Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nữ sinh lớp 8 chết bất thường trong giờ thể dục

Posted: 13 Jan 2015 07:22 AM PST

– Đang học thể dục, Nhã bất ngờ ngã lăn ra sân bất
tỉnh. Được bạn bè, thầy cô tức tốc đưa đi cấp cứu nhưng nữ sinh đã tử vong.

Nữ sinh, thể dục, tử vong, Trường THCS Lam Sơn, Lâm Đồng

Vị trí sân tập thể dục nơi Nhã ngã quỵ rồi tử
vong

Tin từ Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, chiều nay
(13/1), gia đình đã đưa thi thể nữ sinh Huỳnh Thị Trang Nhã (SN 2001, trú phường
6, TP. Đà Lạt), là học sinh lớp 8A4, Trường THCS Lam Sơn về mai táng và yêu cầu
không khám nghiệm pháp y.

Trước đó, vào trưa 13/1, em Nhã cùng toàn thể
học sinh lớp 8A4 tham gia giờ học thể dục. Khi tất cả học sinh đang say sưa tập
luyện môn cầu lông thì Nhã bất ngờ ngã lăn ra sân tập, sùi bọt mép.

Đông đảo bạn học, giáo viên tức tốc đưa Nhã vào
phòng y tế của trường sơ cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng
cấp cứu, tuy nhiên các bác sĩ xác định nạn nhân đã tử vong.  

Thầy giáo dạy thể dục của Trường THCS Lam Sơn
cho biết, trong quá trình đứng tiết Nhã không có biểu hiện gì khác thường; thời
gian xảy ra sự việc là cuối tiết 4 và thời tiết lúc đó khá mát mẻ.

"Việc Nhã tử vong khiến thầy cô giáo và bạn bè
hết sức bất ngờ và đau lòng" – thầy giáo này chia sẻ.

Trùng Dương



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phụ huynh, học sinh tin tưởng Quy chế Kỳ thi quốc gia | Giáo dục

Posted: 13 Jan 2015 05:29 AM PST

Kỳ thi THPT quốc gia 2015 sẽ giảm tối đa áp lực cho học sinh và chi phí xã hộiKỳ thi THPT quốc gia 2015 sẽ giảm tối đa áp lực cho học sinh và chi phí xã hội

Phụ huynh Phạm Văn Út (xã Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long): Thi theo cụm sẽ bớt vất vả đi lại

Hơn ai hết phụ huynh chúng tôi là những người lo lắng nhất vì có con em đang học lớp 12 và chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng. Từ thời điểm hè năm học 2013 – 2014, chúng tôi đã nghe thông tin về Kỳ thi THPT quốc gia. Lúc đó chỉ mới là thông tin ban đầu, chưa có gì chính thức nên cũng có phần sốt ruột.

Đến đầu năm học này, ngay từ thời điểm họp phụ huynh, chúng tôi đã được nhà trường thông báo về định hướng của Kỳ thi quốc gia cũng như giải thích những thắc mắc. Từ đó phụ huynh chúng tôi cũng như các em HS đã yên tâm và chăm lo cho việc học hành. Thầy cô giáo cũng tập trung dạy học và nhắc nhở các em HS yên tâm học tập và có bước chuẩn bị.

Mới đây, khi Bộ GD&ĐT công bố thông tin Dự thảo Kỳ thi THPT quốc gia, ban đầu chúng tôi cũng hơi quan ngại, không biết có nhiều thay đổi hay không? Nhưng sau khi xem kỹ Dự thảo thì phụ huynh cũng như các em HS đã nhẹ nhõm. Điều chúng tôi thấy yên tâm nhất là kỳ thi tổ chức theo hướng giảm áp lực, giảm chi phí và rất thuận tiện cho thí sinh. Đặc biệt là quyền lợi của thí sinh được nâng cao hơn so với các kỳ thi trước đây.

Do địa phương chúng tôi thuộc vùng sâu, vùng xa, đi lại còn khó khăn nên trước đây khi con em đi thi rất vất vả. Đầu tiên là thi tốt nghiệp THPT, sau đó lặn lội đi Cần Thơ hoặc lên TPHCM để thi ĐH, CĐ. Như vậy qua 2 kỳ thi vừa tốn công sức vừa tốn kém cho thí sinh. Năm 2015 này với Kỳ thi THPT quốc gia dự kiến theo cụm thì không còn cảnh này nên phụ huynh và các em HS thấy rất vui và yên tâm hơn…

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 là kỳ thi đầu tiên, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía Bộ GD&ĐT đến các địa phương, các trường và bản thân mỗi GV, HS, phụ huynh chúng tôi tin tưởng kỳ thi sẽ thành công. Rất mong ngành GD có bước chuẩn bị và có hướng dẫn kịp thời để các địa phương và các trường chủ động ôn tập và hướng dẫn các em HS…

Phụ huynh Nguyễn Thanh Cẩm (phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TPHCM): Thang điểm 20 sẽ phân hóa được HS

Tôi có con đang học lớp 12 ở Trường Ngô Thời Nhiệm tại TPHCM, vì thế khi nghe nói sẽ có Kỳ thi quốc gia mới thì cũng băn khoăn không hiểu nó là gì, tìm hiểu trên báo chí cũng chưa thấy nhiều, đến khi đọc các dự thảo quy chế này mới thấy yên tâm vì sự rõ ràng và cụ thể.

Điều tôi thấy rõ nhất ở kỳ thi này đó là tiết kiệm được rất nhiều kinh phí cho cả người tổ chức thi lẫn người đi thi. Đơn cử như, một phụ huynh ở tận Nghệ An đưa con vào đây thi ở Trường ĐH Kiến Trúc thì quả thật là vất vả, chưa kể đến có rất nhiều nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông, ở trọ…

Có thể thấy rằng với Dự thảo mà Bộ GD&ĐT đưa ra chỉ thay đổi cách thức thi, còn về khối thi vẫn giữ nguyên, lệ phí thi cũng giữ nguyên, và có thêm việc xét học bạ; tôi thấy đó là những điều hoàn toàn đúng và cần ủng hộ điều này. Cá nhân tôi cũng đặt niềm tin vào sự đổi mới trong thi cử của Bộ GD&ĐT sẽ thành công.

Ngoài ra, việc bắt buộc thi 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn. Như vậy, đòi hỏi HS phải có kiến thức nền toàn diện hơn và điều này cũng đòi hỏi ngay từ đầu, các cháu đã có ý thức phải học đều các môn, không nên xem nhẹ môn nào hết.

Tại vì tâm lý, thường học khối A, B thì hay xem nhẹ Văn, Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý… Hơn nữa tôi cũng ủng hộ thang điểm 20, nhưng việc chấm thi cũng phải thật sự chặt chẽ, thì thang điểm 20 sẽ được phát huy tính hiệu quả rõ rệt nhất. Nó sẽ giúp phân hóa HS trung bình, khá, giỏi, xuất sắc.

Về việc đăng kí các môn tự chọn thì chắc chắn HS đăng kí môn tự chọn không như nhau, thì việc bố trí sắp xếp thi, coi thi như thế nào cho hợp lý cũng đòi hỏi Bộ, các Sở GD&ĐT phải chuẩn bị thật sự kĩ càng. Hơn nữa kỳ thi diễn ra trong 4 ngày, điều này các trường phải nhắc nhở thật kĩ cho các HS, vì tôi thấy có nhiều cháu rất hay quên lịch thi. Chỉ cần quên 1 môn là ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ kỳ thi.

Em Phạm Ngọc Thủy – HS Trường THPT Nguyễn Văn Hai (xã Bình Phú, huyện Càng Long, Trà Vinh): Mở rộng thang điểm không làm thay đổi cách làm bài của thí sinh

Với Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, em thấy có nhiều đổi mới theo hướng có lợi cho thí sinh và phần nào đã giảm áp lực thi cử. Điều mà HS chúng em quan tâm nhất là đề thi và cách chấm thi có thay đổi gì hay không? Qua tìm hiểu Dự thảo kỳ thi và được thầy cô giải thích, chúng em đã yên tâm…

Em thấy việc mở rộng thang điểm 20 không làm thay đổi cách làm bài của thí sinh, do đó thí sinh không có khó khăn gì thêm so với trước đây. Việc thay đổi thang điểm này hướng tới bảo đảm quyền lợi cho thí sinh. Với thang điểm 20, những lập luận, diễn giải, tính toán trung gian sẽ được tính điểm, có lợi hơn cho HS hơn trước.

Đặc biệt là thông tin đề thi Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ tiếp tục sử dụng các câu hỏi với 4 mức yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao như đề thi năm 2014. Theo em thấy, đây cũng là dạng đề thi mà Bộ GD&ĐT đã cho trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi ĐH, CĐ trong các năm vừa qua. Với dạng đề thi này, HS chúng em không phải quá lo lắng và không nhiều áp lực học thuộc bài như trước. 

HS chúng em rất mong muốn đề thi không đặt nặng việc ghi nhớ số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn mà yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp để trả lời. Đối với các môn Khoa học Xã hội và Nhân văn điều làm chúng em hào hứng nhất là dạng câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước, bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội…

Em Trần Thành Hưng – HS Trường THPT Phú Thịnh (huyện Tam Bình, Vĩnh Long): Chờ đợi những đề thi mở và thời sự như năm trước

Điều HS chúng em quan tâm nhất là Kỳ thi THPT quốc gia năm nay dạng đề thi ra sao? Liệu có nhiều thay đổi so với kỳ thi trước đây hay không? Tuy nhiên sau khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo kỳ thi, được thầy cô giải thích, em đã yên tâm. Qua thông tin em được biết, đề thi trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014.

Chúng em rất mong ngành GD năm nay sẽ tiếp tục có những đề thi hay và "nóng" như đề thi những năm trước. Đó là dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực của HS…

Điều mà chúng em thích nhất là đề thi sử dụng các câu hỏi vận dụng, các câu hỏi mở đòi hỏi thí sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp và kinh nghiệm sống để trả lời chứ không yêu cầu phải ghi nhớ máy móc các số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Có như vậy mới có thể đánh giá năng lực thật sự của thí sinh chứ việc học thuộc lòng đôi khi không thể đánh giá chính xác được…

Ở thang điểm 20 em thấy rất hợp lý, thang điểm này sẽ có lợi cho HS vì tận dụng hết khả năng, sở trường để kiếm được điểm. Theo đó thí sinh dễ có điểm từng chi tiết nhỏ sẽ càng có lợi hơn khung điểm 10. Nếu như trước đây, với khung điểm 0,25 và thang điểm 10 chỉ cần 40 ý là đủ điểm thì nay cần tới 80 ý mới đạt thang điểm 20. Thí sinh mất điểm ở ý này vẫn có thể dễ dàng đạt điểm ở ý khác trong cùng một câu.

Em và các bạn đang nỗ lực học tập và nắm vững kiến thức để sẵn sàng cho Kỳ thi THPT quốc gia. Rất mong ngành GD quan tâm và tiếp tục có những hướng dẫn để thầy cô giáo và HS chúng em chuẩn bị ôn thi cũng như đăng ký môn thi và đăng ký hồ sơ vào trường ĐH, CĐ… 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

"Mừng tuổi" sớm cho học sinh khiếm thị đón Tết Ất Mùi

Posted: 13 Jan 2015 04:59 AM PST

Nằm trong chuỗi hoạt động giúp đỡ trẻ em và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn đón Tết Ất Mùi, Lãnh sự danh dự Nam Phi tại TP Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) tổ chức chuỗi các hoạt động như "Nhà sạch đón Tết", gói và tặng bánh chưng, quà Tết cho học sinh biên cương, gây quỹ giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn ăn Tết.

Bà Đỗ Thị Kim Liên – Lãnh sự danh dự Nam Phi tại TP HCM tặng quà và chụp ảnh lưu niệm cùng trẻ em khiếm thị tại Thừa Thiên Huế. Ảnh: Trần Thi

Chương trình đã trao 100 phần quà "mừng tuổi" cho các em học sinh khiếm thị, người mù nghèo tại Thừa Thiên Huế với mỗi phần quà trị giá 600.000 đồng, gồm chăn ấm, bánh kẹo và tiền mừng tuổi (300.000 đồng tiền mặt). Cùng với đó, chương trình đã tặng 100 phần quà Tết cho học sinh vùng biên cương.

Chuỗi sự kiện Tết đến mọi nhà sẽ tiếp tục đồng hành cùng sinh viên của Đoàn trường Đại học Ngoại Ngữ – Tin học thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình tổ chức gói và tặng bánh chưng cho mái ấm, nhà mở và người già neo đơn tại thành phố Hồ Chí Minh. 

Bên cạnh các hoạt động trên, VASS còn tổ chức nhiều hoạt động thăm và tặng quà cho các đồng bào nghèo, neo đơn, khó khăn gặp thiên tai; phối hợp với các các nhà hảo tâm đi thăm và tặng học bổng cho các em học sinh; xây dựng trường mầm non; tham gia hiến máu vì trẻ em Việt Nam nhân tưởng niệm một năm ngày mất của cố Tổng Thống Nelson Mandela (5/12/2013 – 5/12/2014), kỷ niệm 5 năm thành lập văn phòng Lãnh sự danh dự (10/12/2009 – 10/12/2014)…



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phụ huynh, học sinh tin tưởng vào Quy chế Kỳ thi quốc gia | Giáo dục

Posted: 13 Jan 2015 04:28 AM PST

Kỳ thi THPT quốc gia 2015 sẽ giảm tối đa áp lực cho học sinh và chi phí xã hộiKỳ thi THPT quốc gia 2015 sẽ giảm tối đa áp lực cho học sinh và chi phí xã hội

Phụ huynh Phạm Văn Út (xã Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long): Thi theo cụm sẽ bớt vất vả đi lại

Hơn ai hết phụ huynh chúng tôi là những người lo lắng nhất vì có con em đang học lớp 12 và chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng. Từ thời điểm hè năm học 2013 – 2014, chúng tôi đã nghe thông tin về Kỳ thi THPT quốc gia. Lúc đó chỉ mới là thông tin ban đầu, chưa có gì chính thức nên cũng có phần sốt ruột.

Đến đầu năm học này, ngay từ thời điểm họp phụ huynh, chúng tôi đã được nhà trường thông báo về định hướng của Kỳ thi quốc gia cũng như giải thích những thắc mắc. Từ đó phụ huynh chúng tôi cũng như các em HS đã yên tâm và chăm lo cho việc học hành. Thầy cô giáo cũng tập trung dạy học và nhắc nhở các em HS yên tâm học tập và có bước chuẩn bị.

Mới đây, khi Bộ GD&ĐT công bố thông tin Dự thảo Kỳ thi THPT quốc gia, ban đầu chúng tôi cũng hơi quan ngại, không biết có nhiều thay đổi hay không? Nhưng sau khi xem kỹ Dự thảo thì phụ huynh cũng như các em HS đã nhẹ nhõm. Điều chúng tôi thấy yên tâm nhất là kỳ thi tổ chức theo hướng giảm áp lực, giảm chi phí và rất thuận tiện cho thí sinh. Đặc biệt là quyền lợi của thí sinh được nâng cao hơn so với các kỳ thi trước đây.

Do địa phương chúng tôi thuộc vùng sâu, vùng xa, đi lại còn khó khăn nên trước đây khi con em đi thi rất vất vả. Đầu tiên là thi tốt nghiệp THPT, sau đó lặn lội đi Cần Thơ hoặc lên TPHCM để thi ĐH, CĐ. Như vậy qua 2 kỳ thi vừa tốn công sức vừa tốn kém cho thí sinh. Năm 2015 này với Kỳ thi THPT quốc gia dự kiến theo cụm thì không còn cảnh này nên phụ huynh và các em HS thấy rất vui và yên tâm hơn…

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 là kỳ thi đầu tiên, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía Bộ GD&ĐT đến các địa phương, các trường và bản thân mỗi GV, HS, phụ huynh chúng tôi tin tưởng kỳ thi sẽ thành công. Rất mong ngành GD có bước chuẩn bị và có hướng dẫn kịp thời để các địa phương và các trường chủ động ôn tập và hướng dẫn các em HS…

Phụ huynh Nguyễn Thanh Cẩm (phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TPHCM): Thang điểm 20 sẽ phân hóa được HS

Tôi có con đang học lớp 12 ở Trường Ngô Thời Nhiệm tại TPHCM, vì thế khi nghe nói sẽ có Kỳ thi quốc gia mới thì cũng băn khoăn không hiểu nó là gì, tìm hiểu trên báo chí cũng chưa thấy nhiều, đến khi đọc các dự thảo quy chế này mới thấy yên tâm vì sự rõ ràng và cụ thể.

Điều tôi thấy rõ nhất ở kỳ thi này đó là tiết kiệm được rất nhiều kinh phí cho cả người tổ chức thi lẫn người đi thi. Đơn cử như, một phụ huynh ở tận Nghệ An đưa con vào đây thi ở Trường ĐH Kiến Trúc thì quả thật là vất vả, chưa kể đến có rất nhiều nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông, ở trọ…

Có thể thấy rằng với Dự thảo mà Bộ GD&ĐT đưa ra chỉ thay đổi cách thức thi, còn về khối thi vẫn giữ nguyên, lệ phí thi cũng giữ nguyên, và có thêm việc xét học bạ; tôi thấy đó là những điều hoàn toàn đúng và cần ủng hộ điều này. Cá nhân tôi cũng đặt niềm tin vào sự đổi mới trong thi cử của Bộ GD&ĐT sẽ thành công.

Ngoài ra, việc bắt buộc thi 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn. Như vậy, đòi hỏi HS phải có kiến thức nền toàn diện hơn và điều này cũng đòi hỏi ngay từ đầu, các cháu đã có ý thức phải học đều các môn, không nên xem nhẹ môn nào hết.

Tại vì tâm lý, thường học khối A, B thì hay xem nhẹ Văn, Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý… Hơn nữa tôi cũng ủng hộ thang điểm 20, nhưng việc chấm thi cũng phải thật sự chặt chẽ, thì thang điểm 20 sẽ được phát huy tính hiệu quả rõ rệt nhất. Nó sẽ giúp phân hóa HS trung bình, khá, giỏi, xuất sắc.

Về việc đăng kí các môn tự chọn thì chắc chắn HS đăng kí môn tự chọn không như nhau, thì việc bố trí sắp xếp thi, coi thi như thế nào cho hợp lý cũng đòi hỏi Bộ, các Sở GD&ĐT phải chuẩn bị thật sự kĩ càng. Hơn nữa kỳ thi diễn ra trong 4 ngày, điều này các trường phải nhắc nhở thật kĩ cho các HS, vì tôi thấy có nhiều cháu rất hay quên lịch thi. Chỉ cần quên 1 môn là ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ kỳ thi.

Em Phạm Ngọc Thủy – HS Trường THPT Nguyễn Văn Hai (xã Bình Phú, huyện Càng Long, Trà Vinh): Mở rộng thang điểm không làm thay đổi cách làm bài của thí sinh

Với Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, em thấy có nhiều đổi mới theo hướng có lợi cho thí sinh và phần nào đã giảm áp lực thi cử. Điều mà HS chúng em quan tâm nhất là đề thi và cách chấm thi có thay đổi gì hay không? Qua tìm hiểu Dự thảo kỳ thi và được thầy cô giải thích, chúng em đã yên tâm…

Em thấy việc mở rộng thang điểm 20 không làm thay đổi cách làm bài của thí sinh, do đó thí sinh không có khó khăn gì thêm so với trước đây. Việc thay đổi thang điểm này hướng tới bảo đảm quyền lợi cho thí sinh. Với thang điểm 20, những lập luận, diễn giải, tính toán trung gian sẽ được tính điểm, có lợi hơn cho HS hơn trước.

Đặc biệt là thông tin đề thi Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ tiếp tục sử dụng các câu hỏi với 4 mức yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao như đề thi năm 2014. Theo em thấy, đây cũng là dạng đề thi mà Bộ GD&ĐT đã cho trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi ĐH, CĐ trong các năm vừa qua. Với dạng đề thi này, HS chúng em không phải quá lo lắng và không nhiều áp lực học thuộc bài như trước. 

HS chúng em rất mong muốn đề thi không đặt nặng việc ghi nhớ số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn mà yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp để trả lời. Đối với các môn Khoa học Xã hội và Nhân văn điều làm chúng em hào hứng nhất là dạng câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước, bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội…

Em Trần Thành Hưng – HS Trường THPT Phú Thịnh (huyện Tam Bình, Vĩnh Long): Chờ đợi những đề thi mở và thời sự như năm trước

Điều HS chúng em quan tâm nhất là Kỳ thi THPT quốc gia năm nay dạng đề thi ra sao? Liệu có nhiều thay đổi so với kỳ thi trước đây hay không? Tuy nhiên sau khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo kỳ thi, được thầy cô giải thích, em đã yên tâm. Qua thông tin em được biết, đề thi trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014.

Chúng em rất mong ngành GD năm nay sẽ tiếp tục có những đề thi hay và "nóng" như đề thi những năm trước. Đó là dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực của HS…

Điều mà chúng em thích nhất là đề thi sử dụng các câu hỏi vận dụng, các câu hỏi mở đòi hỏi thí sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp và kinh nghiệm sống để trả lời chứ không yêu cầu phải ghi nhớ máy móc các số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Có như vậy mới có thể đánh giá năng lực thật sự của thí sinh chứ việc học thuộc lòng đôi khi không thể đánh giá chính xác được…

Ở thang điểm 20 em thấy rất hợp lý, thang điểm này sẽ có lợi cho HS vì tận dụng hết khả năng, sở trường để kiếm được điểm. Theo đó thí sinh dễ có điểm từng chi tiết nhỏ sẽ càng có lợi hơn khung điểm 10. Nếu như trước đây, với khung điểm 0,25 và thang điểm 10 chỉ cần 40 ý là đủ điểm thì nay cần tới 80 ý mới đạt thang điểm 20. Thí sinh mất điểm ở ý này vẫn có thể dễ dàng đạt điểm ở ý khác trong cùng một câu.

Em và các bạn đang nỗ lực học tập và nắm vững kiến thức để sẵn sàng cho Kỳ thi THPT quốc gia. Rất mong ngành GD quan tâm và tiếp tục có những hướng dẫn để thầy cô giáo và HS chúng em chuẩn bị ôn thi cũng như đăng ký môn thi và đăng ký hồ sơ vào trường ĐH, CĐ… 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vĩnh Phúc báo cáo lùm xùm thi công chức quá sơ sài

Posted: 13 Jan 2015 03:55 AM PST

Trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết Bộ đã nhận văn bản báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc liên quan đến một số bức xúc của ứng viên và thông tin của báo chí về kỳ tuyển dụng viên chức giáo dục của tỉnh năm 2014.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn "văn bản này không đạt yêu cầu, phải làm lại. Vĩnh Phúc phải sớm hoàn thành, báo cáo về Bộ Nội vụ trước ngày 14/1".

Trước đó, ngày 7/1, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đã ký công văn hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu báo cáo công tác tuyển dụng viên chức ngành giáo dục năm 2014.

Như Báo Giáo dục Việt Nam đã đưa tin Thí sinh phải chịu thiệt thòi, ngang trái khi thi viên chức ở Vĩnh Phúc thí sinh dự thi tuyển viên chức ngày 29-30/08/2014 cho rằng UBND tỉnh Vĩnh Phúc không thực hiện đúng hướng dẫn tuyển dụng giáo viên. 

Thí sinh phải chịu thiệt thòi, ngang trái khi thi viên chức ở Vĩnh Phúc

(GDVN) -Cuộc thi tuyển bất ngờ chuyển từ cấp huyện lên cấp tỉnh, nhiều người thi tưởng mình đã đỗ thì có thể sẽ bị trượt vì phương án thi tuyển mới, có sau khi thi.

Cụ thể, ở văn bản số: 836/HDLS-SGĐT-SNV ngày 19/06/2014 quy định "Người trúng tuyển trong kì thi tuyển giáo viên năm 2014 phải tham dự đủ các bài thi, mỗi bài thi phải đạt từ 50 điểm trở lên và được xác định theo nguyên tắc: Người trúng tuyển có kết quả thi cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm của mỗi huyện, thành, thị".

Tuy nhiên, khi đã thi xong tỉnh lại ra văn bản số: 6376/UBND-TH1 ngày 24/10/2014 lại thay đổi thành: "Nguyên tắc xác định người trúng tuyển theo các quy định đã thông báo cụ thể: Người dự thi phải tham dự đủ các bài thi theo quy định, mỗi bài thi phải đạt từ 50 điểm trở lên, cộng tổng lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu tuyển dụng chung của cả tỉnh".

Như vậy, từ nguyên tắc trúng tuyển cấp huyện giờ đã được đổi thành cấp tỉnh. Việc thay đổi này cũng đã khiến nhiều thí sinh bất ngờ và rất bức xúc. Thực tế, một số thí sinh nếu xét điểm và chỉ tiêu cấp huyện thì đỗ vào viên chức ngành giáo dục, nhưng xét theo cấp tỉnh sẽ không đạt.

Theo các thí sinh: “Chúng tôi hoàn toàn bị động. UBND tỉnh, Sở Nội vụ và Sở GD&ĐT quyết định cuộc sống của chúng tôi, liệu các kỳ thi tiếp theo thí sinh liệu còn đủ tin tưởng vào hướng dẫn mà các cơ quan ban hành không?”

Các thí sinh mong muốn và đề nghị UBND tỉnh thu hồi lại công văn số 6376/UBND-TH1 và thực hiện theo công văn 836/HDLS-SGDĐT-SNV nhất quán như ban đầu.



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tường minh cách ghi sổ nhận xét học sinh tiểu học | Giáo dục

Posted: 13 Jan 2015 03:26 AM PST

Ghi nhận xét trong sổ theo dõi chất lượng giáo dục

Với sổ theo dõi chất lượng giáo viên chủ nhiệm, từ tháng thứ 2, giáo viên chủ nhiệm không nhất thiết phải viết lại đầy đủ tên của ba nội dung đánh giá mà chỉ ghi phần nhận xét, đánh giá. Có thể ghi nhận xét cụ thể từng nội dung hoặc nhận xét chung cả ba nội dung đánh giá.

Không để một học sinh trong hai tháng liên tiếp bỏ trống nội dung đánh giá, bởi mỗi tháng, giáo viên phải có trách nhiệm giúp đỡ học sinh phấn đấu vươn lên.

Ông Bùi Trọng Đắc

Cách ghi nhận xét tháng cụ thể như sau: Chỉ ghi các điểm nổi bật tiến bộ hoặc vấn đề còn hạn chế của môn học, hoạt động giáo dục nào đó trong tháng. Các môn hoạt động giáo dục khác đã đạt chuẩn kiến thức kỹ năng, không nhất thiết phải ghi nhận xét.

Trong trường hợp học sinh còn nhiều nội dung hạn chế, cần lựa chọn các môn học hoặc nọi dung kiến thức, phẩm chất, năng lực cơ bản, cần thiết nhất để nhận xét, điều chỉnh và hỗ trợ học sinh tiến bộ.

Liên quan đến vấn đề tổng hợp cuối năm, Sở GD&ĐT Hòa Bình cũng yêu cầu cụ thể: Với môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3, ghi kết quả môn học bằng dấu X mức độ hoàn thành vào cột thường xuyên (TX), để trống nếu chưa hoàn thành; cột định kỳ (ĐK) để trống.

Đối với các môn Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công/Kỹ thuật, Thể dục: Ghi kết quả môn học bằng dấu X mức độ hoàn thành vào cột TX; chưa hoàn thành để trống, cột TX thứ hai để trống.

Năng lực, phẩm chất: Ghi kết quả đạt bằng dấu X vào cột thường xuyên (TX), chưa đạt để trống; cột TX thứ 2 để trống.

Cột khen thưởng, hoàn thành chương trình lớp học, lên lớp chỉ ghi thời điểm cuối năm học.

Với sổ theo dõi chất lượng giáo viên bộ môn: Ở các trang 2, 3 bắt buộc phải ghi đầy đủ họ và tên học sinh; không nhất thiết phải ghi các thông tin còn lại. Trang 28 bài kiểm tra định kỳ ghi điểm kiểm tra định kỳ. Trang 29 tổng hợp kết quả hoàn thành đánh dấu X vào cột hoàn thành (HT); nếu chưa hoàn thành, đánh dấu X vào cột chưa hoàn thành (CHT).

Sở cũng lưu ý, khi viết nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, cả giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả các học sinh hàng tháng, có thể ghi một trong ba nội dung đánh giá (các nội dung còn lại không có gì nổi bật hoặc hạn chế hơn so với tháng liền trước thì không nhất thiết phải nhận xét cả ba nội dung đánh giá trong cùng một tháng).

Cách ghi học bạ

Cách ghi học bạ các trường tiểu học tại Hòa Bình thực hiện như sau: Cuối học kỳ I và cuối năm học, giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm thống nhất nhận xét quá trình và kết quả học tập, phát triển năng lực và phẩm chất của từng học sinh; giáo viên chủ nhiệm là người ghi học bạ.

Nhận xét của các môn học và hoạt động giáo dục cần cụ thể về sự tiến bộ, kết quả các môn học (điểm nổi bật hoặc biện pháp khắc phục; nhận xét điểm mạnh trước, tồn tại sau).

Về nhận xét phẩm chất và năng lực, cần tập trung một số biểu hiện và hành vi của học sinh; từ ngữ phù hợp với mức độ học sinh đạt được.

Điểm kiểm tra định kỳ cuối năm học ghi điểm của lần kiểm tra cuối cùng. Nếu học sinh được lên lớp nhưng vẫn còn một số nội dung chưa hoàn thành được bàn giao cho giáo viên lớp trên. Giáo viên lớp trên có trách nhiệm ghi vào học bạ khi học sinh đó hoàn thành các nội dung.

Về nội dung những điều cần khắc phục, Sở hướng dẫn: Ghi những việc cần thực hiện và thời gian cần thực hiện; điểm nổi bật ghi thành tích mà học sinh đạt được (ví dụ, có năng khiếu về môn tiếng Anh; đạt giải nhất giao lưu Olympic tiếng Anh cấp huyện); khen thưởng, ghi: Tặng giấy khen có thành tích…

Trường hợp ghi nhầm điểm (nếu có), giáo viên dùng bút gạch chéo và ghi điểm đúng phía trên bên phải điểm sai và đóng dấu nhà trường.

Sau khi hoàn thành học bạ, sổ theo dõi chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường tăng cường công tác kiểm tra, hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên và rút kinh nghiệm trong việc ghi nhận xét và ghi hồ sơ học sinh;

Đồng thời, tổ chức đổi chéo giữa các tổ chuyên môn, giữa giáo viên trong trường kiểm tra toàn bộ hồ sơ đánh giá học sinh trước khi Ban giám hiệu tiến hành ký duyệt hồ sơ theo quy định.

“Năm học đầu tiên thực hiện đánh giá học sinh theo quy định mới (Thông tư 30), để giáo viên làm quen và thuần thục với đánh giá học sinh bằng nhận xét, đồng thời, quản lý, theo dõi chất lượng chuyên môn của các cấp quản lý có sự thống nhất, Sở GD&ĐT Hòa Bình đã chỉ đạo các trường căn cứ vào sổ ghi nhận xét mới để theo dõi hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên đối với học sinh;

Lưu hồ sơ, minh chứng phục vụ công tác kiểm định chất lượng và đánh giá trường đạt mức chất lượng tối thiểu, trường đạt chuẩn quốc gia.

Sở cũng yêu cầu mỗi phòng GD&ĐT chọn mỗi môn học trên mỗi lớp 5 đề kiểm tra định kỳ học kỳ 1 (chọn trong 5 trường trên địa bàn) để gửi về Sở GD&ĐT trước ngày 20/1/2015″.

Ông Bùi Trọng Đắc



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phụ huynh đổ xô đi học lại toán tiểu học – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 13 Jan 2015 02:37 AM PST

Phụ huynh đổ xô đi học lại toán tiểu học

Các bậc phụ huynh tham gia một lớp học thêm toán tiểu học tại Nhà thờ Hồi giáo Muhajirin. (Ảnh: TNP)

Những người lớn tuổi đang đăng ký tham gia các lớp học thêm toán tiểu học, vì chúng có thể có ích khi những đứa trẻ đặt câu hỏi, trang web My Paper đưa tin.

Được biết, họ sẽ phải trả 700 USD cho 8 giờ học.

Xu thế này đang gia tăng tại Singapore, nơi dạy thêm cho trẻ em đã trở thành một nghề hốt bạc.

 

Các bậc phụ huynh sẽ được chia làm các nhóm tùy thuộc theo hiểu biết và khả năng toán học của họ.

“Một số bậc phụ huynh tới lớp học mà không có chút kiến thức toán học nào, vì thế chúng tôi phải giảng rất chậm”, Nur Hidayah Ismail, Giám đốc trung tâm Genius Young Minds cho biết.

Một vài người nói rằng, lớp học này đã giúp họ hiểu được những khó khăn mà bọn trẻ gặp phải. Nhưng đối với một số người khác, những người đã không đụng tới toán trong nhiều năm, mọi thứ đòi hỏi phải tinh tế hơn.

Mohd Yusof Maruwi đã cùng vợ tham gia lớp học này và câu đầu tiên mà anh thốt lên là “quá khó”. “Rất may, vợ tôi có thể hiểu được họ đang nói về cái gì”, anh nói.

Theo Sầm Hoa

Vietnamnet



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đánh giá tiểu học: “Không quá kinh khủng như đang bàn tán”

Posted: 13 Jan 2015 02:11 AM PST

 – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) Phạm Ngọc Định trao đổi xung quanh những khó khăn, vất vả trong tiển khai tổng hợp đánh giá và khen thưởng học sinh tiểu học theo Thông tư 30.

tiểu học, đánh giá, học sinh giỏi, khen thưởng

Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) Phạm Ngọc Định. (Ảnh: Hạ Anh)

Việc đánh giá cuối học kỳ và cuối năm học của HS tiểu học yêu cầu giáo viên chủ nhiệm họp với giáo viên bộ môn. Ở nhiều trường các môn như Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật một giáo viên dạy 15-20 lớp với hàng trăm HS. Yêu cầu này chắc chắn khiến giáo viên vất vả, mất nhiều thời gian. Bộ có giải pháp nào để việc đánh giá thiết thực, đỡ vất vả cho giáo viên?

- Vụ trưởng Phạm Ngọc Định: Cuối học kỳ, cuối năm học mỗi giáo viên có nhiệm vụ tổng hợp đánh giá HS do mình phụ trách. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm ghi nhận xét kết quả tổng hợp đánh giá HS vào học bạ. Như vậy giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi thống nhất với giáo viên chuyên biệt (các môn như Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật…) về kết quả tổng hợp đánh giá mỗi HS để ghi học bạ.

Giáo viên chủ nhiệm làm việc này giúp giảm bớt việc ghi nhận xét vào học bạ của 15-20 lớp với hàng trăm HS cho giáo viên chuyên biệt. Việc làm này còn mang ý nghĩa là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy các môn chuyên biệt phối hợp thống nhất chăm sóc giáo dục và đánh giá HS.

Tuy nhiên trong thực tiễn, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên chuyên biệt được chủ động trao đổi thống nhất hỗ trợ lẫn nhau việc ghi học bạ cho phù hợp với hoàn cảnh nhà trường.

Quy định cũng có phần để HS tự bình bầu những ưu điểm nổi bật của nhau. Đối với trò tiểu học việc này có cần thiết? Và làm có thể tránh nhận xét cảm tính của các em hay không, thưa ông?

- Thực hiện Thông tư 30, giáo viên giúp cho HS có khả năng tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.

Như vậy, để phát huy khả năng tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn việc khen thưởng đối với HS cuối kỳ I và cuối năm giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn HS bình bầu những bạn được khen thưởng. Việc làm này có nhiều ý nghĩa, trước hết tạo ra không khí dân chủ, phát huy quyền làm chủ của HS, Bạn nào được khen là do mọi người công nhận. Giáo viên tôn trọng ý kiến của HS…

Lâu nay chúng ta vẫn nói nhà trường dạy thiên về lý thuyết, nặng kiến thức mà ít chú trọng dạy kĩ năng mềm. Nếu phát huy tốt hoạt động này, học trò sẽ được tăng sự tự tin và chủ động. Mỗi em đều có chính kiến. Khi bầu bạn nào đó các em sẽ nói lý do vì sao bầu bạn này, bạn kia.

Có thể ban đầu HS rụt rè. Thầy cô cần tạo cơ hội, đưa ra những tiêu chí định hướng cho HS bình bầu. Với HS lớp 1, lớp 2 ban đầu thì giáo viên cần định hướng hướng dẫn cụ thể chi tiết hơn, ở đây vai trò quyết định của cô giáo vẫn là chính.

Tôi tin dần dần cả cô trò sẽ quen với cách làm này. Việc khen thưởng đúng thực chất và dân chủ khi có sự tham gia của HS.

Tuy nhiên không ít trường đánh giá vẫn dựa nhiều trên điểm số cuối kỳ ở hai môn toán và tiếng Việt. Ông có ý kiến gì về việc làm này?

tiểu học, đánh giá, học sinh giỏi, khen thưởng

Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Ảnh: Văn Chung).

Tôi không nghĩ lại có trường nào lại cố tình làm vậy. Nếu có như vậy là không đúng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT thực hiện NQ 29 về đổi mới căn bản và toàn diện GD. Thông tư 30 thực hiện giáo dục toàn diện đồng thời phát huy hết khả năng của mỗi cá nhân HS.

Giáo dục toàn diện được hiểu là HS được học các môn học, hoạt động giáo dục khác, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cần thiết đối với HS tiểu học và được đánh giá ở mức độ hoàn thành hoặc chưa hoàn thành.

Đồng thời, HS nào có khả năng về lĩnh vực nào được tạo điều kiện và hướng dẫn phát huy hết khả năng của mỗi HS ấy, thể hiện ở phần khen thưởng. Tùy theo HS có thành tích nổi bật về lĩnh vực nào thì HS được khen về lĩnh vực ấy.

Có em được khen về thành tích học môn học Toán; Tiếng Việt; Âm nhạc… Trong lớp, cháu nào có khả năng tự quản, biết tổ chức cho lớp tham gia các hoạt động cũng được phải khen. Bạn nào thường xuyên quan tâm giúp đỡ các bạn cũng xứng đáng nhận lời khen, động viên….

Tôi vừa đi thực tiễn ở 3 trường tiểu học tại Hà Nội, thầy cô các bộ môn chia sẻ với đánh giá như vậy các cô đã không còn mặc cảm mình chỉ là những giáo viên môn phụ.

Liệu với đánh giá này đi đâu, trường nào cũng sẽ thấy HS giỏi không, thưa ông?

- Việc khen thưởng phải tự nhiên và đúng thực chất, các cơ quan quản lý không giao chỉ tiêu khen thưởng cho các trường, hiệu trưởng không giao chỉ tiêu cho các lớp. Căn cứ vào thực tiễn, giáo viên có đề xuất nội dung, lĩnh vực khen thưởng phù hợp với HS và hiệu trưởng quyết định cuối cùng.

Khen thưởng sẽ có HS được khen toàn diện nhưng có thể có HS chỉ được khen ở một lĩnh vực nào đấy. Mỗi lĩnh vực nhà trường tổ chức cho giáo viên cùng thảo luận thống nhất tiêu chí để hướng dẫn HS bình bầu khen thưởng.

Việc khen thưởng theo khả năng và sở trường của mỗi em như vậy sẽ có thể nhiều HS được khen, nhưng khác với đánh giá trước đây trường đạt gần 100% HS giỏi. Với việc thay đổi căn bản trong đánh giá và khen thưởng HS tiểu học sẽ dần dần xóa bỏ chuyện vì thành tích.

Xin cảm ơn ông!

“Tốt hơn cho trẻ em”

Trao đổi với VietNamNet, GS Ngô Bảo Châu cho biết chủ trương thôi không chấm điểm thường xuyên học sinh tiểu học, thay bằng nhận xét và cho đây là một trong những tiến bộ của giáo dục VN. Với học sinh ở tuổi còn nhỏ, điểm số sẽ tạo tính chất ganh đua và sức ép quá thường xuyên giữa học trò với nhau. Đó là điều không hay.

Để làm việc đó thầy cô vất vả hơn. Khó khăn nhưng cũng làm được, không quá kinh khủng như ta đang bàn tán. Mọi thay đổi đều tạo xáo trộn nhận định. Nhưng như vậy tốt hơn cho đứa trẻ.

  • Văn Chung(thực hiện)



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nên học thạc sĩ hay học văn bằng 2

Posted: 13 Jan 2015 01:49 AM PST

Tuy nhiên, em chưa biết nên học ngành gì, Tài chính hay Kinh tế quốc tế. Em cũng phân vân giữa việc học theo kiểu văn bằng 2 hay học thẳng lên thạc sĩ, học trường liên kết của ĐH Quốc gia Hà Nội. Anh chị đi trước cho em xin lời khuyên với ạ. Em cảm ơn nhiều. 

Ngô Thị Phương

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Nội: Đề xuất thành lập phòng tư vấn tâm lý cho học sinh – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 13 Jan 2015 01:35 AM PST

Cần thành lập phòng tư vấn tâm lý cho học sinh
Cần thành lập phòng tư vấn tâm lý cho học sinh

Ngày 13/1, Đoàn giám sát UBVHGDTTN&NĐ Quốc hội đã
có buổi làm việc với Sở GD-ĐT Hà Nội, Sở LĐTB&XH và sở VHTT&DL về thực
hiện Luật Thanh niên trên địa bàn TP.Hà Nội.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, hiện
sở đang quản lý 46 trường TCCN, 10 trường CĐ, 1 trường Bồi dưỡng Cán bộ của TP.
Hiện các trường đang tổ chức đào tạo 80 ngành nghề trình độ TCCN.

Đối với công tác, giáo dục HSSV, Sở GD-ĐT Hà Nội đã
tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức để
hình thành thế hệ thanh niên có phẩm chất
tốt đẹp, có lý tưởng.

Để Luật Thanh niên thực hiện tốt hơn trong thực tế,
ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất: Cần có quy định cụ thể cơ
quan quản lý Nhà nước về công tác Thanh niên, mối quan hệ cơ chế phối hợp với tổ chức Đoàn, Ủy ban quốc
gia về Thanh niên; đề nghị Bộ GD-ĐT trình Chính phủ việc xây dựng lại hệ thống
giáo dục nghề nghiệp và thống nhất quản lý Nhà nước về Giáo dục nghề nghiệp để
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu xã hội và
khắc phục sự chồng chéo, phân tán như hiện nay.

Theo ông Độ, tâm lý của học sinh là thích học TCCN
nhưng nhà nước lại đầu tư cho giáo dục dạy nghề lớn hơn, trong khi TCCN vẫn chỉ
được đầu tư 5 triệu/khóa học/học sinh. Bên cạnh đó, công tác phân luồng cũng cần
được đầu tư thỏa đáng. Có chính sách sử dụng, tuyển dụng nhân sự cần tương xứng
với trình độ chuyên môn với công việc, hạn chế sử dụng nhân sự có trình độ cao
hơn so với yêu cầu công việc, tránh lãng phí nguồn nhân lực, đồng thời không
gây mâu thuẫn giữa phân luồng và cơ hội cho các đối tượng được phân luồng.

Bên cạnh đó, ông Độ cũng đề xuất tạo hành lang pháp lý
để các nhà trường thành lập phòng tư vấn tâm lý cho học sinh.

Lam Yên



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments