Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bằng giả hoành hành | Giáo dục

Posted: 18 Jan 2015 07:25 AM PST

Chỉ trong năm 2014, riêng đường dây làm giả bằng ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ vừa bị triệt phá ở TPHCM đã tiêu thụ đến 500 – 600 bằng, cho thấy nhu cầu trong xã hội vẫn rất lớn.

Thanh Hóa vừa phát hiện 20 cán bộ y tế dùng bằng giả. TP HCM cũng mới triệt phá một băng nhóm sản xuất bằng giả từ cử nhân đến tiến sĩ… Tình trạng sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Bằng giả: Hại người

Bức xúc trước thực trạng hàng chục cán bộ y tế dùng bằng giả chỉ riêng ở tỉnh Thanh Hóa, GS-TS Đỗ Kim Sơn, nguyên giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) nhấn mạnh đây là điều không thể chấp nhận được.

"Không có bằng cấp, chuyên môn mà thăm khám, cấp phát thuốc, điều trị cho bệnh nhân là cực kỳ nguy hiểm. Những người mua bằng để làm bác sĩ chính là "lang băm" làm liều, coi thường tính mạng người bệnh" – GS Sơn nhìn nhận.

Theo TS Hoàng Bùi Hải, Trường ĐH Y Hà Nội, ngành y là một ngành khoa học vừa tự nhiên vừa xã hội, tuyển đầu vào đã khó, quá trình học lại vất vả. Thời gian học dài, lúc ra trường còn cần học thêm nữa, bên cạnh đó luôn phải có thầy kèm cặp đến khi trở thành người làm việc độc lập. "Cán bộ ngành y sử dụng bằng giả thì đúng là hại bệnh nhân" – TS Hải lo ngại. 

Một chuyên gia trong ngành y tế đau đớn cho rằng đặc thù ngành y là công việc liên quan đến tính mạng người bệnh. Vì thế, những người sử dụng bằng giả về chuyên môn là vi phạm pháp luật, cần xử phạt nghiêm khắc.

"Chúng ta phải có biện pháp mạnh để xử lý chuyện này, để răn đe những kẻ lợi dụng kẽ hở của pháp luật. Tôi cảm thấy rất buồn về chuyện này. Việc sử dụng bằng giả trong các ngành đã đáng trách nhưng dùng bằng giả trong ngành y tế còn đáng trách hơn. Ngành y liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người, vì vậy trình độ thật rất quan trọng" – chuyên gia này bày tỏ.

Băng nhóm làm bằng giả vừa bị Công an TP HCM triệt phá.

Chỉ có thể "chui" vào cơ quan nhà nước

Chỉ trong năm 2014, riêng đường dây làm bằng CĐ, ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ giả do Phạm Đăng Thành (SN 1990, quê Quảng Ngãi) cầm đầu đã bán khoảng 600 bằng giả các loại. Điều đó cho thấy nhu cầu sử dụng bằng giả trong xã hội là rất lớn. Băng nhóm này vừa bị Công an TP HCM triệt phá.

Lý giải về thực trạng mua bằng bán cấp, một giáo sư danh tiếng cho rằng nguyên nhân quan trọng chính là do sự háo danh. "Khi xã hội tồn tại bằng cấp, danh hiệu, giải thưởng thì sẽ có không ít người dùng mọi cách để có được hư danh. Thêm vào đó, nhiều nhà tuyển dụng còn quá thiên về bằng cấp, họ đòi hỏi bằng cấp này, chứng chỉ kia mới tuyển dụng nên người ta phải "chạy" bằng giả" – ông phân tích.

TS Hoàng Bùi Hải đưa ra hàng loạt nguyên nhân khiến bằng giả tồn tại, trong đó có "thói quen" của nhiều người. "Họ suy nghĩ cái gì cũng có thể mua bán được. Đã "mua" nhiều thứ rồi, cái gì cũng thấy dễ, còn bằng cấp để hợp thức hóa cái vỏ bọc thì có sao đâu? Ban đầu là mua chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, sau đó đến bằng đại học rồi cả tiến sĩ. Toàn xã hội đâu đâu cũng cần bằng cấp, học hành thật thì lâu nên đi mua cho nhanh" – TS Hải nhận xét.

Theo giảng viên này, bên cạnh đó, việc quản lý về đào tạo và cấp bằng lỏng lẻo. Nhiều trường mới ra đời, không đủ điều kiện vẫn hoạt động (có trường đại học chỉ có hiệu trưởng và kế toán là cơ hữu, còn đi thuê giảng viên; có giảng viên giảng cho rất nhiều trường nhưng giảng thế nào không ai biết). Chưa hết, cách tuyển dụng không minh bạch, không công khai, chỉ dựa trên bằng cấp cũng khiến nhiều người bằng mọi cách để có được tấm bằng.

Tại cuộc họp của Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận từng thẳng thắn: "Người học giả, bằng giả, học thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể "chui" vào hệ thống công chức nhà nước, không vào được doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài". Thực tế, chưa có một cuộc điều tra cụ thể nào về việc này nhưng nhiều chuyên gia khi được hỏi đều đồng tình với ý kiến của bộ trưởng Luận.

TS Nguyễn Văn Vịnh, nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và Phát triển, cho rằng chỉ có cơ quan, doanh nghiệp nhà nước mới thu nhận những người dùng bằng giả hoặc bằng thật chất lượng giả, bởi nếu họ làm không hiệu quả, yếu kém, thua lỗ thì đã có nhà nước, nhân dân chịu. Theo ông, chính cơ chế tuyển dụng nặng về bằng cấp đã làm nản lòng nhiều người giỏi, tạo cơ hội cho nhiều người dùng bằng giả.

"Tuyển dụng, đề bạt cán bộ, công chức, viên chức đương nhiên phải có tiêu chí. Nhưng nếu nhà tuyển dụng quan liêu, chỉ nhìn vào bằng cấp thì sẽ bị bằng cấp đánh lừa. Đó là chưa nói đến những người trục lợi, biết thừa người ta xài bằng giả hoặc bằng thật trình độ giả mà vẫn tuyển dụng, đề bạt vì lợi ích cá nhân" – TS Vịnh phân tích.

TS Hoàng Bùi Hải cũng nhất trí với quan điểm này. "Nếu chúng ta có cách tuyển dụng minh bạch hơn, mọi ứng viên tham gia đều có cơ hội như nhau, có hội đồng tuyển công tâm với những tiêu chí rõ ràng thì nhiều người giỏi sẽ có cơ hội. Người giỏi về công việc cần tuyển, chứ không phải "giỏi lĩnh vực khác" hay là "giỏi toàn diện"" – TS Hải lý giải.

Xử lý chưa nghiêm

Những quy định về xử lý kỷ luật người sử dụng bằng giả rất nghiêm khắc và rõ ràng nhưng trên thực tế, nhu cầu sử dụng, mua bán bằng giả vẫn rất lớn.

Lý giải tình trạng này, một GS của ĐH QG Hà Nội thẳng thắn: "Quy chế rất rõ ràng, đầy đủ nhưng vấn đề là xử lý kỷ luật chưa nghiêm nên không ai sợ. Bộ GD-ĐT đề ra quy chế cấm học viên sau ĐH tiếp xúc thành viên hội đồng chấm luận văn, luận án trước khi bảo vệ nhưng ít cơ sở đào tạo chịu thực hiện vì lối suy nghĩ xuê xoa, đại khái. Học viên sau ĐH nào mang luận án đến nhà thành viên hội đồng để chấm cũng cầm theo phong bì, như thế thì làm sao đánh giá được khách quan?".

Về giải pháp ngăn chặn bằng giả, chuyên gia này cho rằng phải xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm để làm gương. Đồng thời, cần công khai các luận văn, luận án trên trang web của trường để dễ dàng có thông tin so sánh, đối chiếu.

Dưới một góc nhìn khác, TS Nguyễn Văn Vịnh đặt vấn đề: Tại sao những người dùng bằng giả hoặc bằng thật trình độ giả không vào doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn nước ngoài được? Theo ông, vì việc tuyển dụng, đề bạt nhân viên ở đó gắn chặt với quyền lợi của ông chủ, của doanh nghiệp. Khi tuyển, người ta đã định rõ vào vị trí nào, để làm việc ở vị trí đó thì phải đáp ứng được những yêu cầu gì; không đạt yêu cầu dứt khoát không tuyển. Vì thế, khi có được một thị trường lao động đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh, chúng ta sẽ hạn chế được những người bằng thật – kiến thức giả vào bộ máy nhà nước.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cùng từng đau đáu khi nhận xét: "Đội ngũ cán bộ tổ chức ở doanh nghiệp tư nhân không chuyên như chúng ta mà họ lại "lọc" được, còn chúng ta thì lại không". Vì vậy, người đứng đầu ngành GD-ĐT "thiết tha đề nghị" Bộ Nội vụ nhanh chóng có đề án đổi mới tuyển dụng cán bộ viên chức, công chức.


Liên tục phát hiện bằng giả


Tháng 10/2014, Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định cách chức chủ tịch UBND xã Tiến Lộc đối với ông Hoàng Văn Đồng. Ông Đồng đã mượn bằng tốt nghiệp THPT của anh vợ rồi đi học và tốt nghiệp Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa. Sau đó, ông được thăng chức từ trưởng công an xã đến phó chủ tịch rồi chủ tịch UBND xã.


Tháng 8/2014, Phòng GD-ĐT huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định xác nhận cơ quan chức năng đã có kết luận 20 nhân viên y tế học đường đang làm việc tại các trường tiểu học và THCS trong huyện sử dụng bằng giả. Trước đó, tháng 3-2014, lãnh đạo huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND xã Định Công đối với ông Bùi Tuấn Ngọc vì giả mạo bằng cấp. Tại Thừa Thiên – Huế, giảng viên Trần Thị Hoài Diễm công tác tại Trường ĐH Nghệ thuật Huế bị phát hiện sử dụng bằng ngoại ngữ giả để đủ điều kiện tốt nghiệp thạc sĩ…


Theo số liệu của Sở GD-ĐT Sóc Trăng năm 2011, toàn tỉnh có đến 284 cán bộ sử dụng bằng giả, trong đó có 107 viên chức ngành giáo dục. Những người sử dụng bằng giả cho biết mỗi bằng họ mua với giá 3-20 triệu đồng….

Tiếp đó, tháng 6/2012, Công an quận Đống Đa, TP Hà Nội đã triệt phá đường dây mua bán các loại văn bằng, chứng chỉ giả từ tốt nghiệp THPT đến thạc sĩ, tiến sĩ. Cơ quan Công an đã khởi tố 3 đối tượng liên quan.

Học giả bằng thật: Mối nguy gấp nhiều lần

Một GS của ĐH quốc gia Hà Nội phân tích: Bằng cấp giả được hiểu theo theo 2 nghĩa, một là bằng cấp có nguồn gốc giả (in giả), hai là bằng thật nhưng học giả. Thực tế, nhiều người đã sử dụng bằng giả để "leo" cao. Tuy nhiên, hiện tượng giả này dễ phát hiện và đấu tranh hơn so với bằng thật mà kiến thức giả.

"Nhiều người nói "nhiệt tình + sự ngu dốt = phá hoại", đôi khi hậu quả của việc "học giả bằng thật" còn lớn hơn cả sự phá hoại có chủ ý. Lắm bằng cấp giả thì xã hội sẽ kém phát triển, ngày càng tụt hậu so với các nước và người dân không thoát được đói nghèo" – GS này nhấn mạnh.

Theo TS Hoàng Bùi Hải,  bằng cấp giả tạo điều kiện cho những người không được học hành, chưa được đào tạo vào làm tại một vị trí nào đó sẽ làm giảm hiệu quả công việc, gây ra hàng loạt phiền toái.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thầy giáo triệu đô ở Hàn Quốc – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 18 Jan 2015 07:07 AM PST

"Thầy giáo ngôi sao"

Cha Kil Yong
là một giáo viên Toán giỏi nổi tiếng, tuy nhiên anh không dạy học ở trường mà
điều hành một hagwon- nghĩa là lò luyện
thi, có tên gọi SevenEdu, tập trung vào việc ôn luyện kiến thức cho bài thi
SAT- một bài thi Toán có giá trị tương đương với kỳ thi đại học.

Thầy giáo triệu đô ở Hàn Quốc

Năm ngoái,
thu nhập của Cha Kil Yong lên tới 8 triệu đô. Văn phòng của anh được đặt tại
Gangnam- khu vực dân cư giàu có ở Seoul mà nhiều người đã biết tới qua ca khúc
Gangnam style. "Thầy giáo ngôi sao" này" thậm chí còn thu âm một ca khúc song
ca với nữ diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc Clara, với tựa đề là "SAT jackpot" (tạm
dịch: thành công với SAT) và quay quảng cáo những sản phẩm như sâm đỏ có tác dụng
bổ não, tăng hiệu quả học tập.

Thành công của
Cha Kil Yong không chỉ đến từ kỹ năng dạy học mà còn vì thầy giáo trẻ này luôn
biết cách làm cho bản thân nổi bật với việc quảng bá thương hiệu cá nhân và
phương pháp dạy học thú vị, sáng tạo, như một ngôi sao giải trí thực thụ.

Không chỉ có
Cha Kil Yong, Kwon Kyu Ho- một thầy giáo dạy văn cũng có thu nhập mỗi năm lên đến
hàng triệu đô và cho rằng, thời đại này giáo dục không chỉ dừng lại ở việc dạy
học theo cách thức thông thường. Các giáo viên ngày càng để ý đến vẻ ngoài hơn,
tăng cường quảng bá tên tuổi của bản thân qua các kênh thông tin và kiếm thu nhập
chủ yếu từ các lò luyện hagwon được mở ra ngày một nhiều

Điều gì làm nên thời đại của những thầy
giáo triệu đô?

Có một sự thật
là ở Hàn Quốc, áp lực của việc học tập là vô cùng lớn. Đó là một xã hội buộc những
đứa trẻ phải luôn luôn nỗ lực ngay từ khi còn học mẫu giáo để có thể đặt chân
vào những trường tiểu học, cấp hai, cấp ba "điểm", thi đậu một trường đại học danh
tiếng, kiếm được một việc làm lương cao cùng một vị hôn phu xứng tầm. Thậm chí,
ở Hàn còn có một cụm từ có nghĩa là helicopter
mother- bà mẹ trực thăng,
dùng để miêu
tả một cách hài hước về những bà mẹ luôn "lao thẳng" vào phòng học đòi gặp giáo
viên để thắc mắc về điểm số hoặc yêu cầu xếp chỗ ở những hàng ghế đầu cho con
mình.

Bên cạnh đó,
hiện nay còn có một xu thế đó là nhiều gia đình ở Hàn sau khi ly dị thì người bố
ở lại Hàn Quốc để làm việc và người mẹ thì đưa lũ trẻ sang Mĩ định cư vì ở đó nền
giáo dục tốt hơn và bọn trẻ có cơ hội vào được những trường đại học danh tiếng
như Harvard. Tất cả những áp lực này khiến cho bài thi SAT càng lúc càng trở thành
một cột mốc quan trọng đối với học sinh Hàn Quốc.

Trước đây, phần
lớn các lớp luyện thi hagwon được mở vào buổi chiều tối, sau giờ học chính thức.
Tuy nhiên thời gian gần đây với sự phát triển của công nghệ thông tin thì các lớp
học online đã xuất hiện ngày càng nhiều. Có khoảng 300,000 học viên theo học lớp
online luyện thi SAT của Cha Kil Yong, học phí là 39$ cho một khoá học dài 20
giờ đồng hồ (mức học phí ở các trường luyện thi thông thường có thể lên đến
600$ cho một khoá học). Đổi lại, họ sẽ được thầy giáo dạy các thủ thuật khi làm
bài thi, cách giải quyết các bài toán một cách ngắn gọn nhất. Ước tính, ngành
công nghiệp hagwon đem về cho Hàn Quốc 20 tỷ đô la mỗi năm. Đất nước này cũng
trở thành quốc gia nằm trong top đầu về phát triển các kỹ năng đọc hiểu, toán học
và khoa học.

Tuy nhiên,
theo như bảng xếp hạng gần đây nhất từ Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
thì học sinh Hàn Quốc lại xếp bét về mức độ hạnh phúc ở trường học và tỷ lệ tự
tử ở Hàn cũng rất cao, với nhiều nguyên nhân xoay quanh vấn đề điểm số và áp lực
học tập.

Một số chính
trị gia và các nhà giáo dục đã đặt dấu chấm hỏi cho sự thái quá này. Nhưng ngay
chính những phụ huynh không đồng tình với việc bắt ép con em đi học thêm cũng
phải đầu hàng vì những đứa trẻ sau đó sẽ phàn nàn rằng không đi học thêm thì
không thể theo kịp được bài vở trên lớp.

Mới đây, Tổng
thống Park Geun Hye đã đề xuất rằng để phát triển lên một tầm cao mới thì Hàn
Quốc cần một "nền kinh tế sáng tạo", và nhiều chuyên gia đã cho rằng nền giáo dục
cũng cần được cải tổ theo chiều hướng sáng tạo.

Sự thống trị của các lò luyện
thi hagwon có quá nhiều mặt tiêu cực, và nguyên nhân được cho là xuất phát từ kỳ
thi đại học mà vốn dĩ nên đánh giá năng lực của học sinh không chỉ qua kết quả
của một bài kiểm tra mà còn trên nhiều phương diện như các hoạt động ngoại khoá
và bài luận giống như nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.

Như ông Lee
Ju Ho- cựu Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc đã nói: "Chúng ta thực sự cần phải thay
đổi".

Thuỳ Linh Hà ( Theo The Guardian )



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bị mẹ ép ăn óc heo hàng ngày để ôn thi | Giáo dục

Posted: 18 Jan 2015 06:24 AM PST

Ngày 18/1, trong ngày hội tư vấn tuyển sinh tại trường ĐH Bách Khoa TP HCM, nam sinh trường THPT Lê Hồng Phong đã khiến cả hội trường bật cười khi cho biết bị mẹ bắt ăn óc heo hàng ngày để thông minh, dễ ôn thi.


Đặt ra câu hỏi với Ban tư vấn tuyển sinh, nam sinh này thắc mắc “ăn óc heo có lợi gì?” bởi mấy tháng gần đây do phải ôn thi ĐH nên mỗi ngày mẹ cậu đều mua óc heo về bắt ăn đến nỗi phát ngán.


Chia sẻ với câu chuyện của nam sinh này, bác sĩ Trần Thị Minh Hạnh – Phó giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP HCM – cho biết, nhiều người quan niệm “ăn gì bổ nấy” nên nhiều phụ huynh thường cho con mình ăn óc heo nhằm cải thiện trí thông minh. Tuy nhiên, trên thực tế óc heo và các loại óc khác không có tác dụng như mọi người vẫn nghĩ mà ngược lại có nhiều cholesteron.


Một nữ thí sinh đến từ An Giang cũng khiến các thành viên ban tư vấn bật cười khi đặt câu hỏi: “Em tham gia kỳ thi để vừa xét tốt nghiệp vừa xét ĐH, CĐ nhưng nếu thi xong điểm thi 3 môn của khối xét tuyển đủ để đậu đại học nhưng bị rớt tốt nghiệp vì liệt ở môn còn lại thì có đậu ĐH không?”.


Theo ThS. Lê Văn Hiển – Phó phòng đào tạo trường ĐH Luật – năm nay việc đăng ký xét tuyển sẽ diễn ra sau khi có kết quả thi tốt nghiệp. Nghĩa là khi thí sinh đậu tốt nghiệp thì mới được cấp phiếu để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ chứ không phải nộp hồ sơ trước như những năm trước “nên sẽ không có việc trượt tốt nghiệp mà có thể đậu ĐH”. 


Chia sẻ thêm, PGS. TS Trần Văn Nghĩa cho rằng, đề thi năm nay sẽ được chia thành hai phần, trong đó sẽ có khoảng 50% đề thi ở dạng cơ bản để những học sinh có học lực trung bình có thể dễ dàng đậu tốt nghiệp nên thí sinh không cần phải quá lo lắng. Ông cũng khuyên thí sinh không nên học lệch theo khối thi mà cần phải đảm bảo việc đậu tốt nghiệp trước sau đó mới nghĩ đến việc học theo khối để xét tuyển ĐH, CĐ. Ngoài ra năm nay có thể Bộ sẽ sử dụng thang điểm 20, điều này sẽ có lợi hơn cho thí sinh vì các em có thể lấy được điểm từ những ý nhỏ.


Thanh Nhi (trường THPT Tân Phú, TP HCM) lại băn khoăn với những rủi ro khi chọn ngành “hot” và nên chọn ngành như thế nào cho phù hợp với người có vóc dáng nhỏ?


Theo TS. Phạm Tấn Hạ – Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM – khái niệm ngành “hot” còn tùy thuộc vào quan niệm của từng người, còn trên thực tế không có ngành nào được xem là “hot”. Thí sinh cũng không nên chọn ngành theo những khái niệm này mà trước hết cần phải xét đến năng lực và sở thích của bản thân mình.


Tuy nhiên, theo ông, ở tuổi này sở thích của học trò cũng thay đổi rất nhanh nên khi chọn nghề cần phải xét đến năng lực và khả năng phù hợp của bản thân. Một khi đã chọn được ngành thì cần phải có cố gắng, đam mê để theo đuổi chứ không phải cứ chọn ngành “hot” là ra dễ xin việc.


“Vóc dáng chỉ là một yếu tố rất nhỏ trong vấn đề xin việc sau này. Đầu óc, khả năng tư suy, thái độ làm việc mới là yếu tố quyết định việc bạn có được nhà tuyển dụng lựa chọn hay không nên đừng bao giờ tự ti vì mình là người có vóc dáng thấp, nhỏ”, ông nói.


Cô Trần Thị Kim, giáo viên trường THPT Thủ Khoa Huân (quận Thủ Đức, TP HCM) đặt ra câu hỏi về việc nộp phiếu đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ thì thí sinh sẽ nộp ở đâu? Trong vòng 20 ngày thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng của mình, vậy phải đến đâu để lấy lại phiếu đăng ký xét tuyển?


PGS.TS Trần Văn Nghĩa – Phó cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng Bộ Giáo dục – cho biết, năm nay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT mỗi thí sinh sẽ được cấp 4 giấy xét tuyển để dùng xét tuyển trong 4 đợt khác nhau. Sau khi nộp hồ sơ xét tuyển nếu cảm thấy không có khả năng đậu vì tỉ lệ chọi cao, lượng hồ sơ nộp vào cùng ngành nhiều, thí sinh có thể rút giấy xét tuyển của mình ra để nộp vào trường khác trong vòng 20 ngày. 


Tuy nhiên, việc rút hồ sơ còn tùy thuộc vào từng trường nhưng phần lớn trường ĐH, CĐ sẽ yêu cầu thí sinh tới rút trực tiếp. Nhiều em ở xa có thể gặp khó khăn và không kịp thời gian nên ông Nghĩa khuyên thí sinh nên cân nhắc cẩn trọng trước khi nộp hồ sơ.


Ông Nghĩa cũng khuyên các thí sinh nên cố gắng chọn trường, ngành phù hợp để có thể đậu ngay tại đợt tuyển sinh đầu tiên vì ở đợt này các trường đã tuyển được 60-70% thí sinh nên “cửa” vào các vòng sau sẽ khó khăn hơn. 


Còn về việc nộp phiếu đăng ký xét tuyển thí sinh sẽ nộp trực tiếp cho các trường ĐH hoặc thông qua đường bưu điện.

PGS. TS Trần Văn Nghĩa giải thích, tư vấn cho thí sinh trong ngày hội. Ảnh: Nguyễn Loan (VnExpress)


Trước câu hỏi của nữ sinh đến từ Tiền Giang về việc thi vào các ngành năng khiếu sẽ thi ở đâu, việc sử dụng kết quả để xét tuyển ra sao, PGS.TS Trần Văn Nghĩa cho biết năm nay ngoài việc thi tốt nghiệp thì những thí sinh muốn xét tuyển vào các ngành năng khiếu phải tùy thuộc vào yêu cầu của từng trường. Ngoài kết quả từ kỳ thi quốc gia, trường năng khiếu sẽ tổ chức thi năng khiếu riêng, thí sinh sẽ được trường thông báo cụ thể về thời gian thi.


“Bộ Giáo dục cho phép thí sinh sử dụng kết quả thi năng khiếu của một trường xét tuyển ở nhiều trường khác. Nhưng các em phải lưu ý đến quy định tuyển sinh của từng trường vì có thể có trường sẽ chỉ nhận kết quả xét tuyển do trường mình tổ chức”, ông nói.


Có mặt tại ngày hội tư vấn tuyển sinh, ông Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ Giáo dục – cho rằng việc chọn nghề cần phải dựa vào sở trường, năng lực của mình để ra trường dễ kiếm được việc làm. Năm nay, việc tổ chức một kỳ thi quốc gia chung sẽ có nhiều điểm mới nên các trường cần phải tư vấn kỹ cho học sinh để các em nắm được những điểm mới này.


Ông cũng động viên các thí sinh cố gắng ôn tập tốt, Bộ cũng tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều sự lựa chọn, song thí sinh cũng cần phải thận trọng không nên chọn quá nhiều môn thi. Thay vào đó, để đạt được kết quả cao nên chọn và tập trung ở những môn cần thiết. Nếu chọn thi nhiều môn thì cơ hội xét tuyển sẽ nhiều nhưng cơ hội trúng tuyển chưa chắc đã cao.


Về việc xác định tổ hợp môn để xét tuyển, năm nay Bộ đã yêu cầu các trường phải có môn Toán hoặc Văn để nâng câo yêu cầu có các môn xã hội vì với xã hội phát triển như bây giờ thì thí sinh cần phải có những kiến thức cả về xã hội lẫn tự nhiên mới đáp ứng được yêu cầu.


Dự kiến trong tháng 2 Bộ sẽ đưa ra Quy chế thi và Quy chế tuyển sinh đến tháng 3 thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi.


Theo Nguyễn Loan



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

TPHCM: Khai mạc ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp | Giáo dục

Posted: 18 Jan 2015 05:17 AM PST

Thứ trưởng Bùi Văn Ga (thứ 4 tứ trái sang) cùng các đại biểu cắt băng khai mạc ngày hộiThứ trưởng Bùi Văn Ga (thứ 4 tứ trái sang) cùng các đại biểu cắt băng khai mạc ngày hội

Tham dự lễ khai mạc ngày hội có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cùng đại diện Ban tư vấn tuyển sinh của các trường ĐH-CĐ trên địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận.

Hơn 30.000 học sinh các trường THPT đến từ các tỉnh thành như: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang…đã đến tìm hiểu thông tin tại ngày hội.

Ngày hội tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp năm nay thu hút hơn 135 gian tư vấn của gần 100 trường ĐH-CĐ, TCCN, trường nghề và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Đây thật sự là nguồn thông tin khổng lồ, là cơ hội để học sinh, phụ huynh được trao đổi trực tiếp với đại diện các trường. 

Ngoài ra, khi đến với ngày hội tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2015, học sinh còn được tham dự các buổi tư vấn chuyên sâu từ các trường, đội ngũ tư vấn viên của Bộ GD&ĐT, được giải đáp và tư vấn các thắc mắc về từng nhóm ngành, từng trường.

Ở các khu vực tư vấn chuyên sâu (có 3 khu vực), học sinh có thể tư vấn, tìm hiểu nguyện vọng, sở thích của mình phù hợp với năng lực bản thân, ngành học nào hợp với mình.

Cụ thể, nhóm ngành Khoa học tự nhiên-kỹ thuật-y dược-nông lâm, học sinh có thể tham khảo và được tham vấn các ngành học như CNTT, môi trường, dầu khí, điều dưỡng, y đa khoa, xây dựng, công nghệ sinh học.

Ở nhóm ngành Khoa học xã hội-kinh tế-luật- sư phạm- công an- quân đội, học sinh có thể tìm hiểu và được các chuyên gia tư vấn sâu về các ngành học Báo chí, kế toán, marketing, luật, ngữ văn, xã hội học, ngoại thương….

Với khu vực Tư vấn hướng nghiệp-tâm lý- sức khỏe là nơi sẽ hướng dẫn thí sinh khám phá khả năng bản thân, nhận diện tính cách, sở thích, cách giải tỏa áp lực thi cử, chọn nghề phù hợp, chọn nghề đúng năng lực…



Thứ trưởng Bùi Văn Ga phát biểu khai mạc ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp 2015 

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga nhìn nhận: Việc tư vấn, giúp đỡ thí sinh có đầy đủ thông tin cần thiết để lựa chọn ngành nghề, chọn trường và xác định các môn thi phù hợp trước kỳ thi là rất cần thiết. Bộ GD&ĐT ghi nhận sự đồng hành của báo Tuổi Trẻ trong suốt 13 năm qua.

"Những thay đổi về thi cử của Bộ GD&ĐT luôn hướng đến mục đích tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong việc lựa chọn thí sinh phù hợp, đảm bảo chất lượng đào tạo nên tôi mong các trường cần gắn chặt chẽ hơn nữa công tác tư vấn hướng nghiệp với đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Với các em học sinh, tôi chỉ nhắn nhủ: Các em nên nhớ, dù thi theo phương thức nào, việc cơ bản của các em vẫn là tập trung học tập cho tốt để có kết quả cao, có thể trúng tuyển vào ngành, trường mà các em yêu thích"- thứ trưởng Ga chia sẻ.

"Ý thức được tầm quan trọng của công tác tư vấn, hướng nghiệp nên nhiều năm qua Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các ban ngành, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm giúp cho việc đào tạo nhân lực cân đối với nhu cầu nhân lực.

Vì vậy, thông qua chương trình tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp hôm nay, tôi đề nghị các trường ĐH-CĐ, học viện, các cơ sở giáo dục đào tạo cần hợp tác chặt chẽ, tích cực tham gia các hoạt động tư vấn ngay tại trường để giúp cho các em học sinh có thể lựa chọn được ngành nghề và ngôi trường đào tạo phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước" – Thứ trưởng nhấn mạnh.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

4 kỹ năng không thể thiếu để học sinh giỏi Lịch sử – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 18 Jan 2015 05:04 AM PST

Kỹ năng học, ghi nhớ sự kiện

Kỹ năng đầu tiên, theo cô Nghiêm Thị Huyền là cần tạo cho học sinh kĩ năng học, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách hệ thống.

Các sự kiện, hiện tượng lịch sử luôn luôn gắn liền với một không gian, thời gian, nhân vật nhất định, nếu tách các yếu tố đó ra khỏi sự kiện thì chúng ta không thể hiểu được lịch sử nữa.

Vì vậy, một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình bồi dưỡng học sinh là giáo viên phải yêu cầu học sinh ghi nhớ được các sự kiện lịch sử cơ bản.

 

Kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề

Kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề

Học sinh giỏi môn Lịch sử là những học sinh ham thích, say mê nghiên cứu và học tập môn Lịch sử.

Với đối tượng là học sinh giỏi, giáo viên cần xác định rõ ngoài kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, học sinh cần phải biết các sự kiện lịch sử một cách rõ ràng, sâu sắc hơn và trên cơ sở các sự kiện đó các em phải biết vận dụng vào làm các dạng bài thi với yêu cầu tổng hợp, phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử.

Muốn làm được điều này, giáo viên cần nắm được nguyên tắc “biết – hiểu – vận dụng”.

Để học sinh “biết”, giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy, thay vì việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên cần tạo ra những tình huống để học sinh tự tìm hiểu các sự kiện lịch sử. Sau đó giáo viên chỉ là người đánh giá, nhận xét và bổ sung kiến thức cho học sinh.

Cụ thể: Giai đoạn lịch sử từ năm 1930 đến năm 1945 trong chương trình Lịch sử lớp 12 là phần nội dung tương đối khó so với các giai đoạn khác, gồm nhiều sự kiện lịch sử diễn ra trong vòng 15 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Giai đoạn lịch sử này gần giống với lịch sử Đảng, nặng về các vấn đề có tính chất lý luận. Đối với học sinh giỏi cần cung cấp nội dung gì và phương pháp dạy như thế nào để các em nắm được kiến thức có tính chất nâng cao một cách dễ dàng.

Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Trong giai đoạn lịch sử từ 1930 -1945, theo em có mấy vấn đề cần làm rõ? Em hãy lấy các sự kiện lịch sử để làm rõ một vấn đề mà em yêu thích?

Có thể học sinh chưa đưa ra được những vấn đề theo đúng yêu cầu của giáo viên, nhưng các em sẽ phải tự đọc tài liệu để nhận biết vấn đề ở mức độ đơn giản.

Con đường đi đến sự nhận biết lịch sử từ sự chủ động của học sinh sẽ đem lại kết quả cao hơn việc các em thụ động tiếp nhận thông tin từ giáo viên…

Kỹ năng nhận biết yêu cầu của đề bài qua các từ “khóa”

Muốn làm một bài thi học sinh giỏi tốt, yêu cầu tối thiểu nhất đối với học sinh giỏi sử là hiểu đúng đề bài.

Cách hỏi về một vấn đề lịch sử có nhiều cách khác nhau nhưng cái đích cần hỏi thì không khác nhau, vì vậy giáo viên cần cho học sinh tập dượt, làm quen với nhiều dạng câu hỏi, nhiều cách hỏi khác nhau và quan trọng là giúp học sinh nhận biết từ “khóa”, của vấn đề cần hỏi.

Từ “khóa” ở đây muốn đề cập đến là vấn đề chính, trọng tâm mà đề bài yêu cầu là gì. Trong giai đoạn lịch sử 1930 -1945 có những dạng câu hỏi mà nếu học sinh chỉ cần nhận biết từ “khóa” thì sẽ “mở” được đề và làm bài theo đúng yêu cầu đề ra.

Ví dụ:

Sự sáng tạo của Đảng trong việc tập hợp lực lượng cách mạng trong giai đoạn 1930 -1945 được biểu hiện như thế nào? Sự sáng tạo đó đã có tác dụng gì đối với thắng lợi Cách mạng tháng Tám?

Vậy từ khóa của câu hỏi trên chính là “sự sáng tạo”, nếu học sinh nắm hiểu được các sự kiện lịch sử, nắm được việc Đảng đã tập hợp lực lượng cách mạng qua hình thức các mặt trận từ 1930 -1945 nhưng đánh dấu sự sáng tạo phải đến Hội nghị TW lần thứ 8 với việc ra đời của Mặt trận Việt Minh, Đảng giải quyết vấn đề mặt trận trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.

Mặt trận Việt Minh đã có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị mọi mặt và lãnh, kêu gọi nhân dân giành chính quyền trong những ngày Cách mạng tháng Tám,…

Ví dụ khác: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong việc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đưa đến thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Từ khóa của vấn đề nêu trên chính là “trực tiếp”. Khi học sinh hiểu được các sự kiện lịch sử, tìm ra từ khóa sẽ xác định được nội dung mà đề bài cần hỏi.

Thực chất của vấn đề trên là cần làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1941 -1945 (vì năm 1941 Bác mới về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng), hơn nữa một thông tin để học sinh xác định được mốc thời gian là tên của Bác – “Hồ Chí Minh” xuất hiện từ năm 1942,…

Cùng với cụm từ khóa “trực tiếp”, học sinh sẽ xác định được đúng mốc thời gian và đưa vào bài thi các sự kiện lịch sử phù hợp.

Kỹ năng làm bài thi

Cô Huyền cho biết, một học sinh có kiến thức lịch sử phong phú là hết sức cần thiết nhưng chưa đủ, cần có kỹ năng làm bài tốt để biến những kiến thức đó thành một bài sử có sức thuyết phục.

Cũng giống như các nội dung lịch sử khác, khi đề bài có nội dung lịch sử liên quan đến giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930 -1945, học sinh cần đọc kĩ đề bài, gạch chân những cụm từ “khóa”, xác định thời gian, vấn đề mà đề bài hỏi,…sau đó lập dàn ý.

Cần nhớ nguyên tắc của việc giải quyết một vấn đề lịch sử là phải trả lời ba câu hỏi: Vì sao sự kiện đó diễn ra? Sự kiện đó diễn ra như thế nào? Kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm? Việc trả lời tốt ba câu hỏi trên sẽ tạo ra sự chặt chẽ, logic của một bài thi Lịch sử.

Thi học sinh giỏi hiện nay theo hình thức thi tự luận. Xu hướng đề thi học sinh giỏi là có nhiều câu (khoảng 5 – 7 câu). Trong thời gian có hạn (180 phút) đòi hỏi học sinh phải có những kĩ năng cơ bản trong việc nhận thức đề, phân phối thời gian, giải quyết đề và trình bày bài.

Học sinh phải chú ý đến cách hành văn, lập luận, bởi vì giá trị của một bài thi tốt không chỉ được xem xét, đánh giá ở nội dung mà còn ở phương pháp trình bày bài làm khoa học, chữ viết đẹp, không vấy bẩn hay tẩy xoá…

Những kĩ năng đó không phải ngày một ngày hai có được mà phải là một quá trình, nó phải được từng bước hình thành ngay từ khi các em học lớp 10 trường THPT.

Để hình thành những kĩ năng học lịch sử nói trên, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên nên tập trung cho các em làm bài tập lịch sử dưới nhiều dạng khác nhau, kể cả kĩ năng trắc nghiệm, tự luận và thực hành…

Trong quá trình cho học sinh luyện tập làm đề, giáo viên cũng hướng dẫn học sinh phân bố thời gian hợp lý cho từng câu hỏi, tránh hiện tượng câu thì viết quá dài ảnh hưởng đến thời gian và không kịp làm các câu sau. Cách xác định thời gian tương đối cho mỗi câu nên căn cứ vào thang điểm cho ở mỗi câu hỏi của đề thi.

Theo Hải Bình

Giáo dục & Thời đại

 

Xem thêm :kiến thức, đông dương, kỹ năng, nội dung, học sinh, hồ chí minh, giáo viên, thời gian, thanh hóa, sự kiện,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bị mẹ ép ăn óc heo hàng ngày để ôn thi

Posted: 18 Jan 2015 04:25 AM PST

Đặt ra câu hỏi với Ban tư vấn tuyển sinh, nam sinh này thắc mắc “ăn óc heo có lợi gì?” bởi mấy tháng gần đây do phải ôn thi ĐH nên mỗi ngày mẹ cậu đều mua óc heo về bắt ăn đến nỗi phát ngán.

Chia sẻ với câu chuyện của nam sinh này, bác sĩ Trần Thị Minh Hạnh – Phó giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP HCM – cho biết, nhiều người quan niệm “ăn gì bổ nấy” nên nhiều phụ huynh thường cho con mình ăn óc heo nhằm cải thiện trí thông minh. Tuy nhiên, trên thực tế óc heo và các loại óc khác không có tác dụng như mọi người vẫn nghĩ mà ngược lại có nhiều cholesteron.

IMG-5791-JPG-2212-1421576531.jpg

Hàng trăm thí sinh đã tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh và đặt câu hỏi đến ban tổ chức. Ảnh: Nguyễn Loan

Một nữ thí sinh đến từ An Giang cũng khiến các thành viên ban tư vấn bật cười khi đặt câu hỏi: “Em tham gia kỳ thi để vừa xét tốt nghiệp vừa xét ĐH, CĐ nhưng nếu thi xong điểm thi 3 môn của khối xét tuyển đủ để đậu đại học nhưng bị rớt tốt nghiệp vì liệt ở môn còn lại thì có đậu ĐH không?”.

Theo ThS. Lê Văn Hiển – Phó phòng đào tạo trường ĐH Luật – năm nay việc đăng ký xét tuyển sẽ diễn ra sau khi có kết quả thi tốt nghiệp. Nghĩa là khi thí sinh đậu tốt nghiệp thì mới được cấp phiếu để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ chứ không phải nộp hồ sơ trước như những năm trước “nên sẽ không có việc trượt tốt nghiệp mà có thể đậu ĐH”. 

Chia sẻ thêm, PGS. TS Trần Văn Nghĩa cho rằng, đề thi năm nay sẽ được chia thành hai phần, trong đó sẽ có khoảng 50% đề thi ở dạng cơ bản để những học sinh có học lực trung bình có thể dễ dàng đậu tốt nghiệp nên thí sinh không cần phải quá lo lắng. Ông cũng khuyên thí sinh không nên học lệch theo khối thi mà cần phải đảm bảo việc đậu tốt nghiệp trước sau đó mới nghĩ đến việc học theo khối để xét tuyển ĐH, CĐ. Ngoài ra năm nay có thể Bộ sẽ sử dụng thang điểm 20, điều này sẽ có lợi hơn cho thí sinh vì các em có thể lấy được điểm từ những ý nhỏ.

Thanh Nhi (trường THPT Tân Phú, TP HCM) lại băn khoăn với những rủi ro khi chọn ngành “hot” và nên chọn ngành như thế nào cho phù hợp với người có vóc dáng nhỏ?

Theo TS. Phạm Tấn Hạ – Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM – khái niệm ngành “hot” còn tùy thuộc vào quan niệm của từng người, còn trên thực tế không có ngành nào được xem là “hot”. Thí sinh cũng không nên chọn ngành theo những khái niệm này mà trước hết cần phải xét đến năng lực và sở thích của bản thân mình.

Tuy nhiên, theo ông, ở tuổi này sở thích của học trò cũng thay đổi rất nhanh nên khi chọn nghề cần phải xét đến năng lực và khả năng phù hợp của bản thân. Một khi đã chọn được ngành thì cần phải có cố gắng, đam mê để theo đuổi chứ không phải cứ chọn ngành “hot” là ra dễ xin việc.

“Vóc dáng chỉ là một yếu tố rất nhỏ trong vấn đề xin việc sau này. Đầu óc, khả năng tư suy, thái độ làm việc mới là yếu tố quyết định việc bạn có được nhà tuyển dụng lựa chọn hay không nên đừng bao giờ tự ti vì mình là người có vóc dáng thấp, nhỏ”, ông nói.

Cô Trần Thị Kim, giáo viên trường THPT Thủ Khoa Huân (quận Thủ Đức, TP HCM) đặt ra câu hỏi về việc nộp phiếu đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ thì thí sinh sẽ nộp ở đâu? Trong vòng 20 ngày thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng của mình, vậy phải đến đâu để lấy lại phiếu đăng ký xét tuyển?

PGS.TS Trần Văn Nghĩa – Phó cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng Bộ Giáo dục – cho biết, năm nay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT mỗi thí sinh sẽ được cấp 4 giấy xét tuyển để dùng xét tuyển trong 4 đợt khác nhau. Sau khi nộp hồ sơ xét tuyển nếu cảm thấy không có khả năng đậu vì tỉ lệ chọi cao, lượng hồ sơ nộp vào cùng ngành nhiều, thí sinh có thể rút giấy xét tuyển của mình ra để nộp vào trường khác trong vòng 20 ngày. 

Tuy nhiên, việc rút hồ sơ còn tùy thuộc vào từng trường nhưng phần lớn trường ĐH, CĐ sẽ yêu cầu thí sinh tới rút trực tiếp. Nhiều em ở xa có thể gặp khó khăn và không kịp thời gian nên ông Nghĩa khuyên thí sinh nên cân nhắc cẩn trọng trước khi nộp hồ sơ.

Ông Nghĩa cũng khuyên các thí sinh nên cố gắng chọn trường, ngành phù hợp để có thể đậu ngay tại đợt tuyển sinh đầu tiên vì ở đợt này các trường đã tuyển được 60-70% thí sinh nên “cửa” vào các vòng sau sẽ khó khăn hơn. 

Còn về việc nộp phiếu đăng ký xét tuyển thí sinh sẽ nộp trực tiếp cho các trường ĐH hoặc thông qua đường bưu điện.

IMG-5788-JPG-3268-1421576532.jpg

PGS. TS Trần Văn Nghĩa giải thích, tư vấn cho thí sinh trong ngày hội. Ảnh: Nguyễn Loan

Trước câu hỏi của nữ sinh đến từ Tiền Giang về việc thi vào các ngành năng khiếu sẽ thi ở đâu, việc sử dụng kết quả để xét tuyển ra sao, PGS.TS Trần Văn Nghĩa cho biết năm nay ngoài việc thi tốt nghiệp thì những thí sinh muốn xét tuyển vào các ngành năng khiếu phải tùy thuộc vào yêu cầu của từng trường. Ngoài kết quả từ kỳ thi quốc gia, trường năng khiếu sẽ tổ chức thi năng khiếu riêng, thí sinh sẽ được trường thông báo cụ thể về thời gian thi.

“Bộ Giáo dục cho phép thí sinh sử dụng kết quả thi năng khiếu của một trường xét tuyển ở nhiều trường khác. Nhưng các em phải lưu ý đến quy định tuyển sinh của từng trường vì có thể có trường sẽ chỉ nhận kết quả xét tuyển do trường mình tổ chức”, ông nói.

Có mặt tại ngày hội tư vấn tuyển sinh, ông Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ Giáo dục – cho rằng việc chọn nghề cần phải dựa vào sở trường, năng lực của mình để ra trường dễ kiếm được việc làm. Năm nay, việc tổ chức một kỳ thi quốc gia chung sẽ có nhiều điểm mới nên các trường cần phải tư vấn kỹ cho học sinh để các em nắm được những điểm mới này.

Ông cũng động viên các thí sinh cố gắng ôn tập tốt, Bộ cũng tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều sự lựa chọn, song thí sinh cũng cần phải thận trọng không nên chọn quá nhiều môn thi. Thay vào đó, để đạt được kết quả cao nên chọn và tập trung ở những môn cần thiết. Nếu chọn thi nhiều môn thì cơ hội xét tuyển sẽ nhiều nhưng cơ hội trúng tuyển chưa chắc đã cao.

Về việc xác định tổ hợp môn để xét tuyển, năm nay Bộ đã yêu cầu các trường phải có môn Toán hoặc Văn để nâng câo yêu cầu có các môn xã hội vì với xã hội phát triển như bây giờ thì thí sinh cần phải có những kiến thức cả về xã hội lẫn tự nhiên mới đáp ứng được yêu cầu.

Dự kiến trong tháng 2 Bộ sẽ đưa ra Quy chế thi và Quy chế tuyển sinh đến tháng 3 thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi.

Nguyễn Loan



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Không xếp loại tốt nghiệp năm 2015 | Giáo dục

Posted: 18 Jan 2015 04:21 AM PST

Thí sinh dự thi kỳ thi THPT chung chỉ được xét tốt nghiệp chứ không đánh giá tốt nghiệp khá, giỏi, trung bình.


Cục phó Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Trần Văn Nghĩa cho biết, năm 2015, do kỳ thi tốt nghiệp THPT giải quyết hai nhiệm vụ xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng nên không thể lấy kết quả đó để đánh giá tốt nghiệp. Tuy nhiên, công thức tính kết quả để xét tốt nghiệp sẽ không khác so với năm 2014, nghĩa là 4 môn thi tốt nghiệp chiếm 50% và kết quả học tập lớp 12 chiếm 50%.


“Về cơ bản, cấu trúc đề thi sẽ không thay đổi nhiều, đề ra trên nguyên tắc đảm bảo những học sinh trung bình sẽ đỗ tốt nghiệp, phân loại được học sinh giỏi với những câu hỏi nâng cao. Phần này sẽ giúp các trường ĐH, CĐ có thể chọn lựa được những thí sinh phù hợp với nhu cầu đào tạo”, ông Nghĩa cho hay.


Theo Cục phó Khảo thí, các Sở Giáo dục có nhiệm vụ xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh dự thi. Thí sinh đủ điều kiện dự thi, không có bài thi nào từ 2 điểm trở xuống được xét công nhận tốt nghiệp và được cấp chung một loại Bằng tốt nghiệp THPT.


Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường, thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường theo nguyện vọng cá nhân, đảm bảo những học sinh đạt kết quả thi cao sẽ được lợi thế khi xét tuyển và hạn chế những trường hợp thí sinh có điểm thi cao vẫn trượt ĐH, hạn chế hiện tượng thí sinh ảo. Căn cứ kết quả thi của thí sinh trên toàn quốc, Bộ Giáo dục sẽ xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển.


Mỗi thí sinh được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi có mã vạch nhận dạng từng đợt xét tuyển và đóng dấu của trường ĐH chủ trì cụm thi. Thí sinh dùng các giấy chứng nhận kết quả thi này để đăng ký xét tuyển tối đa 4 đợt (mỗi đợt trong thời gian 20 ngày). Mỗi đợt xét tuyển thí sinh chỉ được phép sử dụng một giấy với mã vạch tương ứng.


Trong thời hạn xét tuyển cho từng đợt, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT để nộp vào trường hay ngành khác theo nguyện vọng. Lệ phí ĐKXT đối với thí sinh rút hồ sơ do hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ xem xét, quyết định.

Theo Kiều Trinh



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trao 24.000 ly sữa cho học sinh Quảng Bình | Giáo dục

Posted: 18 Jan 2015 04:16 AM PST

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao tặng sữa TH True milk cho các em học sinh bậc mầm non và tiểu học tại Quảng BìnhThứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao tặng sữa TH True milk cho các em học sinh bậc mầm non và tiểu học tại Quảng Bình

Chiều nay, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cùng đại diện Công ty cổ phần sữa TH True Milk đã trao tặng 24.000 ly sữa cho các em học sinh bậc Mầm non và Tiểu học trong toàn tỉnh và trao 50 thùng sữa cho hội bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Bình.

Ông Nguyễn Tiến Hoàng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cảm ơn sự quan tâm của Bộ GD&ĐT cùng Công ty cổ phần sữa TH True Milk đối với thế hệ học sinh tương lai của tỉnh Quảng Bình, đồng thời mong muốn sẽ được lãnh đạo các cấp quan tâm hơn nữa đối với địa phương với điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng cuộc sống còn thấp, đặc biệt đối với những nơi vùng cao, vùng sâu vùng khó khăn của tỉnh.

Cũng trong sáng nay, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đã đến thăm và tặng 2 máy tính cho trường Mầm non và Tiểu học xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Tại đây, Thứ trưởng yêu cầu đội ngũ cán bộ, BGH nhà trường cùng tập thể giáo viên cần phải thường xuyên nâng cao nghiệp vụ, khắc phục những khó khăn để dạy tốt, học tốt, phát huy truyền thống hiếu học của quê hương cách mạng, tiếp tục giữ vững và phát huy kết quả đạt được trong những năm qua của tập thể nhà trường, đồng thời phấn đấu giữ vũng tiêu chí trường  đạt chuẩn mức 2 trong những năm tới.

   



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Không xếp loại tốt nghiệp năm 2015

Posted: 18 Jan 2015 03:24 AM PST

Cục phó Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Trần Văn Nghĩa cho biết, năm 2015, do kỳ thi tốt nghiệp THPT giải quyết hai nhiệm vụ xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng nên không thể lấy kết quả đó để đánh giá tốt nghiệp. Tuy nhiên, công thức tính kết quả để xét tốt nghiệp sẽ không khác so với năm 2014, nghĩa là 4 môn thi tốt nghiệp chiếm 50% và kết quả học tập lớp 12 chiếm 50%.

Về cơ bản, cấu trúc đề thi sẽ không thay đổi nhiều, đề ra trên nguyên tắc đảm bảo những học sinh trung bình sẽ đỗ tốt nghiệp, phân loại được học sinh giỏi với những câu hỏi nâng cao. Phần này sẽ giúp các trường ĐH, CĐ có thể chọn lựa được những thí sinh phù hợp với nhu cầu đào tạo”, ông Nghĩa cho hay.

DTD-1737-2428-1421571587.jpg

Năm 2015, thí sinh được xét công nhận tốt nghiệp và được cấp chung một loại Bằng tốt nghiệp THPT. Ảnh: Quý Đoàn.

Theo Cục phó Khảo thí, các Sở Giáo dục có nhiệm vụ xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh dự thi. Thí sinh đủ điều kiện dự thi, không có bài thi nào từ 2 điểm trở xuống được xét công nhận tốt nghiệp và được cấp chung một loại Bằng tốt nghiệp THPT.

Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường, thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường theo nguyện vọng cá nhân, đảm bảo những học sinh đạt kết quả thi cao sẽ được lợi thế khi xét tuyển và hạn chế những trường hợp thí sinh có điểm thi cao vẫn trượt ĐH, hạn chế hiện tượng thí sinh ảo. Căn cứ kết quả thi của thí sinh trên toàn quốc, Bộ Giáo dục sẽ xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển.

Mỗi thí sinh được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi có mã vạch nhận dạng từng đợt xét tuyển và đóng dấu của trường ĐH chủ trì cụm thi. Thí sinh dùng các giấy chứng nhận kết quả thi này để đăng ký xét tuyển tối đa 4 đợt (mỗi đợt trong thời gian 20 ngày). Mỗi đợt xét tuyển thí sinh chỉ được phép sử dụng một giấy với mã vạch tương ứng.

Trong thời hạn xét tuyển cho từng đợt, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT để nộp vào trường hay ngành khác theo nguyện vọng. Lệ phí ĐKXT đối với thí sinh rút hồ sơ do hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ xem xét, quyết định.

Kiều Trinh



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phát động giáo viên, học sinh Hà Nội thi tìm hiểu Hiến pháp | Giáo dục

Posted: 18 Jan 2015 03:15 AM PST

Đối tượng dự thi là cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành GD&ĐT Hà Nội; học sinh sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; học sinh khối 12 các trường trung học phổ thông.

Bài dự thi yêu cầu không được sao chép lại của người khác dưới mọi hình thức; nếu trích dẫn nội dung, hình ảnh, tư liệu để minh họa phải có chú thích rõ ràng.

Nghiêm cấm các trường hợp lợi dụng bài dự thi để vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam; vi phạm đạo đức, thuần phong, mỹ tục và các vi phạm pháp luật khác. Mỗi cá nhân chỉ được tham gia 1 bài dự thi.

Thời gian, nhận bài dự thi, đối với các đơn vị trực thuộc Sở, từ tháng 1/2015 đến ngày 10/3/2015.

Người dự thi viết bài thi bằng tiếng Việt trả lời 9 câu hỏi sau:

Câu 1.

Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?

Câu 2.

Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?

Câu 3.

Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…". Bạn hãy nêu và phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.

Câu 4.

Những quy định nào của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc?

Câu 5.

Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Điểm mới nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?

Câu 6.

Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013. Phân tích điểm mới về mối quan hệ giữa các cơ quan đó trong thực hiện quyền lực Nhà nước?

Câu 7.

Cấp chính quyền địa phương quy định trong Hiến pháp năm 2013 gồm những cơ quan nào? Bạn hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với Nhân dân.

Câu 8.

Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đối với cử tri và Nhân dân?

Câu 9.

"…Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" (trích Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013)

Theo bạn, Nhà nước và mỗi người dân có trách nhiệm làm gì và làm như thế nào để thi hành và bảo vệ Hiến pháp?

(Riêng câu 9 viết không quá 1.000 từ tương đương 3 trang A4 viết tay hoặc đánh máy tính cỡ chữ 14 Times New Roman).



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments