Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hủy hoại tài sản phóng viên, một nhân viên trường học bị bắt

Posted: 07 Dec 2014 06:35 AM PST

Biết phóng viên đến trường tìm hiểu đơn thư tố cáo tiêu cực liên quan đến vợ mình, ông Thắng cùng bảo vệ nhà trường xông vào hành hung, đập nát điện thoại của phóng viên.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Honda Việt Nam vinh danh 10 sinh viên xuất sắc | Doanh nghiệp

Posted: 07 Dec 2014 12:11 AM PST

Sáng 6/12, tại Hà Nội, Công ty Honda Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Honda dành cho kỹ sư và nhà khoa học trẻ Việt Nam (Honda Y-E-S Award) năm 2014.

Tổng trị giá giải thưởng lên tới 30.000 USD và 10 xe máy của Công ty sẽ được trao cho 10 sinh viên xuất sắc nhất của các trường đại học kỹ thuật và công nghệ trên toàn quốc.

Giải thưởng Honda Y-E-S 2014 được khởi động từ tháng 4 và sau ba tháng phát động, đã có 114 hồ sơ gửi về Văn phòng Giải thưởng. Có 30 hồ sơ xuất sắc nhất vượt qua vòng sơ khảo, tiếp tục bước vào hai vòng thi viết luận và phỏng vấn.

Đây là Giải thưởng thường niên dành cho sinh viên xuất sắc của các trường đại học kỹ thuật và công nghệ trên toàn quốc, nhằm tìm kiếm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng những tài năng trẻ trong lĩnh vực công nghệ sinh thái.

Sau 9 năm đồng hành cùng sinh viên Việt Nam, Giải thưởng Honda Y-E-S đã ghi nhận những kết quả đáng tự hào với tổng số 733 hồ sơ ứng tuyển cùng 90 gương mặt xuất sắc được vinh danh hàng năm. Trong đó có 10 bạn sinh viên nhận được Phần thưởng Y-E-S Plus để theo học thạc sĩ hoặc thực tập tại Nhật Bản.

Giải thưởng được triển khai với sự hợp tác của Quỹ Honda Foundation (Nhật Bản), Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Công ty Honda Việt Nam và 6 trường đại học liên kết, gồm: ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Công nghệ – ĐHQG Hà Nội, ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội, ĐH GTVT Hà Nội, ĐH Bách khoa Đà Nẵng và ĐH Bách khoa TP. HCM.

Bên cạnh Giải thưởng này, Honda Việt Nam còn thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa khác như cuộc thi "Ý tưởng Trẻ thơ" được tổ chức hằng năm dành cho học sinh tiểu học trên toàn quốc nhằm ươm mầm và khơi nguồn sáng tạo của các em học sinh.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sinh viên Trung Quốc và giấc mơ “bát cơm sắt”

Posted: 06 Dec 2014 11:23 PM PST

"Bát cơm sắt" là một cụm từ ám chỉ công việc ổn định ở Trung Quốc. Đối với phần lớn người dân, một vị trí viên chức nhà nước chính là một "bát cơm sắt" lý tưởng. Điều này lí giải tại sao hàng năm luôn có số lượng "khủng" hồ sơ dự thi tuyển công chức.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ GD-ĐT giải thích về “độ khó” của việc dạy tích hợp, liên môn | Giáo dục

Posted: 06 Dec 2014 11:10 PM PST

Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học – Bộ GD-ĐT đã giải thích về dạy tích hợp, liên môn – vấn đề nhiều giáo viên than khó, vẫn chưa hiểu.

Một trong những điểm quan trọng của đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT là nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng tích hợp, liên môn là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Tuy nhiên, hiện nay nhiều giáo viên than khó, vẫn chưa hiểu thế nào là dạy tích hợp, liên môn.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề thế nào là dạy tích hợp, liên môn, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học – Bộ GD-ĐT đã giải thích: 

"Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn

Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…

Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.

Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.

Vậy việc dạy học liên môn, tích hợp có tác dụng như thế nào đối với học sinh và giáo viên như thế nào, thưa ông?

Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.

Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:

Thứ nhất, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó.

Thứ hai, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.

Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay.

Trong những năm tới, giáo viên sẽ được trang bị thêm nhiều kiến thức.

Khó khăn là do tâm lý giáo viên 

Tuy nhiên, thực tế, hiện nay nhiều giáo viên vẫn chưa hiểu thế nào là dạy tích hợp, liên môn, với giáo viên đã thực hiện dạy thí điểm triển khai thì kêu gặp rất nhiều khó khăn. Ông có chia sẻ gì với khó khăn của giáo viên?

Khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề tâm lí. Về thực chất thì không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học. Hơn nữa, từ nhiều năm nay, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo dục vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng;giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên và môi trường về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông…

Về dạy học kiến thức liên môn, Bộ GD-ĐT cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên về rà soát chương trình, sách giáo khoa, xây dựng các chủ đề liên môn. Để chuẩn bị cho năm học này, vừa qua Bộ GD-ĐT cũng đã tập huấn giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp với phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường. 

Bên cạnh tập huấn giáo viên cốt cán, chúng tôi nghĩ rằng, nơi tập huấn giáo viên tốt nhất chính là ở tổ bộ môn trong từng nhà trường. Chính vì vậy mà tới đây Bộ GD&ĐT sẽ ban hành văn bản “Hướng dẫn nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn và tham gia diễn đàn trên mạng về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường phổ thông”.

Mục đích là để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường phổ thông, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đồng thời giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn.

Mặt khác xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.

Ông giải thích rõ hơn về sự khác nhau giữa chủ đề “đơn môn” và chủ đề “liên môn”?

Chủ đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một môn học nào đó còn chủ đề liên môn đề cập đến kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì không có gì khác biệt. Đối với một chủ đề, dù đơn môn hay liên môn, thì vẫn phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác. 

Do vậy, về mặt phương pháp dạy học thì không có phân biệt giữa dạy học một chủ đề đơn môn hay dạy học một chủ đề liên môn, tích hợp. Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Nếu như vậy, giáo viên cần trang bị những gì để dạy học tích hợp, liên môn?

Giáo viên cũng không phải trang bị thêm nhiều về mặt kiến thức vì bản chất vẫn là dạy học môn học mà mình đang dạy. Mặt khác, trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

Vấn đề bây giờ là phải vận dụng những kiến thức đó để: xây dựng các chủ đề dạy học; xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề; biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. Đó chính là nội dung trọng tâm sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn được nêu trong hướng dẫn nói trên.

Bộ GD&ĐT dự kiến yêu cầu các đơn vị đặt ra định mức cho mỗi tổ/nhóm chuyên môn là xây dựng và thực hiện được tối thiểu 02 chủ đề/học kì. Việc thực hiện những chủ đề ấy chính là môi trường huấn luyện tốt nhất cho giáo viên ở trong tổ bộ môn, trong nhà trường. Tất nhiên giáo viên còn phải tăng cường giao lưu với các tỉnh khác, đơn vị khác thông qua diễn đàn trên mạng mà Bộ GD&ĐT mới xây dựng.

Xin trân trọng cám ơn ông!

Theo Việt Hạnh



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ GD-ĐT giải thích về “độ khó” của việc dạy tích hợp, liên môn – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 06 Dec 2014 09:53 PM PST

Để hiểu rõ hơn về vấn đề thế nào là dạy tích hợp,
liên môn, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học – Bộ GD-ĐT
đã giải thích: "Dạy học tích hợp, liên
môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi
hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những
vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự
nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan
đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp,
liên môn

Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo
dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…

Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội
dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học
sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác
nhau.

Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một
môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không
dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn
thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời
điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học – Bộ GD-ĐT

Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học – Bộ GD-ĐT

Vậy việc dạy học liên môn, tích hợp có
tác dụng như thế nào đối với học sinh và giáo viên như thế nào, thưa ông?

Trước
hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối
với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học
sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến
thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến
thức một cách máy móc.

Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn
giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở
các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu
biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó
khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy
nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:

Thứ nhất,
trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy
những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về
những kiến thức liên môn đó.

Thứ hai, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người
tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài
lớp học. Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn
trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.

Như vậy, dạy
học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy
các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng,
nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội
ngũ giáo viên bộ môn hiện nay.

Khó khăn là do tâm lý giáo viên

Tuy
nhiên, thực tế, hiện nay nhiều giáo viên vẫn chưa hiểu thế nào là dạy tích hợp,
liên môn, với giáo viên đã thực hiện dạy thí điểm triển khai thì kêu gặp rất
nhiều khó khăn. Ông có chia sẻ gì với khó khăn của giáo viên?

Khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề
tâm lí. Về thực chất thì không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương
pháp dạy học. Hơn nữa, từ nhiều năm nay, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều
nội dung giáo dục vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục đạo đức, học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống
tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên và môi trường về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên;
ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an
toàn giao thông…

Về dạy học kiến thức liên môn,
Bộ GD-ĐT cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên về rà soát chương trình, sách giáo
khoa, xây dựng các chủ đề liên môn. Để chuẩn bị cho năm học này, vừa qua Bộ GD-ĐT
cũng đã tập huấn giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các
chủ đề dạy học trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp với
phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa
phương, nhà trường.

Trong những năm tới, giáo viên sẽ được trang bị thêm nhiều kiến thức

Trong những năm tới, giáo viên sẽ được trang bị thêm nhiều kiến thức

Bên cạnh tập huấn giáo viên cốt
cán, chúng tôi nghĩ rằng, nơi tập huấn giáo viên tốt nhất chính là
ở tổ bộ môn trong từng nhà trường. Chính vì vậy mà tới đây Bộ GD&ĐT sẽ ban
hành văn bản “Hướng dẫn nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn và tham gia
diễn đàn trên mạng về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường phổ thông”.

Mục đích là
để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường phổ thông, tập
trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh; đồng thời giúp cho cán bộ quản lý, giáo
viên bước đầu chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi
môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn.

Mặt khác xây
dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức, phương pháp, kỹ
thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, tạo
tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình và sách
giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.

Ông giải thích rõ hơn về sự khác nhau giữa chủ đề “đơn môn” và
chủ đề “liên môn”?

Chủ
đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một môn học nào đó còn chủ đề liên môn
đề cập đến kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Về phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học thì không có gì khác biệt. Đối với một chủ đề, dù đơn
môn hay liên môn, thì vẫn phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy,
bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác.

Do vậy,
về mặt phương pháp dạy học thì không có phân biệt giữa dạy học một chủ đề đơn
môn hay dạy học một chủ đề liên môn, tích hợp. Điều quan trọng là dạy học nhằm
phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự
lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong
lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan
tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực
tiễn.

Nếu
như vậy, giáo viên cần trang bị những gì để dạy học tích hợp, liên môn?

Giáo viên cũng không phải trang bị thêm nhiều về mặt
kiến thức vì bản chất vẫn là dạy học môn học mà mình đang dạy. Mặt khác, trong
những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Vấn đề bây giờ là phải vận dụng những
kiến thức đó để: xây dựng các chủ đề dạy học; xác định những năng lực có thể
phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề; biên soạn các câu hỏi, bài tập để
đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành
các hoạt động học của học sinh; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh
nghiệm. Đó chính là nội dung trọng tâm sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn được nêu
trong hướng dẫn nói trên.

Bộ GD&ĐT
dự kiến yêu cầu các đơn vị đặt ra định mức cho mỗi tổ/nhóm chuyên môn là xây
dựng và thực hiện được tối thiểu 02 chủ đề/học kì. Việc thực hiện những chủ đề
ấy chính là môi trường huấn luyện tốt nhất cho giáo viên ở trong tổ bộ môn,
trong nhà trường. Tất nhiên giáo viên còn phải tăng cường giao lưu với các tỉnh
khác, đơn vị khác thông qua diễn đàn trên mạng mà Bộ GD&ĐT mới xây dựng.

Xin
trân trọng cám ơn ông!

Việt Hạnh (ghi)



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật tại khu vực miền Trung | Giáo dục

Posted: 06 Dec 2014 09:12 PM PST

Với số lượng người học tiếng Nhật tại miền Trung và số lượng người có nhu cầu tham dự Kỳ thi năng lực tiếng Nhật ngày càng tăng, để tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh tại Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung, Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng phối hợp với Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản tổ chức Kỳ thi năng lực tiếng Nhật đợt 2 năm 2014. Cùng với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng là một trong ba điểm thi được tổ chức tại Việt Nam.

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật là kỳ thi dành cho những người mà tiếng Nhật không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ. Trước đây, kỳ thi này được chia thành 4 cấp độ: cấp độ 1 – cấp độ cao nhất, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4. 

Kể từ năm 2010, kỳ thi này được chia thành 5 cấp độ khác nhau: N1 – cấp độ cao nhất, N2, N3, N4, N5. Thí sinh sẽ phải trải qua các phần thi gồm từ vựng, nghe, đọc hiểu, ngữ pháp.

Kể từ khi đường bay trực tiếp từ Đà Nẵng đến Narita (Tokyo, Nhật Bản) đi vào hoạt động, nhu cầu về nguồn nhân lực tiếng Nhật tại miền Trung tăng lên, kéo theo đó, nhu cầu học tiếng Nhật và dự thi các kỳ thi năng lực tiếng Nhật của người học cũng tăng theo. 

Cụ thể, nếu tháng 7/2013 có 1.223 thí sinh dự thi thì kỳ thi đợt 2 năm 2013 được tổ chức vào tháng 12 đã tăng lên 1.489 thí sinh, con số này của đợt 1 năm 2014 là 2.845 thí sinh.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Huy chương Nobel được bán với giá cao kỷ lục – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 06 Dec 2014 08:51 PM PST

Huy chương Nobel được bán với giá cao kỷ lục


Nhà khoa học James
Watson, nhận giải Nobel năm 1962 vớicông trình khám phá cấu trúc
xoắn kép của ADN.



Nhà khoa học James
Watson, một nhà sinh vật học và vật lý học phân tử. Cách đây hơn 50 năm, ông đã
cùng hai nhà nghiên cứu Francis Crick và Maurice Wilkins đồng nhận giải thưởng
Nobel cho công trình khám phá cấu trúc xoắn kép của ADN năm 1962. Đây là công
trình đặt nền móng cho sinh học phân tử và được đánh giá là một trong những
khám phá khoa học quan trọng nhất thế kỷ 20.

Được biết, chiếc huy
chương này được bán với giá cao kỷ lục so với tất cả các huy chương khác ở
những buổi đấu giá trước đó – cụ thể là 4.757.000 đô và đây cũng là huy chương
Nobel đầu tiên được đem ra đấu giá khi chủ nhân của nó còn sống.

Chủ nhân mới của
chiếc huy chương này đã giấu tên và trả giá qua điện thoại. Con số được đưa ra
cao gần gấp đôi với ước tính khoảng 2,5 đến 3,5 triệu USD của ban tổ chức.

Trong phiên đấu giá
lần này, bản viết tay bài phát biểu dài năm trang của nhà khoa học James Watson
tại lễ nhận giải Nobel ngày 10/12/1962, với giá 365.000 đô. Bài tham luận viết
tay dài 46 trang của ông cũng được bán với giá 245.000 đô.

Huy chương Nobel
  cúa James Watson vừa được bán với giá 4.757.000 đô la Mỹ.


Huy chương Nobel
cúa James Watson vừa được bán với giá 4.757.000 đô la Mỹ.



Lý do James Watson
quyết định đấu giá huy chương Nobel của mình là vì cần tiền và hi vọng được hoà
nhập cuộc sống sau một thời gian dài bị tẩy chay.

Vào năm 2007, sau
cuộc phỏng vấn với một tờ báo Anh, Watson đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi
trên thế giới khi đưa ra quan điểm rằng người có nguồn gốc châu Phi kém thông
minh hơn so với người da trắng.

Nhà khoa học đi tiên
phong trong nghiên cứu cấu trúc ADN sau đó đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ
các nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc và giới khoa học.

Watson đã phải rời
phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor ở New York và không được tham gia bất kỳ
buổi diễn thuyết nào trước công chúng kể từ đó. Sau sự việc này,nhà khoa học đã
phải thừa nhận những phát biểu của mình lúc đó thật “ngu xuẩn”.

Theo nhà đấu giá
Christie’s, một phần số tiền đấu giá sẽ được ông dành tặng hai trường Đại học
Chicago (Hoa Kỳ) và Đại học Cambridge (Anh), nơi ông từng học tập và làm việc,
và phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor nơi ông từng làm giám đốc.

Trước đó, vào năm
ngoái, tấm huy chương Nobel của nhà khoa học Francis Crick, một trong ba nhà
nghiên cứu công trình khám phá cấu trúc ADN cũng được bán với giá 2,27 triệu đô
tại nhà đấu giá Heritage Auctions ở New York, Hoa Kỳ.

Theo Thu Phương (tổng hợp từ The New York Times và The
Telegraph)

Báo Vietnamnet

 

Xem thêm :Đại học Cambridge, ADN, khám phá, đô la mỹ, giải nobel, huy chương, the new york times, báo anh, hoa kỳ, nhà khoa học,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đáp án bài toán tìm số lượng lá bài

Posted: 06 Dec 2014 08:44 PM PST

Chủ nhật, 7/12/2014 | 11:33 GMT+7

Chủ nhật, 7/12/2014 | 11:33 GMT+7

VnExpress giới thiệu hướng dẫn giải bài “Tìm số lượng lá bài” của thầy giáo Trần Nam Dũng, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM).

Đề bài:

An, Bình, Châu và Danh cùng đánh bài với bộ bài 32 lá. Danh chia hết bộ bài cho 4 người, nhưng bạn ấy chia không đều. Để sửa lỗi cho Danh, đầu tiên An chia đều một nửa số bài của mình cho Bình và Châu, sau đó Bình lại làm điều tương tự giữa An và Châu. Cuối cùng Châu lại chia một nửa số bài mà mình có cho An và Bình. Bây giờ thì cả 4 người đều có số bài như nhau.

Hỏi ban đầu mỗi người có bao nhiêu lá bài?

Hướng dẫn giải:

Ta giải bài toán bằng phương pháp tính ngược từ dưới lên. Chú ý là Danh không tham gia vào quá trình chia bài sau đó và cuối cùng Danh cũng có số bài bằng các bạn, do đó Danh có 32/4 = 8 lá bài.

Ta lập bảng sau:

 

An

Bình

Châu

Danh

Sau khi Châu chia

8

8

8

8

Sau khi Bình Chia

4

4

16

8

Sau khi An chia

2

8

14

8

Sau khi Danh chia

4

7

13

8

Đáp án. An 4, Bình 7, Châu 13, Danh 8.

Trần Nam Dũng

‘;
var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName;
var tableDom = $(this).parents(‘table’);
if(parentDom == ‘TD’ || parentDom == ‘td’)
{
tableDom.before(vneVideo).remove();
}
});
Parser.SITE_URL = base_url;
Parser.URL = js_url;
Parser.FLASH_URL = flash_url;
Parser.SITE_ID = site_id;
Parser.AUTO_PLAY = 1;
Parser.parseAll();
}
if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != ‘undefined’) {
common.parserAdsFullScreen();
}
if (typeof(common.resizeImageDetail) != ‘undefined’) {
common.resizeImageDetail();
$(window).resize(function() {
common.delayFireOnce(1000).done(function() {
common.resizeImageDetail();
});
});
}



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

‘Sản phẩm’ của cuộc thử nghiệm giáo dục 40 năm trước lần đầu họp mặt

Posted: 06 Dec 2014 07:42 PM PST

* Ảnh những “vì sao đất nước” trong ngày hội ngộ

Chiều 6/12, buổi lễ gặp mặt của những người một thời từng được ưu ái đặc biệt, mà bạn bè thường gọi vui với nhau là các “vì sao đất nước”, được tổ chức tại hội trường Học viện Kỹ thuật Quân sự. Các thành viên từ mọi miền đất nước gặp nhau, ôn lại kỷ niệm của những ngày học tập, huấn luyện tại ĐH Kỹ thuật Quân sự như một người lính thực thụ cách đây 30-40 năm.

PGS Đặng Quốc Bảo, nguyên Trưởng ban Khoa giáo trung ương, khi đó là Hiệu trưởng kiêm Chính ủy ĐH Kỹ thuật Quân sự cho biết, đầu những năm 70 của thế kỷ 20, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn khốc liệt, Bộ trưởng Đại học và Trung học chuyên nghiệp lúc bấy giờ là GS Tạ Quang Bửu chủ trương đưa những học sinh giỏi nhất ra nước ngoài đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học và kỹ thuật để về tái thiết đất nước, xây dựng quân đội trong tương lai.

Nguồn tuyển sinh là bộ đội đã qua huấn luyện chiến đấu làm nòng cốt và học sinh các trường chuyên như ĐH Tổng hợp Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm Vinh; Chu Văn An (Hà Nội), Lê Hồng Phong (Nam Định); Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu (Nghệ An); Thái Phiên (Hải Phòng); Nguyễn Huệ (Hà Đông)… Thành viên được tuyển chọn là những học sinh giỏi trên toàn quốc, đảm bảo điều kiện thi đại học từ 23 điểm trở lên, trong đó Toán phải được ít nhất 8 điểm.

DSC-8186.jpg

Cuộc gặp mặt các thế hệ học viên C1x6 của ĐH Kỹ thuật quân sự được tổ chức chiều 6/12.  Ảnh: Quý Đoàn.

Khóa đầu tiên được tổ chức vào năm 1972, chỉ với khoảng 40 học viên quân sự. Năm sau đó (1973), gần 150 quân nhân và học sinh đã được tuyển chọn để hình thành nên đại đội C186. Và những năm tiếp theo là các đại đội C196, 106, 116… với khoảng 150-200 học viên gồm cả quân sự và dân sự, để chính thức hình thành biệt danh C1x6 – một “thương hiệu” riêng, đặc biệt của ĐH Kỹ thuật Quân sự thời bấy giờ.

Cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đã lựa chọn ĐH Kỹ thuật Quân sự để đào tạo với mong muốn thế hệ học viên này vừa được học kiến thức, vừa được rèn luyện trở thành các cán bộ khoa học và kỹ thuật có kỷ luật, nề nếp như những người lính. 10 khóa đào tạo thử nghiệm đã đưa hơn 1.500 học viên gồm cả quân sự và dân sự ra nước ngoài học tập. Hầu hết trong số đó đã tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc các trường đại học của Liên Xô và các nước Đông Âu thời ấy, được tiếp nhận trở về các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội.

Học viên C186, trung tướng, GS Phạm Thế Long, nguyên Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự thống kê, đến nay có ít nhất 4 học viên trở thành cấp Thứ trưởng hoặc tương đương của các bộ, ngành ngoài quân đội. Đó là các ông Lê Nam Thắng – Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông; Trần Việt Thanh – Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ; Đoàn Xuân Hưng – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Nguyễn Đình Công – Phó chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Trong quân đội có khoảng 20 cấp tướng, trong đó cao nhất là Đô đốc Hải quân, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến; các trung tướng Nguyễn Châu Thanh (Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật), Phạm Thế Long (nguyên Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự), Trần Phước Tới (nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương), Đoàn Nhật Tiến (Giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự).

Cấp thiếu tướng thì rất nhiều như Phạm Dũng Tiến, Vũ Xuân Bình, Nguyễn Công Thành (Phó chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật), Bùi Công Nghĩa (nguyên Cục trưởng Cục bản đồ), Nguyễn Mạnh Hùng (Tổng giám đốc Viettel), Trần Bá Tấn (Phó Tư lệnh Thông tin), Phạm Văn Khánh (Cục trưởng Quản lý Xe máy), Đoàn Xuân Nghiệp (Cục trưởng Quản lý công nghệ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng), Nguyễn Hồng Dư (Tổng giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga), Nguyễn Đức Long, Nguyễn Văn Sơn (Tổng Cục 2), Nguyễn Văn Tuyến (Hiệu trưởng trường Sỹ quan Thông tin)…

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người nổi danh ở các lĩnh vực ngoài quân đội, như: Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn FPT Trương Gia Bình; Tổng giám đốc tập đoàn FPT Bùi Quang Ngọc; nguyên Tổng giám đốc FPT Nguyễn Thành Nam; GS Lê Tuấn Hoa, Viện trưởng Viện toán học Việt Nam; Phạm Ngọc Minh – Tổng giám đốc Vietnam Airlines; Tổng giám đốc Vinaphone Cao Duy Hải; Phó tổng giám đốc Viettel Tống Viết Trung… 

DSC-8312.jpg

Tên của các thầy được xướng lên trong tiếng vỗ tay của học trò.

“Trong quân đội, trung bình 1.000 quân thì có một tướng. Với khoảng 1.500 học viên các lớp C1x6, mật độ cấp tướng và tương đương, có thể nói là đậm đặc, tỷ lệ khoảng 1/20. Đó là chưa kể tương lai còn nhiều người đang phát triển. Vì vậy, cuộc thử nghiệm giáo dục này có thể nói đã rất thành công”, trung tướng Phạm Thế Long nhận định.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, đại đội trưởng Phạm Văn Khải năm xưa kể lại, học viên của các khóa C1x6 được hiệu trưởng Đặng Quốc Bảo giới thiệu là “những vì sao của đất nước”. Ngoài học kiến thức, các học viên còn phải rèn luyện như bộ đội chính quy, thực hiện 11 chế độ trong ngày từ lúc báo thức. Mỗi tuần hành quân một lần, thứ ba chạy thường, thứ sáu chạy vũ trang. Giai đoạn cuối năm 1977-1978, các học viên còn phải hành quân ban đêm.

“Từ những buổi hành quân này, học sinh hiểu sâu sắc trách nhiệm của mình, khi bạn bè cùng trang lứa ra chiến trường, mình đi học nước ngoài thì phải phấn đấu hết sức”, thầy Khải nói. Ông cũng nhận định, mục đích của Bộ trưởng Tạ Quang Bửu và Hiệu trưởng Đặng Quốc Bảo lúc bấy giờ đã đạt được khi có nhiều học viên đang nắm những trọng trách của đất nước hoặc là chuyên gia đầu ngành về khoa học và kinh tế.

Trung tướng Đoàn Nhật Tiến, thế hệ C173 tâm sự, thời gian một năm học ở ĐH Kỹ thuật quân sự đã giúp ông trưởng thành lên rất nhiều. “Những điều căn dặn của các thầy, đại đội trưởng đã đi suốt cuộc đời chúng tôi, kể cả những người đang phục vụ cho quân đội và những người đã ra ngoài phát triển kinh tế đất nước”, tướng Tiến nói.

Còn Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn FPT Trương Gia Bình vui vẻ kể lại những ngày học ở ĐH Kỹ thuật Quân sự. Theo ông, nhiệm vụ thầy Đặng Quốc Bảo giao cho các bạn học viên quân đội là phải chế được máy bay, tên lửa, tàu ngầm. Còn bộ phận dân quân du kích còn lại (học viên hệ dân sự) thì phải học thành tài để tham gia vào quá trình gia tăng kinh tế.

“Đã 40 năm trôi qua, ngày ấy chúng ta được chăm sóc với điều kiện tốt nhất, được các thầy giỏi nhất giảng dạy, được tin tưởng tuyệt đối. Bây giờ điểm lại, khoảng cách của Việt Nam với các nước vẫn còn xa. Như vậy là tất cả chúng ta hoàn thành không tốt nhiệm vụ”, ông Trương Gia Bình nói và đặt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì vào lúc xế chiều này đây?”.

Vị Chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn FPT nhớ lại, thầy Đặng Quốc Bảo lúc bấy giờ mơ ước chiều chiều bên các căn biệt thự, học sinh của mình sẽ cùng với các nhà khoa học hàng đầu thế giới bàn về phát triển khoa học thế giới. Bây giờ biệt thự rất nhiều, nhưng không có nhà khoa học hàng đầu thế giới. Dẫu vậy, cái tứ của thầy thì vẫn còn đó, tức là tương lai của đất nước không thể không có khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và công tác trọng dụng nhân tài.

“Tôi mong tất cả các bạn bất cứ tuổi nào tiếp tục truyền lửa, truyền niềm tin cho thế hệ đi sau. Thế hệ chúng ta chưa làm được thì để các bạn trẻ làm. Chúng ta không bao giờ buông súng về ý thức: Việt Nam phải là đất nước tiên tiến, khoa học công nghệ, Việt Nam phải phát triển, nhân tài Việt Nam phải được tạo điều kiện tốt nhất”, ông Bình nhấn mạnh.

Hoàng Thùy



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Xoay xở dạy tích hợp

Posted: 06 Dec 2014 07:04 PM PST

Vấn đề được nêu ra tại hội thảo Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa ở trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015 tại TP.HCM ngày 5/12.

Giáo viên chưa tự tin

Cô Trương Thị Thanh Mai, khoa Sinh-Môi trường, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) cho biết, qua khảo sát 250 giáo viên Lý- Hóa – Sinh cấp THCS của thành phố Đà Nẵng về Thực trạng triển khai và mức độ sẵn sàng với định hướng tích hợp có 91% GV cho thấy được tiếp cận với cơ sở lý thuyết liên quan đến dạy học tích hợp, 9% GV còn lại cho biết không biết gì về tích hợp.

giáo viên, dạy học, TP.HCM, tích hợp
Cô Trương Thị Thanh Mai: 9% GV trong số 250 GV dạy Lý- Hóa- Sinh THCS ở Đà Nẵng cho biết không biết gì về tích hợp

Chỉ có 44,3% trong số GV này định nghĩa đúng khái niệm tích hợp liên môn, 40% GV nhầm lẫn khái niệm tích hợp liên môn và tích hợp đa môn.

"So với con số khảo sát của PGS.TS Nguyễn Phúc Chỉnh vào năm 2012 đối với 21 trường THPT thuộc 16 tỉnh thành với hơn 400 GV tham gia có đến 90% GV không định nghĩa được khái niệm dạy học tích hợp (DHTH) con số này tuy khả quan hơn nhưng vẫn đáng lo" – cô Mai nói

Trong khi đó ở câu hỏi vấn đề vận dụng tích hợp trong quá trình dạy học có 74,8% GV cho biết thực hiện bài giảng trên lớp theo hình thức liên hệ (63,5%) và tích hợp bộ phận 38,5%; 13% GV còn lại thực hiện tích hợp theo hình thức ngẫu nhiên, tự phát; có tới 12,2% GV còn lại chưa từng tiến hành lồng ghép giáo dục các vấn đề khác ngoài phạm vi bài học.

Mặc dù có 87% GV trong phạm vi khảo sát tham gia rất nhiều chủ đề tích hợp trong đó nhiều chủ đề đạt giải cấp thành phố và cấp quốc gia nhưng đa số GV này nhẫm lần giữa dạy tích hợp liên môn và dạy học phát triển năng lực cho người học. Nhiều GV tiếp cận định hướng DHTH rất mơ hồ, các chủ đề biên soạn tích hợp chồng chéo giữa tự nhiên và xã hội.

Về thái độ của GV đối với định hướng tích hợp liên môn Lý – Hóa – Sinh có 80,9 % GV cho rằng cần thiết, 77,4% GV tin định hướng này hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên có 37% GV hoang mang trước định hướng do chưa có sách giáo khoa cụ thể (71,3%); 20% GV nói định hướng không rõ ràng.

49,6% GV bày tỏ chưa tự tin khi dạy học tích hợp do chưa được đào tạo và cần được đào tạo bằng cách được hỗ trợ về chuyên môn, 29,6% GV muốn dạy thử nghiệm tích hợp dưới sự góp ý của chuyên gia.

Về nguồn trang bị kiến thức tích hợp, 92,4% ý kiến cho hay họ nhận kiến thức từ tập huấn, trong đó tiếp thu từ phòng GD chiếm 48,01%. Các trường ĐH đóng vai trò rất thấp trong việc đào tạo giáo viên theo hướng tích hợp (3,57%) có 46,03% ý kiến cho biết họ phải tự tìm hiểu.

Trong khi đó qua khảo sát 249 giáo viên tại 6 trường THPT tại TP.HCM, TS Phạm Thị Lan Phượng khẳng định: có 2,4% trong số GV này không hiểu dạy học phân hóa (DHPH) là gì. 

Ngoài có 28% GV không muốn bàn luận gì về đổi mới giáo dục và chủ trường đổi mới chương trình, sách giáo khoa; Một lượng lớn giáo viên chưa bao giờ áp dụng DHTH và DHPT và chỉ có 30% số GV đồng ý "thay chương trình" để thúc đẩy DHTH, DHPH.

giáo viên, dạy học, TP.HCM, tích hợp
TS Dương Thị Hồng Hiếu : Muốn dạy học tích hợp, phân hóa giáo viên phải biết tích hợp, phân hóa là gì

Ở một khía cạnh khác, ông Đoàn Dũng, giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi cho biết thời kì hội nhập yêu cầu phải biết một ngoại ngữ (phổ biến tiếng Anh) nhưng qua một nghiên cứu ở Quảng Ngãi trong tổng số 1 GS, 1 PGS, 69 TS và 796 thạc sĩ nhưng chỉ có 5 người nói được tiếng Anh. Ngoài ra khảo sát 600 GV tiếng anh từ tiểu học đến THPT chỉ có 13% GV tiểu học,11% GV THCS và chưa đến 5% GV THPT đạt chuẩn.

Nhiều giải pháp

Theo TS Dương Thị Hồng Hiếu, Trường ĐHSP TP.HCM cho biết nhiều giáo viên hiện nay chưa hiểu rõ tích hợp, phân hóa là gì. Nhiều giáo viên dạy tích hợp mới chỉ dừng ở mức độ ghép, đưa ra nhiều liên hệ đang làm loãng kiến thức trọng tâm và dưa thừa nhiều kiến thức không phù hợp.

Theo vị TS này muốn thực hiện được DHTH, DHPH đầu tiên giáo viên phải hiểu rõ dạy tích hợp, phân hóa là gì. Trách nhiệm này thuộc các Sở GD-ĐT, các cơ quan hướng dẫn giáo viên lựa chọn những chủ đề tích hợp…Ngoài ra giáo viên trước khi dạy nên bàn bạc đưa ra những bài học phù hợp.

Ý kiến cô Nguyễn Thị Ngọc Linh, GV THPT Phan Văn Trị, Giồng Trôm, Bến Tre cho biết có 9 năng lực giáo viên phải có sau 2015 để đáp ứng DHTH,DHPH gồm chuẩn đoán nhu cầu và đối tượng dạy học; xây dựng thiết kế kế hoạch dạy học; tổ chức và giải quyết vấn đề trong thực tiễn dạy học; đánh giá kết quả hoạt động dạy học; tự học, nghiê cứu, giáo dục, bồi dưỡng…

Ở mức độ vĩ mô PGS.TS Ngô Minh Oanh, viện trưởng Viện nghiên cứu sư phạm, ĐH SP TP.HCM đề xuất nên duy trì hệ thống giáo dục phổ thông như 12 năm hiện nay trong đó chú trọng tích hợp tối đa ở cấp học dưới, phân hóa ở cấp học trên, các lớp cuối cấp THCS, THPT. 

Duy trì tích hợp xuyên môn, liên môn như môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2,3; Khoa học lớp 4,5; Lịch sử và Địa lý lớp 4,5. Ở bậc THCS,THPT tích hợp trong cùng môn học, liên môn, đa môn với các môn học khác theo nhóm môn hay giữa các môn có kiến thức giao thoa.

Ngoài ra thực hiện việc phân hóa ở THPT thành hai giai đoạn theo kiểu "tú tài bán phần" và "tú tài toàn phần" trong giáo dục ở Việt Nam thời Pháp, Mỹ….

Ông Đoàn Dũng khẳng định, từ nay Quảng Ngãi yêu cầu tuyển giáo viên dạy tiểu học phải có bằng tiếng Anh B1, dạy THCS bằng B2 và THPT phải có bằng C1.

Bộ GD-ĐT chưa có danh sách làm chương trình

Ông Nguyễn Anh Dũng, thành viên ban chỉ đạo đổi mới chương trình SGK (Bộ GD-ĐT) cho biết, Bộ thống nhất không lấy SGK nước ngoài nhưng hiện tại Bộ chưa "dứt khoát" danh sách cá nhân làm chương trình. 

Ở một lĩnh vực khác giáo viên là vấn đề cốt tử đối sau 2015 vẫn chưa sự chuẩn bị cho giáo viên về dạy học tích hợp, phân hóa.

giáo viên, dạy học, TP.HCM, tích hợp
Ông Đoàn Dũng, giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi

Ông Dũng cho hay, dự kiến sau năm 2015 ở cấp học Tiểu học sẽ tích hợp xuyên môn đối với hai lĩnh vực KHTN, KHXH, tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học và tích học đa môn ở những môn học Toán, Tiếng Việt, Lối sống…; 

Bậc THCS tích hợp liên môn ở hai môn KHTN, KHXH. Ở những môn khác tích hợp trong nội bộ môn học và đa môn; 

Bậc THPT chủ yếu tích hợp trong nội bộ môn học và có những môn học tích hợp xuyên môn đối với KHTN và KHXH (môn tự chọn). 

Ở phân hóa không phân ban, thực hiện theo hình thức tự chọn (khoảng 4 môn bắt buộc) mở rộng thêm môn Công dân với tổ quốc.

Lê Huyền



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments