Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bắt 2 người cản trở học sinh tới trường | Giáo dục

Posted: 04 Dec 2014 07:13 AM PST

Cơ quan công an huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã bắt tạm giam 2 người vì có hành vi xúi giục, kích động người dân tụ tập phản đối sáp nhập Trường THCS Hương Bình.

Chiều 4/12, cơ quan công an huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị này đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 tháng đối với 2 đối tượng liên quan việc phản đối sáp nhập trường Hương Bình, khiến hơn 500 học sinh chưa được tới trường.

Đặng Thị Hoa (SN 1977) và Lê Đăng Thắng (SN 1973) cùng trú xã Hương Bình (Hương Khê) bị bắt vì hành vi gây rối trật tự công cộng.

Theo điều tra, từ đầu tháng 9 đến nay, Thắng và Hoa cùng một số người tập trung trước cổng Trường THCS Hương Bình (cũ) để xúi giục, kích động nhiều người tụ tập và có các hành vi gây rối, cản trở, đe dọa phụ huynh nào cho con em đến trường.

Sau khi điều tra làm rõ, ngày 3/12, cơ quan chức năng đã tiến hành bắt giữ Thắng và Hoa.

Trước đó, vào ngày 3/12, tại cuộc họp báo do Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hà Tĩnh chủ trì, Thượng tá Nguyễn Gia Triêm, phó trưởng phòng PA 88, công an tỉnh Hà Tĩnh thông tin, liên quan việc phản đối sáp nhập trường THCS Hương Bình, từ tháng 8/2014 đến nay đã xảy ra 12 vụ việc liên quan an ninh trật tự trên địa bàn xã Hương Bình. 

Cơ quan công an huyện Hương Khê đã có kết luận 9 vụ việc, còn 3 vụ việc thì đang tiếp tục làm rõ.

Qua điều tra, cơ quan công an cũng xác định, có những đối tượng ngăn cản con em tới trường, xúi giục người dân viết đơn, quyên góp tiền để xuống tỉnh, ra Trung ương khiếu kiện, có nhiều đối tượng đã triệu tập lần 2.

Theo Văn Đức



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thần đồng Nhật Minh: Toán khó làm được, toán dễ vò đầu | Giáo dục

Posted: 04 Dec 2014 04:10 AM PST

Minh rất thích giải những bài toán khó và thường tìm ra đáp án một cách dễ dàng. Nhưng với những bài toán dễ, Minh lại rất lúng túng, thường giải chậm hơn rất nhiều so với các bạn.

Cậu bé Phan Đăng Nhật Minh trở nên nổi tiếng khắp cả nước sau khi trở thành quán quân game show Chinh phục – cuộc thi được truyền hình trên kênh VTV6 tháng 10 vừa qua. Với một trí nhớ siêu đẳng, màn trả lời nhanh như điện và chính xác gần như tất cả câu hỏi trong cả lĩnh vực toán học, văn học và xã hội của cậu đã làm nhiều người lớn phải tròn mắt thán phục.

Khó khăn lắm chúng tôi mới tiếp xúc được với cậu bé vốn được được mệnh danh là "vua tốc độ", "Lê Quý Đôn thời hiện đại", vì Phan Đăng Nhật Minh rất nhút nhát, ngại giao tiếp. Mãi đến khi có sự giúp sức của thầy Cáp Kim An – Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Hải Lăng thì Minh mới gượng gạo kể về mình. Và một điều hết sức khó tin là Minh rất thích giải những bài toán khó và thường tìm ra đáp án một cách dễ dàng. Nhưng với những bài toán dễ, Minh lại rất lúng túng, thường giải chậm hơn rất nhiều so với các bạn.

"Vua tốc độ" biết đọc, tính lúc 18 tháng tuổi

Một ngày cuối tháng 11, chúng tôi tìm đến ngôi trường THCS Thị trấn Hải Lăng (huyện Hải Lăng, Quảng Trị) để lần thứ hai thuyết phục cậu bé thần đồng chia sẻ về bản thân. Ngôi trường có bề dày thành tích bậc nhất tỉnh Quảng Trị nằm trên con đường mang tên Bùi Dục Tài – người khai khoa Tiến sĩ đầu tiên năm 1502 của xứ Đàng Trong, được "Sắc tứ vinh quy", được đề danh ở bia đá Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), người làng Câu Nhi, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, Quảng Trị.

Vẻ mặt đầy ái ngại, nhút nhát nhưng khi được sự động viên từ thầy Cáp Kim An – Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Hải Lăng và mẹ là cô Nguyễn Thị Gái, Minh dần cởi mở hơn chút ít.

Chia sẻ niềm vui về cậu con trai với PV, cô Nguyễn Thị Gái – giáo viên Trường tiểu học Hải Thọ (huyện Hải Lăng) cho biết: Hồi còn bé, Minh đã thể hiện khả năng đặc biệt và sở thích khác thường so với những đứa trẻ cùng trang lứa.

Lúc 4 tháng tuổi, em đã thích xem những chương trình giải trí theo kiểu hỏi đáp kiến thức như Chiếc nón kì diệu, rồi xem bản tin tiếng Anh, tiếng Pháp, dạy học tiếng nước ngoài… 6 tháng tuổi, Minh đã nhận biết được những con số, đồ vật. Khi tròn 18 tháng tuổi, nhìn lên ti vi, Minh cứ đọc vanh vách các dòng chữ. Bế con đi quanh làng, cứ trông thấy các dòng chữ ở bờ tường, bảng quảng cáo là Minh đọc trôi chảy.

Sau nhiều lần như thế, cô Gái mua vài cuốn truyện cổ tích về cho Minh đọc và Minh đọc vanh vách hết ba trang liền, không bỏ sót chữ nào. "Lúc đó vợ chồng tôi hết sức ngạc nhiên, không tin vào mắt mình vì với một đứa trẻ bình thường thì đó là điều không thể" – cô Gái nhớ lại.

Ít lâu sau khi Minh đi học mầm non, cô Gái lại phát hiện con trai mình còn làm được phép tính, giải toán rất nhanh. Cô Gái kể, Minh có khả năng ghi nhớ số điện thoại của người lạ. Chỉ cần đọc hoặc nghe qua một lần là có thể nhớ được số của người đó. Còn cứ đố phép tính cộng, trừ, nhân, chia là Minh tính nhẩm trong đầu và đưa ra đáp số chớp nhoáng. Khả năng học tiếng Anh của Minh cũng rất ấn tượng khi Minh có thể đọc được các con số bằng tiếng Anh trong phạm vi 100 khi chỉ cần một lần nghe qua.

Dân làng gọi Minh là "thần đồng", tin tức truyền miệng khiến nhiều người tò mò đến xem. Ngoài ra, Minh còn được các bạn học đặt cho nhiều biệt danh như Google, Cậu bé mặt trời, Thánh Minh, Super Cold Boy… Nhật Minh chia sẻ, niềm đam mê làm toán của cậu bắt đầu từ việc đọc các bài tính trong cuốn sổ của ông nội. Ông nội là thầy giáo làng, trước năm 1975 đi dạy thuê cho các trường tư; sau đó tiếp tục dạy học ở các trường nhà nước. Ngoài ra, trong số người thân của Minh cũng có rất nhiều người là nhà giáo.

Đặc biệt mẹ Minh – cô Nguyễn Thị Gái cũng là một giáo viên dạy giỏi của huyện Hải Lăng. Truyền thống hiếu học như vậy đã tiếp thêm động lực để Phan Đăng Nhật Minh có ý chí học tập, đam mê khoa học. Thầy Cáp Kim An cho hay, Minh rất thông minh và đặc biệt có trí nhớ tuyệt vời, có lẽ xuất phát từ gen di truyền. Ông nội của Minh cũng là người có trí nhớ rất tốt.

Phan Đăng Nhật Minh (chính giữa) – đã trở thành quán quân đầu tiên của Chinh Phục – Vietnam's Brainiest Kid, mùa giải đầu tiên lứa tuổi 13-14.

Học lớp 9 nhưng đã tự học xong chương trình lớp 11

Đó là bí mật mà Minh "bật mí" với PV. "Em không hiểu tại sao lại như vậy. Hàng ngày em thích giải toán, em cực kì thích giải những bài toán khó và cảm thấy nó thật đơn giản. Vậy nhưng, với những bài toán thầy cô cho là dễ thì em lại cảm thấy có cái gì đó vướng mắc nên lúc nào cũng giải chậm hơn so với các bạn cùng lớp" – Minh thật thà cho biết. Có lẽ cũng vì thế mà Minh đứng thứ 4 trong bảng tổng sắp xếp hạng môn Toán trên toàn huyện Hải Lăng.

Nói về cách học, Minh cho biết em không thích đi học thêm vì em muốn tự mình tìm tòi. Bởi có trí nhớ cực kì tốt và trí thông minh sẵn có nên Minh tập trung học bài, hiểu ngay tại lớp để dành thời gian về nhà đọc sách, học bài mới. Thông thường, Minh dành khoảng 1 tiếng đồng hồ để làm bài tập về nhà.

Thời gian còn lại em tập trung vào việc đọc sách, lên mạng nghiên cứu tất cả các lĩnh vực từ sinh học, hóa học… đặc biệt là toán học, môn học em yêu thích nhất. Chính vì đọc nhiều, nghiên cứu nhiều và cầu tiến nên dù chỉ mới học lớp 9 nhưng hiện nay Minh đã tự học gần hết chương trình lớp 11 và góc học tập của Minh đã có sẵn bộ sách giáo khoa lớp 12.

"Việc tự học các chương trình ở bậc cao hơn quả thực khó khăn nên nhiều lúc em hơi căng thẳng, vò đầu bứt tai khi gặp bài toán nan giải. Có nhiều bài Toán khó em phải mất 30 phút để tìm ra đáp án" – Minh tâm sự.

Phan Đăng Nhật Minh cho biết đã cậu đặt mục tiêu sẽ tự học xong chương trình lớp 12 vào tháng 3.2015, bởi theo Minh "sự học như con thuyền ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi".

Vì thế trong việc học, Minh luôn trong tư thế "Học, học nữa, học mãi". Minh rất ít khi đi chơi mà vùi đầu vào đọc sách nên còn có biệt danh "ông cụ non mọt sách".

"Em thích Giáo sư Ngô Bảo Châu vì giáo sư có kiến thức toán học uyên thâm; em cũng thích nhà bác học Isaac Newton vì ông có kiến thức sâu rộng và có những phát minh vĩ đạt đối với loài người. Em sẽ cố gắng theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học ở hai lĩnh vực toán học và vật lý để mong rằng có thể cống hiến trí tuệ của mình. em muốn là chính bản thân mình" – Phan Đăng Nhật Minh chia sẻ.

Minh còn chia sẻ quan niệm sống: Em chỉ muốn làm nhà khoa học để được thỏa niềm đam mê làm khoa học chứ không muốn kiếm tiền vì nhiều tiền không hẳn đã hạnh phúc. Làm nhà khoa học để cống hiến cho nhân loại, sáng tạo những thứ nhân loại cần thì với em, đó mới là niềm vui lớn nhất.

Kế hoạch của cậu học sinh lớp 9 ở trường làng Quảng Trị này là sẽ thi vào lớp chuyên Toán của Trường Quốc học Huế sau đó thực hiện ước mơ du học để có cơ hội tìm tòi, nghiên cứu khoa học nhiều hơn sau đó quay về quê hương cống hiến cho nước nhà.

Thầy Cáp Kim An – Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Hải Lăng nở nụ cười mãn nguyện cho biết: "Nhà trường hết sức tự hào khi có một học sinh xuất sắc như em Phan Đăng Nhật Minh. Em Minh là tấm gương sáng để bạn bè trong trường cũng như trên đất nước Việt Nam học tập, noi theo nhất là ở tinh thần và sự đam mê khoa học, sáng tạo của em". Cô Nguyễn Thị Gái cũng tâm sự: "Minh là niềm tự hào của gia đình, dòng họ và cũng là niềm hy vọng lớn nhất của gia đình".

Nói về cách dạy con, chị Gái cho biết chị không có bí quyết hay cách dạy nào đặc biệt cả. Có chăng là từ khi còn trong bụng mẹ, chị thường ca hát, đọc những câu chuyện cổ tích cho con nghe. Chị thường khuyên dạy con rằng ở nơi quê nghèo huyện Hải Lăng gió Lào cát trắng, kinh tế khó khăn thì chỉ có việc học mới giúp con ổn định cuộc sống.

Qua báo, Phan Đăng Nhật Minh muốn gửi đến các bạn cùng trang lứa rằng hãy cố gắng học tập thật tốt và tham gia các cuộc thi để chinh phục bản thân mình cũng như chinh phục đỉnh núi kiến thức nhân loại. "Các bạn hãy luôn nghĩ rằng không gì là không thể" – Minh nhắn nhủ.

Theo Ngọc Vũ



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

60 sinh viên xuất sắc nhận học bổng của Nhật Bản – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 04 Dec 2014 03:58 AM PST


Thứ Năm, 04/12/2014 – 14:16

Hà Nội:


Dân trí Sáng nay, 60 sinh viên có thành tích học tập xuất sắc của Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội và ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn – ĐHQGHN đã vinh dự được nhận học bổng AEON. Trong số này có nhiều em thuộc diện gia đình khó khăn nhưng nỗ lực vươn lên trong học tập

Nằm trong thỏa thuận hợp tác chính thức từ năm 2012, đây là năm thứ ba liên tiếp tập đoàn AEON tiến hành tổ chức chương trình "Aeon – Quỹ Học Bổng AEON". Mỗi suất học bổng trị giá 290$ đã được trao cho các sinh viên (SV) có thành tích học tập xuất sắc. Học bổng của AEON có nguồn kinh phí từ việc đóng góp 1% lợi nhuận trước thuế của các công ty trong tập đoàn. Những SV từng nhận học bổng này cũng đã được ưu tiên thực tập và làm việc tại các cơ sở của AEON. Đây là minh chứng cho cam kết luôn nỗ lực phát triển cộng đồng Việt Nam một cách bền vững của tập đoàn này.

60 sinh viên xuất sắc nhận học bổng của Nhật Bản

Phát biểu tại buổi lễ trao học bổng, ông Hiroshi Yokoo – Phó Chủ tịch AEON khẳng định: Mục tiêu của tập đoàn AEON là luôn phát triển cộng đồng một cách bền vững, đặc biệt về lĩnh vực giáo dục và môi trường. Việc đầu tư vào Việt Nam đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình xây dựng và phát triển của tập đoàn tại Đông Nam Á nói chung và nước Việt Nam nói riêng. Ông Hiroshi Yokoo cũng hy vọng, chương trình học bổng của AEON sẽ hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các hoạt động nghiên cứu khoa học của SV Việt Nam, đồng thời thắt chặt hơn mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Cũng tại buổi lễ trao học bổng, đại diện của tập đoàn AEON cũng có phần giao lưu ngắn với các SV. Qua trao đổi với đại diện của tập đoàn AEON, các SV của hai trường cũng bày tỏ mong muốn được thực tập và làm việc tại các cơ sở của AEON khi các dự án của tập đoàn tại Hà Nội đi vào hoạt động.

S.H

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cám cảnh học trò lội suối đến trường giữa mùa đông giá buốt – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 04 Dec 2014 02:56 AM PST

 

Từ khi cây cầu nối liền giao thông giữa 2 bản Xốp Pe, Chà Luân với các vùng khác của xã Ngọc Lâm bị nước lớn cuốn trôi (tháng 9/2013) thì việc đi lại của người dân 2 bản trên cũng đi lại gặp rất nhiều khó khăn mỗi khi mùa mưa về. Việc phải lội qua con suối mỗi ngày để đến trường đã trở thành thói quen của các em học sinh hai bản Xốp Pe và Chà Luân. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn, nguy hiểm cho các em nhỏ lúc đến trường.

Chị Lim Thị Thoa (bản Chà Luân) cho biết: "Con tôi học lớp 5 rồi nhưng từ khi cầu sập, nhìn con đi học, tôi lại rất lo, mưa to là tôi không thể cho cháu đi học vì lội qua con khe nguy hiểm lắm". Anh Nguyễn Văn Ngân (phụ huynh học sinh) nói thêm: "Lúc trời mưa to, người lớn cũng không dám qua vì sợ nước cuốn trôi, nói gì mấy đứa nhỏ, khi mà mưa rồi nước lớn là ở nhà luôn".

Em Vi Thị Thương (học sinh Trường THCS Hương Tiến) chia sẻ: "Chúng em muốn đi học nhưng khi nước to, chảy xiết là chúng em phải ở nhà, từ khi cầu sập là chúng em ở nhà nhiều hơn".

Trao đổi với PV Dân trí, ông Lô Hoài Dung – Chủ tịch xã Ngọc Lâm cho biết: "Tháng 9/2013, cây cầu bị sập do cơn bão số 8. Và trong năm 2013 đã có 4 cơn bão đi qua, xã chúng tôi đã làm cầu tạm để đi nhưng lại bị nước cuốn trôi, đã ba lần làm cầu tạm rồi, mùa mưa thì người dân 2 bản không đi được…".

Được biết, ngoài việc làm cầu tạm để đi, nhưng khi mưa to, nước lớn thì chính quyền xã cũng không thể có biện pháp gì hơn, người dân 2 bản Xốp Pe và Chà Luân đành phải bị cô lập, các em học sinh phải nghỉ học dài ngày.

Cũng theo ông Lô Hoài Dung, chính quyền xã đã trình ý kiến lên UBND huyện Thanh Chương để xin xây dựng cây cầu mới và sẽ được xây dựng trong thời gian tới.

Thời gian chờ làm cầu mới, thì 100 học sinh nơi đây hàng ngày vẫn đang phải lội qua suối trong mùa giá rét thật cám cảnh làm sao.

 

Cảnh Huệ – Nguyễn Duy

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tại sao ngừng mở 4 ngành y, dược tại các trường đa ngành?

Posted: 04 Dec 2014 02:41 AM PST

- Bộ GD-ĐT có công văn về việc tạm dừng việc xem xét mở ngành đào tạo trình độ đại học các ngành Y Đa khoa, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền và trình độ CĐ, ĐH đối với ngành Dược học tại các trường đa ngành không thuộc khối chuyên ngành Y Dược.


Vấn đề chất lượng nhân lực ngành y tế đã được nhiều phía lên tiếng báo động từ vài năm nay. Mà một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do có quá nhiều cơ sở đào tạo được phép mở ngành.

  y dược, Bộ GD-ĐT, Phạm Vũ Luận, Bùi Văn Ga, y đa khoa, răng - hàm - mặt, y học cổ truyền  Thí sinh dự thi vào ĐH Y Hà Nội (Ảnh Văn Chung)

Hơn 70 trường tham gia đào tạo y, dược

Trong số này có những tên trường mà "người ngoài" khá bất ngờ khi biết trường này có đào tạo những ngành liên quan tới sức khỏe.

Ngoài các trường chuyên ngành y dược, lâu nay tham gia đào tạo còn có các trường đa ngành như Khoa Y Dược (ĐHQG Hà Nội), Khoa Y (ĐHQG TP.HCM), Khoa Y Dược (ĐH Đà Nẵng), Khoa Y Dược (Trường ĐH Trà Vinh)…

Đặc biệt, các ngành y – dược cũng được coi là ngành "hot" của một loạt trường ĐH ngoài công lập, nhiều trường chuyển từ tập trung đào tạo các ngành kinh tế sang y dược vì nhận thấy nhu cầu lớn của người học.

Những trường ngoài công lập có khoa y – dược là: Khoa y dược (Trường ĐH Thành Đô), Khoa Y Dược (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành), Khoa sức khỏe (Trường ĐH Đông Đô), Khoa Y (Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng), Khoa Y (Trường ĐH Thăng Long), Khoa  Dược (Trường ĐH Đại Nam), Khoa Y Dược (Trường ĐH Võ Trường Toản), Khoa Y (Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai), Khoa Dược (Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương), Khoa Dược (Trường ĐH dân lập Lạc Hồng), Khoa Y (Trường ĐH Quốc tế Miền Đông), Khoa Y Dược (Trường ĐH Tây Đô), Khoa Y Dược (Trường ĐH Thành Tây), Khoa Y (Trường ĐH Tân Tạo), Khoa Dược (Trường ĐH Nam Cần Thơ)…

Bên cạnh đó, hầu như mỗi địa phương có một trường CĐ y tế, và còn hệ thống các trường TCCN với số lượng không nhỏ đào tạo ngành y dược.

Trong công văn Bộ Y tế gửi Bộ GD-ĐT cách đây một năm, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường đặt vấn đề về thực trạng quá nhiều cơ sở đào tạo, kể cả các trường đa ngành cùng tham gia đào tạo nhân lực y tế.

Ông Cường cho rằng, khi không có sự tham mưu về mặt chuyên môn của Bộ Y tế và các chuyên gia y tế thì việc thẩm định mã ngành đào tạo nhân lực ngành này sẽ không đảm bảo chất lượng.

Một bất cập khác dưới góc nhìn của Bộ Y tế là chuyện các trường ngoài công lập cũng tham gia thị phần đào tạo này.

Đầu vào quá thấp

Đối với các trường ngoài công lập, trong tình trạng tuyển sinh bết bát như vài năm gần đây, thì chất lượng đầu vào rất đáng báo động. Quan niệm lâu nay chỉ những người giỏi mới có thể vào y, dược dường như đã trở nên… sai bét khi muốn vào học dược thậm chí chỉ cần đạt mức điểm sàn hoặc cận sàn.

Ví dụ như, năm học 2013 – 2014 Trường ĐH Đại Nam tuyển sinh Dược sĩ đại học khoá đầu tiên trên cơ sở xét tuyển nguyện vọng 2, khối A và B, đạt từ 15 điểm trở lên.

Trường ĐH Lạc Hồng xét tuyển ngành Dược học khối A từ 14 điểm, khối B từ 15 điểm…. Trường ĐH Nam Cần Thơ thậm chí tuyển ngành Dược học khối A chỉ 13 điểm, ở hệ CĐ tuyển ở mức 10 điểm…

Tất nhiên, không có quá nhiều trường dám mở ngành Bác sĩ đa khoa hay Răng – Hàm – Mặt.

Tuy nhiên, đối với ngành y đa khoa, nếu như các Trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Hải Phòng… tuyển ở mức điểm chuẩn rất cao, "gạt ra không hết", thì ở những trường đa ngành có tuyển Y đa khoa mức điểm này khiêm tốn hơn nhiều. Năm 2014 ngành Y đa khoa của ĐH Trà Vinh tuyển sinh ở mức 21,5 điểm, ĐH Tân tạo ở mức 18 điểm…

Hội đồng Hiệu trưởng các trường ĐH Y dược Việt Nam đã từng họp và phản ánh việc nhiều trường ngoài công lập có chỉ tiêu tuyển sinh số lượng khá lớn trong khi năng lực đào tạo và cơ sở thực hành hạn chế. Điều này dẫn đến điểm tuyển sinh vào các trường ngoài công lập rất thấp, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Tại hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện đổi mới giáo dục ĐH diễn ra giữa tháng 9/2013, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận, các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long có ý chê trách Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế về việc thẩm định các trường đào tạo ngành y.

Ông Luận cho biết: “Tôi đã chỉ đạo các đơn vị của Bộ GD-ĐT thẩm định việc này và đề nghị Bộ Y tế tổ chức kiểm tra đột xuất, định kỳ lại các trường vừa cấp phép, đặc biệt là các trường khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nếu trường nào không đủ điều kiện sẽ xử lý nghiêm, thậm chí tạm dừng tuyển sinh".

Với quyết định tạm dừng mở ngành ngày 3/12, thứ trường Bùi Văn Ga cho biết, việc này được Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế thống nhất nhằm thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ĐH lĩnh vực khoa học sức khỏe, nâng cao chất lượng đội ngũ thầy thuốc phục vụ sức khỏe nhân dân.

Hai bộ cũng sẽ tiến hành rà soát và đánh giá hệ thống cơ sở đào tạo nhân lực y tế trên toàn quốc về đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo nhân lực y tế.

Ngân Anh

y dược, Bộ GD-ĐT, Phạm Vũ Luận, Bùi Văn Ga, y đa khoa, răng – hàm – mặt, y học cổ truyền



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Mô hình học tiếng Anh mới của trường học vùng cao – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 04 Dec 2014 01:56 AM PST

Gần đây, câu chuyện cô gái Việt Nam đang đi du lịch ở Nepal có bức thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói về bất cập của sách giáo khoa (SGK) tiếng Anh hiện nay đã khiến dư luận xã hội có nhiều ý kiến trái chiều. Không ít người cho rằng, để học tốt tiếng Anh thì cần có một bộ SGK "hoàn hảo". Tuy nhiên, đối với nhiều giáo viên, việc học và dạy tiếng Anh có tốt hay không thì cần có nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là cần xây dựng một cộng đồng học tập ngoại ngữ.

Sự tiên phong của một trường học vùng cao

Thực hiện thí điểm dạy tiếng Anh theo đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, học sinh Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Lào Cai) đã có một sự thay đổi "lột xác" trong việc dạy và học ngoại ngữ. Vẫn là SGK tiếng Anh thí điểm của Bộ GD-ĐT nhưng với sự tiên phong trong việc xây dựng cộng đồng học tập ngoại ngữ đã mang lại rất nhiều hiệu quả.

Vào thăm trường tiểu học Lê Ngọc Hân, không khó để nhận thấy sự tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh nơi đây. Không gian lớp học được bố trí theo kiểu mô hình trường học mới với những ngôn ngữ viết bằng tiếng Anh hết sức gần gũi.

Không gian lớp học của Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Lào Cai) với 

Không gian lớp học của Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Lào Cai) với “chi chít” ngôn ngữ tiếng Anh.

Cô Trần Thị Thùy Dung – Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Ngọc Hân chia sẻ: "Với lợi thế là địa phương có nhiều khách nước ngoài đến du lịch, ban giám hiệu Trường tiểu học Lê Ngọc Hân đã mạnh dạn xây dựng các hoạt động cộng đồng nhằm thu hút các đối tượng này đến tham gia. Với sự tham gia của những khách nước ngoài không chỉ giúp cho học sinh tự tin hơn trong giao tiếp mà còn tạo điều kiện cho chính các giáo viên dạy tiếng Anh tự "điều chỉnh" lại chính mình"

Cũng theo cô Dung, đối với khách du lịch người nước ngoài họ rất thân thiện. Ở mỗi vùng miền nếu chúng ta có những hoạt động gắn liền với phong tục, tập quán địa phương chắc chắn họ sẽ đến khám phá và tham gia một cách nhiệt tình.

Em Thúy Quỳnh – học sinh Trường tiểu học Lê Ngọc Hân tâm sự: "Hàng tháng nhà trường đều tổ chức các hoạt động và thu hút được các du khách nước ngoài tham gia. Với việc được tiếp cận với người nước ngoài, được giao tiếp với người nước ngoài nên chúng em ngày càng tự tin hơn khi nói tiếng Anh. Hàng ngày đến trường các bạn ở trong lớp cũng đều mạnh dạn giao tiếp bằng tiếng Anh".

Theo Ban giám hiệu trường tiểu học Lê Ngọc Hân, yếu tố học sinh tự tin là rất quan trọng. Nhờ việc áp dụng mô hình trường học mới với sự tham gia của cộng đồng nên việc học Tiếng Anh ở trường tiểu học Lê Ngọc Hân đã mang lại những hiệu quả tích cực.

Các chuyên gia dự án mô hình trường học mới cho biết: "Cộng đồng cùng với giáo viên và học sinh là ba chủ thể của mô hình trường học mới. Các chủ thể này luôn gắn bó hữu cơ và tương tác với nhau".

Xây dựng cộng đồng học tập ngoại ngữ rất quan trọng

Theo bà Vũ Thị Tú Anh – Phó trưởng ban Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 thì việc dạy và học ngoại ngữ tại Việt Nam đang chuyển dần từ dạy học ngoại ngữ như một môn khoa học sang dạy như một môn kỹ năng, từ sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống (phương pháp ngữ pháp-dịch) sang đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp, sự thiếu hụt lớn về môi trường dạy học và sử dụng ngoại ngữ, sự chưa sẵn sàng của nhiều giáo viên ngoại ngữ, cũng như sự không đồng đều trong các điều kiện tổ chức dạy và học ngoại ngữ khác là không tránh khỏi.

Chính vì vậy, phong cách học của người học và định hướng phong cách học của người học là một yếu tố đặc biệt quan trọng bù đắp cho những khó khăn nói trên và có thể đẩy nhanh hiệu quả, chất lượng của không chỉ công việc dạy học ngoại ngữ mà còn trong việc sử dụng ngoại ngữ trên mọi khía cạnh, lĩnh vực kinh tế-xã hội.

Xây dựng các cộng đồng học tập ngoại ngữ chính là một nỗ lực quan trọng góp phần cá thể hóa các chiến lược học tập của người học dựa trên những sự tương đồng phổ biến về phong cách học của một nhóm người học cụ thể trong những không gian, thời gian cụ thể… Trên thực tế các cộng đồng học tập ngoại ngữ này với những nét đặc trưng phong phú, hấp dẫn về nội dung, chương trình hoạt động cũng như cách thức tổ chức triển khai đã tạo nên một sự bổ sung cần thiết bên cạnh các cách thức tổ chức dạy học và phương pháp xây dựng chương trình, tài liệu dạy học ngoại ngữ phổ biến trong môi trường lớp học truyền thống (lớp học đông, giáo viên nói, học sinh/sinh viên ghi chép), góp phần chuyển mạnh từ việc dạy học để biết ngoại ngữ sang hình thành các kỹ năng ngoại ngữ, nâng cao từng bước năng lực sử dụng ngoại ngữ của người dạy, người học.

Tổ chức các hoạt động cộng đồng nhằm thu hút du khách nước ngoài tham quan

Tổ chức các hoạt động cộng đồng nhằm thu hút du khách nước ngoài tham quan để tăng cường giao tiếp tiếng Anh cho học sinh là bí quyết của trường vùng cao Lào Cai.

"Cộng đồng học tập ngoại ngữ theo đó có nhiều dạng thức tồn tại, nhưng về cơ bản có những điểm gặp chung đó là sự linh hoạt trong chương trình, nội dung, tài liệu và phương pháp và phương thức tổ chức dạy và học, tính tương tác cao giữa người học, người dạy/người hướng dẫn và một xu hướng mạnh mẽ trong việc xây dựng tổ/nhóm bạn cùng học. Cộng đồng học tập ngoại ngữ có thể là một nhóm bạn, một câu lạc bộ, một hội sinh viên, hoặc có thể là một lớp học, một nhà trường" – bà Tú Anh chia sẻ.

Được biết, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 trong chương trình kế hoạch chi tiết năm 2014 đã tập trung tăng cường áp dụng giải pháp xây dựng cũng như phát hiện, phát triển và nhân rộng mô hình điển hình cộng đồng học tập ngoại ngữ. Bên cạnh việc đa dạng hoá các hoạt động phát triển và ứng dụng chương trình ngoại khoá song song với các chương trình chính khoá, Ban quản lý Đề án hướng dẫn các địa phương đơn vị ưu tiên khuyến khích đa dạng hoá về loại hình, phương thức cũng như quy mô của các cộng đồng học tập ngoại ngữ.

Trong đó, đặc biệt quan tâm tới vai trò của truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ; từng bước đưa truyền thông và phương thức trực tuyến trở thành phương tiện hữu hiệu duy trì, liên kết, phát triển và mở rộng các cộng đồng học tập ngoại ngữ trong phạm vi trong và ngoài nhà trường, trong và ngoài địa phương, hướng tới trong và ngoài nước nhằm mục tiêu xây dựng môi trường và động cơ học tập và sử dụng ngoại ngữ khả thi và hiệu quả.

 

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh nói riêng, hay các vấn đề giáo dục nói chung, quý độc giả có thể gửi đến địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

Nguyễn Hùng

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bắt 2 người cản trở học sinh tới trường

Posted: 04 Dec 2014 01:38 AM PST

– Cơ quan công an huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã bắt tạm giam 2 người vì có hành vi xúi giục, kích động người dân tụ tập phản đối sáp nhập Trường THCS Hương Bình.

Chiều nay (4/12), cơ quan công an huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị này đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 tháng đối với 2 đối tượng liên quan tới việc phản đối sáp nhập trường Hương Bình khiến hơn 500 học sinh chưa được tới trường.

sáp nhập trường, Hương Bình

Hơn 3 tháng qua, hàng trăm người dân luôn phản đối sáp nhập Trường THCS Hương Bình

Đặng Thị Hoa (SN 1977) và Lê Đăng Thắng (SN 1973) cùng trú xã Hương Bình (Hương Khê) đã bị bắt vì hành vi gây rối trật tự công cộng.

Theo điều tra, từ đầu tháng 9 đến nay, Thắng và Hoa cùng một số người tập trung trước cổng Trường THCS Hương Bình (cũ) để xúi giục, kích động nhiều người tụ tập và có các hành vi gây rối, cản trở, đe dọa phụ huynh nào cho con em đến trường.

Sau khi điều tra làm rõ, ngày 3/12, cơ quan chức năng đã tiến hành bắt giữ Thắng và Hoa.

Trước đó, vào ngày 3/12, tại cuộc họp báo do Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hà Tĩnh chủ trì, Thượng tá Nguyễn Gia Triêm, phó trưởng phòng PA 88, công an tỉnh Hà Tĩnh thông tin, liên quan tới việc phản đối sáp nhập trường THCS Hương Bình, từ tháng 8/2014 đến nay đã xẩy ra 12 vụ việc liên quan tới an ninh trật tự trên địa bàn xã Hương Bình. Cơ quan công an huyện Hương Khê đã có kết luận 9 vụ việc, còn 3 vụ việc thì đang tiếp tục làm rõ.

Qua điều tra, cơ quan công an cũng đã xác định, có những đối tượng ngăn cản con em tới trường, xúi giục người dân viết đơn, quyên góp tiền để xuống tỉnh, ra Trung ương khiếu kiện, có nhiều đối tượng đã triệu tập lần 2.



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường học vùng cao và câu chuyện “chê” sách giáo khoa tiếng Anh – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 04 Dec 2014 12:54 AM PST

Gần đây, câu chuyện cô gái Việt Nam đang đi du lịch ở Nepal có bức thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói về bất cập của sách giáo khoa (SGK) tiếng Anh hiện nay đã khiến dư luận xã hội có nhiều ý kiến trái chiều. Không ít người cho rằng, để học tốt tiếng Anh thì cần có một bộ SGK "hoàn hảo". Tuy nhiên, đối với nhiều giáo viên, việc học và dạy tiếng Anh có tốt hay không thì cần có nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là cần xây dựng một cộng đồng học tập ngoại ngữ.

Sự tiên phong của một trường học vùng cao

Thực hiện thí điểm dạy tiếng Anh theo đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, học sinh Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Lào Cai) đã có một sự thay đổi "lột xác" trong việc dạy và học ngoại ngữ. Vẫn là SGK tiếng Anh thí điểm của Bộ GD-ĐT nhưng với sự tiên phong trong việc xây dựng cộng đồng học tập ngoại ngữ đã mang lại rất nhiều hiệu quả.

Vào thăm trường tiểu học Lê Ngọc Hân, không khó để nhận thấy sự tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh nơi đây. Không gian lớp học được bố trí theo kiểu mô hình trường học mới với những ngôn ngữ viết bằng tiếng Anh hết sức gần gũi.

Không gian lớp học của Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Lào Cai) với 

Không gian lớp học của Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Lào Cai) với “chi chít” ngôn ngữ tiếng Anh.

Cô Trần Thị Thùy Dung – Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Ngọc Hân chia sẻ: "Với lợi thế là địa phương có nhiều khách nước ngoài đến du lịch, ban giám hiệu Trường tiểu học Lê Ngọc Hân đã mạnh dạn xây dựng các hoạt động cộng đồng nhằm thu hút các đối tượng này đến tham gia. Với sự tham gia của những khách nước ngoài không chỉ giúp cho học sinh tự tin hơn trong giao tiếp mà còn tạo điều kiện cho chính các giáo viên dạy tiếng Anh tự "điều chỉnh" lại chính mình"

Cũng theo cô Dung, đối với khách du lịch người nước ngoài họ rất thân thiện. Ở mỗi vùng miền nếu chúng ta có những hoạt động gắn liền với phong tục, tập quán địa phương chắc chắn họ sẽ đến khám phá và tham gia một cách nhiệt tình.

Em Thúy Quỳnh – học sinh Trường tiểu học Lê Ngọc Hân tâm sự: "Hàng tháng nhà trường đều tổ chức các hoạt động và thu hút được các du khách nước ngoài tham gia. Với việc được tiếp cận với người nước ngoài, được giao tiếp với người nước ngoài nên chúng em ngày càng tự tin hơn khi nói tiếng Anh. Hàng ngày đến trường các bạn ở trong lớp cũng đều mạnh dạn giao tiếp bằng tiếng Anh".

Theo ban giám hiệu Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, yếu tố học sinh tự tin là rất quan trọng. Với việc tham gia mô hình trường học mới ngay từ đầu đã tạo tiền đề cho sự thành công khi mà nhà trường quyết định xây dựng hoạt động cộng đồng thu hút người nước ngoài tham gia.

Các chuyên gia dự án mô hình trường học mới cho biết: "Cộng đồng cùng với giáo viên và học sinh là ba chủ thể của mô hình trường học mới. Các chủ thể này luôn gắn bó hữu cơ và tương tác với nhau".

Xây dựng cộng đồng học tập ngoại ngữ rất quan trọng

Theo bà Vũ Thị Tú Anh – Phó trưởng ban Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 thì việc dạy và học ngoại ngữ tại Việt Nam đang chuyển dần từ dạy học ngoại ngữ như một môn khoa học sang dạy như một môn kỹ năng, từ sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống (phương pháp ngữ pháp-dịch) sang đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp, sự thiếu hụt lớn về môi trường dạy học và sử dụng ngoại ngữ, sự chưa sẵn sàng của nhiều giáo viên ngoại ngữ, cũng như sự không đồng đều trong các điều kiện tổ chức dạy và học ngoại ngữ khác là không tránh khỏi.

Chính vì vậy, phong cách học của người học và định hướng phong cách học của người học là một yếu tố đặc biệt quan trọng bù đắp cho những khó khăn nói trên và có thể đẩy nhanh hiệu quả, chất lượng của không chỉ công việc dạy học ngoại ngữ mà còn trong việc sử dụng ngoại ngữ trên mọi khía cạnh, lĩnh vực kinh tế-xã hội.

Xây dựng các cộng đồng học tập ngoại ngữ chính là một nỗ lực quan trọng góp phần cá thể hóa các chiến lược học tập của người học dựa trên những sự tương đồng phổ biến về phong cách học của một nhóm người học cụ thể trong những không gian, thời gian cụ thể… Trên thực tế các cộng đồng học tập ngoại ngữ này với những nét đặc trưng phong phú, hấp dẫn về nội dung, chương trình hoạt động cũng như cách thức tổ chức triển khai đã tạo nên một sự bổ sung cần thiết bên cạnh các cách thức tổ chức dạy học và phương pháp xây dựng chương trình, tài liệu dạy học ngoại ngữ phổ biến trong môi trường lớp học truyền thống (lớp học đông, giáo viên nói, học sinh/sinh viên ghi chép), góp phần chuyển mạnh từ việc dạy học để biết ngoại ngữ sang hình thành các kỹ năng ngoại ngữ, nâng cao từng bước năng lực sử dụng ngoại ngữ của người dạy, người học.

Tổ chức các hoạt động cộng đồng nhằm thu hút du khách nước ngoài tham quan

Tổ chức các hoạt động cộng đồng nhằm thu hút du khách nước ngoài tham quan để tăng cường giao tiếp tiếng Anh cho học sinh là bí quyết của trường vùng cao Lào Cai.

"Cộng đồng học tập ngoại ngữ theo đó có nhiều dạng thức tồn tại, nhưng về cơ bản có những điểm gặp chung đó là sự linh hoạt trong chương trình, nội dung, tài liệu và phương pháp và phương thức tổ chức dạy và học, tính tương tác cao giữa người học, người dạy/người hướng dẫn và một xu hướng mạnh mẽ trong việc xây dựng tổ/nhóm bạn cùng học. Cộng đồng học tập ngoại ngữ có thể là một nhóm bạn, một câu lạc bộ, một hội sinh viên, hoặc có thể là một lớp học, một nhà trường" – bà Tú Anh chia sẻ.

Được biết, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 trong chương trình kế hoạch chi tiết năm 2014 đã tập trung tăng cường áp dụng giải pháp xây dựng cũng như phát hiện, phát triển và nhân rộng mô hình điển hình cộng đồng học tập ngoại ngữ. Bên cạnh việc đa dạng hoá các hoạt động phát triển và ứng dụng chương trình ngoại khoá song song với các chương trình chính khoá, Ban quản lý Đề án hướng dẫn các địa phương đơn vị ưu tiên khuyến khích đa dạng hoá về loại hình, phương thức cũng như quy mô của các cộng đồng học tập ngoại ngữ.

Trong đó, đặc biệt quan tâm tới vai trò của truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ; từng bước đưa truyền thông và phương thức trực tuyến trở thành phương tiện hữu hiệu duy trì, liên kết, phát triển và mở rộng các cộng đồng học tập ngoại ngữ trong phạm vi trong và ngoài nhà trường, trong và ngoài địa phương, hướng tới trong và ngoài nước nhằm mục tiêu xây dựng môi trường và động cơ học tập và sử dụng ngoại ngữ khả thi và hiệu quả.

 

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh nói riêng, hay các vấn đề giáo dục nói chung, quý độc giả có thể gửi đến địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

Nguyễn Hùng

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường ĐH Duy Tân ký kết hợp tác đào tạo du học tại chỗ | Giáo dục

Posted: 04 Dec 2014 12:47 AM PST

GD&TĐ – Ngày 3/12, Trường Đại học Duy Tân tổ chức Lễ Ký kết Hợp tác Chương trình Du học tại Chỗ (có Kiểm định Vùng – Hình thức kiểm định chất lượng đào tạo toàn cơ sở giáo dục cao nhất ở Mỹ) tại Đại học Duy Tân với Đại học Upper Iowa (Hoa Kỳ).

Đại học Upper Iowa (UIU) là trường đại học tư được thành lập vào năm 1857 tại Fayette, Bang Iowa, Hoa Kỳ. Với Lễ Ký kết Hợp tác này, từ năm 2015, Đại học Duy Tân triển vọng sẽ cùng với UIU đào tạo một loạt chương trình Đại học lấy bằng Mỹ tại Việt Nam. Tham gia các chương trình đào tạo này, sinh viên sẽ học toàn bộ 4 năm tại Đại học Duy Tân và nhận bằng Đại học do trường Đại học Upper Iowa cấp. 

Các môn học hầu hết sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh, trong đó 70% do các giáo sư đến từ trường Đại học Upper Iowa trực tiếp giảng dạy, và 30% còn lại do các giảng viên người nước ngoài của Đại học Duy Tân đảm nhận. 

Đây sẽ là Chương trình học tại Việt Nam, lấy bằng Mỹ có Kiểm định Vùng – Hình thức kiểm định chất lượng đào tạo toàn cơ sở giáo dục cao nhất ở Mỹ.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đại sứ quán Mỹ tìm Thủ lĩnh Thanh niên ASEAN 2015

Posted: 04 Dec 2014 12:29 AM PST

3-8147-1417660670.jpg

Chương trình Thủ lĩnh Thanh niên ASEAN 2015 dành cho học sinh trung học của 10 nước thành viên ASEAN, trong đó Việt Nam có 5 suất. Ảnh: Abravani.

Phòng Văn hoá Thông tin (PAS), Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, đang tìm kiếm ứng viên cho Chương trình Thủ lĩnh Thanh niên ASEAN 2015.

Học sinh lớp 10 và lớp 11 của các trường trung học phổ thông Việt Nam có năng lực lãnh đạo, thể hiện qua kết quả học tập, sự đóng góp cho cộng đồng cũng như các hoạt động ngoài giảng đường, khả năng tiếng Anh tốt có thể nộp đơn tham gia chương trình. Sẽ có 5 suất học bổng toàn phần dành cho học sinh Việt Nam.

Thủ lĩnh Thanh niên ASEAN 2015 (SEAYLP) là chương trình tham quan và học tập tại Mỹ trong ba tuần, dành cho học sinh trung học của 10 nước thành viên ASEAN. Chương trình do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, trách nhiệm công dân, tinh thần tình nguyện và sự tôn trọng tính đa dạng của mỗi học sinh.

Thời hạn nộp đơn đăng ký: 17h, thứ hai, ngày 29/12. Thông tin thêm về chương trình, mẫu đơn và thư giới thiệu có thể tìm thấy tại https://sites.google.com/site/2015seaylp/home.

Bình Minh



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments