Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Không đến dự sinh nhật bạn, cậu bé 5 tuổi bị buộc phải trả tiền bữa tiệc – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 20 Jan 2015 07:59 AM PST

Không đến dự sinh nhật bạn, cậu bé 5 tuổi bị buộc phải trả tiền bữa tiệc

Cha mẹ của
Alex hoàn toàn bị bất ngờ và họ đã từ chối phải trả tiền cho một chuyện vô lý đến
như thế. Tuy nhiên, bà Julie Lawrence thậm chí còn đe doạ sẽ kiện Alex ra toà.

 

Không đến dự sinh nhật bạn, cậu bé 5 tuổi bị buộc phải trả tiền bữa tiệc

Hoá đơn trị giá 15,95 bảng mà Alex phải
thanh toán được ghi khoản: Phí không xuất hiện tại bữa tiệc. Chi phí này bao gồm
nửa giờ chơi với ống trượt tuyết, ba lượt trượt ván, một bữa ăn nóng, kem, kẹo
dẻo và bóng bay.

Theo bà
Julie, mẹ của cậu bạn đồng thời là người đồng tổ chức bữa tiệc thì bà "chẳng có
gì phải hối tiếc": "Tất cả chi tiết đã được đề cập trong thư mời rồi, họ đã có
thể liên hệ với tôi nhưng họ không làm thế".

 

Bà Julie và gia đình

Bà Julie và gia đình

Còn bố của
Alex, ông Derek thì nói rằng ông cứ tưởng khoản phí "không xuất hiện" chỉ là một
trò đùa. Họ đã xác nhận với bà Julie là sẽ tham gia bữa tiệc nhưng rồi lại nhớ
ra là đã có hẹn cho con đến thăm ông bà. Họ cũng không có số điện thoại hay
email để liên lạc lại, thậm chí họ đã cố tìm bà Julie trong sân trường để thông
báo nhưng không gặp. Chẳng còn cách nào khác, Alex đành phải vắng mặt trong bữa
tiệc và cậu nhóc dự định sẽ xin lỗi bạn khi đi học lại vào ngày mùng 6 tháng 1.
Tuy nhiên một tuần sau đó, hoá đơn được tìm thấy trong cặp của Alex.

Ông Derek đã
yêu cầu lời giải thích từ giáo viên và cô ấy thừa nhận đã bỏ phong bì chứa hoá
đơn vào đó vì bà Julie yêu cầu. Hiệu trưởng của trường sau đó đã xin lỗi vì
hành động này của cô giáo là tự tiện và vi phạm nguyên tắc.

Sau đó, đã
có một cuộc gặp gỡ giữa hai bên gia đình để đối chất và thậm chí một cuộc tranh
cãi giữa hai bà mẹ đã nổ ra trên Facebook sau khi tin tức lan đi. Bà Julie cho
rằng đây là một bài học cho Alex và bố mẹ cậu bé; và bà vẫn kiên quyết yêu cầu
phải được thanh toán số tiền15,95 bảng. Trong khi cha mẹ Alex cho rằng họ đang
bị sỉ nhục bởi một người phụ nữ coi họ như con nít. Mâu thuẫn hiện vẫn chưa được
giải quyết và hai cậu bé thì đã nghỉ chơi với nhau ở trường.

Thuỳ Linh Hà ( Theo Daily Mail )



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tư vấn tâm lý bắt đầu từ khơi gợi nội tâm học trò | Giáo dục

Posted: 20 Jan 2015 07:52 AM PST

Đây là hoạt động nhằm đánh giá kết quả thực hiện quyết định 60/2008 về việc "Quy định tổ chức hoạt động văn hoá cho HS, SV trong các cơ sở GD", cũng như công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường trong thời gian qua. Tại Hội hội thảo có đại diện của 12 sở GD&ĐT, 43 trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp các tỉnh thành cả nước và 20 trường THPT, THCS… 

Hai đầu tàu trong thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường

Theo ông TS Ngũ Duy Anh – Vụ trưởng Vụ công tác HSSV (Bộ GD&ĐT), hiện Hà Nội và TPHCM đang là hai địa phương đi đầu trong công tác tư vấn tâm lý học đường, nhiều tỉnh thành khác đang còn trong giai đoạn thí điểm. Ngay từ năm học 2009 – 2010, UBND TPHCM đã phê duyệt cho trường THCS, THPT hạng I được 1 biên chế GV làm công tác tư vấn tâm lý học đường. 

Trong năm 2015, tại TPHCM và Hà Nội sẽ diễn ra hội thảo về xây dựng mô hình tư vấn tâm lý học đường và tập huấn mô hình hợp tác giữa nhà trường – gia đình – xã hội.

"Có thể thấy, hoạt động tư vấn tâm lý thực sự cần thiết trong mỗi nhà trường, cần được sự quan tâm đúng mức và kịp thời của các cấp quản lý GD, nhằm cung cấp cho HS, SV "liều thuốc tinh thần", giúp các em vượt qua những khủng hoảng tâm lý. Hoạt động này cũng giúp giải quyết những khó khăn của học đường và của xã hội hiện nay" – ông Ngũ Duy Anh nhận định.

Theo các chuyên gia, việc tư vấn tâm lý ở Việt Nam trong 20 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu. Rào cản vượt qua áp lực hay sự căng thẳng đã ít nhiều được giải quyết một cách tương đối… Trong những năm gần đây, song song với hình thức tư vấn cá nhân (bảo mật tối đa), việc tư vấn cộng đồng được triển khai rộng khắp. Vì thế việc học để dạy con nên người, việc được tư vấn để có cách cư xử hợp lý với con cái, học trò của mình là điều bình thường. 

Quan trọng nhất là cách nghĩ đó là hình thức chia sẻ, hoặc đó là hình thức tương tác mang tính tích cực, không phải là dạy dỗ, càng không phải là quyết định thay cho các em… Vì thế, không có cơ chế nào bắt buộc, hay áp đặt các em phải thực hiện. Do đó cần hiểu, sự tư vấn của người tư vấn mang tính khơi gợi nội lực của các em, vấn đề còn lại các em cũng cần hiểu và nhận định vấn đề của mình chứ không thể có những tác động thiếu chuẩn mực…".



 HS, SV rất cần sự tư vấn và chia sẻ của các thầy giáo, cô giáo và đặc biệt là các bậc phụ huynh 

Tạo điều kiện hơn nữa cho HSSV phát triển hài hòa cả thể chất và tinh thần

Phát biểu kết luận Hội thảo, TS Ngũ Duy Anh đánh giá cao các cơ sở GD trong thời gian qua đã thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức các hoạt động văn hoá và tư vấn tâm lý trong nhà trường và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. 

TS Ngũ Duy Anh đề nghị trong thời gian tới cần thực hiện tốt hơn nữa để tạo điều kiện cho HSSV phát triển hài hoà cả về thể chất và tinh thần. Ngành GD đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW của BCH Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Trong đó một trong các vấn đề cần được thực hiện là phải đẩy mạnh GD toàn diện cho HSSV. 

Bộ GG&ĐT luôn xác định công tác tổ chức các hoạt động văn hoá và tư vấn tâm lý có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những giải pháp để tổ chức hiệu quả các hoạt động GD; đề nghị tiếp tục triển khai, thực hiện công tác tổ chức các hoạt động văn hoá và tư vấn tâm lý, cụ thể như sau:

Chủ động xây dựng kế hoạch, cụ thể hoá các nội dung để triển khai thực hiện các hoạt động văn hoá, văn nghệ cho phù hợp tình hình chính trị, văn hoá, xã hội; Xây dựng chuẩn mực đạo đức, văn hoá ứng xử cho HSSV phù hợp với ngành đào tạo và đặc thù từng trường. 

Tăng cường các hoạt động văn hoá, văn nghệ trong nhà trường qua đó tạo sân chơi lành mạnh cho HSSV; Xây dựng và hoàn thiện quy tắc ứng xử văn hoá trong nhà trường ở tất cả các cơ sở giáo dục. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống có văn hoá và rèn luyện năng lực thực hành cho HSSV; 

Các sở GD&ĐT, các nhà trường thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc; kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc;

Tư vấn các mối quan hệ trong xã hội; Tư vấn những vấn đề tâm lý lứa tuổi vị thành niên, thanh niên; Tâm lý học giới tính và sức khoẻ sinh sản; Tư vấn tâm lý gia đình; Tư vấn tâm lý học nghề nghiệp; Tư vấn những vấn đề của xã hội hiện đại; Tư vấn phương pháp học tập ở ĐH;

Đa dạng hoá các hình thức tư vấn để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động tư vấn tâm lý. Coi trọng công tác tư vấn riêng cho cá nhân để giúp các em có sự tự tin và khả năng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, tạo ra sự cân bằng tâm lý, học tập đạt kết quả tốt, mở rộng giao lưu và hoàn thiện nhân cách. 

Thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề giữa các chuyên gia tư vấn với HSSV về các nội dung tư vấn như tư vấn tâm lý trong học tập, giới tính, sức khoẻ sinh sản, định hướng nghề nghiệp, kỹ năng mềm…


Quan tâm đầu tư cả nguồn nhân lực và tài chính cho việc đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ tư vấn tâm lý trong nhà trường. Không ngừng mở rộng, đào tạo đội ngũ cộng tác viên thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho HSSV. Đồng thời có cơ chế, chính sách đảm bảo cho người thực hiện công tác tư vấn tâm lý hợp lý, tương đối ổn định, yên tâm với nghề nghiệp; 

Xây dựng các phòng tư vấn tâm lý riêng ở nơi kín đáo, lịch sự tạo tâm lý thoải mái, gần gũi cho HSSV khi đến liên hệ; Đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường về sân chơi, bãi tập, bể bơi…; Trang bị tài liệu, tư liệu, giúp GV và HSSV nghiên cứu về các vấn đề nảy sinh trong lứa tuổi học đường phù hợp với cấp học…



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phó Thủ tướng gặp mặt tài năng trẻ nhận giải Quả cầu vàng

Posted: 20 Jan 2015 07:25 AM PST

Giải thưởng Quả cầu vàng năm nay được xét trao ở 4 lĩnh vực công nghệ: thông tin và truyền thông, môi trường, sinh học và y dược.

Qua 2 vòng đánh giá, Hội đồng giải thưởng bình chọn được 10 tài năng trẻ tiêu biểu (Thông tin và truyền thông: 2; Y- dược: 3; Sinh học: 3; Môi trường: 2) để trao giải thưởng Quả cầu vàng. Trong số các cá nhân nhận giải có một người là nữ (TS Nguyễn Thị Phương Nhung  – Đại học Dầu khí Việt Nam) và 2 cá nhân người dân tộc (Thạc sĩ Phạm Văn Anh, dân tộc Mường, giảng viên Đại học Tây Bắc; kỹ sư Phan Huỳnh Lâm, dân tộc Tày, Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh).

IMG-0030-6860-1421757953.jpg

Phó Thủ tướng trò chuyện thân mật với các gương mặt trẻ tài năng trong lĩnh vực kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Phương.

Phần thưởng Nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực kỹ thuật được trao cho 20 nữ sinh viên xuất sắc của các trường đại học. Các em đều có kết quả học tập trung bình 7,92 điểm trở lên, môn chuyên ngành khá, giỏi, hoạt động cộng đồng tích cực. Đây là năm đầu tiên phần thưởng được mở rộng thêm ở lĩnh vực Điện – điện tử và cơ khí, là những ngành học mà sinh viên nữ còn hạn chế.

Thay mặt các tài năng trẻ, TS Nguyễn Thế Hân (Đại học Nha Trang) cho rằng giải thưởng trên mới là bước khởi đầu của quá trình chinh phục đỉnh cao tri thức. Vị giảng viên kiêm Phó bí thư Đoàn trường mạnh dạn đưa ra hai đề xuất để giải thưởng có thể đi vào chiều sâu, trở thành nơi cho các sáng kiến về kỹ thuật hội tụ. Đó là các bộ, ngành cần có thêm nhiều quỹ tương tự để cán bộ, sinh viên có cơ hội tiếp cận nguồn kinh phí thực hiện những đề tài bấy lâu họ ấp ủ; đồng thời, các cơ sở Đoàn cần tạo ra nhiều sân chơi khoa học thực sự để đoàn viên được tham gia sáng tạo chứ không phải là những hoạt động mang tính phong trào.

Chia sẻ nỗi trăn trở của các tài năng trẻ “Phải làm sao để hải quân mạnh hơn nữa? Làm sao để người Việt có thể chế tạo ra con ốc vít đúng tiêu chuẩn chỉ với giá 7 đồng?”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định đất nước không thể giàu mạnh được nếu không phát triển khoa học kỹ thuật.

Ông nêu thực tế rằng đất nước ta phải trải qua thời gian dài dồn sức để bảo vệ chủ quyền. Nay hòa bình, chúng ta ra sức phấn đấu thì các dân tộc khác trên thế giới cũng vậy. Người Việt Nam còn yếu trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Muốn đuổi kịp họ thì nhất định phải phát triển lĩnh vực này. Phó Thủ tướng đặt câu hỏi: “Chẳng lẽ Việt Nam mình cứ bị tụt hậu mãi hay sao?”.

“Sau này, các bạn có thể thành đạt, giàu có, được tôn vinh, được trọng dụng nhưng vinh quang chỉ trọn vẹn khi mình là công dân một đất nước độc lập và giàu mạnh”, ông nhắc nhở.

Cũng theo Phó Thủ tướng, nhiều tài năng hôm nay thành công ở độ tuổi không còn trẻ nữa. Nhưng tuổi tác không quan trọng mà phải trẻ trong suy nghĩ, trong nhận thức, đừng già trước tuổi. Ông lấy câu nói “Tôi không  muốn chết ở tuổi 25 và chôn ở tuổi 75″ để nhắc nhở thế hệ trẻ đừng bao giờ nghĩ mình chưa đủ chín chắn, sợ mình chưa có kinh nghiệm mà ngại phát biểu, ngừng sáng tạo.

Quả cầu vàng là Giải thưởng Khoa học kỹ thuật thanh niên diễn ra lần đầu tiên năm 2003, do Trung ương Đoàn và Bộ KH&CN tổ chức. Giải thưởng đã trở thành sân chơi của các các nhà khoa học trẻ và thế hệ thanh thiếu niên tài năng, đam mê khoa học công nghệ. Hơn 100 tài năng trẻ đặc biệt xuất sắc đã được nhận giải thưởng, nhiều “Quả cầu vàng” đã thành công và giữ các cương vị quan trọng trong các cơ quan, doanh nghiệp.

Hoàng Phương



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nữ sinh hỗn hào lao lên bàn túm tóc đánh cô giáo | Giáo dục

Posted: 20 Jan 2015 07:22 AM PST

Trong tuần qua dư luận ở Quảng Bình đều tỏ ra bất bình trước việc một nữ sinh Trường THPT Đồng Hới lao lên bàn giáo viên cầm tóc đánh cô giáo ngay trong giờ học.

Qua tìm hiểu sự việc, chúng tôi được biết, vào tiết học thứ 4 ngày 12/1, trong giờ học môn Vật lý, cô giáo Lê Thị Lệ H. gọi em Nguyễn Ngọc H., lớp 11, Trường THPT Đồng Hới, Quảng Bình đứng dậy đọc bài. Nữ sinh H. không đứng dậy đọc và có những lời nói, thái độ coi thường, xúc phạm cô giáo nên cô H. ghi tên học sinh này vào sổ đầu bài của lớp.

Ngay sau khi cô Lê Thị Lệ H. vừa ghi xong, Nguyễn Ngọc H. đã lẳng lặng đi lên bàn giáo viên túm tóc cô Hiền và đánh cô ngay trước mặt hàng chục học sinh khác. Một số học sinh nam trong lớp cảm thấy bất bình đã lao lên can ngăn, lúc này Nguyễn Ngọc H. mới chịu dừng lại. Ngay sau khi bị học sinh đánh, cô giáo Lê Thị Lệ H. đã bị sốc về tinh thần.

Trao đổi với phóng viên, thầy giáo Nguyễn Nhật Lệ-Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Hới cho biết, Nguyễn Ngọc H. là học sinh cá biệt của trường, là nữ sinh nhưng H. thường có cách cư xử, lối sống khác với nhiều bạn cùng trang lứa. Trước khi đánh cô giáo, H. cũng nhiều lần có lời nói khiếm nhã, vô lễ với giáo viên.

Ngày 19/1, trong buổi chào cờ đầu tuần, Ban Giám hiệu Trường THPT Đồng Hới đã công bố kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường và buộc em Nguyễn Ngọc H. nghỉ học một tháng. Nhiều giáo viên, học sinh và phụ huynh trên địa bàn đều tỏ ra không đồng tình với hình thức kỷ luật của trường, bởi cho rằng, với hành vi của em Nguyễn Ngọc H. kỷ luật như vậy là quá nhẹ.

Theo Sông Lam



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

TP HCM tuyển bổ sung vào trường THPT chuyên | Giáo dục

Posted: 20 Jan 2015 06:51 AM PST

Chỉ tiêu tuyển sinh tại các trường như sau: THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển sinh bổ sung các lớp 10 chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh văn. Chỉ tiêu cụ thể: Toán: 13, Lý: 2, Hóa: 14, Sinh: 6, Văn: 5, Anh: 28.

Trường THPT Gia Định tuyển sinh bổ sung các lớp 10, 11 chuyên Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh văn.

Chỉ tiêu cụ thể: Toán 10: 10, Lý 10: 7, Hóa 10: 5, Văn 10: 4, Anh 10: 4, Toán 11: 10, Lý 11: 6, Hóa 11: 7, Văn 11: 9, Anh 11: 12.

Trường THPT Nguyễn Hữu Huân tuyển sinh bổ sung các lớp 10 chuyên Toán, Lý, Hóa, Anh văn; các lớp 11 chuyên Toán, Lý.

Chỉ tiêu cụ thể: Toán 10: 5, Lý 10: 3, Hóa: 10: 7, Anh 10 : 1, Toán 11: 3, Lý 11: 3.

Đối tượng dự thi là học sinh các trường công lập đã hoàn thành xong chương trình học kỳ 1 lớp 10 hoặc lớp 11 không chuyên năm học 2014 – 2015. Học lực cuối học kỳ 1 năm học 2014 – 2015 xếp loại giỏi, hạnh kiểm xếp loại tốt.

Học sinh muốn dự thi vào môn chuyên nào thì phải có điểm trung bình học kỳ 1 của môn đó từ 8,0 trở lên.

Với kỳ thi này, học sinh sẽ làm một bài thi của môn chuyên đã đăng ký trong thời gian 150 phút. Nội dung thi theo chương trình chuyên đến thời điểm dự thi. Ngày thi dự kiến vào ngày 7/2/2015.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nữ sinh hỗn hào lao lên bàn cầm tóc đánh cô giáo | Giáo dục

Posted: 20 Jan 2015 06:21 AM PST

Trong tuần qua dư luận ở Quảng Bình đều tỏ ra bất bình trước việc một nữ sinh Trường THPT Đồng Hới lao lên bàn giáo viên cầm tóc đánh cô giáo ngay trong giờ học.

Qua tìm hiểu sự việc, chúng tôi được biết, vào tiết học thứ 4 ngày 12/1, trong giờ học môn Vật lý, cô giáo Lê Thị Lệ H. gọi em Nguyễn Ngọc H., lớp 11, Trường THPT Đồng Hới, Quảng Bình đứng dậy đọc bài. Nữ sinh H. không đứng dậy đọc và có những lời nói, thái độ coi thường, xúc phạm cô giáo nên cô H. ghi tên học sinh này vào sổ đầu bài của lớp.

Ngay sau khi cô Lê Thị Lệ H. vừa ghi xong, Nguyễn Ngọc H. đã lẳng lặng đi lên bàn giáo viên túm tóc cô Hiền và đánh cô ngay trước mặt hàng chục học sinh khác. Một số học sinh nam trong lớp cảm thấy bất bình đã lao lên can ngăn, lúc này Nguyễn Ngọc H. mới chịu dừng lại. Ngay sau khi bị học sinh đánh, cô giáo Lê Thị Lệ H. đã bị sốc về tinh thần.

Trao đổi với phóng viên, thầy giáo Nguyễn Nhật Lệ-Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Hới cho biết, Nguyễn Ngọc H. là học sinh cá biệt của trường, là nữ sinh nhưng H. thường có cách cư xử, lối sống khác với nhiều bạn cùng trang lứa. Trước khi đánh cô giáo, H. cũng nhiều lần có lời nói khiếm nhã, vô lễ với giáo viên.

Ngày 19/1, trong buổi chào cờ đầu tuần, Ban Giám hiệu Trường THPT Đồng Hới đã công bố kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường và buộc em Nguyễn Ngọc H. nghỉ học một tháng. Nhiều giáo viên, học sinh và phụ huynh trên địa bàn đều tỏ ra không đồng tình với hình thức kỷ luật của trường, bởi cho rằng, với hành vi của em Nguyễn Ngọc H. kỷ luật như vậy là quá nhẹ.

Theo Sông Lam



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nghi vấn thầy giáo dạy thêm tiết lộ đề thi cho học sinh

Posted: 20 Jan 2015 04:22 AM PST

Ngày 16/12, học sinh khối 12 trường THPT Thủ Thiêm thi học kỳ I môn Vật lý. Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm với bốn mã đề khác nhau, nhưng nội dung giống nhau, chỉ xáo trộn về thứ tự câu. Sau buổi làm bài, nhiều em cho biết phần lớn câu hỏi trong đề thi đã được ôn tập và giải đáp tại buổi học thêm ở nhà thầy Châu Ngọc Tuấn Anh, giáo viên môn Vật lý của trường. Thậm chí, những câu hỏi và đáp án đã được đăng tải trên Facebook của nhiều bạn trong trường.

THPT-Thu-Thiem-1839-1421748532.jpg

Trường THPT Thủ Thiêm. Ảnh: Nguyễn Loan

Thừa nhận có một số câu hỏi trong đề thi môn Vật lý lớp 12 giống với phần ôn tập của thầy Tuấn Anh, tuy nhiên ông Nguyễn Tiến Hỷ, Hiệu trưởng trường THPT Thủ Thiêm, cho rằng chưa thể kết luận đề thi bị lộ.

Theo Hiệu trưởng Hỷ, việc ra đề là do giáo viên bộ môn trong trường làm rồi nộp cho tổ trưởng bộ môn. Sau đó tổ trưởng bộ môn sẽ tổng hợp gửi lên hiệu phó chuyên môn. Hiệu phó là người cuối cùng quyết định việc lựa chọn câu hỏi từ các đề thi của giáo viên. Theo quy trình, việc ra đề thi chỉ những giáo viên tham gia làm đề và bộ phận in ấn mới biết. Riêng đề thi môn Vật lý năm nay của khối 12, tổ trưởng chuyên môn chỉ nộp lên một đề nên hiệu phó chỉ xáo trộn các câu hỏi để làm thành 4 mã đề cho học sinh.

“Chúng tôi vẫn đang rà soát, kiểm tra lại để xác định việc đề thi có bị lộ hay không và lộ ở khâu nào, do ai. Cũng có thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa những câu hỏi ôn tập học sinh đã được làm trước đó với đề thi”, ông Hỷ nói và cho biết trường chưa xác định được có bao nhiêu câu giống nhau giữa phần ôn tập của thầy Tuấn Anh với đề thi học kỳ. Khi xác định được người nào làm lộ đề thi, trường sẽ có biện pháp xử lý cụ thể.

Thừa nhận việc dạy thêm học sinh tại nhà và đã cho các em ôn tập một số câu hỏi trước kỳ thi học kỳ, nhưng thầy Châu Ngọc Tuấn Anh nói: “Tôi có tham gia ra đề thi môn Vật lý cho trường và cũng dạy học sinh của mình những dạng bài tương tự, hoặc những câu hỏi cơ bản mà tôi nghĩ có thể sẽ có trong đề thi nên việc có một vài câu giống là sự trùng hợp ngẫu nhiên".

Trả lời về vấn đề này, một lãnh đạo Sở GD&ĐT TP HCM cho biết, Sở sẽ chỉ đạo nhà trường kiểm tra lại các quy trình và rà soát xem có bao nhiêu câu giống với đề ôn tập của thầy Tuấn Anh, từ đó mới khẳng định được có việc lộ đề hay không và có biện pháp xử lý cụ thể.

Nguyễn Loan



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thầy giáo dạy thêm nghi tiết lộ đề thi cho học sinh

Posted: 20 Jan 2015 03:22 AM PST

Ngày 16/12, học sinh khối 12 trường THPT Thủ Thiêm thi học kỳ I môn Vật lý. Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm với bốn mã đề khác nhau, nhưng nội dung giống nhau, chỉ xáo trộn về thứ tự câu. Sau buổi làm bài, nhiều em cho biết phần lớn câu hỏi trong đề thi đã được ôn tập và giải đáp tại buổi học thêm ở nhà thầy Châu Ngọc Tuấn Anh, giáo viên môn Vật lý của trường. Thậm chí, những câu hỏi và đáp án đã được đăng tải trên Facebook của nhiều bạn trong trường.

THPT-Thu-Thiem-1839-1421748532.jpg

Trường THPT Thủ Thiêm. Ảnh: Nguyễn Loan

Thừa nhận có một số câu hỏi trong đề thi môn Vật lý lớp 12 giống với phần ôn tập của thầy Tuấn Anh, tuy nhiên ông Nguyễn Tiến Hỷ, Hiệu trưởng trường THPT Thủ Thiêm, cho rằng chưa thể kết luận đề thi bị lộ.

Theo Hiệu trưởng Hỷ, việc ra đề là do giáo viên bộ môn trong trường làm rồi nộp cho tổ trưởng bộ môn. Sau đó tổ trưởng bộ môn sẽ tổng hợp gửi lên hiệu phó chuyên môn. Hiệu phó là người cuối cùng quyết định việc lựa chọn câu hỏi từ các đề thi của giáo viên. Theo quy trình, việc ra đề thi chỉ những giáo viên tham gia làm đề và bộ phận in ấn mới biết. Riêng đề thi môn Vật lý năm nay của khối 12, tổ trưởng chuyên môn chỉ nộp lên một đề nên hiệu phó chỉ xáo trộn các câu hỏi để làm thành 4 mã đề cho học sinh.

“Chúng tôi vẫn đang rà soát, kiểm tra lại để xác định việc đề thi có bị lộ hay không và lộ ở khâu nào, do ai. Cũng có thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa những câu hỏi ôn tập học sinh đã được làm trước đó với đề thi”, ông Hỷ nói và cho biết trường chưa xác định được có bao nhiêu câu giống nhau giữa phần ôn tập của thầy Tuấn Anh với đề thi học kỳ. Khi xác định được người nào làm lộ đề thi, trường sẽ có biện pháp xử lý cụ thể.

Thừa nhận việc dạy thêm học sinh tại nhà và đã cho các em ôn tập một số câu hỏi trước kỳ thi học kỳ, nhưng thầy Châu Ngọc Tuấn Anh nói: “Tôi có tham gia ra đề thi môn Vật lý cho trường và cũng dạy học sinh của mình những dạng bài tương tự, hoặc những câu hỏi cơ bản mà tôi nghĩ có thể sẽ có trong đề thi nên việc có một vài câu giống là sự trùng hợp ngẫu nhiên".

Trả lời về vấn đề này, một lãnh đạo Sở GD&ĐT TP HCM cho biết, Sở sẽ chỉ đạo nhà trường kiểm tra lại các quy trình và rà soát xem có bao nhiêu câu giống với đề ôn tập của thầy Tuấn Anh, từ đó mới khẳng định được có việc lộ đề hay không và có biện pháp xử lý cụ thể.

Nguyễn Loan



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đắk Lắk tổ chức thi tuyển hiệu trưởng tại trường điểm – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 20 Jan 2015 02:48 AM PST

Ngày 20/1, trao đổi với PV Dân trí, bà Trương Thị Minh Nguyệt – Trưởng phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột cho biết, qua kỳ nghỉ Tết, Phòng sẽ tổ chức thi tuyển chức danh hiệu trưởng đối với trường tiểu học Phan Chu Trinh và trường tiểu học Võ Thị Sáu. Đây là hai trường điểm của thành phố.

 

Theo đó, đối tượng dự tuyển là các cán bộ đang giữ chức hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của các trường công lập thuộc địa bàn thành phố và được quy hoạch dự trên nguồn cán bộ quản lý giai đoạn năm 2014 – 2015.

 

Đắk Lắk tổ chức thi tuyển hiệu trưởng tại trường điểm

Học sinh trường tiểu học Phan Chu Trinh (Đắk Lắk) trong ngày khai giảng. Vào tháng 2/1015, Phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột sẽ tổ chức thi tuyển chức danh hiệu trưởng đối với trường tiểu học Phan Chu Trinh và trường tiểu học Võ Thị Sáu.

 

"Chúng tôi muốn lựa chọn những hiệu trưởng thực sự có năng lực, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và năng lực của các ứng viên sẽ được thể hiện qua cuộc thi này. Qua đó, để đảm bảo thật công bằng đối với các giáo viên dự thi", bà Nguyệt nhấn mạnh.

 

Người dự thi sẽ trải qua 2 phần thi: Phần thi viết (Luật giáo dục, Điều lệ trường học, Luật Công chức – Viên chức…) và phần bảo vệ Đề án quản lý và phát triển nhà trường (nơi chọn dự tuyển) giai đoạn 2014 – 2019. Ban Giám khảo sẽ tuyển chọn và phản biện các đề tài được trình bày, người đạt đủ tiêu chí và có số điểm cao nhất sẽ được bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng.

 

Trương Nguyễn

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Giáo viên sợ… Tết | Giáo dục

Posted: 20 Jan 2015 02:13 AM PST

Năm hết Tết đến, trong khi các sở, ngành râm ran công bố mức thưởng Tết, lương tháng 13 thì nhiều thầy cô giáo chỉ biết ngậm ngùi vì chưa bao giờ có được khoản này.

Hơn 10 năm nay, thầy giáo Lê Quang Châu (Trường Tiểu học xã Cà Lúi, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) ở lại trường, không về ăn Tết với gia đình dù nhà chỉ cách đó khoảng 40 km.

Thưởng Tết – Chuyện trong mơ

"Không có tiền, về quê cũng ngại, đành ăn Tết tại trường. Phụ huynh nào gói bánh tét thì mang đến tặng. Quà Tết chỉ vậy nhưng thấy cũng ấm cúng" – thầy Châu tâm sự.

Năm nay, để được đón Tết với gia đình, ngay từ đầu năm, thầy Châu đã tiết kiệm tiền lương, phụ cấp hằng tháng. "Cuối năm, tôi dư được 6 triệu đồng" – ông khoe.

Thầy Phan Bình Hiệp, giáo viên khối lớp 1 Trường Tiểu học Danh Coi (xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang), đã dạy học hơn 10 năm nay. Tùy điều kiện kinh phí mỗi năm mà thầy được nhà trường tặng quà Tết gồm 1 kg đường cát, bịch bột ngọt, chai nước mắm.

"Làm nghề này phải chấp nhận vậy thôi, không nên đòi hỏi gì. Có thưởng Tết thì vui mà không có cũng chẳng sao cả" – thầy Hiệp ngậm ngùi.

Còn tại Trường Tiểu học – THCS Trà Xinh (xã Trà Xinh, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi), cô hiệu phó Nguyễn Thị Kim Anh chưa một lần được thưởng Tết. Với cô, phần thưởng Tết lớn nhất là những bó rau, ít măng rừng, một vài cây bánh hay ít cá niêng của bà con thiểu số tặng.

"Có năm, Công đoàn ngành giáo dục tỉnh cũng tặng dầu ăn, hạt dưa cho chúng tôi đón Tết" – cô cho biết.

"Cứ nghe rục rịch tới Tết là giáo viên chúng tôi thấy sợ vì chẳng biết xoay xở vào đâu" – ông Trần Lễ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Cà Lúi (huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên), gắn bó với học sinh vùng sâu vùng xa hơn 30 năm nay, tâm sự.

Nằm heo hút dưới chân núi Ngọc Linh, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Phước Lộc (xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn) có 207 học sinh dân tộc Giẻ Triêng và gần 10 cán bộ, giáo viên. Nhắc đến chuyện thưởng Tết, hiệu trưởng Nguyễn Văn Ánh lắc đầu: "Đó là chuyện trong mơ".

Ông Đỗ Minh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau – cũng cho biết chưa từng thấy giáo viên được thưởng Tết. Ông Tâm nhớ năm 2013, mỗi giáo viên và công nhân, viên chức được UBND tỉnh tặng 500.000 đồng ăn Tết nhưng đến năm 2014 thì không còn.

Theo ông Cao Minh Hồng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, đến thời điểm này, tỉnh vẫn chưa có kế hoạch thưởng Tết. "Gắn bó lâu năm với ngành giáo dục, mỗi khi Tết đến, tôi cũng thấy chạnh lòng. Ngành giáo dục luôn chịu thiệt thòi hơn so với nhiều ngành khác về khoản thưởng Tết nhưng biết làm sao hơn vì khó tìm ra nguồn".

Tại Quảng Ngãi, ông Nguyễn Ngọc Tựu, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT, nhẩm tính toàn tỉnh hiện có hơn 16.000 giáo viên các cấp. Nếu chỉ dành khoảng 200.000 đồng thưởng Tết cho mỗi người thì phải mất hơn 3,2 tỉ đồng. Khoản kinh phí này không biết lần đâu ra.

Quà động viên là chính

Kinh phí hoạt động của các trường ở miền núi, vùng sâu vùng xa thường eo hẹp, lại không có nguồn thu nào khác nên quà Tết cho giáo viên hầu hết đều phụ thuộc vào ngân sách địa phương.

Tại An Giang, năm nay, UBND tỉnh hỗ trợ mỗi giáo viên 600.000 đồng ăn Tết. Cô Lê Thị Mười Một, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quang Khải (xã An Nông, huyện Tịnh Biên), cho rằng dù không nhiều nhưng đó cũng là niềm động viên các thầy cô phấn đấu hơn.

Trong khi đó, tỉnh Gia Lai có hơn 25.000 giáo viên dạy học ở các cấp. Những năm trước, theo chính sách chung của tỉnh, đến Tết Nguyên đán, các cán bộ, viên chức đều được thưởng 100.000-200.000 đồng.

Một số trường có điều kiện hơn cũng đã tằn tiện suốt năm để có chút tiền gọi là "thưởng Tết". Ông Phan Trần Duy Hải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hương Giang (huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế), cho biết để có được 500.000 đồng hỗ trợ giáo viên đón Tết, ban giám hiệu nhà trường đã hết sức tiết kiệm từ kinh phí cấp suốt năm 2014.

Trồng hoa – nghề phụ của nhiều giáo viên tỉnh Phú Yên để có tiền chi tiêu ngày Tết. (Ảnh: Hồng Ánh)

Tại Trường Tiểu học Thượng Quảng (huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế), Hiệu trưởng Đặng Xuân Thu tâm sự: "Trong năm 2014, trường cố gắng tiết kiệm sử dụng điện, nước, chi phí tiếp khách, hội họp… mới có được khoản tiền lương tháng 13 cho giáo viên với mức 1 triệu đồng/người".

Trong một lần trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng thưởng Tết với ngành giáo dục là rất khó bởi ngay cả ở bộ cũng không có bất cứ nguồn nào. Theo bộ trưởng, đây là việc đặt ra ở các cơ sở giáo dục. Các địa phương có thể tùy hoàn cảnh của mình để có sự quan tâm tới các thầy cô.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments