Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hơn 50 lãnh đạo trường THCS và THPT được huấn luyện nghiệp vụ | Giáo dục

Posted: 25 Jan 2015 04:47 AM PST

Tham dự khóa huấn luyện, lãnh đạo các trường THCS, THPT được chuyên gia Loan Văn Sơn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TOPPION chia sẻ về các giá trị, cách thức xây dựng văn hóa nhà trường, những hoạt động công cụ để hỗ trợ một thế hệ học sinh phát triển toàn diện, góc nhìn về triết lý "Lãnh đạo bản thân kiệt xuất – Đồng hành trong một gia đình bền vững – Xây dựng một tổ chức giáo dục trường tồn".

Lãnh đạo các trường đã được trải nghiệm 4 giáo trị cốt lõi của người làm lãnh đạo: Trân trọng, biết ơn, yêu thương; Chịu trách nhiệm với sự lựa chọn; Sống xứng đáng; Bao dung, vị tha. 

Qua phần dẫn dắt của báo cáo viên, nhiều giọt nước mắt của các thầy cô giáo đã rơi khi câu chuyện chạm đến phần sâu thẳm của cá nhân mỗi người đó là tình yêu thương. 

Chia sẻ tại buổi huấn luyện, nhiều thầy cô giáo cho rằng khóa học một ngày thật sự bổ ích trong công tác điều hành nhà trường, mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ.

Chia sẻ về khóa học miễn phí này, ông Trần Đức Chính, Giám đốc điều hành Tập đoàn TOPPION, cho biết thay vì tặng lãnh đạo các trường một món quà, chúng tôi quyết định tổ chức khóa huấn luyện này dành tặng cho các thầy cô. 

"Với mong muốn góp thêm sức cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam, chúng tôi hỗ trợ toàn bộ chi phí chương trình, hy vọng có thể mang đến một góc nhìn mới cho lãnh đạo các trường trong quá trình tạo dựng những giá trị nhân văn cho xã hội và cải tiến công tác đào tạo của nhà trường" – ông Chính chia sẻ.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Những bất thường tại Đại hội thường niên của Đại học Hoa Sen

Posted: 25 Jan 2015 03:12 AM PST

Sáng ngày 25/1, trường ĐH Hoa Sen tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2014 tại cơ sở chính của trường (đường Nguyễn Văn Tráng – Q.1, TP.HCM). 

Nội dung dự kiến của buổi đại  hội này, theo thư mời được gửi đến cho các cổ đông là nhằm: Tổng kết công tác năm học 2013 – 2014, báo cáo tài chính niên độ 2013 – 2014, báo cáo của ban kiểm soát, phương án phân phối chênh lệch thu chi, phương hướng hoạt động năm 2014 – 2015, các chi tiêu năm học 2014 – 2015.

Đối tượng được phép đăng ký tham dự đại hội cổ đông này, căn cứ theo thông báo số 1491 của Hội đồng quản trị trường ĐH Hoa Sen, do Chủ tịch Trần Văn Tạo ký ngày 18/12/2014, thì tất cả các cổ đông của trường ĐH Hoa Sen, không hạn chế số cổ phần sở hữu theo danh sách ngày 25/12/2014, đều có quyền tham dự đại hội cổ đông này.

Tuy nhiên, khi phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có mặt tại trường ĐH Hoa Sen lúc 9h sáng ngày 25/1, thì đã ghi nhận được có rất nhiều cổ đông của trường ĐH Hoa Sen bị đại diện cho phía ban tổ chức đại hội (ông Lê Ngọc Luân) tìm đủ mọi cách để từ chối, không cho tham dự đại hội cổ đông này.

Cụ thể, cổ đông Trần Vũ Anh có 746 cổ phần, không tham dự được, nhưng có giấy ủy quyền cho một cá nhân khác tham dự, theo đúng thủ tục quy định của ĐH Hoa Sen, nhưng khi đến nơi cũng không được vào tham dự.

Theo ông Lê Ngọc Luân – đại diện phía ban tổ chức cho biết, căn cứ theo quy chế hoạt động của ĐH Hoa Sen thì do cổ đông này không có đủ 10.000 cổ phần, nên đại diện ủy quyền của cổ đông Trần Vũ Anh cũng không được phép tham dự đại hội cổ đông thường niên.

Dù không thiếu bất cứ điều kiện gì, nhưng bà Hòa vẫn không được đại diện ban tổ chức cho phép tham dự ĐH cổ đông thường niên 2014 của ĐH Hoa Sen (Ảnh: T.Q)

Bà Nguyễn Thị Hòa – một trong những cổ đông lớn của trường ĐH Hoa Sen khi đến tham dự Đại hội cổ đông thường niên, cũng không được phía BTC cho vào tham dự. Lý do, theo ông Luân đưa ra là bà Hòa chỉ đăng ký tham dự với 10.000 cổ phần, mà ông Luân đề nghị bà Hòa đăng ký tham dự với toàn bộ số cổ phần mà mình và Công ty TNHH giáo dục 360 độ nắm giữ (hơn 1 triệu cổ phần) thì mới được vào tham dự.

Bên cạnh đó, bà Hòa cũng tham dự theo ủy quyền của nhiều cá nhân, nhưng đại diện BTC vẫn tiếp tục đưa ra nhiều lý do 'trời ơi' để từ chối không cho bà tham dự. Đơn cử, ông Huỳnh Minh Việt ủy quyền cho bà Hòa toàn bộ số cổ phần sở hữu theo đúng ghi nhận trong sổ cổ đông do trường ĐH Hoa Sen phát hành (bà Hòa có trình sổ tại bàn đăng ký). Thế nhưng, BTC lại đưa ra lý do là số cổ phần sở hữu ghi nhận trên sổ của ông Việt không khớp với ghi nhận của BTC, và tuyên bố ủy quyền này không hợp pháp, hợp lệ.

Trong khi đó, một trường hợp cổ đông khác gặp phải tình huống giống như của bà Hòa, nhưng lại được BTC giải quyết cho người được ủy quyền được điều chỉnh cổ phần ngay tại chỗ, và lại được phép tham dự đại hội.

Một điều nực cười hơn, khi một người được một cổ đông ủy quyền đến tham dự với hơn 10.000 cổ phần, thì ông Luân lại viện lý do 'phải có người ủy quyền có mặt ở đây, thì người được ủy quyền mới được vào tham dự đại hội cổ đông thường niên'.

Khi biết bị làm khó bởi các thành viên của BTC đại hội, các cổ đông của trường đã liên tục phản ứng, bức xúc dữ dội trước những hành động khó hiểu này. Vì lo ngại tình hình an ninh trật tự có thể diễn biến xấu hơn, BTC đại hội đã cho lực lượng Công an phường, đại diện BTC đại hội can thiệp, mời một số cổ đông không được tham dự rời khỏi trường vào lúc 10h sáng cùng ngày.

Trước đó, hôm 22/1, Tòa án nhân dân TP.HCM đã ban hành quyết định số 90, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến ĐH Hoa Sen. Lý do: Người được ủy quyền là ông Lê Ngọc Luân (của các ông bà Trần Văn Tạo, Bùi Trân Phượng, Đỗ Sỹ Cường, Trần Trung Liệt, Nguyễn Công Đức, Ngô Thị Mỹ Lan, Đào Thị Hải) đã liên tục vắng mặt qua nhiều phiên tòa, dù tòa đã mời tham dự đến lần thứ 2.



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hàn Quốc: Thí sinh kiện Chính phủ vì lỗi trong đề thi đại học | Giáo dục

Posted: 25 Jan 2015 01:53 AM PST

Vụ kiện của một nhóm thí sinh tham dự kỳ thi Đại học Hàn Quốc năm 2013 đã diễn ra suốt một năm, với phán quyết cuối cùng của Toà án Seoul nghiêng về 100 thí sinh khởi kiện.

Một nhóm thí sinh tham dự kỳ thi Đại học Hàn Quốc năm 2013 đã khởi kiện Chính phủ, yêu cầu phải được bồi thường cho những tổn thất mà họ phải chịu sau khi bị đánh trượt bởi một lỗi sai trong đề thi.

Vụ việc này lần đầu tiên được đưa ra tranh luận sau khi bốn thí sinh tham dự kỳ thi Đại học vào tháng 11 năm 2013 gửi thắc mắc về tính chính xác của đáp án một câu hỏi về địa lý thế giới lên Viện Giảng dạy và Đánh giá Hàn Quốc (KICE).

Tuy nhiên, Viện này đã phủ nhận lỗi sai và sau đó một vụ kiện dai dẳng đã diễn ra suốt một năm, với phán quyết cuối cùng của Toà án Seoul nghiêng về 100 thí sinh khởi kiện.

Chính phủ Hàn Quốc, sau đó đã đưa ra một số đề nghị để khắc phục hậu quả của vụ việc, tất nhiên trong đó bao gồm việc các thí sinh đã bị đánh trượt bởi lỗi sai được tuyển vào trường Đại học mà họ mong muốn.

Tuy nhiên, bên nguyên không hài lòng với cách giải quyết này. Dù chỉ là một lỗi sai nhỏ nhưng điểm thi Đại học của 18,884 thí sinh trên khắp đất nước đã bị ảnh hưởng. Tồi tệ hơn là nhiều người trong số họ bị đánh trượt và chuyện đó đáng lý đã không xảy ra nếu như Chính phủ và KICE nhanh chóng nhận sai và sửa lỗi.

"Lỗi sai đó hoàn toàn có thể dễ dàng nhận biết bằng phương pháp thống kê. KICE có thừa thời gian để nhận sai và giảm tối đa thiệt hại nhưng họ đã không làm thế"- một thí sinh đã viết trong đơn kiến nghị của mình.

Theo Ông Kim Hyeon-cheo, luật sư của các thí sinh, thì mục đích của vụ kiện không chỉ nhằm vào lỗi sai mà còn là thái độ của các nhà chức trách trước vụ việc.

Tổng số tiền yêu cầu bồi thường của các thí sinh đã lên đến 2.34 tỷ won ( tương đương với 2.16 triệu đô ); và cho đến ngày 21 vừa qua đã có 450 thí sinh khắp cả nước thể hiện ý định tham gia vào vụ kiện.

Vụ việc khi xảy ra đã được xem như là một trong những vụ tai tiếng tồi tệ nhất liên quan đến kỳ thi Đại học ở Hàn Quốc từ trước đến nay. Nhưng không chỉ dừng lại ở đây, kỳ thi năm 2014 lại tiếp tục phát hiện thêm hai lỗi sai nữa. Nhiều quan chức Giáo dục Hàn Quốc đã phải từ chức và Bộ Giáo dục đã tuyên bố sẽ có một cuộc họp cải tổ vào tháng 3 năm nay.


Theo Thuỳ Linh Hà



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tự sự về nghề giáo… tụt hạng | Giáo dục

Posted: 25 Jan 2015 12:49 AM PST

Mấy năm trở lại đây dư luận luôn "dậy sóng" vì chuyện bạo lực học đường mà chủ nhân của những vụ bạo lực lại chính là các thầy cô giáo. Phần lớn trong số ấy, thầy cô đều phải rời bục giảng hoặc bị kỉ luật cảnh cáo toàn ngành… Dù mức độ đúng sai tới mức nào thì người chịu thiệt thòi nhất vẫn là giáo viên?

“Nhún nhường” trước thách thức của học sinh…


Từ những chuyện lớn như thầy giáo và học sinh đánh nhau trên bục giảng, thầy đánh trò phải nhập viện hay cô giáo đánh học sinh gây nên cái chết thương tâm vừa qua… đến những chuyện nhỏ hơn như thầy cô chửi mắng học trò…Phần lớn trong số ấy, thầy cô đều phải rời bục giảng hoặc bị kỉ luật cảnh cáo toàn ngành… Có thầy cô bị phụ huynh đánh và nhục mạ ngay trước mặt học sinh.

Dù mức độ đúng sai tới mức nào thì người chịu thiệt thòi nhất vẫn là giáo viên. Ai cũng biết điều này nhưng vì sao nạn bạo hành học đường vẫn không chấm dứt?

Ở trường, giáo viên vừa là thầy, vừa là bảo mẫu, có biết bao nhiêu việc các em luôn vi phạm dù được nhắc nhở thường xuyên như đi vệ sinh không dội cầu, leo trèo lên cây, chạy đuổi bắt, xô đẩy bạn, đánh nhau, trèo cầu thang, nói chuyện trong giờ học, chọc phá bạn, lấy cắp đồ của bạn, cúp tiết đi chơi…Và nhiều trò nghịch ngợm chỉ học trò mới có…

Học trò nhỏ nghịch ngợm, còn học sinh lớn lại thiếu lễ phép, nhiều khi có thái độ vô cùng xấc xược. Có em trong giờ học nhai kẹo cao su, nhại giọng thầy cô, kiểm tra bài trả lời trống không với giọng thách thức…

Thậm chí, có những học sinh coi thường các môn xã hội, trong giờ học, ngang nhiên mang sách toán, tiếng Anh ra làm bài. Thầy cô gọi lên dò bài, thẳng thừng nói: “Em không muốn học môn này, thầy (cô) muốn cho em điểm 0 thì tùy”.

Một số em lại bị chính cha mẹ "đầu độc" vào trái tim non nớt kia những điều để "chống đối" thầy cô. Có em nói với bạn: "Ba tao nói, nếu cô giáo mà đụng đến tao thì chết với ông ấy!". Vì thế chúng tỏ ra bất cần và không nghe lời thầy cô là chuyện bình thường.

Học trò như thế, người nóng tính khó kìm chế để không tát tai hoặc cho vài roi để nhớ. Một lớp học gần bốn chục em, mỗi em một tính cách, nhiều lúc cô thầy cũng muốn "tẩu hỏa nhập ma" vì những trò đùa nghịch ngợm của học sinh.

Có nhiều giáo viên không dám để thước trên bàn vì sợ mình không kìm chế được. Mỗi ngày lên lớp, thầy cô luôn tự dặn mình và dặn lẫn nhau, không được dùng đòn roi với các em dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Thu mình cho an toàn

Những thầy cô nghiêm khắc với trò thường là những người luôn tận tâm, tận tình với các em – họ luôn đòi hỏi trò phải có sự tiến bộ trong học tập và chăm ngoan lễ phép. Nói thế để thấy được những em bị la mắng, bị phạt là những học sinh luôn mắc lỗi không chỉ một lần. Không có thầy cô giáo nào lại thích dùng vũ lực với học sinh nếu các em luôn nghe lời.

Xét cho cùng, dùng đòn roi với học trò, giáo viên cũng xuất phát từ mong muốn các em ngày càng chăm ngoan và học hành ngày một tiến bộ hơn. Ở gia đình, dù chỉ dạy hai đứa con nhưng cha mẹ đôi khi cũng rất vất vả, chuyện đánh vài roi hay cho vài câu mắng chửi cũng chỉ là chuyện thường ngày. Nhưng dư luận lại quá khắt khe khi cô thầy phạt trò. Không ai đồng tình với việc đánh trò gây thương tích phải nhập viện nhưng phạt vài roi vào mông cũng không có gì là lớn. Nhà giáo dục nổi tiếng người Nga đã từng nói: "Đôi lúc một cái tát giá trị hơn ngàn lời khen".

Trước làn sóng dư luận nên nhiều cô thầy phải "thu mình" cho an toàn.

Bạn nghĩ sao khi có người đưa ra "bí quyết": "Đến giờ dạy thì vào lớp, hết tiết dạy lại ra, mình cứ dạy hết lòng, trò tiếp thu đến đâu thì tùy, không muốn học thì thôi, tuyệt đối không la mắng hay đòn roi gì cả. "Hết ngày đầy công" cũng không ai cắt lương mình. Nghiêm khắc với chúng quá, không được gì cho bản thân có khi lại mang vạ vào thân thì khổ…". Và thực tế đã có những thầy cô như thế.

Thầy trên lớp cứ giảng, trò dưới lớp ngồi chơi, nói chuyện, thậm chí đánh nhau, chửi thề…có người làm lơ, dạy cho hết tiết, có người chỉ nhắc chiếu lệ…phần lớn học trò rất thích những thầy cô hiền như vậy. Nói là nói thế, nhưng lương tâm những người làm thầy đâu cho phép làm điều đó. Trò học yếu phải kèm, hư phải răn dạy, phải nhắc nhở thường xuyên…

Giảm áp lực cho cô?

Có ai đó đã nói: "Giáo dục mà dùng đòn roi là thất bại" – người ngoài cuộc nói thì dễ, phải là người trực tiếp giảng dạy các em hàng ngày mới thấy hết những khó khăn thử thách.

Xét cho cùng, dù là giáo viên cũng là những con người bình thường, sức chịu đựng và sự kiên trì có hạn do đó đôi khi không tránh khỏi khó kìm nén cơn giận cũng cần được thông cảm.

Để góp phần chấm dứt tình trạng bạo hành trong trường học, giảm áp lực cho giáo viên trên lớp để thầy cô chuyên tâm vào việc dạy học thì phụ huynh cũng đừng nên phó thác việc dạy dỗ và giáo dục các em cho nhà trường, cần theo sát các em, nhắc nhở, thường xuyên, giúp các em học tốt….

Sự phối hợp giáo dục từ hai phía gia đình và nhà trường sẽ giúp thầy cô dạy và giáo dục các em thuận lợi hơn. Chỉ khi đó, chuyện đòn roi với trò mới được chấm dứt?

Theo Phan Tuyết



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tự chế tạo máy đuổi muỗi để học bài ban đêm – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 25 Jan 2015 12:41 AM PST

Bước vào cấp 3 em Tạ Trung Nghĩa dành nhiều thời gian học bài buổi tối và thường xuyên bị muỗi đốt gây mất tập trung, vốn có tính sáng tạo, Nghĩa nghĩ đến việc tạo ra một chiếc máy đuổi muỗi và tìm tòi cách thực hiện.

Nghĩa cho biết: Về đặc tính sinh học, muỗi cái mang thai hút máu người để nuôi con, lúc này muỗi cái luôn tránh xa muỗi đực. Em liền nghĩ đến việc tạo ra một chiếc máy phát ra âm thanh giống tiếng muỗi đực để xua đuổi muỗi cái.

Để tạo ra một chiếc máy như vậy, Nghĩa đến cửa hàng linh kiện điện tử để mua các dụng cụ và tự mày mò lắp ráp. Em dùng 2 tụ hòa để ráp thành mạch điện giao động đa hài, gắn vào 2 transistor, pin và một công tắc, khi bật công tắc, mạch giao động đa hài phát ra tần số âm thanh giống tiếng của muỗi đực.

Hoàn thành chiếc máy, Nghĩa thử nghiệm vào buổi tối và có kết quả, chỗ học bài của em không còn nhiều muỗi nữa. Tuy nhiên do em dùng pin đại nên chiếc máy không được nhỏ gọn và thuận tiện khi sử dụng mặc dù các mạch điện rất nhỏ.

Cậu học sinh lớp 12 này lại mày mò để thay pin lớn bằng pin cực nhỏ lắp ráp vào máy, tất cả các chi tiết máy được đưa vào một vỏ loa thạch anh có thể cầm trong lòng bàn tay.

Trung Nghĩa chia sẻ: Chi phí làm chiếc máy chỉ khoảng 20.000 đồng với các dụng cụ dễ dàng tìm thấy ở cửa hàng bán đồ điện tử, thời gian lắp ráp chỉ khoảng 15 phút. Máy nhỏ gọn có thể cầm trong lòng bàn tay nên người dùng có thể bỏ túi, dễ dàng mang theo để sử dụng khi có nhu cầu.

Chế tạo thành công chiếc máy đuổi muỗi, Nghĩa dùng sản phẩm của mình để học bài buổi tối tại nhà, làm ra một số máy tượng tự để người nhà dùng và chia sẻ với bạn bè. Nhiều bạn ở lớp thấy chiếc máy nhỏ gọn có hiệu quả đuổi muỗi nên đã nhờ Nghĩa làm để mang về sử dụng, nhiều học sinh còn học hỏi cách làm để tự mình làm ra máy sử dụng.

Em Tôn Thất Minh Nhật, lớp 12C trường THPT Lê Quý Đôn, một trong những học sinh được Nghĩa chia sẻ về chiếc máy đuổi muỗi cho biết: Máy đuổi muỗi của bạn Nghĩa rất nhỏ gọn, dễ làm và rất hiệu quả trong việc đuổi muỗi, sử dụng máy lúc học bài buổi tối, em không còn bị muỗi đốt nên dễ tập trung học bài hơn.

Tạ Trung Nghĩa được thầy cô và bạn bè ở trường khuyến khích gởi mẫu sản phẩm tham gia cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hậu Giang do Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh tổ chức, sản phẩm máy đuổi muỗi của Nghĩa được Ban Giám khảo đánh giá cao và trao giải ba.

Theo ông Nguyễn Văn Ngẫu, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Hậu Giang, máy đuổi muỗi nhỏ gọn, tiết kiệm lại được một em học sinh sáng tạo nên, máy này không chỉ dùng để học sinh học bài buổi tối mà còn có tính ứng dụng cao cho các gia đình sinh hoạt tại những vùng có nhiều muỗi hoặc những người phải làm việc ban đêm.

Ban Tổ chức cuộc thi khuyến khích em Trung Nghĩa làm thêm nhiều máy đuổi muỗi như vậy để dùng trong gia đình, tặng bạn bè, thầy cô giáo để có thể nhân rộng sản phẩm này trong thời gian tới.



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Kỷ luật 4 nữ sinh đưa bạn vào khách sạn đánh hội đồng | Giáo dục

Posted: 24 Jan 2015 10:46 PM PST

Ngày 24/1, ông Nguyễn Hồng Cường, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), cho biết, đã kỷ luật với hình thức xếp hạnh kiểm loại yếu học kỳ 1 năm học 2014 – 2015 đối với 2 nữ sinh lớp 12 của trường.

Đó là Trần Thị Huyền Trang và Nguyễn Thị Huỳnh Như. Hai học sinh này bị kỷ luật về hành vi tham gia với các nữ sinh Trường THPT Thành Sen (TP.Hà Tĩnh) là Lê Thị Bé và Nguyễn Thị Hà Phương đưa bạn học cùng trường tên Trần Thị Anh Thơ (học sinh lớp 10) vào khách sạn đánh hội đồng.

Các nữ sinh Bé và Phương cũng bị Trường THPT Thành Sen xếp loại hạnh kiểm yếu học kỳ 1.

Trước đó, chiều 22/12/2014, Thơ đang ngủ tại nhà riêng bị Bé và Trang đến gọi dậy, đưa thẳng đến phòng 205 khách sạn L.N (P.Văn Yên, TP.Hà Tĩnh).

Tại đây, Bé và Trang gọi thêm Phương và Như đến đánh hội đồng Thơ khiến nạn nhân chảy máu đầu, thâm tím mặt. Nạn nhân sau đó được gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh cấp cứu và chuyển ra Hà Nội điều trị.

Theo Nguyên Dũng



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Linh hoạt đánh giá cuối học kỳ theo Thông tư 30 | Giáo dục

Posted: 24 Jan 2015 10:32 PM PST

Điểm số không còn là căn cứ

Qua trao đổi với cô Lâm Ánh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học (TH) Bình Hưng, huyện Bình Chánh (TPHCM), được biết Trường TH Bình Hưng đã hoàn thành sơ kết học kỳ I và họp phụ huynh cuối kỳ. Theo đánh giá chung, các phụ huynh đều hài lòng với hình thức đánh giá mới, nhất là việc khen thưởng cho các em HS theo tinh thần Thông tư 30.

Cô Ánh Nguyệt cho rằng, mỗi cán bộ giáo viên của trường nắm vững tinh thần của Thông tư, thì bản thân mỗi người sẽ là một tuyên truyền viên cho việc thực hiện Thông tư 30. Thêm vào đó, các văn bản liên quan đến Thông tư 30, trong đó có đánh giá khen thưởng HS cũng đều được in ra, dán ở bảng tin ngay cổng trường vì thế khi thực hiện trường cũng gặp rất nhiều thuận lợi.

Theo đó, qua buổi họp phụ huynh HS cuối kỳ, nhà trường cũng yêu cầu các GV thông báo kịp thời và rõ ràng tới từng phụ huynh rằng, các em sẽ không xếp loại xuất sắc, tiên tiến mà sẽ đa dạng giấy khen hơn, ví dụ: HS nổi trội trong môn Toán, môn Tiếng Anh, tham gia tích cực trong hoạt động thể dục, thể thao, hoạt động Đội… và giấy khen HS sẽ căn cứ vào quá trình học tập, rèn luyện của các em trong suốt một học kỳ chứ không phải qua điểm thi học kỳ. 

Lãnh đạo nhà trường cũng lưu ý với các giáo viên, thực hiện Điều 4.4 trong Thông tư 30 là không nên so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS, nhằm tạo cho HS sự tự tin để cố gắng nỗ lực vươn lên trong học tập. Vì thế, GV chủ nhiệm sẽ không nêu tên những em HS còn yếu trước toàn thể các bậc phụ huynh mà chỉ gặp riêng phụ huynh. Trước đó thì giáo viên cũng trao đổi qua điện thoại, email trong quá trình học tập trên lớp của những em có phần yếu hơn.



 Nhận xét của giáo viên trong học bạ HS cuối học kỳ I Trường TH Bình Hưng

Thuận lợi khi cô – trò cùng chủ động

Về việc thực hiện sơ kết học kỳ I, đặc biệt là việc khen thưởng HS, cô Lâm Ánh Nguyệt cho biết: "Trường chúng tôi có sĩ số HS trung bình khoảng 35 – 36 HS, nên việc bình bầu cũng có những thuận lợi.

Qua quá trình học, căn cứ vào nhận xét của giáo viên bộ môn, các giáo viên chủ nhiệm đã gợi ý cho HS từng lớp bình bầu các bạn có thành tích nổi trội hay có tiến bộ vượt bậc về một trong 3 nội dung đánh giá trở lên; đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích xuất sắc về nhiều lĩnh vực và HS cũng có quyền đề cử bạn mình vào danh sách để bình bầu.

Dĩ nhiên, GV phải hướng dẫn, giải thích cho các em nắm rõ những tiêu chí để khi các em đề cử (nếu có) được chính xác nhất. Từ kết quả bình bầu của các em, qua trao đổi với phụ huynh, GV chủ nhiệm sẽ tổng hợp danh sách và gửi lên hiệu trưởng. Tôi cũng phải kiểm tra kĩ mới quyết định tặng giấy khen cho các em HS".

Đối với vấn đề sổ sách của giáo viên cuối học kỳ, được biết ngay sau khi có văn bản hướng dẫn và khi các em đã hoàn tất chương trình và làm bài thi cuối kỳ, Trường TH Bình Hưng đã cho HS nghỉ học một ngày. Đó chính là thời gian để giáo viên tổng hợp cũng như hoàn tất sổ sách. "Tôi thấy việc này cũng không có gì gọi là nặng nề cả. Giáo viên trong quá trình thực hiện đánh giá, nhận xét không điểm số đã thuần thục, nhuần nhuyễn thì việc tổng hợp lại cũng rất nhẹ nhàng".

 



HS Trường TH Bình Hưng trong giờ Tiếng Việt

Hiệu quả từ những chỉ đạo kịp thời

Cũng như Trường TH Bình Hưng, Trường TH Nguyễn Trọng Tuyển (quận Bình Thạnh), Trường TH Minh Đạo (quận 5), TH Đống Đa (quận Tân Bình)…. cũng đã hoàn tất sơ kết học kỳ I theo đúng quy định.

Thầy Bùi Ngọc Phi, Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Trọng Tuyển cho biết: Về giấy khen, theo hướng dẫn của Thông tư 30, trường không xếp loại HS xuất sắc, tiên tiến… mà sẽ linh hoạt về nội dung được ghi vào giấy khen ví dụ như: Em rất năng nổ tham gia các hoạt động của lớp. Em rất tích cực trong công tác Đội. Em có tiến bộ vượt bậc ở môn Toán…

Thầy Phi cũng chia sẻ thêm: "Ngoài những ưu việt mà bấy lâu nay chúng ta đề cập rằng HS không còn áp lực với điểm số, các em đến trường thoải mái, tự tin… thì tôi thấy điểm rất hay nữa là qua thực việc thực hiện Thông tư 30, phụ huynh có điều kiện để quan tâm con em mình hơn, đồng hành cùng nhà trường trong việc học của con nhiều hơn.

Vì phụ huynh cũng là một kênh thông tin để đánh giá HS, có thể phản hồi lại những lời phê, nhận xét của giáo viên. Và nhất là cuối học kỳ, phụ huynh cũng được trao đổi về khen thưởng đối với HS". 

Để việc triển khai thực hiện Thông tư 30 có được tín hiệu tích cực như hiện nay, ngoài sự nỗ lực của các GV thì theo thầy Ngọc Phi, sự chỉ đạo kịp thời của Phòng, Sở, nhất là Bộ GD&ĐT là điều rất quan trọng.

"Tôi nghĩ rằng bản thân chủ trương mới nhưng chủ trương đi vào thực tiễn, tức là chúng ta bắt tay vào làm, chúng ta mới biết được cần điều chỉnh ở đâu để phù hợp, cần tháo gỡ điều gì, thì Bộ GD&ĐT đã có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời ra những hướng dẫn, chỉ đạo giúp các GV làm tốt hơn, nhất là trong việc khen thưởng cuối học kỳ cho các em HS".

Được biết, ngay sau khi Bộ có hướng dẫn thì Sở GD&ĐT TPHCM cũng đã có văn bản gửi đến tất cả các Phòng GD&ĐT quận, huyện trên địa bàn chỉ đạo các trường TH tổ chức tốt công tác tổng hợp đánh giá cuối học kỳ I và cuối năm học. Từ chỉ đạo của Sở, các quận huyện cũng đã thực hiện tốt vấn đề này.

Tại các quận, huyện, hiệu trưởng các trường TH cũng đã được phổ biến rất kỹ về hình thức khen thưởng cho HS cuối học kỳ và cuối năm học. Vì thế, công tác khen thưởng cuối học kỳ cho các em HS tiểu học trên địa bàn TPHCM cũng hết sức thuận lợi và đúng với những yêu cầu mà Thông tư 30 đã đề ra.

"Khi đánh giá vào sổ theo dõi chất lượng GD, học bạ cuối kỳ thì giáo viên phải chắt lọc ra câu ngắn gọn súc tích mà đúng và trúng với từng em HS. Điều này, đòi hỏi người GV phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với trò, có cái nhìn bao quát và nắm rõ lực học, phẩm chất từng em, chứ không thể phê chung chung, vì mỗi em là một cá tính, một năng lực khác nhau".

Cô Lâm Ánh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường TH Bình Hưng

  



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Có “bó tay” tình trạng băng hoại đạo đức của một bộ phận học sinh? – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 24 Jan 2015 09:31 PM PST

Học sinh chửi bậy, đánh nhau, nạo phá thai… chuyện như cơm bữa

Học sinh chửi bậy, đánh nhau, nạo phá thai… chuyện như cơm bữa

Giáo
dục đạo đức học sinh giờ không thể coi là chuyện nhỏ dạy qua loa, lồng ghép hời
hợt qua một số bài học rồi các thầy cô cảm thấy bằng lòng với nhau được. Vì
chưa bao giờ đạo đức học sinh bị xuống cấp trầm trọng đáng báo động như bây giờ.

Chuyện
học sinh cấp 1, cấp 2 văng tục chửi bậy trong sân trường, lớp học, ngoài đường,
trên face … là chuyện quá bình thường, như một thứ " gia vị" ngôn ngữ để thể hiện
"tầng lớp của thời đại". Chuyện học sinh nữ đánh nhau hội đồng, xé quần, lột áo
vì những chuyện nhảm nhí, lãng xẹt, như: " ghen tuông" hay vì " chửi nhau" là
chuyện xảy ra như cơm bữa ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Những chuyện học
sinh vác dao đuổi thầy, xông vào đánh thầy xuất hiện nhan nhản trên các báo điện
tử.

Chỉ
cần gõ google tra " học sinh đánh thầy giáo" có khoảng 907.000 kết quả xuất hiện
trong 0,17 giây. Còn những chuyện học sinh quan hệ tình dục độ tuổi vị thành
niên, dắt nhau vào nhà nghỉ là chuyện người lớn chúng ta ai cũng biết, hiểu
nhưng chưa bao giờ chúng ta nhìn thẳng vào sự thật để " tâm sự", " gỡ rối" và
phòng ngừa cho các em.

Tất
cả những nguyên nhân này xuất phát do đâu? Rất nhiều. Nhưng tựu chung lại có thể
là mấy nguyên nhân sau:

1. thế hệ các em 9X, 10X khác
với thế hệ trước chúng tôi, bởi tuổi thơ của các em đa số được nuôi dưỡng bằng
công nghệ, máy tính, bàn phím, con chuột.

Tôi
nhớ tuổi thơ của tôi được sống bằng những câu ca dao, bài hát, câu chuyện bà kể,
những lời ru ấu ơ ví dầu của mẹ; bằng những buổi chiều hè thả diều trên máng lộng
gió, những cánh cò bay lả bay la… Nhưng giờ chỉ cần lướt qua mấy quán điện tử
thấy em nào cũng đôi mắt rực lủa, bàn tay khua loạn phím trong những trò chơi
chém giết như Đột kích, Liên minh … kèm theo đó là những lời chửi tục tĩu.

Tôi
thử hỏi những thế hệ học sinh đó có nghĩ đến học hành, tương lai, có nghĩ đến
trách nhiệm của cá nhân không? Khó nói lắm. Nhưng có một điều chắc chắn chúng
ta có thể khẳng định với nhau là trái tim các em khô cằn,chai sạn,vô cảm và thờ
ơ với thế giới thực tại. Trái tim các em ít yêu thương và tha thứ, khoan dung
chỉ nhường cho " cái tôi" và sự sân hận trong một thế giới ảo. Điều đó giải thích vì sao các em dễ nổi nóng,
dễ có những hành động bộc phát mà người lớn chúng ta không thể lưởng trước được.

2. cũng vì sớm tiếp xúc với
công nghệ nên việc các em tiếp nhận các nguồn thông tin rất nhanh. Có điều bên
cạnh những thông tin thời sự, những tin tức nên nghe thì các em lại chủ yếu
quan tâm tới những tin tức của giới " Showbiz", của những hot girl, hot boy … rồi
cả những bộ phim " đen", những văn hóa ngoại lai, " sống gấp".

Với
lứa tuổi của các em đang lớn, đang hình thành nhân cách, lại tò mò, thích thể
hiện. Bởi vậy, các em dễ dàng bị hấp thụ những văn hóa phản truyền thống để thể
hiện " cái tôi" của mình trước người lớn.

Điều
đó giải thích cho ta hiểu vì sao học sinh ngày nay có thể xem nhẹ văn hóa truyền
thống, xem nhẹ giá trị bản thân để có thể sống gấp và " dễ dãi" như vậy.

3. Trong khi sự ảnh hưởng của
văn hóa, lối sống, tư tưởng phản truyền thống, đi ngược giá trị đạo đức rất dễ
trở thành phong trào trong giới trẻ học đường thì " sự im lặng", buông lỏng quản
lí và những bài giảng "xa vời" của các thầy cô chẳng khác sự " đồng lõa" với những
lối sống, tư tưởng đó của các em.

Thực
tế chuyện học sinh đánh nhau, có thể trong thế giới của các em, khối lớp của
các em ai cũng biết nhưng chẳng một ai thông báo với thầy cô giáo. Một là sợ
liên lụy, hai là các em thiếu tin tưởng các thầy cô vì nghĩ chưa chắc các thầy
cô đã giải quyết một cách triệt để, ba là các em cho là chuyện bình thường,
mình cũng muốn xem bọn nó đánh nhau.

Bởi
vậy, các thầy cô chỉ biết khi sự việc đã xảy ra rồi. Thế nên mọi hình thức xử
lí xem ra cũng chỉ là giải quyết hậu quả mà thôi. Ngay cả việc học sinh có yêu
đương, có quan hệ nam nữ, các thầy cô biết nhưng cũng chưa có biện pháp giáo dục,
có hình thức tuyên truyền nhằm " phòng ngừa", " giảm thiểu" và cho các em một
suy nghĩ đúng hướng trước việc đó.

Hậu
quả thì cả xã hội biết, có khoảng 300.000 ca nạo phá thai trong độ tuổi vị
thành niên mỗi năm ở nước ta. Với con số trên, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á và
thứ 5 trên thế giới về nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên. Con số khủng khiếp
đó có làm các bậc phụ huynh và những người thầy cô, những nhà quản lí giáo dục
chúng ta giật mình và đáng suy nghĩ không?

4. Nói đi cũng phải nói lại, cũng một phần lớn trong số
các em đó có tính đua đòi, a dua, thích thể hiện. Tính tự lập kém, thiếu tự chủ
và bồng bột của các em cũng dễ làm các em trở thành đồng lõa hoặc bị lôi kéo
vào những trò chơi hay những vi phạm đạo đức.

5. Sự buông lỏng quản lí của
gia đình, sự bươn chải vì miếng cơm manh áo làm cho những bậc làm cha làm mẹ ít
có thời gian quan tâm tới con, thiếu đi những bữa cơm gia đình,hay truyền thống
gia phong đều làm cho các em dễ dàng vuột khỏi tầm tay của chúng ta.

6. Sự thiếu đồng bộ, sự thiếu
phối hợp trong các ban ngành khi quản lí giáo dục các em cũng là một nguyên
nhân không nhỏ. Trong nhà trường chưa làm nổi bật vị trí, vai trò của Hội phụ
huynh trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục đạo đức các em( trong khi thực
sự Hội phụ huynh chỉ có vai trò đứng ra thu chi tiền hội). Giữa nhà trường với
đội an ninh, công an của UBND xã (phường), quận (huyện) chưa có sự bắt nhịp
trong quá trình tuyên truyền, đề ra biện pháp răn đe, giáo dục các em một cách
quyết liệt khi cần thiết.

Giáo viên phải gần gũi học
sinh

Để
giải quyết và giảm thiểu những hệ lụy trong đạo đức của học sinh, chúng ta nên
có những biện pháp sau:

Đầu
tiên Bộ giáo dục phải tiến hành thay đổi nội dung dạy học sinh. Việc truyền thụ
kiến thức cho mỗi cấp học nên khác nhau và vừa phải, đừng quá dàn trải kiến thức,
môn nào cũng bắt học,cũng nhồi nhét nên học sinh không còn chút thời gian nào để
vui chơi, để giao tiếp, để học những bài học cuộc sống, những kĩ năng sống cần
thiết, những giá trị truyền thống cội nguồn dân tộc.

Đừng
đặt nặng bao nhiêu phần % tốt nghiệp, bao nhiêu % đỗ cấp 3 hay bao nhiêu % vào
đại học mà nên quan tâm sản phẩm của mình tạo ra nó sống và ứng xử như thế nào
với cộng đồng và xã hội, nó ứng dụng được gì từ việc học trong thực tế cuộc sống.
Để làm điều đó nội dung sách giáo khoa vừa phải phù hợp tâm lí lứa tuổi, vừa bắt
kịp với thực tế ứng dụng, không nên dạy gò bó, áp đặt, giáo điều và nặng lí
thuyết.

Tại
các cơ sở nhà trường nên thành lập tổ tâm lí bên cạnh các tổ chuyên môn truyền
thống. Các thầy cô tổ tâm lí có nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn, tháo gỡ và đưa ra những
cách ứng xử và suy nghĩ, tâm lí đúng hướng cho những học sinh của mình khi các
em gặp hoàn cảnh, gặp chuyện " khó" trong học tập, quan hệ bạn bè, gia đình.

Các
thầy cô hàng năm phải lên lịch, kế hoạch chủ động để tổ chức những chương trình
giảng dạy tâm lí cho phù hợp với từng lứa tuổi, khối lớp. Để làm được việc đó bản
thân các thầy cô tổ tâm lí phải chịu khó tiếp xúc, sống thân mật, gần gũi, cởi
mở với các em.

Một mặt nắm bắt tâm lí các em, mặt khác để nắm
bắt thông tin, hoàn cảnh học sinh này thông qua học sinh khác.Nhà trường nên có
những chính sách hỗ trợ và động viên khuyến khích với thầy cô làm công tác tư vấn
tâm lí cho học sinh, nên có phóng chức năng riêng khi có điều kiện.

Ban
giám hiệu nhà trường phối hợp với thầy cô giáo , thầy tổng phụ trách thường
xuyên kiểm tra, nhắc nhở, động viên tinh thần học tập cũng như rèn luyện nền nếp
của các em thông qua những bài giảng, buổi sinh hoạt. Nên giao nhiệm vụ cho các
thầy cô giáo dạy văn tiến hành thường xuyên những buổi ngoại khóa dạy giá trị sống,
kĩ năng sống.

Những
buổi sinh hoạt tập thể như trò chơi dân gian,thi vẽ tranh, dạy nấu ăn, thêu
thùa, tham quan, những hoạt động vui chơi bổ ích hỗ trợ kiến thức tâm lí … để
lôi kéo, cuốn hút các em về phía các thầy cô.

Ban
giám hiệu nhà trường phối hợp với đội an ninh xã, phường kiên quyết bắt tháo dỡ,
di dời, giải tán các quán điện tử hoặc phải cách xa cổng trường tối thiểu 1km.
– Phối hợp các chuyên gia tâm lí tiến hành những buổi ngoại khóa thường xuyên
nhằm giáo dục tâm lí giới tính cho các em.

Hoàng Việt
Dũng
(Trường THCS Yên Phú – Yên Mỹ – Hưng Yên)



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

3 bí quyết soạn, giảng đáp ứng nội dung đổi mới dạy và học – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 24 Jan 2015 08:27 PM PST

3 bí quyết soạn, giảng đáp ứng nội dung đổi mới dạy và học

 

Giáo viên nên hiểu câu nói "Biết 10 thì mới dạy 1". Trong phạm vi bài viết này, tôi xin làm rõ một số vấn đề về phương pháp soạn bài và giảng bài bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với đối tượng học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò kiến tạo và dẫn dắt cho học sinh…

Khi giáo viên thực hiện bài giảng khâu đầu tiên là phải soạn bài, bài soạn tốt là tiền đề cho tiết dạy có hiệu quả nên bài giảng phải đảm bảo các khâu sau:

Nội dung phải chính xác khoa học, có tính hệ thống, rõ trọng tâm, có liên hệ thực tế, có tính giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh mà giáo viên dạy.

Phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, nội dung của bài lên lớp, biết kết hợp tốt các hoạt động dạy và học.

Phương tiện và thiết bị dạy học phù hợp với nội dung bài giảng, tạo hình ảnh trực quan, dễ tiếp thu cho học sinh. Trình bày bảng hợp lý, chữ viết và nói rõ ràng, có nhấn mạnh kiến thức cần thiết, hình vẽ chuẩn xác.

Tổ chức thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý, hướng dẫn học sinh tham gia vào bài giảng tích cực, chủ động. Biết tạo ra các tình huống để học sinh tham gia giải quyết vấn đề một cách hứng thú.

Kết quả bài giảng phải đạt được là đa số học sinh nắm được bài, biết vận dụng vào một số bài tập.

Để làm tốt các phần việc trên công việc đầu tiên giáo viên cần biết kiểu bài dạy từ đó có cách soạn bài cho phù hợp. Ví dụ bài dạy lý thuyết về khái niệm, định lý, công thức, bài dạy bài tập, ôn tập chương, ôn tập cuối học kỳ.

Nếu bài dạy khái niệm mở đầu thì giáo viên cần tìm hiểu khái niệm này xuất hiện do đâu, hoàn cảnh nào, tác giả là ai, hướng khái niệm đó giải quyết những vấn đề gì… có như vậy giáo viên tạo được phương hướng học của học sinh về khái niệm đó.

Nếu bài dạy bài tập, giáo viên cần nắm chắc các dạng toán của phần kiến thức đó từ đó chế biến, tổng hợp lại tạo ra các bài toán mới có tính bao quát, hệ thống, dễ nhớ và vận dụng. 

Giáo viên cần phân biệt chữa bài tập cho học sinh với dạy học sinh làm bài tập. Nếu là bài tập tiết 1 thì cần ôn lại kiến thức đã học như thế nào, chọn những nội dung bài tập nào trong sách giáo khoa, sách bài tập để chữa cho học sinh. 

Sau mỗi loại bài tập đã giải quyết cần rút ra được điều gì, căn cứ vào đặc điểm nào để đề ra đường lối giải của loại bài toán đó. Giải xong bài toán nên hướng dẫn học sinh cách đặc biệt hóa, khái quát hóa để được các bài toán mới, xếp nhóm các bài toán lại với nhau tạo ra công cụ tư duy toán về sau. Đối với học sinh trung bình, yếu, giáo viên cần phải nêu rõ từng bước giải bài toán.

Nếu là bài dạy hỗn hợp giữa lý thuyết và bài tập thì phải chú ý bài tập làm rõ lý thuyết và lý thuyết tạo nên cách giải bài tập, do đó bài tập phải đan xen trong khi dạy lý thuyết.

Nếu là dạng bài ôn tập chương thì giáo viên hướng dẫn học sinh cách tổng kết lý thuyết ở nhà, tổng hợp các dạng toán có trong bài tập của chương. 

Khi dạy giáo viên cần tích hợp lại bằng bài toán có tính chất tổng hợp cho học sinh để ôn tập. Chú ý giáo viên cần đưa ra được các tình huống học sinh hay hiểu nhầm, hiểu sai khi giải bài để các em rút kinh nghiệm.

Hoặc khi giải bài toán tưởng chừng đơn giản, giáo viên không làm cụ thể khi cần hướng dẫn học sinh sẽ lúng túng như bài toán sau: Cho tứ diện ABCD có tất cả các cạnh tiếp xúc với một mặt cầu. Chứng minh ràng tổng các cặp cạnh đối bằng nhau.

Khi giảng về các đường tiệm cận của đồ thị hàm số ta nhận thấy thông thường một đồ thị hàm số có tiệm cận đứng và tiệm cận ngang hoặc tiệm cận đứng và tiệm cận xiên. Giáo viên nên đặt ra câu hỏi có đồ thị hàm số nào có cả ba loại tiệm cận đứng, ngang và xiên không? Nếu có lấy ví dụ minh họa.

Khi soạn bài để giảng cho học sinh, giáo viên cần đặt ra câu hỏi soạn thế nào, hệ thống câu hỏi để hỏi học sinh ra sao, phù hợp với lớp học sinh dạy chưa, trọng tâm bài dạy là đâu, dự kiến câu trả lời của học sinh để giáo viên có hướng giải quyết tiếp theo… 

Sau khi giảng xong bài cho học sinh, giáo viên cần tự tổng kết, đánh giá kết quả giảng dạy điều gì tốt, điểm nào không phù hợp cần điều chỉnh, điều nào hay cần bổ sung vào giáo án. 

Thay đổi mức độ một số kiến thức cũng như phương pháp từ lớp này chuyển sang lớp kia để đối chiếu và rút ra được các ưu nhược điểm trong bài giảng.

Ví dụ khi giáo viên dạy cho học sinh về phép tính gần đúng bằng công cụ đạo hàm, nếu giáo viên thực hiện theo trình tự như sách giáo khoa thì học sinh có thể đặt ra câu hỏi là em đã bấm máy ra kết quả ngay mà không cần phải làm nhiều thao tác như hướng dẫn của giáo viên. 

Đó là một câu hỏi hay của học sinh. Khi đó giáo viên sẽ khó chủ động giải thích cho học sinh. Giáo viên nên đảo lại cách hướng dẫn là vào nội dung học, cho học sinh tính đại lượng gần đúng bằng cách bấm máy tính và đọc kết quả. 

Tiếp theo giáo viên hỏi học sinh là làm thế nào mà máy tính thực hiện được có kết quả trên, từ đó đi đến bài học xây dựng cách tính gần đúng bằng công cụ đạo hàm.

Khi giáo viên thiết kế bài giảng cần chú ý đến các bước tiến hành của một giờ trên lớp theo yêu cầu mới, chia kiến thức cần dạy thành các đơn vị nhỏ hơn, tính thời gian cho từng đơn vị kiến thức đó, cách thức truyền đạt kiến thức từng phần, liên kết giữa các phần học trên. 

Ví dụ khi thiết kế bài giảng về bài tập giới hạn hàm số sau giờ lý thuyết (Chương trình đại số lớp 11) chúng ta cần đưa ra được các đơn vị kiến thức sau: Bài tập tìm giới hạn theo định nghĩa (một bài đơn giản), bài tập tìm giới hạn theo định lý (hai bài), bài tập cần phải biến đổi để đưa về dạng định nghĩa hoặc định lý (hai bài), bài tập tổng hợp của hai dạng trên (một bài). Dạng này chỉ áp dụng với lớp có học sinh khá, giỏi. 

Trong quá trình dạy, giáo viên cần đưa ra được các thiếu sót mà học sinh hay mắc phải như không có dấu lim, không có giá trị x dần tới, sử dụng định lý không đúng… Đối với lớp khá, giỏi, giáo viên có thể giới thiệu thêm về kỹ thuật thêm bớt, đặt ẩn phụ, tách các số hạng…

Giáo viên phải biết tạo ra các phản ví dụ cho học sinh nhận biết bài học sâu sắc hơn, nhất là các bài về khái niệm mới.

Giáo viên nên thay đổi hoặc bổ sung, thêm bớt nội dung bài dạy cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Phải hiểu rõ kiến thức dạy thì giáo viên sẽ biết dạy cái gì và dạy như thế nào. 

Giáo viên cần hỏi học sinh câu nào, hỏi như thế nào để làm nổi bất kiến thức cần dạy. Kiến thức nào cần thuyết trình, kiến thức nào cần phát vấn, kiến thức nào để học sinh tranh luận có hiệu quả hơn. Giáo viên cần chỉ ra kiến thức khi học sinh vận dụng hay gặp sai sót, nhầm lẫn để các em biết phòng tránh.

Để nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên cần điều chỉnh dung lượng kiến thức cho phù hợp, quá trình nhận thức của học sinh phải đảm bảo từ trực quan đến trừu tượng, từ cụ thể đến khái quát và từ khái quát về cụ thể.

 Để có bài giảng tốt, giáo viên cần trao đổi thường xuyên với đồng nghiệp, sách báo, các phương tiện thông tin khác. Cần ghi chép lại cẩn thận những phát hiện hay, bài giảng tốt trong giáo án để lần sau giảng tốt hơn và chia sẻ được với đồng nghiệp.

Giáo viên cần phải cập nhật thông tin về giảng dạy, kiến thức nâng cao và thay đổi ở trong nước cũng như trên thế giới. Phải đặt giáo viên vào hoàn cảnh của học sinh thì mới có thể xem xét về mức độ nhận biết, tiếp thu bài có được không nếu cần ta thay đổi cách tiếp cận khác cho tốt hơn. Giáo viên cần lắng nghe ý kiến phản hồi lại trừ phía học sinh để điều chỉnh cách soạn và giảng dạy cho phù hợp hơn cho học sinh.

Theo Nguyễn Đăng Kỹ – GV trường THPT Ngô Sĩ Liên
Sở GD&ĐT Bắc Giang

Theo Giáo dục & Thời đại

 

Xem thêm :học sinh, giáo viên, bài toán, nội dung, giảng dạy, kiến thức, kết quả, trung tâm, bắc giang, bài tập,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hàn Quốc: Thí sinh kiện Chính phủ vì lỗi trong đề thi đại học – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 24 Jan 2015 07:27 PM PST

Một nhóm thí sinh tham dự kỳ thi Đại
học Hàn Quốc năm 2013 đã khởi kiện Chính phủ, yêu cầu phải được bồi thường cho
những tổn thất mà họ phải chịu sau khi bị đánh trượt bởi một lỗi sai trong đề thi.

Hàn Quốc: Thí sinh kiện Chính phủ vì lỗi trong đề thi đại học

Vụ việc này
lần đầu tiên được đưa ra tranh luận sau khi bốn thí sinh tham dự kỳ thi Đại học
vào tháng 11 năm 2013 gửi thắc mắc về tính chính xác của đáp án một câu hỏi về
địa lý thế giới lên Viện Giảng dạy và Đánh giá Hàn Quốc (KICE).

Tuy nhiên, Viện
này đã phủ nhận lỗi sai và sau đó một vụ kiện dai dẳng đã diễn ra suốt một năm,
với phán quyết cuối cùng của Toà án Seoul nghiêng về 100 thí sinh khởi kiện.

Chính phủ Hàn
Quốc, sau đó đã đưa ra một số đề nghị để khắc phục hậu quả của vụ việc, tất
nhiên trong đó bao gồm việc các thí sinh đã bị đánh trượt bởi lỗi sai được tuyển
vào trường Đại học mà họ mong muốn.

Tuy nhiên, bên
nguyên không hài lòng với cách giải quyết này. Dù chỉ là một lỗi sai nhỏ nhưng
điểm thi Đại học của 18,884 thí sinh trên khắp đất nước đã bị ảnh hưởng. Tồi tệ
hơn là nhiều người trong số họ bị đánh trượt và chuyện đó đáng lý đã không xảy
ra nếu như Chính phủ và KICE nhanh chóng nhận sai và sửa lỗi.

"Lỗi sai đó hoàn toàn có thể dễ dàng nhận biết
bằng phương pháp thống kê. KICE có thừa thời gian để nhận sai và giảm tối đa
thiệt hại nhưng họ đã không làm thế"- một thí sinh đã viết trong đơn kiến nghị của mình.

Theo Ông Kim
Hyeon-cheo, luật sư của các thí sinh, thì mục đích của vụ kiện không chỉ nhằm
vào lỗi sai mà còn là thái độ của các nhà chức trách trước vụ việc.

Tổng số tiền
yêu cầu bồi thường của các thí sinh đã lên đến 2.34 tỷ won ( tương đương với 2.16
triệu đô ); và cho đến ngày 21 vừa qua đã có 450 thí sinh khắp cả nước thể hiện
ý định tham gia vào vụ kiện.

Vụ việc khi
xảy ra đã được xem như là một trong những vụ tai tiếng tồi tệ nhất liên quan đến
kỳ thi Đại học ở Hàn Quốc từ trước đến nay. Nhưng không chỉ dừng lại ở đây, kỳ
thi năm 2014 lại tiếp tục phát hiện thêm hai lỗi sai nữa. Nhiều quan chức Giáo
dục Hàn Quốc đã phải từ chức và Bộ Giáo dục đã tuyên bố sẽ có một cuộc họp cải
tổ vào tháng 3 năm nay.

Thuỳ Linh Hà ( Theo Korean Herald )



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments