Skip to main content

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cathay Việt Nam trao học bổng cho sinh viên | Giáo dục

Posted: 09 Dec 2014 06:33 AM PST

Hôm nay (9/12), tại Cty TNHH Bảo hiểm Nhân Thọ Cathay Việt Nam đã diễn ra buổi lễ trao học bổng "Thịnh Trí Thành Tài Cùng Cathay" dành cho các sinh viên thuộc các trường đại học tại Hà Nội.

Cty Cathay kết hợp với các trường đại học, tài trợ 48 suất học bổng có giá trị tương đương học phí cho suốt bốn năm đại học của các sinh viên đủ điều kiện đạt học bổng lần này. Tổng giá trị học bổng Cathay trao tặng là 588 triệu đồng.

Buổi lễ trao tặng đã diễn ra trong không khí thân mật, xúc động góp phần bởi những gương mặt tươi sáng tràn đầy niềm tin hi vọng, những câu chuyện của các em sinh viên được nhận học bổng Cathay chia sẻ trong chương trình.

Là năm thứ bảy tiếp tục chương trình học bổng cho sinh viên, năm nay Cathay dành 48 suất học bổng cho 48 sinh viên thuộc 10 trường Đại học tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ gồm có các trường: Đại học Y, Đại học Luật, Đại học Hà Nội, Học viện Ngoại Giao tại Hà Nội, Đại học Luật, Đại học Kinh tế, Đại học Ngân Hàng, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Đà Nẵng và Đại học Cần Thơ.

Các sinh viên được học bổng năm nay là các sinh viên năm thứ nhất với hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng có kết quả học tập và điểm thi tuyển sinh đầu vào Đại học cao sẽ nhận được mỗi suất học bổng trị giá 12 – 15 triệu đồng là khoản tài trợ học phí suốt 4 – 5 năm đại học cho các sinh viên.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

“Chốt” kết quả xét tuyển đi đào tạo tiến sĩ theo Đề án 911 | Giáo dục

Posted: 09 Dec 2014 06:09 AM PST

Ngày 8/12/2014 Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ GD&ĐT đã gửi văn bản thông báo kết quả qua đường bưu điện phát chuyển nhanh bảo đảm tới cơ quan có ứng viên được phê duyệt trúng tuyển để phối hợp xử lý thủ tục tiếp theo cho ứng viên trúng tuyển.

Kết quả xét tuyển đang được Cục Đào tạo với nước ngoài cập nhật vào hệ thống tuyển sinh và dự kiến sau ngày 10/12/2014 các ứng viên sẽ trực tiếp tự tra cứu kết quả dự tuyển của mình tại trang web: https://tuyensinh.vied.vn.

Trường hợp ứng viên chưa trúng tuyển, hồ sơ online sẽ được mở lại cho ứng viên để tiếp tục lựa chọn, đăng ký dự tuyển các chương trình học bổng khác hoặc chuẩn bị thêm và hoàn thiện hồ sơ để đăng ký dự tuyển học bổng Đề án 911 theo thông báo tuyển sinh tiếp theo cho năm 2015 dự kiến sẽ ban hành cuối tháng 12/2014 hoặc trong tháng 1/2015.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Những trường học danh giá của con lãnh đạo | Giáo dục

Posted: 09 Dec 2014 05:32 AM PST

Những ngôi trường mà con em lãnh đạo các nước theo học đều có chất lượng đào tạo uy tín và bảo đảm sự riêng tư tuyệt đối.

Ngôi trường của con các Tổng thống Mỹ: Trường Sidwell Friends là ngôi trường đáng tin cậy của một số tổng thống và lãnh đạo cấp cao Mỹ khi họ gửi con em theo học tại đây. Trường thành lập vào năm 1883, có cơ sở ở Bethesda, bang Maryland và Washington D.C.Ngôi trường của con các Tổng thống Mỹ: Trường Sidwell Friends là ngôi trường đáng tin cậy của một số tổng thống và lãnh đạo cấp cao Mỹ khi họ gửi con em theo học tại đây. Trường thành lập vào năm 1883, có cơ sở ở Bethesda, bang Maryland và Washington D.C.

Báo Washington Post cho biết trường Sidwell tiếp nhận học sinh từ bậc mẫu giáo cho đến lớp 12. Tuy nhiên, đây là một trong những trường phổ thông xuất sắc hàng đầu nên việc tuyển sinh rất khắt khe. Năm 2008, sau khi đắc cử tổng thống Mỹ và chuyển đến sống ở Nhà Trắng, ông Obama rất quan tâm đến việc tìm trường học mới cho các con. Sau một thời gian dài tìm hiểu các trường tư thục trong khu vực, ông quyết định đi theo kinh nghiệm của các đời lãnh đạo trước đó như nhà Clinton và đăng ký cho con gái Sasha và Malia nhập học tại trường Sidwell. Ảnh: Washington Post.
Trường học của người kế thừa ngai vàng nước Anh: Hai hoàng tử nằm trong danh sách kế vị ngai vàng của nước Anh, Hoàng tử William và Hoàng tử Harry, đều từng học tại trường nội trú Ludgrove dành cho nam sinh. Trường thành lập từ năm 1892, đến nay là một trong số ít các trường chỉ tiếp nhận học sinh theo giới tính và trong độ tuổi từ 7 đến 13 tuổi. Ảnh: Flickr.
Hoàng tử William và Hoàng tử Harry đều từng học tại trường nội trú Ludgrove. Ảnh: BBC.
Đến giai đoạn vị thành niên, hai hoàng tử nước Anh tiếp tục học tại một ngôi trường nội trú dành cho nam sinh khác: Eton College. Trường thành lập năm 1440 và là một ngôi trường danh giá hàng đầu nước Anh. Trường tiếp nhận học sinh từ 13 đến 18 tuổi. Trường có thành tích nổi bật vì là nơi đã đào tạo ra 19 vị thủ tướng và hàng trăm nghị sĩ ở xứ sở sương mù. Ảnh: Corbis.
Thái tử Charles và công nương Diana dẫn hai hoàng tử đến trường trong ngày đầu nhập học tại Eton College của hoàng tử William năm 1995. Ảnh: Associated Newspaper.
Hoàng tử Harry trong phòng học tại khu nội trú ở trường Eton College năm 2003. Lúc này Harry 18 tuổi và đang chuẩn bị cho kì thi A-level. Ảnh: AP.
Trường học của con gái tổng thống Nga: Hai con gái của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Mariya và Yekaterina Putina, học phổ thông tại trường Friedrich Haass German International School, một trường phổ thông tư thục dạy bằng tiếng Đức ở Moscow. Ảnh: Wikipedia.
Gia đình ông Putin chuyển đến Moscow năm 1996, Maria khi đó 11 tuổi và ông đăng ký cho cả hai chị em theo học tại trường tư thục dạy bằng tiếng Đức ở đây. Giới quan sát cho rằng sự lựa chọn này liên quan đến việc hai cô ra đời và trưởng thành tại Dresden, Đông Đức (cũ) khi ông Putin còn là điệp viên KGB hoạt động tại khu vực này. Tuy nhiên, Daily Mail cho biết, từ khi ông Putin trở thành thủ tướng Nga thì cả hai chị em đều ngưng việc học tại trường và chỉ học với gia sư riêng ở nhà vì lý do an ninh. Ảnh: Viola.bz.
Trường học của “công chúa Trung Quốc”: Tập Minh Trạch là con gái duy nhất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện. Cô học phổ thông tại trường Ngoại ngữ Hàng Châu. Trường được thành lập năm 1964 và là một trong 8 trường dạy ngoại ngữ đầu tiên ở Trung Quốc. 20% học sinh tốt nghiệp xuất sắc ở trường này được tuyển thẳng vào các trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc mà không cần trải qua kỳ thi tuyển quốc gia. Ảnh:Chinahw.
Tập Minh Trạch sinh năm 1992, học tại trường Ngoại ngữ Hàng Châu từ năm 2006 đến 2008, chuyên ngành biên dịch tiếng Pháp. Tờ Want China Times cho biết nhân viên an ninh Trung Quốc luôn theo sát cô Tập để bảo vệ 24/24. Năm 2008, khi trận động đất Tứ Xuyên xảy ra, Tập Minh Trạch đã xin nghỉ học một thời gian để đến làm tình nguyện viên tham gia cứu trợ tại vùng động đất. Cô học 1 năm tại Đại học Chiết Giang, sau đó sang Mỹ học tại Đại học Harvard từ năm 2010. Ảnh: WCT.

Theo Minh Anh

Zing

Video đang được xem nhiều

‘);
$(‘#top-video-title’).html(rdnVideo.title);
}



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chương trình ‘Lãnh đạo bản thân’ trên toàn hệ thống Vinschool

Posted: 09 Dec 2014 04:58 AM PST

"Lãnh đạo bản thân" (The leader in me – TLIM) là chương trình chuyển đổi tư duy của Tổ chức giáo dục toàn cầu Franklin Covey (Mỹ), được phát triển từ năm 1999 nhằm phát triển các khả năng tiềm tàng của con người. TLIM hiện có mặt trên hơn 2.000 trường học, tại 150 quốc gia trên toàn cầu và được đánh giá là đòn bẩy tạo ra thay đổi đột phá cho học sinh.

Bà Ella Bjornsdottir – Giám đốc điều hành tập đoàn Franklin Covey vùng Trung Đông và châu Á và bà Lê Mai Lan – Chủ tịch hệ thống giáo dục Vinschool ký thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình "The leader in me" tại Hà Nội.

Thông qua nhiều hoạt động, học sinh được rèn luyện 7 thói quen để trở thành người thành đạt, bao gồm sống chủ động, bắt đầu với mục tiêu, ưu tiên việc quan trọng, tư duy cùng thắng, hiểu rồi được hiểu, đồng tâm hợp lực và không ngừng rèn luyện bản thân. Các thói quen này khơi dậy tố chất tự nhiên của học sinh, giúp các em hoàn thiện bản thân, phát triển toàn diện để sống có ích và thành công trong tương lai.

Bà Lê Mai Lan – Chủ tịch hệ thống giáo dục Vinschool cho biết, "Lãnh đạo bản thân" là dự án quan trọng, được kiểm chứng thành công ở nhiều trường học trên thế giới. Với chuỗi hoạt động liên tục trong 3 năm, các em được trang bị các phẩm chất, xây dựng 7 thói quen tốt. Mỗi thầy cô và phụ huynh tham gia chương trình đều tự nguyện thực hiện "hợp đồng 7 tuần", cam kết mỗi tuần rèn luyện cho mình một thói quen tích cực, để lan tỏa tới học sinh.

"Bong bóng tài năng" là nơi học sinh viết về những điểm mạnh nhất của bản thân, để tập trung phát huy thay vì chỉ nhìn vào yếu điểm cần khắc phục.

"Lãnh đạo bản thân" được chia thành 2 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, bà Ella Bjornsdottir – Giám đốc điều hành của tập đoàn Franklin Covey vùng Trung Đông và châu Á sẽ tới Việt Nam để đào tạo cho các cán bộ, giáo viên và đại diện ban phụ huynh các lớp. Đồng thời, FCE Vietnam cũng tập huấn, hướng dẫn và chuyển giao các quy trình, bộ công cụ để triển khai thực hiện. Tại Việt Nam, đây là lần đầu chương trình đưa phụ huynh vào tham gia ngay từ giai đoạn một.

Mọi cá nhân tham gia “Lãnh đạo bản thân” đều được yêu cầu đặt ra mục tiêu cho bản thân.

Trong giai đoạn sau, các thầy cô truyền tải tư tưởng chương trình cho học sinh thông qua các bài học trên lớp. Ngoài ra, học sinh được thực hiện các tiểu dự án trong các hoạt động, then chốt của nhà trường. Phụ huynh hợp lực với giáo viên, xây dựng môi trường "Lãnh đạo bản thân" trong gia đình để đồng nhất mục tiêu với nhà trường, mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn cho học sinh.

An San

Vinschool là hệ thống giáo dục liên cấp từ bậc mầm non đến trung học phổ thông, do tập đoàn Vingroup đầu tư. Sau một năm hoạt động, Vinschool có 6.700 học sinh theo học, tại 8 cơ sở giáo dục tọa lạc trong khu đô thị Vinhomes Riverside, Times City và Royal City.



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

60% sinh viên không đáp ứng yêu cầu tự học | Giáo dục

Posted: 09 Dec 2014 04:31 AM PST

Theo một đề tài nghiên cứu về vấn đề tự học, gần 60% sinh viên (SV) coi việc tự học là quan trọng, nhưng chỉ 16,12% trong số hơn 300 SV có tính chủ động cao và 1,97% ở mức độ rất cao, còn lại 75,98% chỉ ở mức độ trung bình!

Thạc sĩ Trịnh Đăng Khoa, Trưởng khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, cho biết: "Học ĐH, nhất là theo học chế tín chỉ, thì thời gian tự học của sinh viên (SV) phải gấp 3 lần thời gian ở trên lớp. Trước khi đến giảng đường, SV cần chuẩn bị nội dung bằng cách đọc lý thuyết, tài liệu mà giảng viên đưa, chuẩn bị chủ đề thảo luận, tìm kiếm kiến thức liên quan để làm sáng tỏ vấn đề…".

Ngày thường rất ít sinh viên lui tới thư viện. Chỉ khi vào mùa thi, mùa chuẩn bị làm báo cáo thực tập thì mới đông

Trương Minh Hòa

Trưởng bộ môn khoa học cơ bản Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM


Bên cạnh đó là việc tự nghiên cứu, làm bài tập, thực hành ở nhà. Tuy nhiên, theo thạc sĩ Khoa, có khoảng 60% SV không thể hiện được sự tự học này, thậm chí có nhiều lớp ông giảng dạy, con số còn lên khoảng 70 – 80%.

Chính vì thế khi lên lớp, SV không thể tương tác được với giáo viên và với SV khác, không biết đặt câu hỏi, không thể thảo luận…

Để phát huy được tinh thần tự học đòi hỏi mỗi SV phải có tính chủ động cao và có kỹ năng quản lý thời gian, lên kế hoạch, sắp xếp chương trình học hợp lý.

Nhóm SV Nguyễn Thị Diễm Mi và Nguyễn Thị Tâm, ngành tài chính ngân hàng Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM, trong một đề tài nghiên cứu về vấn đề tự học, đã khảo sát 304 SV thuộc khoa tài chính – kế toán.

Gần 60% SV coi việc tự học là quan trọng, nhưng chỉ 16,12% trong số hơn 300 SV có tính chủ động cao và 1,97% ở mức độ rất cao, còn lại 75,98% chỉ ở mức độ trung bình!

Sự im lặng đáng sợ

Thư viện là một địa điểm tự học lý tưởng của SV, cũng là nơi cung cấp rất nhiều sách, tài liệu để SV có thể nghiên cứu, tìm hiểu những kiến thức liên môn, liên ngành. Thế nhưng, ông Trương Minh Hòa, Trưởng bộ môn Khoa học cơ bản Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM, cho biết: "Ngày thường rất ít SV lui tới thư viện. Chỉ khi vào mùa thi, mùa chuẩn bị làm báo cáo thực tập mới đông" và đặt câu hỏi: "Vậy SV đọc gì, học gì trong suốt những năm học ĐH, CĐ?".

Ngoài ra, ông Hòa còn nói vui, giảng đường thường xuyên xuất hiện "sự im lặng đáng sợ" khi giảng viên đặt câu hỏi, yêu cầu SV nêu ý kiến. Kết quả là giảng viên lại tự trả lời. Nguyên nhân, theo ông Hòa, vì SV chưa chuẩn bị bài học từ trước, sợ nói ra sẽ lộ dốt, hoặc do thiếu tự tin, không quen phát biểu trước đông người… Đây là hệ quả của cách học thụ động có từ thời phổ thông.

"SV vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của việc tự học trong quá trình nắm bắt kiến thức. Phần lớn các em thụ động, cho rằng chỉ lên lớp mới là đi học, còn thời gian ở nhà dành cho việc khác. Cho nên không ít em dùng thời gian tự nghiên cứu, đọc tài liệu, chuẩn bị nội dung học tập để đi chơi, lên mạng xã hội… Nếu áp dụng đúng cách thức của học chế tín chỉ thì có đến 70% SV bị rớt, không hoàn thành môn học", thạc sĩ Trịnh Đăng Khoa nhìn nhận.

Cách đánh giá, đo lường quá trình tự học của SV vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Một giảng viên Trường ĐH Sài Gòn nhận định: "Đa số giảng viên còn dễ dãi, giao cho SV tự học nhưng thú thực là không có sự kiểm tra, đánh giá. Các em vẫn đi học đều, vẫn làm bài thi đầy đủ và vẫn được điểm. Đó chỉ là những gì phản ánh trên giấy, còn thực tế kiến thức học được đến đâu, thì chưa đo lường được".

Nhiều SV thừa nhận, bản thân chưa nhận thức đúng vai trò của tự học, hoặc biết là quan trọng nhưng chưa có phương pháp tốt. N.T.P, năm 3 ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH Sài Gòn, chia sẻ: "Trừ những bạn thông minh, năng động, chủ động được phương pháp, thì phần đông SV còn lại phải tự dò dẫm. Thực sự vì lớp học ở ĐH quá đông nên cố vấn học tập, giảng viên cũng khó hướng dẫn chi tiết và kiểm tra từng SV được. Sự đánh giá vẫn dựa trên các bài kiểm tra, bài thi".

Cần có bộ phận cố vấn học tập giỏi

Theo ông Trương Minh Hòa, giảng viên không phải chỉ vào lớp làm duy nhất nhiệm vụ truyền đạt kiến thức cho SV mà còn hướng dẫn cách học tập, nghiên cứu…

Phải cung cấp đầy đủ tài liệu học tập: giáo trình, tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo, công bố đề cương chi tiết môn học để SV biết rõ lịch trình học. Còn thạc sĩ Trịnh Đăng Khoa cho rằng: "Cần có một bộ phận cố vấn học tập thực sự giỏi chuyên môn và có kiến thức bao quát để hướng dẫn SV phát huy được quá trình tự học. Lâu nay các trường vẫn có bộ phận này, nhưng hoạt động chưa hiệu quả".


Theo Mỹ Quyên



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trao học bổng Chung một ước mơ | Giáo dục

Posted: 09 Dec 2014 04:07 AM PST

Học bổng "Chung một ước mơ" được khởi xướng vào năm 2007 nhằm hỗ trợ các học sinh nghèo học giỏi vượt khó và theo đuổi ước mơ đến trường để có một tương lai tươi sáng hơn.

Kể từ đó, mỗi năm, chương trình đã trao 400 suất học bổng cho học sinh trên khắp cả nước, bao gồm 7 tỉnh thành Đông Nam Bộ và Hà Nội. Các học sinh được lựa chọn dựa trên thành tích học tập, lòng hiếu thảo và quyết tâm theo đuổi con đường học vấn.

Bên cạnh các suất học bổng chính trị giá 3 triệu đồng, SCG còn trao tặng thêm một phần học bổng cho những học sinh thi đậu vào các trường đại học thuộc khối ngành quản trị kinh doanh và kỹ thuật.

Mục tiêu của học bổng là nhằm hỗ trợ một phần học phí giúp đỡ các em tại bước ngoặt quan trọng của con đường học vấn, đồng thời giúp chuẩn bị cho một lực lượng lao động chất lượng của đất nước trong tương lai.

Một trong những gương mặt được trao học bổng là Trần Huy Hoàng, chàng trai 18 tuổi, kiếm sống bằng việc bán báo dạo và ý chí tự học, đã vượt qua một trong những kỳ thi khó khăn nhất trong cả nước để trở thành sinh viên Ngành Cơ khí – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Nói về thành quả này, Hoàng cho biết: “Đây giống như một giấc mơ trở thành sự thật đối với em. Em biết đó chỉ là sự khởi đầu nhưng đã là một khởi đầu tuyệt vời giúp em theo đuổi mục tiêu trở thành một kỹ sư trong tương lai. Em sẽ tiếp tục cố gắng hết sức mình để theo đuổi con đường này và để xứng đáng với sự tin yêu từ mọi người “.

Nằm trong khuôn khổ đợt trao học bổng lần thứ hai này, SCG đã trao tặng 22 suất học bổng cho sinh viên các tỉnh thành phía Nam trong tháng 11 vừa qua.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Khai man thành tích để nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú

Posted: 09 Dec 2014 03:57 AM PST

Ngày 8/12, Vụ Thi đua – khen thưởng (Bộ GD&ĐT) đã yêu cầu Sở GD&ĐT Thanh Hóa xử lý việc ông Phạm Bá Luyến khai khống thành tích để nhận danh hiệu và những sai phạm của ông này trong thời gian công tác để báo cáo Bộ. Sở GD&ĐT có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh để có văn bản đề nghị Bộ thu hồi danh hiệu Nhà giáo ưu tú của ông Luyến.

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, trong quá trình công tác, ông Luyến (năm nay 55 tuổi) đã có nhiều sai phạm, không trung thực trong việc kê khai thành tích cá nhân, khai man thời gian trực tiếp giảng dạy từ 4 năm lên 16 năm để đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Nhằm hợp thức hóa hồ sơ, ông Luyến đã chỉ đạo cấp dưới chỉnh sửa, thay trang trong tờ trình, làm sai lệch một số tiêu chí mà Hội đồng thi đua khen thưởng huyện Quan Sơn đã thông qua để trình Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh Thanh Hóa.

Ông này còn chỉ đạo mạo chữ ký của Thư ký Hội đồng thi đua khen thưởng cấp huyện là ông Phạm Bá Việt, chỉ đạo photo chữ ký của bà Lương Thị Ngoan, Phó chủ tịch UBND huyện, Phó chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng huyện Quan Sơn. Ngoài ra, ông Luyến còn mắc nhiều sai phạm trong vấn đề tuyển dụng; tham mưu ký nhiều quyết định tuyển dụng vi phạm quy định của UBND tỉnh.

Với những sai phạm trên, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã cách các chức vụ trong Đảng đối với ông Luyến. Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn cũng ký quyết định cách chức Trưởng phòng Giáo dục đào tạo của ông này và chuyển công tác về Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Quan Sơn.

Ông Vũ Mỹ Long, Phó chánh văn phòng Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, ngày 30/8 Sở đã nhận được đơn xin rút danh hiệu Nhà giáo ưu tú của ông Luyến. 

Về quy trình xét duyệt hồ sơ cho ông Luyến, ông Long cho biết, năm 2012 khi Hội đồng xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú của huyện Quan Sơn trình hồ sơ của ông Luyến lên hội đồng cấp tỉnh, Sở đã làm đúng quy trình xét duyệt hồ sơ. Trước và sau khi bỏ phiếu tán thành xét duyệt hồ sơ, Sở đều tổ chức thăm dò dư luận và có công văn gửi đến Phòng giáo dục Quan Sơn cũng như các cơ sở giáo dục khác trong tỉnh, đều không thấy ý kiến phản đối nào khác. Vì vậy, Sở cũng không kiểm tra lại.

Ông Phạm Bá Luyến được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú năm 2012, từng đảm nhiệm các chức vụ ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quan Sơn (nhiệm kỳ 2010-2015), Bí thư chi bộ, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn.

Hoàng Phương



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Từ chối chức hiệu trưởng và xin nghỉ việc | Giáo dục

Posted: 09 Dec 2014 03:29 AM PST

Cô Nguyễn Thị Hòa từ chối nhận quyết định về làm Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng (Tiền Giang), đồng thời xin nghỉ việc. Trong khi đó, cô Bùi Kim Hoàng không tới nhận quyết định điều động.

Sáng 8/12, Phòng GD-ĐT TP Mỹ Tho mời thầy Phan Minh Tân (Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Quý Đôn), cô Nguyễn Thị Hòa (quyền Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Trãi) và cô Bùi Kim Hoàng (Hiệu phó Trường tiểu học Nguyễn Trãi) tới Phòng GD-ĐT để công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm.

Tuy nhiên, chỉ có thầy Phan Minh Tân nhận quyết định điều động về làm Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Trãi. Cô Nguyễn Thị Hòa từ chối nhận quyết định về làm Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng, đồng thời xin nghỉ việc với lý do "đã gắn bó với Trường Nguyễn Trãi nhiều năm, không muốn đi nơi khác".

Trong khi đó, cô Bùi Kim Hoàng không tới nhận quyết định. Theo nguồn tin của PV, cô Hoàng cũng từ chối nhận chức hiệu trưởng vì bị sức ép dư luận.

Trước đó, Ban đại diện cha mẹ học sinh và cán bộ, giáo viên Trường tiểu học Lê Quý Đôn gửi đơn tới cơ quan chức năng phản đối việc bổ nhiệm cô Hoàng về làm hiệu trưởng trường này.

Theo Hoàng Phương



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thêm sức mạnh, trí tuệ từ Olympia Việt Nam | Giáo dục

Posted: 09 Dec 2014 02:28 AM PST

TPO – Hàng ngàn em nhỏ trên cả nước được học bơi và các kỹ năng mềm dưới nước trong mùa hè qua từ các trung tâm Olympia.

Khởi đầu từ một trung tâm thể hình, sau 15 năm trưởng thành, Olympia Việt Nam đã phát triển thành gần 20 trung tâm tại Hà Nội và có mặt tại  nhiều tỉnh thành trên cả nước. Ngoài thế mạnh là các trung tâm thể hình, gần đây Olympia tiếp tục liên kết phát triển những dịch vụ mới như chăm sóc sắc đẹp, các trung tâm bơi và dạy bơi.

Đặc biệt, từ đầu năm 2013, Olympia Việt Nam liên kết với Cty Nhật Bản chuyên về dạy bơi cho học sinh từ 6 đến 14 tuổi tại số 4 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã tạo ấn tượng tốt cho các bậc phụ huynh có con tham gia các khóa học. Hè 2014, đã có hàng ngàn em nhỏ được học bơi và các kỹ năng mềm dưới nước một cách bài bản và 100% các em đều biết bơi.

Đặc biệt, Olympia cùng với Hội đồng đội TP Hà Nội triển khai dự án thí điểm dạy bơi và các kỹ năng mềm với trường THCS Ngô Sĩ Liên cho học sinh của trường. Bước đầu đã có gần 500 em học sinh tham gia.

Các em không những được học bơi, các kỹ năng mềm mà còn coi đây là một hoạt động ngoại khóa vui vẻ, giúp các em rèn luyện thêm thể lực để đạt kết quả học tập tốt nhất.

Ngày 13/12 tới đây, Cty cổ phần thể thao và giải trí Bằng Linh (Olympia Việt Nam) sẽ kỷ niệm 15 năm thành lập (13/12/2009 – 13/12/2014).



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Làm hai tháng không lương, giáo viên bức xúc – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 09 Dec 2014 02:07 AM PST

Làm hai tháng không lương, giáo viên bức xúc

Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Phan Rang (Ninh Thuận) nợ lương cán bộ, giáo viên hơn 2 tháng qua.

"Trong thời gian ngắn nhất sẽ có lương cho cán bộ, giáo viên Trung tâm Kỹ thuật Tổng Hướng nghiệp Phan Rang" – đó là khẳng định của ông Lê Bá Phương – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Ninh Thuận khi trao đổi với phóng viên Dân trí chiều qua.

Từ hơn hai tháng nay, tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận (gọi tắt là Trung tâm) vô cùng bức xúc vì chưa được nhận lương, trong khi đó, mọi chuyện cơm áo gạo tiền đều trông chờ từ lương. Cô Trương Phan Ngọc Quỳnh – giáo viên dạy nghề tại Trung tâm cho biết: Em chỉ mới nhận được tạm ứng 1/2 lương của tháng 10. Còn đến giờ này, lương tháng 11, 12 vẫn chưa có. Trong khi đó, bình thường các khoản lương thường có từ ngày 5 hàng tháng.

Và khi chúng tôi hỏi nguyên nhân vì sao mà Trung tâm lại nợ lương cán bộ, giáo viên trong khi Sở GD-ĐT đã rót đủ kinh phí về từ đầu năm theo đúng luật định thì ông Lê Bá Phương lí giải rằng: "Sở dĩ Trung tâm nợ lương tập thể cán bộ, giáo viên là do lãnh đạo Trung tâm lấy nguồn kinh phí trả lương để chi trả các khoản vượt giờ, vì thế khiến kinh phí trả lương bị thiếu hụt. Trong khi kinh phí chi trên đầu học sinh quá thấp, khoảng vài chục ngàn trên đầu học sinh, trong khi đó định mức giờ vượt lại tăng theo lương cơ bản. Vì thế cho nên Trung tâm giải quyết như thế thì họ cũng vì anh em cả thôi."

Thế nhưng khi chúng tôi hỏi, làm như thế có vi phạm nguyên tắc tài chính không thì ông Phương bảo rằng: "Tôi nghĩ chủ yếu lãnh đạo Trung tâm cũng vì anh em cả thôi, nghe anh em kêu nhiều quá nên cũng nóng ruột, nên lấy khoản này để chi cho anh em đỡ phàn nàn".

Ông Lê Bá Phương cũng cho biết thêm: "Sáng ngày 8/12, lãnh đạo Sở GD-ĐT cùng với Trung tâm đã có buổi làm việc với Sở Tài chính, qua đó Sở Tài chính thống nhất sẽ bổ sung kinh phí để Trung tâm giải quyết lương cho tập thể cán bộ, giáo viên của Trung tâm. Bên cạnh đó, theo chúng tôi được biết, để có nguồn bổ sung kinh phí thì Trung tâm phải điều chỉnh lại một số khoản chi để đúng với nguyên tắc tài chính trên cơ sở tất cả ưu tiên cho con ngưới, vì thế tôi nghĩ trong thời gian ngắn nhất thì cán bộ, giáo viên của Trung tâm sẽ được nhận lương!".

Trong khi đó, trả lời trên các báo, ông Nguyễn Văn Đông – Phó Giám đốc Trung tâm lại cho rằng: "Nguyên nhân không có lương là do nguồn ngân sách phân bổ về Trung tâm bị thiếu. Việc không có lương được giám đốc Trung tâm đưa ra trong vài cuộc họp hồi tháng 11/2014 để mong cán bộ, giáo viên, nhân viên cảm thông và… chờ".

Minh Lê – Lê Phương 

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments