Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Văn phòng Bộ GD&ĐT đổi mới, sáng tạo trong triển khai công tác năm 2014 | Giáo dục

Posted: 23 Jan 2015 07:51 AM PST

Hoàn thành nhiều công tác quan trọng


Tại Hội nghị, ông Phạm Ngọc Phương – Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT- cho biết: Dấu ấn nổi bật trong công tác văn phòng năm 2014 là các đơn vị đã đoàn kết, chủ động, sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quan trọng được giao, góp phần vào hoàn thành thực hiện Chương trình công tác năm của Văn phòng Bộ.

Thành tựu nổi bật nhất trong năm qua Văn phòng Bộ đạt được là công tác tham mưu, tổ chức triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCH T.Ư Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT; 

Văn phòng Bộ đã chủ trì phối hợp soạn thảo, trình Bộ trưởng nhiều văn bản quan trọng trình Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội; 

Trong đó có những văn bản quan trọng: Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29, Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29, các văn bản thuộc chương trình công tác của Bộ GD&ĐT; chủ trì phối hợp với các đơn vị ngoài Bộ xây dựng nhiều văn bản quan trọng khác trình Thủ tướng Chính phủ, trình Quốc hội.

Văn phòng Bộ đã chủ trì phối hợp tuyên truyền sâu rộng, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các bậc cha mẹ học sinh về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT. Trung tâm Truyền thông giáo dục thuộc Văn phòng Bộ đã được thành lập trong năm 2014.

Trong năm qua cơ sở vật chất, cảnh quan, môi trường làm việc đã được chỉnh trang, đầu tư cải tạo nâng cấp. Tình hình an ninh trật tự an toàn trụ sở cơ quan Bộ được giữ vững. Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức, người lao động được quan tâm cải thiện…

Tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong thực hiện công tác văn phòng

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng ghi nhận và biểu dương tinh thần trách nhiệm trong công tác của tập thể cán bộ, công chức cũng như tinh thần đoàn kết, gắn bó trong Văn phòng Bộ…

Đây là những thuận lợi rất lớn để Văn phòng Bộ hoàn thành nhiệm vụ công tác trong năm vừa qua. Ở các đơn vị cụ thể, nhiều cán bộ mẫn tiệp đã thực hiện đi sớm về khuya với phương châm vàng: "Làm hết việc chứ không hết giờ";

Mặc dù là một năm có nhiều khó khăn nhưng trong năm 2015, Văn phòng Bộ đã chủ động, sáng tạo vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành nhiều nhiệm vụ đề ra, trong đó có những khối công việc rất lớn được hoàn thành trong thời gian ngắn… 

Những thành công của Văn phòng Bộ trong năm qua thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Văn phòng Bộ đã có tư duy đổi mới, sáng tạo trong thực hiện công tác văn phòng.

Trong năm 2015, Thứ trưởng đề nghị Văn phòng Bộ GD&ĐT chú trọng làm tốt công tác cán bộ, quy hoạch cán bộ cho những năm tiếp theo, sớm kiện toàn bộ máy tổ chức các đơn vị trực thuộc. 

Tiếp tục củng cố, giữ vững khối đoàn kết nội bộ. Thực hiện dân chủ, thẳng thắn, chân tình trong đấu tranh, phê bình, tự phê bình để cùng nhau tiến bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị. Tiếp tục phát huy những ưu điểm, những đổi mới, sáng tạo trong năm qua để thực hiện tốt công tác đã đề ra trong năm 2015…

Tại Hội nghị, Văn phòng Bộ GD&ĐT đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2015 và phát động thi đua năm 2015. 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thừa Thiên – Huế lập đường dây nóng quản lý dạy thêm, học thêm

Posted: 23 Jan 2015 07:37 AM PST

Ngày 23/1, ông Đặng Phước Mỹ, Phó giám đốc Sở Giáo dục Thừa Thiên – Huế, cho biết đã có công văn gửi đến các trường học đóng trên địa bàn, đồng thời công bố rộng rãi số điện thoại đường dây nóng (0914.034 809) để người dân cùng phụ huynh phản ánh vi phạm trong quy định dạy thêm, học thêm của học sinh trên địa bàn tỉnh.

Riêng đường dây nóng dạy thêm, học thêm ở các huyện, thị xã, thành phố chính là số điện thoại của các trưởng phòng giáo dục.

chu-6291-1422016703.jpg

Trước thời điểm công bố đường dây nóng, ở một số trường học trên địa bàn TP Huế vẫn còn những tấm biển quảng cáo về việc chiêu sinh các lớp học dành cho học sinh. Ảnh: Đắc Đức.

“Đối với bậc tiểu học, cấm tổ chức dạy thêm bất kể lý do, hoàn cảnh nào. Với cấp THCS và THPT, các cá nhân và cơ sở chỉ được tổ chức dạy thêm khi có giấy phép do cấp có thẩm quyền cấp. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm, không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa”, ông Mỹ nói.

Theo Phó giám đốc Sở, tại thành phố Huế đã có 4 trường hợp giáo viên ở 2 bậc tiểu học, THCS bị kỷ luật khiển trách và cảnh cáo vì tổ chức dạy thêm, học thêm trái phép. Sở cũng kiến nghị UBND thành phố Huế ra quyết định với mức xử phạt 6 triệu đồng một trường hợp.

Sở Giáo dục Thừa Thiên – Huế cũng yêu cầu các phòng, trường và các trung tâm trực thuộc phải quán triệt đến tận cán bộ, giáo viên, học sinh những quy định về dạy thêm học thêm nhằm tạo sự đồng thuận và phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Đắc Đức



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Giảng dạy luật cần tăng tính thực tiễn cho sinh viên | Giáo dục

Posted: 23 Jan 2015 06:48 AM PST

Tham dự Hội thảo có TS Nguyễn Văn Cường – Phó Chánh tòa Hành chính Tòa án nhân dân tối cao cùng đại diện các khoa, phòng ban của trường ĐH Luật TPHCM, Học viện Tư pháp, các trường ĐH. 

Hơn 20 bài tham luận của các học giả, luật sư danh tiếng đã được trình bày tại Hội thảo xoay quanh chủ đề: Sử dụng bản án trong đào tạo luật và nghiên cứu khoa học.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.NGƯT Mai Hồng Quỳ – Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM – cho biết: Mục đích của Hội thảo và sản phẩm của Hội thảo mà chúng tôi muốn hướng đến chính là thông qua những ý kiến đóng góp, kinh nghiệm chia sẻ để làm sao có được hướng dẫn mang tính chất khoa học. Trên nền tảng đó, bằng các tiêu chí, phương thức, cách thức thật sự hợp lý, logic khi áp dụng vào trong giảng dạy, chúng ta xây dựng được một bộ giáo trình chuẩn mực về việc sử dụng bản án vào đào tạo luật cho sinh viên.

Phân tích lợi ích của việc sử dụng bản án trong giảng dạy, ông Trương Nhật Quang – Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH YHVN – nhận định: Việc dạy án lệ đặc biệt giúp sinh viên hiểu được quá trình thẩm phán đi đến quyết định và ra bản án thông qua các phân tích pháp lý trình bày trong bản án. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng bản án vào thực tế giảng dạy mang đến cho sinh viên cách giải thích luật và nhìn nhận vấn đề khác nhau đối với một vấn đề pháp lý. 

Đánh giá rất cao hiệu quả của việc sử dụng bản án vào trong giảng dạy và thảo luận, PGS.TS, Đỗ Văn Đại – Trưởng khoa Luật dân sự, trường ĐH Luật TPHCM – cho rằng: Việc sử dụng bản án, quyết định của Tòa án trong thảo luận là một cách thức khá hiệu quả để đáp ứng một số mục tiêu khi xây dựng chất lượng đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho sinh viên trường luật, cũng như chuẩn đầu ra về kỹ năng. 

Thực tiễn cho thấy, khi áp dụng bản án vào giảng dạy, thảo luận không chỉ giúp sinh viên có cơ hội nghiền ngẫm, nhìn thấy cách thức xử lý những thiếu sót của tòa hay các góc nhìn mới, sự đối chiếu thực tiễn với bản án…để từ đó có hướng giải quyết cho vấn đề cho riêng mình. 

Cũng nhìn nhận hiệu quả việc sử dụng bản án trong giảng dạy với sinh viên trường Luật ở góc độ nghiên cứu khoa học. Ông Nguyễn Công Phú – Tòa án Kinh tế TAND TPHCM – phát biểu: Để sử dụng hiệu quả bản án trong công tác đào tạo và nghiên cứu hoa học luật, nhất thiết phải làm tốt 3 nhiệm vụ sau: Tăng cường việc sử dụng bản án của Tòa để minh họa cho các nội dung lý thuyết trong các giờ giảng cho sinh viên. 

Thứ hai, ngoài các giờ giảng lý thuyết. Nhà trường nên mời các Thẩm phán hoặc chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành Tòa án đến báo cáo cho sinh viên nghe các chuyên đề thực tiễn về hoạt động xét xử của Tòa án có liên quan đến môn học. Trong đó có giới thiệu các bản án, Phân tích các tình huống pháp lý trong vụ án và giải thích việc áp dụng pháp luật của Tòa án, kể cả những khó khăn, hạn chế của Tòa khi tiến hành xét xử – những điều mà nội dung bản án không thể hiện hết nhằm giúp sinh viên năm kỹ hơn vấn đề. 

Cuối cùng là nhiệm vụ tổ chức các cuộc thi, hội thảo dành cho sinh viên trong từng lớp khi kết thúc môn học. Tùy theo từng chuyên đề, tính thực tiễn xét xử các vụ án liên quan đến môn học, chúng ta xây dựng phiên tòa giả định, mời Thẩm phán có kinh nghiệm trong lĩnh vực xét xử cùng tham dự với sinh viên. 

” Thực hiện được các giải pháp đó, việc sử dụng bản án trong đào tạo và ngiên cứu khoa học sẽ thật sự hiệu quả” – ông Phú đề xuất. 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nâng cao chất lượng dạy – học các môn Lý luận chính trị trường ĐH – CĐ | Giáo dục

Posted: 23 Jan 2015 05:44 AM PST

PGS.TS Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng vụ GDĐH (Bộ GD&ĐT) - phát biểu tại hội thảoPGS.TS Bùi Anh Tuấn – Vụ trưởng vụ GDĐH (Bộ GD&ĐT) – phát biểu tại hội thảo

Hội thảo nhằm đánh giá và tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị trong các trường ĐH – CĐ. 

Hội thảo nhận được sự quan tâm tham dự của nhiều đại biểu là lãnh đạo Ban tuyên giáo TW, lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Lãnh đạo ĐHQG TPHCM; Hội đồng Lý luận TW cùng các chuyên gia, các nhà khoa học tâm huyết đang công tác tại các trường ĐH-CĐ, các học viện.

Hội thảo cũng đã nhận được 116 tham luận của các các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục, các nghiên cứu viên, giảng viên lý luận chính trị (LLCT) đến từ các cơ quan nghiên cứu, quản lý, các trường Đại học, học viện… gửi về. Điều này cho thấy tầm quan trọng của vấn đề và sự quan tâm của các tác giả về một vấn đề lớn của đất nước với.

Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM, việc tổ chức Hội thảo nằm trong lộ trình chung của việc quán triệt triển khai thực hiện Kết luận 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của ban Bí thư về việc tiếp tục đổi mới việc học tập các môn lý luận chính trị (LLCT) trong hệ thống giáo dục quốc dân (bao gồm cả nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên…), góp phần làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội. 

Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, các giảng viên, nghiên cứu viên LLCT, các nhà quản lý giáo dục phân tích rõ thực trạng và nhu cầu giảng dạy và học tập LLCT ở Việt Nam hiện nay; đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn LLCT đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Tại Hội thảo khoa học "Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng" sáng nay, các đại biểu đã cùng nhau phân tích, biện giải ở nhiều chủ đề chính của vấn đề như: Những yếu tố tác động đến chất lượng giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị ở các trường ĐH – CĐ trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế; Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Lý luận chính trị ở các trường ĐH – CĐ…

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Hoàng Chí Bảo – Ủy viên Hội đồng Lý luận T.Ư – chỉ ra việc dạy và học LLCT trong các trường ĐH-CĐ vẫn còn nhiều bất ổn. Trong hàng loạt các bất ổn ấy, điều khiến GS Bảo lo ngại nhất chính là việc mất đi tính chuyên môn hóa sâu, tính chuyên nghiệp bền vững trong giảng dạy các môn Khoa học Mác-Lênin mà giáo dục ĐH đã gây dựng trên nửa thế kỷ mới có được. 

Từ quan niệm ý thức khoa học, đến chương trình, giáo trình và nhất là đến xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học chuyên ngành đều ít nhiều có vấn đề. Trong đó, sự tách rời có tính phổ biến giữa dạy – học với nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực LLCT, trước hết và chủ yếu ở đội ngũ giảng viên là điều đáng lo ngại nhất. Hiện nay, giảng dạy đã lấn át nghiên cứu, Nghiên cứu rơi vào hình thức hóa, sơ lược giản đơn hóa và kinh nghiệm hóa một cách thực dụng. 

Từ những bất cập còn tồn tại, GS Bảo kiến nghị 5 giải pháp nhằm vực dậy việc dạy và học LLCT trong các trường ĐH. Theo đó, nhiệm vụ cấp bách làm phải làm thay đổi nhận thức xã hội( chủ yếu là đội ngũ lãnh đạo, CB quản lý), thái độ ứng xử đúng đắn với giáo dục LLCT trong nhà trường.

Xác lập lại vị thế, giá trị của từng môn khoa học như Triết học, Kinh tế Chính trị, Chủ nghĩa Mác-Lênin. 

Các trường phải công phu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và cập nhật kiến thức cho đội ngũ giảng viên theo môn học, theo lĩnh vực chuyên môn hóa của họ, giúp họ nhận thức rõ hơn về LLCT. 

Đặc biệt, các trường phải tạo được môi trường, điều kiện và động lực thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên. Cần có nguồn lực cho việc thu hút giảng viên, sinh viên nghiên cứu khoa học về LLCT. 

Cuối cùng, việc thiết kế lại chương trình, biên soạn giáo trình, giáo khoa là việc phải làm ngay theo hướng cơ bản, hiện đại. Đồng thời xây dựng được trung tâm nghiên cứu đủ mạnh làm nòng cốt trong nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ giảng viên. 

Tại Hội thảo, ngoài việc chỉ ra những bất cập, hạn chế trong việc lĩnh hội, giảng dạy LLCT của giảng viên và sinh viên. Các đại biểu cũng đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, đúc rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy LLCT từ những lý luận thực tiễn triển khai. 

Đồng thời, cùng nhau đưa ra các giải pháp hay, tạo đà cho việc nhân rộng các mô hình giảng dạy, học tập các môn LLCT hiệu quả trong các trường ĐH – CĐ. 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bình Định: Trao hơn 4 tỷ đồng đến các nhân lực trình độ cao – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 23 Jan 2015 04:54 AM PST

Theo đó, có 324 cá nhân trình độ cao đang công tác tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh và cơ quan Trung ương thực hiện nhiệm vụ của tỉnh được hỗ trợ một lần, với tổng số tiền 4,350 tỉ đồng.

Trong đó, có 1 tiến sĩ (được hỗ trợ 30 triệu đồng), 32 bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa II (20 triệu đồng/người), 199 thạc sĩ (15 triệu đồng/người đối với thạc sĩ trong tỉnh Bình Định và 7,5 triệu đồng/người cho thạc sĩ đang công tác tại các đơn vị Trung ương), 78 bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa I (10 triệu đồng/người), 14 trường hợp tốt nghiệp đại học loại giỏi (10 triệu đồng/người).

Từ năm 2000 đến nay, UBND tỉnh Bình Định đã hỗ trợ cho 1.500 cá nhân hưởng hỗ trợ nhân lực trình độ cao của tỉnh với số tiền hơn 18 tỷ đồng.

Bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, hy vọng đội ngũ nhân lực trình độ cao được hưởng hỗ trợ phải khẳng định năng lực bằng thực tế và chất lượng công việc cụ thể, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Bà Hà cũng đề nghị các sở, ngành, đơn vị, địa phương sử dụng hợp lý, phối hợp chặt chẽ để cập nhật các tiến bộ khoa học công nghệ. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để nhân lực trình độ cao phát triển năng lực, cống hiến.

Doãn Công

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vinh danh nữ giáo viên sáng tạo năm 2014 | Giáo dục

Posted: 23 Jan 2015 04:43 AM PST

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho các cá nhân đoạt giảiThứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho các cá nhân đoạt giải

Đến dự có bà Nguyễn Thị Thu Hồng – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Nguyễn Thị Tuyết – Phó Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; GS.TS Nguyễn Thị Trân Châu – Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam.

Về phía Bộ GD&ĐT có Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cùng đại diện các Cục, Vụ chức năng.

Được phát động từ tháng 4/2014, Hội thi đã nhận được 3.048 sản phẩm của các nữ giáo viên đến từ các cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT thuộc 32 sở GD&ĐT tham gia. Sản phẩm dự thi thuộc 20 lĩnh vực tương ứng với các môn học theo quy định.

 

Hội thi chính là sân chơi bổ ích để các nữ giáo viên nghiên cứu, sáng tạo, không ngừng tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; đồng thời nhằm tôn vinh, động viên, khích lệ tinh thần sáng tạo của các nữ giáo viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông" 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa 

Theo đánh giá của Ban tổ chức các sản phẩm dự thi của giáo viên về cơ bản đã đáp ứng được chủ đề Hội thi. Chủ đề phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực khoa học và giáo dục, thiết thực với công việc giảng dạy, chăm sóc, giáo dục học sinh hàng ngày của các nữ giáo viên. 

Nhiều sản phẩm đã lựa chọn được chủ đề với khả năng ứng dụng trên nền công nghệ thông tin một cách phù hợp, đảm bảo đúng các quy định trong thể lệ.

Đồng thời, các sản phẩm cũng đã thể hiện tính sáng tạo, ý tưởng mới, phương pháp tiếp cận mới cho một vấn đề liên quan đến giảng dạy và giáo dục, bám sát được yêu cầu đổi mới giáo dục, một số sản phẩm đã sáng tạo ra một cách tốt hơn về lĩnh vực, hoạt động mà giáo viên đang áp dụng để đạt hiệu quả. Các sản phẩm có sự sáng tạo phù hợp với điều kiện triển khai, ứng dụng trong các trường học của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Ban Giám khảo cũng đánh giá rất cao tính khoa học, sự chính xác, hoàn thiện và chuẩn mực của các sản phẩm dự thi để có thể đưa vào áp dụng được ngay trong thực tế dạy học và giáo dục học sinh ở các nhà trường, nhằm tạo được chuyển biến rõ rệt về chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Sản phẩm đoạt giải sẽ bổ sung nguồn bài giảng cho thư viện, kho bài giảng trên mạng để chia sẻ với các giáo viên trong cả nước, làm nguồn tư liệu để hỗ trợ giảng dạy, giáo dục học sinh trong các trường học.

Phát biểu tại Lễ tổng kết, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất đến các nữ giáo viên đoạt giải của Hội thi "Nữ giáo viên sáng tạo năm 2014" và ghi nhận những cá nhân, tập thể đã gửi sản phẩm dự thi.

Thứ trưởng nhấn mạnh: Trong những năm qua, đội ngũ nữ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã không ngừng tu dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực sử dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. 

Thứ trưởng mong muốn mỗi nữ nhà giáo phải tiếp tục không ngừng sáng tạo, say mê nghiên cứu khoa học, tìm tòi các giải pháp để cải thiện và nâng cao chất lượng dạy học của bản thân, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. 

Qua đó góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo và khẳng định vai trò, vị thế cũng như những đóng góp của nữ giáo viên đối với sự nghiệp trồng người của đất nước.

Tại Lễ tổng kết, Ban Tổ chức đã trao giải cho 60 sản phẩm xuất sắc của 98 nữ giáo viên, trong đó có 3 giải Nhất, 6 giải Nhì, 8 giải Ba và 43 giải Khuyến khích. 

Ba giải Nhất thuộc về các cô Võ Thị Ngọc Ánh – giáo viên toán Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (TP Kon Tum) với sản phẩm "Bộ hình động và sơ đồ tư duy hỗ trợ giảng dạy hình học lớp 10"; cô giáo Lê Thị Xuân Lộc – giáo viên Trường mầm non Hoa Mai (TP Tây Ninh) với đề tài là "Sự tích ngày và đêm" và cô Nguyễn Thị Anh Toàn – giáo viên Địa lý Trường THCS Hải Đình (Đồng Hới, Quảng Bình) – với bài giảng E- Leaning trong tiết học 23, bài 23 môn Địa lý lớp 6 về sông hồ.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường học tổ chức Tết truyền thống cho học sinh

Posted: 23 Jan 2015 04:32 AM PST

Thứ sáu, 23/1/2015 | 14:51 GMT+7

Thứ sáu, 23/1/2015 | 14:51 GMT+7

Nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Cor, huyện vùng cao Trà Bồng (Quảng Ngãi) khuyến khích các trường học tổ chức Tết cổ truyền nhằm giáo dục học sinh niềm tự hào, phát huy tập tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Lần đầu tiên huyện miền núi Trà Bồng khuyến khích các trường học tổ chức Tết Ngã rạ (Tết truyền thống của đồng bào Cor) nhằm khơi dậy niềm tự hào về tập tục cổ truyền tốt đẹp của dân tộc. Tết Ngã rạ là dịp để dân làng tỏ lòng biết ơn đến các vị thần linh đã ban cho vụ mùa bội thu.

 

Tùy theo từng bản làng, Tết Ngã rạ ở huyện vùng cao này diễn ra sau khi kết thúc vụ mùa làm rẫy từ cuối năm trước đến tháng 1 năm sau. Bà Hồ Thị Hồng, Hiệu trưởng trường THCS Dân tộc nội trú Trà Bồng cho biết, hơn 230 học sinh của trường đều thích thú với cuộc thi gói bánh nếp bằng lá đót, món ăn không thể thiếu trong ngày Tết truyền thống của đồng bào Cor.

 

Theo bà Hồng, Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với Phòng Văn hóa huyện, các già làng uy tín cùng tổ chức Tết Ngã rạ đúng với tập tục truyền thống. “Từ sân chơi bổ ích này, chúng tôi hy vọng học sinh có điều kiện ôn lại nét đẹp Tết truyền thống để cùng gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào mình”, cô hiệu trưởng chia sẻ.

 

Học sinh, giáo viên trường THCS nội trú Trà Bồng thi kéo co trong ngày Tết Ngã rạ. Em Hồ Văn Non, học sinh lớp 9 nói rằng qua các hoạt động này mới hiểu hết ý nghĩa về Tết truyền thống của dân tộc.

 

Trong trang phục thổ cẩm truyền thống, các học sinh tham gia trò chơi dân gian đẩy gậy. “Lần đầu tiên tham gia trò chơi dân gian kéo co, đi cà kheo, đẩy gậy, bắn cung… chúng em mới cảm nhận được cái Tết của đồng bào mình thật vui, mọi người gần gũi ấm áp như cùng chung gia đình”, Non chia sẻ.

 

Học sinh thi bắn cung.

 

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Xuân Bắc, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, cho biết thực hiện đề án bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Cor, từ năm nay huyện khuyến khích các khu dân cư, trường học tổ chức Tết Ngã rạ nhằm trao truyền cho thế hệ trẻ về tập tục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. “Bên cạnh các nguồn xã hội hóa, thời gian tới huyện sẽ trích một phần ngân sách hỗ trợ thêm nhằm duy trì các hoạt động của Tết Ngã rạ hàng năm ở các bản làng, trường học”, ông Bắc cho hay.

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sắp diễn ra triển lãm giáo dục quy mô lớn nhất từ trước tới nay

Posted: 23 Jan 2015 04:09 AM PST

Thông tin trên được bà Đào Liên Hương – Trưởng ban đối ngoại (Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) đưa ra trong cuộc họp báo giới thiệu sự kiện triển lãm giáo dục chiều nay. 

Theo đó, triển lãm giáo dục và định hướng nghề nghiệp năm 2015 do Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và Liên hiệp Tư vấn du học Việt Nam tổ chức, được sự bảo trợ của Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ GD&ĐT, Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động Thương bình và Xã hội).

Bà Đào Liên Hương thông tin về sự kiện Triển lãm giáo dục năm 2015. Ảnh Phương Thảo

Đây được coi là hoạt động đầu tiên của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam vào đầu năm 2015 sau khi thành lập. Được biết triển lãm giáo dục sẽ được tổ chức thường niên vào tháng 3 hàng năm.

Trưởng ban tổ chức – bà Đào Liên Hương cũng thông tin thêm về những hoạt động quanh cuộc triển lãm. Cụ thể, triển lãm sẽ kết nối với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các trường đại học, cao đằng, trường nghề trong và ngoài nước, các sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức giáo dục, các đơn vị tuyển sinh, tuyển dụng, các công ty thiết bị trường học.

Triển lãm sẽ là nơi gặp gỡ của hàng nghìn học sinh/sinh viên, các nhà quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên nước ngoài, là nơi trao đổi, hợp tác của hàng trăm tổ chức giáo dục, các trường đại học, cao đẳng trong nước và quốc tế.

Những nội dung chính bên lề sẽ tập trung vào các hoạt động như: Mô hình hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ trên thế giới và ở Việt Nam. Bài kiểm tra tiếng Anh cho học sinh, sinh viên Việt Nam, kinh nghiệm của thế giới và khả năng áp dụng vào Việt Nam.

Bài test dành cho giáo viên nước ngoài giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam. Hợp tác liên doanh liên kết đào tạo với nước ngoài…, xu hướng hội nhập giáo dục quốc tế (học hè, trao đổi sinh viên, giáo viên). 

Các nội dung quan trọng khác cũng được triển lãm hướng tới như xếp hạng các trường đại học trên thế giới và Việt Nam, tiêu chí xây dựng. Công nhận bằng cấp nghề trong các nước Asean để chuẩn bị cho AFTA. Xếp hạng các trường nghề ở Việt Nam, cấp bằng hành nghề…

Thời gian và địa điểm diễn ra triển lãm sẽ được tổ chức ở miền Bắc (từ ngày 5-6/3/2015 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia) và miền Nam (từ ngày 8-9/3/2015 tại Dinh thống nhất). 



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề án tuyển sinh riêng Trường Đại học TDTT Bắc Ninh | Giáo dục

Posted: 23 Jan 2015 03:37 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thí sinh xăm hình kinh dị không được tuyển vào trường quân đội

Posted: 23 Jan 2015 03:24 AM PST

Theo thông tư 03 của Bộ Quốc phòng, đối tượng tuyển sinh vào các trường khối quân sự bao gồm hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 6 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); quân nhân chuyên nghiệp; công nhân viên quốc phòng phục vụ đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh). Những trường hợp này đơn vị tổ chức sơ tuyển, lập hồ sơ đăng ký dự thi, nộp cho các trường và Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng theo đúng quy trình, nhưng phải bảo đảm đủ quân số cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.

Thiếu sinh quân được đăng ký dự thi theo nguyện vọng, nam nữ thanh niên ngoài quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ), số lượng đăng ký không hạn chế. Nữ thanh niên ngoài quân đội và nữ quân nhân được tham gia xét tuyển nhưng chỉ tuyển 10% chỉ tiêu cho các ngành: Bác sĩ quân y tại Học viện Quân y, Quan hệ quốc tế về quốc phòng và các ngành ngoại ngữ tại Học viện Khoa học quân sự và tuyển tối đa 10% chỉ tiêu cho các ngành: Kỹ sư quân sự ngành Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông tại Học viện Kỹ thuật quân sự.

quan-doi-1-8721-1421989358.jpg

Các trường quân đội chỉ tuyển sinh những em đủ điều kiện do Bộ Quốc phòng quy định, bên cạnh đạt được kết quả đủ yêu cầu về điểm số. Ảnh: GDTĐ.

Thí sinh tự nguyện đăng ký tuyển sinh vào các trường quân đội, khi trúng tuyển chấp hành sự phân công ngành học và chịu sự phân công công tác của Bộ Quốc phòng khi tốt nghiệp.

Muốn xét tuyển vào các trường quân đội, thí sinh phải có lý lịch chính trị gia đình và bản thân rõ ràng, đủ điều kiện để có thể kết nạp Đảng theo Điều lệ Đảng; phải có phẩm chất đạo đức tốt, là Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trường hợp quân nhân phải được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ. Đặc biệt, trên cơ thể thí sinh không được có hình xăm mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm.

Thanh niên ngoài quân đội muốn dự tuyển phải từ 17 đến 21 tuổi, còn quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ từ 18 đến 23 tuổi, thiếu sinh quân từ 17 đến 23 tuổi.

Thí sinh (cả nam và nữ) phải đạt sức khoẻ loại 1 ở các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai – mũi – họng, hàm – mặt. Các trường được lấy thí sinh đạt sức khoẻ loại 2 về răng.

Riêng trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm các học viện: Hậu cần, Phòng không – Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng – Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa, thí sinh nam phải cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên và vòng ngực trung bình từ 81 cm trở lên.

Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật, gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, ĐH Văn hoá nghệ thuật quân đội, Hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không – Không quân và Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pích), thí sinh nam phải cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên và vòng ngực trung bình từ 81cm trở lên; thí sinh nữ (nếu có) phải đạt sức khoẻ loại 1. Những trường này được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị hoặc viễn thị không quá 3 đi ốp; kiểm tra thị lực qua kính đạt mắt phải 10/10, tổng thị lực 2 mắt đạt 19/10 trở lên.

Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự thi vào các trường được lấy đến sức khoẻ loại 2 về thể lực (cả nam và nữ), nhưng nam phải đạt chiều cao từ 1,62 m trở lên. Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số thi vào Trường Sĩ quan Chính trị được lấy chiều cao từ 1,60 m trở lên (các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định).

Đối tượng đào tạo sĩ quan của các quân, binh chủng nếu tuyển chọn sức khoẻ theo tiêu chuẩn riêng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung. Trường Sĩ quan Không quân chỉ tuyển chọn thí sinh đã được Quân chủng Phòng Không – Không quân tổ chức khám tuyển sức khỏe, kết luận đủ điều kiện dự thi vào đào tạo phi công quân sự.

Các trường khối quân đội tuyển sinh gồm: Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Học viện Khoa học quân sự, Học viện Phòng không – Không quân, Học viện Hải quân, Học viện Biên phòng, Học viện Hậu cần, trường Sĩ quan Lục quân 1 (tên dân sự: ĐH Trần Quốc Tuấn), trường Sĩ quan Lục quân 2 (tên dân sự: ĐH Nguyễn Huệ), trường Sĩ quan Chính trị (tên dân sự: ĐH Chính trị), trường Sĩ quan Công binh (tên dân sự: ĐH Ngô Quyền), trường Sĩ quan Thông tin (tên dân sự: ĐH Thông tin liên lạc), trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pích, tên dân sự: ĐH Trần Đại Nghĩa), trường Sĩ quan Pháo binh, trường Sĩ quan Không quân, trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp, trường Sĩ quan Đặc công, trường Sĩ quan Phòng hóa.

Lan Hạ



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments