành được tấm bằng Thạc sỹ chuyên ngành Chính trị và Kinh tế với chương trình học bổng Rhodes tại Đại học Oxford.

 lãnh đạo, Obama, Putin, Lý Hiển Long, Tony Abbott, Mã Anh Cửu, Hassan Rouhani, Helle Thoring-Schmidt, David Cameron

Ông Lý Hiển Long, thủ tướng Singapore

7. Lý Hiển Long, thủ tướng Singapore từng học tại trường Cao đẳng Quốc gia trước khi được trao tặng học bổng của Các lực lượng vũ trang Singapore để theo học ngành Toán học tại Trinity College thuộc Đại học Cambrige (Anh) vào năm 1971.

Ông Lý đã tốt nghiệp với danh hiệu thủ khoa ngành Toán và một bằng cử nhân ngành Khoa học máy tính loại xuất sắc vào năm 1974. Đến năm 1980, ông hoàn thành chương trình Thạc sỹ ngành Quản lý công tại trường Hành chính John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard.

 lãnh đạo, Obama, Putin, Lý Hiển Long, Tony Abbott, Mã Anh Cửu, Hassan Rouhani, Helle Thoring-Schmidt, David Cameron

Tổng thống Iran Hassan Rouhani

8. Đứng ở vị trí thứ 8, Tổng thống Iran Hassan Rouhani, một học giả về Tôn giáo, từng học ngành Thần học tại Trường dòng Semnan và sau đó chuyển đến Trường dòng Qom năm 1961. Bên cạnh tôn giáo, ông cũng học các chuyên ngành khác, đến năm 1972, ông giành được bằng cử nhân ngành Luật của Đại học Tehran.

Năm 1973, ông Rouhani gia nhập quân đội và tiếp tục sự nghiệp học tập của mình ở Đại học Glasgow Caledonian tại Scotland và tốt nghiệp bằng Tiến sỹ Luật vào năm 1995.

Luận văn tốt nghiệp của ông Rouhani có đề tài về quyền lập pháp trong đạo Hồi với tham chiếu đến kinh nghiệm ở Iran. Tổng thống Rouhani cũng có bằng tiến sỹ Luật hiến pháp.

 lãnh đạo, Obama, Putin, Lý Hiển Long, Tony Abbott, Mã Anh Cửu, Hassan Rouhani, Helle Thoring-Schmidt, David Cameron

Ông Mã Anh Cửu, lãnh đạo Đài Loan

9. Mã Anh Cửu, lãnh đạo Đài Loan, đã nhận tấm bằng cử nhân Luật và Ngoại giao của Đại học Đài Loan vào năm 1972. Sau đó ông đến Mỹ để theo học bậc cao học và nhận bằng Thạc sỹ Luật và Ngoại giao ở trường Đại học luật New York vào năm 1976. Ông cũng nhận bằng Tiến sỹ Luật ở Đại học luật Harvard vào năm 1981.

Sau khi nhận bằng thạc sỹ, ông Mã đã làm cộng tác viên cho một cơ sở luật ở phố Wall. Sau đó, ông đảm nhận chức vụ tư vấn pháp lý cho một ngân hàng lớn ở Massachusetts trước khi hoàn thành khóa tiến sỹ.

 lãnh đạo, Obama, Putin, Lý Hiển Long, Tony Abbott, Mã Anh Cửu, Hassan Rouhani, Helle Thoring-Schmidt, David Cameron

Bà Helle Thoring-Schmidt, Thủ tướng Đan Mạch

10. Bà Helle Thoring-Schmidt là người phụ nữ đầu tiên giữ chức Thủ tướng và lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội của Đan Mạch. Bà đã tốt nghiệp ngành khoa học chính trị ở đại học Copenhagen vào năm 1994 và có bằng Thạc sỹ chuyên ngành Châu Âu học tại đại học Châu Âu, ở Bruges, Bỉ vào năm 1993. Cũng trong năm1993, bà đã gia nhập đảng Dân chủ xã hội của Đan Mạch.

Theo Dân trí

lãnh đạo, Obama, Putin, Lý Hiển Long, Tony Abbott, Mã Anh Cửu, Hassan Rouhani, Helle Thoring-Schmidt, David Cameron



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Có nên thi lại vào trường sĩ quan quân đội

Posted: 03 Jan 2015 11:06 PM PST

Em thấy ĐH Thủy lợi chỉ chuyên về kỹ thuật, ngành Kinh tế là phụ nên chất lượng đào tạo không cao. Em muốn thi lại vào mấy trường sĩ quan quân đội. Cho em hỏi, môi trường đạo tạo sĩ quan của Việt Nam như thế nào, học hành có vất vả lắm không và sau này được về địa phương làm hay không?

Sở dĩ em chọn sĩ quan vì điểm thấp. Lúc trước em đăng ký vào Học viện Cảnh sát nhân dân những không đỗ. Mong mọi người tư vấn giúp. Em cảm ơn. 

Quang Trần

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Người đưa đò thầm lặng… – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 03 Jan 2015 09:40 PM PST

Nhà giáo Ưu tú Đỗ Khắc Phượng là mẫu người kiệm lời nhưng sâu sắc. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi gặp thầy Phượng. Thầy lộ rõ vẻ ái ngại, ngượng ngùng khi tiếp xúc báo giới, chỉ đơn giản là cảm thấy công sức của mình còn quá bé nhỏ và ít ỏi so với những người lính ở miền biên ải xa xôi. Không cầu kỳ, câu nệ…, chúng tôi ra ngồi ghế đá, giữa sân trường trò chuyện. Câu chuyện của chúng tôi được bắt đầu bằng hồi ức xưa cũ của thầy Phượng. Ngày đó là năm 1980, thầy giáo Đỗ Khắc Phượng, quê Thái Bình, giáo viên môn địa lý ra trường lên công tác tại miền núi Lai Châu (nay là Điện Biên) và được Ty Giáo dục Lai Châu phân công về giảng dạy tại Trường Bồi dưỡng giáo viên ở Tuần Giáo (sau sáp nhập thành Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên). Đến năm 1983 thầy Phượng chuyển công tác về Trường cấp III, huyện Điện Biên (nay là Trường THPT TP Điện Biên Phủ), rồi được “cất nhắc” lên làm chuyên viên Sở Giáo dục – Đào tạo Điện Biên.

Nhà giáo ưu tú Đỗ Khắc Phượng (bên phải) nhận bằng khen của ngành Giáo dục Điện Biên.

Nếu con người ta cứ sống mãi trong một môi trường, đi mãi trên một con đường… đi riết rồi thành quen, thành thử đoạn đường cũng chẳng có gì thú vị, trừ phi chọn một lối rẽ khác… Khi ấy, họ mới cảm nhận được, đâu là con đường mình cần chọn, đâu là con đường để đưa họ đến đích… Đích của cuộc đời và đích của sự nghiệp. Cũng chính vì vậy, sau 3 năm làm chuyên viên Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Điện Biên (từ năm 2001-2004), thầy Đỗ Khắc Phượng nhận thấy: “Không thể rời xa học sinh, rời xa bục giảng, bởi có những lúc cảm thấy hụt hẫng vô cùng, nhiều đêm mơ thấy cảnh đi dạy học… rất nhớ nghề, nhớ trường và nhớ học sinh… Năm 2004, tôi làm đơn xin lãnh đạo Sở trở lại trường dạy học, dù biết rằng giáo viên là vất vả” – thầy Phượng kể.

Suốt quãng thời gian làm chuyên viên Sở Giáo dục – Đào tạo Điện Biên, thầy Đỗ Khắc Phượng được giao trọng trách bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn địa lý của địa phương và hầu như mùa thi nào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia của thầy cũng đoạt giải. Điển hình là năm 2003, đội tuyển học sinh giỏi quốc gia của thầy có 8 em tham dự thì 7 em đoạt giải, trong đó, 2 em đoạt giải ba là người dân tộc Mông.

Chúng tôi ngồi lặng lẽ bên nhau, thầy nheo mắt nhìn về phía học sinh đang nô đùa, vẻ mặt rất tâm trạng rồi chợt buông một câu rất gọn, nhỏ: Đến năm 2018 là mình nghỉ hưu, nhanh thật. Rồi thầy kể về những kỷ niệm vui buồn trong suốt 34 năm đứng lớp. “Năm tôi mới ra trường, tuổi đời còn trẻ chính vì vậy mà nhận thức còn nông cạn. Có cậu học trò người dân tộc Thái hỏi ý kiến tôi, em định thi vào trường quân đội vì cậu ta rất yêu thích môi trường quân sự. Bằng con mắt sốc nổi của tuổi trẻ, mình đã khuyên cậu học trò ấy không nên thi vào trường quân sự sợ khi ra trường phải lặn lội ở vùng biên ải xa xôi, vất vả mà nên thi vào những trường học ngành sau này làm công chức cho nhàn hạ. Thật khổ. Cậu học trò ấy đã nghe mình không thi vào trường quân đội, nhưng cậu ấy cũng không thi vào trường nào cả. Chỉ đơn giản là cậu chỉ thích môi trường quân đội. Hôm vừa rồi gặp, cậu ấy “khoe” đã làm đến chức xã đội trưởng. Tôi cứ ân hận mãi vì lời khuyên bồng bột năm nào”.

Nói xong thầy Phượng cười buồn, dõi mắt xa xăm.

Tôi chủ động hỏi chuyện nhưng thầy im lặng hồi lâu mới kể tiếp: Có câu chuyện này tôi cũng không định nói ra, nhưng tôi sẽ kể để em nghe. Câu chuyện về một cậu học trò người Mông ở Tủa Chùa. Họ thì tôi không nhớ, chỉ nhớ tên là Lềnh. Cách đây không lâu, năm 2010, Lềnh học đến lớp 12 nhưng lại có ý định bỏ học, về nhà nuôi mẹ. Mẹ cậu già yếu, đang ở một mình, không ai chăm sóc, nên cậu thương mẹ muốn về phụng dưỡng. Thương học trò còn một năm nữa là tốt nghiệp, thật uổng phí nếu bỏ giữa chừng… nên bàn với thầy giáo Phạm Văn Hùng, nguyên phó hiệu trưởng lúc bấy giờ, đưa ra “thượng sách”: Cho Lềnh về nhà lấy vợ, để vợ ở nhà chăm sóc mẹ, còn Lềnh đi học tiếp. Cũng phải nói thêm, ở quê của Lềnh, chuyện lấy vợ trước 18 tuổi là bình thường, nếu Lềnh không đi học có lẽ cũng đã lấy vợ lâu rồi.

Nghĩ là làm, tôi gọi Lềnh lại và hỏi: “Ở nhà có cô gái nào thích em không?”. Lềnh thật thà tâm sự, có một cô gái cũng thinh thích, về hỏi cưới chắc là được. Chính vì vậy, tôi đã giục Lềnh viết đơn xin nghỉ về nhà giải quyết việc riêng, sau một tuần trở lại trường. Lấy vợ xong Lềnh trở lại trường học, cả tôi và em đều thấy yên tâm về giải pháp đó. Dù rất tin Lềnh nhưng tôi vẫn lo xa căn dặn Lềnh: Vợ cậu ở nhà làm nương nuôi mẹ sẽ vất vả, nên rất nhanh già, xấu. Sau này cậu học lên cao đừng bỏ người ta… Lềnh nắm tay tôi và hứa sẽ không bao giờ làm vậy. Vừa rồi, Lềnh trở lại trường tìm tôi và cho biết, hiện đang làm xã đội trưởng ở tại xã của mình. Vợ chồng đã có cậu con trai 2 tuổi, bà mẹ vẫn khỏe và họ sống vui vẻ hạnh phúc. Nghe vậy, tôi thấy nhẹ cả người bởi quyết định “xui dại” năm nào.

Lúc này, thầy Phượng bật cười thành tiếng, đôi mắt ánh lên tự hào. Thầy cho biết: Học sinh ở đây toàn bộ là đồng bào các dân tộc ở nơi xa về học, nhiều em nhà nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhưng rất tình cảm! Nghề giáo viên như những “người lái đò” chở khách sang sông. Với tình cảm sâu sắc của học sinh khó khăn vùng cao dành cho, trách nhiệm của “người lái đò” càng nặng nề hơn. Hết cả một đời vì nghề, tôi thấy mình đã lựa chọn hướng đi đúng, bởi những niềm vui nỗi buồn của học trò làm tôi thấy mình thật xứng đáng khi được các em tin tưởng, chia sẻ, tin yêu. Nếu được lựa chọn lần thứ hai, tôi vẫn chọn làm “người lái đò” chở khách sang sông.



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments