Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non | Giáo dục

Posted: 19 Jan 2015 07:34 AM PST

Từ thực tế đào tạo song ngành GD Mầm non – Sư phạm Âm nhạc và GD Mầm non – Sư phạm Mĩ thuật trong thời gian qua, việc tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho các chương trình song ngành này luôn là một thách thức và trăn trở của Trường CĐSP Trung ương. 

Với mục tiêu trên, hội thảo tập trung vào các nội dung: Nhu cầu sử dụng giáo viên mầm non có chuyên môn sâu về Âm nhạc, Mỹ thuật chuyên trách trong các trường mầm non; Xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện về nội dung, kiến thức, kĩ năng, thái độ; Công tác tuyên truyền giới thiệu về chương trình đào tạo và tuyển sinh; Công tác đào tạo( giảng dạy, học tập, thi kiểm tra, đánh giá…); Công tác rèn luyện nghiệp vụ nghề nghiệp thường xuyên, tổ chức TH-TTSP cho sinh viên; Các hình thức tổ chức hoạt động Âm nhạc / Mỹ thuật trong trường mầm non.

Gần 20 tham luận có chất lượng cùng những thảo luận tại Hội thảo xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn của các CB-GV, các nhà quản lý và giảng viên trực tiếp đang giảng dạy, các giáo viên các Trường Mầm non thực hành đã thống nhất định hướng xây dựng chương trình đào tạo cả về trước mắt và lâu dài, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và phương pháp dạy và học, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ nhằm đạt kết quả cao nhất trong quá trình đào tạo.

Các nội dung đặt ra đã được trao đổi, thảo luận đầy đủ và sâu sắc. Đây là cơ sở định hướng để nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng người học đáp ứng được nhu cầu xã hội khi đi vào thực tiễn trong thời gian tới.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cần Thơ: Quy hoạch phát triển GD&ĐT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 | Giáo dục

Posted: 19 Jan 2015 06:30 AM PST

Tăng quy mô giáo dục 

Theo đó, thành phố sẽ tiến hành thành lập mới 129 trường, trong đó MN 59 trường, TH 28 trường, THCS 33 trường và THPT 9 trường. Kêu gọi các nhà đầu tư phát triển 1 – 2 trường quốc tế chất lượng cao.

Số trường xây mới tại địa điểm mới là 183 trường, với 2.826 phòng học. Xây thêm và xây lại phòng học do xuống cấp là 2.263 phòng (xây thêm: 2.025 phòng và xây lại 238 phòng); giải quyết cơ bản việc thiếu trường, thiếu lớp, nhất là ở các địa bàn khó khăn.

Diện tích đất xây dựng trường được mở rộng thêm khoảng 145 ha (khoảng 55% diện tích đất trường học hiện tại), trong đó MN: 34,4 ha; TH: 53 ha, THCS 39 ha và THPT: 17,7 ha.

Số trường chuẩn quốc gia tăng thêm là 507 trường (bình quân tăng 25 trường/năm); 81/85 xã phường có trường THCS (đạt tỷ lệ 96%); số phường, xã có trường MN, TH và THCS đạt chuẩn quốc gia tăng lên, hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới của TP Cần Thơ.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng thêm khoảng 5.300 người, trong đó có khoảng 5.000 GV; số GV và cán bộ được đào tạo nâng chuẩn là 4.800 người, trong đó, có 5 – 7 tiến sĩ, từ 250 – 280 thạc sĩ, số còn lại là ĐH và CĐ.

Chất lượng GD sẽ được nâng lên do trình độ, chất lượng đội ngũ được nâng cao; cơ sở vật chất trường lớp được xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong mỗi người dân, mỗi gia đình và toàn xã hội trong việc đầu tư và chăm lo cho sự nghiệp GD.

Tổng kinh phí thực hiện Quy hoạch là hơn 9.613 tỉ đồng. Trong đó ngân sách nhà nước 88% và xã hội hóa là 12%. Bình quân mỗi năm ngân sách Nhà nước (bao gồm ngân sách thành phố, ngân sách quận, huyện, ngân sách Trung ương) chi từ 520 – 550 tỉ đồng và huy động nguồn xã hội hóa từ 55 – 60 tỉ đồng. Kinh phí đầu tư cho thiết bị công nghệ thông tin bình quân 11 tỉ đồng/năm và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của toàn ngành khoảng 20 tỉ đồng/năm…

Nỗ lực nâng cao chất lượng GD&ĐT

Mục tiêu của Quy hoạch phát triển GD&ĐT TP Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của TP Cần Thơ. Góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả vùng ĐBSCL và cả nước.

Cơ sở hạ tầng, quy mô trường, lớp ở GD Mầm non, GD phổ thông được mở rộng, sắp xếp hợp lý, đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo có đủ chỗ và tăng tỷ lệ huy động HS đúng độ tuổi đến trường, đủ điều kiện cho sự phát triển toàn diện HS.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; nâng cao chất lượng GD Mầm non, GD phổ thông; tiến tới đội ngũ GV GD Mầm non, GD phổ thông và GDTX có trình độ ĐH trở lên; đảm bảo công bằng xã hội trong GD và cơ hội học tập suốt đời cho người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.

Mục tiêu cụ thể: GD Mầm đạt chuẩn PC GDMN cho trẻ năm tuổi trước năm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và trên 90% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc tại các cơ sở GDMN. Đến năm 2030, có ít nhất 50% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc tại các cơ sở GDMN. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở GDMN, đến năm 2015 dưới mức 11,1%, đến năm 2020 dưới mức 8% và đến năm 2030 dưới mức 5%.

Ở GD phổ thông, đến năm 2020, tỷ lệ các trường phổ thông (TH, THCS, THPT) dạy 2 buổi /ngày là 90%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: MN đạt 80%; TH đạt 90%, THCS đạt 80% và THPT đạt 60%; tỷ lệ HS đi học đúng độ tuổi ở TH là 100%, THCS là 90% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học.

Đến năm 2030, tỷ lệ trường phổ thông thực hiện dạy 2 buổi/ngày là 95%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: MN đạt 90%, TH đạt 95%, THCS 95% và THPT đạt 85%; tỷ lệ huy động HS TH đúng độ tuổi là 100%, THCS là 95% và THPT là 85%; có 90% thanh niên trong độ tuổi có trình độ trung học phổ thông và tương đương.

Năm 2020, 100% trường TH được học ngoại ngữ theo chương trình tiếng Anh của Bộ GD&ĐT; đảm bảo trước năm 2020 HS phổ thông được tiếp cận hình thức học tập E-learning; 100% trường TH, THCS, THPT thực hiện công tác quản lý trường học thông qua mạng Internet… Trước năm 2020, 100% các trường TH, THCS, THPT triển khai giảng dạy theo chương trình GD phổ thông mới của Bộ GD&ĐT.

Nghiên cứu, xây dựng mô hình trường học chất lượng cao, trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ để phát triển toàn diện HS, thực hiện dân chủ hóa GD, ứng dụng hóa GD, chú ý đến cá biệt hóa GD để phát huy cao nhất năng lực và sở trường của HS. Đến năm 2020, có 40% trường phổ thông; đến năm 2030, có 60% trường phổ thông được triển khai mô hình này… Chuẩn bị chu đáo các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ, đặc biệt là nhận thức của toàn xã hội về triển khai giáo dục bắt buộc 9 năm áp dụng sau năm 2020.

Ở GDTX: Nâng cấp các TT GDTX để thực hiện tốt chức năng liên kết đào tạo nghề, Trung cấp chuyên nghiệp. Đến năm 2020, tỷ lệ GV đạt chuẩn trình độ đào tạo là 100%, trong đó, có 7% GV đạt trên chuẩn và đến năm 2030 đạt 15% GV trên chuẩn…

Năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 99%, trong đó, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi là 99,5%; đến năm 2030, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15 đến 60 tuổi là 100% (trừ những trường hợp không có khả năng học tập). Năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ THPT và tương đương, đến năm 2030 là 87%…

Ở GD nghề nghiệp và GD ĐH: Mở rộng hệ thống GD nghề nghiệp đảm bảo phân luồng sau THCS và liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo. Đến năm 2020, có khả năng tiếp nhận 15% HS tốt nghiệp THCS và trên 20% số HS tốt nghiệp THPT vào học ở các cơ sở GD nghề nghiệp, mở rộng trường dạy nghề theo hướng vừa dạy văn hóa vừa dạy nghề HS ở các TT GDTX…

Năm 2015, tỷ lệ SV tất cả các hệ đào tạo là 200 SV/1 vạn dân, đến năm 2020 là 350 – 400 SV/1 vạn dân; đến năm 2030 là 450 – 500 SV/1 vạn dân… Năm 2020, có 40% GV trung cấp, 60% giảng viên CĐ và 90% giảng viên ĐH có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó, 30% giảng viên ĐH và 12% giảng viên CĐ có trình độ tiến sĩ. Đến năm 2030, có 50% giáo viên trung cấp, 70% giảng viên CĐ và 95% giảng viên ĐH có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó, có 40% giảng viên ĐH và 20% giảng viên CĐ có trình độ tiến sĩ… 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học sinh mạo hiểm vượt sông tới trường | Giáo dục

Posted: 19 Jan 2015 05:16 AM PST

Cả chục học sinh cùng xe đạp chen chúc trên con thuyền cũ kỹ vượt sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh) để tới lớp. Có em từng bị rơi xuống nước, may mắn được người dân cứu.


Là xã vùng lũ của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), Hương Thủy có 9 xóm với hơn 4.000 nhân khẩu. Khúc sông Ngàn Sâu chạy dọc chia cắt xóm 7 và 8 với các xóm còn lại. Đã rất nhiều năm nay, để đến trường học và chợ ở phía tây của xã thì học sinh, người dân hai xóm 7-8 phải đi thuyền qua sông Ngàn Sâu. 


Hiện hai xóm có 3 bến đò. Hàng năm, người dân góp tiền để trả cho lái đò, trung bình mỗi người là 2,5 tấn thóc. Ông Nguyễn Xuân Đòng (48 tuổi, người chèo đò nhiều năm ở khúc sông) cho biết, thuyền của ông đã mua được 4 năm, khi mới mua còn chở được nhiều, nhưng hiện tại thuyền hư hỏng, nhiều mảnh ván đã bung ra, nước ngấm vào nên chỉ chở được hơn chục người mỗi chuyến.


"Hàng ngày tôi chở hàng trăm lượt khách. Trên thuyền chỉ có vài chiếc phao cứu hộ làm bằng xốp đã cũ kỹ. May mắn là năm nay không mưa lũ, như mọi năm nước lũ dâng cao, mỗi lần chở lòng tôi luôn bất an, lo lắng hành khách gặp nguy hiểm, đặc biệt là các cháu học sinh", ông Đòng nói.


Để đi sang các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông nằm ở phía tây bên kia sông, bất kể trời mưa hay nắng, nhiều học sinh thuộc hai xóm 7 và 8 hàng ngày vẫn phải dắt xe đạp lên thuyền đi qua sông. Nhiều lúc sợ muộn học, khoảng hai chục em chen chúc trên con thuyền nhỏ.


"Cách đây hai tuần em bị rơi cả người và xe xuống sông, may mắn được bác lái đò cứu giúp. Tới giờ em vẫn còn run run khi đi thuyền, nhưng nếu không đi thì không còn con đường nào khác", em Nguyễn Đức Khanh (học sinh lớp 5B trường Tiểu học Hương Thủy) kể lại.


Để giảm bớt sự đi lại khó khăn cho học sinh, 2 năm nay chính quyền xã Hương Thủy đã mở hai điểm trường (mầm non và tiểu học) nằm ở hai xóm 7, 8 và bố trí 4 cô giáo sang đây dạy học. Hàng ngày các cô phải dậy lúc 5h sáng, tới gửi xe ở bến đò bên này sông và đi thuyền sang bên kia để truyền đạt tri thức.

Cô Phan Thị Bích Nhâm (giáo viên điểm trường Mầm non Hương Thủy) cho biết, mỗi lần đi qua sông luôn cảm giác sợ hãi. Nhiều hôm mưa gió, cô trò đều ướt sũng nhưng vẫn phải đến lớp. Để tránh bị ướt khi qua sông, các cô giáo dạy ở điểm trường lẻ thường phải đi ủng tới lớp. Nhiều cô đã bị rơi xuống nước, may mắn đã được mọi người cứu giúp.

"Con sông này độ sâu trung bình 2,5-3 m, có chỗ sâu nhất 10 m. Học sinh và người dân đều rất mong ước có một cái cầu để qua lại học hành, buôn bán. Địa phương đã nhiều lần kiến nghị bằng văn bản lên cấp trên về vấn đề có thể hỗ trợ những con thuyền chắc chắn, hoặc xây một cây cầu, tuy nhiên vẫn đang phải chờ", ông Đỗ Công Anh, cán bộ xã Hương Thủy nói. 

Theo Đức Hùng



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bật mí về người thầy đứng sau chiến thắng kỉ lục 460 điểm – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 19 Jan 2015 04:55 AM PST

Vào sư phạm vì muốn
"chắc vé" vào đại học

Ước mơ từ thời phổ
thông cho đến tận những năm đầu đi dạy của thầyNguyễn Đức Thạch
làm báo nhưng cuối cùng lại nộp hồ sơ vào Sư phạm bởi "muốn chắc ăn một vé vào
đại học". Thầy Thạch chia sẻ: "Thời ấy, mỗi thí sinh chỉ được thi vào một
trường và đối với học sinh giỏi Quốc gia thì chỉ được tuyển thẳng vào ĐH Sư
phạm. Gia đình không có điều kiện để thi lại thêm năm nữa nên mình chọn Sư
phạm”.

Thầy Thạch là người
đứng sau chiến thắng kỷ lục của Hồng Chiến

Thầy Thạch là người
đứng sau chiến thắng kỷ lục của Hồng Chiến

Đến với ngành Sư phạm
chỉ là để "chắc vé vào ĐH" nhưng sau vài năm đi dạy "mình cảm thấy có thể gắn
bó được với nghề", thầy Thạch tâm sự. Và thầy đã gắn bó với nghề "gõ đầu trẻ"
ấy suốt 24 năm qua.

24 năm đứng trên bục
giảng biết bao câu chuyện buồn vui mà đến hôm nay thầy vẫn còn nhớ, gom lại như
"kho báu" của riêng mình. 24 năm gắn mình với phấn trắng bảng đen nhưng khi
được hỏi về những gì đã làm được, thầy chỉ khiêm tốn chia sẻ: "Điều thú vị nhất
là đã đôi lần thấy mình "thực sự có ích cho ai đó" khi làm thay đổi được vài
đứa học trò theo hướng tích cực".

Thầy Thạch được biết
đến với cách dạy có chút "kì quái" và cả cách để "trịhọc trò cá biệt". Thầy tâm
sự: "Nếu chỉ nghịch ngợm và hơi cá biệt thì khá đơn giản, chỉ cần gõ đầu và xoa
đầu vài cái là ổn". Nhưng còn với những học trò thật sự cá biệt thì thầy cũng
gặp không ít khó khăn để "cảm hóa", và ngay từ những năm đầu đi dạy, thầy Thạch
cũng đã phải chịu không ít tai tiếng. Bản thân bố thầy – một nhà giáo nghiêm
khắc cũng đã rất phiền lòng khi nghe mọi người bảo: "Thầy Thạch toàn chơi với
học trò cá biệt".

Từ Thạch Gia Trang
rất nhiều cánh chim đã bay đi và trưởng thành.

Từ Thạch Gia Trang
rất nhiều cánh chim đã bay đi và trưởng thành.

Bỏ qua những lời bàn
tán, thầy vẫn cố gắng để có thể hiểu được học trò, để "khơi dậy phần sáng"
trong những học trò cá biệt ấy. Thầy chia sẻ: "Thời gian ấy, mình đã nói với bố
rằng: Bố cứ yên tâm, mấy đứa học trò cá biệt vào nhà con sẽ trở thành sinh viên
đại học chứ không bao giờ có sinh viên đại học tới nhà con để thành người cá
biệt cả".

Cứ như vậy, 24 năm
đứng trên bục giảng cũng là 24 năm người thầy này bắt các em "mắc nợ" phải "trả
nợ" bằng một tấm vé vào đại học. Và cũng nhờ vậy mà biết bao cô cậu học trò đã
nên người, đã bước chân được đến cổng trường đại học.

Tôi nói chuyện "trên
trời" để học sinh hiểu chuyện "dưới đất"

"Thực sự cách dạy của
mình hơi thiếu tính chuẩn mực, mô phạm", đó là điều đầu tiên thầy chia sẻ khi
được hỏi về kinh nghiệm, phương pháp dạy. Và nghe ra thì cách dạy cũng lạ, cũng
mới và có phần "kì lạ": "Mình thích nói chuyện trên trời để học sinh tự hiểu
chuyện dưới đất, tức là kiến thức cụ thể trong bài học. Khi lên lớp, nếu có vấn
đề gì "hot" mình sẵn sàng đảo phân phối chương trình để dạy bài phù hợp với sự
kiện nóng đang diễn ra để dễ liên hệ thực tế".

Với cách dạy gợi mở,
không áp đặt, cố gắng dung nạp và dung hòa các ý kiến khác nhau, hầu như không
ghi bảng và đôi khi thoát khỏi chuyên môn để chia sẻ những điều mình thích nếu
cảm thấy nó cần thiết cho học trò… thầy đã tạo nên sự khác biệt nho nhỏ, đó
cũng là điều làm nên sức hấp dẫn của tiết học đối với học sinh.

Từ Thạch Gia Trang
rất nhiều cánh chim đã bay đi và trưởng thành.

Các bạn học sinh ngày
đầu tiên vào lớp do thầy Thạch giảng dạy sẽ đều phải "qua cửa" bằng bài kiểm
tra chất lượng đầu năm với đề bài "Môn Văn và tôi". Cũng qua chính những bài
viết như vậy, có những khi thầy Thạch thấy buồn vì: "Các em không hiểu ý nghĩa
của môn Văn đối với cuộc sống, không hiểu rằng nó chính là một công cụ để con
người tư duy và chia sẻ thông tin với nhau".

24 năm đi dạy có biết
bao kỉ niệm buồn vui nhưng chuyện về cô học trò bị khuyết tật gù lưng chỉ cao
chưa tới 1m là khiến thầy Thạch nhớ nhất. Thầy chia sẻ: "Tiết dạy đầu tiên của
năm học 1994 -1995, khi mình vào lớp, các học trò đã đứng dậy chào thì một em
học sinh nữ ngồi bàn thứ hai vẫn nhất quyết không đứng dậy. Sau đi xuống tôi
mới biết em bị khuyết tật. Nếu lúc ấy mà mình nặng lời thì chắc sẽ phải ân hận
cả đời vì đã xúc phạm em".

Từ Thạch Gia Trang
rất nhiều cánh chim đã bay đi và trưởng thành.

Với thầy Thạch, học
trò dù có cá biệt tới đâu, nhưng đã bước chân tới nơi này, ai cũng mắc nợ thầy
tấm bằng đại học.

Cũng chính cô học trò
"nhất quyết không đứng dậy chào thầy" năm nào đã mang đến cho thầy Thạch những
niềm vui nhỏ bất ngờ. Chỉ một cuộc gọi để thông báo: "Thầy ơi, con biết tự đi
xe đạp rồi" của cô học trò nhỏ cũng khiến thầy cảm thấy vui và nó trở thành
niềm hạnh phúc khó quên trong những năm tháng làm nghề.

Thầy giáo của cậu học
trò đạt điểm kỉ lục của Olympia

Mới đây, cậu học trò
Hồng Chiến của thầy Thạch đã phá vỡ mọi kỉ lục về điểm số của cuộc thi Đường
lên đỉnh Olympia khi đạt được 460 điểm.

"Mình không còn tuổi
để chơi thì hãy tạo điều kiện cho học trò được chơi", đó là chia sẻ của thầy
Thạch khi được hỏi lý do nhận ôn luyện cho các bạn học sinh đi thi Đường lên
đỉnh Olympia.

Thầy Thạch chia sẻ:
"Mình tổ chức cho các em "thi đấu" qua từng trận được phát sóng trên VTV3 để
rèn luyện kỹ năng, bản lĩnh thi đấu. Về kiến thức chủ yếu là định hướng để các
em tự tìm tòi, biết cách tự hệ thống hóa kiến thức để "truy xuất" nhanh nhất
khi cần thiết. Qua rất nhiều năm hướng dẫn học trò tham gia Olympia mình vẫn
luôn cảm thấy hứng thú vì cuộc chơi tri thức sẽ không bao giờ cũ, mình cũng
sáng tạo ra được nhiều điều và học thêm nhiều kiến thức, giải pháp xử lý rất
hay từ học trò".

"Khát vọng và bản
lĩnh" đó là những điều thầy Thạch ấn tượng về cậu học trò Hồng Chiến. Dù không
phải là người xuất sắc nhất về mặt kiến thức nhưng Chiến lại có sự ổn định về
tâm lý, biết lắng nghe để học hỏi và nhanh chóng khắc phục những sai sót.

"Tự do cho cá nhân và
có ích thực sự cho ai đó" là phương châm sống của thầyNguyễn Đức Thạch.
24 năm đứng lớp với biết bao câu chuyện buồn vui của nghề "trồng người" và với
nhiều thế hệ học trò, thầy thật sự là một người "có ích", là người đồng hành
cùng họ đi đến tương lai.

Theo
Minh Phương/Baodatviet.vn

Xem thêm :học trò, học sinh, Thầy, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, minh phương, tâm sự, thạch, vtv3, kiến thức, kỉ lục,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam – Uruguay trong GD – ĐT | Giáo dục

Posted: 19 Jan 2015 04:26 AM PST

Chào mừng ngài Chủ tịch Hạ viện và đoàn Nghị sĩ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bày tỏ niềm vui mừng trước sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Uruguay trong những năm vừa qua.

Bộ trưởng cho biết: Mặc dù xa cách về địa lý, nhưng hai nước có nhiều gắn bó và tiềm năng hợp tác. Một trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát triển đúng với tầm quan hệ hai nước là giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ.

Bộ trưởng mong muốn qua chuyến thăm Việt Nam lần này, đoàn Nghị sĩ Uruguay sẽ tạo xung lực mạnh mẽ hơn trong mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Uruguay, tạo nền tảng trong quan hệ hợp tác về giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học. Thông điệp về mối quan hệ hợp tác này cũng đã được Bộ trưởng gửi gắm đến đoàn đại biểu Uruguay tại Đại hội Hiệp hội các trường ĐH Mỹ – Latin.

Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á đã thiết lập quan hệ với Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Mỹ Latin, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng đây là nền tảng tốt cho mối quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Uruguay, đồng thời hy vọng hai nước sẽ đi đến ký kết hợp tác về giáo dục đào tạo, như ký kết trong lĩnh vực khoa học công nghệ từ năm 2008.

Cảm ơn đề xuất phối hợp từ phía Bộ trưởng và hoàn toàn đồng tình việc coi giáo dục đào tạo là phần thiết yếu trong mối quan hệ hợp tác hai nước cần củng cố thêm, Chủ tịch Hạ viện Aníbal Pereyra hy vọng, Bộ GD&ĐT Việt Nam sẽ trực tiếp làm việc với Đại sứ quán Uruguay về vấn đề này trong thời gian tới.

"Chúng tôi quan tâm đến việc áp dụng công nghệ mới vào giáo dục đào tạo. Mối quan hệ về giáo dục đào tạo giữa hai nước có rất nhiều tiềm năng. Thông qua Đại sứ quán, tôi hy vọng hai bên sẽ có những hợp tác cụ thể hơn nữa." – Ngài Aníbal Pereyra cho hay.

Tại buổi gặp mặt, ngài Aníbal Pereyra cảm ơn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận vì những chia sẻ, trả lời ngắn gọn nhưng đầy đủ các câu hỏi của đoàn Nghị sĩ về kinh nghiệm đào tạo giáo dục phổ thông và sự tham gia của khu vực tư nhân trong giáo dục đào tạo.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bật mí về người thầy đứng sau chiến thắng kỉ lục 460 điểm | Giáo dục

Posted: 19 Jan 2015 04:15 AM PST

Nguyễn Đức Thạch (trường THPT chuyên Lê Quý Đôn), thầy giáo dạy Văn nổi tiếng ở xứ gió cát Ninh Thuận, là người có phương pháp dạy có phần lạ lẫm. Thầy chính là người ôn luyện cho Hồng Chiến, cậu học trò vừa phá kỉ lục điểm số 15 năm của Đường lên đỉnh Olympia.

Vào sư phạm vì muốn "chắc vé" vào đại học

Ước mơ từ thời phổ thông cho đến tận những năm đầu đi dạy của thầyNguyễn Đức Thạchlà làm báo nhưng cuối cùng lại nộp hồ sơ vào Sư phạm bởi "muốn chắc ăn một vé vào đại học". Thầy Thạch chia sẻ: "Thời ấy, mỗi thí sinh chỉ được thi vào một trường và đối với học sinh giỏi Quốc gia thì chỉ được tuyển thẳng vào ĐH Sư phạm. Gia đình không có điều kiện để thi lại thêm năm nữa nên mình chọn Sư phạm”.

Đến với ngành Sư phạm chỉ là để "chắc vé vào ĐH" nhưng sau vài năm đi dạy "mình cảm thấy có thể gắn bó được với nghề", thầy Thạch tâm sự. Và thầy đã gắn bó với nghề "gõ đầu trẻ" ấy suốt 24 năm qua.

24 năm đứng trên bục giảng biết bao câu chuyện buồn vui mà đến hôm nay thầy vẫn còn nhớ, gom lại như "kho báu" của riêng mình. 24 năm gắn mình với phấn trắng bảng đen nhưng khi được hỏi về những gì đã làm được, thầy chỉ khiêm tốn chia sẻ: "Điều thú vị nhất là đã đôi lần thấy mình "thực sự có ích cho ai đó" khi làm thay đổi được vài đứa học trò theo hướng tích cực".

Thầy Thạch được biết đến với cách dạy có chút "kì quái" và cả cách để "trịhọc trò cá biệt". Thầy tâm sự: "Nếu chỉ nghịch ngợm và hơi cá biệt thì khá đơn giản, chỉ cần gõ đầu và xoa đầu vài cái là ổn". Nhưng còn với những học trò thật sự cá biệt thì thầy cũng gặp không ít khó khăn để "cảm hóa", và ngay từ những năm đầu đi dạy, thầy Thạch cũng đã phải chịu không ít tai tiếng. Bản thân bố thầy – một nhà giáo nghiêm khắc cũng đã rất phiền lòng khi nghe mọi người bảo: "Thầy Thạch toàn chơi với học trò cá biệt".

Bỏ qua những lời bàn tán, thầy vẫn cố gắng để có thể hiểu được học trò, để "khơi dậy phần sáng" trong những học trò cá biệt ấy. Thầy chia sẻ: "Thời gian ấy, mình đã nói với bố rằng: Bố cứ yên tâm, mấy đứa học trò cá biệt vào nhà con sẽ trở thành sinh viên đại học chứ không bao giờ có sinh viên đại học tới nhà con để thành người cá biệt cả".

Cứ như vậy, 24 năm đứng trên bục giảng cũng là 24 năm người thầy này bắt các em "mắc nợ" phải "trả nợ" bằng một tấm vé vào đại học. Và cũng nhờ vậy mà biết bao cô cậu học trò đã nên người, đã bước chân được đến cổng trường đại học.

Tôi nói chuyện "trên trời" để học sinh hiểu chuyện "dưới đất"

"Thực sự cách dạy của mình hơi thiếu tính chuẩn mực, mô phạm", đó là điều đầu tiên thầy chia sẻ khi được hỏi về kinh nghiệm, phương pháp dạy. Và nghe ra thì cách dạy cũng lạ, cũng mới và có phần "kì lạ": "Mình thích nói chuyện trên trời để học sinh tự hiểu chuyện dưới đất, tức là kiến thức cụ thể trong bài học. Khi lên lớp, nếu có vấn đề gì "hot" mình sẵn sàng đảo phân phối chương trình để dạy bài phù hợp với sự kiện nóng đang diễn ra để dễ liên hệ thực tế".

Với cách dạy gợi mở, không áp đặt, cố gắng dung nạp và dung hòa các ý kiến khác nhau, hầu như không ghi bảng và đôi khi thoát khỏi chuyên môn để chia sẻ những điều mình thích nếu cảm thấy nó cần thiết cho học trò… thầy đã tạo nên sự khác biệt nho nhỏ, đó cũng là điều làm nên sức hấp dẫn của tiết học đối với học sinh.

Các bạn học sinh ngày đầu tiên vào lớp do thầy Thạch giảng dạy sẽ đều phải "qua cửa" bằng bài kiểm tra chất lượng đầu năm với đề bài "Môn Văn và tôi". Cũng qua chính những bài viết như vậy, có những khi thầy Thạch thấy buồn vì: "Các em không hiểu ý nghĩa của môn Văn đối với cuộc sống, không hiểu rằng nó chính là một công cụ để con người tư duy và chia sẻ thông tin với nhau".

24 năm đi dạy có biết bao kỉ niệm buồn vui nhưng chuyện về cô học trò bị khuyết tật gù lưng chỉ cao chưa tới 1m là khiến thầy Thạch nhớ nhất. Thầy chia sẻ: "Tiết dạy đầu tiên của năm học 1994 -1995, khi mình vào lớp, các học trò đã đứng dậy chào thì một em học sinh nữ ngồi bàn thứ hai vẫn nhất quyết không đứng dậy. Sau đi xuống tôi mới biết em bị khuyết tật. Nếu lúc ấy mà mình nặng lời thì chắc sẽ phải ân hận cả đời vì đã xúc phạm em".

Cũng chính cô học trò "nhất quyết không đứng dậy chào thầy" năm nào đã mang đến cho thầy Thạch những niềm vui nhỏ bất ngờ. Chỉ một cuộc gọi để thông báo: "Thầy ơi, con biết tự đi xe đạp rồi" của cô học trò nhỏ cũng khiến thầy cảm thấy vui và nó trở thành niềm hạnh phúc khó quên trong những năm tháng làm nghề.

Thầy giáo của cậu học trò đạt điểm kỉ lục của Olympia

Mới đây, cậu học trò Hồng Chiến của thầy Thạch đã phá vỡ mọi kỉ lục về điểm số của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia khi đạt được 460 điểm.

"Mình không còn tuổi để chơi thì hãy tạo điều kiện cho học trò được chơi", đó là chia sẻ của thầy Thạch khi được hỏi lý do nhận ôn luyện cho các bạn học sinh đi thi Đường lên đỉnh Olympia.

Thầy Thạch chia sẻ: "Mình tổ chức cho các em "thi đấu" qua từng trận được phát sóng trên VTV3 để rèn luyện kỹ năng, bản lĩnh thi đấu. Về kiến thức chủ yếu là định hướng để các em tự tìm tòi, biết cách tự hệ thống hóa kiến thức để "truy xuất" nhanh nhất khi cần thiết. Qua rất nhiều năm hướng dẫn học trò tham gia Olympia mình vẫn luôn cảm thấy hứng thú vì cuộc chơi tri thức sẽ không bao giờ cũ, mình cũng sáng tạo ra được nhiều điều và học thêm nhiều kiến thức, giải pháp xử lý rất hay từ học trò".

"Khát vọng và bản lĩnh" đó là những điều thầy Thạch ấn tượng về cậu học trò Hồng Chiến. Dù không phải là người xuất sắc nhất về mặt kiến thức nhưng Chiến lại có sự ổn định về tâm lý, biết lắng nghe để học hỏi và nhanh chóng khắc phục những sai sót.

"Tự do cho cá nhân và có ích thực sự cho ai đó" là phương châm sống của thầyNguyễn Đức Thạch. 24 năm đứng lớp với biết bao câu chuyện buồn vui của nghề "trồng người" và với nhiều thế hệ học trò, thầy thật sự là một người "có ích", là người đồng hành cùng họ đi đến tương lai.

Theo Minh Phương



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Không tái bổ nhiệm Hiệu trưởng bị “tố” cắt tiền thưởng của học sinh – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 19 Jan 2015 03:54 AM PST

Nội dung Quyết định nêu rõ: Không bổ nhiệm lại chức vụ Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh đối với bà Phạm Thị Hà do uy tín cá nhân đối với tập thể và ban chấp hành Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh thấp, không có đủ điều kiện bổ nhiệm lại theo quy định.

Quyết định không bổ nhiệm chức Hiệu trưởng đối với bà Phạm Thị Hà

Quyết định không bổ nhiệm chức Hiệu trưởng đối với bà Phạm Thị Hà.

Sau một ngày ra Quyết định không bổ nhiệm lại chức Hiệu trưởng đối với bà Phạm Thị Hà, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng ra Quyết định giao cho ông Đinh Chương Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh phụ trách, quản lý và điều hành hoạt động của trường cho đến khi có quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng nhà trường.

Trước đó, như Dân trí đã thông tin, bà Phạm Thị Hà bị "tố" từ khi lên làm hiệu trưởng trường THPT Dân tộc nội trú đã "cắt xén" tiền khen thưởng của học sinh, làm trái theo thông tư của Bộ giáo dục, không trả tiền học phẩm cho học sinh được cấp theo quy định hằng năm. Bên cạnh đó, bà Hà còn bị tố không đứng lớp dạy nhưng vẫn hưởng tiền phụ cấp 70% tiền đứng lớp.

Hiện các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang tiến hành thanh tra tại trường này.

Nguyễn Thùy



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nữ sinh lớp 10 mất tích hơn hai tháng

Posted: 19 Jan 2015 03:26 AM PST

- Một nữ sinh lớp 10/13 Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc,
Quảng Nam mất tích hơn hai tháng – đến nay vẫn chưa tìm thấy…

Chiều 19/1, Công an huyện Đại Lộc, Quảng Nam cho hay, hơn 2 tháng qua sau khi
nhận tin báo của gia đình ông Nguyễn Văn Y, trú tại xã Đại Thắng huyện Đại Lộc
về trường hợp mất tích của đứa con gái đang học lớp 10/13 Trường THPT Đỗ Đăng
Tuyển – đến nay vẫn chưa tìm ra tung tích dù đã nỗ lực tìm kiếm.

Theo trình báo của gia đình ông Nguyễn Văn Y. cho biết: hàng ngày Nguyễn Thị
Hồng Nhung – con gái đi học về tới nhà khoảng 17h30. Tuy nhiên, ngày
5/10/2014, tới 18 giờ vẫn không thấy cháu về, gia đình đã đi tìm nhiều nơi nhưng
không thấy cháu. Sau đó gia đinh có báo công an địa phương nhờ giúp đỡ.

Ngay lập tức cơ quan điều tra công an huyện Đại Lộc đã triển khai lực lượng
tìm kiếm và điều tra các mối quan hệ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa phát hiện được
tung tích của nữ sinh.

Nhận dạng của cơ quan điều tra cho biết: Vào thời điểm mất tích, nữ sinh Nhung mặc quần jeans màu xanh, bên ngoài mặc áo khoác xanh, bên trong mặc áo
sơ mi sọc đứng màu xanh trắng, mang giày màu đen.

Vũ Trung



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhiều du học sinh tại Úc bị ‘bóc lột’ sức lao động | Giáo dục

Posted: 19 Jan 2015 03:13 AM PST

Nhiều du học sinh tại thành phố Sydney, Úc phải chấp nhận làm việc với mức thù lao bèo bọt do nhu cầu cấp thiết về một công việc để trang trải chi phí sinh hoạt, học tập, theo The Sydney Morning Heral ngày 17/1.

Luật pháp Úc quy định mức lương theo giờ tối thiểu dành cho người lao động hiện nay là 13,90 USD (khoảng 300 nghìn đồng). Tuy nhiên, hơn 50 du học sinh tại một trường ngoại ngữ tại Sydney, Úc cho biết, họ không nhận được mức trả công cơ bản nêu trên khi đi làm thêm, theo Fairfax Media.

Ít nhất 10 người trong số đó cho biết một số chủ nhà hàng ở vùng ngoại ô Sydney chỉ trả khoảng 8,24 USD cho mỗi giờ làm việc. Thậm chí, một số sinh viên chỉ được nhận 6,59 USD (khoảng 140 nghìn đồng), theo The Sydney Morning Herald.

Điều kiện lương bổng quá thấp khiến sinh viên nước ngoài tại Sydney phải mạo hiểm phá vỡ một số quy định về cấp và duy trì visa, trong đó có điều kiện chỉ được làm việc khoảng 40 giờ trong vòng 15 ngày, đồng nghĩa với nguy cơ bị trục xuất về nước là rất cao.

The Sydney Morning Herald dẫn lời một du học sinh đến từ Ý cho biết có khi cô phải làm việc đến 70 giờ mỗi tuần dù nhận thức được đó là hành vi phạm pháp, trong khi chỉ dành 4 tiếng mỗi ngày trên giảng đường.

"Biết làm sao được. Nếu làm việc ít hơn 20 giờ (mỗi tuần) thì tôi sẽ không thể đảm bảo cuộc sống ở đây", cô gái chia sẻ.

Bà Jo Shulman, Giám đốc điều hành Trung tâm hỗ trợ pháp lý Redfern (ngoại ô Sydney) cho rằng du học sinh thường không dám tố cáo tình trạng bóc lột sức lao động vì lo sợ bị trả thù.

Theo Hữu Đạt



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đại sứ Australia: Rào cản sinh viên Australia đến Việt Nam học tập là ngôn ngữ – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 19 Jan 2015 02:46 AM PST

Chính phủ Australia đã đầu tư ngân sách 100
triệu đô la cho Chương trình New Colombo Plan. Đây một chương trình trọng điểm
của Chính phủ Australia nhằm gia tăng số lượng sinh viên Australia đến các nước
châu Á học tập, trong đó có Việt Nam.

Để hiểu rõ hơn về chương trình New Colombo Plan cũng như sự hỗ trợ
của Australia tới Việt Nam về lĩnh vực giáo dục, PV
Dân trí đã có cuộc trao đổi với Đại sứ
Australia Hugh Borrowman.

Đại sứ Australia Hugh Borrowman
Đại sứ Australia Hugh Borrowman

Thưa ông, chương trình New Colombo Plan thực hiện tại Việt Nam
như thế nào? ông có thể nói rõ hơn ý nghĩa của chương trình?

Chương
trình New Colombo Plan là sáng kiến rất quan trọng của Chính phủ Australia vì chúng tôi muốn dùng giáo dục như là động
lực, phương tiện hợp tác nhằm làm sâu sắc thêm kiến
thức và hiểu biết của sinh viên Australia về châu Á. Đồng thời, tăng cường các mối liên kết nhân dân. Chúng
tôi coi Australia như một phần của khu vực
châu Á và Đông Nam Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi muốn đóng góp và tác động tới
khu vực này.

Như
các bạn đã biết rất nhiều sinh viên Việt Nam đã và đang sang Australia học tập . Mục tiêu của chương trình
Colombo Plan là làm sao để có nhiều sinh viên Australia
sang Việt Nam cũng như sang nước khác nữa để học tập và giao lưu văn hóa.

Đây
là sáng kiến rất mới của Chính phủ Australia
được bầu cách đây 2 năm. Đây là một chương trình rất lớn và đã được thử nghiệm ở
4 nước khác năm 2014. Tháng 1/ 2015, bắt đầu được thực hiện nhiều nước trong đó
có VN. Nhóm sinh viên Australia đầu tiên đã
sang Việt Nam.

Chúng
tôi hy vọng số lượng sinh viên Australia chọn
Việt Nam ngày càng nhiều trong những năm tiếp theo.

Trong chương trình này, sinh
viên Australia được chọn nước đi học hay là Chính
phủ chọn rồi cử sinh viên đi học?

Chính
phủ là người cấp tiền, chương trình, còn sinh viên và trường quyết định lựa chọn
ngành nào, nước nào và nộp đơn. Tự các trường Australia
lựa chọn trường nước ngoài làm đối tác để cử sinh viên sang và theo nguyện vọng
của các sinh viên muốn sang nước đó học.

Chương trình mang đến cơ hội cho sinh viên Australia học tập tối
đa 1 năm tại các trường đại học trong khu vực đồng thời có thể đi thực tập tại
một doanh nghiệp địa phương như một phần tín chỉ trong chương trình học tập của
họ.

Theo ông ngành học nào ở Việt
Nam sẽ thu hút được nhiều sinh viên Australia
chọn học?

Thực
ra ở Việt Nam với chương trình New Colombo Plan này sẽ gặp khó khăn về mặt ngôn
ngữ. Mặc dù ngôn ngữ là cản trở lớn nhưng trong quá trình tiếp xúc với các trường
đại học Việt Nam, chúng tôi thấy nhiều trường đại học Việt Nam có những khóa
đào tạo bằng tiếng Anh trong các lĩnh vực như kinh doanh, kỹ sư, nông nghiệp, y
tế…

Nhưng
ở đây, vấn đề là khi sinh viên Australia sang Singapore học người ta có thể chọn bất
kỳ lĩnh vực nào học vì ở đó sinh viên học hết bằng tiếng Anh. Nhưng khi sang Việt
Nam, việc lựa chọn những khóa học dài hạn một học kỳ cho đến một năm của họ bị
giới hạn hơn. Họ phải lựa chọn những
khóa học giảng dạy bằng tiếng Anh.

Bên cạnh những khóa học dài hạn, một lựa chọn
phổ biến ở thời điểm hiện tại là những khóa ngắn hạn bằng tiếng Anh hoặc những
khóa học hoặc chương trình ngắn được các trường Việt Nam thiết kế riêng theo đề
suất của các trường Australia đối tác cho sinh viên của họ sang Việt Nam theo
chương trình New Colombo Plan.

Cho đến thời điểm này, quốc
gia châu Á nào được sinh viên Australia lựa chọn
nhiều nhất thưa ông?

Trung
Quốc là nước được sinh viên Australia lựa chọn
nhiều nhất. Nhưng tin mừng là ở vòng đầu tiên 2015 này, Việt Nam là một trong
những quốc gia nhận được nhiều quan tâm của sinh viên Australia.
Số lượng sinh viên Australia chọn Việt Nam là điểm đến ngang ngửa với Thái
Lan, một quốc gia có nền giáo dục đại học khá phát triển và có những điều kiện
thuận lợi cũng như kinh nghiệm đón tiếp sinh viên quốc tế đến học tập và nghiên
cứu…

Nhóm sinh viên Australia đầu tiên tới Việt Nam theo chương trình New Colombo Plan
Nhóm sinh viên Australia đầu tiên tới Việt Nam theo chương trình New Colombo Plan

Australia hỗ trợ giáo dục Việt Nam phát triển

Giáo dục là sự kết
nối lâu dài trong quan hệ giữa Australia và Việt Nam. Vậy chương trình đào tạo
của Australia tập trung vào những lĩnh vực gì cho nguồn nhân lực Việt Nam?

Những
lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam và nhân dân Việt Nam nghĩ là mình sẽ cần sự hỗ
trợ của Australia thì chúng tôi hỗ trợ , điều
này phụ thuộc vào Việt Nam.

Rất
tốt, ở thời điểm hiện tại Chính phủ Việt Nam đã nhận ra rằng, Việt Nam cũng như
nền kinh tế Việt Nam cần nhiều nguồn nhân lực có kỹ năng thực tế và kỹ năng
chuyên sâu hơn, chứ không chỉ tập trung vào những bậc đào tạo đại học, sau đại
học là thạc sĩ và tiến sĩ.

Trong
quá trình đàm phán về pha hỗ trợ tiếp theo của Australia
cho Việt Nam liên quan đến việc phát triển nguồn nhân sự cho 2016 – 2020, chúng
tôi rất vui đã thảo luận và có cùng quan điểm về việc cần phải cân bằng đào tạo và hỗ trợ trong lĩnh vực dạy nghề, lĩnh
vực giáo dục đại học và sau đại học.

Tôi
cũng muốn đề cập đến diễn đàn hiệu trưởng các trường phổ thông Hà Nội và Bang Victoria diễn ra vào cuối năm
2014. Như vậy, các bạn có thể thấy sự hợp tác giáo dục của Australia
và Việt Nam hiện nay rất rộng và đa dạng.

Giáo dục Việt Nam đang trong
quá trình đổi mới căn bản toàn diện, vậy bên Australia
đã nắm bắt được sự đổi mới này như thế nào? Sự hợp tác giữa 2 bên lần này có
góp phần trong việc đổi mới đó không?

Tôi
chắc chắn là chúng tôi đang và sẽ đóng góp vào quá trình đổi mới này. Chúng tôi có văn bản ghi nhớ hợp tác giáo dục đào tạo
giữa Australia và Việt Nam.

Dưới văn bản này chúng tôi có nhóm công tác
chung giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Australia
gặp nhau 2 năm 1 lần. Trong nhóm công tác chung này chúng tôi  thảo luận
và thực hiện những ưu tiên chung về phát triển giáo dục giữa 2 nước như cải
cách giáo trình, đảm bảo chất lượng, giáo dục và đào tạo nghề, nâng cao chất lượng
giáo dục.

Bên
cạnh hợp tác cấp chính phủ, chúng tôi rất
quan tâm và hỗ trợ việc đẩy mạnh quan hệ giữa các trường với nhau. Có rất nhiều
trường đại học ở Australia đã và đang xem xét
vấn đề đào tạo giáo trình của Australia tại Việt
Nam thông qua những cơ sở giáo dục tại Việt Nam.

Đảm
bảo chất lượng giáo dục Australia là vấn đề
chúng tôi rất quan tâm đặc biệt khi chương trình đó được giảng dạy ở Việt Nam.. Chúng tôi
sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cũng như chuyên môn  đảm bảo chất lượng giáo dục với
Việt nam.

Các
bạn đã biết, Australia có hệ thống dạy nghề rất
mạnh. Điểm mạnh nhất trong hệ thống dạy nghề của chúng tôi là sự kết nối giữa
cơ sở đào tạo và thị trường lao động. Để kết nối này hoạt động tốt, chúng tôi
có hội đồng ngành, hội đồng ngành đưa ra
tiếng nói và dự báo về việc thị trường lao động đang cần kỹ năng gì để trường dạy
nghề biết đào tạo ngành nghề đáp ứng nhu cầu. Hiện Australia đang tích cực hỗ
trợ phát triển hệ thống dạy nghề Việt Nam thông qua các dự án song phương và đa
phương.

Sự
liên kết giữa các trường và các ngành công nghiệp bên ngoài rất quan trọng. Không
tốt một chút nào nếu chúng ta đang đào tạo ra những sinh viên không đáp ứng được
thị trường lao động và kết quả là thị trường lao động sẽ không tuyển dụng được
nhân sự với kỹ năng họ yêu cầu và cùng một
lúc sinh viên sẽ bị thất nghiệp.


vậy, các trường cần phải có liên kết chặt chẽ với các nhà tuyển dụng để biết xem kỹ năng người ta cần là gì. Những
kỹ năng này cũng thay đổi rất nhanh nên việc hợp tác rất là quan trọng.

Ông nhận định thế nào về nền
giáo dục Việt Nam hiện nay? Ông có chia sẻ gì để giúp Việt Nam có trường đại học
lọt vào tốp thế giới ?

Tôi không ở vị trí tốt để đưa ra nhận xét
về giáo dục Việt Nam đặc biệt là về chất lượng. Tuy nhiên, qua một số diễn đàn
và thông tin tôi được biết lãnh đạo Việt Nam cũng đã hiểu rõ thách thức nền
giáo dục Việt Nam đang gặp phải. Đặc biệt,
nền kinh tế Việt Nam thiếu rất nhiều kỹ sư chuyên sâu và công nhân lành nghề.

Tôi
nghĩ Chính phủ Việt Nam đang cố gắng và đã đạt được những thành tựu nhất định đặc
biệt là trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục. Đây cũng là lĩnh vực mà Australia đang giúp Việt Nam.

Chúng
tôi đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân sự, thông qua các chương trình và sáng kiến như cấp học bổng bằng
ngân sách nhà nước để tăng số lượng giảng viên đại học có bằng tiến sĩ. Đặc biệt,
Đề án Ngoại ngữ
Quốc gia 2020 để nâng
trình độ tiếng Anh của người dân Việt Nam.

Việt
Nam cũng là đất nước coi trọng giáo dục và học tập. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện
tại chưa có trường đại học Việt Nam nào nằm trong các tốp xếp hạng của thế giới.
Chúng tôi sẽ cố gắng, nỗ lực giúp đỡ Việt
Nam đạt mục tiêu này.

Xin trân trọng cám ơn Đại sứ
Hugh Borrowman!


Hiện nay, có khoảng 30.000 sinh viên Việt Nam du học tại Australia,
trong đó có rất nhiều sinh viên du học tự túc. Vậy, Australia
có chính sách nào để hỗ trợ sinh viên du học tự túc không?


Đại sứ Australia Hugh
Borrowman:
Hiện tại Australia
vẫn là một trong những quốc gia đứng đầu
trong việc cung cấp học bổng cho Việt Nam. Năm vừa rồi chúng tôi cung
cấp 350 suất học bổng cho Việt Nam.


Với các sinh viên tự túc,
Chính phủ Australia không cung cấp dịch vụ
trực tiếp mà từ các trường đại học giúp sinh viên trong việc tư vấn tìm nhà ở,
tìm nơi thực tập trước khi tốt nghiệp…


Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Australia là một trong những quốc gia đầu tiên, và
đến thời điểm hiện tại cũng là một trong số ít nước có đạo luật bảo vệ quyền
lợi sinh viên quốc tế. Với đạo luật này, những trường muốn nhận sinh viên quốc
tế phải thỏa mãn, đáp ứng nhiều điều kiện và yêu cầu chính phủ Australia đặt
ra sao cho quyền lợi của sinh viên quốc tế được đảm bảo tốt nhất.


Hồng Hạnh (thực hiện)

Xem thêm :trường đại học, đt việt nam, thị trường, chất lượng, Nước, sinh viên, kỹ năng, chương trình, Chính phủ Việt Nam, hỗ trợ,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments