Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thầy hiệu trưởng dạy gia sư lấy tiền giúp trò vùng cao | Giáo dục

Posted: 03 Jan 2015 05:01 AM PST

Mỗi tuần dành ra 3 giờ để dạy gia sư, thầy giáo Đào Tuấn Đạt dùng toàn bộ số tiền công để mua đồ thiết yếu gửi tặng học sinh vùng cao Tà Làng (xã Tú Nang, Yên Châu, Sơn La).

“Bạn sẽ làm gì ngày cuối năm?”, đó là câu hỏi của thầy Hiệu trưởng trường THPT Anhxtanh Hà Nội Đào Tuấn Đạt gửi đến những người bạn. Anh cho biết, ngày bé thường sắp xếp lại các ước mơ “to hơn người” của mình và tiếp tục nghĩ thêm những ước mơ mới. Lớn hơn một chút, anh lên kế hoạch cho một vài việc sẽ làm trong năm, nhưng rất ít khi làm những việc đã định trước đó.

“Cuộc sống xoay tròn như con rubik, nên chúng ta phải tự mình tìm kiếm sự bình yên như những điểm cân bằng. Bạn thất bại và mệt mỏi bởi không tìm được những điểm cân bằng đó, và bất hạnh khi cứ để con rubik xoay trong ảo tưởng sức mạnh của mình. Tôi dự định làm một việc gì đó vào những ngày cuối năm. Năm nay sẽ là đi dạy gia sư”, thầy Đạt nói.



DTD-2675-1420015247.jpg

Thầy Đào Tuấn Đạt.

Mỗi tuần anh sẽ dành 3 giờ để gia sư cho những học sinh có nhu cầu củng cố kiến thức môn Vật lý. Giáo viên trường THPT Anhxtanh sẽ gia sư các môn còn lại. Tiền công từ nay đến gần Tết Nguyên đán sẽ được thầy Đạt cùng đồng nghiệp dùng để mua những thứ thiết yếu gửi tặng học sinh ở trường cấp 1, 2 Tà Làng (xã Tú Nang, Yên Châu, Sơn La).

“Tôi đã nói chuyện với hiệu trưởng của trường Tà Làng và được biết học sinh ở đây thiếu áo để mặc, thiếu cơm để ăn, đồ dùng học tập cũng thiếu thốn. Thỉnh thoảng tôi có thể bỏ tiền ra để giúp đỡ các em, nhưng như vậy thì lúc có lúc không. Vì vậy để bền vững và lâu dài thì tôi sẽ bỏ sức lao động của mình, như thế tôi còn có thêm cảm xúc để vui sống nữa”, vị hiệu trưởng tâm sự.

Anh kêu gọi bạn bè và sinh viên cùng tham gia chương trình “gia sư giúp trò vùng cao” để cùng thầy cô giáo ở Tà Làng chia sẻ yêu thương với học sinh.

Trước đó trong dịp 20/11, thầy Đào Tuấn Đạt đã kêu gọi phụ huynh và học sinh thay món quà tặng thầy cô là hoa (hoặc phong bì) bằng gạo để cùng nhà trường giúp đỡ những người đang đói bụng trong sương lạnh của mùa đông miền Bắc. Một tấn gạo đã được quyên góp và gửi tặng học sinh nghèo vùng cao.

Thầy Đào Tuấn Đạt từng là giáo viên dạy khối chuyên Lý của ĐH Tổng hợp, trường chuyên Chu Văn An, và hiện nay là giảng viên ĐH Bách khoa, Hiệu trưởng THPT Anhxtanh.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hoa hậu Kỳ Duyên bán đấu giá áo dài tặng Quỹ Khuyến học – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 03 Jan 2015 04:06 AM PST

Góp mặt trong buổi lễ khai trương Khách sạn 5 sao đầu tiên tại TP Buôn Ma Thuột, Hoa hậu Kỳ Duyên đã tiến hành bán đấu giá chiếc áo dài để góp quỹ giúp đỡ các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Với giá bán khởi điểm 20 triệu đồng, đã được ông Lê Đình Thanh – Giám đốc Công ty CP Sâm Ngọc Linh trúng đấu giá với giá 60 triệu đồng. Ông Thanh cũng cho biết, ông muốn mua chiếc áo dài này để cho cô con gái mới 14 tuổi, sau này khi trưởng thành sẽ mặc.

 


 Hoa hậu Kỳ Duyên mặc chiếc áo dài bán đấu giá trong buổi lễ.

 Hoa hậu Kỳ Duyên mặc chiếc áo dài bán đấu giá trong buổi lễ.

 

Chiếc áo dài của Hoa hậu Kỳ Duyên được bán đấu giá.

Chiếc áo dài của Hoa hậu Kỳ Duyên được bán đấu giá.

Áo dài của Hoa hậu Kỳ Duyên được bán với giá 60 triệu đồng

Áo dài của Hoa hậu Kỳ Duyên được bán với giá 60 triệu đồng.

 

 

Ngoài ra, Hoa hậu Kỳ Duyên cũng tiến hành quyên góp, cùng với sự ủng hộ của các cá nhân và các tổ chức đã ủng hộ Quỹ Khuyến học TP Buôn Ma Thuột với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng. Số tiền này được trao tặng cho trẻ em nghèo hiếu học, trẻ em nạn nhân chất độc màu da cam của toàn thành phố.

 

Hoa hậu Kỳ Duyên trao tặng tiền cho Quỹ Khuyến học TP Buôn Ma Thuột

Hoa hậu Kỳ Duyên trao tặng tiền cho Quỹ Khuyến học TP Buôn Ma Thuột.

 

Trước đó, vào chiều ngày 2/1, Hoa hậu Kỳ Duyên đã trao 20 suất quà, mỗi suất gồm sách, vở, bút và 500 ngàn đồng đến 20 học sinh nghèo hiếu học tại Trường Tiểu học Tô Hiệu (phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột)

 

Trương Nguyễn

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường ĐH đánh giá cao dự thảo phương án thi tốt nghiệp | Giáo dục

Posted: 03 Jan 2015 04:00 AM PST

PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Đệ – Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp: Thí sinh không phải "lều chõng" thi ĐH

PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Đệ 

Tổ chức thi tuyển sinh theo các cụm thi đã được đại diện các trường ĐH, CĐ, các địa phương thống nhất, lựa chọn và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

Việc mở rộng các cụm thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 là sự kế thừa những thành quả của mô hình tổ chức cụm thi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ của năm 2014 và các năm trước.

Phương án mở rộng nhiều cụm thi liên tỉnh và cụm thi tỉnh sẽ giúp tạo nên các địa điểm dự thi gần hơn, giảm được chi phí đi lại cho thí sinh và gia đình.

Kỳ thi THPT quốc gia 2015, các cụm thi do trường đại học chủ trì, đảm bảo tính thống nhất và sự nghiêm túc, đồng thời thí sinh (và cả phụ huynh) không phải di chuyển xa và "lều chõng" để thi đại học như trước nữa.

Trước đây, các thí sinh phải thi tốt nghiệp THPT trong 3 ngày, thi tuyển sinh ĐH, CĐ mỗi đợt thêm 3 ngày nữa. Như vậy, thông thường thí sinh sẽ mất 6 ngày (nếu thi tốt nghiệp và 1 đợt ĐH), 9 ngày (nếu thi tốt nghiệp và 2 đợt ĐH), 12 ngày (nếu thi tốt nghiệp, 2 đợt ĐH và 1 đợt CĐ).

Theo dự thảo quy chế này, các em chỉ thi 4 ngày nên giảm được chi phí dự thi, giảm tốn kém cho xã hội và tăng thêm cơ hội cho thí sinh.

Phương án miễn thi môn ngoại ngữ để xét tốt nghiệp THPT (đối với những trường hợp đủ điều kiện) sẽ góp phần tạo động lực thay đổi cách dạy, học ngoại ngữ ở các trường theo cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; phù hợp với xu thế học gắn với thực hành và làm việc theo hội nhập.

Để thật sự giúp cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh được những thí sinh với ngưỡng đầu vào phù hợp với nguồn lực, chất lượng đào tạo, uy tín và đẳng cấp của trường như hiện nay thì kết quả các môn thi phải có độ phân hóa cao.

Phương án mở rộng từ thang điểm 10 sang thang điểm 20 sẽ giúp công tác chấm thi chi tiết hơn kết quả thi của thí sinh, độ sáng lọc sẽ cao hơn, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho công tác xét tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ theo hướng thiết thực và nâng cao.

Bên cạnh, một số nội dung chi tiết cần được điều chỉnh thống nhất hơn giữa hai dự thảo quy chế tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, thì các phương án đề xuất trong dự thảo đã công bố là tối ưu trong điều kiện hiện nay và đáp ứng kịp thời chủ trương đổi mới.

TS Bảo Khâm – Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Huế): Miễn thi ngoại ngữ là hợp lý

TS Bảo Khâm 

Dự thảo quy chế tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia có những điểm đáng chú ý như: Việc lùi thời gian thi, tổ chức cụm thi, miễn thi ngoại ngữ và sử dụng thang điểm 20.

Trước hết, thời gian thi lùi từ tháng 6 về đầu tháng 7, về phương diện các trường ĐH, có những thuận lợi như sau:

Thứ nhất: Thời điểm tháng 6 với các trường ĐH luôn là thời gian bận rộn nhất vì phải xét tốt nghiệp cho sinh viên khóa ra trường. Do đó, nếu thi vào tháng 6 sẽ khá khó khăn.

Thứ hai: Tháng 7 là thời gian các trường vẫn thực hiện công tác tuyển sinh nên công việc không có gì xáo trộn.

Tuy nhiên, nếu thi sớm hơn cũng sẽ có thuận lợi là việc tuyển sinh sẽ bớt cập rập, công tác tuyển sinh có thể kết thúc vào tháng 8, tháng 9, không phải kéo dài đến hết tháng 10 như mọi năm.

Việc miễn thi Ngoại ngữ cho thí sinh có chứng chỉ quốc tế uy tín để xét công nhận tốt nghiệp vẫn còn một số ý kiến băn khoăn. Tuy nhiên, quan điểm cá nhân tôi cho rằng, đây là cách làm hợp lý.

Bởi rõ ràng, thí sinh để đạt được những chứng chỉ này phải qua các đề thi đã được xác trị, đảm bảo đo được năng lực người học nên kết quả là tin tưởng được. Đây là cách làm có thể khuyến khích, tạo động lực để thí sinh học ngoại ngữ với cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Dự thảo cũng có nội dung mở rộng từ thang điểm 10 sang thang điểm 20. Đây cũng là cách tốt để phân loại thí sinh. Tuy nhiên, theo tôi, điều quan trọng nhất đảm bảo phân loại vẫn là ở đề thi.

Về tổ chức cụm thi, tôi cho rằng, các trường ĐH sẽ đảm nhiệm tốt vai trò chủ trì cụm thi. Tuy nhiên, việc điều phối cơ sở vật chất, con người có khó khăn hơn một chút vì chỉ thi một đợt, lượng thí sinh sẽ lớn hơn.

Tôi chỉ băn khoăn về việc phân loại thí sinh thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp và thí sinh có đăng ký xét tuyển vào trường ĐH, CĐ. Sau khi có kết quả thi, các thí sinh trước đây chỉ đăng ký thi để xét tốt nghiệp nếu thấy mình đạt điểm thi cao lại đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ thì sao? Đây là điều khiến các trường khá bối rối.

Về phía Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Huế) luôn sẵn sàng phối hợp tổ chức kỳ thi này theo sự chỉ đạo chung của ĐH Huế. Như mọi năm cứ vào thời điểm cuối tháng 6, các giảng viên của trường đều không được đi công tác xa, để dồn mọi nguồn lực cho công tác tuyển sinh.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tuyển sinh 2015: Nhiều phương thức tuyển nhưng vẫn lo thí sinh “ảo” – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 03 Jan 2015 01:56 AM PST

Tuyển sinh 2015, thí sinh có nhiều cơ hội để vào đại học, cao đẳng

Tuyển sinh 2015, thí sinh có nhiều cơ hội để vào đại học, cao đẳng

Tuyển
mới sẽ gặp khó khăn

Năm 2015, Trường Cao
đẳng Y tế Lạng Sơn thực hiện phương thức tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy ngành
Điều dưỡng bằng hính thức xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc tương
đương), dựa vào kết quả học tập bậc THPT (hoặc tương đương) của thí sinh, gồm 3
môn khối B (Toán, Hóa, Sinh).

Điều kiện và tiêu chí
xét tuyển như sau: Tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương); Hạnh kiểm 3 năm học THPT
xếp loại khá trở lên. Mức điểm xét tuyển đối với học sinh phổ thông, khu vực 3:
Tổng điểm trung bình cộng 3 năm học THPT (hoặc tương đương) của 3 môn (Toán,
Hóa, Sinh) của thí sinh dự tuyển là 16,5 điểm (lấy điểm trung bình cả năm). Nhà
trường nhận hồ sơ đăng ký: T
ngày 25/7-31/8. Công bố kết quả
xét tuyển trước ngày 10/9. Nếu chưa tuyển đủ chỉ tiêu, Nhà trường sẽ tổ chức
xét tuyển các đợt tiếp theo và thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 15/11
hàng năm.

Theo Hiệu trưởng trường CĐ Y tế Lạng Sơn Ngô Tiến Bình,
nhà trường thực hiện phương án trên nhằm giảm việc gây áp lực trong thi
tuyển sinh cho thí sinh; tiết kiệm chi phí cho gia đình thí sinh và Nhà trường
trong công tác tuyển sinh.

Tuy nhiên, ngay trong đề
án tuyển sinh riêng 2015, trường CĐ Y tế Lạng Sơn lo lắng cho rằng, đây là giai đoạn nhà trường bắt đầu chuyển
sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn trong công tác tuyển sinh cao đẳng
hệ chính quy nên sẽ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, sẽ phát sinh hồ sơ ảo khi đăng ký xét
tuyển, vì thí sinh có thể đồng thời nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển hoặc thi tuyển
vào các Trường khác.

Tương tự, t
năm 2015
Trường Cao đẳng Hải
Dương

thực hiện hai phương thức tuyển sinh
. Phương thức 1
sử dụng kết quả thi THPT
quốc gia
; Phương thức 2
xét tuyển dựa vào kết
quả quá trình học tập THPT
, đối với các ngành học có
môn năng khiếu trường tổ chức thi tuyển năng khiếu riêng.

Theo đó, với
2550 chỉ tiêu cao đẳng chính quy
năm 2015 để xét tuyển vào các ngành, nhà trường sẽ áp
dụng phương thức tuyển sinh riêng dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH quốc
gia (60% chỉ tiêu) vừa dựa vào kết quả quá trình học THPT (40% chỉ tiêu).

Về phương án xét kết quả THPT, lãnh đạo trường CĐ Hải Dương cho biết, tiêu chí xét tuyển dựa vào kết quả học tập 5
học kỳ đã tương đối đánh giá toàn diện học lực của thí sinh trong quá trình học
tập PTTH.
Trong
phương án xét tuyển dựa vào kết quả quá trình học THPT dựa vào điểm tổng kết
các học kỳ mà không phân tổ hợp môn nhằm đánh giá toàn diện năng lực học sinh.

Tuy
nhiên, lãnh đạo nhà trường cũng thừa nhận thí sinh có thể vừa nộp hồ sơ đăng ký
dự thi đại học các ngành khác, trường khác, vừa nộp hồ sơ xét tuyển vào trường nên tồn tại số ảo khi xét tuyển.

Trường ĐH Văn Hiến cũng xét tuyển theo 2 phương thức xét tuyển theo kết
quả của kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển theo kết quả học tập THPT.

Nói về ưu, nhược điểm của
phương án xét tuyển theo kết quả học tập THPT, lãnh đạo nhà trường cho rằng, tiết kiệm được thời gian và tài chính cho chính các thí
sinh, cho Nhà trường và xã hội. Tuy
nhiên, việc tổ chức sẽ gặp một số khó khăn ban đầu do hình thức xét tuyển này mới,
đồng thời hồ sơ xét tuyển có thể tồn tại số ảo gây khó khăn cho việc sàng lọc
và xét tuyển; quá trình tổ chức thực hiện sẽ phải thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi,
bổ sung để hoàn thiện.

Lo "ảo" nhưng vẫn làm

Trường
Đại học Hùng Vương
thực
hiện hai phương thức tuyển sinh năm 2015 là sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia do các
trường đại học chủ trì để xét tuyển, với tổ hợp các môn thi, đạt ngưỡng theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Xét tuyển căn cứ vào kết quả học
tập ở THPT. Riêng đối với các ngành đại học Giáo dục Mầm
non, đại học Giáo dục thể chất, ĐHSP Âm nhạc, ĐHSP Mỹ thuật và Cao đẳng giáo
dục Mầm non xét tuyển kết hợp với thi tuyển các môn năng khiếu.

Đối với xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập ở THPT , nhà
trường xét tuyển trên cơ sở trung bình cộng
kết quả học tập các môn xét tuyển của 6 kỳ trong chương trình THPT đối với tất
cả các ngành ngoài sư phạm và các môn văn hóa của các ngành năng khiếu, trong
đó: Hệ đại học đạt 6.0 trở lên;Hệ cao
đẳng đạt 5.5 trở lên; Hạnh kiểm lớp 12 xếp loại Khá trở lên.

PGS. TS. Cao Văn Hiệu trưởng nhà
trường cho biết, việc tổ chức xét tuyển, xét tuyển kết hợp với thi tuyển như
đề xuất trong phương án cho phép lựa chọn được các sinh viên có đủ điều
kiện về kiến thức văn hóa. Bên cạnh đó ,giảm
việc gây áp lực trong thi tuyển sinh đại học, cao đẳng cho thí sinh. Tiết kiệm chi phí cho gia đình thí sinh và
nhà trường trong công tác tuyển sinh.

Tuy nhiên, ông Văn cũng thừa nhận là thí sinh có thể nộp
hồ sơ xét tuyển ở nhiều trường khác nhau nên gây ra hiện tượng ảo khi xét
tuyển.

Tương tự, Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang cũng
xét tuyển đồng thời 2 phương thức: Phương thức 1: Xét tuyển thí sinh tham dự kỳ
thi THPT quốc gia căn cứ vào kết quả 3 môn thi THPT quốc gia, đây là phương
thức chủ yếu. Trường dành 60% chỉ tiêu để xét tuyển đại học, cao đẳng; Phương
thức 2: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT và tương đương căn cứ vào kết quả
học tập bậc THPT. Trường dành 40% chỉ tiêu để xét tuyển đại học, cao đẳng, và
chủ yếu để tuyển các ngành thuộc khối nông lâm nghiệp.

Giải thích về việc
thực hiện tuyển sinh theo 2 phương thức trên, lãnh đạo trường ĐH Nông – Lâm Bắc
Giang cho rằng: Việc dành tỷ lệ lớn (60% tổng chỉ tiêu) cho thí sinh thi có kết
quả thi THPT quốc gia đạt từ ngưỡng trở lên là vì năm nay Bộ đã có Quyết định
tổ chức một kỳ thi nhằm hai mục đích xét tốt nghiệp và xét tuyển vào cao đẳng,
đại học. Vì vậy Bộ sẽ quyết tâm tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia, kết quả đảm
bảo khách quan, công bằng, Trường có thể yên tâm sử dụng để xét tuyển vào đại
học, cao đẳng. Việc dành tỷ lệ 40 % chỉ tiêu để xét tuyển dựa vào kết quả học
ở bậc THPT là để tuyển sinh các ngành khó tuyển thuộc khối nông lâm.

Theo lãnh đạo nhà
trường, việc kết hợp tuyển sinh theo cả hai nhóm tiêu chí là nhằm thận trọng,
tránh rủi ro, bất cập chưa được tính đến trong tuyển sinh và là cơ hội để
Trường phân tích, so sánh hiệu quả của hai phương thức tuyển sinh làm cơ sở để
điều chỉnh thích hợp cho năm sau.

Hồng Hạnh



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chuyện tình cảm động của cựu SV Kinh tế quốc dân – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 03 Jan 2015 12:55 AM PST

Hạnh phúc dở dang

 

Gần 4 tháng sau ngày chiếc xe khách bị lao xuống dốc khi đang từ Sa Pa về Hà Nội vào tối 1/9, cuộc sống của Phạm Công Trình (quê thị xã Tam Điệp, Ninh Bình) đã có nhiều thay đổi lớn.

 

Sau giờ làm việc ở công ty, Trình lặng lẽ trở về với gia đình. Không còn những tháng ngày vui chơi cùng bạn bè, Trình thu mình trong phòng riêng, ngồi thiền hoặc nghe pháp âm.

 

Chuyện tình cảm động của cựu SV Kinh tế quốc dân

Bức ảnh cả hai chụp chung trong ngày lễ tốt nghiệp của Lan luôn được Trình mang theo bên mình (Ảnh: NVCC).

 

Trong những giấc mơ, Trình vẫn gặp Lan. Ngày chưa tu tập, có lần Lan về khóc bảo mỗi năm Lan chỉ được về cõi dương một thôi. "Lần nữa, em chỉ cười buồn. Mình vừa gọi "Lan ơi!" thì choàng tỉnh giấc". Những ngày sau khi tu tập, Lan đã trở về trong những giấc mơ của Trình nhưng là với nụ cười vui vẻ. "Mình chỉ muốn nói với mọi người là mình vẫn ổn, vẫn sống tốt và Lan cũng vậy".

 

Trò chuyện với Trình, kỷ niệm cùng Lan trong anh tưởng như chỉ mới hôm qua.

 

Hôm trước khi xảy ra tai nạn hai ngày, Lan điện cho Trình nói là lên Sa Pa chơi với hai người bạn rồi rủ Trình đi cùng.

 

Dự định 2/9 gia đình hai bên sẽ sang để nói chuyện cưới hỏi của hai đứa, nhưng Trình vẫn chiều theo người yêu, bắt xe lên Lào Cai và có chuyến đi vui vẻ. Cả hai dự định sau khi về sẽ thưa chuyện với gia đình để xin cưới vào tháng 9 âm lịch.

 

Nhưng hạnh phúc chẳng chiều lòng người. "Khoảng 6 giờ chiều 1/9, chúng tôi lên xe về Hà Nội. Chúng tôi nằm đọc báo cách nhau một lối đi. Khi xe khởi hành được khoảng 30 phút thì tôi nghe thấy tài xế hét xe mất phanh. Cả hai đứa hốt hoảng vội ôm nhau thì xe đã chảo đảo, rồi xoay tròn.

 

Chiếc xe lật xuống vực khiến tôi và Lan bị văng ra khỏi cửa kính. Lúc văng ra, tôi ngất lịm đi nhưng một lúc sau thì tỉnh dậy. Rất đau nhưng tôi cố bò lê người tìm kiếm Lan nhưng không được. Rồi tôi tiếp tục bất tỉnh và được mọi người đưa vào viện cấp cứu. Đến hôm sau, tôi biết tin Lan đã mất", Trình nhớ lại.

 

Chuyện tình cảm động của cựu SV Kinh tế quốc dân

Phạm Công Trình với di ảnh vợ sắp cưới đã mất trong vụ tai nạn xe khách giường nằm ở Lào Cai. (Ảnh: Báo Giao thông vận tải).

 

Chàng trai cố đô vốn tính lý trí và mạnh mẽ nhưng khi nghe tin dữ đã như chết lặng, không nói thành lời vì đau đớn. "Tôi chỉ biết nói với người bạn đi cùng, mua cho tôi cặp nhẫn cưới. Dù sao, tôi và Lan cũng đã quyết định sẽ lấy nhau, nên còn cơ hội, tôi muốn trao chiếc nhẫn cưới cho Lan".

 

Lan được người nhà đưa về quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh vào chiều 2/9. Thủ tục tổ chức tang lễ được tiến hành xong, Trình xin phép bố mẹ gia đình hai bên được trao nhẫn cưới cho Lan và nhận cô làm vợ. Bất ngờ nhưng cả họ hàng hai bên đều đồng ý.

 

Sau ngày ấy, đi đâu bên người Trình vẫn có bức ảnh mà cả hai chụp ngày Lan nhận bằng đại học để luôn thấy Lan ở bên cạnh.

 

Viết cho Lan sau ngày mất, Trình tâm sự: "Bố mẹ và cả nhà quý và thương anh lắm, em cũng không phải lo đâu nhé. Bà nội còn gọi riêng anh ra một góc, bảo rằng đáng lẽ cuối năm được ăn cưới hai đứa. Bà để dành được mấy chỉ, bao giờ cưới bà cho, giờ lại thành cháu rể bà trong cái cảnh này.

 

Bà đưa anh một chỉ, anh không lấy mà bà không nghe, cứ dúi vào tay. Một chỉ này anh không tơ hà một xíu nào đâu, bao giờ thằng Quang, thằng Phú cưới vợ,  anh để lại cho chúng nó chứ anh không động đến đâu. Bố thì biết anh tu theo thầy, còn mua cho anh một cái tràng hạt bằng gỗ sưa. Mẹ thì nhà có chuyện gì cũng gọi báo cho anh. Các bác, các chú, các thím, các cậu, các mợ, lần nào anh về cũng sang chơi, không ai trách móc gì anh đâu em ạ"…

 

Trong chương trình Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông tại Việt Nam với thông điệp “Tưởng nhớ người đi – Vì người ở lại” vừa qua, người ta đã lấy hình ảnh của Trình và Lan để tái hiện trên sân khấu. Ca khúc "Ai trả lại em cho tôi" do nhạc sĩ Tuấn Nghĩa sáng tác dựa trên mối tình này cũng khiến nhiều người xúc động.

 

"Dù em không giữ, anh cũng chẳng rời bỏ em đâu"

 

Trở về Bắc Ninh làm lễ 100 ngày mất của Lan, Trình đã lang thang ở những nơi mà cả hai đã có nhiều kỷ niệm thời yêu nhau. Ấy là ký túc xá Trường Kinh tế Quốc dân Hà Nội, nơi anh gặp Lan hay đi qua chiếc cầu trước Bệnh viện Bạch Mai, nơi cả hai đã không biết bao nhiêu lần nắm tay đi qua đó…

 

Với Trình, kỷ niệm cùng Lan trong anh tưởng như chỉ mới hôm qua. (Ảnh: NVCC).

Với Trình, kỷ niệm cùng Lan trong anh tưởng như chỉ mới hôm qua. (Ảnh: NVCC).

 

Nhớ lại chuyện tình của mình, Trình kể, cách đây 4 năm, lúc đó đang là sinh viên năm 3 của Đại học Kinh tế Quốc dân, cứ chiều đến, Trình lại ra sân ký túc xã đá cầu cùng với bạn bè.

 

Ở đó, Trình gặp Lan. "Cảm nhận ban đầu về em là cô gái hiền lành, rất dễ mến. Qua những lời hỏi han, chúng tôi dần quen nhau và tôi yêu Lan khi nào không hay. Sau này, khi Lan tặng bài hát “Vâng em yêu anh” thì tôi hạnh phúc đến mất ngủ".

 

Nói về tương lai, Trình bảo chưa biết được điều gì. Còn về tình yêu dành cho Lan:

 

"Người ta nói với anh, người mất rồi tình làm gì còn, chỉ còn nghĩa thôi. Không phải thế đâu em, tình yêu anh dành cho em vẫn còn đây, nguyên vẹn và nồng nàn. Trước đây, khi trái tim anh lạc nhịp, anh vẫn bảo với em rằng, anh không bỏ em đâu. Anh không quên những lời hứa ấy. Dù em không giữ anh, anh cũng chẳng rời bỏ em đâu…

 

Anh tin vào kiếp sau, anh tin vào nhân duyên của chúng mình. Anh sẽ cố gắng tu tập, sẽ cố gắng nguyện cầu cho em sớm được siêu thoát, được đầu thai làm một kiếp người hạnh phúc. Khi ấy, anh sẽ tìm em cho bằng được, để lại được lo lắng cho em, lại được chăm sóc em, được thấy em hạnh phúc, thấy em vui vẻ, thấy em an bình… Vì em xứng đáng được như thế!…"– trích đoạn tâm sự Trình viết riêng cho Lan.

 

Trình nói mình đi tu "không phải vì chán đời, không phải để chạy trốn khổ đau, không phải để tìm sự bình lặng. Mục đích của mình, chỉ đơn giản rằng, đi tu là để học cách giúp đỡ cho Lan, để cho hương linh Lan được an lạc, bình yên. Sự thật vẫn cứ là sự thật. Nhưng ta nhìn nó với một cái nhìn khác, thấu hiểu nó hơn, và ta biết cần phải làm gì với nó".

 

Theo Văn Chung

Vietnamnet

Xem thêm :tai nạn, bệnh viện bạch mai, tìm kiếm, Sa Pa, bắc ninh, lào cai, ninh bình, tâm sự, nhẫn cưới, Anh,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

GS Văn Như Cương kể “Chuyện tình hồi sinh viên” – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 02 Jan 2015 11:54 PM PST

Nội dung

 

Nội dung Chuyện tình hồi sinh viên do GS Văn Như Cương kể như sau:

 

Khoa Toán chúng tôi hồi ấy rất ít sinh viên nữ, còn khoa Văn thì ít sinh viên nam. Vì vậy khi một thằng bạn quyết định "cưa" một cô nữ sinh khoa Văn thì chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. Cú này xem như đột phá khẩu, nếu thắng lợi thì chúng tôi sẽ đồng loạt ra quân, tổng tấn công luôn. Nhưng kết quả là thất bại…

 

Cô ấy nói rằng: "Dân Toán các anh khô khan lắm…" Chúng tôi buồn thiu, chẳng nói năng gì. Cuối cùng một thằng bảo: "Muốn ướt át thì cho cô ta đi mà lấy một anh chàng đánh dậm".

 

Mấy chục năm sau đứa nào cũng vợ con đề huề, thỉnh thoảng họp lớp ôn chuyện xưa. Một lần bỗng nhớ lại chuyện tình hồi sinh viên nên hỏi thăm về cô ấy. Một thằng nói: "Cô ấy dậy cùng trường với tớ, chồng con đàng hoàng". Chúng tôi gần như đồng thanh hỏi: "Nhưng mà cô ấy lấy ai?" và được câu trả lời : "Chồng cô ta là một diễn viên múa rối nước".

 

GS Văn Như Cương kể

GS Văn Như Cương kể "Chuyện tình hồi sinh viên" của một người bạn.

 

Học trò của GS Văn Như Cương và nhiều người cảm thấy thích thú khi đọc câu chuyện trên. Một số người cầu chúc cho GS Văn Như Cương sẽ vượt qua căn bệnh ung thư và sống lâu trăm tuổi.

 

"Dí dỏm mà sâu sắc. Cầu chúc cho GS sống lâu 100 tuổi!";

 

"Thế là cô ấy suốt ngày ướt cả át rồi ạ";

 

"Em cứ tưởng chồng của cô ấy là thợ lặn thầy ạ, mà theo em dân toán rất mộng mơ đấy chứ";

 

"Thấy cụ có bài này là biết cụ khỏe rồi. Chúc cụ lạc quan yêu đời";…

 

Đó là bình luận của dân mạng về câu chuyện của GS Văn Như Cương.

 

Được biết, GS Văn Như Cương năm nay gần 80 tuổi và đang trong giai đoạn đầu của căn bệnh ung thư gan. Ngay cả trong khi thể trạng sụt giảm, chỉ ăn được cháo và nặng dưới 50 kg, GS Văn Như Cương vẫn quan tâm đặc biệt đến các vấn đề giáo dục nổi cộm.

 

Sinh năm 1937, GS Văn Như Cương là nhà giáo Việt Nam, nhà biên soạn sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học bộ môn hình học, Ủy viên Hội đồng giáo dục quốc gia Việt Nam.

 

Ông là người thành lập ra trường dân lập đầu tiên tại Việt Nam từ thời kỳ đổi mới, đó là trường THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội.

 

Theo Quân Linh

Một thế giới



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Giáo dục đào tạo 2014: Những quyết sách quan trọng khởi đầu đổi mới – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 02 Jan 2015 09:51 PM PST

Đột phá đổi mới thi cử

Năm 2014 học sinh đón nhận rất nhiều thông tin liên quan đến việc đổi mới các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học cao đẳng. Những đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

 

Giờ học thực hành của học sinh. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)

Giờ học thực hành của học sinh. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)

Đầu năm 2014, Bộ công bố đổi mới thi tốt nghiệp. Theo đó, lần đầu tiên sau hàng chục năm, thí sinh không phải thi tốt nghiệp đến 6 môn mà chỉ cần thi bốn môn. Năm 2014 cũng là năm đầu tiên thí sinh được quyền tự chọn môn để thi tốt nghiệp (ngoài hai môn bắt buộc là văn và toán). 

Cũng trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định điều chỉnh cách xét công nhận tốt nghiệp. Theo đó, điểm thi không hoàn toàn quyết định sự đỗ, trượt của thí sinh mà chỉ chiếm 50% trọng số, 50% còn lại là điểm học lực năm lớp 12. 

Tháng 6, 7/2014, cùng với cách thức tổ chức thi, đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi đại học cũng là một bước đột phá mạnh mẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi tỷ lệ kiến thức học thuộc, sách vở đã giảm đi rất nhiều so với mọi năm. Thay vào đó là những nội dung mang đậm hơi thở cuộc sống, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức xã hội, vừa tạo cơ hội cho các em được trình bày quan điểm cá nhân, vừa kiểm tra được năng lực diễn đạt, giải quyết vấn đề. Năm 2014, một số trường đại học cũng đã tự tổ chức tuyển sinh riêng. 

Việc giảm số môn thi, tăng quyền tự chủ cho thí sinh khi được chọn môn cùng  thay đổi trong cách ra đề thi, xét tốt nghiệp đã giảm áp lực rất lớn cho thí sinh và vì thế, nhận được sự đồng thuận lớn từ dư luận.

Tất cả những đổi mới đó đã là bước đệm để ngành giáo dục thực hiện đổi mới thi cử triệt để hơn. Và tháng 8/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sẽ tổ chức kỳ thi "hai trong một" vào năm 2015. Theo đó, năm 2015 sẽ chỉ còn duy nhất kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, điểm thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp, vừa để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Cụm thi dự kiến được tổ chức tại tỉnh hoặc liên tỉnh. Ngoài ba môn bắt buộc là toán, văn và ngoại ngữ, thí sinh được tự chọn các môn thi tùy theo nhu cầu để xét tốt nghiệp và dự tuyển vào các trường đại học. Việc tuyển sinh cũng được trao cho các trường đại học tự chủ.

Trong những ngày cuối năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực lấy ý kiến dư luận để hoàn thiện Quy chế cho kỳ thi mới.

Quyết định đổi mới của Bộ đã được các chuyên gia giáo dục và dư luận đánh giá cao vì sẽ giảm tải hơn nữa cho học sinh, phụ huynh khi không còn phải dự hai kỳ thi quan trọng liên tiếp trong hai tháng, không phải khăn gói lên thành phố lớn để thi đại học.

Chuẩn bị chương trình, sách giáo khoa mới

Một dấu ấn quan trọng khác với ngành giáo dục năm 2014 là việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015. 

Theo ông Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, ủy viên bộ phận Thường trực đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo, lộ trình là đến năm học 2018-2019 sẽ triển khai dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới. Chương trình mới sẽ không tập trung trang bị kiến thức mà tập trung trang bị kỹ năng cho người học, không quan trọng vấn đề học sinh biết những gì mà đặt mục tiêu học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

“Hiện chương trình đã có định dạng tổng thể. Bộ đang tập trung để hình thành các tiểu ban chương trình môn học. Trong năm 2015 sẽ tập trung xây dựng chương trình, chuẩn chương trình và sẽ tiến hành làm sách để tới năm học 2018-2019 ít nhất có một bộ sách giáo khoa hoàn chỉnh và một số cuốn sách giáo khoa,” ông Thống cho biết.

 

Giờ học thực hành của học sinh. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)

Bộ đang tích cực xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới để áp dụng từ năm học 2018-2019. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)

Bên cạnh việc tích cực triển khai chương trình mới, Bộ cũng đang xây dựng đề án về cơ sở vật chất và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Trong khi chưa chương trình, sách giáo khoa mới vẫn còn đang thai nghén, năm 2014, Bô Giáo dục và Đào tạo cũng tích cực triển khai nhiều nội dung để thay đổi cách dạy, cách học trong nhà trường như chủ động rà soát, điều chỉnh nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, loại bỏ những phần trùng lặp, hàn lâm, xa rời thực tế; xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh…

Các mô hình giáo dục mới tiếp tục được mở rộng như phương pháp Bàn tay nặn bột, dự án mô hình trường học mới, chương trình công nghệ giáo dục, mô hình gắn kết trường học với gia đình, địa phương, doanh nghiệp trong giao dục… 

Với giáo dục đại học, Bộ chỉ đạo đổi mới công tác xây dựng chương trình đào tạo với sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà sử dụng lao động, xây dựng và công bố chuẩn đầu ra theo từng ngành đào tạo. Giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh năng lực hành nghề theo phương châm thực học, thực nghiệp…

Để tiếp tục công cuộc đổi mới, năm 2015, ngành giáo dục và đào tạo vẫn còn đứng trước rất nhiều thách thức. Những khó khăn trước mắt như việc tổ chức kỳ thi "hai trong một" sao cho đạt hiệu quả nhất, vừa giảm tải cho thí sinh, lại vừa đảm bảo an toàn.

Trong xây dựng chương trình, sách giáo khoa cũng có hàng loạt áp lực như thiếu đội ngũ chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu mới, áp lực khi phải vừa làm chương trình vừa viết sách, thử nghiệm trong khi chỉ còn có 3 năm. Bên cạnh đó, việc làm cách nào để có thể vừa đào tạo mới, vừa đào tạo lại hàng triệu giáo viên vốn đã quen với cách dạy cũ và trình độ còn hạn chế là một thách thức không nhỏ.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thách thức lớn nhất của ngành giáo dục chính là sự mất lòng tin của người dân khiến tất cả những thay đổi đều nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều, trong khi để có kết quả trong giáo dục phải cần cả một quá trình. Vì thế, muốn đổi mới, ngành cần lắng nghe công luận nhưng cũng cần sự quyết đoán để đi đúng hướng.

 

Theo Phạm Mai

Vietnam+

 

Xem thêm :học sinh, trường đại học, trung học phổ thông, bộ giáo, Trung ương Đảng, thí sinh, chương trình, kiến thức, dư luận, sách giáo khoa,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

40 năm tham gia Olympic Toán quốc tế và những điều thú vị | Giáo dục

Posted: 02 Jan 2015 09:46 PM PST

Olympic Toán quốc tế (còn gọi là IMO) dành cho học sinh THPT toàn thế giới được tổ chức lần đầu tiên cách đây 55 năm (năm 1959) tại Ru-ma-ni. 

Mùa hè năm 1974, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang ở giai đoạn ác liệt, Việt Nam lần đầu cử đoàn gồm năm người tham dự IMO lần thứ 16 tại Cộng hòa dân chủ Đức thì bốn người đoạt giải (trong đó Hoàng Lê Minh giành Huy chương vàng). Đến năm 2014 vừa qua (sau 40 năm), đội tuyển Olympic Toán nước ta gồm sáu người dự IMO lần thứ 55 tại Nam Phi thì cả sáu người đều đoạt giải, với ba giải vàng, hai giải bạc và một giải đồng; xếp thứ 10 toàn đoàn trong số 101 quốc gia dự thi. 

Đánh giá chặng đường 40 năm tham gia IMO, GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước cho rằng, mặc dù nền giáo dục nước ta vẫn còn yếu kém và phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa nhưng Việt Nam có thể đào tạo trình độ phổ thông đạt đỉnh cao quốc tế (ở các trường chuyên). 

Nhìn lại quá trình “chinh chiến” ở đấu trường quốc tế này, không ít nhà toán học nước ta như GS, TSKH Lê Tuấn Hoa, Viện trưởng Toán học, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam; GS, TSKH Ngô Việt Trung (nguyên Viện trưởng Toán học) đều nhận thấy có những điều độc đáo và thú vị. Năm 1974, Việt Nam lần đầu tham gia IMO thì Mỹ – một cường quốc hàng đầu thế giới cũng mới đặt chân đến “cửa ải” này. 

Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở châu Á tham gia IMO, trong khi các nước như Trung Quốc năm 1985, Ấn Độ năm 1989, Nhật Bản năm 1990… mới đưa người đi dự thi. 40 năm qua, Việt Nam tham dự 37 kỳ thi IMO với 288 lượt học sinh dự thi (trong đó có 16 học sinh dự thi hai năm liền), giành 52 Huy chương vàng, 94 Huy chương bạc, 67 Huy chương đồng, một giải thưởng đặc biệt và ba bằng danh dự.

 

Tính đến năm 2014, sau các lần dự thi IMO, đoàn Việt Nam đạt thành tích cao nhất tại IMO năm 1999 và IMO 2007 (xếp thứ ba toàn đoàn) đều với ba Huy chương vàng và ba Huy chương bạc, còn các kỳ thi IMO khác Việt Nam được xếp hạng một trong mười nước có thành tích cao nhất. 

Đáng chú ý là trong số những người tham dự hai kỳ Olympic  liên tiếp đã có sáu thành viên từng hai lần giành Huy chương vàng. Đó là Ngô Bảo Châu tại IMO năm 1988 (42 điểm) và IMO 1989 (40 điểm), Đào Hải Long tại IMO 1994 (41 điểm) và IMO 1995 (40 điểm), Ngô Đắc Tuấn tại IMO 1995 (42 điểm) và IMO 1996 (37 điểm), Vũ Ngọc Minh tại IMO 2001 (33 điểm) và IMO 2002 (35 điểm), Lê Hùng Việt Bảo tại IMO 2003 (42 điểm) và IMO 2004 (36 điểm), và Phạm Tuấn Huy tại IMO 2013 (33 điểm) và IMO 2014 (32 điểm).

 Đặc biệt trong số những tài năng vừa đề cập, GS Ngô Bảo Châu đã giành giải thưởng danh giá Fild năm 2010. Thí sinh đầu tiên đạt điểm tối đa và cũng là thí sinh duy nhất của Việt Nam đến thời điểm này, đoạt giải đặc biệt vì có lời giải hay và ngắn gọn bài toán hình học là Lê Bá Khánh Trình (anh đạt 40/40 điểm tại IMO năm 1979 tổ chức ở Luân Đôn).

Thật đáng trân trọng, tính đến IMO năm 2014, Việt Nam đã có 10 thí sinh nữ tham gia “môn thể thao trí tuệ” này và giành được năm Huy chương bạc, năm Huy chương đồng, trong đó Phan Vũ Diễm Hằng là nữ thí sinh đầu tiên của nước ta (chị dự thi IMO năm 1975 và đoạt Huy chương đồng). 

Điều không kém phần thú vị nữa là trong các kỳ IMO có hai trường hợp là anh em con chú, con bác đều đoạt giải (Hà Huy Minh -Huy chương đồng IMO 1989, và Hà Huy Tài – Huy chương bạc IMO 1991). Còn thí sinh nhỏ tuổi nhất ở nước ta dự IMO vào năm 1985 khi chưa tròn 15 tuổi là Nguyễn Tiến Dũng (Huy chương vàng). 

Kể từ khi tham gia IMO tới nay, Việt Nam đã có ba bài toán được chọn vào một trong các đề thi của IMO, đó là năm 1977 của GS Phan Đức Chính, năm 1982 của PGS Văn Như Cương, năm 1987 của tiến sĩ Nguyễn Minh Đức (Huy chương bạc IMO năm 1975).

Năm 2007, Việt Nam đăng cai tổ chức kỳ thi IMO lần thứ 48, kỳ IMO này có 93 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Kết thúc kỳ IMO lần thứ 48, Việt Nam, bên cạnh đạt thứ hạng cao (xếp thứ ba toàn đoàn) còn được bạn bè quốc tế đánh giá là nước tổ chức tốt cả về chuyên môn, cơ sở vật chất trang thiết bị và sự đón tiếp thịnh tình, nồng hậu…



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Dạy, học thêm tiểu học: Vì lợi ích người lớn, không vì học trò

Posted: 02 Jan 2015 08:08 PM PST

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho
rằng những ý kiến ủng hộ việc dạy thêm học thêm ở tiểu học là xuất phát
từ lợi ích của người lớn chứ không vì quyền lợi học trò.

dạy thêm, học thêm, cấm, tiểu học, thứ trưởng Nguyễn Vĩnh Hiển

Gần đây, chỉ thị chấn chỉnh tình trạng dạy thêm – học thêm đối với giáo dục tiểu học mà Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Chia sẻ với Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng những ý kiến ủng hộ việc dạy thêm học thêm ở tiểu học là xuất phát từ lợi ích của người lớn chứ không vì quyền lợi học trò.

Về một số ý kiến cho rằng việc dạy thêm cũng có phần xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh và nhu cầu đó là chính đáng, ông Hiển nói:

Đúng là câu chuyện dạy thêm được bắt đầu kể từ lúc học sinh có nhu cầu học thêm. Nhưng sau đó một số người vin vào điều kiện khó khăn của giáo viên mà xem việc dạy thêm là một hoạt động để có thêm thu nhập, từ số ít ban đầu sau rộng ra đến mức tiêu cực gây bức xúc trong dư luận xã hội, trong nhân dân. Những người làm công tác quản lý giáo dục chúng tôi cho rằng không thể để như vậy được.

dạy thêm, học thêm, cấm, tiểu học, thứ trưởng Nguyễn Vĩnh Hiển 

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển

Tôi cho rằng chúng ta nên xem lại cái được gọi là nhu cầu học thêm hiện nay. Cũng có thể một bộ phận nhỏ có nhu cầu, nhưng tôi e rằng về cơ bản nó không chính đáng, bởi đó là nhu cầu giả được chính các giáo viên tạo ra. Giáo viên ra những bài kiểm tra khó, rồi so sánh giữa em nọ với em kia… làm cho phụ huynh học sinh nôn nóng, sốt ruột, không yên tâm với kết quả học tập của con mình nên muốn cho các cháu đi học thêm. Hoặc có một nhu cầu nữa thường được nhắc tới khi bàn về học thêm dạy thêm ở tiểu học là việc bố mẹ không có thời gian quản con, muốn gửi con chỗ cô giáo. Nhu cầu này thì chính đáng, nhưng nếu nhận trông thì có nhiều cách quản lý trẻ, có nhiều hoạt động để trẻ tham gia, đâu cứ phải dạy thêm học thêm!

Tất nhiên về cách thức tổ chức dạy học trong chương trình hiện nay cũng có vấn đề. Khi mình quá coi trọng kiến thức mà không coi trọng phát triển năng lực nói chung của học sinh thì mình sẽ chỉ tập trung yêu cầu nâng cao kiến thức, mà tập trung nhiều vào kiến thức thì sẽ tạo ra nhu cầu dạy thêm học thêm. Chính phụ huynh học sinh cũng không hiểu được điều này. Từ suy nghĩ học được nhiều kiến thức sẽ thành kỹ năng họ đã nặng nề hóa vai trò của việc học tập, làm cho việc học tập mất nhiều thời gian và nhiều chi phí hơn.


Lúc nãy ông có nói tới sự lan tràn của màu sắc tiêu cực trong hoạt động dạy thêm có liên quan tới lý do cải thiện thu nhập của giáo viên. Trong điều kiện đời sống của giáo viên còn khó khăn thì đó cũng là một điều có thể thông cảm chứ?

Đúng là đời sống của giáo viên còn nhiều khó khăn, họ cần được cảm thông – chia sẻ. Nhưng mình đang nói chuyện phục vụ học sinh thì mình phải nhìn vào học sinh hay nhìn vào mình? Không chỉ riêng nghề sư phạm mà làm nghề nào cũng thế, đã lựa chọn thì phải lường trước và chấp nhận những khó khăn, vất vả của nghề. Xã hội mình đâu có mỗi nghề giáo khó khăn! Làm nghề nào cũng phải xác định nếu nhà nước đãi ngộ được cũng là tốt, còn không thì cũng phải làm tròn trách nhiệm. Nếu ai đó thấy khó khăn thì cứ phàn nàn, có nguyện vọng gì thì cứ phản ánh, các cơ quan hữu quan sẽ cố gắng giải quyết. Còn lý lẽ vì tôi lương thấp, đãi ngộ không xứng đáng nên tôi làm ít hơn người khác, hoặc vì thế mà tôi không hoàn thành nghĩa vụ là không chấp nhận được.

“Kỳ vọng em nào cũng phải học giỏi là rất phản khoa học”


Bộ GD&ĐT từng ban hành rất nhiều văn bản nhằm ngăn chặn tình trạng dạy thêm tràn lan. Nhiều văn bản nhưng khả năng thực thi thấp, ông có thấy vậy không?

Bộ ban hành văn bản nhưng Bộ không phải là nơi tổ chức thực hiện cụ thể. Bộ không phải là nơi xử lý từng giáo viên, từng hiệu trưởng. Cái này phải có trách nhiệm từ bên dưới. Bộ cũng phải chịu trách nhiệm ở chỗ đã “đẩy” một số những khó khăn cho bên dưới, ví dụ như về chương trình – SGK chưa thay đổi kịp, vì thế Bộ đang cố gắng giải quyết chứ không chỉ ban hành các mệnh lệnh hành chính.

Có những điều phụ huynh học sinh không hiểu hết, rồi lại còn kỳ vọng quá vào con em mình, cứ muốn con em mình là người giỏi nhất. Giờ cán bộ quản lý giáo dục phải giúp phụ huynh có một quan niệm khác về chất lượng giáo dục, rằng phải toàn diện, phải phát huy năng lực riêng của từng em, không phải em nào cũng giống em nào. Kỳ vọng em nào cũng phải học giỏi là rất phản khoa học.


Để việc chống tiêu cực trong dạy thêm học thêm hiệu quả, theo ông bây giờ cần phải làm thế nào?

Tất cả giải pháp quản lý không thể làm tốt nếu như phụ huynh học sinh vẫn không nhận thức đúng về quy định, về mong muốn chất lượng dạy học nói chung như thế nào, rồi không yên tâm cho con mình, chỉ muốn dễ cho mình mà gửi con vào những chỗ dạy thêm học thêm. Cho nên tôi nghĩ phụ huynh học sinh phải cùng với nhà trường có trách nhiệm chính đối với việc học tập của con em mình.


Còn trách nhiệm của Bộ GD&ĐT?

Như tôi đã nói, cách tổ chức dạy học theo chương trình hiện hành vẫn còn khó khăn trong quản lý dạy thêm học thêm. Ngay từ bây giờ và sắp tới đổi mới chương trình, SGK thì mình phải thay đổi quan điểm về chất lượng. Chất lượng giờ một mặt đảm bảo kiến thức kỹ năng, nhưng quan trọng hơn là phát triển toàn diện, học sinh phải được trải nghiệm cuộc sống, phải được rèn kỹ năng, có những hình thức giáo dục giá trị một cách phù hợp hơn cho nên không quá tập trung vào kiến thức. Kiến thức chỉ đủ để tư duy, để hình thành năng lực tự học, đủ để sáng tạo, đủ để giải quyết vấn đề chứ kiến thức không phải là tất cả mục tiêu giáo dục. Khi đó có thể thời gian học tập ở trường của các em cần nhiều hơn nhưng không đơn thuần chỉ dạy văn hoá như hiện nay, không gây ra áp lực về tâm lý cho cả giáo viên – học sinh – phụ huynh.

Cùng với đó là cách đổi mới kiểm tra đánh giá. Đổi mới kiểm tra đánh giá cũng nhằm vào năng lực chứ không quá coi trọng kiến thức nữa thì việc dạy thêm học thêm cũng sẽ giảm.


Các giá trị đích thực sẽ được xác lập


Không chỉ từ dư luận học sinh mà ngay trong nội bộ ngành sư phạm cũng có những quan điểm trái chiều về dạy thêm học thêm ở cấp tiểu học, ông nghĩ sao?

Nói thế là không phải. Trong ngành sư phạm còn ý kiến nọ kia là bởi không phải từ góc độ quyền lợi học sinh mà từ lợi ích người phát biểu. Tôi cho rằng mâu thuẫn ở đây không phải do có sự khác nhau về quan điểm sư phạm mà do những áp lực nhất định mà mỗi người phải chịu, ví dụ như áp lực thành tích của nhà trường, về chương trình – SGK…, và họ phải đối phó với áp lực đó, chứ không phải họ đồng tình với việc cần phải học thêm dạy thêm. Họ chống lại việc cấm dạy thêm học thêm vì những cái thúc ép họ chứ không phải vì họ cho rằng dạy thêm học thêm là tốt cho giáo dục.


Trước làn sóng phản ứng, trong đó có giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, ông có nản lòng?

Nản thì không nản. Sức mình đến đâu làm đến đấy. Giáo dục chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền kinh tế – xã hội. Những giá trị của xã hội thay đổi thì sẽ thay đổi những giá trị trong giáo dục. Vì thế sức mình đến đâu thì làm đến đấy, cứ cố gắng mà làm, bởi tôi tin xã hội ngày càng phát triển, các giá trị đích thực sẽ xác lập được vị trí thích đáng. Trong quá trình phát triển sẽ không tránh khỏi những lệch lạc, nhất là chúng ta vừa trải qua một giai đoạn có những giá trị chưa ổn định. Có lẽ các bạn không hình dung được bộ mặt giáo dục những năm 1990 – 1992. Hồi đó thậm chí người ta chẳng còn cần đi học, giáo viên – trường lớp đều thừa. Giờ được người ta đi học cho là tốt rồi, thì lại sinh ra nhu cầu dạy thêm học thêm. Những năm 90 – 91, có hiệu trưởng còn để cho học sinh quay cóp mà chẳng làm gì. Ông ấy bảo tôi (khi đó còn làm thanh tra giáo dục) anh thông cảm, chúng tôi cần các em đi học, tức là người ta phải dùng biện pháp tiêu cực để phục vụ mục đích tích cực.

Cho nên sự phát triển nào cũng có hai mặt, người quản lý phải nghĩ sao để có được sự phát triển bền vững. Cách như ông hiệu trưởng tôi vừa nhắc tới là không bền vững, nên mới sinh ra hậu quả như sau này mà phải mất bao nhiêu thời gian và công sức chúng ta mới hạn chế được phần nào. Cho nên cứ phải dần dần, xã hội phát triển thì giáo dục cũng sẽ phát triển theo.


Xin cảm ơn Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển!

Nhiều người cho rằng ở các nước giáo dục phát triển chẳng có nước nào cấm dạy thêm ở tiểu học…

Nếu dạy thêm lành mạnh thì cũng chẳng cần phải ra văn bản cấm.

Nếu vậy thì mình lại sa vào lý lẽ không quản được thì cấm?

Đúng là không quản được thì cấm, nhưng không phải là cấm một cách vô
lý mà là cấm để dẫn đến kết quả tốt hơn. Giữa việc để cho dạy thêm tràn
lan xuất phát từ những nhu cầu giả tạo với cấm hẳn, cái gì mang đến chất
lượng tốt hơn cho giáo dục thì Bộ lựa chọn. Cấm ở đây cũng là quản.

Theo Quý Hiên (Tiền Phong)



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Dự thảo Quy chế thi đáp ứng sự chờ đợi của giáo viên, học sinh | Giáo dục

Posted: 02 Jan 2015 07:43 PM PST

Nhiều ưu điểm được kế thừa

Thầy Nguyễn Văn Huấn cho biết, mặc dù mới là dự thảo, nhưng nội dung Bộ GD&ĐT đưa ra có nhiều điểm mới, tạo thuận lợi cho thí sinh. Việc Bộ tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo thể hiện sự cầu thị lắng nghe ý kiến phản biện của toàn xã hội, trong đó có cán bộ quản lý, giáo viên và nhất là học sinh, những người trong cuộc.

Trước hết, phải nói rằng dự thảo quy chế kế thừa những ưu điểm của kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng trong những năm qua.

Chẳng hạn, việc tổ chức thi theo cụm liên tỉnh là kế thừa những ưu điểm của mô hình tổ chức cụm thi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây. Việc tổ chức cụm thi tỉnh cho những địa phương khó khăn cũng tạo điều kiện thuận lợi, giúp thí sinh không phải đi xa.

Quy định về miễn thi và tính điểm tối đa môn ngoại ngữ cho học sinh đủ điều kiện để xét công nhận tốt nghiệp là hoàn toàn đúng đắn, vì thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi có cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, không chỉ có đọc và viết như nội dung thi hiện nay với mức độ cao hơn nhiều so với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ bậc THPT.

Một điểm mới, tạo thuận lợi cho thí sinh nữa trong dự thảo quy chế là quy định: 

Thí sinh dự thi đủ các môn quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp và không bị kỷ luật huỷ kết quả thi thì được bảo lưu điểm của các môn thi đạt từ 5,0 điểm trở lên đối với bài thi chấm theo thang 10 điểm hoặc 10,0 điểm trở lên đối với bài thi chấm theo thang điểm 20 cho kỳ thi tổ chức trong năm tiếp ngay sau đó, áp dụng cho cả thí sinh giáo dục THPT, chứ không phải chỉ cho thí sinh hệ GDTX như trước đây.

Dự thảo cũng quy định trách nhiệm liên đới giữa ngành GD&ĐT với các ngành khác từ Trung ương xuống đến tỉnh, thành phố; trách nhiệm của UBND tỉnh qua việc thành lập các Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT cấp quốc gia và cấp tỉnh; quy định trách nhiệm cụ thể trong phối hợp tổ chức kì giữa Sở GD&ĐT, trường đại học và trường THPT, trung tâm GDTX, tạo thuận lợi cho việc tổ chức kì thi.

Cần thể hiện rõ hơn việc thành lập các điểm thi

Tuy nhiên, thầy Nguyễn Văn Huấn cũng đặt vấn đề: Do việc tổ chức thi theo cụm với số lượng cụm thi nhiều hơn, mở rộng ra cả nước, trong đó có những tỉnh khó khăn, nên Bộ GD&ĐT cần có tính toán kỹ để việc tổ chức, điều hành cụm thi và thí sinh được thuận lợi nhất.

Bên cạnh đó, nếu việc tổ chức thi ở cụm thi tỉnh giống như ở cụm thi liên tỉnh, cùng một quy trình và đều do trường đại học chủ trì thì không nên phân biệt cụm thi nào sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp, cụm thi nào xét tốt nghiệp đồng thời xét tuyển sinh cao đẳng, đại học và cho phép thí sinh ở cụm thi tỉnh cũng được quyền sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp đồng thời xét tuyển sinh vào cao đẳng, đại học.

Ngoài ra, về việc tổ chức thi cụm liên tỉnh, theo thầy Nguyễn Văn Huấn, dự thảo cũng chưa thể hiện rõ sẽ phải thành lập các điểm thi như thế nào.

Ví dụ, nếu số lượng thí sinh ở cụm thi gồm 2 tỉnh khoảng 20.000 đến 30.000 thí sinh, thì thí sinh không thể tập trung ở một số ít điểm thi trong một hoặc hai thành phố được vì không thể đảm bảo điều kiện phòng thi, nơi ăn ở cho thí sinh, nên phải chia thí sinh ở rất nhiều điểm thi ở ở các huyện của 2 tỉnh.

Việc điều hành cụm thi ở liên tỉnh với hàng trăm điểm thi như vậy sẽ hết sức khó khăn đối với trường đại học chủ trì trong khi mỗi điểm thi đều phải có lực lực lượng của trường đại học. Bộ GD&ĐT cần dự kiến trước tình huống này…

Vai trò quan trọng của Sở GD&ĐT

Dù trường đại học chủ trì việc tổ chức in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, nhưng theo thầy Nguyễn Văn Huấn, vai trò của Sở GD&ĐT cũng rất quan trọng.

Thể hiện qua việc tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi; chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho kỳ thi; phối hợp với trường ĐH chủ trì cụm thi để tổ chức kỳ thi; điều động cán bộ, giáo viên tham gia coi thi, chấm thi, thanh tra thi; xét, duyệt công nhận tốt nghiệp THPT.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 dự kiến lùi thời gian thi vào đầu tháng 7, Sở GD&ĐT Bến Tre sẽ chỉ đạo các trường THPT, trung tâm GDTX phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh quản lý tốt học sinh, tiếp tục ôn tập cho các em trong thời gian khoảng 1 tháng từ khi kết thúc năm học.

"Sở GD&ĐT Bến Tre đã chỉ đạo các trường THPT, trung tâm GDTX tổ chức góp ý cho dự thảo để đảm bảo việc thực hiện được thuận lợi, khả thi. 

Sau khi tiếp nhận dự thảo, Sở GD&ĐT cũng đã tổ chức hội nghị trực tuyến để định hướng cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường và trung tâm về những đổi mới trong kì thi, xét tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào đại học, cao đẳng sắp tới" – Thầy Huấn cho hay.

Nên bổ sung thêm bản sao Giấy khai sinh vào hồ sơ ĐKDT

Thầy Nguyễn Sỹ Thư – Giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum – cho biết: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Kon Tum đã tổ chức cho các đơn vị trực thuộc cùng với lãnh đạo Sở nghiên cứu, thảo luận và thống nhất một số ý kiến góp ý dự thảo quy chế tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia.

Theo đó, về cơ bản, Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum thống nhất những nội dung trong dự thảo quy chế. Nội dung trong dự thảo rõ ràng, cụ thể và đã quán xuyến được toàn bộ những vấn đề liên quan đến việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Tuy nhiên, Sở GD&ĐT cũng có một số nội dung cần trao đổi thêm.

Thứ nhất, về mục 3 trong Điều 13, tại trang 8, Sở đề nghị:

Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT nên bổ sung thêm bản sao Giấy khai sinh để làm văn bản gốc đối chiếu các thông tin trong phiếu đăng ký dự thi, học bạ, các giấy chứng nhận ưu tiên khuyến khích…

Lý do: Vì nếu không có Giấy khai sinh làm gốc thì không có cơ sở để kiểm tra và xác định sự thống nhất và tính chính xác các thông tin trong các văn bản khác như: ngày tháng năm sinh, nơi sinh, dân tộc, tôn giáo…Điều này có thể dẫn đến sai sót trong hố sơ đăng ký dự thi và các loại giấy tờ khác.

Về mục 4 trong Điều 13, tại trang 9, Sở nhận thấy: Trong hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh tự do đã có bằng tốt nghiệp THPT bao gồm cả Bằng tốt nghiệp trung cấp (ở điểm c) là chưa hợp lý.

Về mục 5 trong Điều 13, tại trang 9, Sở đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu lại hạn cuối cùng nộp hồ sơ đăng ký dự thi trước ngày 1/4 đối với năm học này (năm học 2014 – 2015); xin điều chỉnh sang 1/5/2015.

Bởi thời gian đó các đơn vị khó có thể hoàn thành chương trình năm học và hoàn tất các thủ tục hồ sơ của học sinh.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments