Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hà Nội lý giải vì sao “siết” người ngoại tỉnh thi công chức – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 17 Jan 2015 06:36 AM PST

Hà Nội vừa đưa quy định thi tuyển công chức đối với người "không có hộ khẩu Hà Nội" gây chú ý dư luận. Người ngoại tỉnh muốn thi công chức phải có ít nhất một trong các điều kiện như: Tiến sĩ tuổi đời dưới 35; thạc sĩ hoặc bằng tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy loại giỏi, tuổi đời dưới 30; tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài…

 

Giải thích về quy định "siết" người ngoại tỉnh thi công chức, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng, đây là điều kiện xuất phát từ thực tiễn cuộc sống.

 

Ông nhắc lại thời điểm năm 2012, khi bàn Luật Thủ đô, trong đó vấn đề siết nhập cư vào Hà Nội gây tranh cãi.

 

Bởi Hiến pháp quy định, công dân có quyền tự do cư trú, đi lại. Nếu Hà Nội đưa ra điều kiện siết chặt nhập cư sẽ trái với quy định Hiến pháp. Nhưng nếu không siết nhập cư, Hà Nội vốn đã quá tải, hạ tầng không đáp ứng được sẽ ngày càng thêm trầm trọng.

 

Cuối cùng, Quốc hội đồng ý quy định đăng ký thường trú vào Hà Nội phải có điều kiện.

 

Thí sinh xếp hàng nộp hồ sơ trước Cục Thuế Hà Nội chiều 15/8/2014
Thí sinh xếp hàng nộp hồ sơ trước Cục Thuế Hà Nội chiều 15/8/2014

 

Cũng như vậy, Hà Nội quy định điều kiện và tiêu chuẩn dự thi tuyển công chức, nếu người dự thi không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, muốn thi tuyển phải có điều kiện nhất định. Ví dụ như có bằng tiến sỹ tuổi đời dưới 35; Có bằng thạc sĩ hoặc bằng tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy loại giỏi, tuổi đời dưới 30…

 

"Quy định về điều kiện như trên có ý nghĩa hạn chế người nhập cư đang quá tải nhưng vẫn thu hút được người giỏi, có trình độ, năng lực cao về làm việc", ông Long cho hay.

 

Theo Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, nếu không có điều kiện như vậy, rất nhiều thí sinh trên khắp cả nước đổ về thi công chức. Lúc đó, Hà Nội sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề khác kéo theo như nhà ở, giao thông… vốn đã quá tải.

 

Theo ông, trường hợp bằng cách nào đó như mua bán bằng giả, chạy tiền… thí sinh có được bằng tiến sỹ trước tuổi 35 để đủ điều kiện dự thi thì đã có các cơ quan pháp luật kiểm tra, xử lý. Nếu bị phát hiện ra, thí sinh đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Ngoài ra, ông Long cũng cho rằng, không loại trừ trong thực tế có chuyện "chạy" hộ khẩu để đủ điều kiện dự thi. Tuy nhiên, trong luật Thủ đô đã quy định điều kiện đăng ký thường trú, nếu ai đó đủ điều kiện như luật quy định, họ hoàn toàn có thể có hộ khẩu Hà Nội. Nếu ai đó làm sai sẽ bị xử lý theo pháp luật.

 

Ông Tạ Quang Ngải – Trưởng phòng Đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng (Sở Nội vụ Hà Nội) cho hay, trong Luật Cán bộ, viên chức không đặt ra vấn đề hộ khẩu. Tuy nhiên, với điều kiện Thủ đô, dân số quá đông, nên cần phải có điều kiện riêng.

 

Năm 2013, đoàn giám sát của Quốc hội đã làm việc với Hà Nội về quy định hộ khẩu trong điều kiện dự thi công chức. Ủy ban về các vấn đề của Quốc hội cũng phải công nhận, sức ép về dân số của Hà Nội đang quá lớn. Việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân Hà Nội cũng rất khó khăn.

 

Thống kê từ các kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức các năm trước cho thấy, số lượng thí sinh dự thi ngày càng đông, tỷ lệ cạnh tranh nhiều. Trung bình, tỷ lệ cạnh tranh là 8 – 10 thí sinh thi nhưng chỉ lấy 1.

 

"Nhiều thạc sỹ, tiến sỹ giỏi vẫn thi trượt bởi hàng chục người cùng thi nhưng chỉ có 1 chỉ tiêu tuyển dụng, nên chỉ có 1 người trúng tuyển", ông Ngải cho hay.

 

Từ thực tế trên, Hà Nội chỉ chọn người ngoại tỉnh vào thi công chức với điều kiện như tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy loại giỏi, tuổi đời dưới 30, hoặc có bằng tến sĩ tuổi đời dưới 35…  nhằm chọn nhân lực chất lượng cao vào khu vực công của Thành phố.

 

Tại cuộc giao ban báo chí tại Thành ủy Hà Nội ngày 13/1, Sở Nội Vụ Hà Nội cho hay, kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức năm 2014 là kỳ thi có số lượng thí sinh dự thi đông. Kỳ thi này có tỷ lệ cạnh tranh nhiều nhất từ trước đến nay, có hơn 3.900 hồ sơ tuyển dụng, nhưng chỉ có 458 chỉ tiêu tuyển dụng.

 

Bình quân tỷ lệ cạnh tranh là 8,57 người lấy 1; có nhiều chỉ tiêu tỷ lệ cạnh tranh 70 lấy 1.

 

Theo D.Tùng

Dân Việt

Xem thêm :công chức, sở nội vụ, hộ khẩu, dân việt, Tuổi đời, tiến sỹ, thí sinh, thành ủy hà nội, công ăn việc làm, điều kiện,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Không xếp loại tốt nghiệp THPT như mọi năm | Giáo dục

Posted: 17 Jan 2015 05:26 AM PST

Chương trình do báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức. Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga nhấn mạnh: Năm nay là năm đầu tiên chúng ta thực hiện tuyển sinh ĐH-CĐ dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia nên có nhiều điểm mới đối với thí sinh. Vì vậy, việc tư vấn, giúp đỡ thí sinh có đầy đủ thông tin cần thiết để lựa chọn ngành nghề, chọn trường và xác định các môn thi phù hợp trước kỳ thi là rất cần thiết. 

Bộ GD&ĐT ghi nhận sự cố gắng đó từ các chuyên gia đến từ các trường ĐH-CĐ, đồng thời đánh giá cao sự hợp tác của báo Thanh Niên với Bộ GD&ĐT trong việc thông tin nhanh và đầy đủ những đổi mới của kỳ thi đến với phụ huynh và học sinh.

Tại lễ khai mạc, hàng loạt các câu hỏi của học sinh liên quan đến những đổi mới của kỳ thi năm nay như: Thang điểm 20 vừa được áp dụng có ảnh hưởng đến điểm chuẩn của các trường ĐH-CĐ, cấu trúc đề thi có khác biệt hoàn toàn so với năm trước không, thí sinh tự do đã tốt nghiệp năm trước năm nay có phải thi lại không? Làm sao để xác định được ngành nghề nào có nhu cầu nhân lực cao trong thời gian tới?…Việc ra đề thi theo xu hướng gắn với các sự kiện xã hội như năm ngoái sẽ được tiếp tục áp dụng hay không? Việc xét tốt nghiệp như thế nào?… đã được gửi đến ban tư vấn.

 PGS.TS Trần Văn Nghĩa – Phó Cục trưởng Cục KT&KĐCLGD (Bộ GD&ĐT) – thông tin: Với các thí sinh tự do, các em sẽ đăng ký thi tại các địa điểm do Sở GD&ĐT quy định. Các em phải đăng ký môn thi, môn thi căn cứ vào tổ hợp môn thi ĐH theo nguyện vọng của mình để thi. 

Về cấu trúc đề thi sẽ không có thay đổi nhiều, đề sẽ ra trên nguyên tắc đảm bảo những học sinh trung bình sẽ đỗ tốt nghiệp, và phân loại được học sinh giỏi với nhóm câu hỏi nâng cao để trên cơ sở đó giúp các trường ĐH- CĐ có thể chọn lựa được những thí sinh xuất sắc (thông qua 2 nhóm câu hỏi). 

Riêng với việc xét tốt nghiệp THPT, theo PGS.TS Trần Văn Nghĩa, việc căn cứ xét tốt nghiệp sẽ hoàn toàn giống với việc xét tốt nghiệp THPT năm 2014 (50% điểm của 4 môn thi tốt nghiệp và 50% điểm của kết quả học tập lớp 12). Đặc biệt, năm nay không xếp loại tốt nghiệp cho học sinh mà chỉ công nhận các em tốt nghiệp khi đạt đủ điểm. 

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, điểm nổi bật của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay và tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay là giảm dần sự bắt buộc và tăng nhiều sự lựa chọn, từ chọn môn thi đến chọn trường, chọn ngành. Tăng sự chọn lựa sẽ giúp cho các em tùy theo năng lực sở trường, nguyện vọng và sở thích của mình để quyết định những phương án tối ưu nhất cho bản thân. 

Có như vậy, khi học các em mới có niềm đam mê để học tốt ngành nghề mà mình yêu thích. Việc các em có thêm nhiều nguyện vọng là nhằm giúp cho các em học sinh giỏi có thêm nhiều cơ hội trúng tuyển ĐH, tránh tình trạng điểm cao mà vẫn rớt ĐH như những năm trước.

"Thực tế đã có rất nhiều sinh viên phải bỏ học giữa chừng do chọn không đúng ngành nghề. Nhiều sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm, không phát huy được năng lực do không có niềm đam mê, hứng thú trong quá trình học tập ở nhà trường. 

Chính vì thế, tôi đề nghị các trường ĐH – CĐ, học viện, các cơ sở giáo dục đào tạo cần hợp tác chặt chẽ, tích cực tham gia các hoạt động tư vấn ngay tại trường để giúp cho các em học sinh có thể lựa chọn được ngành nghề và ngôi trường đào tạo phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. 

Các em thí sinh nên nhớ, dù thi theo phương thức nào, việc cơ bản của các em vẫn là tập trung học tập cho tốt để có kết quả cao, có thể trúng tuyển vào ngành, trường mà các em yêu thích. 

Đối với các cơ sở đào tạo thì việc đổi mới tuyển sinh nhằm tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong việc lựa chọn thí sinh phù hợp, đảm bảo chất lượng đào tạo nên tôi mong các trường cần gắn chặt chẽ hơn nữa công tác tư vấn hướng nghiệp với đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội"- Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh. 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nữ sinh viên ngân hàng diện bikini gợi cảm bên bể bơi

Posted: 17 Jan 2015 04:35 AM PST

Sở hữu thân hình nuột cùng chiều cao nổi bật 1,7 m, Nguyễn Ngọc Yến còn tạo dáng khá chuyên nghiệp.


người mẫu, HV Ngân hàng, sinh viên, tại chức, Nguyễn Ngọc Yến

Nguyễn Ngọc Yến sinh năm 1992, tại Hải Dương. 9X hiện là sinh viên tại
chức khoa Tài chính ngân hàng, HV Ngân hàng, đồng thời làm việc tại
trung tâm Ca múa nhạc Hà Nội và kinh doanh online một số mặt hàng về
thời trang

người mẫu, HV Ngân hàng, sinh viên, tại chức, Nguyễn Ngọc Yến

“Mình cao 1m70. Hàng ngày mình có tập múa. Thời gian tới rảnh mình cũng
sẽ cố gắng đi tập thêm gym để có thêm sức khoẻ và cơ thể cân đối hơn”

người mẫu, HV Ngân hàng, sinh viên, tại chức, Nguyễn Ngọc Yến

Ngọc Yến sở hữu vóc dáng chuẩn với chiều cao nổi bật 1,7 m

người mẫu, HV Ngân hàng, sinh viên, tại chức, Nguyễn Ngọc Yến

Sở thích của 9X là múa, chụp ảnh, mua sắm và đi du lịch

người mẫu, HV Ngân hàng, sinh viên, tại chức, Nguyễn Ngọc Yến

Yến cho biết, để có một thân hình cân đối như vậy, hàng ngày ngoài tập
múa ra, cô cũng  thường xuyên dành thời gian luyện tập gym để tăng cường
sức khỏe và giữ cho cơ bắp săn chắc hơn

người mẫu, HV Ngân hàng, sinh viên, tại chức, Nguyễn Ngọc Yến

Cách tạo dáng chuyên nghiệp như người mẫu của 9X

 người mẫu, HV Ngân hàng, sinh viên, tại chức, Nguyễn Ngọc Yến

Trong tương lai, ngoài việc tiếp tục hoàn thành chương trình học tập và
duy trì công việc tại trung tâm ca múa, Ngọc Yến sẽ tiếp tục cố gắng mở
rộng các mặt hàng kinh doanh bởi đây mới là niềm đam mê lớn nhất của cô
gái Hải Dương

người mẫu, HV Ngân hàng, sinh viên, tại chức, Nguyễn Ngọc Yến

Cơ thể khiến nhiều người mơ ước của nữ sinh

Theo Nhật Ánh/ Zing (Ảnh: Phong2V, NVCC)



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học ĐH, CĐ không chính quy: Sẽ không được tạm hoãn nhập ngũ – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 17 Jan 2015 04:31 AM PST

Trao đổi với Dân trí về Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua vào năm 2015, Thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh, cho biết: "Nếu Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi được thông qua, về xét tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: "Đối với học sinh, sinh viên thì đối tượng tạm hoãn trong dự thảo Luật hiện nay sẽ được thu hẹp. Tại điểm e, Khoản 1, Điều 44, Mục 3, Chương IV trong dự thảo Luật quy định: "Đang học tại trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; đang học chương trình đại học thuộc hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân" mới được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Như vậy, các đối tượng học sinh đang học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên đang học trong các trường cao đẳng và đại học không chính quy sẽ không thuộc đối tượng xét tạm hoãn.

Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự mới sẽ được Quốc hội Khóa XIII thông qua vào năm 2015, còn có hiệu lực thi hành từ ngày nào là do Quốc hội quy định. Theo đó, kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2015 việc gọi công dân nhập ngũ vẫn thực hiện theo Luật và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn hiện hành, cho đến khi Luật Nghĩa vụ quân sự mới được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành. 

Học ĐH,CĐ không chính quy: Không được tạm hoãn nhập ngũ

Thiếu tướng, GS. TS, NGND Nguyễn Thiện Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, Bộ GD-ĐT (ảnh: Báo QĐND)

Như vậy, chỉ có sinh viên học hệ chính quy tập trung mới được xem xét tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Theo ông tại sao lại đưa ra quy định như này? Quy định này liệu có được áp dụng chính thức, hay sẽ điều chỉnh khi Luật ban hành?

Hiện nay các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trên toàn quốc rất nhiều; tương ứng là lượng học sinh, sinh viên hàng năm vào học tại các trường rất lớn.

Trong khi đó để đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, làm chủ các loại vũ khí công nghệ cao để bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng nghĩa với việc chất lượng gọi công dân nhập ngũ hàng năm phải có đủ sức khỏe và trình độ thì mới đáp ứng được yêu cầu đó.

Học sinh, sinh viên  các trường  hệ chính quy tập trung mới là đối tượng tạm hoãn, có nghĩa là sau khi tốt nghiệp họ sẽ thực hiện nghĩa vụ quân sự như các trường thuộc hệ khác, chỉ là vấn đề thực hiện nghĩa vụ quân sự trước hay sau mà thôi.

Khi Luật được Quốc hội thông qua và ban hành, các Bộ, ngành liên quan sẽ xây dựng Thông tư hướng dẫn thi hành Luật. Tôi nghĩ vấn đề này sẽ được áp dụng chính thức.

Những sinh viên thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ nhưng sau đó lại chuyển trường thì có thể tiếp tục thuộc diện hoãn gọi nhập ngũ hay không, thưa ông?

Tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13/9/2-11 quy định: "Công dân nêu tại điểm điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung đầu tiên, trường hợp tiếp tục học tập ở các khoá khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ".

Như vậy nếu công dân chuyển trường mà tiếp tục học theo đúng ngành đào tạo đúng nội dung, chương trình thì mới thuộc diện tạm hoãn. Còn nếu chuyển trường học không đúng ngành đào tạo, học lại từ đầu thì không thuộc đối tượng xét tạm hoãn.

Các đối tượng trúng tuyển đại học, cao đẳng nhưng không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ, việc bảo lưu kết quả học tập và thủ tục cụ thể theo Luật mới sẽ như thế nào?

Tôi cho rằng không có gì thay đổi so với Luật và Nghị định, Thông tư hướng dẫn cũ.

Tại Khoản 5, Điều 1 của Thông tư liên tịch số 13/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 22/01/2013 của Liên Bộ: Quốc phòng – Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: "Công dân đã nhập ngũ vào Quân đội, nếu có Giấy báo nhập học vào các trường đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ thì báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành Giấy báo nhập học) bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự".

Thí sinh trúng tuyển ĐH,CĐ thuộc diện nhập ngũ sẽ được bảo lưu kết quả trúng tuyển

Thí sinh trúng tuyển ĐH,CĐ thuộc diện nhập ngũ sẽ được bảo lưu kết quả trúng tuyển

Thông tư Liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT ban hành ngày 13/01/2013 của Liên bộ Quốc phòng – Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi đã khẳng định: "Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên" nằm trong "Đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ". Quy định này không loại trừ những người đỗ đại học (thậm chí là thủ khoa) nhưng dường như "loại trừ" những người đi du học. Đây cũng là kẽ hở để nhiều phụ huynh tìm cách cho con trốn nghĩa vụ quân sự. Ông có ý kiến gì về việc này?

Vấn đề này là do cơ chế, chính sách của Nhà nước để đào tạo nguồn nhân lực nên được tạm hoãn. Sau khi học ở nước ngoài về vẫn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân; công dân phải có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc đã được quy định trong Hiến pháp và Luật Nghĩa vụ quân sự.

Theo tôi, với những học sinh có kiến thức vững vàng khi đã thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng thì 18 tháng đến 2 năm thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ kiến thức cũng chưa thể mai một được, còn việc học tập của các em là suốt đời; hơn nữa kể cả khi vào học ngay nếu không thật sự cầu thị, phấn đấu, tu dưỡng thì cũng chưa chắc đã đủ kiến thức để theo kịp được, trong khi môi trường quân đội cũng là một trường học lớn, không chỉ rèn luyện cho từng cá nhân về bản lĩnh, nhân cách mà còn tạo điều kiện cho các em phát triển tài năng.

Như vậy, tôi nghĩ rằng phụ huynh học sinh, sinh viên nên phân tích, động viên con em mình thực hiện tốt nghĩa vụ của mình khi Tổ quốc cần. Những gia đình tìm cách cho trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.

Xin trân trọng cám ơn Thiếu tướng!

Thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục quốc phòng – Bộ GD-ĐT cho biết: Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự mới sẽ được Quốc hội Khóa XIII thông qua vào năm 2015, còn có hiệu lực thi hành từ ngày nào là do Quốc hội quy định. Như vậy, kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2015 việc gọi công dân nhập ngũ vẫn thực hiện theo Luật và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn hiện hành, cho đến khi Luật Nghĩa vụ quân sự mới được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành.

Hồng Hạnh (thực hiện)

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường ĐH Thành Đô xét tuyển 1.800 chỉ tiêu ĐH, CĐ 2015 | Giáo dục

Posted: 17 Jan 2015 04:25 AM PST

Đối tượng tuyển sinh là những thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương từ năm 2014 trở về trước. Trường xét tuyển dựa vào kết quả học tập của thí sinh ở bậc THPT hoặc tương đương, chỉ tính điểm tổng kết của lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 của tổ hợp 3 môn xét tuyển.

Theo đó, thí sinh có điểm trung bình từ 6,0 trở lên có đủ điều kiện để nộp hồ sơ xét tuyển vào học hệ đại học chính quy, điểm từ 5,5 trở lên đủ điều kiện để nộp hồ sơ xét tuyển vào học cao đẳng chính quy.

Điểm trúng tuyển được lấy từ cao xuống thấp theo tổng điểm trung bình tổ hợp 3 môn học theo học bạ THPT hoặc tương đương  của ngành đăng ký xét tuyển tương ứng cộng với điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng (theo quy định hiện hành) từ cao xuống đến khi đủ chỉ tiêu.

Các ngành đào tạo và tổ hợp môn xét tuyển cụ thể như sau:

































Stt

Tên ngành đào tạo

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

1

Công nghệ thông tin

D480201

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ

2

Công nghệ kỹ thuật Điện

D510301

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

3

Công nghệ kỹ thuật

Điện tử – Viễn thông

D510302

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ

4

Công nghệ kỹ thuật Ô tô

D510205

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

5

Kế toán

D340301

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ

6

Tài chính – Ngân hàng

D340201

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ

7

Quản trị Kinh doanh

D340101

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ

8

Quản trị Khách sạn

D340107

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ

Ngữ văn, Sử, Địa

9

Quản trị Văn phòng

D340406

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ

Ngữ văn, Sử, Địa

10

Hướng dẫn Du lịch

(Việt Nam học)

D220113

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ

Ngữ văn, Sử, Địa




























Stt

Tên ngành đào tạo

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

11

Tiếng Anh

D220201

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

12

Công nghệ kỹ thuật

Môi trường

D510406

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Sinh

13

Công nghệ kỹ thuật

Điều khiển và Tự động hóa

D510303

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

14

Quản trị dịch vụ

Du lịch và Lữ hành

D340103

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ

Ngữ văn, Sử, Địa

15

Dược học

D720401

Toán, Lý, Hóa

Toán, Hóa, Sinh

16

Quản lý Đất đai

D850103

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Sinh

17

Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ

D520503

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Sinh

18

Quản lý Tài nguyên

và Môi trường

D850101

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Sinh

19

Cao đẳng Điều dưỡng

C720501

Toán, Lý, Hóa

Toán, Hóa, Sinh



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phong phú đồ dùng sáng tạo dạy học của giáo viên tiểu học – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 17 Jan 2015 03:28 AM PST

Theo ghi nhận của PV Dân trí, không khí hội thi sáng tạo thiết bị – đồ dùng dạy học của các giáo viên tiểu học huyện Giá Rai khá sôi nổi. Mỗi trường dựng một gian trưng bày mô hình thiết bị – đồ dùng dạy học của trường mình để ban giám khảo chấm điểm.

Các gian trưng bày mô hình dạy học của các trường tham gia dự thi.

Các gian trưng bày mô hình dạy học của các trường tham gia dự thi.

Các trường cho trưng bày khá nhiều mô hình dạy học ở các khối lớp từ 1- 5, với nhiều cách sáng tạo dạy học ở nhiều môn học khác nhau. Mỗi một mô hình được minh họa bằng hình ảnh tĩnh và động giúp cho việc giảng dạy thêm sinh động và các học sinh dễ dàng tiếp thu.

Một giáo viên đang thuyết minh mô hình phát điện gió.

Một giáo viên đang thuyết minh mô hình phát điện gió.

Phong phú mô hình thiết bị dạy học ở các khối lớp bậc tiểu học.
Phong phú mô hình thiết bị dạy học ở các khối lớp bậc tiểu học.

Phong phú mô hình thiết bị dạy học ở các khối lớp bậc tiểu học.

Nhiều trường quan tâm dạy về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo Việt Nam.

Nhiều trường quan tâm dạy về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo Việt Nam.

Như các mô hình dạy học về một số bộ phận cơ thể con người, trong đó có trái tim, phổi được thể hiện ở sơ đồ vòng tuần hoàn; mô hình phát điện gió; mô hình khu vui chơi giải trí cho bậc học mầm non… Đáng chú ý, nhiều trường quan tâm đến việc dạy về biển đảo với mô hình bản đồ Việt Nam, khẳng định chủ quyền hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

Nhiều trường quan tâm dạy về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo Việt Nam.

Mỗi thầy giáo, cô giáo tự học và sáng tạo đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học bậc tiểu học ở địa phương.

Với phương châm "mỗi thầy giáo, cô giáo tự học và sáng tạo", các giáo viên của các trường tiểu học huyện Giá Rai mang đến những mô hình dạy học khá độc đáo, phong phú hình ảnh, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc tiểu học.

Huỳnh Hải

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thầy trò trường THCS Khương Thượng ‘rung chuông vàng’ lần 2 | Giáo dục

Posted: 17 Jan 2015 02:27 AM PST

"Hội thi Rung chuông vàng" lần 2 (Ring the Golden Bell second Edition) diễn ra chiều 10/1/2015 tại trường THCS Khương Thượng, Hà Nội.

Cuộc thi "Rung chuông vàng"lần 2 được tổ chức với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, tạo sân chơi lành mạnh bổ ích, góp phần làm phong phú thêm các hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh.

Được nhà trường chuẩn bị kỹ từ đầu năm học, các công tác vận động, thông báo tới các bậc cha mẹ học sinh chu đáo đã khiến hội thi trở thành phong trào thi đua toàn trường. Dù trời mưa và thời tiết lạnh, nhưng rất đông phụ huynh và học sinh có mặt cổ vũ cho các thí sinh.

Các thầy, cô giáo vẫn "chơi" hết mình trong phần cứu trợ để đưa tối đa học trò của mình quay lại sàn đấu.

Ấn tượng mạnh hơn phiên bản 1, "Hội thi Rung chuông vàng" năm nay có phần hoành tráng, quy mô, và chuyên nghiệp như một chương trình "của nhà đài" nhờ có sự giúp đỡ từ phía các nhà tài trợ, đặc biệt là Trung tâm E-Connect (nhà tài trợ kim cương).

"Rung chuông vàng" là một trong những hoạt động tranh tài hiểu biếu về vốn kiến thức chung, vô cùng sôi nổi và bổ ích cho học sinh. Sân chơi không chỉ giúp các em phát huy kiến thức đã được học trên lớp, mà hơn thế nữa, trong lúc "chơi" các em được học thêm những phẩm chất quý báu, những kỹ năng sống, trau dồi kiến thức ngoài sách giáo khoa.

Các em có được sự hài hòa giữa hoạt động chơi và học – một yêu cầu cần thiết của tuổi học trò để nâng cao tư duy sáng tạo trong học tập và các hoạt động xã hội…

Đây cũng là một trong những phương pháp giúp trẻ tự tin và thuận lợi hơn trên tiến trình hội nhập quốc tế.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học ĐH,CĐ không chính quy: Sẽ không được tạm hoãn nhập ngũ – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 17 Jan 2015 02:25 AM PST

Trao
đổi với Dân trí về Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) sẽ được Quốc hội
thông qua vào năm 2015, Thiếu tướng Nguyễn
Thiện Minh, cho biết: "Nếu Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi được thông
qua, về xét tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: "Đối với học sinh, sinh
viên thì đối tượng tạm hoãn trong dự thảo Luật hiện nay sẽ được thu hẹp. Tại điểm
e, Khoản 1, Điều 44, Mục 3, Chương IV trong dự thảo Luật quy định: "Đang học tại trường trung học cơ sở, trung học
phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; đang học chương trình đại học thuộc
hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân
"
mới được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Như vậy, các đối tượng học sinh đang học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp,
sinh viên đang học trong các trường cao đẳng và đại học không chính quy sẽ
không thuộc đối tượng xét tạm hoãn.

Dự
thảo Luật Nghĩa vụ quân sự mới sẽ được Quốc hội Khóa XIII thông qua vào năm
2015, còn có hiệu lực thi hành từ ngày nào là do Quốc hội quy định.
Theo đó, kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2015 việc gọi công dân nhập ngũ
vẫn thực hiện theo Luật và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn hiện hành, cho đến
khi Luật Nghĩa vụ quân sự mới được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành. 

Học ĐH,CĐ không chính quy: Không được tạm hoãn nhập ngũ

Thiếu tướng, GS. TS, NGND Nguyễn Thiện Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, Bộ GD-ĐT (ảnh: Báo QĐND)

Như vậy, chỉ có sinh viên học hệ chính
quy tập trung mới được xem xét tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Theo ông tại
sao lại đưa ra quy định như này? Quy định này liệu có được áp dụng chính thức,
hay sẽ điều chỉnh khi Luật ban hành?

Hiện
nay các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trên toàn quốc rất
nhiều; tương ứng là lượng học sinh, sinh viên hàng năm vào học tại các trường rất lớn.

Trong
khi đó để đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và
hiện đại, làm chủ các loại vũ khí công nghệ cao để bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần
phải có nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng nghĩa với việc chất lượng gọi công
dân nhập ngũ hàng năm phải có đủ sức khỏe và trình độ thì mới đáp ứng được yêu
cầu đó.

Học sinh, sinh viên  các trường  hệ chính
quy tập trung mới là đối tượng
tạm hoãn, có nghĩa là sau khi tốt nghiệp họ sẽ thực hiện nghĩa vụ quân sự như
các trường thuộc hệ khác, chỉ là vấn đề thực hiện nghĩa vụ quân sự trước hay
sau mà thôi.

Khi
Luật được Quốc hội thông qua và ban hành, các Bộ, ngành liên quan sẽ xây dựng
Thông tư hướng dẫn thi hành Luật. Tôi nghĩ vấn đề này sẽ được áp dụng chính thức.

Những sinh viên thuộc diện được tạm hoãn gọi
nhập ngũ nhưng sau đó lại chuyển trường thì có thể tiếp tục thuộc diện hoãn gọi
nhập ngũ hay không, thưa ông?

Tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT
ngày 13/9/2-11 quy định: "Công dân nêu tại điểm điểm b, điểm c, điểm d khoản 1
Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung đầu
tiên, trường hợp tiếp tục học tập ở các khoá khác thì không được tạm hoãn gọi
nhập ngũ".

Như vậy nếu công dân chuyển trường mà tiếp tục học theo đúng ngành
đào tạo đúng nội dung, chương trình thì mới thuộc diện tạm hoãn. Còn nếu chuyển
trường học không đúng ngành đào tạo, học lại từ đầu thì không thuộc đối tượng
xét tạm hoãn.

Các đối tượng trúng
tuyển đại học, cao đẳng nhưng không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập
ngũ, việc bảo lưu kết quả học tập và thủ tục cụ thể theo Luật mới sẽ như thế
nào?

Tôi cho rằng không có gì thay đổi so với Luật và Nghị định,
Thông tư hướng dẫn cũ.

Tại Khoản 5, Điều 1 của Thông tư liên tịch số 13/TTLT-BQP-BGDĐT
ngày 22/01/2013 của Liên Bộ: Quốc phòng – Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: "Công dân đã nhập ngũ vào Quân đội, nếu có Giấy
báo nhập học vào các trường đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ
thì báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành Giấy
báo nhập học) bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành nghĩa
vụ quân sự tại ngũ theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự
".

Thí sinh trúng tuyển ĐH,CĐ thuộc diện nhập ngũ sẽ được bảo lưu kết quả trúng tuyển

Thí sinh trúng tuyển ĐH,CĐ thuộc diện nhập ngũ sẽ được bảo lưu kết quả trúng tuyển

Thông tư Liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT
ban hành ngày 13/01/2013 của Liên bộ Quốc phòng – Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi
đã khẳng định: "Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào
tạo mười hai tháng trở lên" nằm trong "Đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ". Quy định
này không loại trừ những người đỗ đại học (thậm chí là thủ khoa) nhưng dường
như "loại trừ" những người đi du học. Đây cũng là kẽ hở để nhiều phụ huynh tìm
cách cho con trốn nghĩa vụ quân sự. Ông có ý kiến gì về việc này?

Vấn
đề này là do cơ chế, chính sách của Nhà nước để đào tạo nguồn nhân lực nên được
tạm hoãn. Sau khi học ở nước ngoài về vẫn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý
của công dân; công dân phải có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc đã
được quy định trong Hiến pháp và Luật Nghĩa vụ quân sự.

Theo tôi, với những học sinh có kiến thức vững vàng khi
đã thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng thì 18 tháng đến 2 năm thực hiện
nghĩa vụ quân sự tại ngũ kiến thức cũng chưa thể mai một được, còn việc học tập
của các em là suốt đời; hơn nữa kể cả khi vào học ngay nếu không thật sự cầu thị,
phấn đấu, tu dưỡng thì cũng chưa chắc đã đủ kiến thức để theo kịp được, trong
khi môi trường quân đội cũng là một trường học lớn, không chỉ rèn luyện cho từng
cá nhân về bản lĩnh, nhân cách mà còn tạo điều kiện cho các em phát triển tài
năng.

Như vậy, tôi nghĩ rằng phụ huynh học sinh, sinh viên nên
phân tích, động viên con em mình thực hiện tốt nghĩa vụ của mình khi Tổ quốc cần.
Những gia đình tìm cách cho trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý
theo quy định của Pháp luật.

Xin trân trọng
cám ơn Thiếu tướng!


Thiếu
tướng Nguyễn Thiện Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục quốc phòng – Bộ GD-ĐT cho biết:
Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự mới sẽ được Quốc hội Khóa XIII thông qua vào
năm 2015, còn có hiệu lực thi hành từ ngày nào là do Quốc hội quy định. Như vậy, kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng
năm 2015 việc gọi công dân nhập ngũ vẫn thực hiện theo Luật và các Nghị định,
Thông tư hướng dẫn hiện hành, cho đến khi Luật Nghĩa vụ quân sự mới được Quốc
hội thông qua có hiệu lực thi hành.


Hồng
Hạnh
(thực hiện)

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sốc với bài tập về nhà yêu cầu mô tả… cách giết người – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 17 Jan 2015 01:23 AM PST

Ảnh minh họa: Reuters

Ảnh minh họa: Reuters

Tờ Washington Post đã đăng tải lại thư
xin lỗi của cô giáo Patricia Lorenzen gửi đến phụ huynh các học sinh trường
Trung học Kingsview sau khi thông tin về bài tập về nhà "có một không hai" của
cô được đăng tải trên các mặt báo.

Thư xin lỗi có nội
dung: "Tôi đã giao học sinh 4 lớp tiếng Anh bài tập về nhà với nội dung yêu
cầu các em vận dụng những kiến thức văn phạm vừa học để viết một câu chuyện mô
tả cách làm thế nào để giết tôi. Tôi đã cố gắng tạo ra một bài tập mang tính
khích lệ học sinh ôn lại các điểm văn phạm, nhưng nội dung như vậy không phù
hợp và đáng lẽ tôi không nên ra đề như vậy."

Sự việc xảy ra từ
tháng 11 năm ngoái nhưng mãi đến gần đây mới được công khai trước dư luận. Sau
khi hủy bỏ bài tập về nhà này, tất cả các học sinh đều được trọn điểm dù có làm
bài hay không, còn cô giáo Lorenzen vẫn tiếp tục làm việc trong biên chế của
nhà trường.

Cô Lorenzen đã từ
chối nói chuyện với báo giới, nhưng hiệu trưởng trường Trung học Kingsview
James D'Andrea cho biết "chuyện đã được giải quyết ổn thỏa và sẽ không còn
vấn đề gì liên quan đến các bài tập về nhà của của Lorenzen nữa".

Trường Trung học
Kingsview nơi cô giáo Lorenzen làm việc. Ảnh: montgomeryschoolsmd.org

Trường Trung học
Kingsview nơi cô giáo Lorenzen làm việc. Ảnh: montgomeryschoolsmd.org

Không riêng trường
hợp cô giáo Lorenzen mà kiểu ra bài tập "nhập vai" này dường như đang trở nên
khá phổ biến tại Mỹ trong thời gian gần đây. Mới tháng trước, một giáo viên ở
Oklahoma cũng khiến các phụ huynh nổi cơn thịnh nộ khi dùng những chi tiết
trong một vụ giết giáo viên ở Massachusetts năm 2013 cho một bài tập về nhà.
Những học sinh lớp 8 được yêu cầu khoanh tròn những động từ trong một đoạn văn
có những câu: "Cậu ta theo cô giáo của mình vào nhà vệ sinh, đánh và cắt cổ
cô ấy…Sau đó, cậu ta quăng xác cô trong khu rừng sau trường…Cảnh sát được thông
báo khi người ta phát hiện một vũng máu trong nhà vệ sinh nữ".

Một trong những vụ
việc tai tiếng nhất xảy ra năm 2013 khi một giáo viên Manhattan quyết định dùng
những kiến thức nghiên cứu xã hội về lịch sử đấu tranh của nô lệ để ra đề môn
toán cho học sinh lớp bốn. Đề bài gây tranh cãi có câu: "Một nô lệ bị đánh 5
roi một ngày, vậy ông ta bị đánh bao nhiêu roi trong một tháng (31 ngày)? Một
nô lệ khác bị đánh 9 roi một ngày, vậy ông ta bị đánh bao nhiêu roi trong một
tháng? Tổng cộng trong một tháng hai người nô lệ bị đánh bao nhiêu roi?"

Một đề bài khác thì
có nội dung: "Trên một tàu chở 3.799 nô lệ. Một ngày nọ những nô lệ nổi dậy
chiếm tàu, 1.897 nô lệ đã chết, vậy còn bao nhiêu nô lệ còn sống?".

Trong cả 2 vụ nói
trên, các giáo viên ra những đề bài "sốc" đều được tiếp tục làm việc bình
thường sau khi đã bị khiển trách công khai.

Theo Báo
nld.com.vn



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Dự kiến thu hẹp đối tượng xét tạm hoãn nhập ngũ | Giáo dục

Posted: 17 Jan 2015 12:24 AM PST

Dự kiến Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự mới sẽ được Quốc hội Khóa XIII thông qua vào năm 2015 với một số thay đổi như: Kéo dài thời giân thực hiện nghĩa vụ lên 24 tháng, nâng độ tuổi trong diện gọi nhập ngũ lên 27 tuổi…

Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Thiện Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục quốc phòng an ninh, Bộ GD-ĐT đã trao đổi về dự thảo Luật, cũng như những vấn đề phụ huynh và học sinh cần lưu tâm trước mùa tuyển quân mới.

Những ai được tạm hoãn?

Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) có rất nhiều điểm mới so với Luật hiện hành. Dự kiến dự Luật này sẽ được Quốc hội thông qua vào năm 2015. Vậy thì, trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015, Luật này có hiệu lực không thưa ông?

Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự mới sẽ được Quốc hội Khóa XIII thông qua vào năm 2015, còn có hiệu lực thi hành từ ngày nào là do Quốc hội quy định.

Như vậy, kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2015 việc gọi công dân nhập ngũ vẫn thực hiện theo Luật và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn hiện hành, cho đến khi Luật Nghĩa vụ quân sự mới được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành.  

Nếu Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi được thông qua, quy định xét tạm hoãn gọi nhập ngũ có điểm gì mới so với quy định hiện hành không, thưa ông?

Về xét tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: Đối với học sinh, sinh viên thì đối tượng tạm hoãn trong dự thảo Luật hiện nay sẽ được thu hẹp.

Tại điểm e, Khoản 1, Điều 44, Mục 3, Chương IV trong dự thảo Luật quy định: "Đang học tại trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; đang học chương trình đại học thuộc hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân" mới được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Như vậy, các đối tượng học sinh đang học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên đang học trong các trường cao đẳng và đại học không chính quy sẽ không thuộc đối tượng xét tạm hoãn.

Theo ông tại sao lại đưa ra quy định như vậy? Được biết, đây là điều vẫn gây tranh cãi. Vậy thì, quy định này liệu có được áp dụng chính thức, hay sẽ điều chỉnh khi Luật ban hành?

Hiện nay các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trên toàn quốc rất nhiều; tương ứng là lượng học sinh, sinh viên hàng năm vào học  tại các trường rất lớn. Trong khi đó để đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, làm chủ các loại vũ khí công nghệ cao để bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Điều này đồng nghĩa với việc chất lượng gọi công dân nhập ngũ hàng năm phải có đủ sức khỏe và trình độ thì mới đáp ứng được yêu cầu đó.

Học sinh, sinh viên các trường trên là đối tượng tạm hoãn, có nghĩa là sau khi tốt nghiệp họ sẽ thực hiện nghĩa vụ quân sự như các trường thuộc hệ khác, chỉ là vấn đề thực hiện nghĩa vụ quân sự trước hay sau mà thôi.

Khi Luật được Quốc hội thông qua và ban hành, các Bộ, ngành liên quan sẽ xây dựng Thông tư hướng dẫn thi hành Luật. Tôi nghĩ vấn đề này sẽ được áp dụng chính thức.

Vẫn ưu tiên thực hiện Lệnh gọi nhập ngũ

Trong dự Luật sửa đổi có thay đổi gì về quy định ưu tiên thực hiện trong trường hợp công dân nhận được Lệnh gọi nhập ngũ và Giấy báo nhập học cùng một thời điểm?

Khi Luật được Quốc hội thông qua và ban hành, các Bộ, ngành liên quan sẽ xây dựng Thông tư hướng dẫn thi hành Luật. Tôi nghĩ vấn đề này cơ bản vẫn giữ như Thông tư hướng dẫn hiện hành.

Khi công dân nhận được Lệnh gọi nhập ngũ và Giấy báo nhập học cùng thời điểm thì phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ, còn khi đã làm xong thủ tục nhập học và đang học tại trường mới được tạm hoãn. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp đã nhập học rồi vẫn xin bảo lưu kết quả để thực hiện nghĩa vụ.

Các đối tượng trúng tuyển đại học, cao đẳng nhưng không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ, việc bảo lưu kết quả học tập và thủ tục cụ thể theo Luật mới sẽ như thế nào, thưa ông?

Tôi cho rằng không có gì thay đổi so với Luật và Nghị định, Thông tư hướng dẫn cũ.

Cụ thể là, tại Khoản 5, Điều 1 của Thông tư liên tịch số 13/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 22/01/2013 của Liên Bộ Quốc phòng – Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:

"Công dân đã nhập ngũ vào Quân đội, nếu có Giấy báo nhập học vào các trường đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ thì báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành Giấy báo nhập học) bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự".

Chuyển trường đúng ngành đào tạo mới được xét hoãn nhập ngũ

Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Thiện Minh


Những sinh viên thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ nhưng sau đó lại chuyển trường thì có thể tiếp tục thuộc diện hoãn gọi nhập ngũ hay không, thưa ông?

Tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13/9/2-11 quy định:

"Công dân nêu tại điểm điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung đầu tiên, trường hợp tiếp tục học tập ở các khoá khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ".

Như vậy, nếu công dân chuyển trường mà tiếp tục học theo đúng ngành đào tạo đúng nội dung, chương trình thì mới thuộc diện tạm hoãn. Còn nếu chuyển trường học không đúng ngành đào tạo, học lại từ đầu thì không thuộc đối tượng xét tạm hoãn.

Thông tư Liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT ban hành ngày 13/01/2013 của Liên bộ Quốc phòng – Bộ GD-ĐT sửa đổi đã khẳng định: "Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên" nằm trong "Đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ".

Như vậy, quy định không loại trừ những người đỗ đại học (thậm chí là thủ khoa) nhưng dường như "loại trừ" những người đi du học. Đây cũng là kẽ hở để nhiều phụ huynh tìm cách cho con trốn nghĩa vụ quân sự. Ông có ý kiến gì về việc này?

Vấn đề này là do cơ chế, chính sách của Nhà nước để đào tạo nguồn nhân lực nên được tạm hoãn. Sau khi học ở nước ngoài về vẫn thực hiện nghĩa vụ.

Ông có chia sẻ gì với những phụ huynh có con thuộc diện thực hiện nghĩa vụ quân sự?

Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân; công dân phải có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc đã được quy định trong Hiến pháp và Luật Nghĩa vụ quân sự.

Theo tôi, với những học sinh có kiến thức vững vàng khi đã thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng thì 18 tháng đến 2 năm thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ kiến thức cũng chưa thể mai một được. Còn việc học tập của các em là suốt đời.

Hơn nữa, kể cả khi vào học ngay, nếu không thật sự cầu thị, phấn đấu, tu dưỡng thì cũng chưa chắc đã đủ kiến thức để theo kịp được. Trong khi đó, môi trường quân đội cũng là một trường học lớn, không chỉ rèn luyện cho từng cá nhân về bản lĩnh, nhân cách mà còn tạo điều kiện cho các em phát triển tài năng.

Như vậy, tôi nghĩ rằng phụ huynh học sinh, sinh viên nên phân tích, động viên con em mình thực hiện tốt nghĩa vụ của mình khi Tổ quốc cần. Những gia đình tìm cách cho trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.

Xin cảm ơn ông.


Theo Ngân Anh



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments