Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Công bố mô hình giáo dục hướng nghiệp mới cho trường phổ thông | Giáo dục

Posted: 06 Dec 2014 07:51 AM PST

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nghe giới thiệu về bộ tài liệu hướng nghiệp mới.Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nghe giới thiệu về bộ tài liệu hướng nghiệp mới.

Bộ tài liệu hướng nghiệp, sáng tạo được  ILO phối hợp cùng các chuyên gia giáo dục đào tạo Việt Nam xây dựng từ tháng 11/2013; sau đó, được Bộ GD&ĐT thẩm định vào tháng 8/2014 để thí điểm mở rộng.

Bộ tài liệu bao gồm sách bài tập học sinh, sách hướng dẫn giáo viên, bộ sách tra cứu thông tin nghề nghiệp và bộ đồ dùng dạy học được kỳ vọng giúp học sinh hiểu rõ hơn về lựa chọn nghề nghiệp tương lai, triển vọng việc làm, ưu nhược điểm bản thân, từ đó đưa ra quyết định với đầy đủ thông tin.

Tài liệu này đã được áp dụng thí điểm với 2.000 học sinh THCS và THPT và 300 thanh niên ngoài nhà trường các tỉnh Phú Thọ, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế trong 6 tháng đầu năm 2014.

Hiện, tài liệu đang được thí điểm mở rộng cho 12.700 học sinh tại 3 tỉnh trên

Trao đổi với báo chí tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Hướng nghiệp tại Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào một số yếu tố. Một là nghề nghiệp của xã hội có đa dạng, bền vững, có nhiều việc làm hay không?

Thứ hai là cách đào tạo năng lực cho học sinh để các em có thể phát huy được sở trường, tự khám phá bản thân để tìm hiểu ngành nghề, có thể thích ứng được với nhiều việc làm, nhiều nghề khác nhau.

Thứ ba là quá trình đào tạo phải hướng dẫn học sinh biết cách xác định bản thân, tìm hiểu ngành nghề, đặc biệt là các xu hướng, khả năng phát triển, khả năng tìm kiếm việc làm, cơ hội thu nhập ở bên ngoài.

Hiện nay, nếu nói về ngành Giáo dục, việc hướng dẫn học sinh tự khám phá, phát huy cao nhất năng lực của mình, biết cách tìm hiểu nhu cầu nghề nghiệp còn hạn chế.

Cách làm thí điểm được giới thiệu tại hội thảo hôm nay khắc phục được những nhược điểm đó.

Đặc biệt, hiện nay, với môi trường công nghệ thông tin, internet, có thể vận dụng điều này để triển khai rộng trong thời gian sắp tới. Đó là nói về hướng nghiệp ở THCS.

Còn với THPT, sắp tới, chương trình cho phép học sinh tự chọn môn, chuyên đề dạy học bên cạnh một số môn bắt buộc. Bộ GD&ĐT cũng muốn phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế ILO thiết kế những cách làm phù hợp với điều kiện dạy học cũng như đặc điểm tâm sinh lý, hướng nghiệp ở THPT.

Trả lời câu hỏi liệu những tài liệu tài liệu hướng nghiệp vừa được giới thiệu có được nhân rộng, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: Quan trọng nhất là những tài liệu này sẽ được đưa lên mạng để giáo viên, phụ huynh, học sinh và tất cả những người có nhu cầu muốn tìm hiểu đều tiếp cận được.

“Kết hợp việc này với tập huấn trực tiếp, Bộ GD&ĐT sẽ hướng dẫn giáo viên biết cách sử dụng bộ tài liệu này, cũng như biết cách hướng dẫn phụ huynh, học sinh sử dụng tài liệu” – Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đổi mới đề thi vào 10 năm học 2015 – 2016 môn Ngữ văn | Giáo dục

Posted: 06 Dec 2014 02:42 AM PST

Theo đó, bài thi được thực hiện trên giấy làm bài với thời gian 120 phút. Yêu cầu về nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp từ 20 – 30% và yêu cầu vận dụng cao từ 70 – 80 % trên tổng số điểm của bài thi.

Phần đọc hiểu (3 điểm): Trả lời các câu hỏi tự luận ngắn về văn bản đã học trong sách giáo khoa hoặc văn bản ngoài sách giáo khoa có chủ đề tương tự, phù hợp.

Trả lời các câu hỏi tự luận ngắn về tiếng Việt; giải bài tập tiếng Việt theo yêu cầu.

Đánh giá khả năng ghi nhớ, nhận biết, tái hiện và vận dụng các đơn vị kiến thức cơ bản, cần thiết, nền tảng đã học về văn học và tiếng Việt.

Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp để đọc hiểu, tiếp nhận văn bản.

Tìm, đặt một nhan đề mới; hoàn thành văn bản với một kết thúc mới; sáng tạo cách dùng từ, đặt câu mới; đề ra phương pháp, cách đọc hiểu và vận dụng kiến thức mới; …

Đánh giá năng lực tư duy sáng tạo, tư duy phản biện. Đánh giá khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ nhiều lĩnh vực, môn học để giải quyết một tình huống đặt ra.

Phần tạo lập văn bản (7 điểm) gồm: Nghị luận xã hội 3 điểm; Nghị luận văn học 4 điểm.

Cụ thể yêu cầu: Viết bài Nghị luận xã hội ngắn về một tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống gần gũi, phù hợp với lứa tuổi.

Đánh giá khả năng thu thập, xử lí thông tin và khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống.

Đánh giá khả năng nhận thức, khám phá bản thân và thế giới xung quanh; khả năng thấu hiểu các giá trị nhân văn.

Đánh giá năng lực cảm thụ thẩm mĩ; năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic; năng lực sử dụng tiếng Việt để bộc lộ, biểu đạt tư tưởng, tình cảm.

Viết bài Nghị luận văn học về văn bản thơ hoặc truyện đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Từ đó có những yêu cầu vận dụng cao như: so sánh, liên hệ với văn bản trong và ngoài sách giáo khoa có chủ đề, thể loại tương tự; rút ra các vấn đề mang tính khái quát về nội dung và hình thức văn học; vận dụng kiến thức để giải quyết một tình huống cụ thể trong đời sống …



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thủ khoa nghị lực của ĐH Phòng cháy chữa cháy

Posted: 06 Dec 2014 01:09 AM PST

“Nhìn vẻ ngoài Khả khá hiền lành nhưng bên trong là nghị lực, ý chí vươn lên mãnh liệt”, đó là nhận xét của nhiều giảng viên ĐH Phòng cháy chữa cháy (PCCC) dành cho thủ khoa đầu ra Trần Văn Khả (23 tuổi, lớp D25B).

Thượng uý Nguyễn Đức Hiến, chủ nhiệm 3 năm đầu của Khả nhớ mãi hình ảnh cậu học trò quê Nam Định hiền lành, chất phát với hoàn cảnh gia đình khó khăn. Bố của Khả không may mất sớm do tai nạn giao thông. Cậu con trai duy nhất khi ấy đang học lớp 9, trở thành trụ cột trong gia đình có mẹ làm nông, chị gái hơn một tuổi. Những mảnh ruộng, gánh rau không đủ giúp mẹ Khả nuôi hai người con ăn học. Mẹ từng buồn bã nói với Khả như thế khi em bước vào năm lớp 12, chị gái là sinh viên. Quyết tâm không dừng sự học, Khả đăng ký thi vào ĐH Phòng cháy chữa cháy để mẹ bớt gánh nặng.

thu-khoa-DH-PCCC-4996-1417841540.jpg

Trần Văn Khả, Thủ khoa tốt nghiệp của ĐH Phòng cháy chữa cháy. Ảnh: ĐH PCCC.

“Đỗ vào trường không thuộc tốp đạt điểm cao nhưng trong quá trình học tập, rèn luyện, Khả đã rất chăm chỉ, nỗ lực. Em ấy có tinh thần học hỏi nổi trội, hay tham gia phát biểu ý kiến và hỏi thầy cô những kiến thức mình chưa hiểu”, Thượng uý Hiến nói.

Chủ nhiệm lớp D25B những năm sau, Đại uý Phạm Thành Trung cũng ngợi khen: “Trần Văn Khả là tấm gương tiêu biểu trong học tập và rèn luyện để bạn bè và các khoá sau noi theo”.

5 năm liền Khả được Hiệu trưởng nhà trường tặng giấy khen “Học viên Giỏi”, Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND tặng giấy khen “Học viên Giỏi toàn khóa học” và “Đạt thành tích xuất sắc trong 3 năm thực hiện cuộc vận động CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”. Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động cũng tặng giấy khen cho học viên Trần Văn Khả vì “Có thành tích xuất sắc trong tập luyện diễu binh kỉ niệm 65 năm ngày truyền thống lực lượng CAND”… Cuối tháng 8 vừa qua, Khả một lần nữa được vinh danh trong Lễ tuyên dương Thủ khoa tốt nghiệp các trường ĐH, Học viện trên địa bàn Hà Nội. Em đạt 9,2 điểm rèn luyện là và điểm trung bình chung học tập toàn khóa 8,2.

Chia sẻ về bí quyết học tập của mình, Khả cho biết, em không thuộc diện “mọt sách” nhưng có ý thức tiếp thu bài từ đầu kì, hay hỏi giáo viên và “tăng tốc” vào dịp thi cử. Động lực giúp Khả liên tiếp đứng đấu khoá là khát khao khẳng định bản thân, đặc biệt để mẹ được yên lòng. 

“Gia đình em không giống các bạn khác nên nhiều khi em cứ phải ước “giá mà”, “nếu như”… Em bị tự ti vì hoàn cảnh nên muốn khẳng định mình, đồng thời để mẹ được an lòng rằng con trai học tốt, tương lai sẽ có công việc ổn định", Khả tâm sự.

thu-khoa-3-3911-1417841541.jpg

Thủ khoa Trần Văn Khả (ngoài cùng bên phải) được trao thưởng trong Lễ bế giảng của ĐH Phòng cháy chữa cháy. Tháng 8/2014, Khải được vinh danh trong Lễ tuyên dương thủ khoa tốt nghiệp các trường ĐH, Học viện trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: ĐH PCCC.

Khả đã từ chối nhiều người cho mình tiền vì thương hại hoàn cảnh khó khăn. Thời gian đầu học ĐH, em sống khép kín mình với bạn bè. Phải đến 2 tháng hè năm thứ nhất, mặc đồ PCCC dày cộp với mũ nặng gần 2kg, tập điều lệnh dưới cái nóng kỉ lục Hà Nội (34-40 độ), Khả mới mở rộng tấm lòng và trân quý hơn tình đồng đội, biết hi sinh vì tập thể.

Cũng nhờ thời gian này, cậu sinh viên ban đầu chọn ĐH Phòng cháy chữa cháy như phương án “cứu cánh” khi mẹ không có tiền cho ăn học, giờ thấy yêu, tự hào và muốn gắn bó ngành nghề cao quý này.

Từ năm thứ 4 ĐH, Khả tham gia đội “Chữa cháy và cứu nạn cứu hộ học tập” của trường. Mùa đông năm 2012 khi được cấp trên điều động tham gia vụ cháy quán rượu cao 6 tầng ở Trần Duy Hưng (Hà Nội), đội cứu hộ ĐH PCCC đã đến sớm nhất. Khả và các sinh viên năm 4 khi ấy, dưới sự chỉ huy của đội trưởng và các sinh viên năm thứ 5, đã tiếp nước, hỗ trợ chữa cháy.

“Khi chúng em đến, lửa và khói vẫn bốc lên khá cao, cháy từ tầng 2 đến tầng 6. Hai bên toà nhà không tiếp cận được và mặt trước có tấm quảng cáo lớn chắn nên việc vào bên trong hiện trường gặp khó khăn. Phun nước vào dập lửa được một lúc thì những chai rượu ngoại vì sức nóng lại bị vỡ ra, lửa bùng lên. Chúng em phải chữa cháy, cứu hộ từ 23h đến 6h sáng hôm sau mới hoàn thành và được trở về”, Khả kể.

Chàng sinh viên ĐH PCCC còn nhớ hôm đó khi đang đỡ ống nước để chiến sĩ trên thang phun vào trong toà nhà, ống bị vỡ và Khả hứng trọn nhiều khối nước. Lúc đó vừa vì chỉ nghĩ đến chữa cháy, em không cảm thấy lạnh nhưng trên đường về trường, Khả bắt đầu run lên. “Nghề của chúng em có rất nhiều nguy hiểm. Đôi khi chữa cháy xong về phòng nằm nghĩ lại, em mới thấy sợ. Một vài trường hợp, nếu không cẩn thận, chúng em đã có thể bị nguy hiểm tính mạng rồi”, Khả tâm sự.

Tốt nghiệp ĐH, thủ khoa đầu ra Trần Văn Khả xin ở lại trường làm công tác giảng dạy. Thời gian này em vẫn tiếp tục tham gia đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của trường, với vai trò đội trưởng.

Khả được Đại uý Trung- giáo viên chủ nhiệm nhận xét là “có tố chất của cán bộ PCCC”. Ngoài thể lực và kiến thức chuyên ngành tốt, em còn điềm đạm và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. “Đội trưởng PCCC cũng sẽ tham gia chiến đấu cùng các chiến sĩ nên cần thể lực tốt. Kiến thức chuyên môn, sự điềm đạm, óc quan sát, phân tích… giúp người đội trưởng xử lý được tốt tình hình và chỉ huy đội hình tác chiến phù hợp. Ngoài ra, cần làm tốt công tác tư tưởng cho anh em, điều này là lợi thế của các cán bộ được chiến sĩ yêu mến”, Đại uý Trung nói.

Quỳnh Trang



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vinschool triển khai chương trình “Lãnh đạo bản thân” toàn hệ thống

Posted: 06 Dec 2014 01:01 AM PST

Ngày 6/12/2014, tại Hà nội, Hệ thống giáo dục Vinschool đã ký thỏa thuận hợp tác với  FCE Vietnam để  triển khai chương trình "Lãnh đạo bản thân" (The Leader in Me) của Tổ chức giáo dục toàn cầu Franklin Covey trên toàn hệ thống nhằm rèn luyện cho học sinh 7 thói quen tốt để trở nên thành đạt.

Chương trình đã có mặt tại hơn 2.000 trường học tại 150 quốc gia trên toàn cầu và được đánh giá là "đòn bẩy" tạo nên những thay đổi đột phá trong học sinh.

Bà Ella Bjornsdottir, Giám đốc điều hành Tập đoàn Franklin Covey vùng Trung Đông và Châu Á tin tưởng Vinschool sẽ là trường học đầu tiên ở Việt Nam triển khai thành công và ghi dấu trên bản đồ của hệ thống The Leader In Me thế giới với những thế hệ học sinh phát triển toàn diện.

Chương trình chuyển đổi tư duy "Lãnh đạo bản thân" ("The Leader In Me"- viết tắt là TLIM) là chương trình chuyển đổi tư duy của Tổ chức giáo dục toàn cầu Franklin Covey (Mỹ) được phát triển từ những năm 1999 và đạt được những thành tựu nổi tiếng thế giới về phát triển các khả năng tiềm tàng trong mỗi con người. Với triết lý "mọi cá nhân đều có tiềm năng và việc chúng ta cần làm là kích hoạt để phát triển những tiềm năng đó", chương trình kỳ vọng trang bị cho học sinh các giá trị về nhân cách, phẩm chất và những thói quen tốt, trước hết để chủ động nâng cao thành tích học tập và rèn luyện nền nếp kỷ luật, lâu dài hơn là hoàn thiện bản thân và phát triển toàn diện để sống thành công, sống có ích trong cuộc sống tương lai.

Thông qua nhiều hoạt động, học sinh Vinschool sẽ được rèn luyện 7 thói quen để trở thành người thành đạt, gồm: Sống chủ động; Bắt đầu với mục tiêu; Ưu tiên việc quan trọng; Tư duy cùng thắng; Hiểu rồi được hiểu; Hợp lực và liên tục Rèn giũa bản thân. 7 thói quen này sẽ khơi dậy tố chất tự nhiên của học sinh, giúp các em chủ động, biết đặt mục tiêu, biết lập kế hoạch, ưu tiêu những mục tiêu quan trọng và biết cách hợp tác với nhau để cùng thành công.

"TLIM-The Leader in Me là một dự án quan trọng của Vinschool với chuỗi hoạt động liên tục, xuyên suốt trong 3 năm với mục tiêu rèn giũa cho học sinh 7 thói quen tốt để trở nên thành đạt. Chúng tôi hiểu rằng, muốn học sinh thay đổi, trước hết từng nhà quản lý, giáo viên, phụ huynh… cần chủ động thay đổi chính mình. Mỗi thầy cô và phụ huynh Vinschool, khi tham gia chương trình đều tự nguyện thực hiện "Hợp đồng 7 tuần", cam kết mỗi tuần rèn luyện cho mình một thói quen tích cực, để từ đó lan tỏa tới học sinh. Chúng tôi lựa chọn TLIM vì đây là  chương trình có hệ tư duy phù hợp với những giá trị cốt lõi của Vinschool, đồng thời đã được kiểm chứng thành công ở nhiều trường học, nhiều quốc gia trên thế giới", bà Lê Mai Lan – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Vinschool chia sẻ.

Bà Ella Bjornsdottir, Giám đốc điều hành Tập đoàn Franklin Covey vùng Trung Đông và Châu Á và bà Lê Mai Lan – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Vinschool và ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình "The Leader in Me" tại Vinschool sáng 6/12

Tại Vinschool, chuỗi hoạt động của chương trình nổi tiếng thế giới này được chia thành 2 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Franklin Covey vùng Trung Đông và Châu Á, bà Ella Bjornsdottir từ Hoa Kỳ sẽ tới Việt Nam đào tạo cho toàn thể cán bộ giáo viên và đại diện ban phụ huynh các lớp, tạo ra các mong muốn thay đổi từ bên trong mỗi cá nhân. Đồng thời, FCE cũng sẽ tập huấn, hướng dẫn và chuyển giao các quy trình, bộ công cụ hiệu quả để Vinschool triển khai thực hiện.

Trong giai đoạn sau, các thầy cô Vinschool sẽ truyền tải tư tưởng TLIM cho học sinh thông qua các bài học trên lớp, đồng thời thúc đẩy các tiểu dự án mà học sinh sẽ là nhân tố lãnh đạo trong các hoạt động, sinh hoạt then chốt của nhà trường. Phụ huynh tham gia giai đoạn này với vai trò hợp lực với giáo viên, xây dựng môi trường "Lãnh đạo bản thân" trong gia đình để đồng nhất mục tiêu với nhà trường, mang lại hiệu quả tốt nhất trong giáo dục.

"Franklin Covey đã triển khai dự án The Leader In Me tại nhiều trường học trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, đây là nơi tiên phong đưa phụ huynh vào tham gia ngay từ giai đoạn đầu tiên. Với đội ngũ giáo viên và lãnh đạo chuyên nghiệp, luôn hướng tới sự xuất sắc và có tư duy cấp tiến, với những phụ huynh đồng lòng với triết lý giáo dục của nhà trường, tôi tin rằng Vinschool sẽ là trường học đầu tiên ở Việt Nam triển khai thành công và ghi dấu trên bản đồ của hệ thống The Leader In Me thế giới với những thế hệ học sinh phát triển toàn diện", bà Ella Bjornsdottir – Giám đốc điều hành Tập đoàn Franklin Covey vùng Trung Đông và Châu Á khẳng định.



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cậu bé nghèo hiếu học thay cha mẹ chăm em từ tuổi lên 10

Posted: 06 Dec 2014 12:49 AM PST

Mẹ bỏ đi từ khi 2 tuổi và sự cùng cực khi phải lao động quần quật để nuôi em, chăm nom người cha ngã bệnh nằm liệt giường cho đến lúc cha mất khi mới 10 tuổi, thế nhưng Lê Thanh Truyền – hiện đang học lớp 12A8, trường THPT Đức Phổ, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) vẫn luôn giữ nụ cười trên môi.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nữ sinh khiếm thị chế máy đếm tiền phát ra tiếng nói | Giáo dục

Posted: 06 Dec 2014 12:32 AM PST

Tôi biết Lê Hương Giang qua những bài viết trên chuyên mục "Niềm tin ánh sáng" của VOV Giao thông. Sở hữu giọng đọc nhẹ nhàng, trong trẻo, Giang trở thành cộng tác viên "ruột" của VOV2, VOV Giao thông nhiều năm nay.

Nghị lực cô bé có thị lực 0,25/10


Hẹn gặp phỏng vấn, Hương Giang có vẻ e ngại: "Em có thành tích gì đâu mà viết ạ! Còn nhiều bạn giỏi hơn em gấp trăm lần". Nhìn khuôn mặt rạng ngời, đôi mắt to, tròn, sáng và qua cách nói chuyện vui vẻ, lạc quan của em khó ai nghĩ Hương Giang là người khiếm thị với đôi mắt chỉ còn chưa đến 1/10 thị lực.

Ngày nhỏ, mẹ giơ chiếc khăn đỏ trước mặt nhưng không thấy đôi mắt em đưa theo bèn đưa em đến bệnh viện khám. Hương Giang được chẩn đoán mắc căn bệnh thoái hóa võng mạc. Giang kể, từ khi còn ẵm ngửa đến hết tiểu học, phần lớn thời gian em phải ở trong bệnh viện tập phản xạ mắt, khám hay mổ kéo lác. Thương con không còn đôi mắt sáng, bố mẹ đưa em đi khắp nơi chạy chữa đông tây y đủ cả nhưng đều nhận cái lắc đầu. Từ đó, đôi mắt của Giang mờ dần và chìm trong bóng tối.

Mặc dù không thấy rõ ràng, Hương Giang luôn nỗ lực hòa nhập và phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập không kém gì các bạn bình thường. Những năm tháng học tiểu học, Giang viết chữ hầu như theo cảm giác, còn đọc sách phải dùng kính lúp…

Đến khi học THCS, Giang kể mình gần như suy sụp vì học hành sa sút với môi trường học tập mới ở PTCS Nguyễn Đình Chiểu. Giang nhớ lại: "Thay vì đọc sách bằng kính lúp, em phải tập làm quen với bóng tối vì thời điểm đó em chỉ phân biệt được sáng tối. Các bạn khiếm thị đã giúp em định hướng đường đi, học chữ nổi và tự phục vụ bản thân với đôi mắt không thấy gì nữa. Em ít nói chuyện, giao lưu với mọi người mà chỉ ngồi một mình trong phòng ký túc xá".

Đã từng bi quan nghĩ con đường học hành của mình có thể bị dừng lại nhưng đến cuối năm lớp 8, đầu lớp 9, Giang thay đổi khi em bắt đầu tham gia hoạt động văn nghệ, lớp nghệ thuật của trường, từ làm gốm, học đàn guitar, ca hát, nhảy múa… Những hoạt động ấy đã giúp Giang khẳng định mình và trở thành cộng tác viên cho chương trình thiếu nhi của Đài VOV2.

Khi học THPT, Giang là học sinh khiếm thị duy nhất của trường THPT Thăng Long. Tiếp tục tham gia hoạt động ngoại khóa, nỗ lực học tập, Giang trở thành Chủ tịch CLB Phóng viên của trường và bắt đầu tham gia cộng tác cho chương trình "Niềm tin ánh sáng" của VOV Giao thông, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Hương Giang làm cộng tác viên cho VOV Giao thông

Đi nhiều nước, muốn trở thành nhà tâm lý


Hiện nay, Lê Hương Giang đang là sinh viên năm thứ nhất của Khoa Tâm lý K59 – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Chia sẻ lý do theo học ngành này, Hương Giang tâm sự: "Từ nhỏ em đã theo chân nhiều tổ chức đến vùng sâu, vùng xa để chia sẻ câu chuyện của bản thân cho những bạn khiếm thị, khuyết tật. Đồng thời động viên bố mẹ các bạn hãy luôn tin tưởng vào khả năng học tập, làm việc của con cái họ. 

Sau những chuyến đi như thế, em cảm giác mình thật may mắn so với nhiều bạn khiếm thị không được đến trường do hoàn cảnh gia đình. Bản thân em là người khiếm thị nên em mong muốn trở thành chuyên gia tâm lý giúp đỡ các bạn khuyết tật khác trong cuộc sống, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác".

Ước mơ đó hoàn toàn không xa vời đối với cô nữ sinh năng động, lạc quan và tài năng như Hương Giang. Bản thân Giang đã từng tham gia cuộc thi Thách thức Công nghệ thông tin với thanh niên khuyết tật toàn cầu năm 2012 tại Incheon Hàn Quốc và năm 2013 tại Bangkok – Thái Lan.

Ý tưởng chế tạo ra chiếc máy đếm tiền, phân biệt tiền giả phát ra tiếng nói phục vụ cho việc kinh doanh của người khiếm thị giúp em giành giải ba trong "Hội thi Khoa học Kỹ thuật Intel ISEF" và được tuyển thẳng vào trường ĐH KHXH&NV. Giang cho biết: "Hiện nay, ý tưởng mới dừng lại ở mô hình thiết kế nhưng với những gì em đã nghiên cứu thì hy vọng chiếc máy này sẽ được sản xuất và đưa vào thị trường với giá thành rẻ nhất để hỗ trợ kinh doanh cho người khiếm thị".

Chia sẻ kỷ niệm lần sang Hàn Quốc, Giang ấn tượng với hình ảnh một thí sinh khuyết tật nằm trên sàn nhà với chiếc máy tính, đôi tay cử động vài ngón để hoàn thành tốt phần thi của mình. Đó cũng là tấm gương cho Giang cảm thấy mình may mắn và cần nỗ lực thực hiện ước mơ mở trung tâm tư vấn tâm lý để giúp đỡ nhiều bạn khuyết tật hơn nữa.

Hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều nước trên thế giới, người khuyết tật gặp nhiều rào cản, khó khăn để khẳng định bản thân. Có thể từ chính sự hoài nghi, mặc cảm, thiếu tự tin về bản thân của họ hay từ gia đình khi quá quan tâm hay không tin tưởng vào khả năng của con cái mình.

"Đặc biệt, xã hội đang có cái nhìn thương hại đối với người khuyết tật. Em mong muốn mọi người có cái nhìn công bằng về khả năng học tập, làm việc như người bình thường của người khuyết tật", Hương Giang khẳng định.

Đối với cô nữ sinh xinh đẹp, tài năng này, cuộc sống của người khiếm thị cũng như người bình thường, bóng tối cũng không đáng sợ như mọi người tưởng. 

Mặc dù không nhìn thấy nhưng Giang không hề tuyệt vọng. Giang mượn lời nhà thơ Xuân Diệu "là một, là riêng, là duy nhất" để nói về bản thân không muốn trở thành ai cả. Cô chỉ muốn là chính mình!



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thăm làng tiến sĩ ở xứ dừa – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 06 Dec 2014 12:27 AM PST

Từ làng quê nghèo trở thành ông cử, bà cử

Từ trung tâm huyện Ba Tri đến xã Vĩnh Hoà chưa đến 10 km nhưng nơi đây từ lâu là một xã thuần nông nghèo với nghề trồng lúa, chăn nuôi. Tuy là xã nghèo nhưng từ xưa nơi đây nổi tiếng là xã hiếu học của tỉnh Bến Tre. Theo thống kê toàn xã có 7 tiến sĩ, 40 thạc sĩ và hàng trăm cử nhân xuất thân từ vùng quê nghèo khó này thành tài đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của đất nước. Ông Hồ Văn Phúc, phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa, cho biết: "Đây là xã nghèo diện tích đất sản xuất ít nên người dân rất cần cù trồng trọt, chăn nuôi. Điều đặc biệt do nghèo khó nên ai cũng có tư tưởng cho con cầm viết chứ không muốn cho cầm cày vất vả như thế hệ cha ông. Vậy là thành phong trào rất nhiều người học hành thành tài".

Những tấm gương học giỏi được tuyên dương hàng năm ở trường Tiểu học Vĩnh Hoà

Những tấm gương học giỏi được tuyên dương hàng năm ở trường Tiểu học Vĩnh Hoà

Theo ông Phúc, những tiền sĩ nổi tiếng ở địa phương có thể thống kê được như tiến sĩ Nguyễn Tấn Mẫn, nguyên thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; tiến sĩ Dương Thành Đa, nguyên phó giám đốc Công ty Điện máy miền Nam; tiến sĩ Nguyễn Ngọc Cẩn, nguyên hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm kỹ thuật Thủ Đức (nay là Đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM); tiến sĩ Lê Thị Cúc, nguyên giảng viên Trường đại học Nông nghiệp; tiến sĩ Nguyễn Văn Huấn, phó giám đốc Sở Giáo dục & đào tạo tỉnh Bến Tre… Còn đối với thạc sĩ, cử nhân thì chỉ biết số lượng chứ chưa biết chính xác họ tên. Trung bình mỗi năm ở địa phương có khoảng 20 đến 30 em học hết lớp 12 thi đỗ vào các trường đại học.

Học sinh trường tiểu học Vĩnh Hoà

Học sinh trường tiểu học Vĩnh Hoà

Để tiếp thêm tinh thần cho các em, mỗi năm sau kỳ thi đại học địa phương sẽ tổ chức buổi lễ tuyên dương, khen thưởng các em có thành tích đỗ đại học. Mỗi em nhận được suất học bổng vài trăm ngàn để chuẩn bị hành trang lên thành phố nhập học. Năm nào cũng có vài chục em ở địa phương thi đỗ đại học.

Những câu chuyện vượt khó tìm con chữ

Nhiều câu chuyện việc phấn đấu vươn lên trong học tập ở đất Vĩnh Hoà được truyền miệng từ đời này sang đời khác để giáo dục các thế hệ noi theo. Trong đó tấm gương những tiến sĩ, thạc sĩ thành tài hay những gia đình hiếu học được nhiều người nhắc tới.

Ông Nguyễn Văn Thạnh, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học xã Vĩnh Hoà cho biết: "Ở địa phương có rất nhiều tấm gương vượt khó, hiếu học. Chẳng hạn câu chuyện về gia đình cha cùng 2 người con cùng học lớp bổ túc buổi tối để lấy kiến thức. Khi trên lớp hay về nhà thì cha con tranh luận về cách giải một bài toán ỏm tỏi bình thường như bạn bè…".

Dù nghèo khó nhưng ông Phuôn vẫn chắc chiu lo cho con ăn học

Dù nghèo khó nhưng ông Phuôn vẫn chắc chiu lo cho con ăn học

Ngoài ra, theo ông Thạnh nhiều gia đình còn truyền miệng câu chuyện phấn đấu vươn lên của cô giáo tên Nguyễn Thanh Thuỷ hiện đã về hưu. Mấy chục năm trước cô Thuỷ làm nghề trồng rau rồi gánh ra chợ bán. Tuy nhiên, đùng 1 cái cô trở thành giáo viên mà hàng xóm, láng giềng cũng bất ngờ. Hỏi ra mới biết, ban ngày trồng rau ra đem ra chợ bán, tối về cô đạp xe gần 10 km lên trung tâm huyện học bổ túc rồi học sư phạm để trở thành một giáo viên. Hay hiện tại trường hợp phấn đấu vươn lên của cô Trần Thanh Thảo, SN 1981 hiện là sinh viên năm thứ nhất cũng được nhiều người thán phục. Do nhà nghèo Thảo nghỉ học từ năm lớp 6 để phục gia đình. Hơn chục năm sau khi đã lấy chồng, có 2 đứa con cô vẫn đăng ký đi học bổ túc cấp 2 rồi cấp 3 và thi đổ vào trường cao đẳng sư phạm…

Hầu hết những gia đình ở đất Vĩnh Hoà đều chọn con đường cho con em mình học chữ dù nghèo khó. Gia đình ông Trần Văn Phuôn, 67 tuổi (ngụ ấp Bến Vựa, xã Vĩnh Hoà) chỉ có mấy công đất ruộng trong khi cả chục đứa con đang tuổi ăn, tuổi học. Ông Phuôn cho biết: "Thời điểm sau năm 1980 ở địa phương cải cách ruộng đất, mỗi gia đình đều được chia đất theo nhân khẩu nên nhà nào cũng có mấy công đất chỉ đủ ăn. Vì vậy, chỉ có thể cho mấy đứa con ăn học mới thoát nghèo được. Suốt nhiều năm tôi vừa làm ruộng, nuôi bò để nuôi mấy đứa con ăn học. Bây giờ hầu hết những đứa con đều thành tài với những tấm bằng cử nhân, bác sĩ, y sĩ công tác tại huyện nhà và trên trung tâm tỉnh". Theo ông phuôn, hầu như nhà nào cũng ráng cho con ăn học và coi như đó là tài sản duy nhất để lại cho con.

Làng quê thuần nông có nhiều tiến sĩ đỗ đạt thành tài

Làng quê thuần nông có nhiều tiến sĩ đỗ đạt thành tài

Bây giờ vùng đất Vĩnh Hoà cũng còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều gia đình vẫn quyết tâm cho con ăn học. Hằng năm, những người con thành tài đang làm việc ở khắp nơi trên cả nước đóng góp tiền bạc, vật chất để giúp những học sinh nghèo tới lớp. Từ đó trở thành truyền thống để vùng đất thuần nông này ngày càng nhiều ông cử, bà cử.

Minh Giang

Xem thêm :trung tâm, Ba Tri, trường cao đẳng, hiếu học, thủ đức, thạc sĩ, cử nhân, câu chuyện, tiến sĩ, bộ giao thông vận tải,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa ở trường trung học đáp ứng yêu cầu chương trình và SGK sau 2015 | Giáo dục

Posted: 05 Dec 2014 11:40 PM PST

PGS.TS Ngô Minh Oanh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TPHCM - phát biểu tại hội thảoPGS.TS Ngô Minh Oanh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TPHCM – phát biểu tại hội thảo

Cần thống nhất cách hiểu

Theo báo cáo đề dẫn của TS Phạm Thị Lan Phượng – Viện Nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TPHCM (Viện NCGD), vấn đề dạy học tích hợp (DHTH) và dạy học phân hóa (DHPH) ở bậc phổ thông mà Việt Nam đang mong muốn thực hiện hiện nay đó là triển khai DHTH và DHPH một cách đồng bộ và có hệ thống thay vì dựa vào những lựa chọn linh động của GV về nội dung và phương pháp dạy học. 

Điều này có nghĩa cần phải có một khung chỉ dẫn để giúp GV và HS biết được họ cần phải làm gì và được phép làm gì để thực hiện DHTH và DHPH một cách có hệ thống. 

Hay nói một cách khác, vấn đề DHTH và DHPH mà được coi là trọng tâm của xây dựng chương trình phổ thông giai đoạn sau năm 2015 không những đòi hỏi một sự thay đổi về chương trình (CT) học và sách giáo khoa (SGK) mà còn đòi hỏi một sự thay đổi về quan niệm và về kỹ thuật dạy học.

Nhiều đại biểu đồng tình, DHTH và DHPH là một quan niệm, một cách tiếp cận chứ không phải là một kỹ thuật dạy học. TS Võ Văn Duyên Em (Khoa Hóa học – Trường Đại học Quy Nhơn), TS Phạm Thị Kim Anh (Viện Nghiên cứu Sư phạm – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) và ThS Hoàng Ngọc Hùng (Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng) đều có cùng cách hiểu về DHTH giống TS Nguyễn Thị Kim Dung (Viện NCGD) là "DHTH nhằm hình ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huốn thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau". 

Một vấn đề khác, thu hút sự quan tậm của nhiều tác giả là sự cần thiết phải thay đổi đào tạo và bồi dưỡng GV cho phù hợp với mục tiêu DHTH và DHPH trong chương trình phổ thông sau năm 2015. 

TS Phạm Thị Kim Anh (Viện Nghiên cứu Sư phạm – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), ThS Nguyễn Đắc Thanh (Khoa Tâm lý giáo dục – Trường Đại học Sư phạm TPHCM), GV Nguyễn Thị Ngọc Linh (Trường THPT Phan Văn Trị – Bến Tre) và TS Trần Thị Nâu (Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ), ThS Nguyễn Thị Cẩm Vân (Khoa Sư phạm kỹ thuật – Trường Đại học Sài Gòn) đã chỉ ra những tiêu chuẩn mới cần đặt ra về năng lực GV và nhận định cần nhiều thời gian để có thể đào tạo ra đội ngũ này. 

"Giải pháp khả thi có thể giải quyết những bất cập trên là các trường ĐHSP nhanh chóng sắp xếp, thiết kế lại chương trình đào tạo GV theo hướng tích hợp; tổ chức đào tạo SV theo chương trình đó để họ có khả năng dạy tích hợp một số môn học cùng lĩnh vực như: Các môn khoa học tự nhiên; các môn khoa học xã hội nhân văn và các môn ngoại ngữ, tin học và công nghệ. 

Các giáo viên đào tạo theo một trong các chương trình cử nhân trên có thể làm giáo viên đứng lớp cho tất cả các lớp của chương trình phổ thông" – TS Phạm Thị Kim Anh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đề xuất.


 Các đại biểu là chuyên gia, nhà nghiên cứu, giáo viên tham gia hội thảo

Giải pháp để giáo viên nắm được chính xác cách DHTH và DHPH 

Nghiên cứu sinh Trương Thị Thanh Mai và Thái Thùy Trang (Khoa Sinh – Môi trường, Trường ĐHSP Đà Nẵng) đề xuất: "Cần tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng về DHTH một cách qui mô, hiệu quả, tránh việc làm qua loa, đại khái. Ngoài việc làm rõ những vấn đề lí thuyết, cần tạo điều kiện cho GV được thực hành soạn giáo án và dạy học thử nghiệm. Phát huy tối đa sự tập trung của GV trong các buổi tập huấn, bồi dưỡng; 

Các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm cần nhanh chóng rà soát chương trình, thiết kế môn học, chuyên đề hoặc tổ chức các buổi seminar, workshop về DHTH nhằm cập nhật các kiến thức, kĩ năng DHTH, từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực DHTH cho sinh viên, tạo điều kiện tối ưu cho SV có thể thực thi nghề nghiệp ngay sau khi ra trường, nhằm tránh lãng phí kinh phí và thời gian đào tạo lại…".

Chia sẻ về kinh nghiệm DHTH và DHPH của giáo viên Đoàn Thị Hải Lý (Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM) đã thể hiện cách triển khai dạy học đổi mới rất sâu sắc. Cô Lý đã thiết kế các bài học trong môn Ngữ văn THPT không theo cấu trúc kiến thức trong CT học phổ thông mà theo chủ đề được HS quan tâm và căn cứ vào yêu cầu về nội dung chương trình học. 

Cụ thể: Các chủ đề là các nhà thơ, nhà văn được HS yêu mến. Trong các dự án, cô Lý đã đặt ra các yêu cầu về năng lực tư duy, kiến thức môn học, các kĩ năng khác và đề xuất các hoạt động để HS tham gia tìm hiểu, đọc tài liệu, thu thập và xử lý thông tin và tạo ra sản phẩm. 

Chính trong quá trình tham gia dự án này, HS đã hình thành nên được năng lực giải quyết tình huống thực tế, chính là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học. Đây cũng chính là cách tiếp cận và thực hành dạy học mà chương trình phổ thông sau năm 2015 muốn nhắm tới. 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

TPHCM: Giải thể 11 cơ sở ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa

Posted: 05 Dec 2014 10:46 PM PST

Sở GD&ĐT TP.HCM vừa ra quyết định giải thể 11 cơ sở ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa thuộc nhiều trường trên địa bàn.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Giáo viên lúng túng trước việc đổi mới phương pháp dạy

Posted: 05 Dec 2014 10:06 PM PST

Tại buổi Hội thảo dạy học tích hợp được tổ chức tại ĐH Sư phạm TP HCM ngày 5/12, TS Võ Văn Duyên Em, khoa Hóa học – ĐH Quy Nhơn đánh giá, việc thực hiện dạy học theo hướng tích hợp trong từng môn và liên môn sẽ giúp học sinh phát triển các năng lực, đặc biệt là trí tưởng tượng khoa học và năng lực tư duy vì nó luôn tạo ra các tình huống để học sinh vận dụng kiến thức gần với cuộc sống.

Đồng thời việc dạy học theo hướng tích hợp sẽ giảm tải được khối lượng kiến thức và thời lượng đối với mỗi môn học theo quy định, giúp học sinh hứng thú với hơn với việc học.

unnamed-4312-1417779612.jpg

‘Nhiều giáo viên còn hiểu sai, hiểu nhầm về phương pháp đổi mới dạy học theo hướng tích hợp’, cô Mai nói. Ảnh: Nguyễn Loan

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc dạy học theo hướng tích hợp cần phải có hướng dẫn và lộ trình cụ thể vì trên thực tế nhiều giáo viên vẫn đang hiểu sai, hiểu nhầm khái niệm này.

Theo cô Trương Thị Thanh Mai, khoa Sinh – Môi trường, ĐH Sư phạm Đà Nẵng thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy cần phải được thực hiện từ các “lò” sư phạm đào tạo giáo viên. 

Cô Mai cho biết đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa được Chính Phủ giao Bộ Giáo dục thực hiện từ năm 2010, tính đến nay đã gần 5 năm nhưng bản dự thảo của đề án chỉ mới được đưa ra và đang từng bước thực hiện. Do đó các trường ĐH, CĐ đào tạo ngành sư phạm chưa định hướng được việc đào tạo giáo viên theo hướng dạy tích hợp, đổi mới. Hiện nhiều trường vẫn giữ nguyên khung chương trình đào tạo, không có sự điều chỉnh, bổ sung các môn dạy và phương pháp cần thiết để đào tạo giáo viên theo hướng yêu cầu của Bộ.

“Trên thực tế phần lớn giáo viên chưa hiểu hết vấn đề dạy tích hợp là như thế nào, nhiều giáo viên còn nhầm lẫn cả trong khái niệm chứ đừng nói đến cách dạy, nhất là những giáo viên mới ra trường” cô Mai phát biểu và thông tin thêm trong kết quả điều tra của nữ giáo viên này có đến 40% giáo viên còn nhầm lẫn trong các khái niệm. Một số giáo viên khác khi thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy cũng mang tính chất ngẫu nhiên, tự phát chứ chưa có định hướng rõ ràng.

Tương tự, TS Dương Thị Hồng Hiếu, khoa Ngữ văn ĐH Sư phạm TP HCM cũng cho rằng việc dạy học theo hướng tích hợp, nhiều giáo viên chỉ dừng lại ở việc tích hợp theo kiểu lồng ghép. Nghĩa là khi dạy môn của mình thì một số giáo viên đưa vào một số liên hệ với bộ môn khác một cách không cần thiết.

“Với cách dạy này không những không mang lại kết quả mà nó còn làm loảng nội dung chính của bài vì phải chia sẻ thời lượng cho những kiến thức khác mà giáo viên cho đó là tích hợp”, tiến sĩ Hiếu nói và cho rằng giáo viên cần phải lựa chọn những kiến thức, chủ đề tương đương để tích hợp chứ không phải mở rộng lan man ra những kiến thức bên ngoài vào một bài học trong chương trình. Theo bà thì các trường sư phạm và Sở giáo dục phải có hướng dẫn cụ thể cho giáo viên về phương pháp đổi mới dạy học này.

IMG-4997-JPG-1510-1417779612.jpg

Theo ông Nguyễn Anh Dũng thì vấn đề chủ chốt nhất trong việc thành công đổi mới giáo dục là những giáo viên trực tiếp đứng lớp. Ảnh: Nguyễn Loan

Có mặt tại buổi hội thảo, TS Nguyễn Anh Dũng – Nguyên Viện phó Viện nghiên cứu giáo dục và là thành viên Ban chỉ đạo đổi mới sách giáo khoa của Bộ cho biết, theo định hướng của Bộ GD&ĐT thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp sẽ phân theo từng cấp.

Đối với bậc tiểu học thì sẽ tích hợp riêng môn đối với hai lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Giáo viên phải tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học, còn đối với các môn như Toán, tiếng Việt, lối sống đạo đức… thì có thể tích hợp đa môn.

Đối với bậc THCS thì sẽ sẽ tích hợp liên môn đối với các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, những môn khác sẽ tích hợp nội bộ môn học và nhiều môn có kiến thức tương đồng lại với nhau.

Còn ở bậc THPT thì chủ yếu tích hợp nội bộ môn học và xuyên môn đối với khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Không còn hình thức phân ban mà sẽ phân hóa theo hình thức tự chọn.

Ông Dũng cho biết, phương án cụ thể sẽ được xây dựng trong năm 2015 để có thể đáp ứng được việc dạy học theo chương trình sách giáo khoa đổi mới mà Bộ đang xây dựng.

“Tuy nhiên về vấn đề đổi mới giáo dục không phải nằm ở chương trình sách giáo khoa hay phương pháp dạy học mà vấn đề quan trọng nhất đó là giáo viên. Thành công hay không là ở hệ thống giáo viên trực tiếp giảng dạy. Giáo viên là vấn đề đáng lo nhất hiện nay”, ông Dũng nói và cho biết Bộ sẽ xây dựng một đề án về việc đào tạo giáo viên và cơ sở vật chất để phục vụ cho chương trình này. Tuy nhiên trước khi chờ đề án của Bộ thì các trường đào tạo ngành sư phạm phải xây dựng lại cấu trúc chương trình và phương pháp giảng dạy đối với sinh viên sư phạm để có thể theo kịp chương trình đổi mới.

Nguyễn Loan



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments