Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hà Tĩnh: Học bổng "Vì em hiếu học" đến với học sinh nghèo vượt khó

Posted: 28 Jan 2015 07:37 AM PST

(Dân trí) – Sáng 28/1, Hội Khuyến học tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel – Chi nhánh Hà Tĩnh, Sở GD-ĐT Hà Tĩnh đã trao học bổng "Vì em hiếu học" đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn của huyện Lộc Hà và Thạch Hà.


Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

10 sự kiện giáo dục “nóng” năm 2014

Posted: 28 Jan 2015 07:08 AM PST

Năm 2014, giáo dục cả nước có nhiều vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Cùng TTO điểm qua 10 vấn đề nổi bật, được bạn đọc quan tâm nhiều.

1. Đề án đổi mới sách giáo khoa

Xem thêm tại đây.

Tháng 4-2014, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trình bày dự thảo nghị quyết đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Khi xây dựng đề án, bộ dự trù kinh phí hơn 34 ngàn tỉ đồng, bao gồm: thực hiện công việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý…

Sốc, toàn khẩu hiệu, thiếu khả thi, không giúp nhận diện được hình hài nền giáo dục Việt Nam mười năm tới… là những đánh giá của nhiều đại biểu và chuyên gia về đề án này.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận sau đó đã giải thích con số này là do sơ xuất trong tính toán. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu phải xây dựng lại dự thảo. Kế hoạch trình đề án ra Quốc hội vào tháng 5 bị hoãn lại.

Đến tháng 9-2014, vấn đề này tiếp tục được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kinh phí dự kiến liên quan đến việc biên soạn và triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa gồm 2 hạng mục lớn, với tổng kinh phí 778,8 tỉ đồng.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu "từ hơn 30.000 tỉ đồng xuống còn 800 tỉ đồng. Tôi sợ quá".

Tới phiên họp Quốc hội cuối năm, sau một số phản biện bày tỏ sự chưa an tâm, Quốc hội đã thông qua đề án với 88,22% đại biểu tán thành.

2. Quyết định tổ chức kỳ thi THPT quốc gia

Bốn môn thi của kỳ thi quốc gia 2015 – Ảnh: Quang Định – Đồ họa: N.Khanh

Ngày 9-9-2014, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận ký quyết định phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015 với tên gọi: kỳ thi THPT quốc gia. Thí sinh tham gia kỳ thi này để xét tốt nghiệp THPT, dùng kết quả để xét tuyển ĐH, CĐ. Kỳ thi này có rất nhiều điểm mới so với kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây.

Khi họp triển khai với các trường ĐH khu vực phía Nam, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 đã vi phạm Luật Giáo dục ĐH – tuyển sinh là quyền tự chủ của các trường – nên năm 2015 bộ sẽ không tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ nữa mà chỉ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia làm căn cứ xét tuyển tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ.

Tháng 12-2014, Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2015. Rất nhiều ý kiến từ các trường bày tỏ băn khoăn cũng như góp ý về các vấn đề kỹ thuật, thi tuyển, khâu tổ chức, cụm thi… của kỳ thi này.

Theo đó, để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ, thí sinh phải thi bốn môn (gọi là bốn môn thi tối thiểu) gồm ba môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và một môn tự chọn trong số các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử và địa lý.

Ngoài bốn môn thi tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển vào ĐH, CĐ. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn thi phục vụ tuyển sinh ĐH, CĐ.

Hiện bộ vẫn tiếp nhận ý kiến từ các cơ sở giáo dục và dự kiến tháng 1-2015 sẽ ban hành quy chế chính thức.

3. Ngừng tuyển sinh Cambridge, tranh cãi chương trình tích hợp ​

Sau khi ngừng tuyển sinh chương trình Cambridge, trong cuộc họp báo sáng 23-6-2014, giám đốc Sở GD-ĐT Lê Hồng Sơn tuyên bố triển khai đề án "Đổi mới dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng

Ông Lê Hồng Sơn - Giám độc Sở GD-ĐT TP.HCM trả lời câu hỏi của PV tại buổi họp báo ngừng chương trình Cambridge, triển khai đề án
Ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM tại buổi họp báo về việc ngừng chương trình Cambridge – Ảnh: Như Hùng

Anh theo chuẩn tiên tiến" (chương trình tích hợp) với đối tác là EMG Education. Sở GD-ĐT TP.HCM công bố là sở này đã làm việc với Bộ Giáo dục Anh kể từ tháng 12-2011 liên quan tới chương trình tích hợp sắp được áp dụng tại TP.HCM.

Tuy nhiên, Tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM, ông Douglas Barnes ra tuyên bố khẳng định không có bất cứ thỏa thuận nào giữa Bộ giáo dục Anh hay Cơ quan quản lý và khảo thí quốc gia Anh (STA) với Sở GD-ĐT TP.HCM và EMG về chương trình tích hợp mà Sở GD-ĐT TP.HCM tiến hành.

Sau đó, UBND TP.HCM cũng yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo dừng ngay việc triển khai thực hiện đề án "Đổi mới dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến dựa trên phương pháp tích hợp chương trình quốc gia Anh và chương trình Việt Nam" (còn gọi là chương trình tích hợp) trong khi UBND thành phố chưa phê duyệt đề án. Đến tháng 10-2014, UBND TP.HCM đã chấp thuận cho Sở GD-ĐT triển khai chương trình dạy toán – khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam.

4. Bỏ chấm điểm học sinh tiểu học

Những con dấu của giáo viên đặt hàng tại một cơ sở sản xuất con dấu ở Hà Nội và nhận xét được đóng dấu trên vở học sinh – Ảnh: N.Khánh

Theo thông tư của Bộ GD-ĐT, từ ngày 15-10-2014, chính thức bỏ cho điểm đối với học sinh tiểu học, thay vào đó hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng giáo viên chủ nhiệm có những nhận xét cụ thể về thái độ học tập, việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất cần thiết của học sinh, chú trọng việc nhận xét quá trình nỗ lực, tiến bộ của học sinh…

Theo Vụ giáo dục tiểu học Bộ GD-ĐT, việc đổi mới đánh giá thường xuyên bằng nhận xét để tập trung hình thành động lực bên trong, cách đánh giá này giúp giáo viên đổi mới cách dạy, giúp học sinh học được, thích học và học tốt hơn.

Tuy vậy, thay vì nhận xét bằng lời nói, chữ viết, không ít giáo viên đã có "sáng kiến" khắc các con dấu có chữ "very good, cô khen, cần cẩn thận hơn, em cần rèn luyện thêm kỹ năng tính toán" để đóng dấu vào vở của học sinh. Nhiều giáo viên cho rằng việc thay đổi này khiến công việc của họ tăng lên quá nhiều, không đủ thời gian ghi lời phê, nhận xét cho từng học sinh.

5. SGK điện tử và máy tính bảng cho học sinh lớp 1, 2, 3

SGK điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học các lớp 1, 2, 3 trong phòng học được giới thiệu tại Sở GD-ĐT TP.HCM chiều 19-8 – Ảnh: Như Hùng
Tiếp sau chương trình tích hợp, tháng 8-2014,  Sở GD-ĐT TP.HCM lại tiếp tục đưa ra đề án sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3. Theo đó đề án được đầu tư khoảng 4.000 tỉ đồng từ nguồn xã hội hóa. Học sinh lớp 1, 2, 3 cấp tiểu học tại TP.HCM sẽ học hoàn toàn trong những lớp học thông minh.

Học sinh được tương tác với tấm bảng thông minh, mỗi em sử dụng một máy tính bảng để học, làm bài tập, bài kiểm tra, giáo viên điều khiển lớp học qua máy tính, sách giáo khoa được số hóa với khả năng hiển thị hình ảnh động và âm thanh cho mỗi bài học…

Đề án này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Tháng 10-2014, UBND TP.HCM chỉ đạo dừng đề án lại vì nhiều lý do, trong đó UBND TP.HCM yêu cầu khi nào có sự đồng thuận của đông đảo của phụ huynh học sinh… thì mới triển khai đề án.

6. Bảng tương tác “trùm mền”

Bảng tương tác được trang bị cho Trường THCS Vàm Đình hầu như không sử dụng – Ảnh: Tấn Thái

Nhiều trường học tại TP.HCM và các địa phương đua nhau sắm bảng tương tác, trong đó có cả trường mầm non. Mỗi loại bảng tương tác có giá khác nhau, từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên giá phổ biến mà các trường tại TP.HCM mua là trên 100 triệu đồng.

Tuy nhiên, ở không ít nơi, bảng tương tác trang bị xong lại “trùm mền” do thiếu cơ sở vật chất, giáo viên không có kỹ năng sử dụng. Nhiều giáo viên không biết cách sử dụng hết các chức năng mà chỉ đơn thuần như là một cái máy chiếu gây ra tình trạng lãng phí, không hiệu quả. Hiện nay, nhiều trường đang vận động phụ huynh đóng góp để trả nợ tiền mua bảng tương tác.

7. Lùm xùm nội bộ ĐH Hoa Sen

Đại biểu cổ đông Trường ĐH Hoa Sen biểu quyết bầu lại HĐQT mới tại buổi đại hội đồng cổ đông bất thường sáng 2-8 – Ảnh: Như Hùng

Ngày 2-8-2014, nhóm cổ đông chiếm 30% cổ phần tại Trường ĐH Hoa Sen đã tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường, "truất phế" hội đồng quản trị hiện thời và bầu ra hội đồng quản trị mới. Nhóm này cũng đề xuất miễn nhiệm chức vụ hiệu trưởng đối với bà Bùi Trân Phượng.

Ngày 19-8, Sở GD-ĐT TP.HCM ra văn bản khẳng định chưa có đủ cơ sở xem xét hồ sơ để trình UBND TP.HCM công nhận hội đồng quản trị của Trường ĐH Hoa Sen qua đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 2-8.

Trường ĐH Hoa Sen có lịch sử hơn 20 năm và đã khẳng định được vị thế, chất lượng đào tạo trong xã hội. Vụ lùm xùm nổ ra khi nội bộ trường có nhiều mâu thuẫn liên quan đến việc xác định hướng phát triển của trường cũng như cổ tức.

Tại đại hội cổ đông năm 2013, nhiều thành viên nhóm cổ đông 30% đòi chia cổ tức lên đến 30% trong khi hội đồng quản trị hiện tại yêu cầu thay đổi mục tiêu hoạt động của trường thành không vì lợi nhuận. Mâu thuẫn và sóng gió bắt đầu nổi lên từ đây.

8. Giáo viên quá tải vì việc không tên và các loại số sách

Xem thêm tại đây.
Bộ GD-ĐT hô hào giảm tải cho học sinh, còn giáo viên thì lại đang bị quá tải, trước hết là quá tải sổ sách, những việc làm không tên.

Theo các giáo viên, nếu cộng luôn với các sổ thuộc công tác chuyên môn thì số lượng sổ sách lên đến con số 24. Giáo viên cho biết họ quá tải vì sổ sách, không còn thời gian để đầu tư nâng cao chuyên môn, bài giảng.

Chỉ tính riêng công tác chuyên môn cô có tổng cộng 14 loại sổ sách phải hoàn thành gồm: giáo án lớp 10, giáo án lớp 11, giáo án hướng nghiệp, giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp, kế hoạch cá nhân, sổ báo giảng, sổ tự nghiên cứu, sổ điểm, sổ dự giờ, sổ lưu đề kiểm tra, sổ học nghị quyết, sổ họp chuyên môn, sổ họp hội đồng sư phạm, sổ học tập bồi dưỡng chuyên đề.

Đó là chưa tính công tác chủ nhiệm có hàng loạt các loại hồ sơ, sổ sách phải làm. Kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch phối hợp với phụ huynh học sinh, kế hoạch theo dõi học sinh cá biệt, sổ chủ nhiệm, sổ điểm lớn, sổ theo dõi học sinh, sổ lưu hồ sơ, sổ kê khai đóng học phí, sổ điểm cá nhân, học bạ…

9. Lo ngại chất lượng bác sĩ cử tuyển

Nhiều người đang rất lo ngại sau khi biết được thực trạng hiện nay của bác sĩ cử tuyển

Chính sách của Chính phủ có từ năm 2006 với mục đích đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ ĐH, CĐ, trung cấp. Riêng đối với ngành bác sĩ, hàng năm các địa phương cử khá nhiều người đi học với điều kiện đầu vào khá dễ so với thi tuyển ĐH chính quy.

Hậu quả là nhiều sinh viên học hành rất lẹt đẹt, không theo kịp chương trình. Thậm chí có sinh viên thực tập tại các bệnh viện ở TP Cần Thơ, khi khám cho bệnh nhân nhưng hoàn toàn không biết vì sao có một triệu chứng nào đó (mà bệnh nhân kể) để xác định bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Có sinh viên năm thứ 6 mà vẫn không nắm rõ ruột thừa nằm ở vị trí nào trong ổ bụng. Xung quanh ruột thừa có các bộ phận nào và những mối liên hệ của nó cũng không biết. Điều này rất nguy hiểm vì họ rất dễ chẩn đoán sai bệnh, có thể khiến bệnh nhân mất mạng.

Nhiều ý kiến đề suất phải thay đổi cách tuyển sinh, siết đầu vào hệ bác sĩ cử tuyển cũng như đầu ra để đảm bảo chất lượng.

10. Siết điều kiện mở ngành, trường chạy đua tuyển… tiến sĩ

Xem thêm tại đây.

Đầu năm 2014, Bộ GD-ĐT ra quyết định dừng tuyển sinh năm 2014 đối với 207 ngành đào tạo bậc ĐH do chưa đảm bảo điều kiện về đội ngũ giảng viên. Đây là số lượng ngành bị dừng nhiều nhất từ trước đến nay vào một thời điểm. Trong số này có các ngành đào tạo ở cả ĐHQG, các trường ĐH lớn. Bộ cũng cảnh báo 296 ngành đào tạo bậc CĐ do không đảm bảo đội ngũ giảng viên.

Điều này dẫn đến việc nhiều trường chạy đua, đưa ra nhiều ưu đã nhằm tuyển dụng giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ, nếu không phải dừng tuyển sinh. Không chỉ đưa ra các chính sách ưu đãi bằng tiền mặt, nhiều trường ngoài công lập còn mời gọi giảng viên có trình độ tiến sĩ bằng cổ phần, thu nhập hấp dẫn. Các bộ ngành chủ quản cũng tích cực hỗ trợ các trường trong vấn đề này.

Đây là việc làm mang tính đối phó. Thực tế khi mở ngành, các trường chạy đôn chạy đáo để tuyển giảng viên cho đủ điều kiện. Sau khi được phép mở ngành, chính sách thu hút nhân tài bị bỏ ngỏ, công tác đào tạo bồi dưỡng không được chú trọng dẫn đến giảng viên bỏ đi nơi khác.

Nhóm PVGD – Theo tuoitre.vn

 

 

Đại sứ Hoa Kỳ vinh danh học sinh tốt nghiệp Học bổng tiếng Anh Access

Posted: 28 Jan 2015 06:35 AM PST

(Dân trí) – Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius ngày 28/1 đã trao chứng nhận tốt nghiệp cho 38 học sinh vừa kết thúc Chương trình Học bổng tiếng Anh Access tại một buổi lễ có sự tham dự của giáo viên, phụ huynh và đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.


Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đầu tư xây 9 trường cao đẳng nghề thành chất lượng cao

Posted: 28 Jan 2015 06:04 AM PST

- Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và Hội đồng Anh hôm nay (28/1) đã ký biên bản ghi nhớ về về xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng tại một số trường cao đẳng nghề được đầu tư thành trường chất lượng cao tại Việt Nam.

Hoạt động chính được cam kết trong khuôn khổ bản ghi nhớ là hợp tác giữa các trường của Anh và Việt Nam, trong đó, nội dung chính là xây dựng hệ thống khung và công cụ đảm bảo chất lượng tại trường phù hợp với Việt Nam trên cơ sở tham khảo mô hình và kinh nghiệm của Vương quốc Anh.

  Cao đẳng nghề, chất lượng cao

Lễ ký được thực hiện với sự chứng kiến của Thứ trưởng thường trực Bộ
Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa và Huân tước David
Puttnam, đặc phái viên thương mại của Vương quốc Anh tại khu vực Đông
Dương

Mô hình hệ thống khung về đảm bảo chất lượng được xây dựng và phát triển trên cơ sở tham khảo các mô hình đảm bảo chất lượng của các trường đào tạo nghề của Vương quốc Anh sẽ được thí điểm tại chín trường cao đẳng nghề Việt Nam tham gia dự án.

Sau thời gian triển khai thí điểm, công tác đánh giá hiệu quả của mô hình sẽ được Tổng cục Dạy nghề (Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề) phối hợp với các trường của Vương quốc Anh thực hiện.

Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng để tiếp tục hoàn thiện bộ khung các nguyên tắc, công cụ và quy trình về đảm bảo chất lượng, đồng thời phổ biến và nhân rộng mô hình.

Song song với hoạt động này là hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của trường về quản lý và thực hiện công tác đảm bảo chất lượng dạy nghề.

Các hoạt động này diễn ra từ tháng 3/2015 đến tháng 4/2016.

Danh sách chín trường tham gia bao gồm CĐ Nghề Công nghiệp Hà Nội, CĐ nghề Cơ điện Hà Nội, CĐ nghề Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, CĐ nghề Du lịch Huế, CĐ nghề Nha Trang, CĐ nghề thành phố Hồ Chí Minh, CĐ nghề Đà Lạt, CĐ nghề Kiên Giang, CĐ nghề Cần Thơ.

Song Nguyên



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Các hãng lớn Nhật săn lùng nhân viên giỏi từ châu Á

Posted: 28 Jan 2015 06:00 AM PST

n-grads-a-20150120-870x579-2416-14224164

Một nhà tuyển dụng người Nhật đang giới thiệu về công ty cho một sinh viên nước ngoài học tại Nhật ở Hội chợ việc làm tháng 3/2014. Ảnh: Kyodo.

Một buổi sáng tĩnh lặng hôm 13/12/2014, khi các văn phòng nghỉ làm việc ngày cuối tuần thì các sinh viên tụ tập ở tầng 39, Trung tâm Tài chính Vịnh Marina, khu đô thị mới hào nhoáng của Singapore.

Công ty tuyển dụng Recruit Career Co., có trụ sở ở Tokyo, sắp xếp lịch phỏng vấn cho bảy công ty Nhật với hơn 60 sinh viên ngoại quốc. Họ hy vọng tuyển dụng được những người giỏi nhất và thông minh nhất.

Các sinh viên năm cuối và các sinh viên mới tốt nghiệp được mời phỏng vấn qua Skype, sau đó bay tới Singapore để dự cuộc phỏng vấn trong hai ngày. Vé máy bay và tiền khách sạn được phía Nhật chi trả.

Đa số sinh viên cố gắng che giấu sự hồi hộp bằng cách gõ máy tính xách tay hoặc đảo qua đảo lại các mảnh ghi chú. Một số thì tỏ ra lặng lẽ và nghiêm trang, trong khi những người khác thì ngồi trên ghế sofa tán chuyện với bạn bè và đợi đến lượt mình.

Hai nam thanh niên cố thoát khỏi bầu không khí lo lắng bằng cách tự chụp ảnh, đằng sau là làn nước trong xanh của Vịnh Marina, xa xa là tòa nhà SkyPark trong tổ hợp kinh doanh, nghỉ dưỡng kết hợp casino Marina Bay Sands lộng lẫy.

Các ứng viên đến từ Indonesia, Thái Lan, Hong Kong, Ấn Độ và Singapore. Hơn một nửa biết nói tiếng Nhật khá. Các nhà tuyển dụng bao gồm công ty Panasonic, ngân hàng Sumitomo Mitsui, và công ty công nghiệp Brother.

Masayasu “Mark” Yukioka, giám đốc bộ phận tuyển dụng của Panasonic cho biết, trước khi đến Singapore, ông đã đến Ấn Độ thăm một nơi nổi tiếng là Viện Công nghệ Ấn Độ. Ông cho rằng Ấn Độ là quốc gia có khả năng cung cấp sinh viên kỹ thuật tay nghề cao.

“Đây là lần đầu tiên tôi đến Singapore” để tuyển dụng sinh viên châu Á, Yukioka nói.

Theo Japan Times, đây là việc chưa từng có đối với các công ty Nhật Bản: tuyển dụng các sinh viên mới tốt nghiệp ở các trường đại học khắp Đông Nam Á về Nhật Bản làm việc. Trước đó, họ chỉ tuyển dụng sinh viên nước ngoài học tập ở Nhật Bản với mục đích thuê làm việc cho công ty con ở hải ngoại.

“Nhưng ngày nay thì khác. Tôi có thể nói rằng người ta đang làm ngược lại. Tôi sẵn lòng thuê người nước ngoài, những người biết nói tiếng Nhật và mời họ tới Nhật Bản làm việc với tư cách là một nhân viên trụ sở chính tại Nhật”.

“Dân số trẻ ở Nhật đang giảm dần, do đó chúng tôi không thể chỉ trông chờ vào các sinh viên trình độ cao tốt nghiệp ở Nhật Bản. Vì thế chúng tôi phải tìm kiếm những người có bằng cấp cao trên toàn thế giới”, ông Yukino nói. Vấn đề nhân khẩu học ở Nhật Bản là một trong những yếu tố chính khiến các công ty mở rộng mạng lưới tìm kiếm nhân tài ra nước ngoài.

Ông Yukino cho biết các sinh viên mà mình phỏng vấn hết sức quan tâm đến chuyện làm việc ở Nhật Bản cũng như văn hóa Nhật, kể cả anime – phim hoạt hình Nhật Bản.

Yếu tố gần gũi địa lý với Nhật Bản cũng góp phần dễ dàng hơn cho việc tuyển dụng các sinh viên trong khu vực châu Á, ông Yukino đánh giá. Ngày hôm đó ông có hẹn phỏng vấn với 15 sinh viên và hy vọng sẽ tìm được ba người thích hợp để đến Nhật làm việc.

Người Nhật có truyền thống làm việc suốt đời cho một công ty. Khi được hỏi ông có mong đợi những người nước ngoài sẽ làm việc suốt đời tại Nhật không, Yukino nói: “Tôi không muốn phân biệt giữa người nước ngoài và người Nhật Bản. Nhưng nếu có ai đó muốn về nước, tôi phải chấp nhận điều đó”.

Tuy nhiên, ông nói thêm: “Chúng tôi cũng có cơ sở tại nhiều nước khác”, thế nên, họ có thể chuyển về làm việc tại quê nhà cho một công ty con của Panasonic.

Caniago Ardiansyah, một thanh niên Indonesia trong độ tuổi 20, tốt nghiệp ngành Văn hóa Nhật Bản, đã ứng tuyển vào vị trí bán hàng của một công ty xây dựng Nhật Bản.

“Tôi đã vượt qua kỳ thi đầu vào của JLPT (kiểm tra năng lực ngôn ngữ tiếng Nhật). Đây là cơ hội để tôi tìm được việc làm ở Nhật. Đây là cơ hội lớn để tôi biến giấc mơ tới Nhật Bản thành hiện thực”, anh nói. “Nhật Bản sẽ là nền tảng vững chãi để bắt đầu một sự nghiệp toàn cầu, bởi vì nhiều công ty của họ đang phát triển ra ngoài”.

Clifford Alexander, 21 tuổi, một sinh viên người Indonesia, sắp tốt nghiệp ngành cơ khí tháng hai tới, nói rằng: “Tôi nộp đơn xin làm việc ở Nhật vì tôi rất thích các nguyên tắc làm việc của người Nhật. Họ đánh giá cao thời giờ của người khác và tôn trọng đối phương.”

“Dĩ nhiên, Nhật là một trong những nước có nền công nghệ phát triển nhất. Vì vậy tôi sẽ có con đường phát triển sự nghiệp tuyệt vời. Tôi muốn trở thành một trong những nhà quản lý kỹ thuật tại Nhật Bản”.

“Tôi không biết rằng người Indonesia cũng có thể làm việc ở Nhật, chứ không phải ở hải ngoại. Tôi không biết nói tiếng Nhật – tôi chỉ biết nói tiếng Bahasa, ngôn ngữ chính ở Indonesia và tiếng Anh – nhưng họ bảo thế cũng được. Tôi cho rằng họ sẽ dạy tôi tiếng Nhật”, Alexander vui vẻ nói.

Hồng Hạnh



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Vĩnh Phúc phải sửa sai trong công tác tuyển dụng giáo viên – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 28 Jan 2015 05:33 AM PST

Tại buổi làm việc với đoàn công tác Bộ Nội vụ, bà Dương Thị Tuyến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển viên chức ngành giáo dục đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc cùng với các thành viên trong Hội đồng đã có báo cáo chi tiết về vụ việc. Vẫn giữ nguyên quan điểm lập trường đã từng báo cáo với Bộ Nội vụ, bà Dương Thị Tuyến cho biết: Trước tình trạng hệ thống tin nhắn và đơn thư phản ánh tiêu cực trước kì thi, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cảm thấy có thể ảnh hưởng đến sự khách quan của kì thi nếu giao cho huyện tổ chức. Chính vì thế, UBND tỉnh đã quyết định đưa về tổ chức thi tập trung tại tỉnh. Quyết định 2319 cũng chỉ là xử lý tình huống vì lúc đó sát đến ngày thi rồi mà đơn thư thì lại nhiều. UBND tỉnh đã thành lập Hội đồng thi cấp tỉnh nhưng đã không kịp ra các văn bản theo quy định.

Trong bản báo cáo gửi Bộ Nội vụ, Vĩnh Phúc vẫn khẳng định mình làm không sai!
Trong bản báo cáo gửi Bộ Nội vụ, Vĩnh Phúc vẫn khẳng định mình làm không sai!

Báo cáo với đoàn công tác, ông Phạm Quang Tuệ – Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc cho hay, kỳ thi diễn ra trong hai ngày và được dư luận đánh giá rất cao. Trong kì thi đã lập 126 văn bản vi phạm quy chế thi, tất cả các khu vực thi đều được lắp đặt hệ thống camera giám sát. Riêng với địa điểm Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh không bố trí được camera thì đã tăng cường thêm giám thị, an ninh…

Giám đốc Phạm Quang Tuệ cũng báo cáo quy trình tổ chức thi, khâu chấm thi và xử lý "sự cố" sau khi phát hiện có dấu hiệu bất thường ở một số bài thi…

Việc tuyển dụng phải tuân thủ theo đúng quy định

Sau khi lắng nghe báo cáo của UBND tỉnh về việc tuyển dụng viên chức giáo dục 2014, ông Nguyễn Xuân Sơn – Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc thẳng thắn chia sẻ: Đáng lẽ ra khi chuyển thi tập trung lên tỉnh thì phải ra Quyết định mới hủy bỏ tất cả những quyết định trước của Hội đồng cấp huyện. Trước đây có văn bản hướng dẫn liên tịch 836 về việc xác định trúng tuyển theo huyện, khi ban hành văn bản 6376 thì đáng lẽ ra phải hủy bỏ văn bản 836. Sau này khi làm rồi thì mới bảo đi thu nên nó trở thành vướng mắc. Đây là vấn đề cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Trong khi đó, Phó giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Thanh Chính tiếp tục thanh minh: Nền tảng của tỉnh trong phân cấp là Quyết định số 02. Tại điều 13 khoản b có đề cập đến việc UBND tỉnh cho ý kiến về thời gian, nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp. Theo cách nghĩ của địa phương thì về hình thức thì có hai vấn đề được đặt ra: Một là, hình thức thi hoặc xét tuyển. Hai là, hình thức thi theo phân tán (phân cấp cho huyện) hay là thi tập trung.

Ngoài những thiếu sót UBND tỉnh Vĩnh Phúc thừa nhận, Bộ Nội vụ đã chỉ ra thêm

Ngoài những thiếu sót UBND tỉnh Vĩnh Phúc thừa nhận, Bộ Nội vụ đã chỉ ra thêm hàng loạt sai phạm của Vĩnh Phúc khi đối chiếu với các quy định.


Ông Chính cũng khẳng định, tuy nhiên điều cần rút kinh nghiệm cho những lần tuyển dụng sau đó là cần xác định vị trí việc làm từng huyện hay của tỉnh. Bên cạnh đó, xem qua các quy định thì không có điều nào nói tỉnh không được phép làm thay huyện.

Trước sự băn khoăn của địa phương, ông Đặng Thanh Tùng, Chánh thanh tra Bộ Nội vụ, thành viên đoàn công tác, đã lên tiếng giải đáp: Ngoài nguyên tắc công bằng, khách quan thì còn một nguyên tắc khác đó là phải làm đúng pháp luật. Bất kỳ hoạt động nào của cơ quan nhà nước dù có mục đích gì đi chăng nữa thì phải xuất phát từ một nguyên tắc rất quan trọng đó là mình có quyền làm việc đó hay không. Căn cứ để xác định một cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức hay không trước hết là căn cứ vào Luật Viên chức, sau đó là các quy định cụ thể, chi tiết của Nghị định 29.

"Tôi khẳng định, UBND tỉnh Vĩnh Phúc với tư cách là một cơ quan nhà nước thì có thẩm quyền tổ chức tuyển dụng viên chức, tuy nhiên là viên chức ở các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh. Trong trường hợp này thì đối tượng viên chức ở các quận, huyện thì thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện. Như vậy, khẳng định thẩm quyền theo quy định của pháp luật để tuyển dụng viên chức như UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa đứng ra làm thuộc thẩm quyền của UBND huyện hoặc phân cấp cho các đơn vị, nếu các đơn vị đó ở cơ sở giáo dục được giao quyền tự chủ hoàn toàn. Điều này có nghĩa UBND tỉnh không có thẩm quyền trong việc tổ chức tuyển dụng viên chức giáo dục vừa qua" – ông Tùng nói.

Cũng theo ông Tùng, chúng ta phải tuân thủ pháp luật, trong đó có quy định về thẩm quyền. Nếu pháp luật không cho mình thẩm quyền thì không nên bàn thêm chuyện cái này công khai, minh bạch đến đâu. Việc UBND tỉnh Vĩnh Phúc làm đó là cách thức tổ chức thực hiện mà đúng ra chúng ta phải nên xem xét để có thể kiểm tra, giám sát, thậm chí là tiến hành hoạt động thanh tra đối với Hội đồng của huyện nếu như phát hiện ra các tình tiết sai phạm. Tôi sẽ không có ý kiến về các tình tiết liên quan đến Hội đồng của UBND tỉnh, bởi đó là một Hội đồng mà theo cá nhân tôi nhìn nhận cùng như dựa trên các tài liệu hiện có thì được thành lập ra để thực hiện một việc không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh".

Tham gia phân tích về thẩm quyền tổ chức tuyển dụng viên chức, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn phân tích thêm: Liên quan đến việc phân cấp thì Luật Viên chức 2010 đã quy định rất rõ thẩm quyền tuyển dụng viên chức. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng.

Và cơ quan quản lý đơn vị có thẩm quyền đơn vị sự nghiệp công lập là ai? Điều này được quy định rõ ở điều 2, khoản 5 Nghị định 29: đó chính là cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý; quyết định hoặc ủy quyền quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

Câu hỏi đặt ra: UBND tỉnh có bổ nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện không hay đó là thuộc thẩm quyền của UBND huyện? Từ đó có thể xác định rằng khi tỉnh tổ chức chung một kì thi cho tất cả các đơn vị sự nghiệp trong tỉnh, nếu đối chiếu với Luật Viên chức và Nghị định 29 là không đúng.

"Nếu không đề cập đến vấn đề tôi nói trên thì khi tỉnh muốn rút về thì phải ban hành quyết định hủy các quy định cấp huyện, quyết định này phải trao đổi ý kiến của Hội đồng nhân dân và cơ quan quản lý nhà nước về công chức, viên chức. Tuy nhiên, UBND tỉnh Vĩnh Phúc lại không làm việc này" – Thứ trưởng Trần Anh Tuấn nói.

Cũng theo Thứ trưởng Tuấn, việc UBND tỉnh Vĩnh Phúc không xác định trúng tuyển theo địa chỉ là cũng không đúng với quy định hiện hành. Việc Hội đồng tuyển dụng cấp tỉnh có đến 20 thành viên là sai so với Nghị định 29. Quy trình, trình tự, tổ chức thi cũng không theo trình tự đã quy định.

"Điều đáng tiếc là khi có những thông tin tiêu cực trước kì thi thì Vĩnh Phúc có thể báo cáo về Bộ Nội vụ để được hướng dẫn có biện pháp xử lý đúng luật. Việc tổ chức thi tập trung cũng có thể thực hiện được nhưng đáng ra UBND tỉnh chỉ nên đứng ra tổ chức thi để nâng cao tính khách quan, trung thực, chống tiêu cực. Sau khi có kết quả thì trả về cho các huyện để họ xác định người trúng tuyển theo chỉ tiêu được giao thì mới đúng thẩm quyền" – Thứ trưởng Trần Anh Tuấn chia sẻ thêm với Dân trí sau khi kết thúc buổi làm việc.

Yêu cầu có giải pháp khắc phục và xử lý cán bộ vi phạm

Với phân tích của đoàn công tác Bộ Nội vụ, bà Dương Thị Tuyến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phải thừa nhận thiếu sót trong việc thực hiện tuyển dụng viên chức. Bà Tuyến chia sẻ: Khi huyện làm không an toàn thì tỉnh thu về để tránh hệ quả phức tạp về sau. Nếu các đơn vị liên quan nắm được tình hình tiêu cực sớm thì sẽ có thời gian để báo cáo và xin ý kiến Bộ Nội vụ cùng như điều chỉnh Quyết định 02.

Trước những sai sót được địa phương thừa nhận, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn đề nghị Vĩnh Phúc phải đưa ra được hướng xử lý vụ việc theo tình thần đảm bảo quyền lợi thí sinh, khách quan, trung thực nhưng tuân thủ quy định của pháp luật.

Theo Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, với những thiếu sót nêu trên thì Vĩnh Phúc hoàn toàn có thể phải hủy bỏ kết quả kì thi này và tổ chức tuyển dụng lại. Tuy nhiên, xét thấy kì thi đã đảm bảo được sự an toàn, nghiêm túc nên có thể tính đến phương án vẫn sử dụng kết quả kì thi nhưng phải trả kết quả về cho các huyện để xác định người trúng tuyển theo chỉ tiêu được giao.

Ngoài những thiếu sót UBND tỉnh Vĩnh Phúc thừa nhận, Bộ Nội vụ đã chỉ ra thêm

Thứ trưởng Trần Anh Tuấn khẳng định Vĩnh Phúc đã không làm đúng Luật Viên chức và Nghị định 29.

Trước băn khoăn về việc làm như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người có điểm cao ở huyện khác không trúng tuyển, còn thí sinh có điểm thấp hơn của một huyện khác sẽ trúng tuyển, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn nhấn mạnh: Đây là câu chuyện bình thường bởi nó cạnh tranh theo từng địa chỉ (từng huyện). Nếu theo cách làm của Vĩnh Phúc thì sẽ xuất hiện tình trạng người trúng tuyển không có nguyện vọng nhưng vẫn bị phân công công tác; thí sinh của một huyện có thể trúng tuyển hết cả chỉ tiêu nhưng huyện khác thì không có thí sinh nào trúng tuyển.

"Thực tế thì rất sinh động và phong phú nhưng để đảm bảo sự quản lý thống nhất của Chính phủ, của Nhà nước trong một quốc gia thì phải tuân thủ theo pháp luật, pháp luật phải được thực hiện trong 63 tỉnh, thành là như nhau. Nếu có phương pháp khác tốt hơn nhưng lại trái luật thì phải làm đề án xin làm thí điểm trình cơ quan có thẩm quyết chấp thuận" – Thứ trưởng Trần Anh Tuấn nói.

Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cũng đề nghị Vĩnh Phúc, qua việc này tỉnh cũng phải xác định trách nhiệm những người tham mưu để xem xét, xử lý.

Nguyễn Hùng

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trao tặng đò mới cho học sinh lội sông đến trường – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 28 Jan 2015 04:28 AM PST

Sáng sớm, đoàn công tác chúng tôi đã ngược đường mòn Hồ Chính Minh nhánh Đông hiểm trở để đến với bà con đồng bào dân tộc ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh. Con đường ngoằn ngoèo dẫn lên xã miền biên viễn nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Bình mùa này lau lách nở trắng xóa.

Dọc đường đi, ông Phạm Xuân Bình, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Bình chia sẻ, đây là lần thứ ba ông lên với bà con và các em học sinh xã miền núi Trường Sơn, và sau mỗi chuyến công tác, ông luôn trăn trở trước những khó khăn của người dân nơi đây. Bởi thế sau khi nhận được đề xuất từ Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh xin cấp kinh phí mua một chiếc đò cho trường Tiểu học Trường Sơn, nơi các em học sinh phải lội qua sông đến trường mỗi ngày, ông Bình đồng ý ngay.

Trao tặng đò mới cho học sinh lội sông đến trường

Trao tặng đò mới cho học sinh lội sông đến trường

Do địa phương thiếu kinh phí, nên tình trạng học sinh và người dân phải lội qua sông xảy ra thường xuyên.

Trước đó, trong chuyến công tác trao quà từ thiện cho các em học sinh trường Tiểu học Trường Sơn, ông Lê Quang Sỹ, Giám đốc Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh Quảng Bình đã hứa sẽ đề xuất Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh này cấp kinh phí đầu tư một chiếc đò mới cho các em học sinh ở các bản phải lội qua sông đến trường.

Và sau hơn 3 tháng triển khai, đến sáng nay 28/1, chiếc đò mới chở được khoảng 30 em học sinh đã được lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Bình, Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh này trao tặng cho trường Tiểu học Trường Sơn nhằm phục vụ việc đến trường cho các em học sinh ở bên kia sông.

Trước những khó khăn đó, 
Trước những khó khăn đó, 

Trước những khó khăn đó, ông Lê Quang Sỹ, Giám đốc Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh Quảng Bình đã đề xuất Sở Lao động – Thương binh vàXã hội tỉnh này cấp kinh phí đầu tư một chiếc đò mới cho các em học sinh ở các bản phải lội qua sông đến trường.

Tại buổi lễ trao tặng đò, ông Nguyễn Hải Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Sơn nhấn mạnh rằng, dù trong những năm qua, địa phương đã được tỉnh, huyện, các tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm khắp mọi miền đất nước đặc biệt quan tâm, giúp đỡ, tuy nhiên hiện nay nhu cầu sử dụng đò để qua sông của các em học sinh và người dân là rất lớn nên tình trạng học sinh lội sông đến trường và người dân đi mưu sinh rất nguy hiểm là không thể tránh khỏi.

Theo ông Hải, trên địa bàn xã Trường Sơn hiện nay có 6 điểm trường với 637 học sinh phải qua sông đến trường, bởi thế mỗi khi mùa mưa lũ về, hầu hết các em học sinh phải nghỉ học dài ngày. Riêng trường Tiểu học Trường Sơn, nơi có 267 em học sinh, trong đó có 86% là học sinh con em đồng bào dân tộc. Trường có 8 điểm trường, trong đó có 4 bản học sinh phải thường xuyên lội sông đến trường.

Có đò mới, các em học sinh và bà con nơi đây sẽ qua sông an toàn hơn.

Có đò mới, các em học sinh và bà con nơi đây sẽ qua sông an toàn hơn.

Nhận được chiếc đò mới từ đoàn công tác, ông Sơn bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Bình cũng như Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh đã quan tâm tới các em học sinh xã nhà trong thời gian qua. Đặc biệt, có chiếc đò mới, các em học sinh sẽ có thêm điều kiện đến trường đầy đủ và an toàn hơn.

Sau khi bàn giao đò mới cho trường Tiểu học Trường Sơn, ông Bình đề nghị lãnh đạo xã Trường Sơn cũng như nhà trường phải có trách nhiệm bố trí người túc trực, chèo đò chở học sinh qua lại mỗi ngày một cách an toàn, nhất là vào những ngày mưa lũ.

Cũng trong dịp này, ông Phạm Xuân Bình, Giám đốc 

Cũng trong dịp này, ông Phạm Xuân Bình, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Bình đã trao tặng 5.000.000 đồng đến thầy cô trường Tiểu học Trường có thêm điều kiện trang trải cuộc sống để yên tâm công tác, gieo ước mơ con chữ cho các em học sinh nơi đây.

Trong niềm vui khi vừa bước lên chiếc đò mới, em Nguyễn Khánh Thuận, học sinh lớp 5, trường Tiểu học Trường Sơn phấn khởi chia sẻ: "Có đò mới, từ nay chúng em không còn phải nghỉ học khi mùa mưa lũ về, và hơn nữa không còn lo cảnh lội qua con nước chảy xiết, nguy hiểm đến tính mạng như trước nữa".  

Đặng Tài

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Kỳ vọng cánh chim đầu đàn hoạt động liên kết các trung tâm SEAMEO | Giáo dục

Posted: 28 Jan 2015 04:16 AM PST

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trực tiếp thử nghiệm một phương pháp dạy học mới tại Trung tâm SEAMOLECBộ trưởng Phạm Vũ Luận trực tiếp thử nghiệm một phương pháp dạy học mới tại Trung tâm SEAMOLEC

Cùng dự buổi làm việc có GS.TS Ir Gatot Hari Priowirjanto – Giám đốc Trung tâm khu vực về đào tạo Mở (SEAMEO SEAMOLEC); Giám đốc các Trung tâm khu vực về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về Ngôn ngữ (SEAMEO QITEP in Language), về Toán học (SEAMEO QITEP in Mathematics), về Khoa học (SEAMEO QITEP in Science), Trung tâm khu vực về Sinh học nhiệt đới (SEAMEO BIOTROP), Trung tâm khu vực về thực phẩm và dinh dưỡng (SEAMEO RECFON); đại diện Bộ Giáo dục và Văn hóa Indonesia cùng các cán bộ, sinh viên Trung tâm SEAMEO SEAMOLEC.

Các lĩnh vực hoạt động của 6 trung tâm SEAMEO Indonesia bao trùm những vấn đề quan trọng 

Indonesia là nước có số lượng các trung tâm SEAMEO nhiều nhất trong các nước thành viên, trong đó có trung tâm được thành lập và hoạt động ngay từ những ngày đầu tổ chức SEAMEO ra đời năm 1965.

Với bề dày lịch sử 50 năm của SEAMEO, Indonesia với tư cách là quốc gia thành viên và các Trung tâm trực thuộc đã có những đóng góp thiết thực và to lớn cho sự phát triển trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của đất nước Indoneisa nói riêng và của Tổ chức SEAMEO nói chung.

Trong thời đại bùng nổ về khoa học công nghệ hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu phát triển của mỗi quốc gia là một đòi hỏi cấp thiết. 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận vui mừng nhận thấy các lĩnh vực hoạt động của 6 trung tâm SEAMEO Indonesia đã bao trùm những vấn đề quan trọng: 

Từ việc xây dựng khuôn khổ, hệ thống chính sách quản lý giáo dục và đưa ra các giải pháp thay thế nhằm đạt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực bền vững; 

Việc tập trung đầu tư có chiều sâu vào đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy các ngành khoa học, toán học và ngôn ngữ cho đến việc tổ chức nghiên cứu, tuyên truyền về thực phẩm và dinh dưỡng nhằm nâng cao chất lượng sức khỏe cho nhân dân và bảo về đa dạng sinh học nhiệt đới cho các thế hệ mai sau.

Những nhân tố quyết định thành công của các Trung tâm SEAMEO

Các trung tâm SEAMEO đều hoạt động độc lập, vì thế việc suy nghĩ và sáng tạo độc lập trong cách làm là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của các trung tâm SEAMEO.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận  

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng Trung tâm SEAMEO SEAMOLEC và các Trung tâm tại Indonesia – với tư cách là các trung tâm tiên phong của SEAMEO – có rất nhiều kinh nghiệm và bài học hay để chia sẻ được với các đồng nghiệp ở các trung tâm được thành lập sau như ở Việt Nam (sau này có thể là Lào, Campuchia và Đông Timor).

Bộ trưởng nêu ví dụ: Trong nghiên cứu khoa học, làm sao để một trung tâm có thể xuất bản được các ấn phẩm của riêng mình như trường hợp SEAMEO BIOTROP đã có tạp chí Biotropia và Biotrop Courier, qua đó tập hợp tri thức của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu để chia sẻ với cộng đồng học thuật ở tại Indonesia, trong ASEAN, thậm chí còn đến các khu vực xa hơn nữa.

Hoặc trong việc phát triển mạng lưới hợp tác với các đối tác nước ngoài như việc tổ chức đoàn khảo sát đến Paris (Pháp) làm việc với UNESCO của 3 trung tâm SEAMEO QITEP vừa qua cho thấy cách làm sáng tạo và phù hợp với nhu cầu thiết thực của đất nước Indonesia.

“Tại Indonesia, các Trung tâm còn liên kết với nhau để tiến hành các hoạt động chung, chia sẻ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển; đó thật sự là một cách làm đúng và hiệu quả. Tôi đã đi thăm một số trung tâm SEAMEO ở các nước khác và cả thực tiễn hoạt động của trung tâm SEAMEO Việt Nam, tôi chưa thấy được các hoạt động liên kết với nhau tốt như các bạn đã làm ở Indonesia” – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhận định.

Chủ tịch Hội đồng SEAMEO đề xuất thúc đẩy hợp tác

Năm 2015 kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Indonesia, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận mong muốn các trung tâm SEAMEO Việt Nam và Indonesia có những hoạt động cụ thể để thúc đẩy hợp tác

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận mong các Trung tâm sẽ tích cực hơn nữa trong việc hướng ra bên ngoài, đến các đối tác ở những nước mà nơi đó các đồng nghiệp đang cần những lời khuyên, những kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động trung tâm. Mặt khác, các Trung tâm cũng thu nhận được những kinh nghiệm và bài học nhất định cho việc nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động.

"Được biết, một số trung tâm đã có hợp tác với nhiều đối tác trong ASEAN, nhưng hãy cùng nhau suy nghĩ đến định hướng xa hơn cho các hoạt động liên kết, hợp tác đó một khi Cộng đồng ASEAN được chính thức thành lập vào ngày 31/12/2015" – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh.

Năm 2015 kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Indonesia, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận mong muốn các trung tâm SEAMEO Việt Nam và Indonesia có những hoạt động cụ thể để thúc đẩy hợp tác, đồng thời nêu một số đề xuất:

Các trung tâm SEAMEO Indonesia tiếp tục giúp Việt Nam đào tạo nhân lực trong các lĩnh vực có thế mạnh bằng nhiều hình thức, ví dụ mời các cán bộ quản lý và giảng viên của Việt Nam đến dự các khóa đào tạo tại Indonesia;

Việt Nam phối hợp với 3 trung tâm SEAMEO QITEP tổ chức khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và phương pháp giảng dạy hiện đại các môn Ngoại ngữ, Toán và Khoa học cho cán bộ, giáo viên dạy các môn này từ cấp Bộ đến cấp trường của Việt Nam tại Việt Nam;

Tổ chức hội thảo chung giữa 6 trung tâm SEAMEO của Indonesia với trung tâm SEAMEO Việt Nam với chủ đề tập trung vào nội dung nâng cao chất lượng và phạm vi hợp tác giáo dục, đào tạo giữa Việt Nam và Indonesia.

Và không chỉ khép kín trong phạm vi SEAMEO, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận còn muốn các trung tâm SEAMEO phối hợp với các trường đại học ở Việt Nam.

Kỳ vọng về cánh chim đầu đàn trong hoạt động liên kết

Năm 2015 cũng là năm kỷ niệm 50 năm thành lập SEAMEO, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận mong các trung tâm cùng nhau cụ thể hóa 7 lĩnh vực ưu tiên trong Chương trình nghị sự giáo dục của SEAMEO sau 2015 đã được xác định tại Diễn đàn đối thoại chiến lược các Bộ trưởng Giáo dục SEAMEO và các khuyến nghị của Đại hội SEAMEO 2014 để làm nền tảng cho hợp tác giáo dục trong khu vực.

Trung tâm có thể cân nhắc gắn các hoạt động của mình nhiều hơn nữa với 7 lĩnh vực này, đặc biệt là lĩnh vực thứ 7 (áp dụng một bộ giáo trình giảng dạy cho thế kỷ 21) vì vấn đề này rất quan trọng trong việc xác định một khung trình độ chung cho giáo dục của ASEAN nhằm đáp ứng tốt sự phát triển của ASEAN trong thế kỷ này.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh: "Mặc dù một số lĩnh vực trong đó không thuộc phạm vi hoạt động hiện nay của các trung tâm SEAMEO Indonesia, nhưng hướng các hoạt động vào những lĩnh vực này sẽ giúp thúc đẩy mạnh mẽ hơn chương trình liên kết giữa các trung tâm SEAMEO của cả khu vực (SEAMEO Inter Center Collaboration). Trung tâm của các bạn hãy trở thành cánh chim đầu đàn cho những hoạt động liên kết đó!".



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Nội phát động cuộc thi vô địch tin học văn phòng thế giới

Posted: 28 Jan 2015 03:59 AM PST

- Sáng 27/1, Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới (MOSWC) 2015 phát động Cuộc thi MOSWC 2015 dành cho học sinh trung học trên địa bàn Hà Nội.

Ông  Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc cho biết: " Sở GD&ĐT Hà Nội xác định dạy và học tin học là một trong những môn học cần thiết. Đây có thể được coi là cuộc thi học sinh giỏi Tin học văn phòng toàn thành phố để chọn ra đội tuyển tham gia vòng thi quốc gia và quốc tế Tin học văn phòng 2015. Cuộc thi được tổ chức nhằm mang đến một sân chơi bổ ích giúp học sinh luyện tập, kiểm tra và đánh giá chính xác trình độ tin học theo tiêu chuẩn quốc tế”.

tin học văn phòng thế giới
Các thầy cô trao đổi về cuộc thi

Cuộc thi này có điểm khác so với các cuộc thi học sinh giỏi tin học phổ thông từ trước đến nay là sử dụng bài thi quốc tế MOS làm thước đo đánh giá trình độ của thí sinh.

MOSWC là cuộc thi tin học văn phòng lớn nhất trên thế giới với sự tham gia của hơn 100 quốc gia, qua 13 năm. Tại Việt Nam, MOSWC đã trở thành cuộc thi tin học chuẩn quốc tế lớn nhất diễn ra trên quy mô toàn quốc, đã có mặt ở Việt Nam 5 năm.

Ông Đoàn Hồng Nam – Chủ tịch IIG Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức MOSWC 2015 cho biết, sự cạnh tranh này ngày càng khốc liệt do mỗi nội dung thi chỉ có duy nhất một bộ Huy chương Vàng, Bạc, Đồng trong khi số lượng quốc gia tham dự không ngừng tăng lên. Năm 2010 có 29 quốc gia tham gia, năm 2011 là 50 và năm 2014 có 130 quốc gia tham gia”.

Năm 2014, đoàn Việt Nam có Huy chương Đồng nội dung PowerPoint 2010, do Trần Phúc Duy – học sinh lớp  10 trường Đinh Thiện Lý (TP.HCM).

Năm 2015, MOSWC được mở rộng quy mô, với sự tham gia đồng tổ chức của Bộ Giáo dục Đào tạo, Viettel, báo Tuổi trẻ  và IIG Việt Nam – đại diện quốc gia của Certiport; phát động cuộc thi tới 63 tỉnh thành và toàn bộ các trường ĐH, CĐ, trường nghề.

Ba Đại sứ MOS 2015 tham dự vòng chung kết thế giới tại Mỹ sẽ có cơ hội
nhận được giải thưởng trị giá 5.000 USD cho giải nhất; 2500 USD cho giải
nhì và 1000 USD cho giải ba.

MOS là bài thi đánh giá các kỹ năng sử dụng các ứng dụng Tin học văn phòng Microsoft Office: Word 2010, Excel 2010, PowerPoint 2010. 



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nên học Quan hệ quốc tế hay Truyền thông

Posted: 28 Jan 2015 03:48 AM PST

Bởi lý do đó, em tính chọn ngành học năng động để thay đổi nhược điểm của bản thân. Em rất thích tiếng Anh và cũng học tốt môn này nên định thi vào ngành Truyền thông, cụ thể là Tổ chức sự kiện hoặc Quan hệ quốc tế.

Em đang phân vân không biết nên đăng ký ngành nào để có tương lai công việc tươi sáng. Ngoại hình của em không đẹp lắm, liệu điều đó có ảnh hưởng đến vấn đề xin việc khi học hai ngành này? Nhờ anh chị tư vấn giúp. Em cảm ơn.

Linh Vân

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments