Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thành công từ cộng đồng trách nhiệm | Giáo dục

Posted: 24 Jan 2015 07:37 AM PST

Lên kế hoạch chi tiết với phương án khả thi và dự phòng

Nhận định việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia sẽ có những điểm khác so với các kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây, PGS.TS Nguyễn Văn Đệ phân tích:

Trước hết, số lượng thí sinh ở mỗi cụm thi (liên tỉnh) đông hơn nhiều so với thường niên, nên phải huy động số lượng lớn phòng thi, cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi.

Các cụm thi chỉ tổ chức 1 đợt thi, trước đây là 2 đợt; thời gian tổ chức thi là 5 ngày, dài hơn so với mỗi đợt thi trước đây, 3 ngày; số môn thi nhiều hơn (8 môn) so với trước đây mỗi đợt thi 3 môn.

Bên cạnh đó, số phòng thi của 3 môn bắt buộc là Văn, Toán, Ngoại ngữ là cố định, còn các môn tự chọn khác thì thay đổi tùy thuộc vào số lượng đăng ký của thí sinh.

Về đề thi, trước đây nhận từ cơ sở sao in do Bộ GD&ĐT quy định, nay do Trường ĐH được giao phụ trách cụm thi trực tiếp chịu trách nhiệm.

Với những điểm khác biệt như trên, PGS.TS Nguyễn Văn Đệ cho rằng, công tác khảo sát và xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết với phương án khả thi và phương án dự phòng là yếu đó đầu tiên.

Tiếp đến là chuẩn bị phòng thi, đảm bảo điều kiện đi lại, ăn, ở cho thí sinh, phụ huynh; chuẩn bị nhân lực tham gia coi thi, chấm thi; chuẩn bị cơ sở vật chất, sao in đề thi, phương tiện vận chuyển đề thi, bài thi; phát huy vai trò sinh viên tình nguyện, hỗ trợ thí sinh tại các điểm thi.

"Yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của kỳ thi này là sự kết hợp hoài hòa của các yếu tố: Công tác chuẩn bị chu đáo, sự phối hợp tốt của các đơn vị và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các thành viên.

Đặc biệt, các hội đồng thi phải thực hiện việc tập huấn cho cán bộ coi thi, thư ký và cán bộ chấm thi thật cặn kẽ và cụ thể" – PGS.TS Nguyễn Văn Đệ nhấn mạnh.

Hình dung công việc nếu chủ trì cụm thi

Nếu được chọn là trường ĐH chủ trì cụm thi, PGS.TS Nguyễn Văn Đệ cho biết, Trường ĐH Đồng Tháp sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT Đồng Tháp và Sở GD&ĐT có thí sinh tham gia thi, xây dựng kế hoạch cụ thể trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Công tác tổ chức kỳ thi sẽ là sự cộng động trách nhiệm và tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân của tỉnh, vai trò chính thuộc về Trường ĐH Đồng Tháp và các Sở GD&ĐT có liên quan.

Trường sẽ xây dựng các phương án khả thi và phương án dự phòng trong việc bố trí phòng thi, huy động nhân lực tham gia coi thi, chấm thi.

Đồng thời, phối hợp với các cơ ngành trong tỉnh trong việc huy động cơ sở vật chất, phương tiện trong việc sao in đề thi, vận chuyển đề thi, bài thi; phối hợp các địa phương có điểm thi lập sơ đồ chỗ trọ cho thí sinh, phụ huynh.

PGS.TS Nguyễn Văn Đệ đồng thời nhắn nhủ đến các thí sinh,hãy yên tâm tập trung ôn tập và dự thi. Trường ĐH Đồng Tháp và các đơn vị phối hợp sẽ chuẩn bị những điều kiện tốt nhất có thể để phục vụ thí sinh và phụ huynh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 tại Đồng Tháp.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học Lý luận chính trị – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 24 Jan 2015 07:32 AM PST

Ngày 23/1, ĐH Quốc gia TPHCM phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức Hội thảo khoa học " Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng". Buổi hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo ban tuyên giáo trung ương; lãnh đạo Bộ GD-ĐT; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cùng lãnh đạo các trường ĐH, CĐ khu vực phía Nam…

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học Lý luận chính trị

Lãnh đạo Ban tuyên giáo TƯ, Bộ GD-ĐT chủ trì một hội nghị tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học lý luận chính trị trong trường ĐH,CĐ hiện nay.

Hội thảo không chỉ chỉ ra thực trạng và tìm dịp để các nhà quản lý, nhà khoa học cùng nhau trao đổi đề tìm ra hướng đi, giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chương trình, phương án biên soạn chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị dùng cho đào tạo tại các trường ĐH, CĐ.

Phát biểu mở đầu hội thảo, TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM nhìn nhận rằng bên cạnh những thành quả đáng khích lệ trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị, vẫn còn không ít khuyết điểm, tồn tại cần được xem xét. Những dẫn chứng cụ thể như nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo lý luận vẫn còn thiếu các công trình mang tầm chiến lược, có tính đột phá về; lý luận còn lạc hậu, tính dự báo thấp, kết quả nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn. Trong khi đó, giáo trình và nội dung bài giảng dù giảm tải song lại làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bất cập.

Các giáo trình, chương trình chưa được "cá biệt hóa" theo từng khối ngành đào tạo, dẫn đến tình trạng chung chung, nhàm chán, thiếu hiệu quả trong giảng dạy, học tập. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, chuẩn hóa đội ngũ còn nhiều bất cập. Mặt khác tình trạng xem nhẹ các môn lý luận chính trị, quan niệm "học cho qua, học để đối phó" chứ không vì nhu cầu bồi dưỡng thế giới quan và phương pháp luận khoa học vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở một bộ phận học viên, sinh viên.

GS.TS Hoàng Chí Bảo – Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương đã chỉ ra những bất ổn trong giáo dục ĐH, CĐ hiện nay nói chung lẫn giáo dục lý luận chính trị nói riêng. Trong đó là việc nở rộ số lượng các trường ĐH, CĐ, nhất là các trường ngoài công lập còn là xu hướng địa phương hóa đại học, đều mang danh đại học đa ngành. Một vấn đề nóng bỏng, nhức nhối và nghịch lý hiện nay là tình trạng mất giá trị của văn bằng đại học, cao học, thậm chí cả văn bằng tiến sỹ do chất lượng thực không được bảo đảm, càng không tương xứng với trình độ quốc tế. Cũng chưa bao giờ, tình trạng thất nghiệp của những người có học nhiều như bây giờ, trên 170.000 cử nhân, thạc sỹ, cá biệt có cả tiến sỹ mà không tìm được việc làm.

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học Lý luận chính trị

GS.TS Hoàng Chí Bảo chỉ ra những bất ổn của giáo dục ĐH, CĐ nói chung và riêng trong môn lý luận chính trị nói riêng.

Đặc biệt, theo GS Hoàng Chí Bảo, trong hàng loạt các bất ổn ấy, ông lo ngại nhất chính là việc mất đi tính chuyên môn hóa sâu, tính chuyên nghiệp bền vững trong giảng dạy các môn Khoa học Mác-Lênin mà giáo dục ĐH đã gây dựng trên nửa thế kỷ mới có được. Từ quan niệm ý thức khoa học, đến chương trình, giáo trình và nhất là đến xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học chuyên ngành đều ít nhiều có vấn đề. Trong đó, sự tách rời có tính phổ biến giữa dạy – học với nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Lý luận chính trị, trước hết và chủ yếu ở đội ngũ giảng viên là điều đáng lo ngại nhất. Hiện nay, giảng dạy đã lấn át nghiên cứu, nghiên cứu rơi vào hình thức hóa, sơ lược giản đơn hóa và kinh nghiệm hóa một cách thực dụng. 

GS.TS Hoàng Chí Bảo đưa ra sáu kiến nghị giải pháp cho vấn đề này, trong đó làm thay đổi nhận thức xã hội, trước hết là trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Đảng và Nhà nước, đặc biệt ở cấp chiến lược, với đội ngũ trí thức với trí thức khoa học xã hội – nhân văn và lý luận ở ĐH làm nòng cốt về lý luận, vai trò của lý luận để có ứng xử đúng với giáo dục lý luận chính trị trong các trường ĐH, CĐ. Đồng thời, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và cập nhật kiến thức cho đội ngũ giảng viên theo môn học, theo lĩnh vực chuyên môn hóa. Bên cạnh đó, tạo môi trường, điều kiện và động lực thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, của các tập thể sư phạm và các cộng đồng khoa học trong trường đại học.

Ngoài ra, GS Bảo kiến nghị thiết kế lại chương trình, biên soạn giáo trình, giáo khoa theo hướng cơ bản, hiện đại, thực tiễn Việt Nam. Kết hợp các tri thức hàn lâm với tri thức ứng dụng, đa dạng hóa giáo trình, sách tham khảo cho các đối tượng dạy và học.


Các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến, giải pháp.

Các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến, giải pháp.


Trong khi đó cũng góp ý cho vấn này, GS. TS. Trần Chí Đáo – nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng trước đây có thực trạng ở môn giáo dục chính trị thì trên bục giảng thầy cứ giảng dạy còn bên dưới người học không tập trung, thậm chí là ngồi chơi cờ caro. Từ những thực tế này, theo GS Đáo, quan trọng chính là người thầy – người dẫn dắt lôi cuốn sinh viên có hứng thú với môn học chính trị.

 

Lê Phương

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

Xem thêm :giảng viên, Nguyễn Đức Nghĩa, chương trình, chính trị, giải pháp, trường, chất lượng, tình trạng, hồ chí minh, nhân văn,





Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đồng thuận với những điểm mới của Dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia | Giáo dục

Posted: 24 Jan 2015 05:28 AM PST

Vấn đề còn lại là tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện, nâng cao chất lượng dạy và học để đảm bảo kết quả tốt nhất, theo ý kiến của cán bộ quản lý cấp cơ sở.

PGS.TS Trần Văn Nam, Giám đốc Đại học Đà Nẵng: Coi trọng việc tổ chức nghiêm công tác coi thi

Toàn Đại học Đà Nẵng nhất trí cao với những điểm mới và quan trọng của dự thảo.

Giải pháp sử dụng 4 giấy chứng nhận kết quả khác nhau có mã vạch nhận dạng để sử dụng cho các đợt tuyển tương ứng về cơ bản sẽ chấm dứt tình trạng hồ sơ ĐKXT ảo giữa các trường trong mỗi đợt xét tuyển. 

Tuy nhiên, để giải pháp này phát huy tác dụng, Bộ GD&ĐT cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy định này để tránh trường hợp một thí sinh có thể được nhận nhiều hơn 4 giấy chứng nhận kết quả hoặc các trường thu hồ sơ đăng ký từ xa không theo các đợt đã quy định.



 PGS.TS Trần Văn Nam, Giám đốc Đại học Đà Nẵng

Về quy định thí sinh được chọn 4 ngành hoặc nhóm ngành trong cùng một trường để đăng ký từ xa trong một đợt, các trường đại học có nhiều ngành tuyển sinh như ĐH quốc gia, đại học vùng và các trường đại học lớn sẽ tỏ ra có ưu thế với quy định này do thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn ngành với cùng 1 đợt đăng ký xét tuyển. Tổ chức thi cụm sẽ giảm áp lực di chuyển thí sinh cho toàn xã hội và có ý nghĩa tiết kiệm rất lớn…

Đại học Đà Nẵng là đơn vị đã tổ chức kỳ thi chung ngay từ khi có chủ trương thi "3 chung" của Bộ GD&ĐT. Số lượng thí sinh đăng ký dự thi tại ĐH Đà Nẵng trung bình là 50.000/lượt/năm, năm cao nhất lên đến trên 60.000, chủ yếu tập trung trong đợt 1 và đợt 2. 

Trong những năm qua, công tác tổ chức kỳ thi tại ĐH Đà Nẵng diễn ra an toàn, chính xác. Năm nay, được chọn là đại học chủ trì tổ chức cụm thi liên tỉnh, ĐH Đà Nẵng đã chủ động khảo sát và lên kế hoạch chuẩn bị cho công tác tổ chức thi.

Trong thi 3 chung, thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo một cách sâu sát các Sở, ban, ngành, quận, huyện phối hợp đồng bộ, có hiệu quả với ĐH Đà Nẵng trong công tác tổ chức thi tuyển sinh với quy mô lớn trong tất cả các khâu từ chuẩn bị thi, đề thi, coi thi, chấm thi… Vì vậy đối với Kỳ thi THPT quốc gia sẽ càng thuận lợi. 

Trong công tác coi thi và giám sát phòng thi, ngoài việc sử dụng giảng viên của ĐH Đà Nẵng và giáo viên các trường THPT trên địa bàn thành phố, ĐH Đà Nẵng sẽ điều động sinh viên năm gần cuối của các cơ sở giáo dục thành viên để đảm bảo ít nhất trong mỗi phòng thi có 1 cán bộ hoặc sinh viên của ĐH Đà Nẵng làm công tác coi thi. 

Với cách bố trí như vậy, ĐH Đà Nẵng tin tưởng sẽ đảm bảo tính nghiêm túc trong tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 giống như đã tổ chức các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng trong những năm trước đây.

Bên cạnh đó, với việc Ban Thanh tra của ĐH Đà Nẵng đi vào hoạt động, sẽ có nhiều tổ thanh tra nội bộ do ĐH Đà Nẵng thành lập để thường xuyên giám sát mọi khâu của quá trình tổ chức thi.



 Ông Đoàn Đức Liêm, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình

Ông Đoàn Đức Liêm, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình: Việc tổ chức thi theo Cụm là hết sức khoa học, khách quan

Tôi đánh giá cao Dự thảo Quy chế Kỳ thi Quốc gia mà Bộ GD&ĐT đã ban hành. Để có được Dự thảo với nhiều ưu điểm và những điểm mới, Bộ đã có một lộ trình chuẩn bị rất kỹ lưỡng, đồng thời với lộ trình chuẩn bị cho đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.

Một kỳ thi mà thực hiện được cả 2 nhiệm vụ, vừa để xét tốt nghiệp lại có cơ sở để tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, như thế đã thấy được tầm quan trọng của kỳ thi theo đúng ý nghĩa "quốc gia" như thế nào.

Ngay ở học kỳ I vừa qua, quán triệt tinh thần chỉ đạo trong các văn bản của Bộ, Sở GD&ĐT Quảng Bình đã chỉ đạo các trường chuẩn bị kỹ tâm thế cho học sinh sẵn sàng tham gia kỳ thi. Trước hết, phải tích cực đổi mới từ khâu quản lý tới thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá của giáo viên.

Rất nhiều cuộc họp, hội nghị đều đi vào trọng tâm bàn bạc cụ thể, cho học sinh tiếp cận với cách học mới, theo hướng tích hợp, tăng cường thực hành, giao tiếp. Giáo viên các trường đã không còn lối dạy chỉ truyền thụ kiến thức một chiều nữa, mà phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.

Cá nhân tôi cho rằng, việc tổ chức thi theo cụm là hết sức khoa học, khách quan, học sinh thi xong muốn được tuyển vào trường đại học, cao đẳng nào là do các em, chứ lại có một kỳ thi ở tỉnh nào đó nữa thêm phần tốn kém. Việc một số trường đại học muốn tổ chức thi thêm một số môn cho phù hợp với tính chất, đặc trưng riêng của trường gì đấy, theo tôi cũng cần có biện pháp quản lý cho chặt chẽ.

Đừng đòi hỏi quá cao ở học sinh; đừng nghĩ rằng, học sinh của ta học xong trung học phổ thông là đã hoàn hảo. Cần giúp đỡ các em, tạo thuận lợi nhất cho các em để chỉ tham gia một kỳ thi, không phải lo đối phó thêm một kỳ thi nữa.

Tôi đồng ý với chủ trương phát huy tự chủ trong tuyển sinh, nhưng tự chủ cũng phải phù hợp quy luật phát triển của giáo dục, chứ không phải mỗi người làm một kiểu, không theo quy luật nào cả…



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phát triển đội ngũ và đổi mới cơ chế – Vấn đề then chốt của đổi mới GD – ĐT | Giáo dục

Posted: 24 Jan 2015 03:51 AM PST

Dự Hội thảo có ông Nguyễn Đắc Hưng – Vụ trưởng Vụ dạy nghề (Ban Tuyên giáo TW), ông Hoàng Đức Minh – Cục trưởng Cục Nhà giáo & Cán bộ quản lý, ông Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, cùng đại diện lãnh đạo 18 trường cao đẳng khu vực phía Bắc, 7 trường đại học sư phạm trọng điểm, Học viện quản lý giáo dục.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: Đổi mới cơ bản và toàn diện GD&ĐT có những vấn đề then chốt, những vấn đề đột phá. Trong đó phát triển đội ngũ và đổi mới cơ chế là vấn đề then chốt cần được quan tâm đặc biệt.

Hiện nay, đội ngũ giáo viên đang được đào tạo theo hướng trang bị kiến thức kỹ năng, chưa phải theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Vì vậy, nhiệm vụ của các trường sư phạm giờ đây là vừa phải đổi mới đội ngũ giáo viên hiện nay bằng việc đào tạo lại, tiếp tục bồi dưỡng, vừa phải tiếp tục đào tạo sinh viên bởi một chương trình đã được đổi mới đáp ứng tốt nội dung đổi mới đặt ra.

Thứ trưởng đặt câu hỏi: Đào tạo sinh viên theo chương trình mới ra trường sẽ đáp ứng cái gì. Phải đáp ứng chuẩn đầu ra, vậy chuẩn đó căn cứ vào đâu? Phải căn cứ vào nhu cầu năng lực của giáo viên phổ thông đã có trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Trường sư phạm phải đào tạo được Chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức 1. Có sự điều chỉnh để phù hợp với vùng miền, nhưng không được thấp hơn so với Chuẩn nghề nghiệp. Trường sư phạm phải tiên phong đổi mới, phải thay đổi mục tiêu đào tạo, thay đổi năng lực đào tạo, trước hết là đội ngũ giảng viên, nếu đội ngũ giảng viên không thay đổi thì không đổi mới được.

Thứ trưởng cũng đề cập tới tinh thần trách nhiệm chung giữa trường sư phạm và trường phổ thông. Một số trường phổ thông khi nhận sinh viên về thực tập thì nhận xét đều tốt đẹp cả, nhưng sau đó có nhận sinh viên tốt nghiệp đó không?

Hoạt động bồi dưỡng giáo viên cũng vậy, trường sư phạm phải xây dựng chương trình bồi dưỡng, phải biết giáo viên phổ thông cần gì thì bồi dưỡng cái đó. Thứ trưởng yêu cầu mối quan hệ giữa các trường sư phạm và phổ thông phải tốt để phục vụ nhiệm vụ chung.

Thứ trưởng biểu dương Trường CĐSP Hải Dương đã đứng ra đăng cai tổ chức Hội thảo này. Thời gian qua, Trường đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ, đã chủ động xây dựng Chuẩn đầu ra của các trường sư phạm.

Tiếp sau đó là phần thảo luận do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chủ trì, nhiều ý kiến tham luận đã bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng, tác động lớn đến dạy và học trong các nhà trường phổ thông hiện nay.

Trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng, các đại biểu là những nhà quản lý giáo dục, các giáo viên…  đã đưa ra những quan điểm mới, góp thêm nhiều ý kiến để hoàn thiện các đề tài đã được báo cáo tại Hội nghị.   


Trường Cao đẳng sư phạm Hải Dương đã gửi đến Hội nghị những tham luận, đây là những bài học được đúc rút từ thực tiễn như báo cáo của tác giả Phạm Thị Thu Thuỷ với đề tài "Bộ Chuẩn năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành đào tạo sư phạm ngữ văn trình độ CĐ"; tác giả Phạm Thị Ngọc Hoa với "Bộ Chuẩn năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành đào tạo sư phạm Toán trình độ CĐ";  báo cáo của giảng viên Nguyễn Văn Lai với "Bộ Chuẩn năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành đào tạo sư phạm Tiểu học trình độ CĐ"; giảng viên Nguyễn Thị Hoà là "Bộ Chuẩn năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành đào tạo sư phạm Khoa học tự nhiên THCS".



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

4 nữ sinh đánh bạn trong khách sạn bị xếp hạnh kiểm yếu

Posted: 24 Jan 2015 03:47 AM PST

Trước mắt, 4 nữ sinh lớp 12 của trường THPT Phan Đình Phùng và THPT Thành Sen (TP Hà Tĩnh) bị xếp hạnh kiểm yếu của học kỳ I (năm học 2014 – 2015). Khi có kết luận của cơ quan công an, các trường sẽ có hình thức kỷ luật phù hợp đối với các nữ sinh này.

Ngày 24/1, Trần Thái Toàn, Hiệu phó trường THPT Thành Sen (TP Hà Tĩnh) cho biết, sau khi xem xét, 2 nữ sinh là L.T.B (lớp 12B), N.T.H.P (lớp 12C) phải nhận hạnh kiểm yếu của học kỳ I (năm học 2014 – 2015) vì liên quan tới hành vi “áp tải” em T.T.A.T (học sinh lớp 10A8, trường THPT Phan Đình Phùng) vào khách sạn rồi đánh “hội đồng”.

nữ sinh, đánh bạn, hạnh kiểm, yếu, khách sạn 

Tình hình sức khỏe của em T đã ổn định và có thể trở lại trường.

Trước mắt thì 2 nữ sinh B và P phải nhận hạnh kiểm yếu còn hiện tại, nhà trường vẫn đang chờ kết luận cuối cùng từ công an phường Văn Yên rồi mới họp hội đồng kỷ luật và có hình thức xử lý phù hợp“, thầy Toàn thông tin.

Trong sự việc này, còn có 2 nữ sinh là T.T.T (lớp 12D3), N.T.H.N (lớp 12D1) học trường THPT Phan Đình Phùng cũng tham gia đánh em T trong khách sạn cũng phải nhận hạnh kiểm yếu trong kỳ I.

Thầy Nguyễn Hồng Cường, Hiệu trưởng trường THPT Phan Đình Phùng cho hay, sau khoảng thời gian 10 ngày điều trị ở BV Xanh Pôn (Hà Nội), sức khỏe ổn định hơn, em T (học lớp 10A8) đã trở lại trường.

Khi T đi học lại, bên phía công an phường đã tới gặp. Tại đây, T cũng đã làm bản tường trình về sự việc. Tuy nhiên, trường cũng phải chờ kết quả giám định từ cơ quan điều tra rồi mới đưa ra hinh thức xử lý với 2 nữ sinh lớp 12, thầy Cường nói.

Còn ông Trương Huy Phương, Trưởng công an phường Văn Yên (TP Hà Tĩnh) cung cấp, phía công an đang chờ kết luận giám định thương tật từ cơ quan pháp y tỉnh Hà Tĩnh.

Liên quan tới sự việc, bà Trần Thị Xuân (trú phường Thạch Quý, mẹ nữ sinh T.) vẫn tỏ ra hết sức bức xúc, bởi sau khi sự việc 4 nữ sinh đưa con bà vào khách sạn đánh, gia đình các nữ sinh này vẫn có thái độ thờ ơ, không quan tâm tới tình hình sức khỏe của T. Chỉ khi nào gia đình gọi thì gia đình các nữ sinh mới tới.

Sức khỏe của T đã đỡ hơn trước nhưng đầu vẫn còn đau. Mắt thì vẫn còn một vệt tụ máu nhỏ ở phần đuôi mắt, vì thế mắt nhìn chưa rõ lắm. Hiện một tháng T phải tới BV 3 lần để kiểm tra“, bà Xuân lo lắng.

Gia đình các nữ sinh xin chúng tôi không làm đơn kiện mà muốn “giải quyết nội bộ” nhưng từ khi T điều trị ở BV Xanh Pôn về (khoảng 10 ngày), các gia đình mới tới 1 lần. Còn sau đó, chúng tôi có gọi thì họ mới tới, vẫn lời bà Xuân.

Trước đó, khoảng 14 giờ ngày 22/12, trong lúc đang nằm ngủ tại nhà riêng ở khối phố Trung Quý (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh), em T.T.A.T được các nữ sinh L.T.B và T.T.H.T đến gọi dậy sau đó đưa thẳng đến phòng 205 khách sạn L.N (phường Văn Yên).

Tại đây, L.T.B và T.T.H.T gọi thêm 2 nữ sinh đến rồi đánh hội đồng T.T.A.T. Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, thấy T.T.A.T bê bết máu trên đầu, mặt mày thâm tím nhiều chỗ, nhóm học sinh trên mới chở nạn nhân đến bỏ trước cổng chợ TP Hà Tĩnh.

Sau đó, nạn nhân được gia đình đưa vào BV ĐK Hà Tĩnh cấp cứu và chuyển ra Hà Nội điều trị.

Nguyên nhân được cho là mâu thuẫn trong chuyện tình cảm giữa nữ sinh B và em T.

Văn Đức



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề án tuyển sinh riêng Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương | Giáo dục

Posted: 24 Jan 2015 02:41 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhiều vấn đề giáo dục sẽ được bàn thảo tại Triển lãm Giáo dục 2015 – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 24 Jan 2015 01:53 AM PST

Ngày 23/1, Hiệp hội các trường Đại học và Cao Đẳng Việt Nam đã tổ chức họp báo về Triển lãm Giáo dục và Định hướng nghề nghiệp 2015. Đây là triển lãm về giáo dục lớn nhất từ trước tới nay do Hiệp hội các trường Đại học và Cao Đẳng Việt Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ giáo dục và Đào tào, Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) tổ chức.


Đào Liên Hương – Trưởng ban đối ngoại (Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng
Việt Nam) cho biết: Đây là
sự kiện lớn và là lần đầu tiên của ngành Giáo dục mang nhiều ý nghĩa thiết thực
cho cộng đồng. Những hoạt động triển lãm kết nối với các cơ quan quản lý nhà nước
về giáo dục, các trường ĐH,CĐ và dạy nghề trong và ngoài nước, các Sứ
quán nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức Giáo dục, các đơn vị tuyển sinh, tuyển
dụng, các công ty thiết bị trường học…

Nhiều vấn đề giáo dục sẽ được bàn thảo tại Triển lãm Giáo dục 2015

Đào Liên Hương – Trưởng ban đối ngoại (Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng
Việt Nam) phát biểu tại buổi họp báo

Đặc biệt tại triển lãm, sẽ có các diễn đàn giáo dục tập
trung vào những nội dung chính như mô hình hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ
trên thế giới và ở Việt Nam; Bài kiểm tra tiếng Anh cho học sinh, sinh viên Việt
Nam – kinh nghiệm của thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam; Bài test dành
cho giáo viên nước ngoài giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam; Hợp tác liên doanh liên
kết đào tạo với nước ngoài và nghị định 73 của Bộ Giáo dục (Chính phủ); 

Xếp hạng các trường Đại học
trên thế giới và tại Việt Nam. Tiêu chí xây dựng? Công nhận bằng cấp
nghề trong các nước Asean để chuẩn bị cho AFTA; Xếp hạng các trường nghề tại Việt
Nam; Tiêu chí xây dựng, xếp hạng trường học dựa trên tiêu chuẩn đầu ra ngoại ngữ;
Cấp bằng hành nghề…

Tham gia các diễn đàn giáo dục là các
đơn vị: Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 (Bộ
giáo dục đào tạo); Đại học Quốc gia, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương,
Đại học ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia
Hà Nội.

Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng
Bộ Giáo dục đào tạo; Cục đào tạo với nước ngoài (Bộ giáo dục và đào tạo); Vụ hợp
tác quốc tế (Bộ giáo dục và đào tạo); Tổng cục dạy nghề (Bộ lao động thương
binh và xã hội)…

Về phía Quốc tế có đại diện tổ chức
ELS (Mỹ); Đại diện tổ chức NEAS của Australia; Đại diện tập đoàn giáo dục Cambridge
và Astrum của Anh; Đại diện các SQ nước ngoài tại Việt Nam và Đại diện một số
trường Đại học và Cao đẳng đến từ các nước Anh, Úc, Mỹ, Canada, Singapore, Nhật
Bản,…

Thời gian và địa điểm
diễn ra triển lãm sẽ được tổ chức ở miền Bắc (từ ngày 5-6/3/2015 tại Trung tâm
Hội nghị Quốc gia) và miền Nam (từ ngày 8-9/3/2015 tại Dinh thống nhất). 

Hồng Hạnh



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tết với giáo viên vùng cao | Giáo dục

Posted: 24 Jan 2015 01:40 AM PST

Trường học ở các huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt. Hàng năm, nguồn ngân sách đưa về được dùng hết vào việc trang trải cho công tác dạy và học.

Chi trả lương cho giáo viên có thế chiếm 80-90% ngân sách. Chính vì vậy, việc hỗ trợ mỗi giáo viên ngày Tết cũng là cả một vấn đề.

Với các giáo viên tại trường Tiểu học xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên không năm nào các thầy cô nhận được quà Tết, nhưng niềm hạnh phúc vẫn luôn ngập tràn ở nơi đây. Những thành tích nho nhỏ của các em học sinh là món quà Tết ý nghĩa nhất với các thầy cô.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Triều Tiên mời người nước ngoài đến dạy tiếng Anh

Posted: 24 Jan 2015 01:34 AM PST

7-2860-1422074043.jpg

Ngày càng nhiều du khách nước ngoài muốn tới khám phá đất nước bí ẩn nhất thế giới. Ảnh minh họa: Alamy.

Trong vòng hơn một tháng, các chuyên gia sẽ dạy tiếng Anh và kiến thức cơ bản khi hướng dẫn khách du lịch tại trường cao đẳng Du lịch Bình Nhưỡng. Công ty Lữ hành Triều Tiên, Juche Travel Services (JTS), là đơn vị triển khai dự án.

JTS cho biết công ty cần tình nguyện viên nước ngoài có chứng chỉ TEFL, văn bằng dạy tiếng Anh là ngoại ngữ được quốc tế công nhận, hoặc những người nói tiếng Anh từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý du lịch. JTS tin những chuyên gia này sẽ có thể “đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền công nghiệp du lịch Triều Tiên”.

Gần đây, Triều Tiên bắt đầu đầu tư vào du lịch. Khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Masikryong và thành phố du lịch Wonsan trở thành hai trong số những dự án uy tín hàng đầu của nước này.

Mối quan tâm của phương Tây với Triều Tiên tăng lên từ năm 2009, với lượng du khách ước tính đạt  6.000 người/năm. Khách đến du lịch Triều Tiên chủ yếu thông qua các hãng lữ hành được cấp phép.

“Triều Tiên đang phát triển du lịch trong những năm tới. Để làm được điều đó sẽ cần cả chuyên môn du lịch quốc tế và các kỹ năng ngoại ngữ”, Guardian dẫn lời David Thompson làm việc tại JTS nói.

JTS hoạt động dựa trên nền tảng phi lợi nhuận, do đó, các giáo viên nước ngoài được chọn tới dạy tiếng Anh ở Triều Tiên sẽ không nhận được lương. Ngược lại, họ phải đóng khoản tiền hơn 1.000 USD để tham dự chương trình.

JTS có kế hoạch mời 5 ứng viên tới thủ đô Bình Nhưỡng trong tháng 5 và tháng 11 năm nay. Ông Thompson cho hay họ sẽ phải tuân thủ các giới hạn tương tự như các du khách khác khi tới Triều Tiên.

“Theo tôi biết, tình nguyện viên sẽ không có cơ hội để đi lang thang một cách tự do”, ông Thompson nói.

Những người nước ngoài đến Triều Tiên thường bị kiểm soát chặt chẽ và chỉ được phép nói chuyện với người nào được lựa chọn.

Ben Griffin, sinh viên Anh 21 tuổi, là ứng viên đầu tiên tham gia chuyến thử nghiệm cho chương trình tình nguyện viên năm ngoái. Griffin kể cậu từng đến Triều Tiên trong một tour du lịch chính thức vào năm trước đó và chớp cơ hội để quay lại đây lần nữa.

Griffin chia sẻ cậu không cảm thấy bị giám sát chặt, dù không được phép tự do di chuyển. Những người hướng dẫn Griffin rất linh động với lịch trình của khách nếu cậu có yêu cầu. Điều khiến Griffin ngạc nhiên nhất về các sinh viên của mình chính là họ “là những con người thực”, cũng có mối lo lắng và quan tâm như bao bạn cùng trang lứa khác ở khắp nơi trên thế giới.

“Bằng việc xây dựng những chiếc cầu nối, bạn đang giúp xóa bỏ những hoài nghi và định kiến vốn tồn tại dai dẳng suốt 60 năm qua. Đó chỉ có thể là một điều tốt đẹp”, ông Thompson nói.

Bình Minh



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường xây tiền tỷ không có học sinh – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 24 Jan 2015 12:49 AM PST

Trường THCS Hương Quang được đầu tư xây dựng vào năm 2009, là một trong 3 ngôi trường được xây dựng nằm trong dự án khu tái định cư Hói Trung dành cho con em tại địa bàn xã Hương Quang huyện Vũ Quang. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, khi 2 ngôi trường Mầm non và Tiểu học đã đưa vào sử dụng hơn 1 năm thì Trường THCS Hương Quang vẫn đóng cổng kể từ ngày hoàn thành.

Trường THCS Hương Quang vẫn đóng cửa kể từ khi hoàn thành.

Trường THCS Hương Quang vẫn đóng cửa kể từ khi hoàn thành.

Theo dự kiến ban đầu, ngôi trường này được xây dựng để dạy học của gần 200 học sinh và có khu nội trú dành cho giáo viên gồm: Dãy nhà học 2 tầng có 8 phòng học; Dãy nhà chức năng 2 tầng với 6 phòng; nhà hiệu bộ. Ngoài ra, trong khuôn viên còn có dãy nhà ở công vụ cho giáo viên, nhà bảo vệ, nhà xe và một số hạng mục khác.

Dãy nhà chức năng...

Dãy nhà chức năng…

Dãy nhà học thiết kế, xây dựng khang trang.

Dãy nhà học thiết kế, xây dựng khang trang.

Trao đối với PV báo Dân trí về vấn đề này, ông Trần Ngọc Hùng – phó trưởng ban Chuyên trách giải phóng mặt bằng công trình thủy điện Ngàn Trươi, giải thích: “Trước đây khi lập dự án để xây dựng, thì khu vực xã Hương Quang có 838 hộ dân tại lòng hồ. Nhưng khi có chủ trương di dân tự do để giải phóng mặt bằng thì người dân di cư đến nơi khác đã hơn 1 nửa, nên mới có tình trạng trên. Nhưng trước sau gì thì khi đưa người dân đên khu vực tái định cư cũng cần xây dựng trường để tạo điều kiện cho con em tại đây theo học. Hiện nay, chúng tôi đã bàn giao công trình này cho UBND xã quản lý. Hình như, tạm thời 1 phần công trình đang sử dụng làm điểm giao dịch một cửa của UBND xã. Chúng tôi cũng dự kiến  chắc chắn đến thàng 9/2015 sẽ có học sinh học tại đây khoảng từ 4 đến 5 lớp học”.

Tuy nhiên trên thực tế, xã Hương Quang hiện có gần 200 hộ với 800 khẩu sinh sống và định cư tại khu tái định Hói Trung. Phần lớn dân số đây thuộc dân số trẻ, số học sinh đi học tại các cấp học khá thưa thớt. Tại trường tiểu học chỉ hiện có 5 lớp với 54 em ( mỗi khối chỉ có 1 lớp), bình quân khoảng 11 học sinh/lớp.

Ông Trịnh Đình Cường – phó Chủ tịch UBND xã Hương Quang cho biết:  Trường THCS Hương Quang thuộc khu tái định cư là 1 điểm trường thuộc trường THCS Quang Thọ. Thế nhưng phần lớn học sinh cấp 2 đều theo học tại trường Nội trú huyện Hương Khê (cách xa 30km) do một phần người dân tại đây là người dân tộc Lào, nếu theo học tại nội trú được hỗ trợ mọi chi phí học tập. Ngoài ra, có 6 em theo học tại trường THCS Hương Thọ (thuộc xã Hương Thọ, cách 6km).

Như vậy trong thời gian tới rất khó để có số học sinh để học đủ tại một cơ sở khang trang như thế.

Nhiều phòng học trống vẫn để cửa mở

Nhiều phòng học trống vẫn để cửa mở

cửa sổ bị hư hỏng

cửa sổ bị hư hỏng

Phần lớn các ổ khóa đã rỉ sét.

Phần lớn các ổ khóa đã rỉ sét.

Mặc dù, chưa đưa vào sử dụng lại nằm gần UBND xã nhưng ngôi trường thiếu sự bảo quản. Có mặt tại công trình, chúng tôi thấy nhiều dấu hiệu xuống cấp như: cửa sổ bị hư hỏng; các mảng đất bám dày đặc quanh sàn; hệ thống khóa ổ đã đã hoen gỉ, nhiều ổ khóa tạm bợ, trâu bò vào ra và làm bẩn tại đây…

Giải thích về việc này, ông Cường cho biết: Để bảo quản công trình trong thời gian chưa sử dụng chúng tôi đã có bảo vệ trông coi thường xuyên. Việc trâu bò vào ra có lẽ do lối cổng sau gần khu nội trú có người ở nên nhiều khi sơ suất để cửa bị  mở…

Cổng phụ để mở thường xuyên

Cổng phụ để mở thường xuyên

Trâu bò làm bẩn khu vực nhà xe.

Trâu bò làm bẩn khu vực nhà xe.

Trong khi trường THCS xây dựng khang trang, hoàn chỉnh không có học sinh thì cách đó không xa, Trường Tiểu học Hương Quang lại thiếu phòng đa chức năng và khu nội trú dành cho giáo viên; UBND xã đang thiếu nhiều phòng làm việc như: giao dịch một cửa, thư viện, phòng tổng hợp…

Trâu bò làm bẩn khu vực nhà xe.

Trong khi trường THCS được xây dựng khang trang bỏ không thì trường Tiểu học và UBND xã lại trong tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng.

Khu vực duy nhất tại trường THCS Hương Quang đang được sử dụng là dãy nhà nội trú phía sau dành cho giáo viên. Tuy nhiên, khu vực này cũng chỉ mới có 3/7 phòng được phân cho giáo viên tiểu học sử dụng.

"Hiện, chúng tôi đang đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng một số hạng mục trong khuôn viên trường cho ủy ban xã để làm phòng giao dịch 1 cửa hoặc một số phòng chức năng cho học sinh tiểu học. Chắc trong tuần sau sẽ có văn bản cụ thể. Trong thời gian tới, nếu có học sinh về học thì vẫn có đủ giáo viên về dạy học cho các em", ông Cường cho biết thêm.

Phượng Vũ

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

Xem thêm :trường thcs, tiểu học, sử dụng, công trình, học sinh, giáo viên, khu vực, chức năng, vũ quang, nội trú,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments