Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Vượt biển vào đất liền vừa mưu sinh, vừa học | Giáo dục

Posted: 02 Jan 2015 07:10 AM PST

Nhiều học sinh tại xã đảo Tân Hiệp (thành phố Hội An, Quảng Nam) sau khi học hết THCS phải vượt biển vào đất liền ở trọ hoặc nhà người quen nếu muốn tiếp tục học. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, có em phải làm thêm mưu sinh nhưng vẫn nỗ lực vượt khó học tập.

Chuyện học nơi xã đảo

Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp là hòn đảo duy nhất của Quảng Nam, cuộc sống nơi đây còn nhiều khó khăn, người dân chủ yếu bám biển mà sống. Có những học sinh vùng đảo học đến lớp 9 phải nghỉ học theo cha mẹ đi biển.

Cách đất liền hơn 20km đường biển, đảo Cù Lao Chàm có 3 trường gồm trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Sau khi học hết lớp 9, các học sinh xã đảo nếu muốn tiếp tục học tập đều phải vượt biển vào đất liền, đăng ký dự thi học tại thành phố Hội An.

Em Bùi Thị Tú Trinh, học sinh lớp 12C1, Trường THPT Trần Hưng Đạo, cho biết: “Em quê ở làng Bãi Hương, xã Tân Hiệp, em vào thành phố học được gần 5 năm. Trước kia em ở với chị gái, giờ em ở nhà người bà con. Lúc đầu cũng có khó khăn, nhưng sau rồi cũng quen”.

Gia đình em Trinh đều làm biển: cha em, ông Bùi Đấu, 47 tuổi, đi biển hơn 20 năm nay. Còn mẹ em, bà Nguyễn Thị Luận, 45 tuổi, cũng theo chồng đi biển, hỗ trợ nấu ăn cho tàu thuyền. Thông thường cả nửa tháng bố mẹ em mới về nhà một lần. Trinh nói: “Mỗi lần cha mẹ đi, em và chị em phải ở nhà một mình, tự lo cơm nước. Mỗi chuyến biển bữa có bữa không, cuộc sống cũng chỉ đủ ăn qua ngày”.

Rồi đến khi Trinh học hết lớp 7, người chị vô thành phố học lớp 10, để có người lo cho Trinh, cha mẹ em quyết định chuyển em vô thành phố ở trọ học cùng chị, và bắt đầu từ lớp 8, Trinh đã đến Hội An, đặt chân vào đất liền.

Em Đinh Viết Tín, học sinh lớp 11C2, Trường THPT Trần Hưng Đạo, quê ở làng Bãi Hương, xã Tân Hiệp, cũng vào thành phố tìm ở nhà người họ hàng để tiếp tục theo học. Cha Tín mất hồi năm 2013, cuộc sống đổ dồn lên vai người mẹ, bà Trần Thị Cấp. Tín cho biết: “Mẹ em vẫn ở ngoài đảo, đi làm nghề biển cùng với nhiều người khác, cả hai anh trai đều có công việc, em phải tự đi thuyền vào để học”.

Em Tín chia sẻ: “Học sinh đồng bằng có điều kiện học hơn chúng em, ở ngoài đảo vẫn chưa có điện, nên nhà nào cũng phải dùng máy phát nổ. Những lúc trời tối, hết máy nổ phải thắp đèn dầu. Con đường đến trường không thể đi xe buýt hoặc xe đạp, xe máy như đồng bằng, chúng em hầu như phải đi bộ hoặc đi thuyền. Mỗi ngày để đến trường THCS Quang Trung, xã Tân Hiệp, em và các bạn phải đi bộ gần 5km”.

Mỗi chuyến ra đảo mất gần 20 phút đi tàu cao tốc hoặc 2 giờ đi tàu gỗ, thời gian đi ra đi về mất gần nửa ngày, nên nhiều em học sinh chỉ về đảo có 2 lần trong năm là Tết và hè. Và mỗi một chiếc ghe chở học sinh đảo vào đất liền đều mang theo cả mơ ước.

Em Bùi Công Bảo chia sẻ về những mơ ước.

Vừa học vừa làm thêm nuôi con chữ

Để lo cho con ăn học, nhiều ông bố bà mẹ ở đảo theo con vào đất liền, vừa làm vừa nuôi con, trong khi đó nhiều em học sinh vừa học vừa làm thêm.

Em Bùi Công Bảo, lớp 12C1, Trường THPT Trần Hưng Đạo, quê ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp. Cha em mất vì căn bệnh ung thư hồi em còn học lớp 9, cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Em Bảo cho biết: “Kể từ đó, nợ nần chồng chất, để lo cho em ăn học, mẹ em đã vào đất liền vừa làm trả nợ vừa lo cho em”.

Đợi con học hết THCS, mẹ Bảo, bà Trần Thị Quýt, theo con vào đất liền, ở nhà bà ngoại. “Vì 3 chị anh đã có công việc, nên mẹ chỉ còn lo mỗi em và lo trả nợ. Mẹ em nhận nuôi trẻ nhỏ tư nhân. Mẹ cùng hai người nữa, nuôi hơn 20 đứa trẻ, mỗi tháng được khoảng 2,5 triệu” – em Bảo chia sẻ.

Không phụ lòng người mẹ tần tảo nuôi con, em Bảo luôn là học sinh giỏi cấp trường, em cho biết: “Năm nay là năm cuối cấp, em muốn thi vào Đại học Bách khoa, ngành Điện lạnh, vì học ra nếu không có việc, em có thể làm thuê tại các cửa hàng điện lạnh, hoặc mở cửa hàng điện lạnh để mẹ em không phải nuôi trẻ nữa”.

Còn em Trịnh Thị Minh Đông, lớp 11C5, Trường THPT Trần Hưng Đạo, cũng quê Bãi Hương, xã Tân Hiệp, vào thành phố Hội An theo chị để học. Cha mẹ Đông đều làm biển, từ khi người chị cuối của Đông vào đất liền học, em Đông được cha mẹ cho theo vào.

Nhà có hai anh trai, các anh đều làm đầu bếp ở Hội An, nên Đông ở trọ cùng anh trai. Hằng ngày sau giờ học, em lại bắt đầu công việc đêm. Em Đông cho biết: “Em làm ở quán cà phê từ 5 giờ đến 7 giờ tối, mỗi tuần khoảng 4-5 ngày. Mỗi tháng được khoảng 600 nghìn đồng, vừa tiền học”.

Cứ nói chuyện được vài phút, khách lại gọi, em lại quay về, tất bật phục vụ khách.

Em Trịnh Thị Minh Đông làm thêm sau giờ học.

Chia sẻ về ước mơ, Đông nói, em muốn theo ngành Sư phạm, để đỡ một phần tiền cho gia đình và về dạy tại xã đảo, với mong muốn những trẻ em miền đảo được học con chữ, mà không phải nghỉ học theo biển.

Những học sinh miền đảo vào thành phố Hội An hầu hết học tại các Trường THPT Nguyễn Trãi, Trường THPT Trần Hưng Đạo và Trường THPT Trần Quý Cáp. Riêng trường THPT Trần Hưng Đạo có đến 24 học sinh từ đảo Cù Lao Chàm.

Thầy Lê Đình Duyệt – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo cho biết: “Hầu hết các em từ xã đảo vào đất liền đều ở trọ hoặc em nào có nhà người quen thì ở. Có nhiều em có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã cố gắng học tập”.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vượt biển vào đất vừa mưu sinh, vừa học | Giáo dục

Posted: 02 Jan 2015 06:09 AM PST

Nhiều học sinh tại xã đảo Tân Hiệp (thành phố Hội An, Quảng Nam) sau khi học hết THCS phải vượt biển vào đất liền ở trọ hoặc nhà người quen nếu muốn tiếp tục học. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, có em phải làm thêm mưu sinh nhưng vẫn nỗ lực vượt khó học tập.

Chuyện học nơi xã đảo

Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp là hòn đảo duy nhất của Quảng Nam, cuộc sống nơi đây còn nhiều khó khăn, người dân chủ yếu bám biển mà sống. Có những học sinh vùng đảo học đến lớp 9 phải nghỉ học theo cha mẹ đi biển.

Cách đất liền hơn 20km đường biển, đảo Cù Lao Chàm có 3 trường gồm trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Sau khi học hết lớp 9, các học sinh xã đảo nếu muốn tiếp tục học tập đều phải vượt biển vào đất liền, đăng ký dự thi học tại thành phố Hội An.

Em Bùi Thị Tú Trinh, học sinh lớp 12C1, Trường THPT Trần Hưng Đạo, cho biết: “Em quê ở làng Bãi Hương, xã Tân Hiệp, em vào thành phố học được gần 5 năm. Trước kia em ở với chị gái, giờ em ở nhà người bà con. Lúc đầu cũng có khó khăn, nhưng sau rồi cũng quen”.

Gia đình em Trinh đều làm biển: cha em, ông Bùi Đấu, 47 tuổi, đi biển hơn 20 năm nay. Còn mẹ em, bà Nguyễn Thị Luận, 45 tuổi, cũng theo chồng đi biển, hỗ trợ nấu ăn cho tàu thuyền. Thông thường cả nửa tháng bố mẹ em mới về nhà một lần. Trinh nói: “Mỗi lần cha mẹ đi, em và chị em phải ở nhà một mình, tự lo cơm nước. Mỗi chuyến biển bữa có bữa không, cuộc sống cũng chỉ đủ ăn qua ngày”.

Rồi đến khi Trinh học hết lớp 7, người chị vô thành phố học lớp 10, để có người lo cho Trinh, cha mẹ em quyết định chuyển em vô thành phố ở trọ học cùng chị, và bắt đầu từ lớp 8, Trinh đã đến Hội An, đặt chân vào đất liền.

Em Đinh Viết Tín, học sinh lớp 11C2, Trường THPT Trần Hưng Đạo, quê ở làng Bãi Hương, xã Tân Hiệp, cũng vào thành phố tìm ở nhà người họ hàng để tiếp tục theo học. Cha Tín mất hồi năm 2013, cuộc sống đổ dồn lên vai người mẹ, bà Trần Thị Cấp. Tín cho biết: “Mẹ em vẫn ở ngoài đảo, đi làm nghề biển cùng với nhiều người khác, cả hai anh trai đều có công việc, em phải tự đi thuyền vào để học”.

Em Tín chia sẻ: “Học sinh đồng bằng có điều kiện học hơn chúng em, ở ngoài đảo vẫn chưa có điện, nên nhà nào cũng phải dùng máy phát nổ. Những lúc trời tối, hết máy nổ phải thắp đèn dầu. Con đường đến trường không thể đi xe buýt hoặc xe đạp, xe máy như đồng bằng, chúng em hầu như phải đi bộ hoặc đi thuyền. Mỗi ngày để đến trường THCS Quang Trung, xã Tân Hiệp, em và các bạn phải đi bộ gần 5km”.

Mỗi chuyến ra đảo mất gần 20 phút đi tàu cao tốc hoặc 2 giờ đi tàu gỗ, thời gian đi ra đi về mất gần nửa ngày, nên nhiều em học sinh chỉ về đảo có 2 lần trong năm là Tết và hè. Và mỗi một chiếc ghe chở học sinh đảo vào đất liền đều mang theo cả mơ ước.

Em Bùi Công Bảo chia sẻ về những mơ ước.

Vừa học vừa làm thêm nuôi con chữ

Để lo cho con ăn học, nhiều ông bố bà mẹ ở đảo theo con vào đất liền, vừa làm vừa nuôi con, trong khi đó nhiều em học sinh vừa học vừa làm thêm.

Em Bùi Công Bảo, lớp 12C1, Trường THPT Trần Hưng Đạo, quê ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp. Cha em mất vì căn bệnh ung thư hồi em còn học lớp 9, cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Em Bảo cho biết: “Kể từ đó, nợ nần chồng chất, để lo cho em ăn học, mẹ em đã vào đất liền vừa làm trả nợ vừa lo cho em”.

Đợi con học hết THCS, mẹ Bảo, bà Trần Thị Quýt, theo con vào đất liền, ở nhà bà ngoại. “Vì 3 chị anh đã có công việc, nên mẹ chỉ còn lo mỗi em và lo trả nợ. Mẹ em nhận nuôi trẻ nhỏ tư nhân. Mẹ cùng hai người nữa, nuôi hơn 20 đứa trẻ, mỗi tháng được khoảng 2,5 triệu” – em Bảo chia sẻ.

Không phụ lòng người mẹ tần tảo nuôi con, em Bảo luôn là học sinh giỏi cấp trường, em cho biết: “Năm nay là năm cuối cấp, em muốn thi vào Đại học Bách khoa, ngành Điện lạnh, vì học ra nếu không có việc, em có thể làm thuê tại các cửa hàng điện lạnh, hoặc mở cửa hàng điện lạnh để mẹ em không phải nuôi trẻ nữa”.

Còn em Trịnh Thị Minh Đông, lớp 11C5, Trường THPT Trần Hưng Đạo, cũng quê Bãi Hương, xã Tân Hiệp, vào thành phố Hội An theo chị để học. Cha mẹ Đông đều làm biển, từ khi người chị cuối của Đông vào đất liền học, em Đông được cha mẹ cho theo vào.

Nhà có hai anh trai, các anh đều làm đầu bếp ở Hội An, nên Đông ở trọ cùng anh trai. Hằng ngày sau giờ học, em lại bắt đầu công việc đêm. Em Đông cho biết: “Em làm ở quán cà phê từ 5 giờ đến 7 giờ tối, mỗi tuần khoảng 4-5 ngày. Mỗi tháng được khoảng 600 nghìn đồng, vừa tiền học”.

Cứ nói chuyện được vài phút, khách lại gọi, em lại quay về, tất bật phục vụ khách.

Em Trịnh Thị Minh Đông làm thêm sau giờ học.

Chia sẻ về ước mơ, Đông nói, em muốn theo ngành Sư phạm, để đỡ một phần tiền cho gia đình và về dạy tại xã đảo, với mong muốn những trẻ em miền đảo được học con chữ, mà không phải nghỉ học theo biển.

Những học sinh miền đảo vào thành phố Hội An hầu hết học tại các Trường THPT Nguyễn Trãi, Trường THPT Trần Hưng Đạo và Trường THPT Trần Quý Cáp. Riêng trường THPT Trần Hưng Đạo có đến 24 học sinh từ đảo Cù Lao Chàm.

Thầy Lê Đình Duyệt – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo cho biết: “Hầu hết các em từ xã đảo vào đất liền đều ở trọ hoặc em nào có nhà người quen thì ở. Có nhiều em có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã cố gắng học tập”.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề án tuyển sinh riêng Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân | Giáo dục

Posted: 02 Jan 2015 03:50 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Dự thảo quy chế thi thể hiện nỗ lực cao của Bộ GD&ĐT | Giáo dục

Posted: 02 Jan 2015 02:47 AM PST

 GS. Lâm Quang Thiệp


GS Lâm Quang Thiệp rất phấn khởi vì Bộ GD&ĐT đã quyết định tổ chức một kỳ thi quốc gia chung, trong đó chú ý đến việc đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc, khách quan, tránh tiêu cực.

Đặc biệt, trong dự thảo Quy chế tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia quy định các trung tâm thi đều do các trường đại học quản lý là rất tốt. Tất cả những khâu chuẩn bị mà Bộ GD&ĐT nêu ra đều nhằm đảm bảo cho kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, giảm thiểu tiêu cực, đó là cố gắng rất đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, về công nghệ thi cử chỉ nên xem đây là quy định cho bước đầu. Tổ chức kỳ thi nghiêm túc sẽ góp phần nâng cao chất lượng kỳ thi, nhưng một yếu tố có tính chất quan trọng quyết định là công nghệ thi cử: Chọn môn thi, ra đề thi, chấm thi. Tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc chưa đủ để đảm bảo chất lượng kỳ thi.

GS Thiệp cho biết: Ông đặc biệt quan tâm đến Điều 3 (các môn thi) của Dự thảo Quy chế, thể hiện việc Bộ GD&ĐT đã lựa chọn phương án 1 trong số 3 phương án đưa ra trước đây.

Có lẽ đây là phương án ít thay đổi nhất. Tuy nhiên phương án này chỉ nên sử dụng cho năm 2015 còn những năm sau phải tiến đến phương án tiến bộ hơn để làm cho kỳ thi vừa gọn nhẹ hơn vừa có chất lượng cao hơn.

Đề xuất phương án mới thi sau 2015

Phương án hiện nay thi 8 môn, trong đó có 4 môn trắc nghiệm và 4 môn tự luận. Bộ quy định mỗi môn tự luận 180 phút, và kỳ thi 8 môn diễn ra trong 8 buổi. Như vậy kỳ thi sẽ kéo dài.

Cùng đó, nhiều môn, số phương án lựa chọn vào các trường Đại học sẽ rất khác nhau, điều này gây khó khăn cho thí sinh. Khoa học đo lường trong giáo dục chỉ ra rằng: Chất lượng của kỳ thi bằng trắc nghiệm do chất lượng của đề thi quyết định, còn chất lượng của kỳ thi bằng tự luận do trình độ người chấm quyết định.

Đề thi trắc nghiệm có thể xây dựng trong cả năm, với sự tham gia của nhiều người mà không sợ lộ đề. Với ngân hàng câu hỏi đã được thử nghiệm và chỉnh sửa kỹ càng, trước kỳ thi ít ngày chỉ cần làm đề thi nhờ phần mềm máy tính là có đề thi tốt, mà hoàn toàn không sợ lộ bí mật.

Khi sử dụng phương án 3, số đề thi chỉ còn 5, vì có 1 đề là tích hợp các môn khoa học xã hội, một đề là tích hợp các môn khoa học tự nhiên. mà tất cả chủ yếu là các đề trắc nghiệm, nên có thể tổ chức trong 2 buổi là đủ.

GS Thiệp cung cấp thông tin về hai kỳ thi cuối bậc phổ thông và tuyển sinh đại học của 2 tập đoàn đánh giá tiến hành song song ở Mỹ: SAT thi 2 môn: Tiếng Anh, Toán và 1 câu tự luận ngắn làm trong 25 phút, thời gian tổng cộng 3 giờ 45 phút; ACT cho 4 môn: Tiếng Anh, Toán, Đọc hiểu (chủ yếu khoa học xã hội) và Suy luận (khoa học tự nhiên) kèm một câu tự luận ngắn làm trong 30 phút, thời gian tổng cộng chỉ 3 giờ 25 phút.

Theo GS Lâm Quang Thiệp, dư luận lo lắng về việc tích hợp các đề khi các môn chưa được tích hợp trong chương trình, nhưng thật ra chưa cần tích hợp môn học vẫn ra được đề tích hợp (hoặc gọi tổng hợp thì chính xác hơn): đó là một đề bao gồm các đề đơn. Tất nhiên các đề đơn đều phải là đề trắc nghiệm.

Chẳng hạn, một đề tổng hợp khoa học tự nhiên gồm 20 câu Lý, 20 câu Hóa và 20 câu Sinh là đủ. Ngoài ra, muốn đánh giá khả năng diễn đạt và giải quyết vấn đề của thí sinh, thì trong mỗi đề Tiếng Việt và Toán có thể thêm một câu tự luận ngắn, hạn chế làm trong 30 phút, buộc thí sinh phải suy nghĩ cẩn thận khi viết và cũng giảm nhẹ công sức chấm thi.

Rất mong Bộ GD&ĐT tiếp tục "đổi mới tuyển sinh theo hướng áp dụng công nghệ đo lường giáo dục hiện đại" như định hướng tại Nghị quyết 14 của Chính phủ về đổi mới giáo dục đại học. 

                                                                    GS Lâm Quang Thiệp



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bà Tư Hường “nắm” thêm trường đại học

Posted: 02 Jan 2015 02:33 AM PST

- UBND tỉnh Bình Định vừa công bố quyết định công nhận Hội đồng quản trị Trường ĐH Quang Trung nhiệm kỳ 2015 – 2020. Bà Trần Thị Hường (thường được gọi là Tư Hường) – một doanh nhân nổi tiếng – đảm nhiệm vai Chủ tịch HĐQT.

Các thành viên khác: TS Huỳnh Ngọc Hào (Quyền Hiệu trưởng), ông Huỳnh Thành Chung, Trần Hữu Hoàng, Nguyễn Thị Xuân Ngọc, Nguyễn Quốc Toàn, Hồ Hồng Nhân.

5 nhà đầu tư mới này đã tiếp nhận toàn bộ phần góp vốn của 86 cổ đông trong nhà trường chuyển nhượng.

Tư Hường, ĐH Quang Trung, Bình Định

Bàn giao giữa 2 Hội đồng quản trị cũ và mới. Ảnh: website Trường ĐH Quang Trung

ĐH Quang Trung là trường ĐH tư thục, thành lập năm 2006, đào tạo đa ngành – đa lĩnh vực, bao gồm nhiều bậc học: từ dạy nghề, Trung học nghề, Cao đẳng đến Đại học, với những chuyên ngành như: Tin học, Xây dựng, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh…

Song Nguyên



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề án tuyển sinh riêng của Trường Cao đẳng Hải Dương | Giáo dục

Posted: 02 Jan 2015 01:45 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thang điểm 20: Thí sinh sẽ bất lợi nếu học cẩu thả! – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 02 Jan 2015 12:50 AM PST

Kỳ thi THPT quốc
gia với mục đích sử dụng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp, đồng thời làm
căn cứ để các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh. Để đạt được mục đích nói
trên thì yêu cầu phân hóa trình độ của thí sinh được phản ánh qua kết quả các môn
thi trong kỳ thi phải được đặt ra ở mức độ cao hơn so với các kỳ thi riêng biệt
như những năm trước (kỳ thi TN THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ).

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT cho biết: “Để giúp các trường
ĐH, CĐ tuyển sinh được những thí sinh phù hợp với nguồn lực, chất lượng đào
tạo, uy tín và đẳng cấp của trường khá đa dạng như hiện nay, kết quả các môn
thi phải có độ phân hóa cao. Để có độ phân hóa cao, chất lượng đề thi đóng vai
trò rất quan trọng, đồng thời công tác coi thi, chấm thi cũng là những yếu tố
tác động trực tiếp đến kết quả thi của thí sinh. Do vậy, Bộ GD-ĐT mở rộng từ
thang điểm 10 sang thang điểm 20 sẽ giúp công tác chấm thi phân hóa chi tiết
hơn kết quả thi của thí sinh, hỗ trợ tốt cho công tác xét tuyển sinh của các
trường ĐH, CĐ”.

Tính theo thang điểm 20, thí sinh phải học rất cẩn thận bởi cách chấm thi lẻ đến 0,25 điểm

Tính theo thang điểm 20, thí sinh phải học rất cẩn thận bởi cách chấm thi lẻ đến 0,25 điểm

Ủng hộ
cách tính thang điểm 20 mới này, TS. Nguyễn Tùng Lâm,
hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội cho rằng: "Chấm theo thang điểm 20 chỉ làm cụ thể,
tỉ mỉ hơn chứ không vấn đề gì. Đồng thời, thang điểm này chỉ có lợi phân hóa học
sinh được. Trước kia chấm thang điểm 10 mỗi một điểm cách nhau 4 bậc, giờ cách
nhau 8 bậc thì dễ hơn. Thuận lợi cho các trường ĐH lấy kết quả xét tuyển, sát hơn so với thực tế. Điểm trùng sẽ giảm
đi. Tuy nhiên, chấm theo thang điểm 20,
thí sinh thi các môn khoa học tự nhiên sẽ có lợi nhiều hơn so với các môn khoa
học xã hội. Do vậy, các em phải học hết sức cẩn thận, chắc chắn mới đạt điểm cao”.

Đồng quan điểm, Hiệu phó của trường THPT Trần Phú, Hà Nội cho biết,
thang điểm 20 không ảnh hưởng đến học sinh và cũng không gây khó khăn đối với
người chấm. Điểm chia càng nhỏ thì càng có lợi cho học sinh.

Phân tích sâu hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay,
thang điểm 20 sẽ chi tiết hóa đáp án, có lợi cho thí sinh hơn. Với thang điểm này, người ra đề và người làm đáp án sẽ vất vả hơn,
nhưng người chấm theo barem cũng chính xác hơn. Việc mở rộng thang điểm
cũng thuận lợi cho các trường khi xét tuyển sinh. Cụ
thể, bài thi chấm theo thang điểm 10 – một câu theo barem điểm được 0,5
điểm thì người chấm có thể cho điểm 0 hoặc 0,5. Nhưng chấm theo thang
điểm 20 thì bài thi của thí sinh sẽ được chấm chi tiết hơn đến 0,25
điểm….Ông Minh cho rằng, Bộ thay đổi thang điểm 20 và đáp án chi tiết tới 0,25 điểm
là một cách làm trước hết vì quyền lợi người học.

Còn ông Trương Tiến Tùng, phó Viện trưởng Viện ĐH Mở Hà Nội khẳng định: “Thay đổi thang điểm 20 và đáp án chi tiết tới 0,25 điểm là một cách làm trước hết vì quyền lợi người học. Việc thay đổi này khiến cho bước chấm thi tăng lên gấp đôi so
với trước kia. Cụ thể, trước kia đáp án chi tiết là 0,25 nhưng thang
điểm 10, nay thang điểm tăng lên gấp đôi nhưng mức điểm thấp nhất vẫn
giữ nguyên. Nếu thí sinh học không cẩn thận sẽ bất lợi”.

Ông Nguyễn Quốc Bình, hiệu trưởng trường THPT Việt Đức,
Hà Nội lo lắng cho rằng: "Khi tính thang điểm 20 và chấm lẻ tới 0,25 điểm sẽ có bất
lợi cho học sinh. Bất lợi ở chỗ, trong quá trình làm bài, các em sẽ phải cẩn thận
hơn, phần tự luận sẽ phải đòi hỏi chi tiết hơn. Những cái này học sinh của
chúng ta chưa làm quen, vì nhiều em vẫn cẩu thả. Chính vì vậy, học sinh nếu
không có sự chuẩn bị tốt thì sẽ là cái bất lợi cho học sinh".


Đề thi ra theo hướng đánh giá năng
lực

Đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 đã có bước chuyển
mạnh theo hướng đánh giá năng lực học sinh. Đề thi sử dụng các câu hỏi vận
dụng, các câu hỏi mở đòi hỏi thí sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp và
kinh nghiệm sống để trả lời chứ không yêu cầu phải ghi nhớ máy móc các số
liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Đề thi theo hướng này đã hạn
chế việc sử dụng tài liệu trong phòng thi, góp phần khắc phục việc dạy thêm,
học thêm tràn lan.

Đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ tương tự đề thi tốt nghiệp
THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Nội dung đề thi trong chương trình THPT,
chủ yếu lớp 12. Đề thi đảm bảo phân hoá trình độ thí sinh và phải đạt được 2
mục đích là xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ.

Đề thi theo hướng này sẽ tác động tích cực đến việc đổi mới dạy, học và
kiểm tra, đánh giá ở các nhà trường phổ thông.


Lam
Yên

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề án tuyển sinh riêng Trường Đại học Duy Tân | Giáo dục

Posted: 01 Jan 2015 08:31 PM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Clip trả lời trí tuệ nhanh kỷ lục, 9X được gọi ‘thánh chém’

Posted: 01 Jan 2015 07:22 PM PST

Trong những phần thi xuất sắc của mình, Đức Anh thường trả lời rất nhanh và sử dụng động tác "chém tay" liên tục theo nhịp dồn dập của câu hỏi.

Nguyễn Dương Đức Anh (học sinh lớp 9/4, trường THCS Lý Tự Trọng, Tam Kỳ) đã vượt qua 9 thí sinh trong cuộc thi tuần thứ 2 của chương trình Chinh phục – Vietnam's Brainiest Kid (VTV6 & VTV3), lọt vào cuộc thi chung kết của mùa giải đầu tiên dành cho lứa tuổi 13-14. Tuy không đạt ngôi vị quán quân, Đức Anh là thí sinh để lại ấn tượng trong suốt quá trình dự thi.

Đức Anh không chỉ là thí sinh đạt kỷ lục tổng điểm vòng 2 của mùa giải 1 với 19 điểm mà còn có phong cách trả lời câu hỏi rất riêng. Trong những phần thi xuất sắc của mình, chàng trai này thường trả lời rất nhanh và sử dụng động tác "chém tay" liên tục theo nhịp dồn dập của câu hỏi.

Xem clip:

Điểm khác biệt này của nam sinh được các fan của cuộc thi rất thích thú. Chàng trai này được cộng đồng mạng đặt biệt danh là: Nhạc trưởng, thánh chém, chém hoa quả… Những hình ảnh, chia sẻ về Đức Anh trên fanpage chương trình đều nhận cả ngàn like (thích) và hàng trăm bình luận.

9x, nam sinh, thành chém
Đức Anh trong cuộc thi Chinh phục – Vì tầm vóc Việt.

Điều đặc biệt, Nguyễn Dương Đức Anh có ước mơ trở thành Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, để góp phần thay đổi nền giáo dục nước nhà.

Chàng trai xứ Quảng chia sẻ về dự định đi du học: "Mình đang chờ kết quả của học bổng ASIAN, nếu chưa có cơ may mình sẽ theo học khối A1 tại trường cấp 3". Đức Anh quan niệm, một bộ trưởng Bộ GD-ĐT là người cần có tư duy toàn diện.

Theo Zing



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Dạy thơ Xuân Quỳnh, Quang Dũng… bằng dự án

Posted: 01 Jan 2015 06:21 PM PST

Nhiều năm nay, cô Đoàn Thị Hải Lý, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1, TP.HCM) áp dụng dạy môn văn bằng dự án.

Từng bài giảng trong sách giáo khoa được cô cụ thể hóa thành những dự án lớn. Từ dự án lớn, cô chia thành những dự án nhỏ với nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau.

Cụ thể, dạy về những tác phẩm thơ Xuân Quỳnh, cô Lý xây dựng dự án Xuân Quỳnh. Trong dự án này chia làm 3 dự án nhỏ gồm phóng sự về cuộc đời và thơ Xuân Quỳnh, đêm thơ Xuân Quỳnh, đêm thơ phổ nhạc của Xuân Quỳnh…

  Dạy thơ Xuân Quỳnh, dự án
Cô Hải Lý

 Chia sẻ về khởi nguồn của dự án, cô Lý cho biết "Bắt đầu từ năm 2010-2011, tôi sớm nhận ra năng lực của học sinh lớp mình phụ trách từ các buổi sinh hoạt lớp. Các em có khả năng tổ chức hoạt động rất tốt, một số em hát hay và rất nhiều học sinh có khả năng sử dụng công nghệ thông tin thành thạo, nhiều em có năng lực cảm thụ văn học tốt"

Để thực hiện dự án này, cô Lý thực hiện "khơi lửa" cho học sinh từ bài thơ Sóng, giới thiệu thêm tài liệu để học sinh tham khảo, hướng dẫn các em làm quen với dạy học dự án, và cho học sinh được lựa chọn những dự án nhỏ phù hợp với khả năng.

Tùy vào năng lực yêu thích, đam mê học sinh tự nguyện đăng kí tham gia dự án nhỏ. Những học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt, giọng đọc tốt, giọng ngâm đăng kí viết lời bình, cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh ở đêm thơ Xuân Quỳnh.

Những học sinh có khả năng văn nghệ, hát hay, biểu diễn ấn tượng sẽ đăng kí tham gia Đêm thơ phổ nhạc Xuân Quỳnh. (Ở dự án này, học sinh kết hợp phỏng vấn nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu – người phổ nhạc rất hay thơ Xuân Quỳnh).

Những em có khả năng tổng hợp tài liệu từ sách báo, tranh ảnh có thể tham gia dự án Phóng sự Xuân Quỳnh- Cuộc đời và thơ ca.

Ở đây, các em được đóng vai đạo diễn một chương trình truyền hình, phóng viên, kĩ thuật truyền hình để thực hiện một phóng sự về cuộc đời và sư nghiệp của một nhà thơ.

"Ngoài những kiến thức về thơ, văn, cuộc đời Xuân Quỳnh, còn phải có hiểu biết về phóng sự truyền hình, địa lý, lịch sử…" cô Lý cho biết.

Tương tự, ở các bài học khác, cô Lý cũng xây dựng các dự án khác nhau.

Chẳng hạn, dự án Quang Dũng gồm 4 dự án nhỏ: Phóng sự Quang Dũng – một thời để nhớ; Câu lạc bộ văn học- chuyên đề Quang Dũng, Mỗi ngày một cuốn sách – Mắt người Tây Sơn- Quang Dũng; Đêm thơ- nhạc Quang Dũng.

Hay dự án Nguyễn Minh Châu được chia thành ba dự án nhỏ gồm Mỗi tuần một cuốn sách,  Giao lưu diễn viên điện ảnh xuân 2005- Họp báo ra mắt phim "Chiếc thuyền ngoài xa"; Mỗi tuần một nhân vật- Kỉ niệm 20 năm ra mắt phim "Cỏ lau…

Cô Lý tâm sự "từ kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy không chỉ với môn văn, dạy học bằng dự án là hướng dạy học tích cực ở trường phổ thông. Việc dạy học bằng dự án đem đến nhiều hiệu quả và ý nghĩa trong phương pháp dạy học, cũng là hướng dạy học phù hợp với đối tượng học sinh chuyên ở Trường chuyên Trần Đại Nghĩa"

Dự án dạy lý

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Ngân ở Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Q.Tân Bình, TP.HCM cũng chịu khó áp dung phương pháp dạy học này với môn Vật lý.

Ví dụ, khi dạy về bài Sự phân hạch trong chương trình Vật lý lớp 12 nâng cao, cô Ngân, đưa ra ba phương pháp dạy học để truyền đạt kiến thức cho học sinh như cân đối giữa nội dung môn học và nội dung tích hợp có chọn lọc ngoài các kiến thức vật lý cơ bản có thể tích hợp thêm việc giáo dục tư tưởng, kĩ thuật tổng hợp, môi trường …

Dạy thơ Xuân Quỳnh, dự án

Một phương pháp trong bài giảng Sự phân hạch

"Ngoài các kiến thức cơ bản yêu cầu học sinh phải nắm như phản ứng hạt nhân dây chuyền, nguyên tắc lò phản ứng hạt nhân, giáo viên có thể tích hợp thêm các thông tin khác như tác hại của vũ khí hạt nhân (với con người, hệ sinh thái, môi trường); vũ khí hạt nhân hủy diệt sự sống và môi trường (hai vụ ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki); năng lượng hạt nhân ở Việt Nam; vấn đề hạt nhân trên toàn cầu…" – cô Ngân nói

Cô Ngân cũng đưa ra cách "Lấy người học làm trung tâm", sử dụng phương pháp đàm thoại, bằng cách đặt câu hỏi cho học sinh.

"Trong thực tế, điều gì xảy ra khi hệ số nhân nơtron của phản ứng dây chuyên vượt quá 1" – để học sinh hiểu được nguyên lý cơ bản của việc chế tạo bom nguyên tử. Hoặc xây dựng các chủ đề liên quan để từng nhóm học sinh thảo luận  vấn đề "Hai quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản".

Ngoài ra, một phương pháp khác là cô Ngân sử dụng các video, hình ảnh về mô hình cấu tạo và hoạt động của lò phản ứng hạt nhân, cho học sinh xem video về tác hại của bom nguyên tử và tạo ra các câu hỏi đánh giá bằng E-learning…

Giải pháp tích cực, cảnh báo lan man

PGS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu sư phạm, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhận xét cách dạy của cô Lý, cô Ngân tiệm cận với dạy học tích hợp, dạy học phân hóa sẽ triển khai sau năm 2015. Phương pháp này tạo điều kiện tối đa cho học sinh tìm hiểu những kiến thức bên ngoài sách vở. 

PGS Oanh cũng cảnh báo: “Nếu không kiểm soát được cách dạy  này giáo viên sẽ mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra nếu giáo viên không biết chắt lọc, lựa chọn những kiến thức phù hợp cho dự án khiến việc truyền tải kiến thức cho học sẽ lan man, dàn trải”.

Theo TS. Lưu Thu Thủy (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam),  khái niệm “dự án” đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là “các dự án phát triển giáo dục” mà còn được sử dụng như một phương pháp hay hình thức dạy học.

Xuất hiện trong các trường dạy kiến trúc- xây dựng ở Ý từ cuối thế kỷ 16, tư tưởng “dạy học theo dự án” lan sang Pháp, châu Âu.

Đầu thế kỷ 20, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sơ lý luận và coi đó là phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học “lấy HS làm trung tâm”, khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống – coi thầy giáo là trung tâm.

Ban đầu, phương pháp dự án được sử dụng trong dạy học thực hành các môn học kỹ thuật, về sau được dùng trong hầu hết các môn khác.

Ở Việt Nam, các đề án môn học, đề án tốt nghiệp từ lâu cũng đã được sử dụng trong đào tạo đại học, các hình thức này gần gũi với dạy học theo dự án.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học cho biết, ở trong trường phổ thông hiện nay, dạy học theo dự án là một trong những phương pháp dạy học tích cực đang được áp dụng để đổi mới giáo dục.



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments