Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chính sách việc làm với sinh viên sau tốt nghiệp – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 10 Jan 2015 07:16 AM PST

Phiên họp giải trình. (Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN)

Phiên họp giải trình. (Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN)

Nhấn mạnh đây là sự kiện đặc biệt – lần đầu tiên tổ chức một phiên giải trình do các chủ nhiệm, bộ trưởng, trưởng ngành trẻ là các sinh viên đại học đóng vai về một vấn đề nóng bỏng của xã hội đó là việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng cho biết đây là một trong các hoạt động của dự án hợp tác "Quốc hội trẻ Việt Nam" giữa Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh. 

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh tới hai mục tiêu mà dự án muốn hướng tới đó là truyền thông về những hoạt động của Quốc hội, qua đó tạo sức lan truyền, gây chú ý tới giới trẻ cũng như xã hội. Chương trình cũng hướng tới việc hình thành các kỹ năng cần thiết, tranh bị những nhận thức cho lớp trẻ về hoạt động của Quốc hội. 

 

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng phát biểu. (Ảnh: Doãn Tán - TTXVN)

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng phát biểu. (Ảnh: Doãn Tán – TTXVN)

Thể hiện sự hào hứng đối với sự kiện này, đại diện Đại sứ Anh ông Andrew Holt đánh giá qua hoạt động tổ chức cho sinh viên một số trường Đại học tại Hà Nội đóng vai phiên họp giải trình của Ủy ban về các vấn đề xã hội về "Chính sách, pháp luật về việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp" giúp các bạn trẻ có hiểu biết sâu sắc về vai trò giám sát của Quốc hội và trách nhiệm giải trình của Chính phủ về những vấn đề xã hội quan tâm. Qua đó giúp các bạn trẻ hiểu rõ vai trò của thanh niên cũng như việc hoạch định chính sách, bảo vệ quyền lợi cho giới trẻ. 

Phiên giải trình "Chính sách, pháp luật về việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp" diễn ra như một phiên giải trình thật với sự vào vai của sinh viên trường Đại học Luật (Hà Nội), Khoa Luật – Viện Đại học Mở, Học viện Báo chí và tuyên truyền. 

Ngay sau báo cáo về "Tình hình thực hiện việc cải cách chính sách, pháp luật về việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp" của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội do sinh viên Trường Đại học Luật thực hiện, các Bộ trưởng: Bộ Giáo dục – Đào tạo do Khoa Luật – Viện Đại học Mở thực hiện; Bộ trưởng Bộ Nội vụ do Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện; Bộ trưởng Bộ Tài chính do Đại học Luật Hà Nội thực hiện đã trực tiếp trả lời chất vấn về các nội dung của phiên giải trình. Đó là việc thực hiện cải cách chính sách đào tạo nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; chính sách tuyển dụng lao động tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nghiệp Nhà nước; tình hình thực hiện chính sách tài chính hỗ trợ giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp… 

Đánh giá về phiên giải trình do các bạn sinh viên thể hiện, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng các em nhập vai tự nhiên, có sự linh hoạt, sáng tạo trong quá trình điều hành để tạo sự liên thông, thống nhất trong phần trả lời chất vấn của các bộ, ngành có liên quan. 

Ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng đây là một cách thức hay, thực tiễn để giới trẻ thể hiện sự hiểu biết, năng lực thực hành của mình, qua đó hiểu rõ hơn về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Quốc hội, mối quan hệ của các bộ, ngành chức năng; hình thức này này cần được tổ chức nhiều hơn nữa để tạo thêm các cơ hội cho thanh niên.

Theo Baotintuc.vn

 

Xem thêm :trường đại học, bộ trưởng, chính sách, thống nhất, sinh viên, pháp luật, Văn phòng Quốc hội, vấn đề, xã hội, bộ nội vụ,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Lào Cai tuyết phủ, học sinh phải nghỉ học | Giáo dục

Posted: 10 Jan 2015 07:14 AM PST

Nhiệt độ xuống thấp khiến các trường học trên địa bàn xã phải cho học sinh nghỉ học.

Không chỉ riêng tại Sa Pa, đêm qua (9/1) tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, một xã vùng cao của tỉnh Lào Cai cũng có tuyết rơi với mật độ dày đặc.

Đến sáng nay, tại Y Tý tuyết đã ngừng rơi, ngoài trời mưa liên tục. Tuy nhiên, lượng tuyết rơi từ đêm qua vẫn còn đóng dày trên mặt đường. Một bộ phận khách du lịch và người dân hiếu kỳ đã kéo lên đây từ sớm để ngắm tuyết. Nhưng do đường xá xa xôi, đi lại khó khăn nên không đông đúc như ở Sa Pa.

Vùng cao Y Tý tuyết phủ dày đặc

 

Theo phản ánh của người dân địa phương, đêm qua tuyết rơi đầu tiên trên các khu vực núi cao và rừng già, sau đó khoảng 12h đêm thì xuất hiện tại trung tâm xã, tuyết rơi cho tới gần sáng. Mật độ tuyết khá dày, tới sáng nay các cánh đồng và bản làng đều phủ trắng trong tuyết. Những nơi tuyết đóng nhiều nhất dày từ 20 tới 40 cm.

Nhiệt độ tại Y Tý từ suốt đêm qua đến giờ vẫn duy trì ở mức thấp, chỉ khoảng 1 độ C. Thời tiết mưa rét đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập của các em học sinh trên địa bàn. Tại Y Tý hiện nay có 4 trường học: 1 trường mầm non, 2 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở. Hôm nay, các trường học trên địa bàn đều cho học sinh nghỉ.

Anh Đào Văn Phấn, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở xã Y Tý cho biết: "Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như hiện nay, nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ và giữ ấm cho các em học sinh. Hôm nay, nhà trường không tổ chức dạy học mà tổ chức các hoạt động trong lớp, bao gồm vui chơi, tuyên truyền việc giữ ấm và bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt trường đã huy động củi của phụ huynh và đốt lửa sưởi, giữ ấm cho các em"./.

Những hình ảnh tuyết phủ trắng vùng cao Y Tý:

 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học bổng đại học và sau đại học tại Ấn Độ năm 2015 – 2016 | Giáo dục

Posted: 10 Jan 2015 06:11 AM PST

TPO – Căn cứ thông báo của Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội về chỉ tiêu học bổng trong khuôn khổ Chương trình văn hóa chung (General Cultural Scholarship Scheme – GCSS) của Chính phủ Ấn Độ cấp cho Việt Nam, Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ GD&ĐT thông báo tuyển sinh đi học đại học và sau đại học tại Ấn Độ năm học 2015-2016.

Theo đó, tổng số có 12 học bổng đại học và sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập sinh).   

Ứng viên được đăng ký dự tuyển học các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật và công nghệ… (ứng viên tham khảo thông tin khóa học và danh sách các trường đại học của Ấn Độ đính kèm Thông báo này hoặc tham khảo thông tin về các khóa học tại các trường đại học của Ấn Độ thông qua Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội). 

Phía Ấn Độ không nhận đào tạo các chuyên ngành liên quan đến Y và Nha khoa.

Ứng viên không được thay đổi ngành học, lĩnh vực nghiên cứu, cơ sở giáo dục đã đăng ký dự tuyển, được tiếp nhận và cấp học bổng. Ứng viên đi học các chuyên ngành khoa học cần đến hóa chất để thực hiện thí nghiệm và các chi phí phát sinh thì phải tự thu xếp kinh phí liên quan. 

Điều kiện dự tuyển

Trình độ đại học

Công dân Việt Nam đã tốt nghiệp THPT, học lực 3 năm THPT đạt loại trung bình khá trở lên (điểm trung bình 3 năm đạt 6,5 trở lên theo thang điểm 10), đang là sinh viên năm thứ nhất các trường đại học Việt Nam.

Trình độ sau đại học

Cán bộ được cơ quan cử đi dự tuyển đã tốt nghiệp đại học/thạc sĩ loại trung bình khá trở lên (điểm trung bình từ 6,5 trở lên theo thang điểm 10), ngành học đăng ký học tiếp ở trình độ cao hơn phải phù hợp với ngành đã tốt nghiệp; không quá 35 tuổi đối với người đăng ký học chương trình thạc sĩ, không quá 40 tuổi đối với người đăng ký học chương trình tiến sĩ, không quá 50 tuổi đối với thực tập sinh (tính đến 04/02/2015).

Thời hạn nhận hồ sơ: Trước ngày 31/01/2015 (tính theo dấu bưu điện chuyển hồ sơ đến Cục Đào tạo với nước ngoài và thời điểm hoàn thành đăng ký dự tuyển online).

Chi tiết về học bổng tại http://vied.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2849:thong-bao-tuyen-sinh-di-hoc-tai-an-do-nam-hoc-2015-2016&catid=146:tuy-n-sinh&Itemid=545&lang=vn



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ý tưởng của GS Ngô Bảo Châu đang dần trở thành hiện thực – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 10 Jan 2015 06:09 AM PST

Tại buổi lễ ra mắt, TS Nguyễn Thị Lê Hương – Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp Toán cho biết: Ngưỡng mộ tài năng của GS Ngô Bảo Châu và cũng là để khích lệ những tài năng trẻ của Việt Nam đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước, ông Đào Hồng Tuyển – Chủ tịch Tập đào Tuần Châu đã quyết định tặng căn biệt thự BT41 Khu cảng Tuần Châu cho GS Ngô Bảo Châu.

Trước và sau khi nhận món quà đầy ý nghĩa này, GS Ngô Bảo Châu luôn khẳng định, ông sẽ sử dụng vì mục đích cộng đồng. GS mong muốn nơi đây sẽ là nơi khởi nguồn, vun đắp cho các thế hệ trẻ tài năng, đặc biệt những học sinh giỏi ở những vùng khó khăn còn nhiều thiếu thốn; nơi gặp gỡ giao lưu của các nhà khoa học hàng đầu trong nước và quốc tế. Từ đó "Vườn ươm tài năng" được thành lập, với điểm khởi đầu tại Tuần Châu – Quảng Ninh, và ngôi biệt thự sẽ được sử dụng cho những hoạt động đầu tiên của Vườn ươm, đưa ước mơ cháy bỏng của GS ngày nào dẫn trở thành hiện thực.

Ông Phạm Văn Hùng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Vườn ươm Tài năng cho biết thêm, để "Vườn ươm Tài năng" có thể hoạt động hiệu quả trên cơ sở khai thác sử dụng tốt ngôi biệt thự tại Tuần Châu, GS Ngô Bảo Châu đã đề xuất thành lập một ban điều hành các hoạt động của "Vườn ươm Tài năng" theo phương châm không vì lợi nhuận của bất kỳ cá nhân nào. Các khoản tiền thu được sau khi trừ chi phí nhân công, bảo dưỡng vận hành sẽ được đầu tư cho các hoạt động khoa học, giáo dục; đồng thời quá trình hoạt động của "Vườn ươm Tài năng" tại Tuần Châu sẽ là bước thử nghiệm, là hạt nhân cho kế hoạch dài hơi hơn, nhân rộng và vươn xa của Vườn ươm tài năng tại Hà Nội, Quy Nhơn và một số địa phương khác.

Ý tưởng của GS Ngô Bảo Châu đang dần trở thành hiện thực

Ý tưởng của GS Ngô Bảo Châu đang dần trở thành hiện thực.

Vườn ươm Tài năng tại Quảng Ninh sẽ hoạt động trên ba lĩnh vực: Tư vấn giáo dục; Lưu trú ngắn hạn và Tổ chức các sự kiện văn hóa, khoa học, giáo dục.

"Để hiện thực hóa ý tưởng của GS Ngô Bảo Châu và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, trước khi hoàn tất các thủ tục hành chính, các "thành viên sáng lập" của "Vườn ươm Tài năng" đã chủ động tham mưu, làm cầu nối cho Sở GD-ĐT Quảng Ninh với lãnh đạo Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức, mời các giáo viên nhiều kinh nghiệm tham gia giảng dạy cho các khóa bồi dưỡng học sinh giỏi Quảng Ninh. Trong đợt đầu của lớp bồi dưỡng đã có hơn 100 em học sinh được thụ hưởng. Trong tương lai, "Vườn ươm Tài năng" sẽ tiếp tục đồng hành cùng ngành GD-ĐT Quảng Ninh hiện thực hóa ý tưởng của các cấp lãnh đạo trong công cuộc đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, tạo nguồn chất lượng cao cho tỉnh" – ông Phạm Văn Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, các chuyên gia tham gia dạy bồi dưỡng sẽ không nhận lương, không đặt ra bất kỳ điều kiện gì.

Sự kỳ vọng của Quảng Ninh

Chia sẻ tại buổi lễ ra mắt, GS Ngô Bảo Châu bộc bạch: "Trong những năm gần đây tôi có dịp đến với Quảng Ninh nhiều hơn và thực sự tôi cảm kích trước sự hiếu khách của người Quảng Ninh, nhất là tinh thần hiếu học của những người nơi đây. Việc ra đời "Vườn ươm Tài năng" như là một tình cảm của tôi cũng như các nhà khoa học đáp trả lại những tình cảm mà người Quảng Ninh dành cho chúng tôi. Chúng ta không hi vọng sẽ làm tất cả mọi thứ cho các em, những chúng ta sẽ có thêm một chút điều kiện để giúp các em phát triển tài năng của mình. Đồng thời cũng tạo nên một thiên chức cho các em học sinh tỉnh Quảng Ninh trong việc gặp gỡ, giao lưu với các thầy cô đến từ Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong toàn quốc. Tôi rất hi vọng mô hình sẽ được mở rộng ra thêm ở nhiều nơi khác nữa".

Với sự gia đời của Vườm ươm Tài năng, Quảng Ninh rất kì vọng vào thế hệ trẻ

Với sự gia đời của “Vườm ươm Tài năng”, Quảng Ninh rất kì vọng vào thế hệ trẻ.

Xúc động trước tấm lòng của GS Ngô Bảo Châu dành cho người Quảng Ninh, bà Đỗ Thị Hoàng – Phó Bí thư Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: “Sự ra đời của Vườn ươm Tài năng đã gắn kết giữa các nhà khoa học, không chỉ riêng GS Ngô Bảo Châu mà còn có rất nhiều các nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu Cao cấp Toán với thế hệ trẻ Quảng Ninh, với ngành giáo dục Quảng Ninh. Đây là một cơ hội để thế hệ trẻ Quảng Ninh có thể bước sang một trang mới trong việc ươm trồng các tài năng trẻ. Tôi nghĩ rằng, cái may mắn đó sẽ đánh dấu chặng đường mà từ đây các nhà khoa học, những người tha thiết với sự phát triển của đất nước sẽ gieo xuống đấy không chỉ về khoa học mà cả những khát khao, mong cho thế hệ trẻ của chúng ta hướng thiện bằng những điều tốt, không chỉ học giỏi mà còn có những tin tưởng, khát khao vươn lên. Trong một chặng đường mới, tôi hi vọng chúng ta sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ hơn của xã hội”.

"Hi vọng thời gian tới những trang lịch sử về thi học sinh giỏi, thi Olympic quốc tế sẽ có thế hệ trẻ Quảng Ninh góp mặt" – Phó Bí thư UBND tỉnh Quảng Ninh bày tỏ mong muốn.

Bà Vũ Liên Oanh – Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ninh tâm sự thêm, mặc dù tỉnh Quảng Ninh có sự quan tâm rất đặc biệt đến giáo dục, gần đây thì có sự đầu tư rất lớn về nguồn nhân lực, các đề án, dự án về khoa học công nghệ, đầu tư để phát triển toàn diện giáo dục Quảng Ninh theo tinh thần Nghị quyết 29. Tuy nhiên chúng tôi cũng tự nhận thấy rằng, mặc dù có sự quan tâm như thế và giáo dục Quảng Ninh luôn đứng vào top 10 của giáo dục toàn quốc, giáo dục mũi nhọn cũng đứng thứ 17 trong toàn quốc nhưng dù sao chất lượng học sinh giỏi quốc gia đối với tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây là chưa tương xứng.

"Sở GD-ĐT Quảng Ninh sẽ có cam kết thường xuyên phối hợp với Viện Toán và cử bộ phận thường trực kết nối với Viện Toán để làm sao những trăn trở của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, của GS Ngô Bảo Châu sẽ có được trong thời gian tới đây những trái quả ngọt từ Vườn ươm Tài năng" – Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ninh bày tỏ tin tưởng trong tương lai.

Nguyễn Hùng

 

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

Xem thêm :học sinh, nhà khoa học, phó giám, hiếu học, tuần châu, tâm sự, giáo dục, tài năng, ý tưởng, gs ngô bảo châu,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nâng cao vai trò kiểm định chất lượng giáo dục | Giáo dục

Posted: 10 Jan 2015 06:05 AM PST

Một tiết học Lịch sử của HS Trường THCS Nguyễn Văn Tố (TPHCM)Một tiết học Lịch sử của HS Trường THCS Nguyễn Văn Tố (TPHCM)

Có thể nói, chủ trương này đã trở thành một phong trào góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục từ cấp học nhỏ nhất đến cấp học lớn nhất.

Tuy nhiên, trong qua trình phấn đấu xây dựng đạt chuẩn và các tiêu chí kiểm định chất lượng của các cơ sở giáo dục cũng đã đặt ra nhiều vấn đề trong việc đạt chuẩn và giữ chuẩn, cũng như năng lực của đội ngũ kiểm định chất lượng giáo dục.

Tại hội nghị chuyên đề "Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục trường phổ thông- thành quả thực tế và nhu cầu về đào tạo nhân lực" do Khoa Giáo dục Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM tổ chức sáng 10/1, đại diện một số trường Tiểu học, THCS, THPT, ĐH tham gia đánh giá kiểm định chất lượng đều cho rằng có một áp lực không nhỏ đối với toàn thể nhà trường. 

Bên cạnh đó, việc thay đổi trong tư duy của toàn thể CBVC của đơn vị cũng gặp khó khăn. Tiến sĩ Nguyễn Thành Phát – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Tố (Q.10, TPHCM) – chia sẻ: "Trường chúng tôi đợt trước kiểm định đạt mức độ 3, đến nay sắp tới thời hạn kiểm định lại thì một số cơ sở vật chất đã xuống cấp gây nhiều kho khăn trong việc tìm nguồn kinh phí để nâng cấp. 

Bên cạnh đó, giữa bộ chuẩn quốc gia và tiêu chí kiểm định chất lượng không tương thích cũng gây nhiều khó khăn cho các đơn vị".

Một đại diện đến từ Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền cho rằng vai trò của người đừng đầu đơn vị rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phấn đấu đạt chuẩn. 

Thạc sĩ Nguyễn Duy Mộng Hà – Trưởng Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng Trường ĐH KHXH&NV TPHCM – nhận định: Cần đẩy mạnh công tác tập huấn, nâng cao nhận thức và năng lực cho các bộ phận phụ trách công tác đảm bảo chất lượng tại các cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm định, đánh giá chướng lượng giáo dục trong các trường và nâng cao năng lực của đội ngũ kiểm định, đánh giá độc lập, đánh giá ngoài.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đổi mới GD-ĐT phù hợp với xu thế phát triển của xã hội | Giáo dục

Posted: 10 Jan 2015 05:04 AM PST

Đó là nhận xét của PGS Nguyễn vũ Lương – Hiệu trưởng Trường chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Nghệ thuật trong GD-ĐT

Có thể nói không khí đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã lan tỏa sâu rộng từ đồng bằng cho đến miền núi. Cách học trẻ con hiện nay cũng khác, các trường học cũng tích cực triển khai áp dụng phương pháp dạy học với phương châm lấy học trò làm trung tâm của từng tiết học.

 

 

Tôi đã  nhìn thấy ngành Giáo dục của chúng ta đã và đang chuyển dần từ giáo dục nội dung sang phát triển năng lực và phẩm chất người học. Đây không chỉ là đơn thuần là đổi mới mà còn là nghệ thuật trong GD-ĐT.

Ngày xưa thế hệ chúng tôi lên lớp đơn thuần chỉ giảng bài, giảng xong là thôi, không nghĩ rằng học trò của mình muốn gì, sau này phục vụ xã hội ra sao và xã hội cần ở học trò những phẩm chất, năng lực nào.

Cho nên hiện nay phương pháp giáo dục mới là chuyển sang tìm cách phát triển năng lực tốt nhất cho học sinh là hoàn toàn đúng đắn. Đây có thể được coi là ưu điểm vượt trội và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện nay.

Thời gian qua tôi có đi dự giờ của các thầy cô giáo thuộc nhiều địa phương khác nhau. Qua thực tế cho thấy, các trường, các địa phương đều ủng hộ chủ trương đổi mới của Bộ GD&ĐT. Họ đón nhận một cách hồ hởi với một tâm thế hoàn toàn tự tin và sẵn sàng "xắn tay" để cùng với Bộ thực hiện công cuộc đổi mới này.

Nhiều người cứ nói giáo viên của chúng ta có sức ì, ngại đổi mới. Nếu đánh đồng tất cả các giáo viên như vậy thì tôi không đồng ý. Đâu đó cũng có những người này, người kia nhưng đó chỉ là số nhỏ bởi trên thực tế giáo viên rất ham học hỏi, nhất là đội ngũ giáo viên trẻ. Mà chúng ta cần phải tin vào lớp trẻ. Đất nước phải trông chờ vào thế hệ trẻ.

Thực tế, khi tiếp xúc với đội ngũ giáo viên này tôi thấy họ hăng hái lắm, rất chịu khó học hỏi, trao dồi chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với yêu cầu đổi mới của Ngành.



  PGS Nguyễn vũ Lương (ngoài cùng bên trái) tham gia một chương trình tọa đàm của Đài Tiếng nói Việt Nam

Đổi mới để đi học là hạnh phúc

SGK hiện hành của chúng ta rất tốt. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải đổi mới để phù hợp với thực tiễn khách quan và xu thế hội nhập Quốc tế. Đổi mới đơn thuần là làm cho nó đẹp hơn, hoàn thiện hơn cái cũ và bổ sung thêm các kiến thức mà xã hội buộc người ta phải làm.

Trong đổi mới giáo dục lần này, mục đích là để học sinh phát huy năng lực cá nhân, các em cảm thấy đi học là hạnh phúc, học để tiến tới thành công. Đáng mừng là chúng ta đang thực hiện được điều đó.

Đơn cử như đổi mới trong thi cử. Trước đây, các kỳ thi thường gây áp lực đối với học sinh và các bậc phụ huynh khiến các em sợ hãi, thậm chí nhiều em còn không muốn đến trường, không muốn tiếp tục đi học. Nhưng nay các kỳ thi sẽ không còn áp lực như vậy nữa.

Liên quan đến đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK), tôi cho rằng, để có một SGK tốt đầu tiên chúng ta phải có một chương trình quy định. Sau khi có chương trình rồi thì chúng mới dựng SGK. 

Khi tiến hành dựng SGK thì các thầy giáo giỏi phải biên soạn thành những bài giảng riêng của mình. Cách làm này hiện nay vẫn được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Để làm được bộ SGK tốt, theo tôi chúng ta nên học hỏi cách làm của một số nước tiên tiến, những nước có truyền thống giống với nước mình như: Nhật, Hàn Quốc… Từ đó có thể áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

GS Ngô Bảo Châu: Giải bài toán như viết một kịch bản | Giáo dục

Posted: 10 Jan 2015 04:08 AM PST

TPO – Tối 9/1, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu có buổi giao lưu với các bạn trẻ từng dự thi Olympic toán quốc tế và các em học sinh giỏi toán ở địa phương. GS Ngô Bảo Châu với các khách mời đã chia sẻ với các em về những điều thú vị trồng cuộc sống của người làm toán.

Giáo sư Ngô Bảo Châu. Ảnh: Quý Hiên.


Với chủ đề bí quyết giải toán, GS Ngô Bảo Châu đã giới thiệu với các bạn trẻ một cuốn sách thuộc loại kinh điển dành cho các bạn trẻ yêu toán của G.Polya viết từ cách đây 70 năm – How to solve it (Giải toán như thế nào), được NXB Giáo dục dịch sang tiếng Việt rồi xuất bản từ lâu. Theo GS đây là cuốn sách rất bổ ích, đặc biệt với các giáo viên dạy toán.

Dựa trên khung nội dung cuốn sách của G.Polya và từ trải nghiệm của chính mình, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ "bí quyết" của mình về quá trình giải một bài toán. 

Theo GS, để làm một bài toán, người giải cần phải qua bốn bước: Hiểu vấn đề, lên kế hoạch giải quyết vấn đề, thực hiện kế hoạch đó, và nhìn lại toàn bộ bài toán. 

Sau khi hiểu vấn đề, bạn lên kế hoạch giải quyết vấn đề – nghĩa là viết ra bài toán và việc này giống như việc viết một kịch bản. Còn khi thực hiện kế hoạch nghĩa là lúc người làm toán cho diễn kịch bản đó. 

GS Ngô Bảo Châu chia sẻ: Ta cần phải tưởng tượng đó là một vở kịch mà ta biết điểm bắt đầu cũng như điểm kết thúc. Như vậy, chúng ta cần biết diễn viên của vở kịch gồm những ai – nghĩa là những đại lượng, tham số, ẩn số… nào! 

Trong số các diễn viên của vở kịch có chính bạn – người tham gia đối thoại với các đại lượng, tham số, ẩn số khác nhau, làm sao thuyết phục được "họ" đi từ điểm xuất phát đến điểm kết luận. 

Khi tham gia vai diễn, người làm toán không được là nhà độc tài, không có quyền bắt x=100, y=50. Bạn chỉ có quyền chơi theo luật chơi của chính vở kịch. Luật chơi chính là cái được xây dựng trước khi kịch bản được hình thành. 

Với những bài toán khó, sẽ có tình trạng xuất hiện những diễn viên ẩn, người làm toán thoạt tiên không nhận ra sự có mặt của những diễn viên đó trong khi "họ" là những người chi phối hoàn toàn diễn biến vở kịch.

GS Ngô Bảo Châu cũng cho rằng, khi tham gia "cuộc chơi" làm toán, người chơi phải có được tinh thần lạc quan. "Ít nhất bạn phải tin rằng bạn sẽ thành công. Nếu không tin rằng mình sẽ thành công thì bạn không nên bắt đầu", GS Châu khyên. 

Theo GS Châu, khâu nhìn lại toàn bộ bài toán đã làm rất thú vị. "Có thể có người coi đây là khâu nhàm chán nhưng với tôi nó mang lại nhiều khoái cảm. Đấy là khi mình có thể viết lại lời giải của mình một cách hay nhất. Trong suốt quá trình làm toán, có thể bạn đã phải làm nhiều động tác thừa thì đây là lúc bạn loại bỏ những động tác thừa đó.   

Quang cảnh buổi giao lưu. Ảnh: Quý Hiên.

Vẻ đẹp của lời giải

Trong phần giao lưu – trò chuyện, nhiều bạn trẻ đã nêu lên một số băn khoăn của mình để nhờ GS Ngô Bảo Châu và các khách mời giải đáp. Trước thắc mắc của bạn Trần Đăng Phúc (Huy chương bạc IMO 2013) về việc làm sao xác định được một bài toán mình đã giải đúng hay sai, anh Nguyễn Quốc Khánh – quản trị viên Diễn đàn Toán học cho rằng, bài toán đúng đơn giản là bài toán có lời giải đẹp. 

Nhân câu trả lời này, GS Ngô Bảo Châu đã tâm sự với các bạn trẻ về cảm giác thăng hoa của chính mình trong những khoảnh khắc nhận thấy vẻ đẹp của lời giải bài toán mà ông theo đuổi lóe lên trong tâm tưởng. 

Còn PGS Ngô Quang Hưng (ĐH Bang New York ở Buffalo, Mỹ) nhận xét, cảm giác về cái đẹp khi mình tìm ra được một lời giải, cảm xúc đó rất tinh khiết và tinh tế. 

Việc giữ được cảm xúc đó trong quá trình lập nghiệp về sau, kể cả khi không còn làm toán, sẽ làm cho cuộc sống của mỗi con người trở nên thú vị hơn. 

"Tôi làm việc trong lĩnh vực máy tính nhưng cũng thường xuyên bắt gặp những cảm xúc như vậy. Khi bạn là người lập trình, bạn cũng sẽ giống những người làm toán ở chỗ bạn cũng sẽ phải viết ra một kịch bản với những diễn biến – tình tiết rất phức tạp. Nó không phức tạp theo kiểu một mình phá cả một quả núi khổng lồ như công việc mà GS Ngô Bảo Châu phải làm, mà phức tạp ở chỗ bạn sẽ phải lãnh đạo một đội quân phá quả núi đó. 

Việc tìm ra được những phần mềm hoặc chương trình máy tính có cuộc sống lâu dài cũng giống như tìm ra được các định lý toán học có sức sống chính là nhờ từ những cảm xúc khi tìm ra được những lời giải đẹp. 

"Các bạn đang ở trong một môi trường được dung dưỡng tinh thần yêu toán, các bạn cố gắng giữ tinh thần đó kể cả khi ra đời làm những nghề khác. Đừng bao giờ thỏa mãn với một bài toán đã giải được bằng những lời giải xấu xí. Chắc chắn nếu bạn bỏ ra thêm thời gian, cho dù là một vài ngày hay kể cả một vài năm, để tìm lời giải đẹp thì chắc chắn lợi ích của nó mang lại cho bạn về lâu dài là không thể đo lường được", PGS Ngô Quang Hưng nói.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

GS Ngô Bảo Châu truyền lửa cho đoàn học sinh giỏi Quảng Ninh – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 10 Jan 2015 03:03 AM PST

Tham dự cuộc giao lưu này còn có sự góp mặt của GS Ngô Huy Cẩn – thân sinh của GS Ngô Bảo Châu; GS Phùng Hồ Hải, Phó Viện trưởng Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; GS Ngô Quang Hưng đang công tác và làm việc tại Mỹ; GS Nguyễn Hữu Dư – Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp Toán… Bà Đỗ Thị Hoàng – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Quảng Ninh cùng tham dự buổi giao lưu này.

Mở đầu cuộc giao lưu với chủ đề "Phương pháp giải Toán, học Toán và Nghiên cứu Toán", GS Ngô Bao Châu chia sẻ: Câu hỏi nhiều người đã hỏi tôi từ lâu – Bí quyết học toán là gì? Tôi trả lời: Toán không có bí quyết, cứ chăm chỉ học hành là được. Nhưng thực ra cũng cần phải có phương pháp. Song để phát biểu một cách rành rọt phương pháp của mình thì không dễ chút nào. Để nói về điều này tôi đã đọc một cuốn sách kinh điển: Giải bài toán như thế nào (How to solve it (G.Polya) – 1944) do NXB Giáo dục phát hành từ lâu, tái bản nhiều lần. Cuốn sách này HS đọc thì thấy nó tẻ nhạt, không có gì làm mình ngạc nhiên vì toàn là những điều hiển nhiên. Nhưng giờ đọc lại thì thấy nó hay, mặc dù có một số điểm có thể đào sâu hơn.

GS Ngô Bảo Châu say sưa truyền lửa cho học sinh giỏi Quảng Ninh

GS Ngô Bảo Châu say sưa truyền lửa cho học sinh giỏi Quảng Ninh và các thế hệ trẻ thi Olympic Toán quốc tế (IMO).

"Cái mà tôi định trình bày với các bạn trong đêm giao lưu hôm này là dựa vào khung chính của ông Polya, và vào trải nghiệm của tôi. Cái tôi hy vọng là xong chương trình này, mỗi người có thể phát biểu và chia sẻ. Không nhất thiết là cái gì đó trừu tượng. Là những câu chuyện cụ thể, con đường mà các bạn đã tìm để giải một bài toán" – GS Ngô Bảo Châu bày tỏ.

Say sưa với chủ đề của mình, GS Ngô Bảo Châu đã phác họa lại bốn giai đoạn của Polya trong việc học Toán đó là: Hiểu vấn đề; Lên kế hoạch giải quyết vấn đề; Thực hiện kế hoạch; Nhìn lại.

Những gương mặt trẻ IMO của những năm gần đây chăm chú lắng nghe phương

Những gương mặt trẻ IMO của những năm gần đây chăm chú lắng nghe phương pháp học Toán mà GS Ngô Bảo Châu đưa ra.

Theo GS Ngô Bảo Châu, điều quan trọng trong việc làm Toán đó là phải tìm hiểu chính xác từng giai đoạn một ta phải làm việc gì. Chẳng hạn, thế nào là hiểu vấn đề? Không hẳn đọc đầu bài, tìm ra mệnh đề cần chứng minh…là hiểu vấn đề. Polya đưa ra một quy tắc rất đơn giản để giải quyết câu chuyện thế nào là hiểu vấn đề. Đối với bàn toán cần tìm đáp số cần phải xác định tham số là gì, ẩn số là gì. Đối với bài toán chứng minh thì cần dựa vào các giả thuyết để đưa ra kết luận

"Nghe như vậy ta tưởng là nó vừa hiển nhiên, vừa không có chuyện gì mà nói. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu thì cái vấn đề không hiển nhiên như vậy" – GS Ngô Bảo Châu tiết lộ.

GS Ngô Bảo Châu cũng cho rằng, sau khi hiểu vấn đề thì việc lên kế hoạch giải quyết nó như là viết một kịch bản, thực hiện kế hoạch thì được ví von như là các diễn viên…Sự mềm mại trong chia sẻ của GS Ngô Bảo Châu khiến nhiều học sinh cảm thấy thích thú. Điều này được thể hiện rõ nét hơn khi nhiều em mạnh dạn đặt các vấn đề xung quanh bài giảng của GS cũng như bày tỏ những băn khoăn của mình trong việc học Toán.

Thế hệ trẻ IMO mạnh dạn đặt câu hỏi xung quanh về cách học toán 

Thế hệ trẻ IMO mạnh dạn đặt câu hỏi xung quanh về cách học toán của GS Ngô Bảo Châu.

Ngoài việc trao đổi về cách học toán, GS Ngô Bảo Châu cũng kể những câu chuyện thực tế mà mình phải đối mặt trong quá trình nghiên cứu và cách để vượt qua nó như thế nào…

Kết thúc buổi giao lưu, TS Nguyễn Thị Lê Hương – Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp Toán bày tỏ: "Đêm giao lưu hôm nay sẽ tiếp thêm niềm tin, lòng đam mê trong học tập, đặc biệt là tình yêu của các em với môn Toán. Học giỏi Toán, cho dù không phải tất cả các em sẽ trở thành những người làm toán, nghiên cứu Toán học nhưng học giỏi toán các em sẽ có được một nền tảng kiến thức, tư duy logic, khoa học và chắc chắn các em sẽ giỏi và thành công ở tất cả các em đã lựa chọn".

S.H

 

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Mắc bệnh hiểm nghèo, cậu sinh viên vẫn vươn lên học giỏi – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 10 Jan 2015 02:02 AM PST

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), từ nhỏ Sơn luôn nung nấu mơ ước sau này trở thành công an để bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, suốt những năm học phổ thông, Sơn luôn cố gắng học thật giỏi và đạt được nhiều thành tích cao trong học tập.

Nhưng trớ trêu thay, bước vào năm học cuối bậc THPT, trên mình Sơn bỗng nhiên xuất hiện một khối hạch lớn ở cổ, khiến em bị sốt suốt mấy ngày liền. Lúc đó, gia đình em cũng chỉ nghĩ là một khối hạch bình thường. Nhưng khi đến viện khám, bác sĩ thông báo Sơn mắc phải khối hạch ác tính.

Thời đó, khối hạch ác tính kia đối với Sơn là một bi kịch của cuộc đời. Từ khi mắc bệnh, em chán chường tất cả, mất hết động lực để sống và bắt đầu bỏ bê học hành. Biết được hoàn cảnh của Sơn, gia đình, bạn bè và thầy cô đã luôn bên cạnh, quan tâm động viên em nhằm giúp em vượt qua khó khăn hiện tại.

Dù mắc bệnh hiểm nghèo nhưng Nguyễn Hồng Sơn học rất giỏi.

Dù mắc bệnh hiểm nghèo nhưng Nguyễn Hồng Sơn học rất giỏi.

Sau một thời gian được nhận được nhiều chia sẻ, động viên, Sơn bắt đầu mạnh mẽ và dần từ bỏ những suy nghĩ bi quan về bệnh tật. "Lúc đó em chẳng muốn học hành chi nữa, chỉ muốn chết quách đi cho xong, không còn muốn sống nữa để giảm bớt gánh nặng cho gia đình mình", Sơn mủi lòng tâm sự.

Trở lại với cuộc sống mới, ước mơ trở thành một chiến sỹ công an để bảo vệ xã hội trong Sơn tan biến dần vì điều kiện sức khỏe không cho phép. Vì thế, Sơn đã hoạch định một con đường khác, em nuôi ước mơ trở thành giáo viên để phù hợp với điều kiện sức khỏe của mình.

Năm 2012, Sơn quyết định thi vào chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn Trường Đại học Quảng Bình và là một trong những sinh có điểm đầu vào cao nhất của khoa Xã hội. Vậy là bước đầu Sơn đã thực hiện được nguyện vọng của mình.  

Trên khuôn mặt đen sạm ẩn chứa đằng sau nét u buồn, Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ: "Biết bệnh tình của mình như vậy em buồn lắm! Lúc mới nhập học gia đình em ai cũng lo lắng và không yên tâm vì sợ em đi học xa nhà, lại mang trong mình bệnh tật nên không theo kịp….".

Dù học tập xa nhà, gia đình khó khăn nhưng những ngày đầu bước chân vào một môi trường mới, Sơn luôn tự hứa với bản thân phải nỗ lực phấn đấu học thật giỏi, đồng thời phải tích cực tham gia mọi hoạt động của trường lớp.

Trong suốt những năm học, bệnh tật luôn rào cản đối với việc học của Sơn. Cứ mỗi lúc "trái gió, trở trời", khối hạch trên người em lại nổi lên khiến mặt mũi sưng phù. Khi trở bệnh, Sơn chẳng ăn uống được gì nhiều, vì thế sức khỏe có phần giảm sút.

Không những vậy, suốt mấy năm học ở trường, tháng nào Sơn cũng phải xin phép nhà trường nghỉ học mấy ngày liền để tự mình bắt xe ra Hà Nội khám và lấy thuốc về uống. Theo lời Sơn, riêng mỗi tháng tiền đi lại, thuốc men cũng đã ngốn hết 3 triệu đồng, chưa tính tiền ăn, tiền phòng và cả tiền học nữa nên lúc nào em cũng luôn cố gắng học thật giỏi để ba mẹ khỏi buồn lòng. Đồng thời em cũng cố gắng học giỏi để xin các nguồn học bổng cho mình nhằm đỡ đần cho ba mẹ phần nào gánh nặng về kinh tế.

Bệnh tật là thế nhưng kết quả học tập của Sơn suốt những năm học luôn đạt thành tích cao, em là một trong những gương sáng tiêu biểu của nhà trường. Năm nào Sơn cũng đều đạt được học sinh giỏi và nhận nhiều bằng khen, giấy khen của Nhà trường, Đoàn trường, Hội Sinh viên…

Đặc biệt, em còn được nhận học bổng của Bộ Khoa học và Nghệ thuật (của bang Hassen, cộng hòa Liên bang Đức). "Em rất may mắn được nhận được học bổng từ các tổ chức, các nhà tài trợ đã giúp đỡ em có điều kiện để tiếp tục học tập và nuôi dưỡng ước mơ sau này của mình", Sơn tâm sự.

Em Nguyễn Hồng Sơn (

Em Nguyễn Hồng Sơn (thứ 4, bên phải) trong buổi nhận kỷ niệm chương và quà tặng của Hội Sinh viên trường Đại học Quảng Bình

Nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và ngày thành lập Hội Sinh viên Việt Nam (1/9/1950 – 1/9/2015), Nguyễn Hồng Sơn vinh dự là một trong số 64 sinh viên được nhận kỷ niệm chương và quà từ nhà tài trợ và Hội Sinh viên của Trường Đại học Quảng Bình.

Để có được những thành tích đó, đối với Sơn trước hết là sự nỗ lực bản thân, sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô giáo trong nhà trường và đằng sau đó còn là niềm động viên rất lớn từ gia đình.

Nói về thành tích học tập của Nguyễn Hồng Sơn, ông Nguyễn Lương Sáng, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Quảng Bình cho biết: "Sơn là một sinh viên rất đặc biệt, mặc dù gia đình khó khăn, bản thân em lại mắc bệnh hiểm nghèo nhưng em luôn có một thành tích học tập rất xuất sắc, là người năng nổ trong các hoạt động của nhà trường. Bản thân tôi và nhà trường luôn tự hào về em".

Văn Lịnh – Hoàng Phúc

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐH Cửu Long 15 năm hình thành và phát triển | Giáo dục

Posted: 10 Jan 2015 01:57 AM PST

Đến dự có ông Hà Hữu Phúc – Vụ trưởng, GĐ Cơ quan đại điện Bộ GD&ĐT tại TP. HCM; đại diện lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL và các trường ĐH, CĐ.

Sau 15 năm hình thành và phát triển, đến nay đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và cơ hữu Trường ĐH Cửu Long đảm bảo về số lượng và chất lượng. Hiện nay trường có 856 giảng viên, trong đó có 260 cán bộ, giảng viên cơ hữu. Về trình độ, trường có 8 giáo sư, 51 phó giáo sư, 176 tiến sĩ, 484 thạc sĩ.

Trường đang đào tạo 28 chuyên ngành. Sau 15 năm hình thành và phát triển, Trường ĐH Cửu Long đã cung ứng nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung với số lượng khoảng 16.000 cử nhân, kỹ sư chính quy. Đặc biệt là có hơn 4.500 cử nhân, kỹ sư quê ở tỉnh Vĩnh Long.

Th.s Nguyễn Cao Đạt – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Mục tiêu đến năm 2030 trường ĐH Cửu Long sẽ là trường có uy tín trong cả nước về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Trường quyết tâm xây dựng thương hiệu trong hiện tại và tương lai. Công tác quản lý đào tạo được đưa lên hàng đầu…".



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments