Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Gặp thầy giáo từng 6 năm công tác bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp | Giáo dục

Posted: 21 Jan 2015 07:43 AM PST

Sáu năm liền, chiến sỹ Nguyễn Nam Kim (sau này là thầy giáo Nguyễn Nam Kim) từng có vinh dự sống, công tác và chiến đấu bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc Trung đội 51 – bí danh của phòng Bí thư Bộ Tổng tư lệnh – đơn vị đóng tại thôn Điềm Mạc (xã Yên Thông, Đại Từ, Thái Nguyên).

Mỗi ký ức là một bài học theo suốt cuộc đời

Chúng tìm gặp ông Nguyễn Nam Kim, nay đã 85 tuổi. Ở tuổi "xưa nay hiếm" nhưng ông vẫn có được trí nhớ minh mẫn, đôi mắt sáng, bước chân nhanh nhẹn và giọng nói trầm vang. 

Ông tâm sự: "Cho tới bây giờ tôi luôn có hai điều đáng tự hào trong cuộc đời. Một là, những ký ức trong thời gian được sống, chiến đấu, lao động và học tập bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người luôn là tấm gương để tôi học tập, phấn đấu, cống hiến và dăn dạy con cháu trong cuộc đời. Hai là được làm nghề giáo, một nghề cao quý giúp giáo dục nhân cách con người và phấn đấu học tập không ngừng…"

Khi được hỏi về những kỷ niệm đáng nhớ với Đại tướng, ông Kim hổi tưởng: "Ngày đó, tôi tham gia cách mạng khi mới mười tám, đôi mươi. Trực tiếp tham gia công tác liên lạc được một năm, thì tôi được điều về Trung đội 51 tại Thái Nguyên. 

Tôi hăng hái nhận lệnh không chút đắn đo suy nghĩ. Sau khi biết mình được phục vụ bên Đại tướng tôi mừng vui khôn xiết và luôn tự hứa với bản thân sẻ phấn đấu hết mình để không phụ lòng tin tưởng, giao phó của cấp trên".

Là người trực tiếp phụ trách phiên dịch điện cho Đại tướng, vì vậy những lời nói, cử chỉ của Đại tướng luôn khắc sâu trong tâm trí ông. Có lần ông được chính Đại tướng tặng tấm hình và ghi lên dòng chữ: "Tặng Kim, cậu em út ưa âm nhạc của Trung đội 51". 

Đó là tấm hình hai vợ chồng Đại tướng chụp khi đang xem tranh của họa sỹ Tô Ngọc Vân. " Với tôi đó là kỷ vật vô giá, một kỷ niệm đẹp trong cuộc đời".

Trầm ngâm trong giây lát, ông Kim kể tiếp: Đại tướng là người luôn dành hết thời gian cho công việc. Có lần nhận được điện hỏa tốc tôi vội chạy lên báo cáo. 

Đến phòng làm việc, thấy Đại tướng gục thiếp đi bên bàn sách. Thương Đại tướng vất vả tôi đành rón rén bước đến để bức điện lên bàn, khẽ lấy viên sỏi đè lên bức điện và bước ra. 

Chưa được mấy bước chân, tôi nghe có tiếng gọi. Vừa quay lại thì tôi đã nhìn thấy Đại tướng tay cầm bức điện. Đại tướng hỏi tại sao không đánh thức anh. Tôi thành thật trả lời: Dạ em thương anh làm việc vất vả quá!

Không ngờ Đại tướng nghiêm sắc mặt nói: Cảm ơn Kim! Nhưng phải đặt công việc lên trên hết! Điện hỏa tốc có khi chậm một giây là biết bao xương máu của đồng chí, đồng bào ta đổ xuống! lần sau không được thế, nghe chưa!

Giọng Đại tướng vẫn ôn tồn chỉ bảo như người anh chỉ dạy cẩn thận cho đứa em nhưng cũng rất đỗi nghiêm túc. Đó cũng là bài học mà sau này tôi không bao giờ cho phép mình để tình cảm riêng lấn át công việc.

Thích ăn cơm vợ, dạy trường làng

 

Ông Kim chia sẻ những ký ức suốt 6 năm sống bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.


Hoàn thành nhiệm vụ với Tổ quốc, ông Nguyễn Nam Kim bước vào đại học để thỏa mãn ước mơ ngày nào là được làm một ông giáo "thích ăn cơm vợ, dạy trường làng".

Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm chuyên ngành Văn, ông được điều động đến huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) để dạy học. 

Vậy là một lần nữa lại rời xa gia đình, xa quê hương để đến với mảnh đất đầy nắng, đầy gió và bão lũ để xây dựng các ngôi trường mới thành lập. Ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường cấp 2 Thạch Thượng, sau đó là Hiệu trưởng Trường cấp 2 Cẩm Nhượng…

Những tháng ngày xây dựng trường lớp tại Cẩm Xuyên, được sống trong sự bao bọc của bà con nhân dân, ông luôn tự hứa với bản thân phải phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để không phụ lòng mong mỏi của bà con.

Đến nay, dù đã không còn tham gia dạy học, nhưng 45 năm qua ông vẫn được nhiều thế hệ học trò, thầy cô giáo tại địa phương thường xuyên tìm đến để chia sẻ về nghề về những điều trong cuộc sống.

Suốt 10 năm qua, ông đã tự trích một phần lương hưu của mình để hỗ trợ các cụ trên 90 tuổi trong thôn mỗi tháng một cân đường, hộ sữa. 

Với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi ông đều tìm đến và tặng cho mỗi cháu 300 ngàn đồng. Điều đáng mừng là các cháu được ông giúp đỡ đều thi đỗ vào các trường đại học.

Nói về bức thư do chính ông viết gửi cho Ngân hàng mắt Trung ương để được hiến giác mạc sau khi qua đời. Ông cho biết: "Xem trên ti vi, tôi thấy việc làm đó có thể giúp những người không may bị bệnh về mắt có thể tìm lại ánh sáng. 

Vậy là tôi tiến hành viết thư mong muốn được hiến giác mạc sau khi qua đời. Ban đầu biết tôi có ý định đó, con cháu trong gia đình không hiểu phản đối dữ lắm nhưng sau nhiều lần thuyết phục động viên, giải thích chúng đã hiểu và đồng ý cho tôi thực hiện ý nguyện này. Tôi mừng lắm".



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

TP.HCM: Tuyệt đối không la mắng hoặc dùng hình phạt đối với học sinh – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 21 Jan 2015 06:51 AM PST

Kết luận và chỉ đạo
của Giám đốc Sở GD – ĐT TPHCM Lê Hồng Sơn tại hội nghị giao ban Trưởng phòng GD
– ĐT quận huyện, hiệu trưởng các trường THPT và giám đốc các TT GDTX năm học
2014 – 2015 đã chỉ ra nhiều vấn đề về việc triển khai các nhiệm vụ của năm học cũng như các trọng tâm thực hiện thời gian tới.

Về triển khai các nhiệm vụ của năm học , Sở GD – ĐT đánh giá, việc
triển khai thực hiện Thông tư 30 ở cấp tiểu học đảm bảo yêu cầu, không gây xáo
trộn nhiều, bước đầu nhận được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh, giảm áp lực
cho học sinh.

TP.HCM: Tuyệt đối không la mắng hoặc dùng hình phạt đối với học sinh

Việc thực hiện Thông tư 30 đánh giá học sinh bằng nhận xét tại TPHCM theo Sở GD – ĐT TPHCM là nhận sự đồng thuận của phụ huynh

Theo Giám đốc Sở GD – ĐT TPHCM,
việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm được đa số các trường triển khai
thực hiện nghiêm túc.

Trong thời gian tới, ông
Lê Hồng Sơn chỉ đạo, các trường, giáo
viên cần có biện pháp sư phạm và phương pháp giảng dạy theo hướng cá thể để
chăm sóc trẻ học chậm, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Tuyệt đối không được la mắng,
quát tháo trẻ hoặc dùng các hình phạt thiếu tính sư phạm đối với trẻ. Không được
cho bài tập về nhà đối với học sinh học lớp bán trú.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư 30 ở bậc Tiểu học, lưu
ý khi triển khai cần chú ý quan tâm đến chất lượng của học sinh, phải đảm bảo
chất lượng giảng dạy và học tập.

Ngoài ra, nhà trường cần thông tin kịp thời đến học sinh, giáo viên, phụ
huynh về những quy định mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh Cao đẳng,
Đại học năm 2015; có kế hoạch tổ chức ôn tập cho học sinh phù hợp, hiệu quả.

Hoài
Nam



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học sinh thường vào diễn đàn chia sẻ khó khăn tâm lý

Posted: 21 Jan 2015 05:13 AM PST

Tại hội thảo về công tác tổ chức hoạt động văn hóa và tư vấn tâm lý trong nhà trường ngày 20/1, Phó vụ trưởng Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT) Bùi Văn Linh nhận xét, bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập như sự năng động, hiểu biết rộng, quan hệ giao tiếp đa dạng… có không ít hiện tượng tiêu cực đang xâm nhập vào một bộ phận học sinh, sinh viên, như: bạo lực, tính vị kỷ, thái độ thờ ơ trước nỗi đau của người khác.

Cả ở phổ thông và trường đại học, tình trạng nói tục, chửi thề, thiếu tôn trọng thầy cô giáo, người lớn tuổi không phải là cá biệt. Ngoài ra, còn những hiện tượng khác không phù hợp với chuẩn mực đạo đức truyền thống, như quan hệ tình dục sớm; chụp ảnh khỏa thân rồi tung lên mạng xã hội để khẳng định mình hoặc đe dọa bạn bè. “Hiện tượng kết bạn trên mạng rồi hình thành các băng nhóm ở tuổi vị thành niên và có những hành vi lệch chuẩn như: bỏ nhà đi bụi, trộm cắp, uống rượu bia say xỉn, đua xe, cá biệt có khi sống quần hôn… là những biểu hiện đáng lo ngại ở một bộ phận giới trẻ hiện nay”, ông Linh nói.

Để ngăn chặn những hiện tượng như trên, theo ông Linh, cần hiểu được tâm tư của học sinh, sinh viên. Bản thân các em rất có nhu cầu chia sẻ khi gặp khó khăn. Cuộc khảo sát tại một số trường THCS, THPT, đại học ở Hà Nội và Hải Dương do Bộ GD&ĐT tiến hành cho thấy 93,57% học sinh, sinh viên được hỏi gặp phải khó khăn về học tập và đời sống hàng ngày, cần được chia sẻ. Trong đó, học sinh phổ thông có nhu cầu chia sẻ vướng mắc cao nhất, với 80,17%.

hoc-sinh-4001-1421834110.jpg

Khảo sát của Bộ GD&ĐT mới đây cho thấy, trên 93% học sinh sinh viên được hỏi có vấn đề về tâm lý cần chia sẻ. Ảnh minh họa: Quý Đoàn.

Tuy nhiên, hiện nay trong quy trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông thường chỉ chú trọng đến việc trang bị tri thức, chuyên môn. Các tri thức nghiệp vụ, kỹ năng xã hội ít được quan tâm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Hầu hết trường chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác tư vấn tâm lý. Cán bộ tư vấn nếu có chỉ là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo cơ bản và cũng chưa quy định cần có chỉ tiêu biên chế. Nhiều nơi còn khó khăn về cơ sở vật chất nên khó bố trí được phòng tư vấn tâm lý riêng…

Bởi những tồn tại trên, cộng thêm tâm lý ngại chia sẻ, ngại đến trung tâm tư vấn vì sợ bí mật riêng tư bị tiết lộ hoặc do lịch học kín quỹ thời gian, mỗi khi gặp sự cố tâm lý, học sinh, sinh viên thường vào các diễn đàn trên mạng, chia sẻ với bạn bè thân thiết chứ không thổ lộ với gia đình hoặc thầy cô giáo. Việc nắm bắt tâm lý trong học sinh, sinh viên, theo ông Linh, do đó gặp nhiều khó khăn. 

Để giải quyết tồn tại trên, các chuyên gia tham gia hội nghị thống nhất cho rằng cần nâng cao hơn nữa vai trò của công tác tư vấn tâm lý trong trường học. Hình thức tư vấn cần đa dạng, thu hút được sự tham gia của học sinh, sinh viên, đặc biệt mở rộng đội ngũ cán bộ tạo được niềm tin của học trò.

Lãnh đạo ĐH Sư phạm Hà Nội 2 góp ý, công tác văn hóa văn nghệ có vai trò rất lớn trong việc bồi dưỡng nhân cách, giáo dục toàn diện cho sinh viên; đồng thời hình thành môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường, giúp gắn kết đội ngũ cán bộ, giáo viên với sinh viên hơn. Vì thế, cần đẩy mạnh hoạt động này cho các em vui chơi, giải trí, giảm bớt áp lực trong học tập, nghiên cứu và đặt niềm tin nhiều hơn vào cán bộ nhà trường để chia sẻ các vấn đề.

Quỳnh Trang



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đà Nẵng: Dạy học sinh về lịch sử chủ quyền Hoàng Sa – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 21 Jan 2015 04:43 AM PST

Học sinh Đà Nẵng sắp được học lịch sử chính khóa về chủ quyền biển đảo quê hương.

Học sinh Đà Nẵng sắp được học lịch sử chính khóa về chủ quyền biển đảo quê hương.

Theo đó, các bài học về lịch sử Đà Nẵng, lịch sử chủ quyền Hoàng Sa sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy lịch sử cho học sinh ở hai cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trong đó, trong chương trình trung học cơ sở có 7 bài học và ở cấp trung học phổ thông có 4 bài học ở phần học lịch sử địa phương này.


Học sinh Đà Nẵng sắp được học lịch sử chính khóa về chủ quyền biển đảo quê hương.

 Các học sinh nhận giải thưởng cuộc thi viết về Hoàng Sa trong Ngày hội Sử học Đà Nẵng tổ chức hồi cuối năm 2014.

Qua đó, học sinh sẽ được học về lịch sử Đà Nẵng qua các giai đoạn từ thế kỷ XIV – XIX, lịch sử Đà Nẵng trong cuộc vận động giải phóng dân tộc và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1919 – 1952, Đà Nẵng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) và thời kỳ xây dựng đất nước từ 1975 đến nay.

Trong đó, có nhiều bài học về lịch sử chủ quyền Hoàng Sa – một phần lãnh thổ không thể tách rời trong lịch sử hình thành và phát triển Đà Nẵng như bài học Quần đảo Hoàng Sa – vùng lãnh thổ thiên liêng của Đại Việt (thế kỷ XIV-XV), Quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn (1802-1884), Quần đảo Hoàng Sa từ 1884-1954, Quần đảo Hoàng Sa từ 1954 tới nay…

Được biết, trên toàn TP Đà Nẵng có 56 trường trung học cơ sở và 22 trường trung học phổ thông với khoảng 100.000 học sinh.

Khánh Hiền

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vinschool tuyển sinh từ mầm non đến THPT

Posted: 21 Jan 2015 04:23 AM PST

Với triết lý giáo dục "5 trong
1", Vinschool cung cấp một nền tảng giáo dục toàn diện, chất lượng cao với chi
phí hợp lý dành cho các gia đình Việt. Từ tháng 1/2015, Hệ thống giáo dục
Vinschool tuyển sinh năm học 2015 – 2016, từ bậc mầm non tới THPT.

Theo đó, trong năm học 2015-2016, Vinschool sẽ tuyển sinh tất cả các cấp học (từ
mầm non tới THPT), với nguyên tắc tăng cường chất lượng theo tiêu chí giáo dục
của nhà trường. Trước khi chính thức nhập học, học sinh tất cả các cấp, từ mầm
non đến trung học đều phải vượt qua kỳ kiểm tra năng lực theo cách tiếp cận
PISA, chú trọng năng lực tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề. Năm nay, bên
cạnh các dạng bài trắc nghiệm về toán logic, Vinschool bổ sung các dạng bài test
năng lực ngôn ngữ, khả năng quan sát và bình luận. Học sinh cũng được mời tham
gia kỳ phỏng vấn trực tiếp với các giáo viên và chuyên gia giáo dục.

ss
Trường Phổ thông Liên cấp
Vinschool được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại trên diện tích 2ha tại Khu đô thị
Times City.

Ra mắt năm 2013, hệ thống giáo
dục Vinschool đã có sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng trở thành hiện tượng
giáo dục của năm 2014. Từ 1 trường mầm non đầu tiên tại Vinhomes Riverside, chỉ
sau một năm, Vinschool đã có 7 cơ sở mầm non tại và một trường phổ thông liên
cấp được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, tọa lạc trong môi trường đô thị
Vinhomes xanh- sạch-đẹp.

ss
Tiếng Anh là một trong năm
cấu phần quan trọng của chương trình giáo dục tại Vinschool, chiếm 20% tổng thời
lượng học.

Với triết lý giáo dục "5 trong
1", Vinschool cung cấp một nền tảng giáo dục toàn diện, chất lượng cao với chi
phí hợp lý dành cho các gia đình Việt. Học sinh Vinschool (Vinser) học chương
trình bán trú và được giáo dục toàn diện về Văn hóa – Tiếng Anh – Thể chất –
Nghệ thuật – Kỹ năng sống ngay trong giờ chính khóa. Các Vinser cũng hào hứng
tham gia các câu lạc bộ ngoại khóa với các sự kiện tạo nên nét khác biệt của
Vinschool như Hội sách Vinser, Hội thảo MBTI tâm lý và hướng nghiệp, Tọa đàm
giới tính tuổi teen, Giao lưu Hợp xướng quốc tế Interkultur cũng như rất nhiều
các hoạt động ngoại khóa đã góp phần rèn luyện kỹ năng sống, tự tin, chủ động
cho học sinh.

ss
Chương trình Giáo dục thể
chất vừa rèn luyện thể lực vừa trang bị cho Vinser những Kỹ năng sống quan trọng
như tinh thần đoàn kết, tinh thần thể thao Fair-play

Uy tín Vinschool được xây dựng
bởi đội ngũ giáo viên tinh hoa, hội tụ về từ nhiều cơ sở giáo dục uy tín, là
nòng cốt hiện thực hóa triết lý giáo dục toàn diện. Đi đôi với chính sách thu
hút nhân tài, Vinschool đã thể hiện quyết tâm đầu tư chiều sâu vào yếu tố con
người thông qua việc tiên phong thực hiện chương trình chuyển đổi tư duy "Lãnh
đạo tự thân" ("The Leader in Me") của Tổ chức giáo dục Franklin Covey nổi tiếng
toàn cầu.

ss
Sân khấu hóa là một trong
những phương pháp dạy học tiên tiến mà Vinschool áp dụng để tạo hứng thú học
tập, đặc biệt trong bộ môn tiếng Anh và Ngữ văn

Thông qua nhiều hoạt động,
Vinschool đặt mục tiêu các Vinser sẽ được rèn luyện 7 thói quen để trở thành
người thành đạt, gồm: Sống chủ động; Bắt đầu với mục tiêu; Ưu tiên việc quan
trọng; Tư duy cùng thắng; Hiểu rồi được hiểu; Hợp lực và liên tục Rèn giũa bản
thân. 7 thói quen này sẽ khơi dậy tố chất tự nhiên của học sinh, giúp các em chủ
động đặt mục tiêu, biết ưu tiêu những việc quan trọng và biết hợp tác với nhau
để cùng thành công.

ss
Tháng 12/2014, Hệ thống
giáo dục Vinschool đã ký thỏa thuận hợp tác với FCE Vietnam để triển khai chương
trình "Lãnh đạo tự thân" (The Leader in Me) của Tổ chức giáo dục toàn cầu
Franklin Covey trên toàn hệ thống nhằm rèn luyện cho học sinh 7 thói quen tốt để
trở nên thành đạt.

Phát biểu về định hướng giáo dục
của hệ thống Vinschool, bà Lê Mai Lan, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup phụ trách
giáo dục chia sẻ: "Bước vào thế kỷ 21, thành công của một cá nhân không chỉ phụ
thuộc vào trình độ học vấn mà còn được quyết định rất nhiều bởi năng lực tư duy
và các kỹ năng cá nhân. Vinschool hướng tới một nền giáo dục toàn diện, giúp học
sinh rèn luyện kiến thức và tư duy ứng dụng trong học tập và trong thực tiễn
cuộc sống, để tự nhận thức, chủ động thích nghi và thành công trong thế giới
luôn biến động của tương lai."

Nội dung kiểm tra tuyển sinh
đầu vào của Hệ thống Vinschool

Đối với bậc Mầm non: Kiểm tra trí lực, thể lực, tâm lý, khả năng ngôn ngữ
và phỏng vấn trực tiếp.

Đối với bậc Tiểu học: Kiểm tra tư duy logic; tư duy hình ảnh; khả năng
ngôn ngữ và phỏng vấn trực tiếp. Học sinh từ lớp 2 – lớp 5 có thêm bài kiểm tra
khả năng vận dụng kiến thức Toán học vào giải quyết một số tình huống thực tiễn
trong cuộc sống.

Đối với bậc THCS và THPT: Kiểm tra Toán logic; Tư duy phản biện, khả năng
ngôn ngữ và phỏng vấn trực tiếp. Hình thức kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự
luận nhằm đánh giá khả năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, phân tích và
lập luận.

Riêng học sinh tuyển sinh vào lớp 10 cần tốt nghiệp THCS với học lực khá trở
lên, hạnh kiểm tốt cùng với các điều kiện khác do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
quy định.

Tuyển thẳng: Học sinh có thành tích về học tập, thể thao, nghệ thuật có
giấy chứng nhận cấp Thành phố trở lên sẽ được xét hồ sơ để miễn kiểm tra đầu
vào.

Phụ huynh – Học sinh quan tâm có thể đăng ký dự tuyển trực tuyến tại
http://tieuhoc.vinschool.com/tuyen-sinh/dang-ky-truc-tuyen

Liên hệ: Văn phòng tuyển sinh Hệ thống giáo dục Vinschool
Địa chỉ: Trường PTLC Vinschool, T35-36 Khu đô thị Times City, 458 Minh Khai, Hai
Bà Trưng, Hà Nội
SĐT: 04. 3975 3333.
Email: tuyensinh@vinschool.com
Website: http://www.vinschool.com

Minh Tuấn



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Nội yêu cầu hiệu trưởng không ‘làm khổ’ giáo viên

Posted: 21 Jan 2015 04:12 AM PST

Hôm nay là lần đầu tiên Sở GD&ĐT Hà Nội áp dụng hình thức trực tuyến cho hội nghị sơ kết học kỳ 1 với sự tham gia của lãnh đạo phòng giáo dục các quận huyện và khoảng 700 hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn. Trưởng phòng Giáo dục tiểu học Nguyễn Trí Dũng cho biết, sở dĩ Sở GD&ĐT Hà Nội họp trực tuyến với quy mô lớn là để các hiệu trưởng được trực tiếp thảo luận, chia sẻ vấn đề còn vướng mắc, nhất là việc thực hiện Thông tư 30.

Việc thay đổi cách đánh giá đối với học sinh tiểu học từ chấm điểm sang nhận xét thời gian qua nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ giáo viên. Theo họ, cách làm này khiến người dạy không đủ thời gian giảng bài chính trên lớp và thu hẹp quỹ thời gian ở nhà do phải ghi nhận xét quá nhiều.

bo-cham-diem-hoc-sinh-tieu-hoc-7022-1421

Tại hội nghị trực tuyến sơ kết học kỳ 1 cấp tiểu học của Sở GD&ĐT Hà Nội,  Phó giám đốc Sở Phạm Xuân Tiến đã yêu cầu hiệu trưởng không “làm khó” giáo viên trong việc ghi sổ nhận xét. Ảnh: Văn Văn.

Phát biểu tại hội nghị, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến khẳng định: “Không ai bắt thầy cô phải nhận xét nhiều như vậy. Các thầy cô đừng tự làm khổ mình”. Sổ nhận xét chỉ như nhật ký của giáo viên, ghi lại đặc điểm của những học sinh cần lưu ý, để giúp các em khắc phục nhược điểm hay phát huy ưu điểm và theo dõi sự tiến bộ. Nhật ký này do đó không phải ngày nào cũng cần ghi cho tất cả học sinh. 

Lãnh đạo ngành giáo dục thủ đô chia sẻ, nhiều nơi giáo viên đang “tự làm khổ mình” trong chuyện ghi nhận xét. Có người sợ không làm cẩn thận thì bị ban giám hiệu phê bình. Hiệu trưởng đôi khi lại quá máy móc, hình thức nên tạo áp lực cho giáo viên. Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu hiệu trưởng các trường tiểu học không máy móc, ép buộc giáo viên trong chuyện ghi sổ đánh giá nhận xét để thầy cô không bị căng thẳng, mất thời gian nữa.

Cách nhận xét của giáo viên hiện nay như “cô khen”, “con có cố gắng”, theo ông Tiến, nếu lạm dụng sẽ gây nhàm cho học sinh. Thay vào đó, giáo viên có thể đánh dấu vào những lỗi cụ thể trong bài. Những nhận xét kịp thời, thường xuyên của thầy sẽ là động lực để các em học tốt hơn.

“Khi đi kiểm tra 17 quận, huyện, chúng tôi thấy các trang đều có bút tích của cô giáo bằng mực đỏ hoặc bút chì học sinh tự đánh giá bạn. Thậm chí, có nơi cuối tuần còn có bút tích của phụ huynh giúp trò xem lại phần nào chưa đúng, phần nào là lỗi cần sửa chữa. Làm như vậy rõ ràng thường xuyên, ưu việt hơn điểm số rất nhiều”, Phó giám đốc Sở GD&ĐT chia sẻ thêm tác dụng của việc thay đổi cách đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 30.

Vấn đề khen thưởng, theo ông Tiến, dù Bộ GD&ĐT không quy định rập khuôn tỷ lệ khá giỏi ở từng lớp, từng trường nhưng có giáo viên vẫn nặng nề chuyện này. Cách mới là “đánh giá theo từng mặt” nên có hiện tượng một học sinh được 3-4 giấy khen. Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội nhắc nhở giáo viên và các trường cần linh hoạt thực hiện cho phù hợp thực tế bởi: “Nhận một giấy khen thì quý, 3-4 giấy thì thấy bình thường”. 

Sau bài phát biểu dài, lãnh đạo ngành giáo dục thủ đô đề nghị 700 hiệu trưởng các trường tiểu học cho ý kiến. Tuy nhiên, không ai phản hồi gì. Phó giám đốc Sở cho rằng, đây là điều rất thất vọng. “Các đồng chí phải mạnh dạn nêu ý kiến, bày tỏ bức xúc của giáo viên để cấp quản lý có thể giải đáp, hiệu trưởng có thêm thông tin, từ đó mới triển khai được tốt”, ông Tiến nói.

Quỳnh Trang



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đại sứ quán Nhật cảnh báo về những ‘chiêu’ lừa du học | Giáo dục

Posted: 21 Jan 2015 04:03 AM PST

TPO – "Hiện nay, một số website của các công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin không chính xác về du học Nhật Bản, các quy định làm thêm đối với lưu học sinh tại Nhật Bản"- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết.

Theo Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, những năm gần đây, một bộ phận công ty tư vấn du học đã đăng tải thông tin không chính xác về du học Nhật Bản trên trang web của mình rằng, đi học ở Nhật Bản có thể kiếm được nhiều tiền.

Tuy nhiên, thực tế, những người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản với tư cách "lưu học", về nguyên tắc, không được đi làm. Những trường hợp muốn đi làm công việc "không thuộc phạm vi quy định trong tư cách lưu trú" như là đi làm thêm cần "giấy phép được tham gia các hoạt động không nằm trong tư cách lưu trú".

Những người đã được cấp phép cũng chỉ được đi làm thêm trong một khoảng thời gian quy định (không quá 28 tiếng/tuần) và cũng không được đảm bảo rằng sẽ có nơi làm thêm. Thực tế là trước khi trình độ tiếng Nhật tốt, rất khó tìm được việc làm thêm.

Dù vừa đi học vừa đi làm, việc làm thêm cũng không thể có được mức thu nhập hơn 170 nghìn yên (35 triệu đồng) một tháng, kể cả ở những thành phố trả mức lương cao như Tokyo. Chỉ những kỳ nghỉ dài hạn mới được cho phép làm việc đến 8 tiếng 1 ngày.

Đại sứ quán Nhật Bản cũng đề cập thông tin mà nhiều công ty du học đưa ra là “thu nhập có được từ việc làm thêm sẽ giúp trang trải toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt, hơn nữa còn tiết kiệm được một số tiền".

Thực tế, mức sinh hoạt phí trung bình của sinh viên đại học, gồm cả tiền nhà tại Tokyo là 150 nghìn Yên (khoảng 30 triệu đồng), tại các vùng khác là 110 nghìn Yên (22 triệu đồng). Nếu tham gia các buổi họp mặt ăn uống với bạn bè, sẽ phải mất thêm từ 20.000 đến 30.000 Yên (4 triệu – 6 triệu đồng).

Ở những nơi trả lương cao như Tokyo, với thời lượng làm thêm tối đa 28 tiếng/tuần, bạn cũng chỉ thu được 100 nghìn Yên (20 triệu đồng). Thông thường, vừa đi học vừa đi làm, chỉ có được mức thu nhập thêm khoảng 50 nghìn Yên (10 triệu đồng) một tháng.

Như vậy, tiền làm thêm cũng không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt, bao gồm cả tiền nhà.

Hơn nữa, ngoài chi phí sinh hoạt, du học sinh còn phải trả học phí cho trường. Các trường tiếng Nhật và trường đại học ở Nhật Bản thông thường sẽ thu ở mức khoảng 500 nghìn Yên đến 1 triệu 500 nghìn Yên 1 năm, ngoài ra còn có các khoản chi phí khác như tiền nhập học…


"Du học là hình thức đi học ở nước ngoài, không phải đi làm.Vì vậy, tất cả những người có nguyện vọng đi du học Nhật Bản cần không bị mê hoặc bởi những thông tin sai lệch mà một bộ phận các công ty tư vấn du học đã đưa ra"- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam lưu ý.

Những thông tin cần thiết về chi phí sinh hoạt, học tập và việc đi làm thêm ở Nhật Bản xem tại: http://www.jasso.go.jp/study_j/sgtj_viet.html



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chương trình Thạc sĩ Quản lý dự án Xây dựng mang tính ứng dụng cao tại Việt Nam – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 21 Jan 2015 03:41 AM PST

Là Viện đào tạo sau đại học Quốc tế về Công nghệ và Quản lý có trụ sở chính tại Bangkok, Thái Lan – AIT giữ vai trò hàng đầu trong việc giới thiệu những sự thay đổi về Công nghệ và Quản lý cho sự phát triển bền vững của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thông qua các chương trình đào tạo sau đại học, nghiên cứu và hoạt động tư vấn. Từ năm 1993, AIT đã chính thức mở Trung tâm AIT tại Việt Nam nhằm góp phần giải quyết nhu cầu nhân lực cũng như quy trình quản lý chất lượng cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước, mà nổi bật là Chương trình Thạc sĩ Quản lý dự án Xây dựng (Project Management in Construction – MPM) do AIT triển khai từ năm 2007.

8 năm đào tạo nhân sự quản lý cho các dự án xây dựng tại Việt Nam

Chương trình MPM được thiết kế nhằm đào tạo các chuyên gia hàng đầu, những nhà lãnh đạo năng động trong ngành công nghiệp xây dựng và các dự án xây dựng quy mô lớn. Trải qua 8 năm được AIT triển khai tại Việt Nam, chương trình MPM đã trở thành đối tác đào tạo dài hạn quan trọng của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn, đơn vị dự án xây dựng lớn như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tổng Công ty Tư vấn và Xây dựng Việt Nam, DELTA, FECON và các dự án do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (Worldbank) thực hiện. Những bước tiến nhanh và thành công của chương trình là nhờ công tác phân tích có hệ thống và nghiên cứu môi trường dự án đặc thù tại Việt Nam cũng như khảo sát nhu cầu đào tạo thực tế trong lĩnh vực xây dựng của các loại hình doanh nghiệp khác nhau một cách khoa học.

Nhận xét về chương trình MPM, bà Mai Đỗ Thùy Dung, nguyên Giám đốc dự án Indochina Land chia sẻ: "AIT không chỉ mang đến kiến thức, giúp học viên chia sẻ kinh nghiệm và phát triển kỹ năng trong quản lý dự án, mà còn kết nối học viên từ những môi trường văn hóa khác nhau để hình thành nên một cộng đồng quốc tế."

Đào tạo thực tế, bám sát thực tiễn

Nhấn mạnh vào tính thực tiễn của chương trình, PGS. TS BHW Hadikusumo – điều phối chương trình cho biết: "AIT đem đến Việt Nam không đơn thuần là những giảng viên chuyên nghiên cứu khoa học, mà đó cũng là những chuyên gia đã và đang trực tiếp tham gia, tư vấn các dự án xây dựng quốc tế. Yếu tố thực tế ở đây không chỉ gói gọn trong các tình huống có sẵn trong sách vở mà còn là những vấn đề mà bất kỳ người giám đốc hay quản lý dự án xây dựng tại Việt Nam (project management in Vietnam) đang gặp phải. Khác với các chương trình Quản lý chung khác, thành công của chương trình MPM được chứng minh qua việc hiệu quả tiếp thu kiến thức được đánh giá ngay lập tức thông qua các dự án học viên đang thực hiện."


Gói gọn trong thời gian 1 năm, học ngoài giờ hành chính và cuối tuần, chương trình Thạc sĩ Quản lý dự án xây dựng được giảng dạy tại Việt Nam với 100% môn học bằng tiếng Anh gồm các môn như: Quản lý doanh nghiệp xây dựng; Lập kế hoạch và kiểm soát dự án tổng hợp; Quản lý chi phí và tài chính công trình; Kỹ năng giao tiếp và đàm phán cho Giám đốc dự án; Quản lý an toàn và sức khỏe trong xây dựng; Quản lý rủi ro hợp đồng và pháp lý (contract management); Huy động vốn cho dự án; Quản lý chất lượng công trình; Các môn học Quản lý dự án ứng dụng: dự án thương mại, dự án nhà cao tầng (high rise building)…

Địa điểm học: Hà Nội, TPHCM và Cần Thơ

Đáp ứng nhu cầu được chia sẻ thông tin Quản lý dư án xây dựng từ các chuyên gia quốc tế, chương trình MPM tổ chức hội thảo chuyên đề:

Hội thảo


QUẢN LÝ RỦI RO HỢP ĐỒNG TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG

Trình bày: Phó Giáo sự – Tiến sĩ Veerasak Likhitruangsilp, Đại học Chulalongkorn, Thái Lan


Tp. Hồ Chí Minh, 9:00, ngày 27/01/2015

Phòng A1.1, 45 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, (đối diện HTV)

Quà tặng: Học bổng tiếng Anh trị giá 400$ (*)


Học viên đăng ký Chương trình Thạc sĩ Quản lý dự án xây dựng trước ngày 15/03/2015 sẽ có cơ hội nhận học bổng khóa học tiếng Anh hỗ trợ trong 02 tháng.

(*) Học bổng chỉ có giá trị khi hoàn tất thủ tục nhập học Chương trình Thạc sĩ.


Mọi chi tiết xin liên hệ:


Viện Công nghệ Châu Á (AIT) tại Việt Nam


Hà Nội: Kiều Phương Ly – 0904 954 818

TPHCM: Nguyễn Lê Tường – 01 285 265 168

Cần Thơ: Dương Chi – 01 213 956 618


Email: mpm@aitcv.ac.vn

Thông tin chi tiết về tuyển sinh chương trình, học phí, truy cập www.aitmpm.com

http://aitcv.ac.vn/en/academic-programs/108/363_master-of-project-management-in.html





GS. Christian Brockmann- Ban tư vấn Dự án đường sắt 35 tỷ USD tại Qatar

GS. Christian Brockmann- Ban tư vấn Dự án đường sắt 35 tỷ USD tại Qatar.

Chương trình Thạc sĩ Quản lý dự án Xây dựng kỷ niệm 5 năm tại Việt Nam

Chương trình Thạc sĩ Quản lý dự án Xây dựng kỷ niệm 5 năm tại Việt Nam. Danh sách cựu học viên chương trình có thể tham khảo www.aitmpm.com




Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Với triết lý giáo dục “5 trong 1”, Vinschool tuyển sinh từ mầm non đến THPT | Giáo dục

Posted: 21 Jan 2015 03:37 AM PST

Với triết lý giáo dục "5 trong 1", Vinschool đã và đang cung cấp một nền tảng giáo dục toàn diện, chất lượng cao với chi phí hợp lý dành cho các gia đình Việt.

Theo đó, trong năm  học 2015-2016, Vinschool sẽ tuyển sinh tất cả các cấp học (từ mầm non tới THPT), với nguyên tắc tăng cường chất lượng theo tiêu chí giáo dục của nhà trường. Trước khi chính thức nhập học, học sinh tất cả các cấp, từ mầm non đến trung học đều phải vượt qua kỳ kiểm tra năng lực theo cách tiếp cận PISA, chú trọng năng lực tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Năm nay, bên cạnh các dạng bài trắc nghiệm về toán logic, Vinschool bổ sung các dạng bài test năng lực ngôn ngữ, khả năng quan sát và bình luận. Học sinh cũng được mời tham gia kỳ phỏng vấn trực tiếp với các giáo viên và chuyên gia giáo dục.

Ra mắt năm 2013, hệ thống giáo dục Vinschool đã có sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng trở thành hiện tượng giáo dục của năm 2014. Từ 1 trường mầm non đầu tiên tại Vinhomes Riverside, chỉ sau một năm, Vinschool đã có 7 cơ sở mầm non tại và một trường phổ thông liên cấp được trang bị cơ sở vật chất  hiện đại, tọa lạc trong môi trường đô thị Vinhomes xanh – sạch – đẹp.   

Điều đầu tiên tạo nên sự hấp dẫn của Vinschool là tinh thần tự tôn dân tộc, khát vọng về một ngôi trường Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế, với triết lý giáo dục "Uơm mầm tinh hoa" được hiện thực hóa bằng chương trình giáo dục toàn diện "5 trong 1".

Học sinh Vinschool (Vinser) học chương trình bán trú và được giáo dục toàn diện về Văn hóa – Tiếng Anh – Thể chất – Nghệ thuật – Kỹ năng sống ngay trong giờ chính khóa.

Các Vinser cũng hào hứng tham gia các câu lạc bộ ngoại khóa với các sự kiện tạo nên nét khác biệt của Vinschool như Hội sách Vinser, Hội thảo MBTI tâm lý và hướng nghiệp, Tọa đàm giới tính tuổi teen, Giao lưu Hợp xướng quốc tế Interkultur cũng như rất nhiều các hoạt động ngoại khóa đã góp phần rèn luyện kỹ năng sống, tự tin, chủ động cho học sinh.

Uy tín Vinschool được xây dựng bởi đội ngũ giáo viên tinh hoa, hội tụ về từ nhiều cơ sở giáo dục uy tín, là nòng cốt hiện thực hóa triết lý giáo dục toàn diện. Đi đôi với chính sách thu hút nhân tài, Vinschool đãthể hiện quyết tâm đầu tưchiều sâu vào yếu tố con người thông qua việc tiên phong thực hiện chương trình chuyển đổi tư duy "Lãnh đạo tự thân" ("The Leader in Me") của Tổ chức giáo dục Franklin Covey nổi tiếng toàn cầu.

Thông qua nhiều hoạt động, các Vinser sẽ được rèn luyện 7 thói quen để trở thành người thành đạt, gồm: Sống chủ động; Bắt đầu với mục tiêu; Ưu tiên việc quan trọng; Tư duy cùng thắng; Hiểu rồi được hiểu; Hợp lực và liên tục Rèn giũa bản thân. 7 thói quen này sẽ khơi dậy tố chất tự nhiên của học sinh, giúp các em chủ động đặt mục tiêu, biết ưu tiêu những việc quan trọng và biết hợp tác với nhau để cùng thành công.

Phát biểu về định hướng giáo dục của hệ thống Vinschool, Bà Lê Mai Lan, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup phụ trách giáo dục chia sẻ:  "Bước vào thế kỷ 21, thành công của một cá nhân không chỉ phụ thuộc vào trình độ học vấn mà còn được quyết định rất nhiều bởi năng lực tư duy và các kỹ năng cá nhân.

Vinschool hướng tới một nền giáo dục toàn diện, giúp học sinh rèn luyện kiến thức và tư duy ứng dụng trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống, để tự nhận thức, chủ động thích nghi và thành công trong thế giới luôn biến động của tương lai."

Nội dung kiểm tra tuyển sinh đầu vào của Hệ thống Vinschool

Đối với bậc Mầm non: Kiểm tra trí lực, thể lực, tâm lý, khả năng ngôn ngữ và phỏng vấn trực tiếp.

Đối với bậc Tiểu học: Kiểm tra tư duy logic; tư duy hình ảnh; khả năng ngôn ngữ và phỏng vấn trực tiếp. Học sinh từ lớp 2 – lớp 5 có thêm bài kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức Toán học vào giải quyết một số tình huống thực tiễn trong cuộc sống.

Đối với bậc THCS và THPT: Kiểm tra Toán logic; Tư duy phản biện, khả năng ngôn ngữ và phỏng  vấn trực tiếp. Hình thức kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận nhằm đánh giá khả năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, phân tích và lập luận.

Riêng học sinh tuyển sinh vào lớp 10 cần tốt nghiệp THCS với học lực khá trở lên, hạnh kiểm tốt cùng với các điều kiện khác do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định.

Tuyển thẳng: Học sinh có thành tích về học tập, thể thao, nghệ thuật có giấy chứng nhận cấp Thành phố trở lên sẽ được xét hồ sơ để miễn kiểm tra đầu vào.

Phụ huynh – Học sinh quan tâm có thể đăng ký dự tuyển trực tuyến tại đây

Liên hệ: Văn phòng tuyển sinh Hệ thống giáo dục Vinschool

Địa chỉ: Trường PTLC Vinschool, T35-36 Khu đô thị Times City, 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

SĐT: 04. 3975 3333. Email: tuyensinh@vinschool.com

Website: http://www.vinschool.com



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cảnh báo từ ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam về thông tin du học

Posted: 21 Jan 2015 03:21 AM PST

Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) cho biết vừa nhận từ ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam thông tin về việc các công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin không chính xác về du học Nhật Bản.

Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) cho biết, hiện nay một số website của các công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin không chính xác về du học Nhật Bản, các quy định làm thêm đối với lưu học sinh tại Nhật Bản. Bộ GD-ĐT và ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam đã cùng thực hiện kiểm tra và có thông tin phản hồi trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề này.

du học, Nhật Bản, làm thêm

Vừa qua, Cục Đào tạo với nước ngoài đã nhận thêm thông tin từ ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề nêu trên. Đây là nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy để học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh có nhu cầu du học tại
Nhật Bản tham khảo trong quá
trình lựa chọn trước khi đi học.

Theo đó, ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam lưu ý, cần chú ý đến những lời mời mà các công ty tư vấn du học vẫn thường nhấn mạnh là "Có thể vừa đi làm vừa đi học"

Trong những năm gần đây, một bộ phận các công ty tư vấn du học đã đăng tải thông tin không chính xác về du học Nhật Bản trên trang web của mình rằng đi học ở Nhật Bản có thể kiếm được nhiều tiền.

Ví dụ: "Tùy theo trình độ tiếng Nhật vừa đi học vừa đi làm cũng có thể nhận được mức lương từ 170 nghìn Yên (~35 triệu đồng) đến 300 nghìn Yên (60 triệu đồng) một tháng".

Thực tế: Những người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản với tư cách "lưu học" về nguyên tắc là không được đi làm. Những trường hợp muốn đi làm các công việc "không thuộc phạm vi quy định trong tư cách lưu trú" như là đi làm thêm cần "Giấy phép được tham gia các hoạt động không nằm trong tư cách lưu trú".

Những người đã được cấp phép cũng chỉ được đi làm thêm trong một khoảng thời gian quy định (không quá 28 tiếng/tuần) và cũng không dược đảm bảo rằng sẽ có nơi làm thêm. Thực tế là trước khi trình độ tiếng Nhật của bạn tốt thì bạn rất khó có thể tìm được việc làm thêm.

Dù bạn có vừa đi học vừa đi làm thì bằng việc làm thêm cũng không thể có được một mức thu nhập hơn 170 nghìn yên (35 triệu đồng) một tháng kể cả ở những thành phố trả mức lương cao như Tokyo.

Chỉ những kỳ nghỉ dài hạn mới được cho phép làm việc đến 8 tiếng 1 ngày. Ví dụ: "Về cơ bản nếu đi du học Nhật Bản thì thu nhập có được từ việc làm thêm sẽ giúp bạn trang trải toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt, hơn nữa còn tiết kiệm được một số tiền."

Thực tế: Mức sinh hoạt phí trung bình của sinh viên đại học bao gồm cả tiền nhà tại Tokyo là 150 nghìn Yên (~30 triệu đồng), tại các vùng khác là 110 nghìn Yên (22 triệu đồng).

Thực tế, nếu bạn tham gia các buổi họp mặt ăn uống với bạn bè thì sẽ phải mất thêm từ 20.000 đến 30.000 Yên (4 triệu – 6 triệu).

Đi làm thêm ở những nơi trả lương cao như ở Tokyo thì với thời lượng làm thêm tối đa là 28 tiếng/tuần thì bạn cũng chỉ thu được 100 nghìn Yên (20 triệu đồng), còn thông thường bạn vừa đi học vừa đi làm thì chỉ có được mức thu nhập thêm khoảng 50 nghìn Yên (10 triệu đồng) một tháng mà thôi. Như vậy tiền làm thêm cũng không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt cho bạn được bao gồm cả tiền nhà.

Hơn nữa, ngoài chi phí sinh hoạt bạn còn phải trả học phí cho trường. Các trường tiếng Nhật và trường đại học ở Nhật Bản thông thường sẽ thu ở mức chi riêng học phí thôi vào khoảng 500 nghìn Yên đến 1 triệu 500 nghìn Yên 1 năm (ngoài ra còn có các khoản chi phí khác như tiền nhập học …)

Tiền làm thêm không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt, như vậy càng không thể đủ để trang trải cả chi phí học tập và sinh hoạt được.

ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam nhấn mạnh: Đi du học là một hình thức đi học ở nước ngoài, không phải đi làm. Vì vậy, tất cả những người có nguyện vọng đi du học Nhật Bản cần không bị mê hoặc bởi các thông tin sai lệch mà một bộ phận các công ty tư vấn du học đã đưa ra.

Những thông tin cần thiết về chi phí sinh hoạt, học tập và việc đi làm thêm ở Nhật Bản xem tại: http://www.jasso.go.jp/study_j/sgtj_viet.html

Ngân Anh



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments