Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Không bổ nhiệm lại chức vụ hiệu trưởng Trường DTNT tỉnh Thanh Hóa | Giáo dục

Posted: 22 Jan 2015 07:52 AM PST

Trường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa, đường Phạm Ngũ Lão, phường Đông Sơn, TP. Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn QuỳnhTrường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa, đường Phạm Ngũ Lão, phường Đông Sơn, TP. Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Quỳnh

Quyết định nêu rõ, việc không bổ nhiệm lại chức vụ hiệu trưởng Trường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa đối với bà Phạm Thị Hà là do uy tín cá nhân đối với tập thể và Ban chấp hành Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường THPT DTNT tỉnh thấp, không đủ điều kiện để bổ nhiệm lại theo quy định.

Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa – Nguyễn Đình Xứng cũng ký quyết định giao phụ trách quản lý, điều hành hoạt động của Trường THPT DTNT tỉnh cho ông Đinh Chương Hòa, Phó hiệu trưởng trường này đến khi có quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng nhà trường. 

Ông Đinh Chương Hòa có trách nhiệm nhận bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu có liên quan và quản lý, điều hành hoạt động của Trường THPT DTNT tỉnh đúng quy định hiện hành của pháp luật, kể từ ngày 14/1/2015. 

Được biết, trước đó, do hết nhiệm kỳ, bà Phạm Thị Hà – nguyên Hiệu trưởng Trường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa – đã được làm quy trình bổ nhiệm lại chức vụ hiệu trưởng Trường THPT DTNT tỉnh. 

Tuy nhiên, kết quả phiếu tín nhiệm bà Hà chỉ đạt 24/71 phiếu (chiếm 33,8%), phiếu không tín nhiệm là 47/71 phiếu (chiếm 66,2%). 

Ngoài ra, theo đơn phản ánh của cán bộ giáo viên Trường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa, trong thời gian giữ chức vụ hiệu trưởng nhà trường, bà Phạm Thị Hà đã có nhiều vi phạm trong thực hiện chính sách dân tộc của nhà nước về chế độ khen thưởng đối với học sinh.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Giữ lại thang điểm 10, đầu tháng 2 công bố quy chế tuyển sinh

Posted: 22 Jan 2015 07:42 AM PST

Đồng ý với các đại biểu về việc thay đổi thang điểm chấm thi từ 10 sang 20 sẽ tạo tâm lý không ổn định cho thí sinh và giáo viên chấm thi một cách không cần thiết, Bộ trưởng GD&ĐT cho biết sẽ giữ nguyên thang điểm 10 đối với việc chấm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sắp tới.

Theo Bộ trưởng, việc dùng thang điểm 10 hay 20 không có sự khác nhau về bản chất, tại Việt Nam nhiều kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ đã sử dụng thang điểm 100 hoặc hơn. Tuy nhiên, nếu đưa thang điểm 20 vào chấm thi cho kỳ thi sắp tới sẽ khiến giáo viên vất vả, bỡ ngỡ, còn học sinh cũng đã quen với thang điểm 10 nên sẽ giữ lại thang điểm này để tránh sự xáo trộn không cần thiết.

bo-truong-JPG-9612-1421926231.jpg

Bộ trưởng GD&ĐT cho biết sẽ giữ lại thang điểm 10 trong việc chấm thi. Ảnh: Nguyễn Loan

Trước đó nhiều đại biểu cho rằng Bộ nên giữ nguyên thang điểm 10 thay vì sử dụng thang 20. TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM, phân tích thang điểm 10 được sử dụng nhiều năm nên đã thành thói quen, việc giữ lại thang điểm cũ sẽ tạo tâm lý ổn định cho giáo viên và học sinh.

Ngoài thang điểm chấm thi, nhiều vấn đề của dự thảo quy chế tuyển sinh cũng được đại biểu nêu ra. TS Nghĩa cho rằng nếu Bộ cho học sinh đăng ký thi nhiều môn thì nhiều em có thể đăng ký 5-6 môn, rồi sau đó sẽ chọn môn thi có điểm cao để xét tốt nghiệp. Vì thế Bộ cần quy định rõ vấn đề này. 

“Về đề thi, Bộ cho biết là đề thi năm nay sẽ vừa giống với đề thi tốt nghiệp THPT vừa giống với đề thi ĐH những năm trước. Vậy giống là giống như thế nào?”, tiến sĩ Nghĩa đặt câu hỏi và thắc mắc liệu năm nay học sinh có được đưa Atlat môn Địa lý vào phòng thi hay không. 

Ngoài ra, ông Nghĩa còn lo lắng việc năm nay sau khi có kết quả thi thí sinh mới đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ. Việc biết trước điểm thi của mình có thể xảy ra tình trạng phần lớn học sinh đạt điểm cao cùng nộp vào một trường hoặc một ngành, còn những em điểm thấp sẽ nộp vào những trường top dưới. Như vậy chất lượng tuyển sinh của các trường top dưới sẽ giảm. 

dai-bieu-JPG-5026-1421926232.jpg

Đại biểu đến từ các trường ĐH, CĐ và Sở giáo dục đã nêu ra rất nhiều ý kiến trong buổi tọa đàm với Bộ trưởng. Ảnh: Nguyễn Loan

Ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu lại lo lắng việc 30/5 các trường THPT đã kết thúc chương trình học, nhưng phải đến tháng 7 học sinh mới thi thì sẽ không ai quản lý các em trong thời gian này. “Nếu để học sinh tự do thì trường không yên tâm, còn nếu trường tổ chức dạy ôn tập thì lúc đó vướng vào thời gian nghỉ hè của giáo viên. Nếu để tự do học sinh sẽ đổ vào các lò luyện thi một cách không cần thiết”, ông Giang nói và cho rằng Bộ nên giao cho các Sở và trường phổ thông quản lý học sinh trong thời gian này.

Giám đốc Sở Giáo dục Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng đã nhiều năm nay học sinh và giáo viên học môn Địa lý đã quen với việc dùng Atlat, nên đã học và dạy theo kiểu có Atlat. Nếu bây giờ Bộ cấm thí sinh không được đưa Atlat vào phòng thi thì cần quyết định sớm để thầy và trò thay đổi cách học cho phù hợp.

Ngoài ra, việc bỏ điểm khuyến khích của môn tin học và ngoại ngữ đối với hệ giáo dục thường xuyên tại điều 37 trong dự thảo quy chế tuyển sinh của Bộ sẽ khiến nhiều em hụt hẫng, vì điểm này các em đã được cộng trong nhiều năm qua. Theo ông Giang, nếu bỏ điểm khuyến khích này Bộ nên bỏ từ năm sau để đảm bảo quyền lợi cho học sinh.

Ghi nhận ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết sẽ tiếp thu để hoàn thiện phương án tuyển sinh kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Ông khẳng định việc đổi mới trong kỳ thi tốt nghiệp, tuyển sinh năm nay là nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Lấy quyền lợi, lợi ích căn bản của học sinh để làm trung tâm, tiêu chí căn bản của tuyển sinh.

Theo Bộ trưởng, phương án đổi mới ở kỳ thi lần này sẽ là “sườn chính” của phương án tuyển sinh cho các năm sau cho đến khi có lứa học sinh lớp 12 của chương trình sách giáo khoa mới. Do vậy phương án lần này sẽ mang tính chất ổn định chứ không thay đổi từng năm, những năm sau nếu có điểm mới Bộ sẽ bổ sung, nhưng về tổng thể giữ nguyên phương án mà năm nay Bộ đã xây dựng. 

Về cấu trúc đề thi, Bộ trưởng cho biết sẽ có câu dễ, khó sao cho đảm bảo được kết quả thi tuyển có thể vừa dùng vào xét tốt nghiệp vừa để các trường ĐH, CĐ an tâm dùng tuyển sinh. Về mô hình đề thi, Bộ GD&ĐT sẽ đưa lên mạng để học sinh nắm rõ, dễ hình dung.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho biết Bộ sẽ cho thí sinh mang Atlat địa lý vào phòng thi nhằm khuyến khích năng lực tổng hợp phân tích của học sinh thay vì bắt các em phải học thuộc lòng. Còn về tuyển sinh, tất cả trường đều được tuyển sinh ở 4 đợt. Nếu trường nào đã tuyển đủ thí sinh trong đợt đầu tiên thì không cần xét tuyển ở những đợt tiếp theo.

Dự kiến trước ngày 10/2, Bộ sẽ công bố chính thức phương án và quy chế tuyển sinh của kỳ thi năm nay.

Nguyễn Loan



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Cân nhắc sử dụng lại thang điểm 10 | Giáo dục

Posted: 22 Jan 2015 07:21 AM PST

Phát biểu tại buổi Tọa đàm góp ý dự thảo quy chế thi THPT quốc gia 2015 diễn ra tại TPHCM ngày 22/1, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Có lẽ bộ sẽ tiếp thu và sử dụng lại thang điểm 10 để khỏi có những băn khoăn, lo lắng từ thầy cô, học sinh và phụ huynh về vấn đề này”.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đều đồng tình với chủ trương đổi mới của kỳ thi THPT quốc gia 2015 tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến đóng góp, kiến nghị về chủ trương và kỹ thuật cho dự thảo quy chế.

Thí sinh tự do thi ở đâu?

Phát biểu đầu tiên tại buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho biết, đến tận chiều qua ĐHQG TPHCM vẫn còn họp bàn về quy chế thi năm nay.

Theo ông Nghĩa, năm nay cái khó của các trường ĐH phụ trách cụm thi là "gánh1 lúc 2 vai", nếu các năm trước kỳ thi tuyển sinh gần như mỗi trường đều tổ chức thi thì năm nay chỉ còn vài chục cụm nên việc "nhập vai' của nhiều trường còn chưa quen. Dịp này, ông Nghĩa đã góp ý những vấn đề liên quan đến chính sách và kỹ thuật.

"Về mặt kỹ thuật, tại điều 8 có những điểm cho rõ trong đó việc dồn phòng thi, đánh số báo danh thế nào, làm sao cho việc đánh số báo danh, dồn phòng thi (đối với các môn tự chọn) để giúp thí sinh và các trường thuận tiện hơn trong khâu tổ chức.  

Ngoài ra, thí sinh tự do đăng ký và dự thi tại đâu? Tại nơi có KT3 hay hộ khẩu thường trú, thí sinh vẫn chưa rõ nên Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn rõ ràng hơn", TS Nguyễn Đức Nghĩa góp ý.

 PGS.TS Nguyễn Đức Nghĩa đưa ra nhiều ý kiến góp ý cho quy chế.

Còn liên quan chính sách, TS Nghĩa cho rằng, theo dự thảo, thí sinh đăng ký và dự thi tối thiểu 4 môn trong đó ngoài ba môn bắt buộc,cần phải nói rõ môn tự chọn các em có thể đăng ký để xét tốt nghiệp ngay từ đầu chứ không phải đăng ký thi nhiều môn tự chọn khi có kết quả lấy môn cao nhất xét tốt nghiệp. Cần phải nói rõ vấn đề này để thí sinh không nhầm lẫn.

Trong khi đó, ông Trần Xuân Thanh – Phó hiệu trưởng trường ĐH An Ninh cho rằng cần xem lại điều 8 và 9 trong dự thảo quy chế. Trong quy chế chưa quy định rõ, trường phổ thông in giấy báo thi vào thời điểm nào, trường ĐH lập số báo danh.. như vậy thì không đồng nhất. Thống nhất thời điểm phát phiếu báo thi và nội dung gì trên đó, làm sao để thí sinh biết rõ mình thi ở đâu, thời điểm nào, phòng thi nào…

Ông Thanh cũng băn khoăn vì những quy định về chấm kiểm tra, chấm thẩm định, kết quả cuối cùng có sử dụng kết quả này không, trong dự thảo quy chế chưa nêu . Bên cạnh đó, giá trị của chấm phúc tra, thẩm định được sử dụng như thế nào.

Ông Trần Đức Huyên – Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) tán thành nên giữ thang điểm 10.

Nhiều đề xuất giữ lại thang điểm 10

TS Nguyễn Đức Nghĩa, cho rằng: "thang điểm 20 nếu dùng cần phải xem xét vì về bản chất không khác nhau, chúng ta cần tính xem có thật sự cần thiết thay đổi hay không, còn không thì nên giữ nguyên thang điểm 10".

Kiến nghị này nhận được sự đồng thuận của đa phần đại diện các Sở GD-ĐT. Bà Trương Thị Kim Huệ – Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Nai đề xuất nên duy trì thang điểm 10 vì học sinh ở THPT đang áp dụng thang điểm này. Ngoài ra, về thời gian hạn chót thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi, theo dự thảo là trước 11/4, đề nghị giãn ra hạn chót đến hết tháng 4".

Đồng ý kiến, ông Nguyễn Thanh Giang – Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, thang điểm 10 sẽ tạo đồng thuận nhiều hơn. Tương tự, ông Trần Đức Huyên – Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) tán thành nên giữ thang điểm 10, khi cộng thêm với điểm trung bình lớp 12 sẽ hợp lý hơn.

Trong khi đó, TS Trần Đình Lý – Trưởng phòng đào tạo ĐH Nông Lâm TPHCM cho hay, dự thảo có những thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, với những gì ổn định, tốt của “3 chung” trước đây thì không nên thay đổi và để hướng đến mục tiêu cuối cùng là vì quyền lợi của học sinh. Nếu chấm thang 20 thì giáo viên sẽ mệt hơn, chi phí nhiều hơn.

Bên cạnh đó, các sở GD-ĐT đều băn khoăn cấu trúc đề thi sẽ ra như thế nào, ông Trần Thanh Liêm – Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Bộ GD-ĐT nên có hướng dẫn cấu trúc đề thi từng môn. Bộ nên công bố sớm để các trường, các sở chủ động sớm trong ôn tập để học sinh có lợi.

Ông Giang cũng cho rằng, thời gian thi đổi sang tháng 7 lúc đó các giáo viên nghỉ hè. Điều này khiến các trường lo lắng vì ai quản lý học sinh trong thời gian đó. Bộ nên có văn bản mang tính chỉ đạo giúp Sở GD-ĐT "gỡ" vấn đề". Đồng thời, GDTX bỏ điểm khuyến khích tin học và ngoại ngữ, nếu bỏ thì nên bỏ từ năm sau vì năm nay các em đã cố gắng phấn đấu học tập trong năm.

Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng thắc mắc, ở môn Địa lý thí sinh có được phép đưa atlat vào phòng thi vì hiện tại giáo viên vẫn dạy kiểu có Atlat…


Sau khi lắng nghe các ý kiến tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, bộ tiếp thu đầy đủ các thông tin của các đại biểu và cân nhắc hoàn thiện phương án cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia tốt nhất. 

Bộ trưởng Luận cho biết, kỳ thi THPT Quốc gia nằm trong 2 lộ trình đổi mới thi và kiểm tra, nhằm thay đổi cách dạy cách học, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Theo nguyên tắc lấy lợi ích lâu dài của học sinh làm mục tiêu chính.

Quy chế thi sẽ được giữ ổn định cho đến khi lớp học sinh học theo chương trình sách giáo khoa mới thi tốt nghiệp THPT. Nếu có thay đối thì chỉ là các bổ sung chút ít.

Về thang điểm, bản chất không thay đổi, chấm rồi sẽ quy đổi… và giáo viên chấm thi đúng là sẽ mệt hơn. Có lẽ bộ sẽ tiếp thu và sử dụng lại thang điểm 10 để khỏi có những băn khoăn, lo lắng từ thầy cô, học sinh và phụ huynh về vấn đề này.

Đối với thí sinh tự do, thí sinh đăng ký dự thi ở đâu cũng được, miễn là thuận lợi cho các em, không bắt buộc theo nơi cư trú. Thí sinh đang học THPT đăng ký thi theo trường.

Về cấu trúc đề thi bao gồm nhiều câu, trong đó có câu dễ và câu khó để xét tốt nghiệp và tuyển sinh. Mô hình đề thi sẽ giống như các năm trước

Về atlat địa lý, bộ sẽ cân nhắc cho thí sinh mang atlat vào phòng thi. 

Tất cả các trường đều có quyền xét đợt 1, trường nào thiếu sẽ xét các đợt tiếp theo. Trường ĐH, CĐ tuyển vượt chỉ tiêu vài phần trăm có thể chấp nhận được. Nếu cố ý tuyển vượt chỉ tiêu sẽ bị xử lý.

Các trường ĐH xếp phòng và chuyển dữ liệu cho các sở GD-ĐT in giấy báo dự thi

Thời gian công bố quy chế thi chính thức trong 10 ngày đầu của tháng 2/2015

Cụm thi tỉnh và liên tỉnh: Chọn phương án tố chức thi như đã nêu trong quyết định 3538. Mỗi cụm thi liên tỉnh phải bao gồm ít nhất 2 tỉnh. Duy trì cụm thi địa phương để giúp thí sinh khó khăn và chỉ muốn xét tốt nghiệp THPT. Cụm thi này cũng do các trường ĐH chủ trì.


Theo Lê Phương



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Những chiêu trò ‘gom’ học viên du học – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 22 Jan 2015 07:08 AM PST

Ảnh minh hoa
Ảnh minh hoa

Siêu khuyến mại để
"câu" học viên

Nếu tìm kiếm trên
công cụ Google, chỉ cần đánh từ khóa "du học Nhật Bản", trong thời gian chưa
đầy một phút có thể hiển thị hàng triệu kết quả. Trong số đó, có không ít những
quảng cáo: tặng Iphone5 cho học viên.

Đây là một "chiêu
thức" của một trung tâm tuyển sinh du học ở khu vực miền Trung. Không ít gia
đình, không ít học viên tìm đến những trung tâm này, chỉ vì một món đồ khuyến
mại.

Theo khảo sát của
chúng tôi tại một số các trung tâm tư vấn, tuyển sinh du học Nhật Bản khác tại
khu vực quận Cầu Giấy, Hoàng Mai…, những "tư vấn viên" của các trung tâm này
đều quả quyết "như đinh đóng cột": sẽ đưa học viên sang bất kỳ trường nào nếu
như học viên đó muốn, đảm bảo bay" được 100%… Và đương nhiên, mức phí mà họ
đưa ra cũng lên đến cả chục ngàn USD!

Ngoài việc đưa ra
"khuyến mại" cho học viên bằng cách tặng Ipahone, Ipad, nhiều trung tâm còn đưa
ra các "gói" du học Nhật Bản giá rẻ, miễn hàng loạt các loại phí như chi phí
đặt cọc hay chi phí hồ sơ nào khi nộp hồ sơ; Miễn toàn bộ chi phí dịch thuật hồ
sơ; Miễn toàn bộ chi phí chứng minh tài chính du học; Miễn phí học tiếng; miễn
phí Ký túc xá cho các học viên (Bao gồm điện, nước… , có bảo vệ trực
24h/24h); Miễn tiền chăn , ga , gối đệm tại Ký túc xá; Tặng vé xe hàng tháng
cho tất cả các bạn học viên…, mặc dù các thủ tục này thuộc trách nhiệm của
các đơn vị tuyển dụng và các đối tác tiếp nhận học viên bên Nhật Bản.

Thông tin thí sinh
cần biết?

Giám đốc một trung
tâm có thâm niên và uy tín nhiều năm trong lĩnh vực này cho biết: để được chấp
nhận học tập tại một trường học bên Nhật Bản, các học viên phải đáp ứng rất
nhiều tiêu chí.

Ngoài quy định về
tuổi, về khả năng tài chính, điều quan trọng nhất các em phải đáp ứng được yêu
cầu về tiếng.

Nếu chỉ học tiếng
Nhật vài ba tháng ở Việt Nam, sang bên Nhật, chắc chắn các học viên sẽ không đủ
điều kiện để được tiếp nhận học và cũng không thể xin được việc làm thêm theo
dạng vừa học vừa làm".

"Để giảm gánh nặng
tài chính cho gia đình, các em được tạo cơ hội để đi làm thêm, tuy nhiên, việc
học vẫn là việc quan trọng nhất. Không phải học viên nào cũng đi làm thêm được
nếu như không đạt trình độ tiếng Nhật đủ để giao tiếp, đó là chưa nói đến việc
các em phải có trình độ tiếng Nhật để hiểu được bài giảng của học viên người
Nhật" – lời vị giám đốc.

Chính vì thế, việc
các trung tâm đảm bảo 100% các em ghi tên ở trung tâm của họ đều được sang Nhật
học là điều khó thành hiện thực. Việc dạy tiếng của các trung tâm này trong
vòng ba tháng còn chưa đáp ứng điều kiện tối thiểu để các em đọc – viết được
chứ chưa nói đến việc sử dụng thông thạo tiếng Nhật trong học tập – giao tiếp.

GĐ Trung tâm này cũng
khuyến cáo: phụ huynh và các học viên, khi có nguyện vọng cho con em mình sang
Nhật để học tập cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các trung tâm mà họ định lựa chọn, phó
thác tương lai con em mình cho họ. Khi chưa đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu
tối thiểu (như khả năng tiếng Nhật), các em sẽ dễ dàng rơi vào tình cảnh bơ vơ
nơi xứ người.

Theo Thiên Bình (Vietnamnet)



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sở GD&ĐT Hà Tĩnh: Lập ban chỉ đạo đưa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vào trường tiểu học | Giáo dục

Posted: 22 Jan 2015 06:48 AM PST

GD&TĐ – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh – Trần Trung Dũng đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh đưa đưa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vào trường tiểu học với 10 thành viên do bà Nguyễn Thị Hải Lý – Phó Giám đốc Sở – làm Trưởng ban.

Theo đó, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị triển khai việc Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vào trường tiểu học và duy trì tốt hoạt động của Câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm trong các trường tiểu học.

Quyết định này của Sở GD& ĐT Hà Tĩnh là động thái rất đáng ghi nhận trong việc triển khai công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là"di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" vào ngày 27/11/ 2014 tại Paris, Pháp.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học sinh Hà Nội được nghỉ Tết Ất Mùi 10 ngày | Giáo dục

Posted: 22 Jan 2015 06:20 AM PST

Dịp Tết Nguyên đán, khối trung cấp chuyên nghiệp được nghỉ 15 ngày, cán bộ của Sở, Phòng Giáo dục nghỉ 9 ngày, học sinh nghỉ 10 ngày.


Chiều 22/1, Văn phòng UBND TP Hà Nội cho hay thành phố đã đồng ý với đề xuất của Sở GD&ĐT về việc nghỉ Tết Ất Mùi 2015 của ngành giáo dục.


Cụ thể, đối với cán bộ, giáo viên, học sinh các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn sẽ được nghỉ Tết từ ngày 14/2 (thứ bảy) đến 23/2 (thứ hai), tổng cộng 10 ngày.


Cán bộ, giáo viên, học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp được nghỉ Tết từ ngày 9/2 đến hết 23/2, tổng cộng 15 ngày.


Đối với cán bộ, công chức của Sở, Phòng Giáo dục & Đào tạo các quận, huyện, thị xã được nghỉ từ 15/2 đến hết ngày 23/2, tổng cộng 9 ngày. Người lao động phải đi làm bù vào ngày 14/2 để nghỉ ngày 16/2.


Như vậy so với lịch nghỉ Tết 9 ngày của cán bộ công chức đã được Thủ tướng phê duyệt, học sinh Hà Nội được nghỉ hơn một ngày. Tại TP HCM, học sinh được nghỉ 11 ngày. 

Theo Võ Hải



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Cân nhắc sử dụng lại thang điểm 10 – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 22 Jan 2015 06:04 AM PST

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đều đồng tình với chủ trương
đổi mới của kỳ thi THPT quốc gia 2015 tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến đóng góp,
kiến nghị về chủ trương và kỹ thuật cho dự thảo quy chế.
Lãnh đạo Bộ
GD-ĐT lắng nghe các ý kiến của đại diện Sở GD-ĐT và lãnh đạo các trường ĐH,CĐ

Lãnh đạo Bộ
GD-ĐT lắng nghe các ý kiến của đại diện Sở GD-ĐT và lãnh đạo các trường ĐH,CĐ



Thí sinh tự do thi ở
đâu?



Phát biểu đầu tiên tại buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Đức Nghĩa
– Phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho biết, đến tận chiều qua ĐHQG TPHCM vẫn còn
họp bàn về quy chế thi năm nay. Theo ông Nghĩa, năm nay cái khó của các trường
ĐH phụ trách cụm thi là "gánh1 lúc 2 vai", nếu các năm trước kỳ thi tuyển sinh
gần như mỗi trường đều tổ chức thi thì năm nay chỉ còn vài chục cụm nên việc
"nhập vai' của nhiều trường còn chưa quen. Dịp này, ông Nghĩa đã góp ý những vấn
đề liên quan đến chính sách và kỹ thuật.



 PGS.TS Nguyễn Đức
Nghĩa đưa ra nhiều ý kiến góp ý cho quy chế

 PGS.TS Nguyễn Đức
Nghĩa đưa ra nhiều ý kiến góp ý cho quy chế



"Về mặt kỹ thuật, tại điều 8 có những điểm cho rõ trong đó việc
dồn phòng thi, đánh số báo danh thế nào, làm sao cho việc đánh số báo danh, dồn
phòng thi (đối với các môn tự chọn) để giúp thí sinh và các trường thuận tiện
hơn trong khâu tổ chức.  Ngoài ra, thí
sinh tự do đăng ký và dự thi tại đâu? Tại nơi có KT3 hay hộ khẩu thường trú,
thí sinh vẫn chưa rõ nên Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn rõ ràng hơn", TS Nguyễn Đức
Nghĩa góp ý.



Còn liên quan đến chính sách, TS Nghĩa cho rằng, theo dự thảo,
thí sinh đăng ký và dự thi tối thiểu 4 môn trong đó ngoài ba môn bắt buộc,cần
phải nói rõ môn tự chọn các em có thể đăng ký để xét tốt nghiệp ngay từ đầu chứ
không phải đăng ký thi nhiều môn tự chọn khi có kết quả lấy môn cao nhất xét tốt
nghiệp. Cần phải nói rõ vấn đề này để thí sinh không nhầm lẫn.



Trong khi đó, ông Trần Xuân Thanh – Phó hiệu trưởng trường ĐH
An Ninh cho rằng cần xem lại điều 8 và 9 trong dự thảo quy chế. Trong quy chế
chưa quy định rõ, trường phổ thông in giấy báo thi vào thời điểm nào, trường ĐH
lập số báo danh.. như vậy thì không đồng nhất. Thống nhất thời điểm phát phiếu
báo thi và nội dung gì trên đó, làm sao để thí sinh biết rõ mình thi ở đâu, thời
điểm nào, phòng thi nào…



Ông Thanh cũng băn khoăn vì những quy định về chấm kiểm tra,
chấm thẩm định, kết quả cuối cùng có sử dụng kết quả này không, trong dự thảo
quy chế chưa nêu . Bên cạnh đó, giá trị của chấm phúc tra, thẩm định được sử dụng như thế
nào.



Nhiều đề xuất giữ lại
thang điểm 10



 TS Nguyễn Đức Nghĩa, cho rằng: "thang điểm 20 nếu dùng cần
phải xem xét vì về bản chất không khác nhau, chúng ta cần tính xem có thật sự cần
thiết thay đổi hay không, còn không thì nên giữ nguyên thang điểm 10".



 PGS.TS Nguyễn Đức
Nghĩa đưa ra nhiều ý kiến góp ý cho quy chế

Ông Trần Đức
Huyên – Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) tán thành nên
giữ thang điểm 10



Kiến nghị này nhận được sự đồng thuận của đa phần đại diện
các Sở GD-ĐT. Bà Trương Thị Kim Huệ – Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Nai đề xuất nên
duy trì thang điểm 10 vì học sinh ở THPT đang áp dụng thang điểm này. Ngoài ra,
về thời gian hạn chót thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi, theo dự thảo là trước
11/4, đề nghị giãn ra hạn chót đến hết tháng 4".



Đồng ý kiến, ông Nguyễn Thanh Giang – Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, thang điểm 10 sẽ tạo đồng thuận nhiều hơn. Tương tự,
ông Trần Đức Huyên – Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM)
tán thành nên giữ thang điểm 10, khi cộng thêm với điểm trung bình lớp 12 sẽ hợp
lý hơn.



Trong khi đó, TS Trần Đình Lý – Trưởng phòng đào tạo ĐH Nông
Lâm TPHCM cho hay, dự thảo có những thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, với những gì ổn
định, tốt của “3 chung” trước đây thì không nên thay đổi và để hướng đến mục tiêu
cuối cùng là vì quyền lợi của học sinh. Nếu chấm thang 20 thì giáo viên sẽ mệt
hơn, chi phí nhiều hơn.



Bên cạnh đó, các sở GD-ĐT đều băn khoăn cấu trúc đề thi sẽ ra như
thế nào, ông Trần Thanh Liêm – Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Bộ
GD-ĐT nên có hướng dẫn cấu trúc đề thi từng môn. Bộ nên công bố sớm để các trường,
các sở chủ động sớm trong ôn tập để học sinh có lợi.



Ông Giang cũng cho rằng, thời
gian thi đổi sang tháng 7 lúc đó các giáo viên nghỉ hè. Điều này khiến các trường
lo lắng vì ai quản lý học sinh trong thời gian đó. Bộ nên có văn bản mang tính
chỉ đạo giúp Sở GD-ĐT "gỡ" vấn đề". Đồng thời, GDTX bỏ điểm khuyến khích tin học
và ngoại ngữ, nếu bỏ thì nên bỏ từ năm sau vì năm nay các em đã cố gắng phấn đấu học tập trong
năm.



Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng thắc mắc, ở môn
Địa lý thí sinh có được phép đưa atlat vào phòng thi vì hiện tại giáo viên vẫn
dạy kiểu có Atlat…




Sau khi lắng nghe các ý kiến tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm
Vũ Luận cho biết, bộ tiếp thu đầy đủ các thông tin của các đại biểu và cân nhắc hoàn thiện phương án cho kỳ thi tốt nghiệp
THPT quốc gia tốt nhất.



Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
Phạm Vũ Luận kết luận sau buổi tọa đàm

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
Phạm Vũ Luận kết luận sau buổi tọa đàm



Bộ trưởng Luận cho biết, kỳ thi THPT Quốc
gia nằm trong 2 lộ trình đổi mới thi và kiểm tra, nhằm thay đổi cách dạy cách học,
nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Theo nguyên tắc lấy lợi ích lâu
dài của học sinh làm mục tiêu chính.



Quy chế thi sẽ được giữ ổn định
cho đến khi lớp học sinh học theo chương trình sách giáo khoa mới thi tốt nghiệp
THPT. Nếu có thay đối thì chỉ là các bổ sung chút ít.



Về thang điểm, bản chất không
thay đổi, chấm rồi sẽ quy đổi… và giáo viên chấm thi đúng là sẽ mệt hơn. Có lẽ
bộ sẽ tiếp thu và sử dụng lại thang điểm 10 để khỏi có những băn khoăn, lo lắng
từ thầy cô, học sinh và phụ huynh về vấn đề này.



Đối với thí sinh tự do, thí sinh
đăng ký dự thi ở đâu cũng được, miễn là thuận lợi cho các em, không bắt buộc
theo nơi cư trú. Thí sinh đang học THPT đăng ký thi theo trường.



Về cấu trúc đề thi bao gồm nhiều
câu, trong đó có câu dễ và câu khó để xét tốt nghiệp và tuyển sinh. Mô hình đề
thi sẽ giống như các năm trước



Về atlat địa lý,
bộ sẽ cân nhắc cho thí sinh mang atlat vào phòng thi. 



Tất cả các trường đều có quyền
xét đợt 1, trường nào thiếu sẽ xét các đợt tiếp theo. Trường ĐH, CĐ tuyển vượt
chỉ tiêu vài phần trăm có thể chấp nhận được. Nếu cố ý tuyển vượt chỉ tiêu sẽ bị
xử lý.



Các trường ĐH xếp phòng và chuyển
dữ liệu cho các sở GD-ĐT in giấy báo dự thi



Thời gian công bố quy chế thi chính
thức trong 10 ngày đầu của tháng 2/2015



Cụm thi tỉnh và liên tỉnh: Chọn
phương án tố chức thi như đã nêu trong quyết định 3538. Mỗi cụm thi liên tỉnh
phải bao gồm ít nhất 2 tỉnh. Duy trì cụm thi địa phương để giúp thí sinh khó
khăn và chỉ muốn xét tốt nghiệp THPT. Cụm thi này cũng do các trường ĐH chủ
trì.

Lê Phương



 



Xem thêm :học sinh, giáo viên, tốt nghiệp thpt, quy chế, sử dụng, thống nhất, thí sinh, phạm vũ luận, Nguyễn Đức Nghĩa, ý kiến,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Xúc động giây phút bé khiếm thị lần đầu nhìn thấy mẹ

Posted: 22 Jan 2015 05:40 AM PST

 – Nụ cười tươi rói của bé khiếm thị lần đầu nhìn thấy mẹ sau khi được đeo một chiếc kính đặc biệt khiến nhiều người xúc động.

Video được đăng tải trên trang YouTube với dòng chú thích: “Louis đáng yêu của chúng tôi mắc bệnh bạch tạng và vừa nhận được cặp kính. Đây là phản ứng của con gái khi đeo lần đầu, là lần đầu tiên con gái được nhìn thấy mẹ”.

Video ý nghĩa này đã thu hút được hơn 2,7 triệu lượt xem.

  • Nguyễn Thảo (Nguồn: YouTube)



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học sinh Hà Nội được nghỉ Tết Ất Mùi 10 ngày

Posted: 22 Jan 2015 05:32 AM PST

Chiều 22/1, Văn phòng UBND TP Hà Nội cho hay thành phố đã đồng ý với đề xuất của Sở GD&ĐT về việc nghỉ Tết Ất Mùi 2015 của ngành giáo dục.

Cụ thể, đối với cán bộ, giáo viên, học sinh các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn sẽ được nghỉ Tết từ ngày 14/2 (thứ bảy) đến 23/2 (thứ hai), tổng cộng 10 ngày.

hoc-sinh-4732-1421930958.jpg

Học sinh Hà Nội được nghỉ Tết Ất Mùi 10 ngày. Ảnh: Thanh Tùng.

Cán bộ, giáo viên, học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp được nghỉ Tết từ ngày 9/2 đến hết 23/2, tổng cộng 15 ngày.

Đối với cán bộ, công chức của Sở, Phòng Giáo dục & Đào tạo các quận, huyện, thị xã được nghỉ từ 15/2 đến hết ngày 23/2, tổng cộng 9 ngày. Người lao động phải đi làm bù vào ngày 14/2 để nghỉ ngày 16/2.

Như vậy so với lịch nghỉ Tết 9 ngày của cán bộ công chức đã được Thủ tướng phê duyệt, học sinh Hà Nội được nghỉ Tết hơn một ngày. Tại TP HCM, học sinh được nghỉ Tết 11 ngày. 

Võ Hải



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Không bổ nhiệm lại hiệu trưởng vi phạm chính sách | Giáo dục

Posted: 22 Jan 2015 05:18 AM PST

TPO – Ngày 22/1, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định về việc không bổ nhiệm lại chức vụ hiệu trưởng Trường THPT dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh Thanh Hóa đối với bà Phạm Thị Hà, nguyên hiệu trưởng trường này.

Quyết định nêu rõ, việc không bổ nhiệm lại chức vụ hiệu trưởng Trường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa đối với bà Phạm Thị Hà là do uy tín cá nhân đối với tập thể và Ban chấp hành Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường THPT DTNT tỉnh thấp, không đủ điều kiện để bổ nhiệm lại theo quy định.

Được biết, trước đó, do hết nhiệm kỳ, bà Phạm Thị Hà, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa đã được làm quy trình bổ nhiệm lại chức vụ hiệu trưởng Trường THPT DTNT tỉnh. Tuy nhiên, kết quả phiếu tín nhiệm bà Hà chỉ đạt 24/71 phiếu (chiếm 33,8%), phiếu không tín nhiệm là 47/71 phiếu (chiếm 66,2%).

Trước đó, báo Tiền Phong đã phản ánh, trong thời gian giữ chức vụ hiệu trưởng nhà trường, bà Phạm Thị Hà đã có nhiều vi phạm trong thực hiện chính sách của Nhà nước về chế độ khen thưởng đối với học sinh.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments