Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nhóm học sinh nghèo trả 25 triệu đồng cho người đánh rơi

Posted: 01 Jan 2015 07:54 AM PST

Ngày 1/1, ông Trương Văn Thanh, Bí thư Ðoàn trường Trường THPT Phú Hưng cho biết, dù hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn nhưng bốn học sinh lớp 10C2 của trường gồm Nguyễn Hiếu Ðang, Trần Quốc Huy, Huỳnh Văn Sển và Nguyễn Hữu Lý đã không tham lam, trả lại 25 triệu đồng nhặt được cho người đánh rơi.

Theo đại diện nhà trường, sáng 17/12, trên đường từ nhà đến trường, bốn học sinh này nhặt được chiếc ví của ông Trịnh Văn Giá (ấp Cái Rắn, xã Phú Hưng) đánh rơi. Trong ví có nhiều giấy tờ quan trọng và 25 triệu đồng tiền mặt. Sau khi nhặt, các em bàn nhau mang đến nộp cho Bí thư Ðoàn trường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại.

“Với nghĩa cử này, Ðoàn trường Trường THPT Phú Hưng vừa tuyên dương trước cờ và khen thưởng vào cuối học kỳ I cho các em. Đây là tấm gương tốt đáng để cho các học sinh của trường noi theo”, ông Thanh nói.

Phúc Hưng



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề án tuyển sinh riêng của Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang | Giáo dục

Posted: 01 Jan 2015 05:03 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

4 học sinh nghèo trả lại tiền cho người đánh rơi – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 01 Jan 2015 04:16 AM PST

Các học nói trên gồm: Nguyễn Hiếu Ðang, Trần Quốc Huy, Huỳnh Văn Sển và Nguyễn Hữu Lý, cùng học lớp 10C2 của trường.

Trước đó, vào sáng ngày 17/12, trên đường đến trường, 4 học nói trên trên đã nhặt được chiếc ví của ông Trịnh Văn Giá (ngụ ấp Cái Rắn, xã Phú Hưng), bên trong có chứa 25 triệu đồng và nhiều giấy tờ quan trọng.

Sau khi nhặt được ví, các em học sinh đã mang nộp lại số tài sản nhặt được cho nhà trường, nhờ tìm người đánh rơi để trả lại.

"Hoàn cảnh gia đình của các em hết sức khó khăn, nhưng các em đã không tham lam số tiền trên. Hành động này cho thấy, các em đã có nghĩa cử cao đẹp, đáng được noi gương" – thầy Thanh nhận xét. 

Tuấn Thanh

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Khởi nguồn từ người thầy – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 01 Jan 2015 03:14 AM PST

Những tiền đề quan trọng

Nghị quyết 29-NQ/TƯ khẳng định quan điểm cốt lõi nhằm đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT là thay đổi cách dạy học, cụ thể là chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Phương pháp dạy và học vì thế cần có nhiều điều chỉnh so với cách thức truyền thống, không phải là truyền thụ một chiều theo lối “thầy đọc, trò ghi”. Người thầy trở thành người thiết kế các hoạt động giáo dục theo hướng lấy học trò làm trung tâm, tạo cơ sở để học trò chủ động, sáng tạo trong cập nhật tri thức, hình thành kỹ năng.

Khởi nguồn từ người thầy

Nâng cao chất lượng dạy và học đang là một đòi hỏi cấp thiết đối với ngành giáo dục Thủ đô. (Ảnh: Linh Tâm)

Một trong những dấu ấn quan trọng trong lộ trình đổi mới của ngành giáo dục năm 2014 là đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả GD-ĐT một cách có hệ thống. Đổi mới kiểm tra, đánh giá được coi là giải pháp chủ yếu trong đổi mới giáo dục, không chỉ để thu nhận kết quả thực chất hơn, giảm áp lực cho học sinh (HS), mà còn nhằm tác động trở lại đối với việc dạy và học, từ đó tạo nên chất lượng bền vững. Với cấp tiểu học, sau một năm thí điểm, năm học 2014-2015 Bộ GD-ĐT chính thức áp dụng phương pháp đánh giá HS theo hướng nhận xét – thay cho cách thức truyền thống là cho điểm số. Dù còn có nhiều ý kiến, song, theo ghi nhận ban đầu ở các nhà trường, áp lực đối với HS có chiều hướng giảm. Sự so sánh giữa các HS trong lớp không còn nặng nề, thay vào đó là sự động viên, khích lệ để các em nỗ lực hơn.

Với HS phổ thông, quyết định tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nhằm mục tiêu “hai trong một” – vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ – đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Với khoảng một triệu HS đang học lớp 12 tại các trường THPT, khi kết thúc năm học 2014-2015 tới đây, thay vì trải qua hai kỳ thi (thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH) như năm trước, sẽ chỉ phải tham dự một kỳ thi với số môn thi giảm, cơ hội chọn lựa tăng.

Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông với chủ trương thống nhất một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa vừa được ban hành cũng là một dấu ấn quan trọng, là nền tảng của lộ trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT năm 2014. Với chủ trương này, Bộ GD-ĐT tin rằng sẽ tạo tiền đề thuận lợi để các nhà trường chủ động trong tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng bám sát đối tượng HS. Tùy theo khả năng và điều kiện, phụ huynh và cả HS được tham gia lựa chọn bộ sách có nội dung phù hợp để phát huy tối đa năng lực, sở trường.

Bài toán cho tương lai

Việc thay đổi cách tiếp cận giảng dạy và giáo dục ở các nhà trường, từ truyền thụ kiến thức đơn thuần sang hình thành năng lực, phẩm chất người học đã đặt ra yêu cầu đổi mới hoạt động của nhiều khâu: Cơ sở vật chất, tài liệu, công tác quản lý, tổ chức dạy học… Trong đó, yếu tố người thầy, cụ thể là phương pháp giáo dục của người thầy có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp và quyết định đến hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên, do mô hình truyền thống đã tồn tại khá lâu, nên để thay đổi căn bản từ nhận thức đến hành vi của người thầy về phương pháp giáo dục thì cần có thời gian. Đây là một thách thức không nhỏ đối với đội ngũ hơn một triệu thầy cô giáo toàn ngành trên chặng đường thực hiện đổi mới giáo dục năm 2015.

Đổi mới phương pháp giáo dục là việc không thể nóng vội nhưng cũng không thể chần chừ, mà phải làm từng bước, bắt đầu từ bây giờ – quyết tâm ấy được thể hiện, lan tỏa trong đội ngũ giáo viên các trường THPT Hà Nội tại một hội thảo cùng chủ đề diễn ra vào những ngày cuối tháng 12. Ai cũng nhận thấy, đổi mới phương pháp là tâm huyết chung, cũng là trách nhiệm nặng nề trong sự nghiệp “trồng người” để đào tạo những thế hệ tương lai có phẩm chất và năng lực thực tiễn. Vấn đề là chỉ ra cho mỗi người đâu là điểm bắt đầu.

Chung một hành trình, cùng hướng đến mục tiêu chung là tạo ra những thế hệ tương lai có cả đức và tài, nhưng có lẽ với mỗi người, tùy điều kiện cụ thể, họ sẽ chọn ra điểm khởi đầu phù hợp và bắt đầu thực hiện ngay từ bây giờ.

Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay!

Theo Thống Nhất

Hà Nội Mới

 

Xem thêm :trường thpt, tốt nghiệp thpt, phương pháp, CĐ, hà nội mới, thống nhất, năng lực, giáo dục, trung tâm, tuyển sinh ĐH,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Tĩnh công bố kết quả kiểm tra liên kết đào tạo | Giáo dục

Posted: 01 Jan 2015 03:01 AM PST

Các đơn vị kiểm tra gồm: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và giáo dục thường xuyên tỉnh, Trường ĐH Hà Tĩnh, Trung tâm Dạy nghề – hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên: Hồng Lĩnh, Lộc Hà, Vũ Quang;

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 7 lớp thạc sỹ, 32 lớp đại học, 5 lớp TCCN liên kết đào tạo; 9 lớp đại học, 8 lớp cao đẳng đào tạo liên thông; 23 lớp đại học, 08 lớp cao đẳng, 30 lớp TCCN thuê mượn địa điểm đào tạo.

 

Tổng hợp qua báo cáo của trường Chính trị Trần Phú, các trung tâm Chính trị cấp huyện; Trường Cao đẳng Y tế, Cao đẳng Văn hóa – Thể thao và Du lịch Nguyễn Du, Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Hà Tĩnh, Cao đẳng nghề Việt – Đức, Cao đẳng nghề Công nghệ, Trung cấp nghề, Trung cấp Kỹ nghệ Hà Tĩnh, Trung cấp nghề Lý Tự Trọng và các Trung tâm DN-HN và GDTX cấp huyện.

Kết quả kiểm tra cho thấy, một số lớp liên kết đào tạo, thuê mượn địa điểm tại các đơn vị như Đại học Hà Tĩnh, Trung tâm BDNVSP và GDTX tỉnh, Trung tâm DN-HN và GDTX Hồng Lĩnh còn thiếu quyết định của Bộ GD&ĐT, văn bản đồng ý của Sở GD&ĐT…

Trường Chính trị Trần Phú, Cao đẳng nghề Việt Đức, Cao đẳng nghề Công nghệ, Trung cấp nghề Lý Tự Trọng và một số trung tâm chính trị cấp huyện không có chức năng liên kết đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT vẫn tham gia liên kết hoặc cho thuê, mượn cơ sở vật chất.

Công tác quản lý lớp học, hồ sơ chuyên môn, tuyển sinh, theo dõi lớp học… của các đơn vị cần được chú trọng hơn.

Sở yêu cầu các đơn vị tham gia liên kết đào tạo, đào tạo liên thông thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của Bộ GD&ĐT; không tự ý tổ chức tuyển sinh, mở lớp liên kết, thuê mượn địa điểm khi chưa có văn bản cho phép của cấp có thẩm quyền theo quy định.

Đối với các cơ sở đào tạo có hồ sơ lưu trữ chưa đầy đủ cần phải bổ sung, hoàn thiện; các cơ sở đào tạo chỉ được mở lớp, thông báo tuyển sinh các lớp liên kết, liên thông, thuê mượn địa điểm khi đã xây dựng hồ hợp lệ theo quy định.

Hằng năm, Sở GD&ĐT chủ trì phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các Sở, ban, ngành có liên quan thành lập đoàn để kiểm tra nhằm chấn chỉnh họat động liên kết, liên thông, thuê mượn địa điểm đào tạo theo yêu của UBND tỉnh.

Khi phát hiện sai phạm Sở sẽ kiên quyết xử lý hoặc đề nghị xử lý kỷ luật đối với cá nhân người đứng đầu các cơ sở đào tạo không tuân thủ quy định, mở lớp liên kết, liên thông, thuê mượn địa điểm đào tạo sai quy định.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Du học sinh: Trăn trở chuyện ở hay về

Posted: 31 Dec 2014 11:46 PM PST

Bất cứ bạn trẻ nào khi bước chân đi du học đều trăn trở chuyện về nước hay ở lại lập nghiệp nơi xa xứ. Ở hay về đều có những nỗi niềm, khát vọng riêng. Và họ, những người trẻ, đang suy nghĩ, trăn trở điều gì?

Trở về vì tin sẽ tìm được môi trường tốt

Tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, Lê Thị Mỹ Hạnh được trường ĐH Ritsumeikan ở Tokyo (Nhật Bản) cấp học bổng toàn phần cho chương trình du học thạc sỹ. Vốn yêu mến đất nước Nhật Bản từ trước nên hai năm học ở Khoa Quan hệ quốc tế, Hạnh càng thấy đất nước, con người nơi đây hiện đại mà gần gũi. Hạnh chia sẻ, "mình đã từng đắn đo rất nhiều giữa việc ở lại Nhật làm việc hay về nước". Hạnh kể, dù được cấp học bổng có giá trị lớn nhưng cô vẫn tìm việc làm thêm tại một cửa hàng McDonald để học hỏi kinh nghiệm.

du học
Mỹ Hạnh chụp ảnh với nông dân Nhật

Cũng nhờ thời gian đi làm thêm, cô hiểu thêm, đa số người trẻ ở Nhật đều rất tự lập, họ chăm chỉ làm thêm để kiếm tiền trang trải cho bản thân. Tìm hiểu môi trường, điều kiện làm việc ở các công ty, cô càng bị thuyết phục bởi những người đi trước đều hết lòng chỉ dạy dìu dắt người trẻ, môi trường lành mạnh, nhân viên làm việc thật sự, không chia rẽ nội bộ, không kèn cựa đấu đá, mọi người phối hợp và đoàn kết vì mục tiêu chung. Nếu làm việc nơi đây, cô không chỉ học hỏi được nhiều điều mà mức thu nhập cũng đạt con số đáng mơ

Tốt nghiệp với tổng điểm 3,75/4, dù đã hoàn thiện hồ sơ để vào làm việc trong một công ty mỹ phẩm hàng đầu ở Tokyo, song cuối cùng Hạnh lại bất ngờ quyết định về nước. Bởi cô tin, ở đâu cũng có thể làm việc tốt nếu mình chăm chỉ và tâm huyết với nghề. Trở về, Hạnh được tuyển thẳng vào một công ty thương mại của Nhật tại Hà Nội với mức lương hấp dẫn.

Với niềm tin, các bạn trẻ có năng lực và cầu tiến sẽ tự mình biết tìm đến những môi trường tốt, lành mạnh để phát triển bản thân. Hạnh chia sẻ, khi còn học tập ở Nhật, Hạnh ghi tên tham gia các hoạt động ngoại khóa, xã hội mang lại niềm vui, ý nghĩa cho bản thân và những người xung quanh. Từ dạy trẻ em Nhật học tiếng Anh tới các buổi giới thiệu văn hóa Việt ở các trường học, tham gia các lễ hội văn hóa Nhật, trồng trọt với nông dân… Nhờ đó, Hạnh đã hiểu hơn văn hóa Nhật và quảng bá được văn hóa Việt Nam.

Ở lại vì ngại… "con ông cháu cha"

Đang theo học chương trình thạc sỹ năm thứ 2 trường Oklahoma State University của Mỹ nhưng Lê Qúy Dung, sinh năm 1988 quê ở Hà Tĩnh có thiên hướng sẽ ở lại nơi đây để làm việc. Dung chia sẻ, khi mới sang môi trường lạ lẫm, nhớ nhà, nhớ những món ăn quê hương nên rất muốn về nhưng khi đi vào ổn định, cô thấy đó là môi trường tốt để học tập và tìm kiếm cơ hội việc làm. Để có được công việc tốt sau khi ra trường, Dung thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa, hội thảo mở rộng nâng cao khả năng xin việc khi ra trường và đặt mục tiêu kết quả học tập phải từ 3,5/4 trở lên.

du học

Dung cho hay, từng rất trăn trở với chuyện ở lại hay về. Nếu ở lại Mỹ, cô gặp khó khăn trong ngôn ngữ, văn hóa, thủ tục để có visa ở lại làm việc. Ở một đất nước hiện đại, những người trẻ như Dung phải nỗ lực rất nhiều để có công việc tốt và mức thu nhập cao. Còn về nước, Dung không khỏi lo ngại khi nghe bạn bè kể chuyện người trẻ, có tài làm việc ở cơ quan nhà nước chưa chắc được trọng dụng, thậm chí ít có cơ hội thăng tiến hơn "con ông cháu cha" hoặc người có tiền giỏi chạy. "Nếu ở trong môi trường trì trệ đó, người trẻ dễ chán nản hay nảy sinh tâm lý lười biếng, không có động lực phấn đấu", Dung nói.

 Dung bày tỏ, không nhất thiết phải sống và làm việc tại nước nhà mới là tốt. Người có tài, có tâm thì dù ở nơi đâu họ cũng sẽ có cách đóng góp cho sự phát triển của đất nước, thậm chí, khi họ được làm việc ở một môi trường thuận lợi hơn càng phát huy được năng lực, và đóng góp, giúp đỡ được nhiều người hơn.

Ví như, một người Việt Nam ra nước ngoài thành công, có nhiều hoạt động vì cộng đồng ở nước sở tại, sẽ góp phần khôngnhỏ gây dựng hình ảnh đẹp của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Với quan điểm đó, ở trường Oklahoma State University, Dung thường xuyên tham gia vào các hoạt động liên quan đến môi trường với mong muốn một ngày nào đó có thể xin được dự án liên quan môi trường để giúp đỡ Việt Nam cải thiện môi trường sống.

Trăn trở

Sinh năm 1992, Trịnh Bảo Trung đang theo học năm cuối ngành kinh tế tại trường ĐH Hudderfild (Anh). Trung cho biết, mục tiêu trước mắt là đạt bằng tốt nghiệp loại giỏi. Bởi hiện đã có một vài nơi ngỏ lời tuyển dụng nếu Trung được xếp loại giỏi. Trung nỗ lực từng ngày để học tập và đi làm thêm, thực tập ở các công ty tài chính để lấy kinh nghiệm.

du học

Chuyện về hay ở vẫn là vấn đề khiến Trung trăn trở khôn nguôi. Tạm thời, trung vạch ra kế hoạch khi ra trường sẽ ở lại làm việc ít năm để nâng cao kinh nghiệm, trình độ rồi mới trở về. Điều Trung hài lòng nhất là sau 4 năm du học, ngoài kiến thức anh biết tự lập, biết lắng nghe, tự tin hơn trong giao tiếp. Trung cho rằng, đó là những kỹ năng mềm để sau này dù ở môi trường nào anh cũng có thể tìm kiếm và theo đuổi một công việc tốt.

Trả lời câu hỏi, có dự định trở về làm việc trong một cơ quan nhà nước? Trung cho hay, khi về nước, tùy vào chuyên môn, năng lực, đam mê của mình để đăng ký tuyển dụng vào một vị trí tương ứng. Tuy nhiên, Trung lo ngại với mức lương cơ bản chỉ từ 3-4 triệu đồng/người/tháng cho một sinh viên mới ra trường khó mà chi trả được cuộc sống hàng ngày.

Hiện tại, Trung đang thực tập ở một quỹ đầu tư ở Anh để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.

Nguyễn Hà (Theo Tiền phong)



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học nghề đắt hàng, “đại học thất nghiệp“ | Giáo dục

Posted: 31 Dec 2014 11:18 PM PST

TP – Tốt nghiệp đại học, sau nhiều năm tìm việc không thành, không ít bạn trẻ đã quay lại học nghề. Hiểu nghề, biết nắm bắt nhu cầu thị trường, không ít học viên đã có mức thu nhập cao lại không tốn quá nhiều thời gian, chi phí đào tạo.

Nghề hot, lương cả ngàn đô


Là Tổng bếp trưởng đầu tiên trong khách sạn quốc tế 5 sao Sehraton, anh Nguyễn Công Chung chia sẻ, lựa chọn nghề đầu bếp đã thay đổi cuộc đời anh. Khi làm đầu bếp, anh được đi khắp các nước Á, Âu để giới thiệu món ăn Việt Nam. Nghề cũng mang lại cho anh nhiều vinh quang, thu nhập tốt và trên hết là sự hài lòng, con cái luôn tự hào có bố là một đầu bếp giỏi. 

Anh chia sẻ: "Cũng như bao nhiêu bạn trẻ khác, khi học xong THPT tôi đứng giữa ngã ba đường, học nghề hay học đại học". Khi đó, may mắn một người họ hàng đã khuyên nhủ anh đi học nghề nấu ăn. 

Anh cũng từng nghĩ, nghề nấu ăn chỉ dành riêng cho phụ nữ. Nhưng khi ghi tên vào học trung cấp nghề nấu ăn, anh mới hay, không riêng mình mà có rất nhiều nam thanh niên cũng nuôi đam mê với nghề bếp núc.


Nghiêm túc học tập, chịu khó sáng tạo, chỉ sau một năm học nghề, anh được đánh giá tay nghề khá. Ra trường, anh được nhận việc ở một nhà hàng Ấn Độ với mức lương tính bằng USD. Tuổi trẻ, ham mê thử nghiệm, anh nói vui, bếp nhà luôn như bãi chiến trường sau mỗi ngày anh hì hụi với những món ăn. Nhờ đó, anh đã biến tấu được những món ăn Á, Âu mang hương vị riêng, phù hợp cho nhiều đối tượng. 

Sau đó, anh trúng tuyển vào làm đầu bếp của 2 khách sạn Daewoo và khách sạn Metropole. Anh lựa chọn khách sạn Metropole để đầu quân cùng lúc làm thêm ở một nhà hàng trên phố Hàng Trống. 

Có kinh nghiệm, có tay nghề anh được mời về làm việc ở khách sạn quốc tế 5 sao Sheraton trong vai trò bếp phó, bếp chính và năm 2013 anh được chọn làm Tổng bếp trưởng người Việt đầu tiên trong hệ thống khách sạn quốc tế 5 sao của Tập đoàn Starwood.


Nguyễn Văn Dũng quê ở Hà Tĩnh, tốt nghiệp ĐH Sư phạm nhưng không tìm được việc làm. Giấu tấm bằng ĐH, Dũng làm chân bồi bàn cho cửa hàng ăn, quán cà phê suốt hai năm ròng. Một lần, được đầu bếp chính nhà hàng anh chạy việc gợi ý quay lại học nghề, Dũng đã ghi danh vào một trường nghề học làm đầu bếp. 

Vừa học vừa làm, sau 2 năm học nghề xuất sắc, Dũng được giới thiệu vào đứng bếp cho một nhà hàng trên phố Nguyễn Thái Học (Hà Nội) với mức lương ban đầu 800 USD.


Sau khi tốt nghiệp khóa học sửa chữa ô tô ở Trường cao đẳng nghề Công nghệ cao, Trần Anh Trung sinh năm 1988 được nhận về làm việc ở một xưởng ô tô tại Hà Nội với mức lương gần chục triệu đồng. Có tay nghề lại chịu khó học hỏi kinh nghiệm những người đi trước, không bao lâu anh trở thành thợ cứng của xưởng với thu nhập gần 20 triệu đồng/tháng. 

Anh chia sẻ, "so với mức lương nhà nước ít ỏi của bạn bè anh rất hài lòng với công việc và thu nhập hiện tại".


Ngày càng nhiều người chọn học nghề


Ông Nguyễn Xuân Hùng, Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội cho hay, gần 40 năm trường đào tạo nghề đầu bếp chưa có năm nào trường phải đau đầu vì lo đầu ra cho học sinh. Vì chú trọng đào tạo chuyên sâu lại là ngành nghề xã hội luôn cần đến nên có tới 90% học sinh sau khi ra trường có ngay việc làm tại các nhà hàng, khách sạn, tự mở nhà hàng kinh doanh. 

Nhiều người đã trở thành bếp trưởng của những khách sạn 5 sao như Daewoo, Sheraton Hà Nội. Ngoài ra, một lượng học sinh không nhỏ được các bếp ăn tập thể, trường học thuê về làm việc với mức lương khá.

Nghề cơ khí đang là nghề hot, dễ kiếm việc làm hiện nay

"Để học sinh khi ra trường không bị chê là không có kinh nghiệm, ngay từ sau năm học thứ nhất trường tạo điều kiện cho học sinh vừa học vừa làm tại một đơn vị nào đó có hưởng lương", ông Hùng cho hay. Như vậy, ngoài học thực hành ở trường, khi làm việc ở các nhà hàng chính là cơ hội cho học sinh trải nghiệm, học tập.


Ông Nguyễn Quang Tuyền, Trưởng phòng đào tạo và quản lý học sinh, sinh viên trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội cho biết, những năm gần đây doanh nghiệp khó khăn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đầu ra của sinh viên. 

Tuy nhiên, cũng có những ngành trường không đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường như: cơ khí, sửa chữa ô tô…Với những học viên có kết quả học tập xuất sắc, sau khi ra trường được các công ty đến tuyển trực tiếp với mức lương rất cao. Cũng có học viên chưa hoàn thành chương trình học đã trúng tuyển đi làm việc ở Nhật Bản.


Trước đó, trao đổi với Tiền Phong, Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề ông Dương Đức Lân cho rằng, trong bối cảnh khó khăn, các trường nghề phải thật sự năng động mới có đầu ra tốt cho học viên. Ở các TP như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… rất nhiều trường đào tạo nghề đã không cung ứng đủ nhân lực cho thị trường trong khi có nhiều cử nhân, thạc sỹ lại thất nghiệp. 

"Điều đó chứng tỏ sự nỗ lực trong việc liên kết với các doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường ngành nghề sát nhu cầu thực tiễn của các trường đào tạo", ông Lân cho hay.


Ông Lân cho biết thêm, hiện nay hệ thống trường nghề đang đào tạo khoảng 1.500 nghề nhưng những nghề hấp dẫn, có nhiều cơ hội việc làm, thậm chí có những nghề sau khi ra trường học viên có thu nhập hàng nghìn USD như: nghề quản trị du lịch, nấu ăn, thủy thủ tàu, lái tàu biển, điện tử, cơ điện… chưa nhiều.


Học nghề ngày càng được nhà nước đầu tư. Tuy nhiên cách đào tạo và đánh giá chất lượng học viên cũng được tổ chức lại. Được biết năm 2015, các nước ASEAN sẽ thống nhất thành một thị trường lao động. Khi đó, những người học nghề được thi bậc nghề và trả lương theo cấp bậc, trình độ.


Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội Phạm Xuân Khánh cho hay, có đầu ra tốt, người học nghề ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không thả lỏng cho học viên lựa chọn như trước đây, trước khi vào học, trường tư vấn kỹ về đặc thù, cơ hội việc làm, mức thu nhập từng ngành cho học sinh cân nhắc.

Cũng theo các nhà quản lý trường đào tạo nghề, có những đơn vị đào tạo nghề hiện nay không nghiên cứu thị trường, xin cấp mã ngành và đào tạo tràn lan khiến không ít học viên tốt nghiệp không kiếm được việc làm. Trường cao đẳng nhưng đi thuê giáo viên trường trung cấp về dạy. Không đào tạo chuyên môn sâu dẫn đến chất lượng, kỹ năng nghề của học viên không cao gây ảnh hưởng đến hệ thống đào tạo nghề toàn ngành.

Kinh phí đóng góp đối với mỗi học sinh học nghề ở hệ thống trường công không đáng kể. Ví như ngành nấu ăn, hệ trung cấp chưa đến 100 nghìn đồng/em/tháng; trường cao đẳng chưa đến 200.000 đồng/em/tháng. Ngoài ra, con em gia đình chính sách, hộ nghèo còn được hỗ trợ học phí và nhiều điều kiện khác.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cần thêm phần đào tạo “cái tâm” cho sinh viên sư phạm?

Posted: 31 Dec 2014 10:27 PM PST

Đã đến lúc phải thay đổi cách tuyển dụng đối với sinh viên sư phạm, không chỉ xét trên điểm số mà rất cần phải kiểm tra cả phẩm chất, năng lực của người dự thi.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hot girl ‘nắm lấy tay em’ bất ngờ nổi tiếng trên mạng

Posted: 31 Dec 2014 08:42 PM PST

Gây ấn tượng nhờ một bức ảnh theo đúng trào lưu giới trẻ và xuất hiện quá xinh đẹp, cô gái này nhanh chóng nổi tiếng.

hotgirl, mạng, nổi tiếng

Vào cuối năm 2013 – đầu năm 2014, giới trẻ thế giới không ngừng thích thú với bộ ảnh “Follow Me” (Nắm tay em đi khắp nhân gian) của cặp đôi người Nga – Murad Osmann và Nataly Zakharova.

hotgirl, mạng, nổi tiếng

Chính vì vậy, hình ảnh một cô gái châu Á có phong cách chụp hình tương tự mới đây đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

hotgirl, mạng, nổi tiếng

Theo Rocket News 24, nhân vật chính trong bức ảnh đã nhanh chóng nổi tiếng và được dân mạng không ngừng tìm kiếm thông tin, chia sẻ ảnh.

hotgirl, mạng, nổi tiếng

Được biết, cô gái này có tên Min Chen, đến từ Penang (Malaysia). Min là em gái của nữ diễn viên, người mẫu 25 tuổi – Brandy Akiko.

hotgirl, mạng, nổi tiếng

Min gây chú ý nhờ khuôn mặt rất xinh xắn, thanh tú, làn da trắng mịn.
Không những thế, cô còn sở hữu vóc dáng cân đối và vòng một hết sức bốc
lửa.

hotgirl, mạng, nổi tiếng

Cô gái người Malaysia hiện có khá nhiều fan hâm mộ, đặc biệt là nam giới. Trang Instagram cá nhân của Min hút hơn 130.000 người theo dõi, mỗi chia sẻ của cô đều có khoảng chục nghìn like (thích).

Dân mạng thậm chí còn gọi cô với tên khá lạ – “hot girl nắm lấy tay em”, nữ thần Malaysia.

hotgirl, mạng, nổi tiếng

Hàng ngày, Min rất tích cực đăng tải hình ảnh của mình lên trang cá
nhân. Không ít người cho rằng, cô có phong cách thời trang hợp thời, ưa
nhìn, vẻ ngoài nữ tính và có nụ cười hút hồn, rạng rỡ.

hotgirl, mạng, nổi tiếng

Đôi lúc, hot girl Malaysia trông cũng rất giản dị và vẫn xinh đẹp dù để mặt mộc.

Trần Linh/ Theo Zing.vn



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chùm ảnh DHS Việt trên thế giới tổ chức đón giao thừa ấm áp – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 31 Dec 2014 08:06 PM PST

Canada

Chùm ảnh DHS Việt trên thế giới tổ chức đón giao thừa ấm áp

Chùm ảnh DHS Việt trên thế giới tổ chức đón giao thừa ấm áp

Chùm ảnh DHS Việt trên thế giới tổ chức đón giao thừa ấm áp

Chùm ảnh DHS Việt trên thế giới tổ chức đón giao thừa ấm áp

Cộng đồng du học sinh Việt tại Canada tổ chức đón giao thừa hằng năm, là một dịp đặc biệt để tụ họp của sinh viên Việt. Một bữa tiệc nhỏ nhưng không kém phần ấm áp. Mặc dù là tết dương lịch, nhưng mọi người tự tay làm hoa mai, hoa đào, nấu bánh chưng để bữa tiệc thêm phần không khí Việt

Nga:

Chùm ảnh DHS Việt trên thế giới tổ chức đón giao thừa ấm áp

Chùm ảnh DHS Việt trên thế giới tổ chức đón giao thừa ấm áp

 

Cộng đồng du học sinh và những người Việt đang làm ăn, sinh sống tại Nga cùng kết hợp, tổ chức một chương trình đón Tết sôi động. Những đoạn phim ngắn, những tiểu phẩm kịch hài, những tiết mục ca nhạc đặc sắc là một phần không thể thiếu trong chương trình.

 

Không chỉ thu hút đông đảo cộng đồng người Việt, lễ đón giao thừa của du học sinh Việt tại thành phố Astrakhan còn thu hút nhiều vị khách nước ngoài đặc biệt tham gia.

Ukraine

Chùm ảnh DHS Việt trên thế giới tổ chức đón giao thừa ấm áp

 

Năm nay, cộng đồng du học sinh Việt tại Ukraine đã ngồi quây quần bên nhau, tự tay nấu những món ăn ưa thích để chào đón năm mới. Những người bạn thân ngồi quây quần bên nhau trong khoảnh khắc đón giao thừa.

Thế Quyết (tổng hợp) 

Mọi bài vở, ý kiến đóng góp về hoạt động của du học sinh, hội SV Việt Nam tại các nước hay thông tin, kinh nghiệm du học, quý độc giả có thể chia sẻ đến mục Du học báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email duhoc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!abp=”304″>

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments