Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


“Con nợ mẹ một bữa cơm mừng sinh nhật” – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 05 Dec 2014 07:00 AM PST

Ngay sau khi đăng
tải, bức thư của Hoàng Chí Phong đã được chia sẻ một cách chóng mặt. Mọi người
đều tỏ ra ủng hộ và khen ngợi người thủ lĩnh phong trào đòi dân chủ Hồng Kông
là người con hiếu thảo.

Thủ lĩnh phong trào
  đòi dân chủ ở Hồng Kông Hoàng Chí Phong trong đêm ngày 01/12. Ảnh:SCMP


Thủ lĩnh phong trào
đòi dân chủ ở Hồng Kông Hoàng Chí Phong trong đêm ngày 01/12. Ảnh:SCMP



Sau đây là nguyên văn
bức thư cảm động Hoàng Chí Phong gửi mẹ:

"Mẹ, con nợ mẹ một
bữa cơm mừng sinh nhật mẹ.

Chủ Nhật, 30/11 là
sinh nhật mẹ. Con đã nói với mẹ vào hôm trước ngày sinh nhật rằng: Mẹ ơi, con
xin lỗi vì con không thể bên cạnh mẹ vào ngày đặc biệt để cùng chúc mừng sinh
nhật mẹ.

Ở khu Admiralty, tình
hình đang leo thang, con phải túc trực cả đêm ở đó nên sẽ không về kịp. Bữa cơm
tối mừng sinh nhật mẹ đành dời lại vào ngày hôm sau, 01/12. Nhưng vì quyết định
tuyệt thực của con nên bữa cơm tối mừng sinh nhật cùng mẹ lại bị hoãn một lần
nữa.

Con biết kể từ lúc
phong trào nổ ra cho tới nay, số lần con cùng ăn cơm với cả nhà và gặp mẹ rất
hiếm hoi. Những căn lều tạm ở Admiralty đã trở thành ngôi nhà thứ hai của con
và sự có mặt của con ở nhà lại càng ít ỏi.

Khi con về nhà thay
vội bộ quần áo thì bố mẹ đã đi làm hoặc đã ngủ say còn khi ba mẹ về nhà lại là
lúc con đã lăn ra ngủ vì mệt mỏi. Cả nhà ta đành phải "gặp nhau" trên Whatsapp
để liên lạc và biết được tình hình của nhau. Con nhớ lắm những bữa ăn nhẹ buổi
chiều, và những giây phút đầy đủ mọi người cùng quây quần bên bàn ăn bữa tối.

Khi bàn bạc với các
thành viên khác về quyết định tuyệt thực, điều duy nhất khiến con lưỡng lự là
khi nghĩ đến bữa cơm tối ăn mừng sinh nhật mẹ mà con đã bỏ lỡ và sợ sẽ khó có
thể giữ đúng lời hẹn với cả nhà.

Con không sợ cảm giác
đói hay mệt lả đi vì tuyệt thực, nhưng con sợ rằng với hành động lần này con sẽ
làm mọi người ở nhà lo lắng và sự vắng mặt của con làm cho quan hệ trong gia
đình ta trở nên xa cách.

Nhưng cuối cùng con
cũng đã hạ quyết tâm sẽ tuyệt thực với hai thành viên khác, Hoàng Tử Duyệt và
Lô Nghiên Huệ. Đây là trách nhiệm của một thủ lĩnh mà con phải có. Con không
thể để hai bạn nữ trong nhóm tuyệt thực một mình. Và hơn hết, quyết định này là
để cho các thành viên khác thấy được sự kiên định của con.

Thủ lĩnh phong trào
  đòi dân chủ ở Hồng Kông Hoàng Chí Phong trong đêm ngày 01/12. Ảnh:SCMP


Hoàng Chí Phong và
hai thành viên nữ Hoàng Tử Duyệt và Lô Nghiên Huệtham gia tuyệt thực.
Ảnh: Reuters



Con biết sức ảnh
hưởng của quyết định lần này là không lớn. Có thể hành động tuyệt thực sẽ không
thể tác động đến chính phủ và làm thay đổi các quyết sách, nhưng con không thể
không lo lắng đến việc phong trào sẽ không đi tới đâu và phải chấm dứt. Con sợ
sau những nỗ lực, chúng con vẫn phải trắng tay ra về.

Con không có ý định
chiếm đóng vô thời hạn, nhưng khi mà những giọng nói yêu cầu chấm dứt phong
trào ngày một lớn hơn, con muốn trả giá bằng thân thể mình kể kêu gọi tất cả
mọi người không được quên mục đích ban đầu khi phong trào nổ ra, không phải là
tranh chấp với chính quyền và cảnh sát mà là kêu gọi chính phủ quay lại bàn đàm
phán thông qua những giải pháp mang tính chính trị.

Chúng con chỉ muốn
giới quan chức, thông qua khởi động cải tổ chính trị, nhìn thẳng vào vấn đề
hiện tại của Hồng Kông, chứ không phải lấy cái cớ quyết định của Quốc hội để
ngăn cản yêu cầu chính đáng của những công dân có quyền trực tiếp đề cử.

Con hy vọng mẹ sẽ
hiểu quyết định của con. Con nhớ khi nói chuyện điện thoại với mẹ sau khi con
thông báo bắt đầu tuyệt thực, mẹ không một lời trách mắng, không một lời chất
vấn, mẹ chỉ đơn giản nói "Mẹ hiểu. Mẹ sẽ đợi con về cùng ăn bữa cơm sinh nhật
mẹ."

Con đã cảm thấy mình
có lỗi với mẹ thật nhiều, nhưng khi con gọi điện muốn xin lỗi mẹ, mẹ không
trách cứ mà chỉ dặn con bớt lên mạng và nghỉ ngơi nhiều hơn. Con muốn cho mọi
người biết rằng con biết ơn bố mẹ biết nhường nào. Sinh nhật mẹ con chỉ muốn
nói với mẹ rằng con yêu mẹ!

Mẹ ạ, ngày ông Lương
Chấn Anh đồng ý mở lại bàn đối thoại với sinh viên chính là ngày con muốn dành
để bù lại bữa cơm mừng sinh nhật mẹ mà con lỡ hẹn hôm trước. Con sẽ nhớ lời mẹ
dặn, nghỉ ngơi nhiều hơn và cầu nguyện trong thời gian tuyệt thực.

Lời cuối cùng, con
xin được nói là con rất biết ơn và tự hào khi được là con của bố mẹ.

Hoàng Chí Phong

Viết sau 23giờ đầu
tiên tuyệt thực.

Theo Thu Phương(dịch)

Báo Vietnamnet



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Giáo viên mù mờ dạy tích hợp, phân hóa

Posted: 05 Dec 2014 06:57 AM PST

Vấn đề được nêu ra tại hội thảo Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa ở trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015 tại TP.HCM ngày 5/12.

Giáo viên không biết gì tích hợp, phân hóa…

Cô Trương Thị Thanh Mai, khoa Sinh-Môi trường, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) cho biết, qua khảo sát 250 giáo viên Lý- Hóa – Sinh cấp THCS của thành phố Đà Nẵng về Thực trạng triển khai và mức độ sẵn sàng với định hướng tích hợp có 91% GV cho thấy được tiếp cận với cơ sở lý thuyết liên quan đến dạy học tích hợp, 9% GV còn lại cho biết không biết gì về tích hợp.

giáo viên, dạy học, TP.HCM, tích hợp
Cô Trương Thị Thanh Mai: 9% GV trong số 250 GV dạy Lý- Hóa- Sinh THCS ở Đà Nẵng cho biết không biết gì về tích hợp

Chỉ có 44,3% trong số GV này định nghĩa đúng khái niệm tích hợp liên môn, 40% GV nhầm lẫn khái niệm tích hợp liên môn và tích hợp đa môn.

"So với con số khảo sát của PGS.TS Nguyễn Phúc Chỉnh vào năm 2012 đối với 21 trường THPT thuộc 16 tỉnh thành với hơn 400 GV tham gia có đến 90% GV không định nghĩa được khái niệm dạy học tích hợp (DHTH) con số này tuy khả quan hơn nhưng vẫn đáng lo" – cô Mai nói

Trong khi đó ở câu hỏi vấn đề vận dụng tích hợp trong quá trình dạy học có 74,8% GV cho biết thực hiện bài giảng trên lớp theo hình thức liên hệ (63,5%) và tích hợp bộ phận 38,5%; 13% GV còn lại thực hiện tích hợp theo hình thức ngẫu nhiên, tự phát; có tới 12,2% GV còn lại chưa từng tiến hành lồng ghép giáo dục các vấn đề khác ngoài phạm vi bài học.

Mặc dù có 87% GV trong phạm vi khảo sát tham gia rất nhiều chủ đề tích hợp trong đó nhiều chủ đề đạt giải cấp thành phố và cấp quốc gia nhưng đa số GV này nhẫm lần giữa dạy tích hợp liên môn và dạy học phát triển năng lực cho người học. Nhiều GV tiếp cận định hướng DHTH rất mơ hồ, các chủ đề biên soạn tích hợp chồng chéo giữa tự nhiên và xã hội.

Về thái độ của GV đối với định hướng tích hợp liên môn Lý – Hóa – Sinh có 80,9 % GV cho rằng cần thiết, 77,4% GV tin định hướng này hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên có 37% GV hoang mang trước định hướng do chưa có sách giáo khoa cụ thể (71,3%); 20% GV nói định hướng không rõ ràng.

49,6% GV bày tỏ chưa tự tin khi dạy học tích hợp do chưa được đào tạo và cần được đào tạo bằng cách được hỗ trợ về chuyên môn, 29,6% GV muốn dạy thử nghiệm tích hợp dưới sự góp ý của chuyên gia.

Về nguồn trang bị kiến thức tích hợp, 92,4% ý kiến cho hay họ nhận kiến thức từ tập huấn, trong đó tiếp thu từ phòng GD chiếm 48,01%. Các trường ĐH đóng vai trò rất thấp trong việc đào tạo giáo viên theo hướng tích hợp (3,57%) có 46,03% ý kiến cho biết họ phải tự tìm hiểu.

Trong khi đó qua khảo sát 249 giáo viên tại 6 trường THPT tại TP.HCM, TS Phạm Thị Lan Phượng khẳng định: có 2,4% trong số GV này không hiểu dạy học phân hóa (DHPH) là gì. 

Ngoài có 28% GV không muốn bàn luận gì về đổi mới giáo dục và chủ trường đổi mới chương trình, sách giáo khoa; Một lượng lớn giáo viên chưa bao giờ áp dụng DHTH và DHPT và chỉ có 30% số GV đồng ý "thay chương trình" để thúc đẩy DHTH, DHPH.

giáo viên, dạy học, TP.HCM, tích hợp
TS Dương Thị Hồng Hiếu : Muốn dạy học tích hợp, phân hóa giáo viên phải biết tích hợp, phân hóa là gì

Ở một khía cạnh khác, ông Đoàn Dũng, giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi cho biết thời kì hội nhập yêu cầu phải biết một ngoại ngữ (phổ biến tiếng Anh) nhưng qua một nghiên cứu ở Quảng Ngãi trong tổng số 1 GS, 1 PGS, 69 TS và 796 thạc sĩ nhưng chỉ có 5 người nói được tiếng Anh. Ngoài ra khảo sát 600 GV tiếng anh từ tiểu học đến THPT chỉ có 13% GV tiểu học,11% GV THCS và chưa đến 5% GV THPT đạt chuẩn.

Nhiều giải pháp

Theo TS Dương Thị Hồng Hiếu, Trường ĐHSP TP.HCM cho biết nhiều giáo viên hiện nay chưa hiểu rõ tích hợp, phân hóa là gì. Nhiều giáo viên dạy tích hợp mới chỉ dừng ở mức độ ghép, đưa ra nhiều liên hệ đang làm loãng kiến thức trọng tâm và dưa thừa nhiều kiến thức không phù hợp.

Theo vị TS này muốn thực hiện được DHTH, DHPH đầu tiên giáo viên phải hiểu rõ dạy tích hợp, phân hóa là gì. Trách nhiệm này thuộc các Sở GD-ĐT, các cơ quan hướng dẫn giáo viên lựa chọn những chủ đề tích hợp…Ngoài ra giáo viên trước khi dạy nên bàn bạc đưa ra những bài học phù hợp.

Ý kiến cô Nguyễn Thị Ngọc Linh, GV THPT Phan Văn Trị, Giồng Trôm, Bến Tre cho biết có 9 năng lực giáo viên phải có sau 2015 để đáp ứng DHTH,DHPH gồm chuẩn đoán nhu cầu và đối tượng dạy học; xây dựng thiết kế kế hoạch dạy học; tổ chức và giải quyết vấn đề trong thực tiễn dạy học; đánh giá kết quả hoạt động dạy học; tự học, nghiê cứu, giáo dục, bồi dưỡng…

Ở mức độ vĩ mô PGS.TS Ngô Minh Oanh, viện trưởng Viện nghiên cứu sư phạm, ĐH SP TP.HCM đề xuất nên duy trì hệ thống giáo dục phổ thông như 12 năm hiện nay trong đó chú trọng tích hợp tối đa ở cấp học dưới, phân hóa ở cấp học trên, các lớp cuối cấp THCS, THPT. 

Duy trì tích hợp xuyên môn, liên môn như môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2,3; Khoa học lớp 4,5; Lịch sử và Địa lý lớp 4,5. Ở bậc THCS,THPT tích hợp trong cùng môn học, liên môn, đa môn với các môn học khác theo nhóm môn hay giữa các môn có kiến thức giao thoa.

Ngoài ra thực hiện việc phân hóa ở THPT thành hai giai đoạn theo kiểu "tú tài bán phần" và "tú tài toàn phần" trong giáo dục ở Việt Nam thời Pháp, Mỹ….

Ông Đoàn Dũng khẳng định, từ nay Quảng Ngãi yêu cầu tuyển giáo viên dạy tiểu học phải có bằng tiếng Anh B1, dạy THCS bằng B2 và THPT phải có bằng C1.

Bộ GD-ĐT chưa có danh sách làm chương trình

Ông Nguyễn Anh Dũng, thành viên ban chỉ đạo đổi mới chương trình SGK (Bộ GD-ĐT) cho biết, Bộ thống nhất không lấy SGK nước ngoài nhưng hiện tại Bộ chưa "dứt khoát" danh sách cá nhân làm chương trình. 

Ở một lĩnh vực khác giáo viên là vấn đề cốt tử đối sau 2015 vẫn chưa sự chuẩn bị cho giáo viên về dạy học tích hợp, phân hóa.

giáo viên, dạy học, TP.HCM, tích hợp
Ông Đoàn Dũng, giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi

Ông Dũng cho hay, dự kiến sau năm 2015 ở cấp học Tiểu học sẽ tích hợp xuyên môn đối với hai lĩnh vực KHTN, KHXH, tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học và tích học đa môn ở những môn học Toán, Tiếng Việt, Lối sống…; 

Bậc THCS tích hợp liên môn ở hai môn KHTN, KHXH. Ở những môn khác tích hợp trong nội bộ môn học và đa môn; 

Bậc THPT chủ yếu tích hợp trong nội bộ môn học và có những môn học tích hợp xuyên môn đối với KHTN và KHXH (môn tự chọn). 

Ở phân hóa không phân ban, thực hiện theo hình thức tự chọn (khoảng 4 môn bắt buộc) mở rộng thêm môn Công dân với tổ quốc.

Lê Huyền



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

370 học trò nghèo vượt khó được nhận học bổng của Hàn Quốc – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 05 Dec 2014 04:46 AM PST


Thứ Sáu, 05/12/2014 – 14:10


Dân trí Sáng nay 5/12, tại Bộ GD-ĐT, với sự tài trợ của Công ty Điện tử Samsung và Quỹ Giao lưu quốc tế Hàn Quốc, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Lễ trao học bổng KF-Samsung cho 220 sinh viên đại học và 150 học sinh trung học hoàn cảnh khó khăn có thành tích học tập xuất sắc.

Tham dự buổi lễ trao học bổng cho học sinh, sinh viên (HS-SV) năm nay có Tham tán công sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Lee Won Ik và đại diện Bộ GD-ĐT, ông Phạm Chí Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cùng các thầy cô giáo và các HS, SV được nhận học bổng.

Năm 2014, với sự tài trợ của công ty điện tử Samsung Vina, Quỹ Giao lưu quốc tế Hàn Quốc trao học bổng trị giá 200 USD/suất cho 220 SV đại học của Việt Nam và học bổng trị giá 100 USD/suất cho 150 HS trung học đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có thành tích học tập xuất sắc.

Quang cảnh buổi lễ trao học bổng

Quang cảnh buổi lễ trao học bổng.

Nhằm khuyến khích và động viên các em HS, SV trong học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, từ năm 1995 thông qua Quỹ Giao lưu quốc tế Hàn Quốc, công ty điện tử Samsung Hàn Quốc đã tài trợ 1 triệu USD để lập tài khoản cho việc thực hiện chương trình trao đổi học thuật Samsung-Việt Nam. Toàn bộ số tiền này được chỉ định sử dụng cho mục đích tăng cường giao lưu về học vấn giữa hai nước Hàn Quốc và Việt Nam cũng như tài trợ cho việc học tập của SV ưu tú Việt Nam. Học bổng KF-Samsung được Quỹ Giao lưu quốc tế Hàn Quốc triển khai từ năm 1997 cho đến nay đã trao tổng số 2.341 học bổng cho HS, SV vượt lên hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện. Qua 17 năm thực hiện, chương trình học bổng KF-Samsung đã có những đóng góp tích cực khuyến khích HS, SV học tập tốt hơn, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Trong sự nghiệp phát triển giáo dục, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nước và tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp Hàn Quốc, đặc biệt là công ty điện tử Samsung đã dành nhiều quan tâm và hỗ trợ cho giáo dục Việt Nam, là một trong những doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tiên có những hoạt động thiết thực và hiệu quả hỗ trợ ngành Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

S.H



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chung tay nâng cao chất lượng đào tạo ngành Sư phạm | Giáo dục

Posted: 05 Dec 2014 04:44 AM PST

Hội thảo đã thu hút hơn 100 cán bộ quản lý, giảng viên đến từ các trường ĐH đào tạo ngành sư phạm trên cả nước như: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, Trường ĐH An Giang…

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho biết năng lực sư phạm của nhiều giảng viên hiện nay vẫn còn hạn chế, cần khắc phục sớm trước khi chương trình sách giáo khoa mới ra đời.

Các đại biểu cùng nhau thảo luận, chia sẻ về thực trạng năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên ở các cơ sở đào tạo giáo viên qua các vấn đề như: 

Khái quát chung về nghiệp vụ sư phạm của giảng viên và một số ý kiến trao đổi; Nâng cao năng lực sư phạm để đổi mới phương pháp giảng dạy; 

Nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên qua tổ chức Hội thi nghiệp vụ sư phạm; Một số giải pháp phát huy năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực vận dụng phương pháp dạy học cho giảng viên… 

Đặc biệt, Trường ĐH Đồng Tháp chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức Hội thi "Giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm" năm học 2014 – 2015.

Tại hội thảo, nhiều nhà giáo thẳng thắng chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên còn hạn chế. Trong đó có nguyên nhân do chương trình đào tạo giáo viên lâu nay theo hướng "đào tạo một lần sử dụng suốt đời" hay tinh thần tự bồi dưỡng, rèn luyện của giảng viên còn thấp. 

Ngoài ra còn có việc người giảng viên đã trở thành "ông thợ dạy học" hoặc đồng lương còn thấp khiến các thầy cô giáo phải làm thêm kiếm sống…

Để khắc phục tình trạng này, nhiều nhà giáo đưa ra các giải pháp cụ thể như: Việc tuyển giảng viên phải cho cán bộ được tuyển đến thực tập ở trường mầm non, trường THPT khoảng 2 năm sau đó mới trở về trường học tiếp cao học… 

Hoặc phương pháp lấy "giảng viên già, kèm giảng viên trẻ" mà trường ĐH Sư phạm TP HCM đã xây dựng và áp dụng lâu nay; Cải thiện đồng lương và tạo điều kiện thuận lợi giảng viên nghiên cứu, tự trao dồi kiến thức; Xây dựng Hội thi "Giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm"… Đặc biệt là xây dựng được bộ quy chuẩn như thế nào là một giảng viên; cấp bậc giảng viên công khai rõ ràng…

TS Nguyễn Hải Thập – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở GD, cho biết: Hội thảo sẽ tập trung phân tích đánh giá về thực trạng năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên ở các trường ĐH đào tạo giáo viên hiện nay. 

Trên cơ sở đánh giá đó, các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhà giáo tham gia hội thảo sẽ đề xuất ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

Qua tiếp xúc thực tế, chúng ta nhận thấy rằng về chuyên môn các giảng viên rất giỏi nhưng đâu đó thì nghiệp vụ sư phạm còn nhiều hạn chế. 

Sau hội thảo này, chúng tôi sẽ tổng kết và có phản hồi gửi đến các trường sư phạm về những giải pháp nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên thông qua các chương trình đào tạo phù hợp. 

Để làm thế nào nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường sư phạm. Có như vậy mới đào tạo ra đội ngũ giáo viên từ cấp học Mầm non, TH, THCS, THPT đạt chất lượng cao. Đặc biệt là đáp ứng với việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa mà Quốc hội vừa mới thông qua…



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bàn cách nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 05 Dec 2014 03:44 AM PST

Sáng nay 6/12 tại Trường Đại học Đồng Tháp diễn ra hội thảo "Nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên". Hội thảo thu hút nhiều trường ĐH đào tạo ngành Sư phạm trên cả nước tham gia như trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Sư phạm Thái Nguyên, ĐH An Giang… Đặc biệt, hội thảo còn có sự tham gia của Nhà giáo Nhân dân, PSG. TS Đặng Quang Việt; TS. Nguyễn Hải Thập – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục; NGƯT, PGS. TS Phạm Hồng Quang và hơn 100 thầy cô giáo đang công tác tại các trường ĐH.

BTC cho biết, hội thảo sẽ kéo dài trong 2 ngày, từ 5 – 6/12. Theo đó, hội thảo sẽ "mổ xẻ" về thực trạng năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên ở các cơ sở đào tạo giáo viên qua các bài tham luận, như: Khái quát chung về nghiệp vụ sư phạm của giảng viên và một số ý kiến trao đổi của TS Nguyễn Thị Hoa – Cục Nhà giáo và CBQLCSGD; Nâng cao năng lực sư phạm để đổi mới phương pháp giảng dạy của ông Đỗ Mạnh Cường – Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường ĐH Kỹ thuật TPHCM; Nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên qua tổ chức hội thi nghiệp vụ sư phạm của TS. Đỗ Hồng Đức – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tây Bắc; Một số giải pháp phát huy năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực vận dụng phương pháp dạy học cho giảng viên của Thạc sĩ Huỳnh Cát Dung – giảng viên Trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao TPHCM… Ở cương vị chủ nhà, Trường ĐH Đồng Tháp chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức hội thi "Giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm" năm học 2014 -2015.

Bàn cách nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên

TS. Nguyễn Hải Thập – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phát biểu khai mạc hội thảo.

Tại buổi hội thảo, nhiều nhà giáo thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên còn nhiều hạn chế là do chương trình đào tạo của ngành giáo dục lâu nay theo "phương châm" đào tạo một lần sử dụng suốt đời hay tinh thần tự bồi dưỡng, rèn luyện của giảng viên còn thấp; và do nhiều lí do người giảng viên đã trở thành “ông thợ dạy học”; Hoặc chính đồng lương còn quá thấp, buộc các thầy cô giáo phải làm thêm…  không có thời gian, tâm huyết đầu tư vào bài giảng… Đây chính là những nguyên nhân làm năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên ngày một đi xuống.

Video clip: TS. Nguyễn Hải Thập – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục chia sẻ với PV Dân trí về việc nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên. (Thực hiện: Nguyễn Hành)

Để khắc phục tình trạng này, nhiều nhà giáo đưa ra các giải pháp cụ thể như: Cách tuyển giảng viên phải cho cán bộ được tuyển đến thực tập ở trường mầm non, trường THPT 2 năm sau đó mới trở về trường học tiếp cao học… Hoặc phương pháp lấy "giảng viên già, kèm giảng viên trẻ" mà trường ĐH Sư phạm TPHCM đã xây dựng và áp dụng lâu nay; Cải thiện đồng lương và tạo điều kiện thuận lợi giảng viên nghiên cứu, tự trao đổi bản thân; xây dựng hội thi "Giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm"… Đặc biệt là xây dựng được quy chuẩn như thế nào là một giảng viên; cấp bậc giảng viên công khai rõ ràng…

Bàn cách nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên

Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiệp vụ sư phạm của giảng viên bị hạn chế có nguyên nhân đồng lương còn quá thấp.

 

Trao đổi với PV Dân trí, Tiến sĩ Nguyễn Hải Thập – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và CBQLCSGD cho biết: "Hội thảo sẽ tập trung phân tích đánh giá về thực trạng năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên ở các trường ĐH đào tạo giáo viên hiện nay. Trên cơ sở đánh giá đó, các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhà giáo tham gia hội thảo hôm nay sẽ đề xuất ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Qua tiếp xúc thực tế chúng tôi nhận thấy rằng về chuyên môn các giảng viên rất giỏi nhưng đâu đó thì nghiệp vụ sư phạm còn nhiều hạn chế. Sau buổi hội thảo này, chúng tôi sẽ tổng kết và sẽ có phản hồi gửi đến các trường sư phạm về những giải pháp nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên thông qua các chương trình đào tạo phù hợp để làm như thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường Sư phạm. Có như vậy mới đào tạo ra đội ngũ giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông đạt chất lượng cao. Đặc biệt là đáp ứng với chương trình thay đổi sách giáo khoa mà Quốc hội vừa mới thông qua".

 

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến Ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ba đại học đào tạo chuyên sâu lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Posted: 05 Dec 2014 03:21 AM PST

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên họp Ban chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Để đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, chuẩn bị lực lượng cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, Phó thủ tướng giao 3 đại học tập trung đào tạo chuyên sâu lĩnh vực này, gồm: ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Đà Lạt.

Các trường đại học khác sẽ tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo chuyên ngành đã được phân công theo quy hoạch đề án 1558 về "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử" đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2010.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ Khoa học, Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương xây dựng dự án đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học cho các trường, nhưng phải bảo đảm đầu tư tiết kiệm, tránh tràn lan, trùng lặp.

Bộ Khoa học Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, cùng Bộ Tài chính chủ động cân đối ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ 2015, bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng, huấn luyện, ưu tiên thực hiện kế hoạch trong năm 2015.

Hoàng Thùy



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thanh Hóa: Một nhà giáo ưu tú khai man thành tích

Posted: 05 Dec 2014 03:02 AM PST

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có quyết định kỷ luật bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng (nhiệm kỳ 2010- 2015) đối với ông Phạm Bá Luyến- (Nhà giáo Ưu tú) – Trưởng Phòng GD- ĐT huyện vùng cao, biên giới Quan Sơn, vì ông này đã cố tình khai man thành tích để được nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thầy trò góp tiền hỗ trợ nữ sinh bị bệnh hiểm nghèo – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 05 Dec 2014 02:41 AM PST

Phong trào ủng hộ được Chi hội Chữ thập đỏ Trường THPT Lục Ngạn số 2 phối hợp với đoàn thanh niên phát động trong toàn trường.

Đại diện học sinh các lớp tham gia ủng hộ

Đại diện học sinh các lớp tham gia ủng hộ.

Ngày 26/11 vừa qua, thầy giáo Nguyễn Văn Trung – Phó Bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng, Hội trưởng Hội Chữ thập đỏ nhà trường cùng đại diện các tổ chức đoàn thể đã đến thăm, động viên em Ngọc Hà (học sinh lớp 10A2 Trường THPT Lục Ngạn số 2) cùng gia đình.

Số tiền thầy trò nhà trường hỗ trợ em Ngọc Hà tuy không lớn nhưng đã phần nào tiếp thêm nghị lực cho cô học trò hiếu học. Dù mắc căn bệnh hiểm nghèo nhưng Hà vẫn nở nụ cười lạc quan, nuôi hi vọng một ngày sẽ khỏi bệnh, lại cùng các bạn cắp sách đến trường và tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.

Thầy giáo Nguyễn Văn Trung thăm gia đình em Ngọc Hà và trao tiền ủng hộ

Thầy giáo Nguyễn Văn Trung thăm gia đình em Ngọc Hà và trao tiền ủng hộ.

Tâm sự với thầy cô cùng các bạn, Ngọc Hà cho biết: "Ước mơ lớn nhất của em bây giờ là được tiếp tục đi học và sau này trở thành bác sĩ giỏi đi chữa bệnh cho mọi người".

Đến thăm nhà em Ngọc Hà vào một ngày đầu đông, thầy trò Trường THPT Lục Ngạn số 2 thêm hiểu về hoàn cảnh khó khăn của cô học trò hiếu học.

Gia đình Hà sống trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ, trống trước, hụt sau tại thôn Nguộn Trong (Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang). Nằm lọt thỏm giữa vườn vải, trong nhà không có tài sản gì giá trị. Gia đình chỉ có 3 mẹ con, Hà là con lớn, mẹ em là giáo viên tiểu học một mình nuôi hai con ăn học. Nguồn thu nhập chính của gia đình là đồng lương ít ỏi của mẹ. 

Từ nhỏ Hà đã ý thức được hoàn cảnh khó khăn của gia đình, bản thân em luôn cố gắng học tập tốt, 9 năm liền em đều là học sinh tiên tiến. Mới đây, trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2014-2015 Trường THPT Lục Ngạn số 2, em đã đỗ với điểm số rất cao và được tuyển vào lớp chọn tự nhiên duy nhất của trường.

Những ngày vui dưới mái trường mới chưa được bao lâu thì cách đây một tháng  gia đình đưa em đi khám tại khoa Huyết học, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Thật bất ngờ khi bác sỹ cho biết em đã mắc căn bệnh ung thư máu hiểm nghèo. Hiện giờ cơn bạo bệnh khiếm em phải nghỉ học ở nhà.

Cố gắng ngăn dòng nước mắt khi nói chuyện với chúng tôi, chị Bùi Thị Hồng – mẹ em Hà vẫn nghẹn ngào: "Mới đầu cháu chỉ thấy trong người mệt mỏi, đi khám cứ nghĩ là bệnh bình thường nhưng tình trạng mãi không tiến triển. Cho cháu ra Hà Nội khám thì nhận được kết quả đau lòng này".

Chị Hồng cho biết, theo phác đồ điều trị thì Hà phải mất 8 lần xạ trị, đến nay em đã qua hai lần xạ trị tại khoa Huyết học bệnh viện Bạch Mai. Chị Hồng cho biết dự kiến chi phí chữa bệnh lên tới hơn 200 triệu đồng.

Cảm thương cô học trò ngoan ngoãn, hiếu học, chúng tôi chỉ biết chúc Ngọc Hà có thêm nghị lực để vượt qua thời kỳ khó khăn này và mong có thêm nhiều tấm lòng chia sẻ với em.

Thân Thị Phương Hà

Giáo viên Trường THPT Lục Ngạn số 2 (Lục Ngạn, Bắc Giang)

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ban Giáo dục báo Dân trí ra mắt “Nhịp cầu kết nối” – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 05 Dec 2014 01:39 AM PST

Trong thời gian qua, xuất phát từ những thông tin, chia sẻ mà bạn đọc cung cấp, Ban Giáo dục của báo Dân trí đã vào cuộc xác minh và làm sáng tỏ nhiều vấn đề còn tồn tại trong giáo dục.

Nhận thức sâu sắc điều này, ban Giáo dục của báo Dân trí ra mắt "Nhịp cầu kết nối" để tiếp nhận đơn thư, góp ý do bạn đọc phản ánh.

Ban Giáo dục báo Dân trí ra mắt

 

Bạn đọc có thể kết nối tới ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo hai hình thức:

*Gửi email về ban Giáo dục theo địa chỉ: giaoduc@dantri.com.vn (bạn đọc vui lòng ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại để phóng viên liên lạc)

*Gửi thư qua đường bưu điện về địa chỉ: Ban Giáo dục – báo điện tử Dân trí, số 2 (nhà 48) Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội

 

Sau khi nhận ý kiến phản ánh của bạn đọc, hàng tuần ban Giáo dục Dân trí sẽ đăng tải thông tin trên báo và gửi tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết. Ban Giáo dục rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc.

Tuần qua, ban Giáo dục Dân trí đã nhận được phản ánh của một số bạn đọc, cụ thể:

1. Các học sinh Trường Trung cấp Y – Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội khóa 24 có gửi thư thắc mắc về việc Phó Hiệu trưởng ký bằng tốt nghiệp thì có giá trị pháp lý. Vấn đề này, "Nhịp cầu kết nối" sẽ gửi thông tin tới Bộ GD-ĐT trả lời.

2. Bạn Trần Thị Phương ở quận Hoàng Mai, Hà Nội có đơn khiếu nại Trường ĐH Luật Hà Nội về công tác tuyển sinh sau đại học. Theo khiếu nại của bạn Phương thì mặc dù đủ điểm trúng tuyển nhưng lại không có tên trong danh sách trúng tuyển mà nhà trường công bố. Mặc dù đã hai lần khiếu nại lên Trường ĐH Luật Hà Nội nhưng đến nay bạn Phương vẫn chưa nhận được sự hồi đáp thỏa đáng nào.

Vấn đề bạn Phương phản ánh, "Nhịp cầu kết nối" ban Giáo dục sẽ liên hệ với nhà trường để sớm thông tin trả lời.

3. Tập thể cán bộ giảng viên Trường ĐH Lương Thế Vinh (thành phố Nam Định) có phản ánh về việc Hiệu trưởng nhà trường đã vi phạm các quy định về đào tạo. Cụ thể, nhà trường mở các lớp đào tạo liên thông cấp bằng tại các địa điểm mà không được Bộ GD-ĐT cho phép.

Vấn đề này, ban Giáo dục sẽ tìm hiểu cũng như làm việc với Bộ GD-ĐT để có câu trả lời cho tập thể cán bộ giảng viên Trường ĐH Lương Thế Vinh.

 

Ban Giáo dục báo Dân trí



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thương lắm, bản xa | Giáo dục

Posted: 05 Dec 2014 01:35 AM PST

Nhà báo Chu Thị Thơm cùng thầy cô Trường Mầm non Nam Cường (Nam Đàn, Nghệ An) trong trận lũ lịch sử năm 2010.Nhà báo Chu Thị Thơm cùng thầy cô Trường Mầm non Nam Cường (Nam Đàn, Nghệ An) trong trận lũ lịch sử năm 2010.

Có nhiều niềm vui và nỗi buồn đi qua những bản làng xa xôi như câu chuyện cổ tích từ ngàn xưa này…

Chợt nhớ, cách đây gần 20 năm, khi cuộc hành trình đầy gian nan, tôi cố gắng trèo lên đỉnh Tân Sơn (Bắc Kạn), để tận mắt chứng kiến ngôi trường – đúng hơn là điểm trường hẻo lánh hoang vu nhất tọa lạc cheo leo trên đỉnh núi 4 mùa mây trắng và gió thổi.

Bên cạnh mé núi, lớp học tuyền toàng được dựng lên cho các em học sinh tiểu học. Một cô giáo và 7 học trò. Lớp ghép. Lớp học hơn một gian được ngăn đôi bởi tấm liếp nứa làm nhà ở để cô giáo từ chân núi lên dạy học. 

Cô lên dạy học, để con lại cho ông bà chăm. Cuối tuần lại về với con. Hành trình lên núi và xuống núi đã trở thành quen thuộc. Ngoài giờ lên lớp, cô trồng lúa, ngô-với thửa đất bà con chia cho cư dân đặc biệt của mình.

Tôi nhớ một lần khi đến điểm trường tiểu học Mường Phăng ở Mường Thanh(Điện Biên). Đến gần nghe tiếng trẻ học bài. Cũng 7 học sinh. 

Thầy giáo mặc chiếc áo Ka ki cũ, quàng khăn ấm cổ. Chiếc thước trên tay thầy di chuyển tới những hàng chữ đều tăm tắp thẳng hàng. Tấm biển "Nét chữ nết người" treo ngay ngắn trên cao. 

Thầy trò mặt đỏ lựng vì rét. Chen giữa 2 giờ học, thầy trò đốt lửa sưởi ấm. Tôi thấy các em run lên, bởi không đủ ấm. Bàn chân các em bầm tím lại…

Cách đây hơn một năm, cũng vào mùa đông, tôi tìm về Khau Bang (Pắc Nặm, Bắc Kạn). Cảm giác về những cảnh ngộ, về phận đời luôn ám ảnh trong tôi, nhất là ở vùng núi mù sương như ở nơi này.

Chúng tôi rời xe để đi men theo con đường mòn xuyên qua quả đồi cỏ mọc lút dày. Từ xa, điểm trường Khau Bang hiện ra với lá cờ Tổ quốc đỏ chói tung bay. 

Lá quốc kỳ như một tín hiệu của sự sống, sinh sôi…Bởi ở nơi hẻo lánh âm u, đường sá xa xôi, sắc đỏ của lá cờ như một điểm nhấn, vẫy gọi con người biết để hướng về tìm đến.

Trẻ em Khau Bang bám cột lớp rồi đuổi nhau trên đỉnh đồi cao. "Lớp học" xiêu vẹo, gồ ghề đất sỏi, bốn bề chông chênh bởi mấy miếng liếp gá tạm.

Mỗi lần đến bản xa, tôi lại có thói quen tìm và lắng nghe nguồn nước róc rách . Chỉ vậy thôi. Đã thấy thở phào. Vì thầy cô không phải lo nỗi lo thiếu nước. 

Ước mơ ấy tưởng như quá đỗi bình thường, mà sao lại trở thành xa xôi, là khát vọng và hạnh phúc lớn lao của biết bao người.

Vâng. Những nẻo đường xa xôi với non cao mây phủ. Những Mèo Vạc, Khau Vai; Khau Bang, Thanh Thủy, Vỵ Xuyên, Đồng Văn, Thắng Mố, Y Tý…không chỉ là ký ức mà vẫn còn hiển hiện trong ký ức bao người.

Bản xa vẫn hiển hiện trong tôi, rưng rưng và cũng là nơi tìm đến trở về. Sau mỗi nhọc nhằn, sau mỗi nỗi nhớ chất chồng tưởng như không thể.

Thương lắm các em tôi.

Thương và trân trọng lắm, những thầy cô gửi tuổi xuân của mình nơi những cánh rừng xanh ngắt, cho những con đường quanh co nơi đỉnh núi mờ sương để giúp các em có tri thức, mang lại hạnh phúc và no ấm cho bản làng.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments