Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trao 50 suất học bổng đến trẻ em nghèo – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Jan 2015 03:49 AM PST

Trao 50 suất học bổng đến trẻ em nghèo

Ông Phạm Ngọc Trình – Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát (Bình Định) trao học bổng đến học sinh nghèo vượt khó học giỏi

Theo đó, 50 suất học bổng, mỗi suất trị giá 500.000 đồng được trao cho 50 học sinh nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó học giỏi đang học tại các trường Tiểu học và Trung học trên địa bàn huyện. Học bổng được trích từ Quỹ Khuyến học Vì trẻ em Việt Nam của báo Đầu tư thông qua giải Golf "Vì trẻ em Việt Nam – Swing for the kids".

50 học sinh nghèo nhận học bổng Vì trẻ em Việt Nam do Báo Đầu tư ủng hộ

50 học sinh nghèo nhận học bổng “Vì trẻ em Việt Nam” do Báo Đầu tư ủng hộ

Ông Nguyễn Dũng (62 tuổi, ở thôn An Đức, xã Cát Trinh), đưa cháu gái đang học lớp 4 đi nhận học bổng đến nhận học bổng, tâm sự: “Cha cháu có tội phải ngồi tù, mẹ cháu bỏ đi lấy chồng khác để lại cháu gái cho tôi chăm sóc. Vợ chồng già chỉ nhìn vào vài sào ruộng chẳng nên bao năm nay vẫn không thoát khỏi danh sách hộ nghèo. Hôm nay, có tên trong danh sách nhận học bổng tôi cũng mừng, số tiền tuy ít nhưng phần nào để cháu mua sách vở học tập. Chỉ mong cháu cố gắng học cho giỏi".

Doãn Công



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường đại học phản hồi về mức thưởng Tết 100 triệu đồng

Posted: 12 Jan 2015 03:26 AM PST

– ĐH Công nghệ TP.HCM cho biết, thưởng Tết của trường là một tháng lương thứ 13, không phải 100 triệu đồng như thông tin trước đó.

Liên quan đến thông tin được đăng tải mức thưởng Tết 2015 đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên của Trường Đại học Công nghệ TP.HCM là 100 triệu đồng. Lãnh đạo Trường ĐH Công Nghệ TP.HCM cho biết thông tin này là không chính xác, không thông tin đúng về mức thưởng Tết của Nhà trường và có thể gây hiểu nhầm nghiêm trọng.

Lãnh đạo Trường ĐH Công Nghệ TP.HCM cho biết, hiện chưa có kế hoạch thưởng Tết cụ thể. Tuy nhiên, theo thông lệ hằng năm thì vào dịp tết Âm lịch, các cán bộ, giảng viên, nhân viên của Trường đều được thưởng 1 tháng lương thứ 13.

Vì vậy, trong dịp Tết năm 2015, Phòng Tài chính dự kiến đề xuất phương án thưởng 01 tháng lương thứ 13 như hằng năm để trình Hội đồng quản trị và Ban giám hiệu phê duyệt vào đầu tháng 2/2015.



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tai nạn trường học: Phụ huynh rụng rời nghe điện thoại từ nhà trường – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Jan 2015 02:46 AM PST

Có điện thoại hỏi con là hoảng

Đối với những gia đình có con nhỏ đi học, nỗi sợ lớn nhất là điện thoại từ nhà trường hay từ giáo viên đột ngột gọi cho mình. Hầu hết các vụ tai nạn thương tâm ở trường học, khi sự việc đã rồi, phụ huynh mới được nhà trường gọi thông báo.

Chị Trần Thị Loan, có con học ở Trường THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh, TPHCM) cho hay, chỉ cách đây mấy hôm, chị đã suýt xỉu tại chỗ khi nhận cuộc gọi từ số điện thoại cố định gọi hỏi "Chị có phải là mẹ của bé Bảo Ngọc không?". Cho dù chưa biết chuyện gì, chị Loan đã rụng rời, buông ngay điện thoại, không nói nổi một lời.

Phụ huynh tại TPHCM hết sức lo lắng về sự an toàn của con khi tới trường

Phụ huynh tại TPHCM hết sức lo lắng về sự an toàn của con khi tới trường.

Sau đó, chồng chị phải gọi điện lại thì mới hay, cuộc gọi đến từ trung tâm ngoại ngữ con chị đang theo học, họ gọi để thông báo lịch thi cuối tuần của cháu.

"Tôi theo dõi báo chí, liên tiếp những vụ tai nạn khiến HS tử vong mà tôi bất an quá. Nghe đâu ai gọi hỏi con mình là sợ", chị Loan nói.

Từ nỗi bất an đó, nhiều phụ huynh đặt ra đủ biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho con. Có người buộc phải từ chối cho con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức, hay liên tục dặn dò con về những tai nạn có thể xảy ra ở trường học.

Chị Nguyễn Thanh Thúy, nhà ở Q.2, TPHCM, có hai đứa con nhỏ chia sẻ chị thường xuyên trao đổi với các con về những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong trường. Qua đó khéo léo nhắc nhở các cháu biết bảo vệ bản thân, tránh xa những địa điểm, những trò đùa nghịch không an toàn.

Nhưng người mẹ cũng bày tỏ rằng, phụ huynh đang làm những điều chủ yếu để trấn an tinh thần. Có vô vàn sự cố họ khó lường trước được, không nằm trong khả năng tự bảo vệ của các em mà phải phụ thuộc vào mức độ đảm bảo an toàn trong nhà trường. Chưa kể ở độ tuổi các em hiếu động, thích chạy nhảy, đùa nghịch.

An toàn học đường: Mới mạnh trên giấy?

Chỉ trong một thời gian ngắn, tại TPHCM liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn dẫn đến cái chết thương tâm của HS. Một chiếc tủ đựng đồ bán trú có thể lấy mạng học trò; học trò đùa nghịch tử vong khi trượt cầu thang; sáng học trò tham gia vào chuyến tham quan của nhà trường, chiều gia đình đón tin con chết vì ngạt nước ở công viên; HS chết đuối khi học bơi… Tai nạn chết người rình rập HS mọi lúc mọi nơi, trong nhiều hoạt động vui chơi và học tập.

Từ lâu, Sở GD-ĐT TPHCM đã cảnh báo về những mối nguy thiếu an toàn cho HS ngay trong nhà trường, yêu cầu các trường chú ý. Đặc biệt, sau mỗi vụ tai nạn thương tâm, Sở lại có những văn bản nhắc nhở, hướng dẫn các trường chú ý đến công tác bảo đảm an toàn trường học.

Mới đây, Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu các trường học trên địa bàn tiến hành rà soát toàn bộ cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo cho công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích.

Song song đó là việc dựng phương án phòng chống tai nạn, thương tích và triển khai, tập huấn rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên, HS. Đồng thời, Sở cũng có văn bản chỉ đạo hoạt động ngoại khóa của các trường phải xây dựng các phương án bảo đảm an toàn cho HS và được Sở "duyệt".

Nhưng dường như việc biện pháp đảm bảo an toàn học đường cho HS chủ yếu còn nằm trên giấy, trên những văn bản chỉ đạo nhiều hơn là việc thực hiện hóa. Các trường chưa có những hành động rõ ràng, cụ thể trong việc đảm bảo cho các em.

Sau vụ HS lớp 1 trên địa bàn quận bị tủ đựng đồ bán trú đè chết, ông Đặng Thanh Tuấn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp cho rằng, tránh nhiệm chính thuộc về phòng vì chưa sâu sát, quản lý đến nơi đến chốn gây tai nạn đáng tiếc. Hơn nữa hiện nay, các trường vì tập trung lo cho chuyên môn mà sao nhãng sự an toàn của HS.

Ông Tuấn cũng nhấn mạnh, một vụ việc đau lòng xảy ra với HS chính là kinh nghiệm cho tất cả các trường, phải thật chú tâm đến việc đảm bảo an toàn cho HS trong mọi hoạt động. Các trường phải kiểm tra thường xuyên những vật dụng liên quan đến sinh hoạt, học tập, vui chơi của các em và lường hết các tình huống để hạn chế tối đa rủi ro.

Hoài Nam

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

2/3 phụ huynh không làm nổi bài tập về nhà của con

Posted: 12 Jan 2015 02:24 AM PST

Toán và Khoa học là 2 lĩnh vực làm khó các bậc cha mẹ nhất. Trong khi đó 2/3 các bậc cha mẹ lo lắng rằng họ sẽ bị các giáo viên của
con em họ đánh giá dựa vào chất lượng của các bài tập về nhà của các bé.

Heather Smith, giám đốc marketing của
Aviva tại Anh cho biết: "Nghiên cứu này cho thấy rằng nhiều phụ huynh
rất thiếu tự tin khi giúp con làm bài tập về nhà. Tuy nhiên, điều quan
trọng là chúng ta làm mọi thứ có thể để giúp đỡ con em chúng ta trong
các bộ môn quan trọng. Thí dụ, chúng ta có thể giúp chúng làm toán từ
khi còn nhỏ và phát triển sự tự tin của chúng trong môn học này."

"Là người lớn, chúng ta có thể không nhớ
nhiều về bảng tuần hoàn, về lịch sử nhưng kỹ năng cốt lõi như đọc, viết
và làm toán rất quan trọng trong việc xây dựng sự tự tin, khả năng của
con trong các môn học, do vậy, chúng cần là một ưu tiên" – Smith nói
thêm.

Hơn một nửa trong số 2.000 phụ huynh cho
biết họ hiện giờ ước họ đã cố gắng học giỏi môn Toán hơn khi còn đến
trường. Khoảng 30% cha mẹ cảm thấy áp lực khi phải hỏi câu trả lời qua
phụ huynh khác, trong khi hơn 20% thì mặc kệ cho chồng/vợ của họ giải
quyết bài tập đó.

Bà Smith nói thêm: “Thật ngạc nhiên khi
Toán học đứng đầu danh sách các môn học mà cha mẹ sợ nhất. Bản thân tôi
cũng là một phụ huynh, tôi hiểu được những thách thức mà các cha mẹ phải
đối mặt khi giúp đỡ con cái làm bài tập về nhà."

  • TheoThái Hòa/Daily Mail/Dân Việt



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tìm kiếm đơn vị tiếp nhận trợ giảng Tiếng Anh Fulbright – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Jan 2015 01:45 AM PST

Chương trình Trợ giảng tiếng Anh Fulbright (TGTA) cung cấp cho các trường THPT chuyên, cao đẳng và đại học tại Việt Nam nằm ngoài 2 thành phố lớn là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cơ hội tiếp nhận một trợ giảng tiếng Anh bản ngữ đến làm việc tại tại trường trong thời gian một năm học, từ tháng 9 năm 2015 đến hết tháng 5 năm 2016.

Chương trình nhằm mục đích hỗ trợ việc giảng dạy và học tiếng Anh tại các trường tiếp nhận. TGTA có nhiệm vụ giảng dạy kỹ năng nghe, nói đồng thời tham gia vào các hoạt động giao lưu trao đổi văn hoá giữa hai bên.

Ra đời vào năm 2008, chương trình TGTA hướng tới mục tiêu thúc đẩy việc học tiếng Anh tại Việt Nam và tạo ra các cơ hội giao lưu văn hoá giữa sinh viên Hoa Kỳ với sinh viên Việt Nam và trường tiếp nhận, qua đó thúc đẩy hiểu biết và hợp tác song phương. Các TGTA đã tốt nghiệp đại học tại Hoa Kỳ, sẵn sàng tham gia giảng dạy tiếng Anh và đóng vai trò là sứ giả văn hoá của đất nước Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Các trường đại học và cao đẳng quan tâm xin gửi hồ sơ cho Chương trình Fulbright tại Việt Nam trước 17h ngày 28 tháng 2 năm 2015.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình, cũng như nhận phiếu yêu cầu tiếp nhận TGTA, vui lòng liên hệ: Chương trình Fulbright tại Việt Nam, Phòng Văn hóa Thông tin, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Tòa nhà Vườn Hồng, 170 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. ĐT: +84-4-3850-5000 (Số máy lẻ: 6033); email: LeTH2@state.gov

Hồng Hạnh

Xem thêm :tp hồ chí minh, hoa kỳ, ngọc khánh, tìm kiếm, trường THPT chuyên, tp hà nội, trợ giảng, chương trình, hồng hạnh, đại sứ quán mỹ,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nghe VOV, bất ngờ phát hiện bạn trai ‘bắt cá 2 tay’

Posted: 12 Jan 2015 01:22 AM PST

- Câu chuyện cô gái vô tình phát hiện bạn trai yêu người khác được phát sóng
trực tiếp trên đài phát thanh VOV Giao thông, trong chương trình 365 ngày hạnh
phúc, chuyên mục Điều muốn nói.

Cao trào của cuộc trò chuyện xoay quanh những trải lòng của một cô gái tên Lam
dành cho người yêu, đang là sinh viên của một trường ĐH ở Hà Nội. Suốt bức thư,
Lam nói nhiều về tình cảm cô dành cho Hoàng – chàng trai để lại trong cô nhiều
niềm vui, lẫn nỗi buồn.

VOV, tuyệt vọng, cô gái, bắt cá 2 tay
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Bao lâu rồi có lẽ anh đã quên em. Hôm nay, khi em ngồi đây viết những
dòng này cho anh cũng là lúc em thấy đau đớn ở trong lòng. Nhớ da diết nhưng mà
không dám làm phiền đến anh. Mỗi ngày trôi qua với em như dài như ngàn thế kỷ,
từ khi em quyết định rời xa để trả cho anh cuộc sống như trước khi em chưa từng
đến.

Mỗi khi nói anh hãy đi đi, em không cần anh đâu, cũng là lúc giống như em
tự lấy dao tự đâm trái tim mình. Em yêu và tin tưởng anh như chưa bao giờ biết
đến tình yêu là gì. Em cho anh nhiều hơn những gì em từng nghĩ. Em đã hạnh phúc
thật sự hạnh phúc cho đến khi anh rời bỏ em đến với một hình bóng khác. Cho đến
khi em nhận ra mình chỉ là gió thoáng của đời anh nhưng giá như em biết đến điều
đó sớm hơn (…)
“.

Lam viết: “Âm thầm khóc một mình gần một năm trời có lẽ anh không biết, em
cũng không muốn nói ra để anh phải nghĩ nhưng thực sự là em đã rất cố gắng tìm
đến… cái điều thật tồi tệ đó là cái chết rất nhiều lần. Vui cũng như buồn, em
khép mình trong một vỏ bọc tạo mà em tự tạo ra đã gần 1 năm rồi, em đã sống như
thế, những suy nghĩ mông lung làm em mệt mỏi”
.
(…) Nhưng anh biết không, em sẽ chờ, 2 năm, 3 năm hay bao nhiêu năm nữa em
sẽ chờ, em chờ một quyết định cho tương lai cả hai. Vì em còn yêu và em muốn tha
thứ. Dù cho anh có xa đến đâu đi chăng nữa, hãy nhớ ở đây có một người luôn chờ,
em cần một người chồng, cần một người cha, cần một gia đình, không gấm lụa xa
hoa, chỉ cần yêu thương thôi là đủ rồi. Hạnh phúc với một người con gái chỉ có
thế thôi. Anh có biết không? Chỉ cần anh quay về, khổ cực mấy em cũng gắng chịu
“.

Sau khi lá thư kết thúc, MC chương trình – Thảo Nguyên hỏi Hoàng có nhận ra
đây là những lời chia sẻ của ai không. Chàng trai khẳng định quả bức thư này là của Liên,
hiện là người yêu mình, sinh năm 1997.

Điều này khiến MC chương trình hoang mang, bởi, tác giả bức thư lại là Lam.

Đây cũng chính là lý do khiến Lam khóc nghẹn không thành lời khi chương trình
kết nối máy với cô. Lam đau đớn khi phát hiện người yêu thương bấy lâu đang bắt
cá hai tay.

Xót xa hơn nữa khi nghe cô gái trẻ đã giấu gia đình
bỏ học vì mang thai 3 tháng, cha đứa trẻ không ai khác chính là Hoàng. MC hỏi Hoàng sẽ đối diện với trách nghiệm làm chồng,
làm cha như thế nào. Có nghĩ đến đám cưới không. Chàng trai chỉ nói ngắn gọn: “Em có cách của riêng
em, giờ trong đầu em chỉ nghĩ đến công việc thôi ạ!”. MC của Điều muốn nói chia sẻ cảm nghĩ: “Tình cảm là thứ rất thiêng liêng. Nếu bạn đùa giỡn với nói thì không những nó khiến người khác tổn thương mà ngay chính bạn cũng bị tổn thương”.

Cô cũng khuyên Lam bình tĩnh, giữ gìn sức khỏe, không nghĩ đến chuyện nạo phá thai, cố gắng nói chuyện với gia đình để tìm sự giúp đỡ, chở che.

Câu chuyện sau khi được phát sóng trên đài đã nhận được rất nhiều sự quan tâm
của khán thính giả.

Trên trang Facebook của chương trình hàng trăm ý kiến được các độc giả chia sẻ. Nhiều ý kiến an ủi Lam, trong đó rất nhiều là nam giới. Có rất nhiều tấm lòng hảo tâm liên hệ với chương trình với mong muốn san sẻ với Thanh cả về gánh nặng vật chất, lẫn tinh thần.

Câu chuyện tối ngày hôm qua vẫn như
còn nguyên trong lòng các thính giả và cả ban biên tập. Chắc chắn rằng không chỉ
mỗi chị Lam mà còn nhiều cô gái nhẹ dạ, yếu lòng khác đang mang nỗi đau gấp đôi
đó trong cuộc sống này. Chúng tôi vui vì có rất nhiều bạn nam lên tiếng bảo vệ
cũng như an ủi chị Lam. Mong rằng câu chuyện sẽ làm cho nhiều bạn thay đổi suy
nghĩ, có trách nhiệm với quyết định và lựa chọn của mình. Và cũng hy vọng những
bạn nữ khác sẽ tỉnh táo hơn, kiên định hơn để không có một cái kết thúc bế tắc
như vậy
” – Chia sẻ của người quản trị Fanpage 365 Ngày hạnh phúc.

  • Đăng Duy (tên nhân vật đã được thay đổi)



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sinh viên Trung Quốc xếp hàng cả cây số để vào thư viện

Posted: 12 Jan 2015 12:54 AM PST

Thứ hai, 12/1/2015 | 16:23 GMT+7

Thứ hai, 12/1/2015 | 16:23 GMT+7

Kỳ thi sắp đến gần, sinh viên nhiều trường đại học ở Trung Quốc phải dậy từ tờ mờ sáng, xếp hàng để mong có được chỗ ngồi học ôn trong thư viện.

7h sáng ngày 8/1, Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, phía nam Trung Quốc có nhiệt độ ngoài trời là  -2 độ C. Sinh viên trường Đại học Tài chính Nam Kinh đã xếp hàng chờ vào thư viện để ôn thi cuối kỳ. Thi cuối kỳ ở các trường đại học của Trung Quốc thường diễn ra trong khoảng 1 tháng trước Tết âm lịch (năm nay rơi vào ngày 19/2). Ảnh: Chinanews

 

Sinh viên Trung Quốc thường ở trong ký túc xá, nơi chỉ được sử dụng hệ thống sưởi và điều hòa theo hạn mức nhất định, nếu dùng quá phải trả thêm tiền. Vì thế, để tiết kiệm tiền và có chỗ học rộng rãi, sinh viên thường lên thư viện để học ôn. Ảnh: Chinanews

 

Vào mùa thi, các thư viện ở Trung Quốc mở cửa sớm hơn thường lệ. Nhân viên nhà trường cũng có mặt từ sớm, ổn định trật tự đoàn sinh viên đang xếp hàng. Ảnh: Chinanews.

 

Quang cảnh đoàn xếp hàng nhìn từ trên cao. Sinh viên đông, chỗ ngồi trong thư viện có hạn, nên các em phải đến sớm để xếp hàng. Ảnh: Chinanews

 

Vừa xếp hàng, nhiều sinh viên vừa tranh thủ ôn bài. Ảnh: Chinanews.

 

Đoàn người xếp hàng kéo dài đến giữa sân trường. Ảnh: Chinanews.

 

Sinh viên đội mưa xếp hàng trước cổng thư viện trường Đại học Sơn Tây, phân viện Uy Hải, tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc. Ảnh: Saledu.

 

Sinh viên Đại học Chính trị và Luật thành phố Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên, phía nam Trung Quốc xếp hàng trước thư viện từ lúc trời còn chưa sáng. Ảnh: News163.

 

4h sáng trước cửa thư viện Đại học Khoa học và Sư phạm Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, phía bắc Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.

 

Thư viện Đại học Chính trị và Luật Trùng Khánh lúc 9h sáng không còn một chỗ trống. Ảnh: News163.

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhiều băn khoăn về kỳ thi quốc gia THPT 2015 – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Jan 2015 12:43 AM PST

Ông Phạm Văn Hồng – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long chia sẻ mong muốn Bộ GD-ĐT sớm ban hành những thông tin cần thiết mang tính pháp lý để các Sở GD-ĐT triển khai sớm việc hướng nghiệp và tư vấn cho học sinh vì năm nay có nhiều thay đổi.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Phùng – Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (An Giang) và ông Phạm Văn Hồng (Sở GD- ĐT Vĩnh Long) bày tỏ trăn trở về cụm thi.

Nhiều băn khoăn về kỳ thi quốc gia THPT 2015

Buổi tập huấn và tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp cho giáo viên các trường THPT khu vực phía Nam được tổ chức tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM ngày 11/1/2015.

Bên cạnh đó, đại diện các trường THPT cho biết vấn đề được học sinh và giáo viên quan tâm nhiều nhất chính là cấu trúc đề thi sẽ như thế nào.

Ông Dương Đình Đồng – Hiệu trưởng Trường THPT Ninh Hải (Ninh Thuận) kiến nghị: "Bộ có thể xem xét lùi lại cho học sinh làm đăng ký thi vào tháng 4 như mọi năm được không bởi tình hình như hiện tại rất khó cho các em".

Lắng nghe những thắc mắc, chia sẻ của giáo viên ông Trần Văn Nghĩa – Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT đã giải thích và tiếp thu các ý kiến này. Theo ông Nghĩa, việc Bộ công bố dời ngày thi từ ngày 2/6 sang ngày 1/7 chủ yếu dự theo ý muốn của phụ huynh và học sinh để các em có thời gian ôn thi. Tuy nhiên, từ góp ý của các trường hôm nay, Cục Khảo thí sẽ về báo cáo Bộ cùng phối hợp với Vụ Giáo dục THPT để có cách thức xử lý cho hợp lý trong đó quan trọng vẫn là làm sao để các em ôn tập hiệu quả nhất.

 

Nhiều băn khoăn về kỳ thi quốc gia THPT 2015

PGS.TS Trần Văn Nghĩa – Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT đã giải thích những điều giáo viên băn khoăn.

Ông Nghĩa cũng cho biết dự thảo về các cụm thi liên tỉnh đã gửi về các Sở GD-ĐT rồi, các trường có thể tra ngay theo dự thảo thì nếu học sinh của trường có nguyện vọng vừa thi tốt nghiệp THPT vừa để xét nguyện vọng ĐH, CĐ thì sẽ có những điểm thi. Nếu học sinh chỉ thi để lấy bằng tốt nghiệp THPT thì Sở GD-ĐT sẽ đề xuất với UBND tỉnh để tổ chức điểm thi. Bộ đồng thời cũng cử một trường ĐH ở TPHCM xuống để phối hợp tổ chức cụm thi. Liên quan đến việc ban hành quy chế sớm thì ông Nghĩa cho rằng đang tập hợp các ý kiến các trường, các Sở để sớm công bố.

Lê Phương

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Các hình thức xử lí thí sinh phạm lỗi khi thi quốc gia

Posted: 12 Jan 2015 12:40 AM PST

Theo đó, hình thức khiển trách đối với những thí sinh phạm lỗi một lần: nhìn bài hoặc trao đổi bài với thí sinh khác (hình thức này do cán bộ coi thi quyết định tại biên bản được lập). Thí sinh bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% số điểm thi của môn đó. Cảnh cáo đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây: 

Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi. Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp cho thí sinh khác.

Đối với hành vi chép bài của người khác, những bài thi đã có kết luận là giống nhau thì xử lý như nhau. Nếu người bị xử lý có đủ bằng chứng chứng minh mình bị quay cóp thì Chủ tịch Hội đồng thi có thể xem xét giảm từ mức kỷ luật cảnh cáo xuống mức khiển trách. Người bị kỷ luật cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 50% số điểm thi của môn đó.

Ảnh minh họa. Internet

Bộ GD&ĐT cũng đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ thi đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây: Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi. Mang vật dụng trái phép theo quy định vào phòng thi. Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi. Viết vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi. Có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác.

Thí sinh bị kỷ luật đình chỉ thi trong khi thi môn nào sẽ bị điểm không môn đó; phải nộp bài làm, đề thi, giấy nháp và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định của Trưởng điểm thi và chỉ được ra khỏi khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài môn đó.

Việc xử lý kỷ luật thí sinh phải được công bố cho thí sinh biết. Nếu thí sinh không chịu ký tên vào biên bản thì hai cán bộ coi thi ký vào biên bản. Nếu giữa cán bộ coi thi và Trưởng điểm thi không nhất trí về cách xử lý thì ghi rõ ý kiến hai bên vào biên bản để báo cáo Trưởng Ban Coi thi quyết định.

Hình thức kỷ luật nặng là tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi trong hai năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những thí sinh vi phạm: Có hành vi giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích. Sử dụng văn bằng tốt nghiệp không hợp pháp. Nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức. Có hành động phá hoại kỳ thi, hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác. Sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.

Trong công tác chấm thi, đối với những bài thi nhàu nát hoặc nghi vấn đánh dấu bài (ví dụ: viết bằng các thứ mực khác nhau hoặc có nếp gấp khác thường) thì tổ chức chấm tập thể, nếu kết luận có bằng chứng tiêu cực thì trừ điểm theo quy định, nếu do thí sinh khác giằng xé làm nhầu nát thì căn cứ biên bản coi thi, tiến hành chấm bình thường và công nhận kết quả.



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường “tốp” khối Kinh tế chọn lọc thí sinh từ vòng nộp hồ sơ | Giáo dục

Posted: 12 Jan 2015 12:33 AM PST

Để chọn lọc thí sinh có học lực khá vào trường và tránh trường hợp hồ sơ "ảo", nhiều trường đại học tốp trên khối kinh tế khu vực phía Bắc đã đưa ra điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển vào trường.

Bên cạnh đó, nhà trường yêu cầu thí sinh phải cam kết khai đúng sự thật, nếu đối chiếu với hồ sơ gốc và phát hiện thí sinh khai không đúng, trường sẽ hủy kết quả.

Lực học trung bình chung từng năm đạt 6,5 trở lên mới đủ điều kiện nộp hồ sơ

Tuyển sinh 2015, Trường ĐH Ngoại thương, sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia (các cụm thi do các trường đại học chủ trì) để xét tuyển. Đồng thời, trường xét tuyển theo từng khối thi như A, A1, D1,2,3,4,5,6.

Để đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển vào trường, thí sinh phải đạt điểm trung bình chung học tập từng năm học THPT (lớp 10, 11, 12) từ 6,5 trở trên. Hạnh kiểm từng năm học THPT (lớp 10, 11, 12) từ loại Khá trở lên. Tổng điểm 3 môn thi theo từng khối thi đạt mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của trường.

Nhà trường xây dựng điểm trúng tuyển xác định theo từng chuyên ngành đăng ký, kết hợp với điểm sàn vào trường theo từng khối thi. Điểm các môn thi nhân hệ số 1. Riêng các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Nhật điểm ngoại ngữ nhân hệ số 2.

Trong 2350 chỉ tiêu đại học của cơ sở phía Bắc, Trường ĐH Ngoại thương dành 150 chỉ tiêu đào tạo (ngành Quản trị kinh doanh, Ngành Kinh doanh quốc tế) tại cơ sở Quảng Ninh.

Tương tự, Học viện Ngân hàng, năm nay cũng xét tuyển thí sinh có kết quả trung bình chung học tập từng năm trong ba năm phổ thông trung học đạt 6,5 điểm trở lên.

Thí sinh có điểm tổng của tổ hợp các môn thi thuộc kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học quốc gia năm xét tuyển đạt yêu cầu của Học viện Ngân hàng về một trong các phương án tổ hợp, cụ thể như sau: Môn Toán, môn Ngữ văn và môn Ngoại ngữ (tiếng Anh); Môn Toán, môn Vật lý và môn Ngoại ngữ (tiếng Anh); Môn Toán, môn Hóa học và môn Ngoại ngữ (tiếng Anh); Môn Toán, môn Vật lý và môn Hóa học.

Năm nay, Học viện dành 10% chỉ tiêu đối với thí sinh tuyển thẳng hàng năm. Với thí sinh là học sinh các trường phổ thông trung học chuyên quốc gia (một trong các môn toán, tin học, vật lý, hoá học, tiếng Anh) có kết quả điểm các môn học thuộc nhóm tổ hợp các môn xét tuyển (của Học viện Ngân hàng) trong 3 năm phổ thông trung học đạt từ 7,0 điểm trở lên được xét tuyển thẳng vào các ngành phù hợp của Học viện Ngân hàng.

Mức điểm chuẩn luôn dao động trong khoảng 20 điểm

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì để xét tuyển. Bên cạnh đó, trường xây dựng tới 10 tổ hợp môn thi để xét tuyển. Điểm xét tuyển theo điểm sàn vào Trường và điểm trúng tuyển vào từng ngành.

GS.TS Nguyễn Quang Dong, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết: Trường ĐHKTQD năm nay có tổng chỉ tiêu là 4800- đó là một con số khá lớn. Từ trước tới nay, điểm chuẩn của trường giao động ở mức 20-22,5 điểm.

Do vậy, để đỗ vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân thí sinh cũng phải lượng sức mình khi đăng ký xét tuyển.

GS cho biết thêm, sau khi có thông tư ban hành chính thức quy chế tuyển sinh thì trường ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ chốt lại số tổ hợp để xét tuyển trong một đại học. Các tổ hợp môn khác nhau có cùng mức điểm trúng tuyển.

Giả sử, Ngành Kế toán xét tuyển 3 tổ hợp. Tổ hợp 1: Toán, Ngữ văn, Anh; tổ hợp 2: Toán, Vật lý, Hóa học; tổ hợp 3: Toán, Vật lý và Tiếng Anh, khi đó điểm chuẩn vào Ngành kế toán chung cho 3 tổ hợp, không phân biệt tổ hợp nào và Trường có chỉ tiêu chung cho ngành, không phân chia chỉ tiêu cho từng tổ hợp, không có điểm chuẩn của các tổ hợp khác nhau.

Còn Trường ĐH Thương mại năm nay trường tuyển 4.000 chỉ tiêu, trường tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Nhiều ngành kinh tế (khối A), thi 3 môn Toán, Vật lý, Hóa học, nay bỏ thi môn hóa, thay vào đó là Tiếng Anh.

Cụ thể, ngành Kinh tế (Kinh tế thương mại), Kế toán (Kế toán doanh nghiệp), Quản trị nhân lực (Quản trị nhân lực thương mại), Thương mại điện tử,… năm nay đều dựa vào kết quả điểm 3 môn thi Toán, Vật lý, Tiếng Anh của kì thi quốc gia.

Được biết, mức điểm trúng tuyển vào Trường ĐH Thương mại mấy năm trở lại đây từ 17,5 điểm trở lên, ngành cao nhất là 20 điểm.

Kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển


Lãnh đạo Trường ĐH Ngoại thương cho biết: "Khi sinh viên trúng tuyển đến trường nhập học, trường cử cán bộ thu nhận hồ sơ theo Quy chế. Sau khi đối chiếu kiểm tra bản chính học bạ, văn bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh và các giấy tờ xác nhận khu vực, đối tượng ưu tiên của thí sinh, cán bộ trường ghi vào các giấy tờ nói trên: ngày, tháng, năm, “đã đối chiếu bản chính” rồi ghi rõ họ tên và ký.

Trong quá trình thu nhận hồ sơ hoặc trong thời gian sinh viên đang theo học tại trường, nếu phát hiện hồ sơ giả mạo thì báo cáo Hiệu trưởng xử lý theo quy định của Quy chế.


Theo Hồng Hạnh



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments