Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bảng điểm THPT của Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên | Văn nghệ

Posted: 08 Dec 2014 08:00 AM PST

Hiện là sinh viên Đại học Ngoại thương, tân hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên từng tốt nghiệp loại giỏi tại một trường THPT nổi tiếng nhất nhì cả nước.

Tối 6/12, thí sinh Nguyễn Cao Kỳ Duyên (Nam Định) đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2014. Hiện tại, cô gái 18 tuổi này là sinh viên năm thứ nhất khoa Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương. 

Khi còn là học sinh THPT, Kỳ Duyên cũng từng theo học tại một trong những trường cấp ba nổi tiếng nhất cả nước – THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định).

Thầy Vũ Đức Tho – Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – cho biết: "Tôi rất vui mừng và xúc động khi được chứng kiến khoảnh khắc Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2014. Đây là lần đầu tiên không chỉ trường Lê Hồng Phong mà còn của cả tỉnh Nam Định có được vinh dự này".

Theo thầy, việc học sinh một trường chuyên đăng quang tại những cuộc thi sắc đẹp, tài năng chứng tỏ nhà trường không chỉ đào tạo "gà nòi" đạt giải thưởng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế mà các em hoàn toàn thể đủ khả năng tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Nhớ lại thời gian Tân hoa hậu Việt Nam 2014 từng theo học tại trường, thầy Thọ cho biết: "Kỳ Duyên là cô bé rất ngoan hiền và chịu khó. Em học đều các môn và rất tích cực tham gia hoạt động do nhà trường tổ chức".

Theo kết quả học tập năm lớp 12, Kỳ Duyên đạt điểm cao ở rất nhiều môn như Toán (8,8); Lịch sử (8,5), tổng điểm trung bình đạt 8,3 và tốt nghiệp THPT loại giỏi.

Bảng điểm lớp 12 của Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên (số liệu do BGH trường THPT Lê Hồng Phong cung cấp).

Từng là giáo viên phụ trách phong trào đoàn thể của trường, vì vậy thầy Vũ Đức Thọ còn có điều kiện tiếp xúc với Duyên khá nhiều lần khi cô dự thi Hội khỏe Phù Đổng của tỉnh Nam Định. Là đại diện của trường dự thi môn cầu lông, ba năm liền Duyên đều xuất sắc đạt chức vô địch.

"Năm lớp 10, khi lần đầu tiên tham gia giải cầu lông, tôi không nghĩ rằng Kỳ Duyên có thể đánh tốt và đạt giải. Chính sự chăm chỉ cố gắng tập luyện đã giúp Duyên có được thành công như vậy", thầy hiệu trưởng tâm sự.

Trong mắt thầy cô và bạn bè, ngoài đời Tân hoa hậu Việt Nam 2014 rất ngoan hiền và hòa đồng. Dù là học sinh khá của lớp, nhưng Duyên vẫn luôn có tinh thần cầu thị, quyết tâm để đạt được kết quả cao hơn. Kỳ thi đại học vừa qua, cô đỗ vào ĐH Ngoại thương.

Về những ý kiến trái chiều sau khi Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang, thầy Vũ Đức Thọ cho rằng, trí tuệ, những kiến thức về văn hóa đã được bố mẹ, thầy cô dạy dỗ trong suốt những năm qua cùng với quyết tâm của bản thân đã và sẽ giúp cô tỏa sáng. Kỳ Duyên hoàn toàn xứng đáng với ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2014.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vụ Trưởng Phòng Giáo dục bị cách chức: Xem xét rút danh hiệu Nhà giáo ưu tú – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 08 Dec 2014 03:37 AM PST

Trao đổi với phóng viên Dân trí liên quan đến vấn đề có hay không việc rút lại danh hiệu Nhà giáo ưu tú đối với ông Phạm Bá Luyến – Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Quan Sơn khi có hành vi khai man thành tích, làm sai lệch hồ sơ để được xét công nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú, bà Phạm Thị Hằng – Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết, về việc này còn cần phải xem xét.

Ông Phạm Bá Luyến - nguyên Trưởng phòng GD-ĐT huyện Quan Sơn (Thanh Hóa).

Ông Phạm Bá Luyến – nguyên Trưởng phòng GD-ĐT huyện Quan Sơn (Thanh Hóa).

Theo bà Phạm Thị Hằng: "Sau khi chúng tôi có các quyết định xử lý chính thức gửi về cho Sở, trách nhiệm của Sở là báo cáo Bộ Bộ GD-ĐT xem xét danh hiệu Nhà giáo ưu tú của ông Phạm Bá Luyến và các phần liên quan đến xét danh hiệu Nhà giáo ưu tú, cái đó còn cần phải xin ý kiến cấp trên".

Nêu quan điểm cá nhân về vấn đề này, bà Hằng cho rằng: "Nếu như trường hợp cá nhân mà khai man thành tích, khai man hồ sơ, thủ tục thì cái đó chắc chắn phải xử lý rồi, và bản thân anh (ý nói ông Phạm Bá Luyến – PV) cũng không xứng đáng với danh hiệu đó. Chúng tôi sẽ nắm lại thông tin, có gì sẽ báo cáo Bộ xem hướng chỉ đạo sắp tới việc thu hồi lại danh hiệu đó".

Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa thì quy trình thẩm định hồ sơ là từ dưới cơ sở đưa lên. Trước hết là từ Phòng Giáo dục huyện Quan Sơn, tập thể Hội đồng xét tặng danh hiệu của phòng, rồi đến hội đồng của huyện xét, tất cả những cái gì xác nhận đều do cấp huyện ký. Khi khai quá trình công tác của bản thân người được xét phong tặng danh hiệu là do Phó chủ tịch huyện ký.

Còn theo ông Vũ Mỹ Long – Phó Chánh Văn phòng, phụ trách mảng thi đua khen thưởng của Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết, hiện đơn vị đã nhận được đơn xin rút danh hiệu Nhà giáo ưu tú của ông Phạm Bá Luyến. Tuy nhiên, Sở GD-ĐT đang chờ xác nhận của chính quyền cấp huyện, sau đó sẽ chuyển ra Bộ để báo cáo, xem xét về vấn đề này.

Cũng theo ông Long nhận định, vấn đề này có sơ suất trong quá trình làm hồ sơ. "Sai thì dứt khoát rồi, chúng tôi cũng thấy sai, nhưng hồ sơ có dấu đỏ, mực đen sao mình không tin tưởng được", ông Long cho biết.

Được biết, ông Luyến có 4 năm trực tiếp đứng lớp, sau đó được chuyển về Phòng GD-ĐT công tác, làm chuyên viên, chuyên trách và vẫn dạy các lớp xóa mù chữ. Thời gian mà ông Luyến về làm cán bộ phòng, phụ trách xóa mù chữ, vẫn tiếp tục lên lớp dạy.

"Thời gian đứng lớp chỉ được tính đối với người công tác tại trường, còn khi về làm công tác quản lý, dù anh có dạy trực tiếp thì cũng không được tính, vì lúc đó là ở góc độ chuyên viên quản lý rồi. Nhưng thực chất cũng phụ trách đi dạy lớp xóa mù chữ, về sự thật là vẫn đi dạy, nhưng quy định của Nhà nước, quy chế thì anh không phải là giáo viên trực tiếp đứng lớp mà anh là cán bộ chuyên viên nên không được tính thời gian đó vào cho việc xét tặng danh hiệu", ông Long giải thích.

Trước đó, như Dân trí đã phản ánh, trong quá trình công tác, ông Phạm Bá Luyến – Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã để xảy ra nhiều sai phạm về xét tuyển, hợp đồng giáo viên; kê khai thành tích cá nhân; chỉ đạo mạo chữ ký của thư ký Hội đồng thi đua – khen thưởng cấp huyện; tự ý chỉ đạo phô tô chữ ký của bà Lương Thị Ngoan – Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua – khen thưởng huyện Quan Sơn…

Việc làm của ông Luyến đã gây bức xúc trong đơn vị và nhiều giáo viên công tác trên địa bàn, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của ngành Giáo dục huyện Quan Sơn nói riêng và ngành Giáo dục Thanh Hóa nói chung.

Duy Tuyên



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

‘Thư gửi em’ đạt giải nhất cuộc thi viết về Hoàng Sa

Posted: 08 Dec 2014 03:33 AM PST

Vượt qua gần 88.000 bài dự thi của sinh viên, học sinh trên địa bàn Đà Nẵng, em Hồ Thị Thanh Thảo (trú quận Sơn Trà), học lớp 12C1 trường THPT Lê Qúy Đôn đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi viết về Hoàng Sa do Hội Khoa học lịch sử TP Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức. Thanh Thảo đã vinh dự đọc lá thư của mình tại lễ trao giải chiều 7/12.

Nữ sinh chia sẻ: “Nhận giải nhất em rất vui. Khi Ban tổ chức phát động cuộc thi, em lên mạng và vô tình đọc được bài thơ viết về Hoàng Sa. Cảm xúc về niềm tự hào dân tộc, về trách nhiệm của bản thân với chủ quyền đất nước trỗi dậy nên em đã nảy ra ý tưởng và viết bức thư bằng tay trong một tiếng đồng hồ”.

2-2304-1418028512.jpg

Thanh Thảo là người duy nhất được vinh dự đọc lá thư thể hiện tình cảm của mình về Hoàng Sa tại buổi lễ trao giải. Ảnh: Nguyễn Dương.

Trong lá thư dài 3 trang giấy, Thanh Thảo đã hóa thân thành người anh đang du học ở Venice (Italy) viết thư gửi em gái để nói lên tình cảm với Hoàng Sa – phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc, trong thời điểm Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển chủ quyền Việt Nam.

Bức thư mở đầu bằng việc vô tình một lần lên mạng theo dõi tin tức quê nhà, nam sinh này đọc được bài thơ viết về Hoàng Sa năm 1974 mà tác giả là một chiến sĩ khuyết danh từng chiến đấu ở đây. “Hoàng Sa. Cái tên nghe buồn từ thuở ban sơ. Đối với tôi đã là da thịt…”.

Khi viết thư cho em gái, nam sinh kể không tìm được tác giả bài thơ này là ai nhưng muốn gửi lời cảm ơn người đó vì đã khơi dậy cảm xúc về quần đảo thiêng liêng của tổ quốc. Với đứa con xa quê hương hai năm, đó là nỗi nhớ thấm sâu vào cốt tủy, đó là nỗi uất ức khi nhận thức được sự phi lý ngay trước mắt mà không thể làm gì để thay đổi.

1-2109-1418028512.jpg

Bên cạnh bức thư của Thảo, Ban tổ chức đã trao 2 giải đồng giải nhất, 3 giải nhì, 3 giải ba và 6 giải khuyến khích cho các thí sinh đạt giải. Ảnh: Nguyễn Dương.

Ước mình là siêu nhân để có thể thổi bay giàn khoan 981 về bên Trung Quốc và cho đó là ước mơ của trẻ con, “người anh” đã quay về với thực tại “sáng đi học, tối về đọc tin tức biển Đông” và khoe với em gái trong đoạn kết lá thư: “Anh đã ký tên cho chiến dịch ‘Mười ngàn chữ ký phản đối Trung Quốc xâm phạm trái phép biển Đông’, anh sẽ cố gắng khẳng định với mọi người ở đây, với bạn bè ở trường của anh rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Vệt Nam”.

Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức cuộc thi, nhận xét bài viết của Thảo nằm trong số bài viết đã nhắc đến lịch sử liên quan đến Hoàng Sa như một điều tất yếu, nhưng không sa vào trần thuật lịch sử, và đặc biệt là không sa vào kích động hận thù giữa hai dân tộc.

Theo ông, nhiều bài viết của học sinh tham dự giải cũng có sự vận dụng đa dạng, sáng tạo bằng việc liên tưởng là người bạn cùng lứa tuổi ở Nhật – đất nước đang tranh chấp với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hoặc ở huyện đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa nhằm tạo được đồng cảm giữa người viết thư và nhận thư…

Nguyễn Dương



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ký ức người thầy về cuộc thử nghiệm giáo dục 40 năm trước | Giáo dục

Posted: 08 Dec 2014 03:05 AM PST

Trong trí nhớ của những người thầy, học viên các khóa đào tạo nhân tài đều nổi trội. Có bài toán hóc búa thầy nghĩ vài ngày, không ngờ vừa đưa ra học sinh đã giải được. Họ chỉ phải học một năm tiếng Nga trong nước và vào thẳng các đại học ở Liên Xô, Đông Âu, không cần học thêm một năm dự bị.


Những học sinh của 10 khóa đào tạo nhân tài từ 1972 đến 1981 (ký hiệu là C1x6) đều ít nhiều nhớ về thầy Nguyễn Linh, giáo viên dạy tiếng Nga trong một năm học dự bị trước khi du học. Ở tuổi ngoài 80, thầy Linh vẫn minh mẫn, có thể nhớ từng mốc thời gian, từng học sinh yêu quý.


Năm 1972, thầy Linh là giáo viên chủ chốt của Khoa ngoại ngữ, ĐH Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự). Một hôm, ông được Hiệu trưởng Đặng Quốc Bảo gọi vào phòng, nói về một kế hoạch lớn: “Hiệp định Paris chắc chắn sẽ ký. Tổng cục Chính trị chưa có ý kiến, nhưng chúng ta cứ nghiên cứu tổ chức một lớp tập hợp học sinh ưu tú, để khi ký xong ta sẽ gửi đi nước ngoài đào tạo về xây dựng đất nước. Lớp này giao cho cậu Linh dạy”.


“Mục đích là đào tạo học sinh để vào học thẳng các trường đại học ở Liên Xô và Đông Âu”, thầy Linh nhấn mạnh. Thời đó thông thường học sinh du học sẽ dự bị một năm trong nước. Khi sang các nước sẽ học dự bị tiếp một năm nữa mới được phân vào ngành học và đôi khi sẽ không đúng mục đích ban đầu.


Sau này thầy Linh biết được cuộc thử nghiệm giáo dục do Bộ trưởng Đại học và Trung học chuyên nghiệp lúc bấy giờ là GS Tạ Quang Bửu phối hợp với ông Đặng Quốc Bảo thực hiện. Vậy là trong năm 1972, khóa đầu tiên được hình thành với khoảng 40 học viên. Từ các khóa sau, Bộ Đại học chọn 40 học sinh phổ thông cao điểm nhất toàn miền Bắc. Đại học Kỹ thuật Quân sự được chọn 100 người xuất sắc tiếp theo. Tất cả 140 học sinh vào học theo chế độ quân đội.


Thời điểm đó, Đại học Kỹ thuật Quân sự đang đóng tại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Nhà trường đã xây một khu nhà riêng ngay cổng trường, cạnh khu nhà của chuyên gia. Những học sinh C1x6 được ăn uống theo chế độ “trung táo” (học sinh thường ăn bếp “đại táo”, đông người và ít chất). Một tháng họ còn được tiêu chuẩn đường, sữa, xà bông và 5 đồng bạc.


Để học sinh tiếp thu tiếng Nga nhanh nhất, số giờ học được nâng từ 6 lên 12 giờ mỗi ngày. Thầy Nguyễn Linh được nhà trường hỗ trợ một máy ghi âm và một hệ thống loa. Cứ 21h30 mỗi ngày, sau khi học sinh đánh răng rửa mặt xong, thầy sẽ lên phòng phát thanh của trường bật lại các bài giảng cho học sinh nghe. Ông tự thu âm các loại băng đĩa cho học sinh.


Một cặp vợ chồng người Nga được mời về để dạy học sinh. Trường còn tổ chức các hoạt động văn hóa sử dụng tiếng Nga, cho học sinh đóng ông già tuyết, công chúa tuyết hay mời các thầy giáo ra chơi thể thao với học sinh… Chương trình học tiếng Nga là chính. Các môn Toán, Lý, Hóa chỉ học bổ trợ để học sinh đỡ bỡ ngỡ trong năm đầu ra nước ngoài.

Thầy Linh thứ ba từ phải sang chụp cùng những “vì sao của đất nước”.  Ảnh: NVCC.

Năm 1979 khi chiến tranh biên giới nổ ra, các khóa C1x6 về sau chuyển vào Sài Gòn. Thầy Linh cùng các giáo viên phải khăn gói đi theo. Do chuyển địa điểm mà nhiều giáo viên giảng dạy tiếng Nga xin nghỉ. Thầy Linh đã đi tìm khắp các khu công nghiệp, nông trường, mời được 4 kỹ sư người Nga về nói chuyện với học sinh mỗi tối. Về sau, ông còn mời vợ các cố vấn, chuyên gia người Nga, cho họ vào biên chế giảng dạy học sinh.

      

“Có cái gì tốt đẹp nhất thời đó chúng tôi đều dành hết cho các em. Và quả thực ngay trong năm 1973, khóa đầu tiên sang nước ngoài thành công vang dội. Các trường đại học, đại sứ quán báo về, gia đình học sinh thông tin lại cho nhà trường với niềm hân hoan vô bờ bến. Học sinh của chúng tôi nói tiếng Nga trôi chảy, được vào học thẳng các trường cử đi ban đầu, thành tích học nổi bật lắm”, thầy Linh hồi tưởng.


Mấy chục năm trôi qua, người thầy năm xưa giờ đã thành ông lão và các lớp học trò cũng ngấp nghé tuổi già. Dù thế nhiều đêm khi đặt lưng ngủ, mỗi sáng thức dậy hay những khi tĩnh lặng, thầy Linh vẫn nhớ về thời gian được dạy những “vì sao của đất nước”. Ông cho đó là quãng đời tươi đẹp, được dạy những con người ưu tú và được học lại nhiều điều từ họ. Ông mãi nhớ những Lê Nam Thắng, Võ Điện Biên, Nguyễn Hà Phan của khóa đầu tiên, cô học trò Thiều Hoa người Hà Nội xinh đẹp khi hóa thân vào vai công chúa tuyết, những học sinh xuất sắc như Hoàng Lê Minh, Diễm Hằng, Võ Chí Thành…


“Đã 40 năm trôi qua, đôi khi tôi được gặp lại học trò trong sự bất ngờ, sung sướng. Có lần tôi sang Nga, đang đi dạo ở quảng trường Mátxcơva thì có vài cậu học trò chạy đến tay bắt mặt mừng, đòi dẫn tới trường các em chơi nữa. Một lần đi máy bay, được một em cứu nguy trong tình huống tôi không biết xoay sở thế nào. Hôm rồi, cô em gái tôi rủ đi uống nước. Lúc bước lên xe mới biết có hai cậu học trò của mình ngồi sau. Hóa ra chúng làm ăn với em gái tôi, nghe nói đến thầy nên muốn tạo bất ngờ”, ông kể.


Thầy Linh cho biết thêm, nhờ dạy các học sinh này mà về sau con đường sự nghiệp của ông thăng tiến hơn. Lúc nghỉ hưu ông là Hiệu phó Học viện Khoa học Quân sự.

Lần đầu tiên học sinh các khóa C1x6 tổ chức gặp mặt và tri ân những thầy cô đã dạy mình vào chiều 6/12, tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Ảnh: Quý Đoàn.

PGS Đặng Đức Kim luôn cảm thấy may mắn khi được giảng dạy những học sinh C1x6. Họ là những cô cậu học trò thi phổ thông cao điểm nhất, trong đó môn Toán bắt buộc phải từ 8 điểm trở lên.


Theo thầy Kim, học sinh C1x6 nổi trội hơn hẳn các lớp thông thường. Mỗi ngày ông đều phải soạn giáo trình, tìm những bài toán khó để thử thách học trò nhưng chưa lần nào làm khó được họ. Có những bài toán hóc búa ông nghĩ vài ngày mới được, không ngờ vừa đưa ra học sinh đã giải được. Nhiều khi cách giải còn ngắn gọn, hay hơn cả cách của thầy.


Thời đi dạy, ông đặc biệt ấn tượng với hai anh em sinh đôi Bùi Việt Hà và Bùi Đình Thuận. Hai học trò này giống nhau như đúc làm ông không thể phân biệt. Cuộc gặp mặt mới đây các khóa C1x6 được tổ chức tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, cả hai anh em Việt Hà và Đình Thuận đều tham gia. Hai cậu học sinh nghịch ngợm năm xưa ra chào hỏi mà ông cũng không thể biết ai là anh, ai là em.


“Được dạy các em là một may mắn trong cuộc đời. Ở đó tôi bắt gặp được những tư tưởng lớn, trí tuệ lớn. Chính các em đã giúp tôi rất nhiều”, người thầy dạy Toán vui tính phát biểu.


Theo Phan Dương



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đạt điểm IELTS/SAT/TOEFL cao – Khó mà dễ! – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 08 Dec 2014 02:34 AM PST

Chuyện khó…

Sao học hoài vẫn không giỏi? Làm thế nào để khá lên?… Những câu hỏi đó cứ bám riết tâm trí của hầu hết những người học IELTS. Rất bực! Bất lực! Nhưng lại không thể buông! Bởi IELTS hay các chứng chỉ quốc tế khác như SAT, TOEFL iBT là một trong những điều kiện cần thiết đối với học sinh, sinh viên muốn "săn" học bổng du học, đi làm hay nhập cư nước ngoài.

Hiện nay, nhiều trường ĐH Anh, Mỹ, Úc… và các chương trình học bổng quốc tế đều yêu cầu ứng viên phải có IELTS từ 6.5 điểm trở lên như một điều kiện bắt buộc. Thế nhưng, tỷ lệ thí sinh Việt Nam đạt IELTS trên 6.5 điểm thường không cao, đa số chỉ đạt 5.0 hoặc 5.5. Nên có thể nói, 6.5 là một ngưỡng điểm không dễ gì vượt qua.

Để sở hữu chứng chỉ quốc tế như SAT, TOEFL iBT hay IELTS, thí sinh phải trải qua 4 phần thi kiểm tra 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết được tổ chức bài bản, nghiêm túc dựa trên tiêu chuẩn nhất định về cơ sở vật chất, giám khảo chấm thi,… Vì vậy, muốn lấy được những chứng chỉ này, thí sinh phải phát triển đều và thành thục cả 4 kỹ năng. Ngoài ra, do có phần thi trực tuyến nên thí sinh TOEFL iBT còn cần trang bị kỹ năng máy tính. Riêng SAT lại có thêm phần thi toán học bằng tiếng Anh.

Đạt điểm IELTS/SAT/TOEFL cao - Khó mà dễ!
Phương pháp giảng dạy giàu tính tương tác của giáo viên VUS giúp học viên luôn tự tin thể hiện bản thân.

…mà không khó

Học tốt tiếng Anh nói chung và luyện thi nói riêng không phải chuyện ngày một ngày hai, mà là cả một quá trình dài, đòi hỏi khả năng lập kế hoạch và sự bản lĩnh, kiên trì để hoàn thành kế hoạch đó. Thực tế cho thấy, những người thành công với IELTS thường có mục tiêu xác định. Nguyễn Thị Hoài Thương (8.0 điểm IELTS) – sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM chia sẻ bí quyết đạt điểm cao "Trước khi bắt đầu lên "kế hoạch IELTS", bạn cần hiểu rõ về kỳ thi này. Nhờ đó, bạn sẽ biết cách khoanh vùng kiến thức và có phương pháp học tập hiệu quả, giúp đạt được mục tiêu điểm số, phát huy kỹ năng Anh ngữ và tư duy nhanh".

Ngạn ngữ Anh có câu: "From say to do, it is very far" (Từ nói đến làm là một hành trình rất xa). Dù đã "xây" một kế hoạch hoàn chỉnh, nhưng hành trình chinh phục IELTS mà Hoài Thương trải qua cũng khá gian nan. "Ban đầu, mình đã dành hơn cả 6 tháng để tự ôn luyện nhưng chỉ đạt được 5.0. Lúc đó, mình thật sự thấy khủng hoảng vì mình cần ít nhất là 6.5. Rồi mình quyết định thay đổi chiến thuật bằng cách học luyện thi tại Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS). Sau 3,5 tháng, mình nhận ra rằng, số điểm mà chúng ta mong đợi nên là kết quả từ nỗ lực bản thân dưới sự hướng dẫn của một người thầy tốt. Vì bạn không thể tự sửa lỗi cho mình tốt như một người có chuyên môn và giỏi hơn bạn. Nếu đó là người bản ngữ thì càng tuyệt. Việc bạn được hướng dẫn một cách cụ thể các kỹ năng và thủ thuật làm bài cũng rất quan trọng".

Họ đã chọn VUS! Vì sao?

Là đơn vị đầu tiên đưa các chứng chỉ Anh ngữ quốc tế vào Việt Nam, VUS hiện giảng dạy các chương trình học và luyện thi IELTS, TOEFL iBT, SAT với đội ngũ giáo viên ưu tú giàu kinh nghiệm. Khi theo học chương trình Anh ngữ học thuật tại VUS, bên cạnh việc rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng tích hợp như tư duy, phán đoán, phân tích…, học viên còn được phát triển sự tự tin, sáng tạo. Đặc biệt, cách tiếp cận và phương pháp giảng dạy giàu tính tương giúp học viên cảm thấy thoải mái thể hiện bản thân.

Bên cạnh đó, VUS còn có chương trình Superior được thiết kế đặc biệt với chương trình Anh ngữ Giao tiếp Quốc tế Cấp tốc (SEIC) giúp học viên giao tiếp và đạt chứng chỉ quốc tế trong thời gian ngắn hay chương trình Du học giúp học viên làm quen các văn bản nói và viết ở cấp độ cao, với độ dài và độ khó tương đương với văn bản học thuật thực tế.

Với
Với kế hoạch luyện thi phù hợp cùng người thầy giỏi và môi trường học tập tốt, bạn sẽ thấy SAT, TOEFL iBT hay IELTS thực ra cũng không quá khó…

Lý do khiến Trần Anh Khoa – đạt 111/120 điểm TOEFL iBT- gắn bó với VUS trong 5 năm chính là yêu thích phương pháp giảng dạy tại đây. "Cách dạy ở VUS đã khơi gợi óc sáng tạo, kích thích sự khám phá, khuyến khích thể hiện bản thân và tạo sự yêu thích cho học viên trong việc học và sử dụng ngôn ngữ thông qua những hoạt động sống động và đa dạng diễn ra ngay tại lớp học".

Chính nhờ thực hành thường xuyên tại VUS mà Anh Khoa luôn thuyết trình rất tốt những bài tập hoặc dự án tại trường chuyên Lê Hồng Phong cũng như giành được điểm cao trong kỳ thi TOEFL iBT.

Câu chuyện của Trần Anh Khoa, Nguyễn Thị Hoài Thương cũng như hàng ngàn học viên đã và đang theo học tại VUS đã chứng minh một "chân lý": thầy giỏi sẽ tạo nên trò giỏi. Khi có kế hoạch học tập phù hợp cùng người thầy giỏi và môi trường học tập tốt, bạn sẽ thấy SAT, TOEFL iBT hay IELTS thực ra cũng không quá khó…

 

Chương trình luyện thi SAT/ TOEFL iBT/ IELTS tại VUS:


Được xây dựng với sự cố vấn thiết kế và hỗ trợ chuyên môn bởi đối tác chiến lược của VUS là CUNY – The City University of New York – ĐH công lập lớn thứ 3 Hoa Kỳ
Đội ngũ giáo viên luyện thi giàu kinh nghiệm, được tập huấn thường xuyên

·         Tập trung phát triển chuyên sâu các chiến thuật làm bài thi và 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết và toán học (đối với kỳ thi SAT) trong khuôn khổ bài thi, nhiều bài thi mẫu cập nhật giúp học viên tự tin trước kỳ thi chính thức.

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sinh viên phàn nàn vì phải mặc áo sơ mi, quần tây cả tuần

Posted: 08 Dec 2014 02:08 AM PST

Nhiều sinh viên Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng (TP.HCM) phàn nàn việc phải mặc
quần tây, áo sơmi, dép quai hậu cả tuần tới trường.

Theo một số sinh viên, với quy định mặc đồng phục của nhà trường, nếu bạn vi phạm sẽ bị phạt: nhẹ bị kiểm điểm, nặng bị đuổi ra lớp, thậm chí cuối năm trừ vào điểm rèn luyện.
Mặc dù sinh viên đã nhiều lần phản ánh lên nhà trường về vấn đề này nhưng tiếng
nói của sinh viên không được lắng nghe…"

Trường, CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng, TP.HCM, sinh viên, đồng phục
Sinh viên Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng mặc đồng phục quần tây, áo sơ mi trắng…ngay cả lúc chơi thể thao

Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Hữu Lộc, hiệu trưởng nhà trường cho
biết, đây là quy định của người tiền nhiệm. Tôi mới làm hiệu trưởng được 3 tháng
và chưa ra bất kì quy định nào về đồng phục.

"Việc mặc đồng phục như hiện tại là do sinh viên thực hiện theo quy định trước
đây. Tạm thời năm nay trường chưa có quy định về đồng phục. Hiện nay, không bắt
buộc các em phải thực hiện nghiêm túc, trường cũng chỉ đạo phòng thanh tra sinh
viên không ép các em về đồng phục” – ông Lộc cho biết.  Nhà trường không
nhận được phản ứng của sinh viên về vấn đề này…

Cũng theo ông Lộc: "Theo quy định của Bộ GD-ĐT, năm tới nhà trường thực hiện
may đồng phục mới cho sinh viên theo mẫu thống nhất. Để có đồng phục mới trường
thực hiên thi thiết kế, chọn ra mẫu đẹp nhất với giá cả phù hợp, sinh viên mặc
cảm thấy hãnh diện về trường. Khi có đồng phục đồng nhất, sinh viên không thực
hiện đúng nhà trường mới thực hiện các biện pháp xử lý"

Được biết lâu nay, sinh viên CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng mặc đồng phục theo quy định
đối với HSSV hệ chính quy của Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP.HCM áp dụng từ
năm học 2008-2009" có sửa đổi ngày 15/10/2008 do hiệu trưởng cũ Đỗ Kỳ Công quy
định:

Trang phục học lý thuyết: Áo sơ mi, gọn gàng, lịch sự, bỏ áo trong quần tây (khuyến
khích mặc áo sơ mi trắng). Nghiêm cấm học sinh, sinh viên: Mặc quần Jean, nhuộm
tóc, cạo đầu trọc, học sinh, sinh viên nam mang bông (khuyên) tai khi vào Trường.
Trang phục học thực hành, thí nghiệm: theo qui định của nhà trường về trang phục
bảo hộ lao động cho từng ngành học.

Khi vào trường hoặc tham dự các hoạt động ngoài trường (do trường tổ chức)
HSSV phải may phù hiệu của trường trên vai áo trái và học sinh may bảng tên trên
ngực túi áo trái, sinh viên đeo thẻ sinh viên.

Trang phục tham dự các buổi lễ: Áo sơ mi trắng, quần tây, bỏ áo trong quần và
có phù hiệu bảng tên hoặc đeo thẻ sinh viên theo qui định…

Lê Huyền



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tuyển sinh ĐH,CĐ năm 2015: Nhiều ngành phải giảm chỉ tiêu | Giáo dục

Posted: 08 Dec 2014 02:04 AM PST

Việc xác định và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh phải phù hợp với các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường, đặc biệt là đội ngũ giảng viên cơ hữu hướng dẫn, giảng dạy theo chuyên ngành;

Xác định chỉ tiêu tuyển sinh phải gắn quy mô đào tạo với nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và góp phần khắc phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo nguồn nhân lực hiện nay.

Ngoài ra, giảm chỉ tiêu đối với các ngành có dấu hiệu dư thừa nhân lực; tiếp tục giảm chỉ tiêu đào tạo trung cấp chuyên nghiệp trong các trường đại học để thực hiện lộ trình dừng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp vào năm 2017.

Cũng theo văn bản này, đối với chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học chính quy và cao đẳng chính quy, các cơ sở đào tạo phải giải trình rõ năng lực đào tạo nếu các chỉ tiêu đó trong năm 2015 tăng từ 5% trở lên so với chỉ tiêu xác định năm 2014.

Với các cơ sở đào tạo công lập, Bộ GD&ĐT đề nghị các trường xác định và đăng ký cụ thể chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm chính quy năm 2015 theo lộ trình tiếp tục giảm so với năm 2014 để khắc phục tình trạng sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường không có việc làm;

Căn cứ vào thực tế và dự báo nhu cầu giáo viên của địa phương, các cơ sở đào tạo nghiên cứu, lập phương án tạm dừng tuyển sinh có thời hạn đào tạo giáo viên trung học trình cơ quan chủ quản cho ý kiến.

Với khối ngành khoa học sức khỏe: Để đảm bảo chất lượng đào tạo nhóm ngành y dược, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo có đào tạo nhóm ngành y dược xác định và đăng ký chỉ tiêu đào tạo nhóm ngành y dược chính quy năm 2015 trong tổng chỉ tiêu đào tạo chính quy.

Đối với cơ sở đào tạo y dược có ngành y đa khoa, đề nghị xác định cụ thể chỉ tiêu đào tạo của ngành y đa khoa trong tổng chỉ tiêu đào tạo nhóm ngành y dược.

Bộ cũng yêu cầu các cơ sở đào tạo không xác định và đăng ký chỉ tiêu đào tạo đối với ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên trong chỉ tiêu đào tạo từ xa.




Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Tĩnh: Thêm 36 học sinh Hương Bình trở lại trường – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 08 Dec 2014 01:33 AM PST

Sáng nay 8/12, trao đổi với báo Dân trí, ông Nguyễn Trọng Vỹ – chuyên viên Phòng GD-ĐT huyện Hương Khê cho biết: Trong nhiều tuần qua, ngành Giáo dục phối hợp cùng nhiều đơn vị liên quan vẫn đang tiếp tục tổ chức các nhóm tuyên truyền vận động các gia đình tại xã Hương Bình đưa con em đến trường. Cùng với việc hỗ trợ xe buýt đến trường, trong tuần này đã có nhiều tín hiệu đáng mừng.

Xe buýt đưa đón học sinh xã Hương Bình đến trường

Xe buýt đưa đón học sinh xã Hương Bình đến trường.

Tính đến thời điểm hiện nay, bậc THCS đã có thêm 13 em đi học nâng tổng số học sinh đi học lên 92/247 em; bậc Tiểu học 67/255 em (thêm 13 em); bậc Mầm non 59/205 (thêm 10 em).

Phòng Giáo dục Hương Khê và Sở GD-ĐT Hà Tĩnh đã có khung chương trình học dành riêng từ lớp 1 đến lớp 9 dựa trên khung chương trình của Bộ GD-ĐT nhằm giúp học sinh tại đây theo kịp chương trình học. Theo đó, dự kiến, từ ngày 15/12, ngành Giáo dục sẽ bắt đầu tổ chức các lớp học riêng dành cho các học sinh thuộc các bậc học nhập học muộn (đầu tháng 12). Để các em theo kịp chương trình học ngành giáo dục sẽ tăng buổi, cụ thể như sau: đối với bậc Tiểu học sẽ tổ chức 8 -9 buổi/tuần; bậc THCS từ 8-10 buổi/tuần. Dự kiến, đến tháng 6/2015, sẽ hoàn thành chương trình học cho các học sinh nhập học muộn.

Đã có thêm 36 học sinh thuộc các cấp học tại xã Hương Bình đến trường đi học

Đã có thêm 36 học sinh thuộc các cấp học tại xã Hương Bình đến trường đi học.

"Hiện nay, ngành Giáo dục Hương Khê đã có công lệnh điều động giáo viên từ lớp 1-9 tại các trường trên địa bàn huyện để tổ chức dạy tăng cường cho các em. Chúng tôi cũng xác định dù ít hay nhiều học sinh cũng nỗ lực hết mình ", ông Nguyễn Trọng Vỹ khẳng định.

Cũng liên quan đến sự việc trên, sáng nay 8/12, cơ quan Công an huyện Hương Khê cho biết hiện ngành chức năng đã tiến hành khởi tố và bắt tạm giam thêm 2 đối tượng về hành vi "Gây rối trật tự nơi công cộng". Hai đối tượng bị bắt tạm giam là Trần Hữu Bá (SN 1962) trú tại thôn Bình Tân và Phan Thị Lý (SN 1965) trú tại thôn Bình Trung, đều thuộc xã Hương Bình (Hương Khê).

Đối tượng Trần Hữu Bá.

Đối tượng Trần Hữu Bá.

 

và Phan Thị Lý tại cơ quan điều tra

và Phan Thị Lý tại cơ quan điều tra.

Theo tài liệu từ cơ quan điều tra, trong nhiều tháng qua, 2 đối tượng Trần Hữu Bá và Phan Thị Lý đã chủ mưu đứng đầu, cùng nhiều đối tượng quyên góp tiền và làm đơn để xúi giục người dân khiếu kiện vượt cấp, kích động người dân biểu tình, đồng thời ngăn cản không cho các bậc phụ huynh, nhân dân đưa con em đến trường. Được biết, Trần Hữu Bá từng là cán bộ đã nghỉ việc tại thôn Tân Bình.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hương Khê đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 tháng đối với Đặng Thị Hoa (SN 1977) ở thôn Bình Minh và Lê Đăng Thắng (SN 1973) ở thôn Bình Hưng, xã Hương Bình về tội "Gây rối trật tự công cộng".

Công an huyện Hương Khê đang tiếp tục điều tra, hoàn chỉnh hồ sơ, xử lý nghiêm các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Phượng Vũ

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phương pháp mới giúp nói tiếng Anh như người bản xứ

Posted: 08 Dec 2014 01:05 AM PST

Học nghe – nói trực tuyến cùng giáo viên nói tiếng Anh bản xứ, học bao nhiêu tuỳ thích và có tới 16 ca học trong ngày… là những ưu điểm khiến nhiều bạn trẻ đang lựa chọn phương pháp "Buffet tiếng Anh” của TOPICA Native (Topmito). 

Luyện nói "thỏa thích" cùng giáo viên bản xứ 

Người Việt Nam khá bất lợi khi học tiếng Anh so với người nước khác, nhất là trong phần phát âm. Gần đây, nhiều người bắt đầu hiểu ra điều này và tìm cách cải thiện kỹ năng nghe – nói, học đúng phương pháp thay vì chỉ tập trung vào ngữ pháp và từ vựng. 

"Chỉ với 1 thời gian ngắn khoảng 2 tháng, điểm nói của tôi đã tăng được 347 điểm, không còn e ngại khi nói chuyện với người nước ngoài nữa. Muốn nói tiếng Anh tốt hơn nhưng công việc lại bận rộn, tôi tìm trên mạng những đơn vị học tập với thời gian linh hoạt. 

Sau đó tôi chọn lựa được phương án học tiếng Anh trực tuyến, gọi là "Buffet tiếng Anh” của TOPICA Native (Topmito), học bao nhiêu tuỳ thích và 16 ca học trong ngày", anh Mai Xuân Lên, Công ty truyền tải điện Quốc gia cho biết. 

ssNhiều học viên của TOPICA Native (Topmito) tăng 300/1000 điểm hội thoại chỉ sau một khoá 

Nhiều học viên của chương trình luyện nói Tiếng Anh trực tuyến này tăng 300/1000 điểm hội thoại chỉ sau một khoá. 77% tự tin giao tiếp với nước ngoài. Là một trong số các học viên tăng tới hơn 300 điểm hội thoại trong 3 tháng, bạn Chu Thành Đạt, sinh viên năm cuối đại học Ngoại thương cũng rất yêu thích phương pháp học này của TOPICA Native (Topmito). 

"Mình tham gia luyện nói với ngay từ những ngày đầu mới ra mắt, và đã theo học đến tận bây giờ. Học online chính là phương pháp cực kỳ hữu ích đối với những người bận rộn. Hàng ngày mình đều dành ít nhất 1 giờ để học với chương trình. Mình dùng gói "Luyện nói thoả thích” nên đôi khi mình cũng học nói tới 3,4 ca 1 ngày" – Đạt chia sẻ thêm. 

ssĐạt yêu thích phương pháp học Tiếng Anh hiện đại TOPICA Native (Topmito). 

Phương pháp học thích hợp với mọi người Việt 

Không phải là luyện nói trong lớp học, phương pháp học này có những video clip và tình huống thực tế giúp người học có thể tắm ngôn ngữ. Giáo viên nước ngoài cùng chia sẻ khiến học viên cảm thấy việc học rất nhẹ nhàng và tự nhiên, khối lượng không nhiều nhưng ngấm và thực hành được. Đó là những điều mà một chuyên gia ngôn ngữ chia sẻ về phương pháp học Tiếng Anh này. 

Trên thế giới, phương pháp học ngoại ngữ trực tuyến đã và đang được nhiều trường đại học nổi tiếng áp dụng. Đại học Harvard, British Council đều có chương trình dạy ngoại ngữ online với hàng chục ngàn người theo học. 

Học tập Harvard, TOPICA Native (Topmito) là nền tảng học Tiếng Anh trực tuyến, tập trung vào phát triển kỹ năng giao tiếp. Phương pháp này giúp học viên luyện nói hàng ngày với giáo viên Âu – Mỹ – Úc, qua các chủ đề gần gũi với cuộc sống và công việc. 

Mỗi ngày, từ 8 – 24 giờ, TOPICA Native (Topmito) mở các lớp học trực tuyến, giáo viên sẽ giảng dạy trực tiếp cho học viên qua lớp học trực tuyến được thiết kế trực quan, sinh động khiến cho việc giảng dạy gần gũi và đạt hiệu quả cao nhất, như cách chúng ta nói chuyện với nhau ở ngoài đời. 

ssHọc ngoại ngữ trực tuyến đã và đang được nhiều trường đại học nổi tiếng áp dụng 

Khi nói về quá trình học tập của mình, chị Nam Ân, người đã theo học tiếng Anh trực tuyến với thời gian gần 5 tháng cho biết: "Mỗi ngày tôi đều dành từ 2 – 8 giờ cho lớp học, sau 2 tháng tôi đã tự tin nói chuyện với người nước ngoài; sau 4 tháng, khi giáo viên hướng dẫn lớp học gọi điện đến và dùng tiếng Anh để giao tiếp, tôi không bị giật mình và sợ sệt như trước đây nữa mà bù lại, phản xạ rất nhanh với các tình huống. Tôi dự định sẽ theo học khoảng hơn 1 năm làm tiền đề để học tiếp thạc sỹ". 

Phương pháp học nói Tiếng anh trực tuyến TOPICA Native (Topmito) có thể áp dụng cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người muốn cải thiện kỹ năng nghe và nói Tiếng Anh. 

Chi tiết: http://native.topica.vn để tìm hiểu thêm về phương pháp học hiện đại này. 

Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA – (http://topica.edu.vn) là một trong những đơn vị đào tạo trực tuyến (E-learning) lớn nhất Đông Nam Á, tiên phong xuất khẩu công nghệ E-learning. Với hơn 1000 giảng viên doanh nhân tham gia giảng dạy, chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến đã có 1600 cựu sinh viên thành đạt trong đó có hàng trăm lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp.

Chương trình TOPICA Native là chương trình học Tiếng Anh trực tuyến, áp dụng nền tảng công nghệ hiện đại nhất hiện nay theo lý thuyết giảng dạy ADAPTIVE LEARNING (tạm dịch là học tập thích ứng); tập trung vào phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua việc giúp học viên luyện nói hàng ngày với Giáo viên bản ngữ Âu – Mỹ – Úc, qua các chủ đề gần gũi với cuộc sống và công việc.

Mỗi ngày, từ 8 – 24 giờ TOPICA Native liên tục mở các lớp học trực tuyến, qua đó, giáo viên sẽ giảng dạy trực tiếp cho học viên. Nhờ có công nghệ hiện đại, các lớp học trực tuyến được thiết kế trực quan, sinh động khiến cho việc giảng dạy gần gũi và đạt hiệu quả cao nhất.

Ngọc Minh



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cậu bé vàng của sáng tạo trẻ châu Á | Giáo dục

Posted: 08 Dec 2014 01:02 AM PST

TP – 16 tuổi, đang là học sinh lớp 11A3 của trường THPT Lạng Giang số 2 (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), Nguyễn Văn Hoan đã sở hữu tấm Huy chương vàng "Triển lãm sáng tạo khoa học công nghệ trẻ châu Á" .

Huy chương do Hiệp hội Sáng chế và kiểu dáng Malaysia phối hợp với Hiệp hội sáng chế ASEAN tổ chức với mô hình "Băng chuyền tải đa năng". Không dừng lại, Hoan đang bắt tay vào một mô hình đa năng nữa: "Robot cứu hộ đa năng" dự kiến sẽ cho ra mắt vào đầu tháng 12 năm nay.

Thương cha, ra giải vàng

Ý tưởng làm "Băng chuyền đa năng" nảy sinh khi Hoan mới học lớp 9, khi thi thoảng theo bố đi làm dịch vụ vận chuyển vật liệu xây dựng gần nhà. Hoan thấy bố và mọi người phải lao động rất vất vả, tự tay xúc từng xẻng cát, than lên xe nhưng năng suất lại thấp. Hoan nghĩ đến việc thiết kế một loại máy móc có thể giúp đỡ bố trong công việc hàng ngày. Bằng những đồ vật tự kiếm được ở nhà rồi mua ở cửa hàng phế liệu như: khung nhôm cửa hỏng, ô tô đồ chơi trẻ em cũ, bảng điều khiển chơi games… Khi bắt tay vào làm, nhiều lúc Hoan quên cả ăn cơm, thức đến tận khuya để lắp ráp, thử nghiệm. "Vì thế bố mẹ em thường hay lo, thậm chí mắng nhiều lần nhưng em không lúc nào dừng nghĩ về việc làm máy này để đỡ đần cho bố" – Hoan tâm sự.

Mày mò một thời gian, sản phẩm "Băng chuyền tải đa năng" điều khiển tự động đã hoàn thành. Hệ thống hoạt động trên khung, giá đỡ làm bằng khung cửa nhôm cũ, động cơ, bánh xe và bảng điều khiển lấy từ ô tô đồ chơi đã hỏng với các gầu xúc được kết cấu thành chuỗi liên hoàn có thể di chuyển lên trên, xuống dưới quay sang trái, sang phải theo ý muốn mà vẫn xúc được vật liệu ở mọi góc độ. Hoan sử dụng 2 mô tơ đấu chung nguồn điện, khi hệ thống gầu xúc hoạt động thì băng tải cũng hoạt động theo, tránh được cát sỏi rơi vãi làm tắc nghẽn. Mô hình đã đạt giải Nhất cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Bắc Giang dành cho học sinh THCS và THPT, Huy chương Bạc cấp quốc gia. Hoan tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và  tham gia Triển lãm sáng tạo khoa học công nghệ trẻ châu Á năm 2014 tổ chức tại Malaysia đạt Huy chương vàng.

Đến robot cứu hộ đa năng

Những ngày này, Nguyễn Văn Hoan lại bận rộn với việc hoàn thiện thiết bị mới: Robot cứu hộ đa năng. Ý tưởng nảy sinh từ tháng 9/2014 khi Hoan nhận thấy Bắc Giang là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, nhiều sông suối chia cắt khi hỏa hoạn hoặc đuối nước xảy ra, khó bảo toàn tính mạng và tài sản cho người dân. 

Thiết kế của robot sẽ bảo đảm đến được các điểm cháy rừng, cháy tài sản tại các địa điểm còn khó khăn về đường sá sau đó sử dụng hệ thống điều khiển tự động để dập lửa. 

Ngoài ra, robot còn có khả năng lội nước, sử dụng các "cánh tay máy" để tìm kiếm, vớt tài sản và người dưới nước. Dự kiến, sản phẩm trên sẽ được Hoan trình làng vào dịp gần đây. Thầy Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng trường THPT Lạng Giang số 2 rất tự hào về học sinh của mình.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments