Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cùng quyết tâm vì sự phát triển của SEAMEO | Giáo dục

Posted: 26 Jan 2015 07:45 AM PST

GD&TĐ – Sự tiếp đón nồng hậu, những thành tựu nghiên cứu có tính ứng dụng cao, những quan điểm, bàn thảo… đều hướng đến sự phát triển chung của SEAMEO – Đó là những trải nghiệm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng SEAMEO cùng đoàn công tác trong chuyến thăm và làm việc tại Trung tâm khu vực sau đại học về nông nghiệp SEAMEO SEARCA – Philippines chiều nay (26/1).



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bổ nhiệm Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM | Giáo dục

Posted: 26 Jan 2015 06:43 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sinh viên Ngoại thương và đêm “rung chuông vàng” ấn tượng

Posted: 26 Jan 2015 04:48 AM PST

FTU Golden Bell – Rung chuông vàng Đại học Ngoại thương, là cuộc thi tạo ra một sân chơi trí tuệ cho tất cả sinh viên các khóa trong trường  đồng thời khẳng định thương hiệu sinh viên đại học Ngoại thương năng động, thông minh, sáng tạo với nhiều khả năng vượt trội.

Đêm chung kết có sự góp mặt của các thầy cô trong Ban giám hiệu, và đại diện phòng khoa của trường Đại học Ngoại thương, các nhà tài trợ cùng lực lượng đông đảo cổ động viên là các sinh viên trong và ngoài trường.

Các thí sinh tham gia chung kết FTU Golden Bell 2015.

Trải qua vòng nộp đơn và sơ khảo, 100 gương mặt tài năng nhất đã được tìm ra. Trong đêm chung kết, 100 thí sinh đã cố gắng thể hiện trọn vẹn khả năng về kiến thức để trở thành thí sinh xuất sắc nhất, chinh phục được chuông vàng.

Với lượng câu hỏi đươc chuẩn bị công phu, phong phú, thuộc tất cả lĩnh vực khác nhau lịch sử, sinh học, kinh tế,…đêm thi thực sự mang đến nhiều bổ ích cũng như bất ngờ cho các thí sinh cũng như tất cả sinh viên đến tham dự.

Không chỉ là một sân chơi đầy kịch tính, FTU Golden Bell còn hấp dẫn khán giả bởi những tiết mục nghệ thuật phong phú, được dàn dựng kĩ lưỡng như: Taekwondo Dance (Học viện Ngân hàng), nhảy Popping (câu lạc bộ Dancing Đại học Ngoại thương),…

Đêm chung kết FTU Golden Bell 2015 đã kết thúc với 10 thí sinh cùng nhau đi đến chiến thắng. Ttất cả 100 thí sinh đều là những người đã chinh phục đỉnh cao tri thức, vượt qua chính mình để có mặt trên sàn đấu của Rung Chuông Vàng.

FTU Golden Bell là hoạt động đầy ý nghĩa của sinh viên Đại học Ngoại thương, thể hiện sự hiểu biết, trí tuệ cũng như niềm đam mê làm chủ thế giới tri thức rộng lớn của những sinh viên năng động, bản lĩnh.



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bắc Giang đưa tiêu chí chấm điểm giờ dạy của giáo viên | Giáo dục

Posted: 26 Jan 2015 04:40 AM PST

Theo đó, ghi rõ: Đánh giá giờ dạy theo theo định hướng phát triển năng lực học sinh là đánh giá hiệu quả hoạt động của học sinh, qua đó đánh giá được vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng trong hoạt động của giáo viên, được thể hiện qua các tiêu chí:

Kế hoạch (giáo án) và tài liệu dạy học (25 điểm); Tổ chức hoạt động học tập cho học sinh (35 điêm); hoạt động của học sinh (40 điểm).

Giờ dạy đạt loại giỏi nếu từ trên 80 điểm; loại khá: từ 65 đến 79 điểm; loại trung bình: từ 50 – 64 điểm; còn lại là loại yếu.

Sở này quy định, không đánh giá, xếp loại giờ dạy đối với các tiết dạy áp dụng các kỹ thuật, phương pháp dạy học mới nếu giáo viên không có nhu cầu, hoặc các tiết dạy không sử dụng để kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên.

Trong trường hợp có nhu cầu xếp loại giờ dạy, các đơn vị vận dụng tiêu chí trên để cho điểm giờ dạy phù hợp với đặc thù bài học và điều kiện dạy học cụ thể của từng địa phương, từng nhà trường.

Về kế hoạch dạy học, theo quy định của Sở GD&ĐT Bắc Giang, được xây dựng trên cơ sở phân phối chương trình dạy học chi tiết do giáo viên xây dựng.

Đối với giáo viên được phân công dạy nhiều đối tượng học sinh trong cùng một khối, có thể sử dụng một kế hoạch dạy học nhưng phải có chú thích cụ thể (đơn vị kiến thức này áp dụng cho đối tượng nào).



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học sinh tiểu học bán hàng lấy tiền giúp bạn vùng cao

Posted: 26 Jan 2015 04:09 AM PST

Thứ hai, 26/1/2015 | 18:07 GMT+7

Thứ hai, 26/1/2015 | 18:07 GMT+7

Cuối tuần qua, học sinh tiểu học ở Hà Nội đã tham gia bán hàng, cùng góp sức kiếm tiền ủng hộ cho quỹ “Vì trẻ em nghèo vùng cao”.

4-JPG-6369-1422269432.jpg

Hội chợ từ thiện “Vì trẻ em nghèo vùng cao” được tổ chức lần thứ 2 tại một trường tiểu học ở  quận Ba Đình (Hà Nội). Khoảng 1.000 học sinh được phụ huynh đưa đến tham dự chương trình. Điều đặc biệt của hội chợ là tất cả nhân viên bán hàng đều là trẻ nhỏ. 

14-JPG-9263-1422269432.jpg

Trước khi hội chợ diễn ra, các em phải viết những lá đơn xin việc tại các gian hàng đồng thời phải đi tìm vị trí của gian hàng đó trong hội chợ. Sau mỗi ca làm việc, các bé đều nhận được lương xứng đáng với công lao động đã bỏ ra.

25-JPG-9818-1422269432.jpg

Hội chợ có một cửa hàng rất đặc biệt mang tên Vua đầu bếp nhí. Nơi đây quy tụ những đội thi tranh tài với công việc bếp núc.

dau-bep-6973-1422269432.jpg

Các nhóm sẽ phải thiết kế một thực đơn với đầy đủ chất dinh dưỡng, giá cả phải chăng và các bạn nhỏ sẽ chính là người thực hiện nó.

10-JPG-6308-1422269432.jpg

Các đội sẽ bán món ăn mình làm ra cho khách hàng.

5-JPG-7941-1422269432.jpg

Và những khách hàng thưởng thức món ăn đó chính là giám khảo chấm điểm cho các đội thi trong cuộc thi tài này.

IMG-20150125-115144-5912-1422269432.jpg

Rất nhiều bạn tỏ ra thành thục với công việc bán hàng, chào mời khách.

IMG-20150125-121254-9787-1422269432.jpg

Không chỉ ngồi bán tại các gian hàng, các bé còn bê đồ đi chào mời khách tham dự với những lời thuyết phục không thể từ chối như: “Mỗi túi quả nhỏ chỉ 2.000- 5.000 đồng, cô mua đi cô, để ủng hộ cho các bạn nhỏ vùng cao, các bạn ấy rất khó khăn ạ”.

DSC-1919-JPG-2506-1422269432.jpg

Nhiều phụ huynh cho con tham dự hội chợ chia sẻ, con mình đã lớn hơn rất nhiều nhờ việc tích cực tự chạy đi xin việc, tự kiếm được tiền từ chính sức lao động của mình.

DSC-1888-JPG-9014-1422269432.jpg

Tại hội chợ, các bé còn được chơi nhiều trò chơi bổ ích như lắp ghép đồ chơi, nhảy sạp.

IMG-20150125-120058-7064-1422269432.jpg

Từ các cửa hàng, sau khi trừ tiền vốn, tiền thuê quầy, tiền trả lương cho các nhân viên nhí thì số còn lại sẽ được ủng hộ cho quỹ từ thiện.

IMG-20150125-120226-8513-1422269433.jpg

TS Nguyễn Thu Hương (người ngồi giữa) cho biết, Hội chợ Vì trẻ em nghèo vùng cao được tổ chức lần thứ 2 đã thu được hơn 15 triệu đồng. Ngay sau hội chợ, 24 kiện hàng gom được đã được ban tổ chức gửi xe khách đến với các cháu nhỏ ở Lai Châu.

Kiều Trinh



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Gần 500 học sinh THPT tham dự hội thao Giáo dục quốc phòng – an ninh – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 26 Jan 2015 03:58 AM PST

Gần 500 học sinh các trường THPT tham dự hội thao

Gần 500 học sinh các trường THPT tham dự hội thao

Hội thao được Sở GD-ĐT, phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk tổ chức 2 năm/lần với sự tham dự của 52 trường THPT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, có 468 học sinh tham gia thi đấu với 7 nội dung thi: Một số hiểu biết chung về quốc phòng – an ninh; Đội ngũ; Tư thế, động tác vận động chiến trường; Bắn súng AK; Ném lựu đạn trúng đích; Tháo, lắp súng AK ban ngày; Băng bó, cứu thương.

Trong các môn thi, môn thi bắn súng tiểu liên AK là môn thi được chú ý và chuẩn bị kỹ càng nhất, có156 học sinh khối lớp 12 của các trường dự thi và được tổ chức tại trường bắn Cư Êbua. Trước đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tại các huyện, thành đã tổ chức tập bắn, huấn luyện kỹ năng bắn đạt thật cho tất cả các học sinh tham dự hội thi.

Tại lễ khai mạc, học sinh được tổ chức rước đuốc từ tượng đài Bác Hồ với Thiếu nhi dân tộc Đắk Lắk đến Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.

Hội thao nhằm nâng cao chất lượng môn học Giáo dục Quốc phòng, tạo niềm yêu thích cho học sinh với hoạt động thể dục thể thao, đẩy mạnh phong trào thi đua rèn luyện của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức của thanh niên về lòng yêu quê hương tổ quốc và sẵn sằng bảo vệ đất nước. 

Gần 500 học sinh các trường THPT tham dự hội thao

Hội thao Giáo dục quốc phòng – an ninh THPT tỉnh Đắk Lắk nhằm tuyển chọn những học sinh xuất sắc tham dự hội thao quốc gia.

Thông qua hội thao sẽ tuyển chọn được những học sinh xuất sắc, có khả năng để đại diện cho tỉnh Đắk Lắk tham dự hội thao quốc gia. Hội thi được diễn ra trong 4 ngày (25 – 28/1).

Trương Nguyễn

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trong SEAMEO cần có đầu tàu, Việt Nam và Philippines sẽ cùng tiên phong! | Giáo dục

Posted: 26 Jan 2015 03:36 AM PST

Chiều nay (26/1), Bộ trưởng Phạm Vũ Luận sẽ đến thăm Trung tâm khu vực sau đại học về nông nghiệp (SEAMEO SEARCA) và tại đây cùng làm việc với Trung tâm khu vực về y tế cộng đồng (SEAMEO TROPMED). 

Vui mừng được gặp Ngài Armin A Luistro, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cảm ơn Bộ trưởng Giáo dục Philippines đã ủng hộ ông trong vai trò Chủ tịch Hội đồng SEAMEO và nhấn mạnh: 

Với sự ủng hộ của các Bộ trưởng trong Hội đồng SEAMEO, tôi sẽ tiếp tục tập trung hết sức để cùng Tổ chức SEAMEO thực hiện thật tốt những nghị quyết đã được Hội đồng thông qua tại Hội nghị SEAMEC 47 cũng như những định hướng đã xác định tại Đối thoại chiến lược các Bộ trưởng SEAMEO (tổ chức tại Lào tháng 9/2014) và Đại hội SEAMEO; cùng góp sức hoạch định những kế hoạch mới cho thời gian tới.

Đồng thời, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thông báo một số nội dung trong khuôn khổ hoạt động SEAMEO tới Bộ trưởng Armin A Luistro. Cụ thể:

Xây dựng các Kịch bản và Chương trình nghị sự Giáo dục sau năm 2015 và sau EFA (Giáo dục cho mọi người) tại ĐNÁ

Tại Diễn đàn đối thoại chiến lược của các Bộ trưởng giáo dục SEAMEO (SDEM) được tổ chức tháng  9/2014 tại Vientiane, 7 lĩnh vực ưu tiên đối với SEAMEO (giai đoạn 2015 – 2035) được xác định bao gồm:

1) Chăm sóc và giáo dục mầm non;

2) Xóa bỏ rào cản hòa nhập cộng đồng;

3) Khả năng chống chịu trong tình huống khẩn cấp;

4) Xúc tiến giáo dục dạy nghề (TVET);

5) Đào tạo giáo viên;

6) Hài hòa hóa trong hoạt động nghiên cứu và giáo dục  đại học;

7) Áp dụng chương trình giảng dạy của thế kỷ 21.

7 lĩnh vực ưu tiên này cấu thành Chương trình nghị sự giáo dục SEAMEO sau 2015. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận mong Bộ trưởng Armin A Luistro ủng hộ thúc đẩy 7 ưu tiên này cũng như ủng hộ nghiên cứu đang thực hiện nhằm xây dựng Chương trình nghị sự giáo dục của SEAMEO.

Kiến nghị từ Đại hội SEAMEO: Nhìn lại Giáo dục, Khoa học và Văn hóa hướng tới Hội nhập Khu vực

Những kiến nghị chính tại Đại hội SEAMEO (11/2014) gồm:

a) Nâng cao quản trị và tạo dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục;

b) Tăng cường mối liên kết giữa các hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy và giáo dục không chính thức;

c) Đặt giáo dục vào hệ thống văn hóa – xã hội hiện nay;

d) Thiết kế công tác giảng dạy – học tập hiệu quả và gắn chương trình giảng dạy với nhu cầu của thị trường lao động;

e) Phát triển lãnh đạo trong giáo dục;

f) Đẩy mạnh hợp tác đa phương; 

g) Tận dụng tối đa công nghệ thông tin và truyền thông; h) thúc đẩy giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM –  Science, Technology, Engineering and Mathematics);

i) Liên tục tăng cường năng lực. 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đề nghị Bộ trưởng Armin A Luistro chia sẻ quan điểm về cách thức áp dụng các kiến nghị của Đại hội SEAMEO vào bối cảnh và hoạt động cải cách giáo dục đang triển khai tại của Philippines. 

Kỷ niệm 50 năm thành lập SEAMEO

Tháng 11/2015, SEAMEO sẽ bước qua một dấu mốc quan trọng đánh dấu 50 năm xây dựng và trưởng thành.

Hoạt động kỷ niệm 50 năm thành lập SEAMEO nhằm mục đích: Vinh danh những thành tựu  SEAMEO đã đạt được và nêu bật dấu mốc 50 năm; nâng cao vị thế, ghi nhận và hình ảnh của SEAMEO ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế; khơi dậy lòng tự hào về tổ chức trong từng thành viên và các bên liên quan của SEAMEO; tăng cường hợp tác giữa các trung tâm SEAMEO trong khu vực với các các đối tác và các bên liên quan.

Hoạt động kỷ niệm 50 năm cần có sự tham gia và ủng hộ  từ các bên liên quan của SEAMEO như Bộ Giáo dục của các quốc gia thành viên, các quốc gia thành viên liên kết và các tổ chức thành viên liên kết.

Chủ đề lễ kỷ niệm 50 năm thành lập SEAMEO là: Giáo dục hướng tới Phát triển Bền vững. Lễ kỷ niệm chính thức dự kiến được tổ chức vào dịp diễn ra Hội nghị Hội đồng SEAMEO lần thứ 48 vào tháng 5/2015. Ban Thư ký SEAMEO và các Trung tâm SEAMEO đang tích cực chuẩn bị cho lễ kỷ niệm này. 

Trong cuộc hội đàm, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã tham khảo các ý kiến/kiến nghị của Bộ trưởng Armin A Luistro về các hoạt động có khả năng sẽ được Bộ Giáo dục Philippines tiến hành nhân kỷ niệm 50 năm thành lập SEAMEO. 

Trong SEAMEO cần có nước đi tiên phong, 

Việt Nam và Philippines sẽ cùng tiên phong!

Tại buổi hội đàm, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đánh giá cao và cảm ơn Chính phủ, Bộ Giáo dục Philippines đã ủng hộ, hỗ trợ, tạo điều kiện để các Trung tâm Trung tâm khu vực sau đại học về nông nghiệp (SEAMEO SEARCA) và Trung tâm khu vực về đổi mới giáo dục và công nghệ (SEAMEO INNOTECH) hoạt động tốt, thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ của mình, đồng thời có những đóng góp, hỗ trợ lớn đối trong lĩnh vực hoạt động của mình đối với các nước thành viên SEAMEO khác, trong đó có Việt Nam.

Vui mừng trước chuyến thăm của Chủ tịch Hội đồng SEAMEO, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam – Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Armin A Luistro nhận định: Giáo dục hai nước Việt Nam và Philippines có những điểm tương đồng. 

Hiện Philippines đang triển khai phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; giáo dục cho đồng bào vùng khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng biên giới; giáo dục phòng chống thiên tai…  Từ những bài học thực tiễn của mình, Philippines có thể chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam. 

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Armin A Luistro đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm với Philippines trong lĩnh vực dạy nghề, bồi dưỡng học sinh giỏi, nhất là môn Toán. Trong SEAMEO cần có nước đi tiên phong, Việt Nam và Philippines sẽ cùng tiên phong. 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận hoan nghênh các ý kiến của Bộ trưởng Armin A Luistro, đồng thời đề nghị Đại sứ Việt Nam tại  Philippines Trương Triều Dương làm việc với Bộ Giáo dục Philippines để cùng xây dựng kế hoạch, giúp hai Bộ hợp tác đa dạng và hiệu quả hơn nữa.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cam go cuộc đua vào lớp 10 THPT – “Cửa hẹp” trường công | Giáo dục

Posted: 26 Jan 2015 03:30 AM PST

Dự kiến, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2015 – 2016, Sở GD-ĐT Hà Nội, TPHCM tiếp tục giảm sĩ số lớp. Hà Nội công bố duy trì sĩ số chuẩn 40 học sinh/lớp tại các trường công lập nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng dạy và học.

Tuy nhiên, so với nhu cầu được học các trường công lập của người học là khá cao, quy định trên có thể khiến cuộc cạnh tranh suất vào lớp 10 ở nhiều trường công lập sẽ quyết liệt hơn.

Với mức học phí phải đóng vào trường công chỉ dao động từ 20 – 40.000 đồng/tháng so với hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu đồng/tháng ở trường ngoài công lập, thì ưu tiên của nhiều phụ huynh vẫn là trường công lập.


Mong có "tấm vé" vào công lập

Hà Nội áp dụng sĩ số chuẩn tại các trường THPT là không quá 40 học sinh/lớp. Đây được coi là điều kiện để các trường công lập nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đồng thời giúp giải quyết việc cân bằng nguồn tuyển cho các loại hình trường khác.

Thông tin này được Sở GD – ĐT Hà Nội công bố trước thềm các cuộc kiểm tra điều kiện tuyển sinh tới các trường, để xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho năm học 2015 – 2016. Đây là năm học thứ hai Sở GD-ĐT Hà Nội tăng cường các biện pháp mạnh trong việc tuyển chọn đầu vào các trường THPT.

Dù quyết sách này chỉ vừa được Sở đưa ra từ tuần trước, nhưng các phụ huynh đã kịp nắm bắt và đặt kế hoạch học tập cho con mình. Chị Thu Trà (phố Nguyễn Thị Định, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, năm nay con gái chị dự kiến đăng ký thi vào trường THPT Trần Phú, là một trong 5 trường THPT "top" đầu của Hà Nội.

"Ngay từ khi nghỉ hè lớp 8, tôi đã đầu tư cho con học thêm ở lò luyện, rồi mời gia sư về nhà kèm thêm. Rút kinh nghiệm với anh cháu, 2 năm trước chỉ vì thiếu 1 điểm vào trường THPT Thăng Long mà con phải học trường dân lập, rất tốn kém", chị Trà chia sẻ.

Một phụ huynh có con học lớp 9 trường THCS Giảng Võ (ở phố Nguyễn Công Hoan, Hà Nội) bật mí: "Theo thường lệ, thí sinh được tuyển lấy điểm từ cao xuống thấp. Hoặc có trường ấn định luôn mức 50 điểm là đỗ vào trường. Nhưng có trường con số đỗ được 50 điểm là cao hơn so với chỉ tiêu được giao. Như vậy, có trường hợp đỗ theo điểm vào trường nhưng không được học. Vấn đề chạy trường chắc chắn xảy ra. Nói xa hơn nữa, những em mặc dù đỗ này sẽ học trường ngoài công lập. Điều này tất sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các em. Thậm chí, được xem là cú sốc đầu đời".

Chị Trà cho biết thêm: "Thực ra không phải trường dân lập nào chất lượng cũng thấp, có những trường rất có uy tín, học lực phải khá, giỏi mới tự tin đăng ký vào được. Nhưng không ít trường ngoài công lập chất lượng thấp: Môi trường chưa lành mạnh, trình độ giáo viên còn thấp, cơ sở vật nghèo nàn… trong khi học phí cao hơn hẳn công lập. Tôi nghĩ, đây là lý do vì sao dân tình khao khát tấm vé vào công lập". 

Theo ghi nhận của báo Tin tức, thời điểm kết thúc học kỳ I, nhiều gia đình đã lựa chọn cho con mình trường học dự tuyển. Nhưng quyết định cuối cùng vẫn dựa vào chỉ tiêu tuyển sinh mà các trường được giao sau khi được Sở GD – ĐT duyệt, nghĩa là còn tới 4 hoặc 5 tháng nữa. Dù vậy, khi nắm bắt được thông tin trên, nhiều phụ huynh bày tỏ sự lo lắng. 


TP Hồ Chí Minh cũng là nơi có chủ trương giảm sĩ số học sinh/lớp, nhằm đảm bảo chất lượng THPT. Tuy không sôi động như kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh CĐ- ĐH, nhưng kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 cũng không kém phần quan trọng và khiến cho không ít phụ huynh học sinh lo lắng.

Chị Bùi Thị Hương (Quận Gò Vấp) lo lắng chia sẻ: "Năm nay con trai tôi chuẩn bị thi vào lớp 10 nên rất lo lắng mặc dù cháu cũng là học sinh khá của trường. Để chuẩn bị cho con thi vào lớp 10, ngay kỳ nghỉ hè lớp 8 tôi đã cho cháu đi học thêm các môn toán, văn, Anh văn. Tôi đang băn khoăn không biết cho cháu thi vào trường THPT Trần Hưng Đạo hay trường THPT Gò Vấp. Theo dõi năm học vừa rồi thì điểm vào 2 trường này cũng rất cao. Tôi đang tìm hiểu xem năm nay chỉ tiêu tuyển sinh và tỷ lệ chọi vào các trường như thế nào quyết định cho cháu thi".


Chờ đợi sau đợt kiểm tra


Các trường THPT đang lập kế hoạch chỉ tiêu tuyển sinh để gửi về Sở GD – ĐT. Từ chối bình luận về việc giảm chỉ tiêu, giảm sĩ số lớp học, một số hiệu trưởng tại Hà Nội cho rằng, các trường sẽ tuân thủ quy định về chỉ tiêu tuyển sinh ở Sở GD – ĐT.

Một hiệu trưởng trường công lập trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) bộc bạch: "Thực tế trường vẫn duy trì được mức 50- 55 học sinh/lớp và vẫn mong học sinh có thêm cơ hội học để cha mẹ đỡ tốn kinh phí học ngoài công lập. Nhưng đây là năm thứ 2, Hà Nội quy định về sĩ số lớp học rồi, tôi chắc chắn ngành sẽ làm chặt. Vì vậy, trong báo cáo về chỉ tiêu tuyển sinh của trường, tôi vẫn đề xuất xin chỉ tiêu như năm trước.

Trường hợp phát sinh học sinh bằng điểm nhau và đỗ nhưng lại hết chỉ tiêu, thì sẽ có công văn đề nghị Sở GD – ĐT xem xét để các em được vào học".

Không chỉ siết chặt sĩ số trường công, tấm vé vào trường ngoài công lập cũng không hề dễ dàng. Đối với những trường ngoài công lập có tên tuổi, cuộc đua vào trường không kém gì các trường công lập top đầu của Hà Nội. Hơn nữa, Sở GD – ĐT Hà Nội cũng vừa ra thông báo, năm nay Sở tiếp tục cắt giảm chỉ tiêu đối với các trường ngoài công lập có từ 2 điểm trường trở lên. Các trường sẽ phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn: Tổ chức bộ máy và đội ngũ; cơ sở vật chất; tài chính; chuyên môn; tuyển sinh. Trong đó, 3 tiêu chuẩn đầu là bắt buộc, nếu không bảo đảm 1 trong 3 tiêu chuẩn này thì coi như không đạt yêu cầu và dứt khoát không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 

Qua ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh, một số trường THPT đã đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 trong năm học tới. Đa số đều dựa vào số lượng học sinh hoàn thành chương trình lớp 12 của trường để đưa ra chỉ tiêu. Hiệu trưởng trường THPT Trưng Vương (Quận 1), cô Trương Thị Bích Thủy cho biết, trong năm học này, trường có 675 học sinh sẽ hoàn thành chương trình lớp 12, như mọi năm, nhà trường dựa vào số học sinh ra trường để đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh đầu cấp. Tương tự, tại trường THPT Lương Thế Vinh năm nay nhà trường có 8 lớp 12, tương đương với khoảng 350 học sinh.

Theo nhà trường, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm nay cũng tương đương mọi năm, tuy nhiên chỉ tiêu được tuyển sinh bao nhiêu còn phụ thuộc trên Sở đưa xuống. Còn tại trường THPT Trần Khai Nguyên, thầy Nguyễn Duy Tuyển, hiệu trưởng nhà trường, cho biết, năm nay nhà trường có 810 học sinh sẽ  hoàn thành chương trình lớp 12, nhà trường đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh tương đương với số lượng này.

Hiện các trường chỉ mới đưa ra dự kiến tuyển sinh, còn chỉ tiêu chính thức phải chờ quyết định của Sở Giáo dục Đào tạo. Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Sở GD – ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện chưa có chỉ tiêu tuyển sinh chính thức cho các trường THPT trên địa bàn thành phố.

Theo chuẩn thì sĩ số ở các lớp học đạt 45 học sinh/ lớp, tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng dạy và học, Sở sẽ đi kiểm tra về cơ sở vật chất của các trường, tình hình địa bàn của từng quận và sẽ có chỉ tiêu cụ thể về từng trường. Cũng theo Sở Giáo dục – Đào tạo TP Hồ Chí Minh, Sở đang trình chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 cho năm học 2015 -2016 và chờ UBND Thành phố phê duyệt.


Ông Phạm Hữu Hoan, trưởng phòng THPT, Sở GD – ĐT Hà Nội: Sẽ linh động giao thêm lớp với những cơ sở đạt chất lượng

Năm nay, Sở GD -ĐT Hà Nội đang lên kế hoạch đi kiểm tra điều kiện tuyển sinh. Vẫn là sĩ số 40 học sinh/lớp, nhưng ở những nơi có điều kiện cơ sở vật chất tốt, Sở GD – ĐT giao thêm lớp. Sẽ ưu tiên giao chỉ tiêu thêm cho các trường công lập có điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên tốt. Sở cũng sẽ linh động để giải quyết cho một số trường hợp như: Chỉ tiêu được giao là 320, nhưng số em đỗ vào trường là 338 – 340.

Bên cạnh đó, Sở cũng sẽ chú trọng nâng cao chất lượng các trường ngoài công lập. Sở sẽ kiểm tra chặt chẽ cơ sở vật chất, đủ điều kiện dạy học như phòng thí nghiệm… đồng thời kiểm tra kỹ cơ sở hai của trường để giao chỉ tiêu.

Làm sao năm 2017 – 2018, trường ngoài công lập chỉ còn 1 cơ sở, nếu cơ sở thứ hai đạt yêu cầu về điều kiện dạy học thì phải chuyển đổi thành trường mới. Đồng thời, buộc các trường công khai về cơ sở vật chất, học phí, giáo viên, chất lượng giáo dục… Những yêu cầu này phải đảm bảo mới giao chỉ tiêu.

Thầy Trần Đức Vinh, Hiệu trưởng Trường THCS An Phú (Quận 2, TP Hồ Chí Minh): Cần mở rộng tư vấn cho thí sinh và người nhà

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 cũng không kém phần khốc liệt và cũng rất quan trọng với các em. Trong năm học tới, nhà trường sẽ có khoảng 294 học sinh hoàn thành chương trình lớp 9 để bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10.

Trong năm vừa qua, có một số học sinh thi điểm cao, nhưng vẫn không được vào học trong các trường THPT công lập, nguyên nhân là các em thiếu thông tin về chọn trường và chọn trường theo nguyện vọng của cha mẹ.

Thường các bậc phụ huynh đều mong muốn con em mình thi vào các trường chuyên, mà không quan tâm đến học lực của con em mình. Để tránh trường hợp này, năm nay, nhà trường sẽ có buổi tư vấn cho các em và phụ huynh về cách chọn trường, dựa trên kết quả học tập của các em.

Các em học xong lớp 9 nếu không thi đỗ vào các trường công lập, có thể học ở các trường dân lập và hoặc trường nghề. Nên mở rộng sự hiểu biết cho thí sinh cũng như người nhà về các loại hình học tập sau khi tốt nghiệp cấp II, để thí sinh có thể tìm được chỗ học phù hợp với năng lực của mình.




Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Nội: Học sinh được học mô phỏng kỳ họp Liên Hợp Quốc – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 26 Jan 2015 02:51 AM PST

Học sinh Hà Nội tham dự Lễ khai mạc chương trình Little MUN 2015
Học sinh Hà Nội tham dự Lễ khai mạc chương trình Little MUN 2015

MUN Conference –
Model United Nations Conference hay chương trình Mô phỏng kỳ họp Liên Hợp Quốc
là một hoạt động thường niên được tổ chức bởi các tổ chức thanh niên trên toàn
thế giới nhằm mô phỏng các phiên họp của Liên Hợp Quốc.

Các thí sinh tại
MUN sẽ tham dự với tư cách là đại diện cho các quốc gia thành viên Liên Hợp
Quốc như: ECOSOC, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (General Assembly), Hội đồng bảo
an Liên Hợp Quốc (Security Council),… Mục đích chính tại mỗi kì MUN là đưa ra
các nghị quyết (resolution) để giải quyết các vấn đề quốc tế đe dọa tới nền hòa
bình toàn cầu.

Little MUN không
chỉ giúp các bạn trẻ làm quen với mô hình MUN mà còn giúp các bạn hiểu hơn về
những chủ đề sẽ được thảo luận tại các phiên họp của Liên Hợp Quốc thông qua kĩ
năng ngoại giao, đàm phán, thuyết phục và khả năng sử dụng Tiếng Anh. Quan
trọng hơn hết, Little MUN sẽ là một bước đệm vô cùng quan trọng để các bạn có
thể tự tin bước vào một sân chơi lớn hơn, nhiều thử thách hơn, đó là chương
trình Thanh niên Việt Nam mô phỏng họp Liên Hợp Quốc – Vietnamese Youth Model
United Nations (VYMUN) vào mùa hè 2015.

Little MUN được cho là một chương trình có ý nghĩa và đã
thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ trên khắp thế giới. Tuy nhiên đối với đa số
học sinh – sinh viên tại Việt Nam, khái niệm MUN vẫn còn tương đối mới mẻ. Sau
khi tổ chức thành công VYMUN 2014 (Vietnamese Youth Model United Nations), Little
MUN 2015 đã ra đời, đưa mô hình tương tự mà gần gũi hơn đến với học sinh THPT.

Năm 2014, Chương trình họp mô phỏng cuộc họp LHQ với sự
quan tâm của gần 10.000 bạn trẻ cũng như sự ủng hộ nhiệt tình từ phía Đại sứ
quán Mỹ và các nhà ngoại giao nổi tiếng như bà Tôn Nữ Thị Ninh.

Little MUN 2015
lấy chủ đề "Môi trường và cắt giảmkhí thải" với khẩu hiệu "Không khí sạch, thế
giới xanh" – nội dung này bắt nguồn từ thực tế nhân loại hiện đã và đang phải
đối mặt với hàng loạt vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu.

"Little MUN" 2015 sẽ được tổ chức
tại 4 điểm trường THPT chuyên tại Hà Nội.

Nguyễn Hương



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Giáo viên vùng cao “nghe Tết mà… tủi!” – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 26 Jan 2015 01:46 AM PST

Thầy trò vùng cao cùng trồng rau cải
thiện bữa ăn
Thầy trò vùng cao cùng trồng rau cải
thiện bữa ăn

"Thắt lưng buộc bụng" mua quà Tết

Thông tin về nhiều trường ở TPHCM thưởng Tết cho giáo viên từ vài triệu đến vài
chục triệu đồng khiến giáo viên vùng cao, miền núi ở Gia Lai – Kon Tum không
khỏi chạnh lòng.

Ông Nguyễn Hóa – Phó
Giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum cho biết: Ngành giáo dục không có nguồn kinh phí
thì lấy đâu mà thưởng Tết cho giáo viên? Chúng tôi vì thế cũng đành không có
chủ trương thưởng Tết, chỉ động viên các trường vận động linh hoạt, quản lý chi
tiêu chặt chẽ để dùng phần tiết kiệm được hỗ trợ phần nào cho giáo viên.

Thầy Tạ Văn Quang -
Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc Bán trú THCS Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông cho
biết: "Nói là thưởng Tết, thực ra đó là khoản trường trích một phần kinh phí
tiết kiệm từ các khoản chi thường xuyên như công tác phí, tàu xe. Tết này, mỗi
giáo viên được trường hỗ trợ khoảng 500.000 đồng bằng cách mua hạt dưa, bột
ngọt, dầu ăn, nước mắm… làm quà".

Theo thầy Lê Văn Hoàn
– Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tu Mơ Rông: Huyện này địa bàn xa xôi cách trở,
847 giáo viên ở đây cũng vất vả, trầy trật hơn những nơi khác. Hằng ngày, giáo
viên phải vào tận làng để vận động học sinh ra lớp, có khi giáo viên phải lên
rẫy gọi học trò trở lại trường.

Để các em khỏi bỏ
học, các thầy cô phải vào bếp lo từng bữa ăn, mua kẹo dỗ học sinh đến lớp.
Thưởng Tết dù ít hay nhiều cũng có ý nghĩa động viên các thầy cô "bám trường,
bám bản". Do các trường tự chủ về tài chính nên ở đâu khéo "thắt lưng buộc
bụng", giáo viên ở đó may ra có chút quà tết cho đỡ tủi.

Gần tháng nay, hàng
chục giáo viên ở 3 xã vùng biên giới phía nam huyện Sa Thầy (gồm: Ia Tơi, Ia
Dom và Ia Đal) đứng ngồi không yên vì bỗng dưng bị cắt khoản tiền hỗ trợ vùng
đặc biệt khó khăn.

Thầy Nguyễn Quang Thọ
– Hiệu trưởng Trường TH Lê Quý Đôn (xã Ia Tơi, huyện Sa Thầy) giải thích: Lâu
nay, giáo viên vẫn được hưởng chế độ này từ xã cũ, do xã mới được khánh thành
chưa được công nhận xã khó khăn nên bị "tạm ngưng" hỗ trợ. Tính ra mỗi giáo
viên bị hụt gần một nửa tiền lương nên rất lo lắng, chờ đề xuất của huyện.
Trường đã họp bàn hỗ trợ mỗi giáo viên 500.000 đồng, để động viên các thầy cô
ăn Tết vui vẻ.

Một thùng bia đã là quý!

Ông Phạm Ngọc Thạch -
Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai khẳng định: Việc thưởng Tết cho giáo viên là
không có! Do các trường không thuộc diện đơn vị sự nghiệp có thu, hoặc doanh
nghiệp tự chủ về tài chính.

Theo ông Thạch, không
thể dựa vào mức thưởng Tết mà so sánh với các ngành nghề khác. Giáo viên có đặc
thù riêng, ngoài tiền lương còn có các khoản tiền đứng lớp, tiền thâm niên, các
ngày lễ, nên thu nhập cũng… tương đối! Toàn tỉnh có trên 25.000 giáo viên, chỉ
cần thưởng Tết mỗi người 500.000 đồng thì ngân sách đã phải chi 12,5 tỷ đồng -
nguồn này lấy đâu ra?

Do điều kiện phần lớn
các trường còn nhiều khó khăn, các khoản tiết kiệm càng eo hẹp. Thầy Đinh Trọng
Hiếu – Hiệu trưởng Trường THCS Ia Kly (xã Ia Kly, huyện Chư Prông) chia sẻ: Ở
đây 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, nhiều em ăn còn chưa no thì trường
lấy đâu ra tiền để thưởng Tết cho giáo viên? Để thầy cô đỡ buồn tủi, trường
trích kinh phí hỗ trợ mỗi người 1 thùng bia mừng Tết. Vậy đã là quý, trước khi
tôi về trường, giáo viên có gì làm quà Tết đâu".

Theo Lê Kiến (Tiền Phong)

Xem thêm :giáo viên, vùng cao, thưởng tết, lê quý đôn, kon tum, dân tộc thiểu số, tphcm, trường thcs, tiền phong, hỗ trợ,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments